Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC) THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.68 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Lê Thị Quỳnh Dung
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC) THỰC HIỆN
Người hướng dẫn: TS. Phan Trung Kiên

HÀ NỘI, NĂM 2015


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CACC

Công ty TNHH kiểm toán tư vấn Thủ Đô

BCTC

Báo cáo tài chính

KT

Kiểm toán

KTV

Kiểm toán viên

TNHH



Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sả n cố định

KH

Khách hàng

DN

Doanh nghiệp

CACC

Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Thủ Đô

GTHM

Giá trị hao mòn


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.1: Mức trọng yếu trên báo cáo tài chính
Bảng 3.2.2.1: Phân tích sơ bộ TSCĐ tại Công ty A
Bảng 3.2.2.2 Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra số liệu tổng hợp TK 211
tại Công ty A
Bảng 3.2.2.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Tổng hợp số liệu TK 211 - Công ty

A
Bảng 3.2.2.4: Trích giấy làm việc của KTV - Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ tại Công
ty A
Bảng 3.2.2.5: Trích giấy làm việc của KTV - Kiểm tra TSCĐ thanh lý tại Công ty
A
Bảng 3.2.2.6: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ
tại Công ty A
Bảng 3.2.2.7: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra khấu hao TSCĐ tăng
trong năm tại Công ty A
Bảng 3.2.2.8: Tổng hợp số liệu TK 214 – Công ty A
Bảng 3.2.3.1: Trích giấy làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 211 tại Công
ty A
Bảng 3.2.3.2: Trích giấy làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 214 tại Công
ty A


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả
nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận của các tác giả khác đã được tôi xin ý
kiến sử dụng và được chấp nhân. Các số liệu trong khóa luân là kết quả khảo sát
thực tế từ đơn vị thực tập. Tôi xin cam kết về tính trung thực của những luận điểm
trong khóa luận này.
Tác giả khóa luận
(Ký tên)

Lê Thị Quỳnh Dung


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Tổng quan về các nghiên cứu có cùng đề tài ...................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 7
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 7
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 7
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 7
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8
1.6. Ý nghĩa của để tài nghiên cứu ............................................................................. 8
1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ............................................................................. 9
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................ 10
2.1.Tài sản cố định và những vấn đề ảnh hưởng đến kiểm toán tài sản cố định. .... 10
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định........................................................ 10
2.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định ........................................................ 11
2.1.3. Căn cứ kiểm toán TSCĐ ................................................................................ 12
2.1.4. Mục tiêu của kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính ............... 13
2.2. Các bước công việc kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC ......................... 15
2.2.1. Lập kế hoạch chi tiết kiểm toán khoản mục TSCĐ ....................................... 16
2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ ......................................................... 18
2.2.3.Kết thúc kiểm toán khoản mục TSCĐ ............................................................ 25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC) THỰC HIỆN. ......................................................... 26


3.1. Xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do
Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Thủ Đô thực hiện............................................... 26
3.2. Chương trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty CACC ... 27
3.2.1. Tiếp cận khách hàng....................................................................................... 28
3.2.2. Thiết kế chương trình kiểm toán Tài sản cố định 30


3.2.3. Thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ .................................. 37
3.2.4.Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ.............................................. 44
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TÓAN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN THỦ ĐÔ
(CACC) .................................................................................................................... 46
4.1. Nhận xét về tổ chức công tác kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán
Tư vấn Thủ Đô-CACC thực hiện. ............................................................................ 46
4.2. Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại
công ty kiểm toán tư vấn Thủ Đô-CACC. ............................................................... 47
4.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán TSCĐ ở CACC ............ 48
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 55


