MỤC LỤC
PHẦN 1.................................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài.............................................................................................2
PHẦN 2.................................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................3
2.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu..........................................................3
2.1.1.Khái niệm và vai trò của phân bón................................................................3
2.1.1.1. Khái niệm phân bón...............................................................................3
2.1.1.2. Vai trò của phân bón.............................................................................3
2.1.2. Khái quát về cây lạc.....................................................................................6
2.1.2.1. Đặt điểm thực vật học...........................................................................6
2.1.2.2. Dinh dưỡng của cây lạc........................................................................8
2.1.3.1. Lý, hóa tính đất....................................................................................12
2.1.3.2. Sơ lược đất cát biển Bình Định...........................................................13
2.1.4. Bón phân cân đối cho cây lạc....................................................................14
2.1.4.1. Khái niệm bón phân cân đối................................................................14
2.1.4.2. Vai trò của bón phân cân đối...............................................................15
2.1.4.3. Cân đối các yếu tố dinh dưỡng cho cây lạc........................................15
2.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu....................................................16
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới...........................................................17
2.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam............................................................18
2.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Bình Định và huyện Phù Cát.......................21
2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan...........................................................23
2.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới....................................................23
2.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.....................................................24
2.3.2.1. Các nghiên cứu về kali cho lạc..........................................................24
2.3.2.2.Các nghiên cứu về bón phối hợp phân hữu cơ và kali cho lạc...........25
PHẦN 3...............................................................................................................28
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU...............28
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................28
3.4.Phương pháp nghiên cứu..................................................................................28
3.4.1. Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm...........................................28
3.4.2. Quy trình sản xuất áp dụng trong thí nghiệm............................................29
3.4.2.1. Thời vụ và mật độ................................................................................29
3.4.2.2. Bón phân.............................................................................................29
3.4.2.3. Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo quy trình chung cho cây
lạc.....................................................................................................................30
3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.............................................................30
3.4.3.1. Các chỉ tiêu về cây..............................................................................30
3.4.3.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế..........................................................32
3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...........................................................32
3.6. Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm...................................................32
PHẦN 4...............................................................................................................34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................34
4.1. Ảnh hưởng bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của cây lạc...................................................................................................34
4.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lạc........................................34
4.1.2. Chiều cao thân chính của lạc.....................................................................36
4.1.3. Tổng số cành cấp 1 và cấp 2 trên cây.......................................................38
4.1.4. Số lá trên thân chính của cây lạc...............................................................40
4.1.5. Số lượng nốt sần trên cây..........................................................................42
4.1.6. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kaliđến đặc tính ra
hoa của cây lạc....................................................................................................45
4.2. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất lạc............................................................................47
4.2.1. Tổng số quả trên cây.................................................................................48
4.2.2. Số quả chắc trên cây.................................................................................49
4.2.3. Trọng lượng 100 quả.................................................................................49
4.2.4. Tỷ lệ nhân...................................................................................................50
4.2.5. Năng suất lý thuyết....................................................................................51
4.2.6. Năng suất thực thu.....................................................................................51
4.3. Hiệu quả kinh tế................................................................................................52
4.3.1. Hiệu suất của phân bón.............................................................................53
4.3.1.1. Hiệu suất phân hữu cơ........................................................................53
4.3.1.2. Hiệu suất phân kali..............................................................................54
4.3.2. Lãi ròng và VCR.........................................................................................55
