Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

SUY NGHĨ VỀ TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.96 KB, 4 trang )

Bàn về câu tục ngữ “ Tôn sư trọng đạo”

I. Mở bài: Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn sư trọng
đạo”. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy.
Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy
cùng bàn luận.
2. Thân bài:
a. Giải thích.
- Tôn sư: tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ
-> Tôn sư: là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy
trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
- trọng đạo: trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của con người
-> Coi trọng truyền thống đạo lí của con người.
=> Câu tục ngữ ngắn gọn, giản dị nhưng đó chính là bài học về đạo làm trò: Người học trò phải
biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng thầy đã dạy dỗ mình.
b. Bình luận:
* Kđqđ: Có thể nói, tư tưởng mà cha ông ta đã đúc gọn trong câu “tôn sư trọng đạo” rất ngắn
gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa về vai trò. Đó chính là lời khẳng định, tôn vinh vai trò, tầm quan
trọng của người thầy đồng thời là lời nhắc nhở người trò cần phải tôn trọng thầy, tôn trọng đạo
học.
* Tại sao phải “ Tôn sư trọng đạo”
- Vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo
học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...


- Thầy có vai trò rất lớn đối với sự thành đạt của trò.
- Thầy là người đã truyền thụ cho ta kiến thức, một phần rất lớn kiến thức của ta là do thầy dạy
ta ( d/c)
- Thầy là người dạy ta điều hay, lẽ phải, biết phân biệt đúng sai, biết sống đúng theo đạo lí làm
người.
- Thầy là người bạn tâm tình, chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong c/s.


- Là người chắp cánh ước mơ, khát vọng cho ta.
- Không một học trò nào thành đạt lại không có sự đóng góp của thầy.

 Vai trò của thầy là vô cùng quan trọng.
+ Biết ơn và kính yêu thầy cô là bổn phận của trò, có biết ơn và kính trọng thầy cô thì ta mới
sống đúng đạo làm người.
+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống, là nét đẹp đạo đức của nhân dân ta luôn được kế thừa và phát
huy.
* D/C: Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các
thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi như thầy Lý Công Uốn đời nhà Lý, thầy Lê
Văn Hưu, thầy Chu Văn An. Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê,
thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình
Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ
học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế,
Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...
- Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng
rỡ non sông đất nước ta.


- Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục
ngữ, những câu nói dân gian như:
+ “Không thầy đố mày làm nên” – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm
bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.
+ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa
chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : “Tôn sư trọng đạo”.
Và vì thế: “Trọng thầy mới được làm thầy” có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của
thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một
người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi
mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.

* Mở rộng vấn đề:
- Phê phán những người không biết coi trọng công lao to lớn của các thầy cô.
- Có h/s còn có h/đ con đồ xúc phạm đến thể xác và tinh thần của các thầy cô đã và đang dạy dỗ
mình.
- Không nên tuyệt đối hóa vai trò của người thấy. Ngoài học ở thầy, h/s còn phải biết học ở bạn,
học trong sách vở, học ở c/s
- Sự dạy dỗ của thầy chỉ có đạt được hiệu quả khi có sự phối hợp của trò “ Thầy chỉ đạo, trò chủ
động, tích cực”…
c. Ta phải làm gì?
- Nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của người thầy.
- Yêu quý kính trọng, biết ơn
- Tích cực học tập để trở thành người có ích cho xã hội
-> Hành động thể hiện lòng biết ơn một cách thiết thực nhất.


3. Kết bài:
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp
thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt
tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của
người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy
và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người
muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống
ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang
khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng
đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
………………………………………………………….




×