1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
Trong xu thế phát triển của thời đại mới, một nền kinh tế phát triển phải được thể
hiện bằng sự phát triển vượt trội của các ngành dịch vụ nhằm thỏa mãn một cách
tối đa được các nhu cầu của con người. Một trong số những nhu cầu quan trọng của
con người đó là sự thỏa mãn được mối quan tâm về sự thành bại của các doanh
nghiệp. Các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tổ chức tài chính tín dụng, khách
hàng, người lao động… tuy họ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của một
doanh nghiệp nhưng quy tụ lại đều ở một điểm là những thông tin về doanh nghiệp
một cách trung thực chính xác và kịp thời nhất để đưa ra được những quyết định
đúng đắn. Trước ngưỡng của sự hội nhập nền kinh tế thị trường đòi hỏi tình hình tài

chính trong các công ty phải minh bạch và điều đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi
cho sự ra đời và phát triển của lĩnh vực kiểm toán trong nền kinh tế đất nước. Tuy
hoạt động kiểm toán ra đời từ lâu nhưng thực tế chỉ vài năm gần đây lĩnh vực này
mới thật sự phát triển, hàng loạt công ty kiểm toán độc lập Việt Nam mới được
thành lập và dần chứng tỏ vị thế trên thị trường.
Một trong các vấn đề của doanh nghiệp mà Kiểm toán viên quan tâm đó là
Tài sản cố định của doanh nghiệp. Là việc quản lí và sử dụng tài sản cố định của
doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng các quy định và chế độ của pháp luật Việt Nam
hay không. TSCĐ cũng là một chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến nhiều chỉ tiêu khác
trên báo cáo tài chính. Việc phát hiện ra các sai phạm liên quan đến TSCĐ, cùng
những bất cập trong quản lý và sử dụng TSCĐ sẽ giúp KTV đưa ra được ý kiến
chính xác cung cấp tới các đối tượng có liên quan.
Hội nhập kinh tế quốc dân đã trở thành xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế.
Để có thể tồn tại trong môi trường đầy tính cạnh tranh đó, mỗi doanh nghiệp đều
phải tự ý thức không ngừng tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên


2
doanh nghiệp khó có thể sản xuất một sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo tiêu
chuẩn quốc tế với giá thành rẻ bằng hệ thống thiết bị nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu,
hệ thống kho bãi bảo quản vật liệu sản phẩm tồi tàn… Nói cách khác, sức mạnh
cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc dây chuyền thiết bị sản xuất
được sử dụng có đáp ứng được yêu cầu mới của quá trình sản xuất kinh doanh, có
theo kịp được tiến bộ của khoa học kỹ thuật hay không? Bản chất của tất cả các
cuộc đại cách mạng công nghiệp diễn ra từ trước tới nay cũng là tập trung giải
quyết các vấn đề cơ khí hóa, tự động hóa các quá trình sản xuất mà thực chất là đổi
mới cải tiến và hoàn thiện hệ thống tài sản cố định( TSCĐ).
Mặc dù đã ý thức được vai trò quan trọng của TSCĐ trong quá trình hội nhập
nhưng thực trạng quản lý và sử dụng đối tượng này trong các doanh nghiệp Việt
Nam còn nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng TSCĐ trong các doanh nghiệp, đặc biệt

là doanh nghiệp Nhà nước, nhìn chung là cũ, giá trị còn lại( GTCL) thấp. Ở một số
ngành, đại đa số máy móc thiết bị đã qua sử dụng nhiều năm, công nghệ kỹ thuật ở
mức trung bình và lạc hậu so với khu vực và trên thế giới. TSCĐ chưa cần dùng,
không cần dùng và chờ thanh lý chiếm tỷ lệ đáng kể trong GTCL của TSCĐ. Đó là
một trong những nguyên nhân dẫn đến ứ đọng vốn, gây nhiều khó khăn về tài chính
trong doanh nghiệp.
Với mong muốn khắc phục những tồn tại trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ
tại doanh nghiệp giúp tuân thủ theo đúng các quy định và chế độ của pháp luật Việt
Nam, việc hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC đã được
đặt ra. Bởi lẽ việc phát hiện ra các sai phạm liên quan đến TSCĐ, cùng những bất
cập trong quản lý và sử dụng TSCĐ sẽ giúp KTV đưa ra được ý kiến chính xác
cung cấp tới các đối tượng có liên quan và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho
doah nghiệp trong việc sử dụng và quản lý TSCĐ. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa
ra những quyết định đầu tư phù hợp.