PHẦN 5...............................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................58
5.1. Kết luận.............................................................................................................58
5.2. Kiến nghị...........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................60
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Năng suất lạc tại các thí nghiệm không và có sử dụng than trấu. .9
Bảng 2.2. Lượng dinh dưỡng của cây lạc hút để tạo 1 tấn quả.....................10
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới và một số nước
.............................................................................................................................17
Bảng 2.4.Diện tích trồng lạc của các vùng sản xuất chính trong nước.........19
(giai đoạn 2008 – 2013)......................................................................................19
Bảng 2.5. Năng suất lạc của các vùng sản xuất chính trong nước................20
(giai đoạn 2008 - 2013)......................................................................................20
Bảng 2.6.Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Bình Định từ năm 2009 - 2013.......22
Bảng 2.7. Hiện trạng về thâm canh phân bón trong sản xuất lạc ở Bình
Định.....................................................................................................................26
Bảng 3.1. Các công thức thí nghiệm................................................................29
Bảng 3.2.Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Đông xuân 2014- 2015...................33
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và kali đến thời gian
sinh trưởng, phát triển của lạc qua các giai đoạn..........................................35
Bảng 4.2.Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến chiều
cao thân chính của lạc qua các giai đoạn........................................................37
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến sự
phân cành của cây lạc.......................................................................................39
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đếnsố lá
trên thân chính của cây lạc qua các giai đoạn................................................41
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đếnsố
lượng nốt sần của cây lạc qua các giai đoạn...................................................43
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến tổng
số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu của cây lạc..........................................................46
Bảng 4.7.Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đếncác
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc...................................................48
Bảng 4.8. Hiệu suất phân hữu cơ đối với lạc...................................................53
Bảng 4.9. Hiệu suất phân kali đối với lạc........................................................54
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đối
với cây lạc...........................................................................................................55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tổng số hoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu trên một cây........................47
Biểu đồ 4.2. Tổng số quả và số quả chắc trên một cây...................................49
Biểu đồ 4.3. Trọng lượng 100 quả và tỷ lệ nhân.............................................51
Biểu đồ 4.4. Năng suất lý thuyết và thực thu của các công thức thí nghiệm52
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
Giải thích
ACIAR
“Australian Centre for International Agricultural Research”Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc
ATP
Phân tử mang năng lượng
CEC
Dung tích hấp phụ
cs
Cộng sự
đ/c
Đối chứng
ĐVT
Đơn vị tính
FAO
“Food and Agriculture Organization” - Tổ chức lương thực
và nông nghiệp liên hiệp quốc
ICRISAT
“International Crops Research Institule for the Semi – Arid
Tropics” - Viện nghiên cứu quốc tế cây lương thực bán khô
hạn
ldl
Li đương lượng
LNL
Lần nhắc lại
LSD
“Least Significant Difference” - sai khác có ý nghĩa
Max
Lớn nhất
Min
Nhỏ nhất
NSLT
Năng suất lý thuyết
NSTT
Năng suất thực thu
P100 quả
Trọng lượng 100 quả
Tầng A
Tầng canh tác
Tầng B
Tầng tích tụ
Tầng C
Tầng mẫu chất
Tầng E
Tầng rửa trôi
TGST
Thời gian sinh trưởng
VCR
Tỷ suất lợi nhuận
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất phát triển sớm nhất trong lịch sử nhân loại.
Từ bao đờinay, nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế
nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực của con người. Hiện nay, mặc dù con người
đã đạt được trình độ phát triển cao về khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhất là
công nghệ sinh học cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhưng nhiều nước
trên thế giới vẫn còn dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Việc
phát triển nông nghiệp và những vấn đề liên quan đến nông nghiệp như: Đất đai,
giống, vật tư phân bón,….là những đề tài được nhiều nhà khoa học trên thế giới
cũng như nước ta quan tâm.
Việt Nam là một nước lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất chủ yếu. Hằng
năm, tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm xã hội là khá cao
và có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, góp phần hoàn thành
những mục tiêu mà nền kinh tế đặt ra hằng năm.
Ngày nay, thâm canh trong nông nghiệp không kết hợp với biện pháp duy
trì độ phì của đất có thể đe dọa đến sự bền vững của nền nông nghiệp. Lượng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sử (BVTV) dụng trong quá trình sản xuất
ngày càng tăng, số lượng vật nuôi và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp ngày
càng mở rộng. Những nhân tố này đã có tác động mạnh không chỉ đến số lượng
mà cả chất lượng của sản phẩm nông nghiệp và còn gây ảnh hưởng đến môi
trường. Thâm canh và tăng cường sử dụng phân hóa học làm cho đất ngày càng
chua hóa, cùng với vấn đề loại thải phân chuồng đã gây ra tình trạng phú hưỡng
hóa nguồn nước mặt và tăng hàm lượng NO3- (Nitrat) trong nước ngầm
(Somogyi và Hoffmann, 2006).
Hoạt động sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng
phân bón. Việc mất cân bằng dinh dưỡng trong hoạt động nông nghiệp do sử
dụng phân bón không cân đối và hợp lý đã gây tác động không nhỏ đến môi
trường đất như ô nhiễm đất bởi các tác nhân dinh dưỡng, kim loại nặng hoặc
làm giảm độ phì nhiêu của đất. Ở nhiều nước châu Á, đất nông nghiệp đã có
hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí có thể thấy cân bằng âm về K
diễn ra khá phổ biến.
