Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.96 KB, 2 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền
giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở
“hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học
là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại
và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”. Truyền thống ấy được hình thành,
củng cố và phát triển qua mấy ngàn năm cùng với sự phát triển của đất nước.
Truyền thống ấy đã được nâng lên tầm cao mới, thể hiện trong mối quan hệ bình
đẳng, trò kính trọng thầy, thầy tôn trọng nhân cách trò.
Ngày 20/11 sắp đến rồi, mỗi chúng ta không ai có thể quên được công ơn
thầy cô đã dạy ta nên người. Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng và cao cả đó, trường
Đại Học Sao Đỏ đã tổ chức nhiều sự kiện có ý nghĩa để thể hiện ngàn lời tri ân tới
các thầy cô, “người lái đò miệt mài cần mẫn chở phù sa”
Ngay từ những ngày đầu phát động phong trào văn nghệ để đón mừng ngày
Nhà giáo Việt Nam các lớp, các khoa,đều hưởng ứng nhiệt tình. Mỗi lớp đều tìm ra
cho mình một món quà ý nghĩa nhất để tặng tới các thầy cô. Các lớp, tiết mục văn
nghệ được các bạn sinh viên tập luyện chăm chỉ và hết sức cố gắng chỉ mong đến
ngày 20/11 để có cơ hội gửi tới các thầy cô cùng các bạn. Trong không khí tưng
bừng của ngày đầu tiên duyệt trước khoa các lớp lần lượt đóng góp tiết mục riêng
và có hồn riêng như một lợi chúc tới các bậc tri ân. Tất cả đều được chuẩn bị rất kỹ
lưỡng nào là những bước nhảy khỏe khoắn, rắn rỏi, hay những bài múa mềm mại,
hay những bài hát ca ngợi về người thầy giáo, cô giáo, hay những màn kịch sinh
động của các bạn sinh viên nhiệt tình cùng với sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn trong
lớp. Đó là sự cố gắng của toàn thể các bạn tham gia hội thi, cùng sinh viên toàn
trường.
Ngoài những tiết mục văn nghệ, nhà trường còn tổ chức thi đấu các môn thể
thao như cầu lông, bóng chuyền đặc biệt đc sự chú ý nhiều nhất là giải bóng đá
giữa các khoa trong trường được tổ chức từ ngày 24/10 đến 19/11 để tìm ra đội vô
địch nhận giải vào buổi lễ mít tinh. Trước ngày thi đấu các đội bóng của khoa được
tập luyện kỹ càng nhờ các huấn luyện viên là các thầy giáo tài năng, nhiệt tình với
tập thể.




Ngày 20/11 nhà trường còn tổ chức trao thưởng cho những sinh viên nghèo
vượt khó trong học tập, đó là sự cổ vũ tinh thần học tập của các bạn nói chung và
của sinh viên toàn trường nói riêng. Đó là sự quan tâm rất đặc biệt của các thầy côngười lái đò. Nhà trường không chỉ cố gắng trong đào tạo mà còn mang lại nguộn
động vên cho chúng sinh viên, giúp sinh viên có động lực vững chắc để học tập và
rèn luyện.
Tiết trời se lạnh, nhưng tình thầy- trò của học sinh Đại học Sao Đỏ vẫn ấm
áp biết bao. Không chỉ trường Đại học Sao Đỏ mà không khí ấy còn lan ra toàn bộ
bao trùm toàn bộ các bạn học sinh, sinh viên để họ lại nghĩ về những kỷ niệm ngày
còn học từ thời mẫu giáo. Cũng trong không khí ấy bản thân mỗi chúng ta càng
thêm thấm thía câu nói của thủ tướng Phạm Văn Đồng: “ Nghề dạy học là nghề cao
quý nhất”.



×