3
1.2. Tổng quan về các nghiên cứu có cùng đề tài
Về đề tài nghiên cứu có liên quan đến TSCĐ, cũng đã có một số nghiên cứu từ
góc độ kiểm toán nhưng ở những giác độ và lĩnh vực ứng dụng khác nhau như :
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty ABC
thực hiện” hay “Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty
ABC thực hiện”. Ở mỗi nghiên cứu đều cho thấy được tầm quan trọng của khoản
mục TSCĐ trong BCTC cũng như ảnh hưởng của kết quả kiểm toán khoản mục
này đến kết luận kiểm toán. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
khoản mục này.
Một số nghiên cứu cùng đề tài:
Đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục TCSĐ trong kiểm
toán báo cáo tài chính tại Công ty Ernst & Young Việt Nam” (2012) của tác giả
Đinh Phương Thảo trường Đại học Ngoại Thương thực hiện, tác giả đã chỉ ra được

những ưu nhược điểm trong quá trình thực tập tìm hiểu tại công ty như: quy trình
kiểm toán tại công ty Ernst & Young Việt Nam gần như hoàn hảo. Mọi bước công
việc được chuẩn bị, lên giấy tờ một cách cụ thể chi tiết tuy nhiên số lượng trợ lí
kiếm toán và KTV lớn hơn rất nhiều lần so với cấp quản lý, gây ra hiện tượng thiếu
hụt nhân lực chất lượng cao phụ trách giám sát; các sai sót có thể xảy ra đối với các
khách hàng khác nhau thì không giống nhau, nhưng hiện tại, KTV đều sử dụng
mẫu sai sót cho từng khoản mục từ phương pháp kiểm toán toàn cầu cho tất cả
khách hàng; mức độ đại diện của mẫu cho tổng thể rất thấp, khó đảm bảo cho các
khoản không được chọn; chưa áp dụng sâu thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế
hoạch và kết thúc kiểm toán đổi với khoản mục TSCĐ mà thường tập trung vào các
khoản mục trọng yếu hơn… từ đó tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán
BCTC do công ty TNHH Kiểm toán Châu Á thực hiện” của tác giả Dương Thu
Hương, Học viện Tài chính, 2012. Đề tài này đã thể hiện được qui tình kiểm toán
khoản mục tài sản cố định rõ ràng, có các giấy tờ làm việc minh họa cụ thể cho


4
từng thủ tục thực hiện. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là chưa đưa ra được khâu soát
xét quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và quy trình kiểm toán nói
chung của công ty và phần ưu, nhược điểm, tồn tại cũng chưa chia theo từng quy
trình thực hiện cụ thể.
Đề tài: “Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài
chính do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế (IFC) thực hiện”
năm 2013 của tác giả Hoàng Anh Tùng trường Đại học Thương mại đã đưa ra được
cơ sở lí luận chung về kiểm toán khoản mục TSCĐ, thực trạng công tác kiểm toán
tại công ty IFC nêu ra các ưu, nhược điểm trong quá trình kiểm toán tại công ty như
các chuẩn mực kiểm toán được tuân thủ đầy đủ, công việc được hoàn thành đúng
kế hoạch tuy nhiên công ty chưa chú trọng vào đánh giá mức độ rủi ro trọng yếu,…
Từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện.