1
Các kết quả nghiên cứu của dự án ACIAR (2009 – 2012) đã chỉ ra cân bằng
kali (K) và lưu huỳnh (S) là âm trên đất cát biển tỉnh Bình Định (trong đó có xã
Cát Hiệp, huyện Phù Cát), do đó K và S là hai nguyên tố có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất lạc trên đất cát biển các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Tuy nhiên
các nghiên cứu này chưa đầy đủ. Vì vậy, hiểu về động thái và cân bằng các chất
dinh dưỡng là việc làm quan trọng nhằm đưa ra những hướng dẫn về giảm rủi ro
trong vấn đề môi trường và ngược lại, cũng đề xuất được các biện pháp quản lý
một cách hiệu quả. Chính vì vậy, nghiên cứu về bón phối hợp phân hữu cơ và
phân kali sẽ góp phần điều chỉnh được sự mất cân bằng dinh dưỡng trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến cây lạc tại
xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của việc bón phối hợp phân hữu cơ và phân kali đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất của lạcvà hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc.
- Đề xuất được biện pháp sử dụng phối hợp phân hữu cơ và phân kali thích
hợp nhằm nâng cao năng suất lạc, cho hiệu quả kinh tế trên đất cát biển tại
huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
2.1.1.Khái niệm và vai trò của phân bón
2.1.1.1. Khái niệm phân bón
Phân bón là những vật liệu hữu cơ hoặc vô cơ được bón vào đất để bổ sung
cho cây những chất dinh dưỡng mà đất không cung cấp đủ, nhằm giúp cây trồng
sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Phân bón gồm có hai loại chính:
(1) Các loại phân bón được sản xuất và chế biến bằng con đường công
nghiệp là các sản phẩm từ công nghệ khai khoáng, công nghệ hóa học, công
nghệ sinh học nhằm trực tiếp cung cấp dinh dưỡng khoáng và thúc đẩy quá trình
cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Phân bón sản xuất và chế biến
bằng con đường công nghiệp bao gồm:
Phân hóa học là các sản phẩm được sản xuất từ công nghệ khai khoáng và
công nghệ hóa học ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ, nhằm cung cấp các yếu tố phân
bón chính (N, P, K) và các yếu tố phân bón thứ yếu (Ca, Mg, S) cho cây trồng.
Phân sinh hóa bao gồm các sản phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ và vô cơ
mà vai trò chính là tác động vào các quá trình trao đổi chất trong cây, làm tăng
sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và sử dụng các chất dinh dưỡng để hình thành
nên sản phẩm cây trồng. Loại phân này có hai nhóm là phân vi lượng và chất
điều hòa sinh trưởng.
Phân vi sinh vật là các chế phẩm có chứa vi sinh vật sống có ích như vi
sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải kali,…
nhằm mục đích tăng cường quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất.
(2) Các loại phân nông dân tự sản xuất bao gồm các loại phân hữu cơ và vô
cơ, thường là các loại phân hữu cơ: Phân chuồng, phân xanh, phân rác và phân
ủ. Chức năng chính là làm tăng hàm lượng mùn và tác động đến lý, hóa và sinh
tính đất, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây
hoặc trực tiếp cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho cây [20].
2.1.1.2. Vai trò của phân bón
Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở trên thế giới
cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên
3
hoàn (làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV...), bón phân luôn là biện pháp
kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với năng suất và sản lượng
cây trồng. Giống mới chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao
khi được bón đủ phân và bón hợp lý [51].
Từ thực tiễn sản xuất ở các nước cũng cho thấy: Không có phân hoá học thì
không có năng suất cao. Ở các nước có hệ thống nông nghiệp phát triển trong
hơn 100 năm trở lại đây (từ khi bắt đầu sử dụng phân bón hoá học), việc sử dụng
phân khoáng làm tăng hơn 60% năng suất cây trồng [51].
Cách mạng xanh ở Ấn Độ: Năm 1950, khi nông dân Ấn Độ chưa biết dùng
phân bón chỉ sản xuất được 50 triệu tấn lương thực/năm, bị thiếu đói trầm trọng.
Năm 1984 nhờ sử dụng 7,8 triệu tấn phân bón/năm đã đưa sản lượng lương thực
lên 140 triệu tấn, khắc phục nạn đói triền miên cho Ấn Độ. [51]
Năm 1997, kết quả điều tra ở Việt Nam tính trung bình phân bón làm tăng
38-40% tổng sản lượng, dự báo sẽ lớn hơn có thể tới 75% năng suất lúa và bón 1
tấn dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn ngũ cốc [51].
