Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nghị luận về mái ấm gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.2 KB, 2 trang )

Nghị luận về mái ấm gia đình.
Đề bài : Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn
cả.

(A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Ngữ văn 7, tập 1)
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời nhắc nhở trên.

Câu 4. (2 điểm)
Đây là một câu nghị luận xã hội. Câu hỏi yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn hoặc một bài
văn ngắn trình bày suy nghĩ về lời nhắc nhở, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm
thiêng liêng hơn cả.
Thí sinh có thể viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn. Đề không giới hạn độ dài cụ
thể, tuy nhiên với yêu cầu “ngắn”, thí sinh cần phải biết cô đọng vấn đề.
Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Đây chỉ là một ví dụ cụ thể :
- Con người là một động vật cao cả vì con người có tình yêu thương và những đức hạnh.
Có thể nói một trong những đức hạnh cao cả nhất của con người là tình yêu thương, kính trọng
đối với cha mẹ. Chính vì vậy mà A-mi-xi đã từng nhắc nhở chúng ta : “Con hãy nhớ rằng, tình
yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Tại sao A-mi-xi lại khẳng định
như vậy ?.
- Giải thích thế nào là yêu thương, kính trọng cha mẹ: biết vâng lời cha mẹ, biết quan tâm
đến niềm vui, nỗi buồn và sở thích của cha mẹ; lễ phép với cha mẹ; nuôi dưỡng, chăm sóc khi
cha mẹ ốm đau, già nua; tôn trọng những lời dạy bảo của cha mẹ; không làm buồn lòng cha mẹ,
không làm những việc ảnh hưởng xấu tới danh dự của cha mẹ và gia đình…
- Giải thích tại sao yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất: không ai
gần gũi, thân thiết, hy sinh và hết lòng với chúng ta hơn là cha mẹ. Những lúc chúng ta bị vấp


ngã trên đường đời thì cha mẹ chính là chỗ dựa êm ái và vững chắc nhất. Tình cảm cha mẹ dành
cho chúng ta bao la hơn biển cả. Cha mẹ chính là những vị ân nhân lớn nhất đời của chúng ta.
“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – câu ca dao trên cũng đã
khẳng định công lao to lớn, tình nghĩa mênh mong của cha mẹ, cha mẹ chính là nguồn cội của


tinh thần, tình cảm của tất cả mọi người.
- Mối quan hệ giữa con người với cha mẹ là mối quan hệ tự nhiên, thiêng liêng và gần
gũi. Nó là gốc rễ của những phẩm chất căn bản của con người: một người không biết yêu thương
cha mẹ thì không thể là một người tốt đối với xã hội. Yêu thương, kính trọng cha mẹ cần phải
được thể hiện một cách chân thật, cụ thể trong suy nghĩ, việc làm, lời nói.
- Chính vì vậy, từ xưa đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, biểu hiện của tình
yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ chính là đạo hiếu mà tất cả đều công nhận là
nền tảng của đạo đức. Từ ngàn xưa chữ hiếu đã được đặt lên hàng đầu và là người Việt Nam,
không ai không nhớ đến những ca dao quen thuộc: “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu
mới là đạo con”. Trong lịch sử cũng như văn học, rất nhiều tấm gương hiếu thảo đã được đề cập
và nhắc nhở, ví dụ như trong “Nhị thập tứ hiếu”… và những tấm gương ấy luôn tạo được những
xúc động trong tâm hồn của người đọc ở mọi thời đại.
- Nếu tất cả mọi người đều làm tròn bổn phận yêu thương và kính trọng cha mẹ thì chắc
chắn xã hội loài người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều.
- Cuộc sống càng vội vàng, hối hả bao nhiêu, lời nhắc nhở của nhà văn A-mi-xi càng có
giá trị đối với mọi người bấy nhiêu. Đây có thể là một liều thuốc giúp mọi người chống lại bệnh
vô cảm và ích kỷ?.



×