Đề tài “Vận dụng quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán BCTC
do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt thực hiện” của sinh viên
Nguyễn Văn Dũng, Đại học Kinh tế quốc dân, 2013 thực hiện. Đề tài này cũng đã
đưa ra được quy trình với các thủ tục thực hiện của khoản mục tài sản cố định chi
tiết, phần giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định cụ
thể, đầy đủ. Tuy nhiên, đề tài cũng chưa đề cập đến quy trình kiểm toán chung của
công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt thực hiện.
Đề tài: “Thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài
chính do Công ty TNHH kiểm toán Tâm Việt thực hiện” (2013) của tác giả Bùi Việt
Tùng trường Đại học Đà Nẵng, tác giả đã tìm hiểu được những ưu, nhược điểm như
quy trình kiểm toán tại công ty được xây dựng hoàn chỉnh và đầy đủ các bước thực
hiện; quá trình tìm hiểu khách hàng tại công ty được thực hiện rất tốt với trình độ
chuyên môn cao; các KTV đã có sự phân chia rõ ràng công việc cho từng thành
viên,…
Tuy nhiên trong suốt quá trình kiểm toán, KTV ít có những buổi tiếp xúc
trực tiếp với nhân viên quản lý ở các bộ phận khác nhau để phỏng vấn tìm hiểu


5
nguyên nhân sai phạm; Công ty chỉ lập kế hoạch kiếm toán đối với khách hàng
mới, còn đối với khách hàng cũ KTV thường không lập kế hoạch kiểm toán mà chỉ
cập nhật thông tin,... Từ đó rút ra kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong
kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin
học Thành phố Hồ Chí Minh( AISC) thực hiện” của tác giả Trần Thu Huyền, Học
viện Tài chính, 2013. Đề tài này đã trình bày chi tiết được quy trình kiểm toán nói
chung của công ty sau đó đưa ra quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định rõ
ràng theo từng giai đoạn, ở mỗi giai đoạn thì thực hiện những thủ tục gì, trình bày
ra sao và phần giải pháp, đề tài cũng đã đưa ra được ưu, nhược điểm, giải pháp theo
từng giai đoạn của cuộc kiểm toán.

Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là chưa đưa ra được phần soát xét trong quy
trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của công ty.
Đề tài “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán
Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán U& I thực hiện” (2013) của tác giả
Ngô Thị Phương trường Học viện Tài chính đã giải quyết được các vấn đề sau: một
là nêu được lý luận chung về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC;
hai là trên cơ sở lý thuyết đó tác giả liên hệ với thực tế áp dụng kiểm toán khoản
mục của công ty Kiểm toán U&I. Ngoài những ưu điểm công ty vẫn còn một số tồn
tại như: Chưa áp dụng sâu thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch và kết
thúc kiểm toán đổi với khoản mục TSCĐ mà thường tập trung vào các khoản mục
trọng yếu hơn; Công ty ít sử dụng đến thử nghiệm kiểm soát; việc áp dụng thủ tục
phân tích còn hạn chế ở phương pháp phân tích ngang. Từ đó đưa ra được những
nhận xét và đề xuất các giải pháp về các mặt như: thủ tục phân tích, đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ, phát triển ssuwwr dụng ý kiến chuyên gia, công tác kiểm
kê TSCĐ, việc chọn mẫu chi tiết... nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục
TSCĐ.


6
Đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán
báo cáo tài chính Công ty TNHH Deloitte Vietnam thực hiện” (năm 2013) của tác
giả Dương Hải Nam trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã trình bày chi tiết lý luận
chung về TSCĐ trong kiểm toán BCTC làm nổi bật lên đặc điểm khoản mục TSCĐ
trong BCTC. Đưa ra trình tự Kiểm toán khoản mục TSCĐ nói chung và trình tự
kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH Deloitte nói riêng chỉ ra được ưu
nhược điểm trong quá trình kiểm toán tại công ty này. Công ty luôn tuân thủ theo
quy trình kiểm toán chuẩn của Deloitte quốc tế mà cụ thể ở đây là phần mềm AS/2.
Các chuẩn mực kiểm toán được áp dụng và tuân thủ đầy đủ. Hồ sơ kiểm toán được
trình bày khoa học giúp cho người đọc dễ dàng tìm hiểu nghiên cứu. Thực hiện
kiểm toán khoản mục TSCĐ đều do những KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng

thực hiện. Tất cả các công việc được giao tại cuộc kiểm toán cho công ty khách
hàng đều hoàn thành đúng kế hoạch. Các giấy tờ làm việc (GTLV) của KTV được
trình bày hợp lý, hiệu quả công việc cao, thời gian làm việc được tận dụng triệt để.
Bằng chứng kiểm toán thu được có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra
một số tồn tại Công việc này đòi hỏi KTV phải có kiến thức sâu sắc bản chất của
các TSCĐ để kiểm tra; việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) và áp
dụng thủ tục phân tích tại công ty khách hàng chưa được Deloitte Vietnam thực
hiện triệt để. Từ đó tác giả đề xuất kiến nghị các giải pháp hoàn thiện kiểm toán
khoản mục TSCĐ.
Dù vậy hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện đều nêu ra được những yếu tố
chủ yếu như:
- Nắm được khái niệm và đặc điểm của TSCĐ.
- Vai trò của TSCĐ trong doanh nghiệp, ảnh hưởng của khoản mục này đến
BCTC của công ty.
- Các bước kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ.
- Các thủ tục kiểm toán được áp dụng.


7
- Những nhận xét, đề nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ để giảm
thiểu những sai sót không đáng có.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát và đánh giá lại hiệu lực trên thực tế của hoạt động KSNB đối với
TSCĐ để làm cơ sở thiết kế và thực hiện khảo sát cơ bản nhằm đánh giá các thông
tin tài chính liên quan đến TSCĐ.
Xác nhận về mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán, mục tiêu cụ thể của
kiểm toán khoản mục TSCĐ là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp, từ đó
đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin tài chính có liên quan đến
TSCĐ trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Đồng thời cũng
cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán

các chu kỳ có liên quan.
Từ đó có thể hiểu rõ bản chất của khoản mục TSCĐ, nắm được sự ảnh hưởng của
khoản mục này đến BCTC. Có thể tìm ra những sai sót còn gặp phải trong quá trình
kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC để giảm tối đa hậu quả của
những sai sót gây ra.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề tổng quan về TSCĐ gồm: khái niệm, vai trò và yêu cầu quản lý
TSCĐ.
- Nội dung công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp từ góc độ lý luận cũng
như thực tiễn của Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Thủ Đô và Công
ty khách hàng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2015 đến tháng 04/2015.
- Nội dung nghiên cứu của luận văn được giới hạn chủ yếu trên 2 khía cạnh sau:


8
Nguồn TSCĐ được đề cập trong bài luận bao gồm cả TSCĐ vô hình và
TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Thực trạng công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại các doanh
nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, mọi ngành nghề kinh doanh do công ty
TNHH kiểm toán tư vấn Thủ Đô thực hiện.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
để nghiên cứu các vấn đề vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống đảm bảo tính logic
của vấn đề nghiên cứu.

- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp quy nạp,
diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh… để
phân tích vấn đề, đánh giá và rút ra kết luận.
1.6. Ý nghĩa của để tài nghiên cứu
Luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục TSCĐ
trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán tư vấn Thủ Đô thực hiện.
- Khái quát và phân tích các chuẩn mực kế toán- kiểm toán liên quan về
TSCĐ.
- Chỉ rõ những ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần phải nghiên cứu
để tiếp tục hoàn thiện cả về khuôn khổ pháp lý và vận dụng thực tế.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán khoản
mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC ở các nội dung cơ bản là:
• Về việc vận dụng thử nghiệm kiểm soát
• Về việc vận dụng thủ tục phân tích
• Đối với thủ tục kiểm tra chi tiết


9
1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của
luận văn gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán
báo cáo tài chính.
Chương 3: Thực trạng kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo
cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Thủ đô thực hiện tại khách hàng
Chương 4:

Nhận xét và một số giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán


vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính công ty
TNHH Kiểm toán tư vấn Thủ đô thực hiện.



×