Bên cạnh đó, phân bón cũng ảnh hưởng gián tiếp tới các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt mà từ đó làm tăng năng suất cây trồng. Sử dụng phân bón hợp lý luôn
là cơ sở quan trọng cho việc phát huy hiệu quả các biện pháp kỹ thuật khác (làm
đất, giống, mật độ gieo trồng, tưới tiêu, bảo vệ thực vật...).
Phân bón cũng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, nhờ bộ rễ cây trồng hút
các chất dinh dưỡng có trong đất và phân bón để cung cấp các nguyên tố cần
thiết cho mọi hoạt động sống, tạo nên năng suất và chất lượng sản phẩm. Phẩm
chất nông sản do nhiều loại hợp chất hữu cơ chi phối, và sự hình thành những
hợp chất hữu cơ đó là kết quả của những quá trình sinh hoá do nhiều loại men
điều khiển. Phân bón (nhất là phân kali và vi lượng) tác động mạnh đến tính chất
và hàm lượng của các loại men nên cũng có khả năng tạo phẩm chất tốt [51].
- Phân Kali: Có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của cây trồng,
đặc biệt có ảnh hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi.
- Vi lượng: Có vai trò chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động của các
hệ thống men trong cây. Vì vậy cho nên vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các
hoạt động sống trong cây: Quang hợp, hô hấp, hút khoáng, hình thành, chuyển
hoá và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây.
- Phân lân: Làm tăng phẩm chất của các loại rau, cỏ làm thức ăn cho gia
súc. Làm tăng chất lượng hạt giống.
4
- Phân đạm: Làm tăng hàm lượng protein, caroten và làm giảm hàm lượng
xenlulo trong sản phẩm.
Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng năng
suất mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm về hàm lượng các chất khoáng,
protein, đường và vitamin [51].
Bên cạnh những ảnh hưởng tốt tới chất lượng sản phẩm thì thực tế sản xuất
đã cho thấy rằng: Việc bón thiếu, thừa hay bón phân không cân đối đều làm
giảm chất lượng nông sản.
- Nếu bón quá nhiều đạm: Có thể dẫn đến nhiều bất lợi cho cây trồng và
ảnh hưởng xấu tới chất lượng nông sản: Làm tăng tỷ lệ nước trong cây, tăng hàm
lượng NO3-trong rau gây hại cho người sử dụng; làm giảm tỷ lệ đồng (Cu) trong
chất khô của cỏ có thể gây vô sinh cho bò; cây trồng dễ bị sâu bệnh, kéo dài thời
gian sinh trưởng, gây ô nhiễm môi trường...
- Bón thiếu đạm: Cây trồng rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất phẩm
chất giảm. (Vd: Tỷ lệ vitamin B2 trong rau giảm)
- Bón thừa kali: Làm giảm hàm lượng magiê (Mg) trong cỏ làm thức ăn
cho gia súc, làm động vật nhai lại dễ mắc bệnh co cơ đồng cỏ.
Việc bón phân hợp lý cho cây trồng vừa nhằm đạt năng suất cây trồng cao,
thoả đáng với chất lượng tốt và hiệu quả sản xuất cao, đồng thời vừa để ổn định
và bảo vệ được đất trồng trọt. Bên cạnh đó bón phân còn có thể làm môi trường
tốt hơn, cân đối hơn [51].
- Phân hữu cơ và vôi là các phương tiện cải tạo môi trường đất toàn diện và
hiệu quả:
+ Phân hữu cơ về lâu dài có tác dụng làm cho đất có điều kiện tích luỹ
nhiều mùn, dinh dưỡng, nâng cao độ phì của đất, cải thiện tính chất lý, hoá, sinh
của đất. Trên cơ sở đó có thể tăng lượng phân hoá học để thâm canh đạt hiệu quả
cao.
+ Bón vôi có tác dụng cải tạo lý, hóa, sinh tính đất, giúp cây có thể hút
được nhiều dinh dưỡng từ đất, tạo môi trường pH thích hợp cho cây trồng hút
thức ăn cũng như sinh trưởng và phát triển...
- Bón phân hoá học: Với liều lượng hợp lý, sẽ làm tăng cường hoạt động
của vi sinh vật có ích, do đó làm tăng cường sự khoáng hoá chất hữu cơ có sẵn
trong đất, chuyển độ phì tự nhiên của đất thành độ phì thực tế.
5
+ Bón lân (P2O5):Làm tăng cường độ phì một cách rõ rệt, đồng thời lại
đảm bảo giữ cho đất khỏi bị chua hoá, vì hầu hết các loại phân lân thông thường
đều có chứa một lượng canxi (Ca) cao.
+ Bón kali (K2O) có tác dụng cải tạo hàm lượng K cho đất và tăng cường
hiệu quả của phân K bón về sau.
Bên cạnh những ảnh hưởng tốt đến môi trường thì việc bón phân không
hợp lý và đúng kỹ thuật sẽ gây ô nhiễm môi trường. Khả năng gây ô nhiễm môi
trường từ phân hữu cơ có khi còn cao hơn cả phân hoá học. Việc sử dụng không
hợp lý cộng với khả năng chuyển hoá của phân ở các điều kiện khác nhau, các
loại phân hữu cơ có thể tạo ra nhiều chất khí:metan (CH4), cacbonic (CO2),
hydro sunfua (H2S),… các ion khoáng NO3 [51].
2.1.2. Khái quát về cây lạc
2.1.2.1. Đặt điểm thực vật học
Lạc thuộc họ đậu: Fabacaea, Chi: A rachis, Loài : Arachis hypogaea.
Lạc được xếp vào nhóm cây công nghiệp ngắn ngày.
a. Rễ lạc
Rễ cái có thể ăn sâu từ 1 - 1,3m, nhưng trung bình khoảng 40 – 50cm, có
nhiều rễ phụ. Rễ phụ xuất phát từ các vị trí khác nhau trên rễ cái, phân nhánh rất
nhiều làm thành một mạng rễ dày đặc. Rễ phân bố ở lớp đất mặt khoảng 30cm.
Trên các rễ con, khoảng 2-3 tuần sau khi hạt nảy mầm, thấy có nhiều nốt sần
xuất hiện. Trong các nốt sần này có các vi khuẩn hình que (Rhizobium
leguminosarum), có khả năng hấp thụ đạm khí trời và sống cộng sinh với cây lạc [8].
b. Lá
Lá mọc xen kẽ. Lá thuộc loại lá kép hình lông chim mang hai đôi lá chét
dài từ 18 - 40mm, rộng từ 15 - 25 mm. Thường có những lá biến thái 1, 2, 3, 4, 5
hoặc 6 lá chét không cuống mọc đối nhau. Về hình dạng, lá thường có hình bầu
dục dài, hình trứng lộn ngược [8].
Lá cũng là một đặc tính để phân biệt giữa các giống. Lá ở giữa cây có hình
dạng ổn định, biểu hiện đặc tính của giống. Lá có màu xanh nhạt hay đậm, vàng
nhạt hay vàng đậm [8].
c. Thân lạc
Tùy theo loại, có thân đứng hoặc thân bò. Chiều cao thân chính thay đổi
6
tùy từng giống và kỹ thuật canh tác. Đối với các vùng khí hậu khô khan, thân
khoảng 30-40cm [8].
Thân mọc thẳng, khi còn non hình tròn. Nhưng đến khi ra hoa, phần thân
mang cành thì thân rỗng, thân có 15-25 đốt, ở phía gốc đốt ngắn, ở giữa và phía
trên thân đốt dài. Thân thường có màu xanh, có khi đỏ tím. Trên thân có lông tơ
trắng nhiều hay ít tùy theo giống và tùy thuộc vào điều kiện canh tác. Khi trồng
trong điều kiện thiếu nước, lông tơ nhiều hơn [8].
Lạc phân cành rất nhiều: Cấp 1, cấp 2, cấp 3.... Trong cùng một giống,
trồng trong điều kiện nhất định, cây phân nhánh nhiều thì số quả nhiều. Nhưng
nếu phân cành quá nhiều, nhất là thời kì ra hoa kết trái, không có lợi cho sự tập
trung dinh dưỡng về quả [8].
d. Hoa lạc
Hoa mọc thành chùm, có 6- 7 cái, có khi tới 15 cái, là loại hoa lưỡng tính.
Tỷ lệ thụ phấn chéo 0,25%. Hoa lạc màu vàng hoặc trắng không có cuống, gồm
5 bộ phận: lá bắc, lá đài, tràng hoa, nhị đực và nhụy cái. Lá bắc màu xanh gồm:
Lá bắc trong dài 2cm ở đầu mút chẻ đôi và lá bắc ngoài ngắn hơn bao bọc phía
ngoài ống đài. Nhị đực có 10 cái trong đó luôn luôn có 2 cái bị lép, 8 cái có bao
phấn(4 cái chỉ dài, 4 cái chỉ ngắn - 4 cái chỉ dài hạt phấn chín sớm hơn 4 cái chỉ
ngắn và dễ tung phấn hơn.Trong 4 cái chỉ dài: 3 cái có bao phấn hai ngăn và 1
cái có bao phấn một ngăn)[8].
Nhụy cái thường nhô cao hơn nhị đực. Tùy vị trí hoa mọc trên thân mà chia
thành 3 loại hoa:
+ Loại thứ nhất: Mọc từ đất, nhưng trong đất loại hoa này là hoa ngậm kết
trái bất thụ, thường gặp ở các loài lạc chín sớm.
+ Loại thứ hai: Mọc từ mặt đất đến 15 cm. Hoa mọc ở vị trí này rất hữu
hiệu, cho đậu trái nhiều nhất.
+ Loại thứ ba: Mọc từ 15cm trở lên. Hoa mọc ở vị trí này rất ít hữu hiệu[8].
e. Quả và hạt lạc
Quả lạc
Sau khi thụ tinh tia củ phát triển đẩy bầu hoa xuống đất và hình thành quả.
Quả lạc bao gồm vỏ và hạt. Vỏ quả có 3 lớp: Tầng ngoại bì, tầng trung bì
gồm những tế bào cứng và tầng nội bì gồm những tế bào mềm. Hình dạng của
quả thay đổi tùy giống. Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay
7
không rõ. Đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là tùy thuộc vào giống. Màu sắc
của vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh(đất trồng, điều kiện phơi…)
Độ lớn của quả thay đổi từ 1x0,5cm đến 8x12cm, bề dày của quả biến động
từ 0,2 – 2mm tùy thuộc vào điều kiện canh tác và đặc tính của giống[8].
Hạt lạc
Hạt gồm vỏ lụa bao bọc bên ngoài và trong là phôi với hai lá mầm và một
trục thẳng, khác với cây họ đậu khác hạt thường cong.
Độ lớn và hình dạng của hạt thay đổi tùy giống và điều kiện ngoại
cảnh.Hình dạng của hạt có thể là hình tròn, bầu dục dài hay ngắn, phần tiếp xúc
với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài và nhỏ, hạt
ở ngăn sau ngắn và to.
Màu sắc vỏ lụa phải quan sát sau khi phơi khô bóc vỏ mới chính xác. Số
hạt trên một quả thay đổi cũng tùy thuộc vào giống (một quả có thể có từ 1 - 4
hạt), ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Thường giống hạt to, quả có ít
hạt; giống hạt nhỏ, quả có nhiều hạt, hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn hơn[8].
2.1.2.2. Dinh dưỡng của cây lạc
a. Vai trò của phân hữu cơ đối với cây lạc
Phân hữu cơ được sử dụng cho lạc bao gồm phân chuồng, phân xanh ủ hoai
mục ít nhất một tháng, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ sinh học.
Bón phân hữu cơ cho lạc không những cải thiện được lượng mùn trong đất
mà còn cung cấp cho cây một phần dinh dưỡng đạm, lân, kali và các nguyên tố
vi lượng, đồng thời làm giàu vi sinh vật trong đất.
Kết quả về phân hữu cơ cho lạc đã cho thấy lượng phân hữu cơ từ 8-10 tấn đã
làm tăng năng suất từ 17 – 30%. Qua các nghiên cứu trên nhiều vùng, phân hữu cơ
bón cho lạc được tiêu chuẩn hóa ở mức 8-12 tấn/ha. Ngoài ra có thể dùng bùn ao
khô, đất hun đập nhỏ ủ cùng phân chuồng vừa làm tăng chất lượng phân hữu cơ
vừa cải tạo lý tính đất, đặc biệt cho vùng đất có tầng canh tác mỏng [32].
Ở Tây Ban Nha, trong vụ trồng khoai tây có bón 60 tấn phân chuồng thì vụ
tiếp theo đó trồng lạc vẫn đạt năng suất từ 25 - 35 tạ/ha. Như vậy phân hữu cơ
không những tăng năng suất trong vụ đầu mà còn có tác dụng đối với những vụ
tiếp theo[44].
Theo FAO, 1996 thì biện pháp tăng năng suất nỗi bật cũng là bón kết hợp
phân hữu cơ. Tại Tindivanvam khi bón 6,25 tấn phân chuồng + 11,22 kg N +
8
11,2 kg K2O/ha đã làm tăng năng suất lạc trung bình là 296 kg lạc/ha so với
không bón [31], [25].
Hiện nay phân hữu cơ sinh học đặt biệt là than trấu cũng đang được sử
dụng. Than trấu với đặt tính bền, có thời gian di trú trong đất hàng ngàn năm
nên nếu được bón vào đất với quy mô lớn có thể giúp dịch chuyển cân bằng
cacbon trongtự nhiên từ dạng CO2 tồn tại trong khí quyển sang dạng cacbon
hữu cơ trong đất, điều này đặt biệt có ý nghĩa trong bối cảnh nóng lên toàn cầu
[29].
Than trấu có vai trò lớn trong việc giữ và duy trì độ ẩm đất cát trồng lạc.
Lượng nước vùng rễ ở những công thức có bón than trấu cao hơn hẳn so với
không bón. Cụ thể, độ ẩm vùng rễ trung bình của đất cát khi không bón than trấu
là 20,23mm thấp hơn hẳn so với có bón than trấu (21,40mm) và bón than trấu
kết hợp phân chuồng và phân vô cơ (23,10mm)[29].
Than trấu cũng góp phần tăng độ phì đất và cải thiện đáng kể khả năng hút
dinh dưỡng của lạc, đặt biệt là khi bón phối hợp than trấu với phân chuồng và
phân vô cơ.
Bảng 2.1. Năng suất lạc tại các thí nghiệm không và có sử dụng than trấu
Đơn vị: (Tạ/ha)
Đông xuân
Đông xuân
2009 - 2010
2010 - 2011
Không bón phân
9,92
16,75
Phân chuồng
15,79
20,60
Phân vô cơ
15,31
23,20
Than trấu
16,58
19,91
Phân chuồng + phân vô cơ
16,01
26,08
Phân chuồng + than trấu
16,60
22,04
Phân vô cơ + than trấu
18,78
22,36
Phân chuồng + phân vô cơ + than trấu
20,03
30,37
Công thức
Vai trò của than trấu càng thể hiện rõ hơn trong việc góp phần tăng năng
suất. Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy những công thức có sử dụng than trấu thì năng
suất cao hơn không sử dụng trong điều kiện cùng nhân tố thí nghiệm [29].
9
b. Dinh dưỡng khoáng của cây lạc
Nhu cầu đạm của cây lạc
Đạm (N) là yếu tố dinh dưỡng có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng
phát triển thân, lá, cành của cây lạc. Ảnh hưởng đến số quả, số hạt và trọng
lượng hạt trong quả nên có ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây lạc. N còn có
ảnh hưởng quan trọng tới hàm lượng protein trong hạt của cây lạc. Đặc biệt N
còn cần thiết cho vi sinh vật cố định N phát triển, tạo nhiều nốt sần hữu hiệu và
khả năng cố định N, tự đảm bảo phần khá lớn N (50-70% tổng nhu cầu).
Thiếu N, cây lạc sinh trưởng kém, lá vàng, chất khô tích luỹ bị giảm, số
quả và trọng lượng quả đều giảm. Đặc biệt thiếu N vào thời kỳ sinh trưởng cuối
gây ảnh hưởng rất xấu, thiếu N nghiêm trọng ở thời kỳ này dẫn đến việc cây
ngừng phát triển quả và hạt.
Thời kỳ cây lạc hút N nhiều nhất là thời kỳ ra hoa - làm hạt. Thời kỳ này
chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng của lạc nhưng hấp thu tới 40 - 45% tổng
nhu cầu N của cây lạc [8].
Bảng 2.2. Lượng dinh dưỡng của cây lạc hút để tạo 1 tấn quả
Loại dinh
dưỡng
N
P2O5
K2O
CaO
MgO
S
(kg)
(kg)
(kg)
(kg)
(kg)
(kg)
Số lượng
60-67
14-16
27-41
9-27
8 - 17
17
(Nguồn: bài giảng cây lạc, năm 2012) [8].
Nhu cầu về lân của cây lạc
Ngoài những vai trò sinh lý bình thường như đối với cây trồng khác (yếu tố
có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến sự phát triển
của hệ thống rễ… ), đối với cây lạc, lân còn đóng vai trò quan trọng trong việc
cố định N và tổng hợp lipit ở hạt trong thời kỳ chín nên làm cho hàm lượng dầu
trong hạt tăng lên rõ rệt. Đối với quá trình cố định N, lân có trong thành phần
của chất cao năng lượng ATP và chuyển hoá năng lượng cho hoạt động cố định
N. Lân cũng có tác dụng kéo dài thời gian ra hoa, tăng tỷ lệ hoa có ích và khả
năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh hại .
Cây lạc thiếu lân, có bộ rễ kém phát triển, hoạt động cố định N giảm vì chất
ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động của vi sinh vật cố định N giảm. Mặc dù
cây lạc hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng lạc hút lân nhiều nhất ở
giai đoạn từ ra hoa đến hình thành hạt. Trong giai đoạn này cây lạc hút tới 45%
tổng nhu cầu lân của cây. Sự hút lân giảm rõ rệt ở thời kỳ chín [8].
10
Nhu cầu về kali của cây lạc
Vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp và sự phát triển của
cây và quả. Ngoài ra, kali còn làm tăng cường mô cơ giới, tăng tính chống đổ
cho cây. Kali cũng có tác dụng làm tăng khả năng chịu hạn và đặc biệt là khả
năng chống chịu sâu bệnh hại cho cây lạc.
Thiếu kali thân cây lạc chuyển thành màu đỏ sẫm, lá chuyển màu xanh
nhạt. Tác hại lớn nhất của thiếu kali là làm cây bị lùn, khả năng quang hợp và
hấp thụ N giảm rõ rệt, tỷ lệ quả 1 hạt tăng, trọng lượng hạt giảm và năng suất lạc
giảm rõ rệt.
Cây lạc hút kali tương đối sớm, có tới 60% nhu cầu kali của cây được hấp
thụ trong thời kỳ ra hoa - làm hạt. Thời kỳ chín, nhu cầu kali của cây lạc hầu
như không đáng kể (chỉ chiếm 5 – 7% tổng nhu cầu kali) [8].
Nhu cầu về các dinh dưỡng khác của cây lạc
Cây lạc có nhu cầu về các chất dinh dưỡng trung lượng canxi (Ca), magiê
(Mg) và lưu huỳnh (S) khá cao, đặc biệt là Ca do yêu cầu để tạo ra các chất lipit
và protit cao của cây. Không những vậy, Ca và Mg còn có tác dụng ngăn ngừa
sự tích luỹ nhôm (Al) và các cation gây độc khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn nốt sần hoạt động nên làm tăng nguồn N cho cây, tạo thuận lợi cho việc
đồng hoá N nên còn có tác dụng chống lốp đổ. Vì vậy Ca có ảnh hưởng lớn đến
năng suất và chất lượng hạt. Ca là chất dinh dưỡng cây lạc cần nhiều hơn cả lân
(gấp 2-3 lần) và rất được coi trọng trong trồng lạc, năng suất lạc cao có liên quan
chặt với hàm lượng Ca cao trong lá (>2%). Sau khi tia quả đâm vào đất, nó trực
tiếp hút Ca để phát triển củ nên cần có Ca tại vùng đất hình thành củ. Thiếu Ca
làm cho quả lép nhiều. Thiếu Ca ngoài nguyên nhân là do đất thiếu Ca còn có
thể do ảnh hưởng xấu của việc bón phân khoáng không hợp lý hay thời tiết bất
thuận cho việc hút Ca của cây lạc.
Thiếu Mg làm giảm hàm lượng diệp lục ở lá nên làm lá có màu vàng úa,
cây thấp bé. Thiếu Mg còn ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ dầu trong hạt lạc
Thiếu S, sự sinh trưởng của lạc bị cản trở, lá có biểu hiện vàng nhạt, cây
chậm phát triển, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ và chất lượng protein của hạt lạc.
Bo (B) đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, thụ tinh của lạc.
Thiếu B tỷ lệ hoa có ích giảm rõ rệt, số lượng hoa cũng giảm và dẫn đến giảm số
quả/cây.
11
Molipđen (Mo) có trong thành phần của men xúc tác quá trình cố định N.
Vì vậy khicây lạc thiếu Mo ảnh hưởng xấu tới quá trình cố định N nên cây có
biểu hiện thiếu N.
Đồng (Cu) và kẽm (Zn) cũng là 2 yếu tố dinh dưỡng vi lượng mà cây lạc
cũng hay bị thiếu [8].
2.1.3. Sơ lược về đất cát biển
Lạc là cây trồng không có yêu cầu khắt khe về mặt độ phì của đất song về
mặt lý tính đất lại yêu cầu rất chặt chẽ, đặc biệt là tầng đất mặt, dù là loại đất
nào cũng phải có tầng đất mặt tơi xốp[4]. Đất nhẹ có màu sáng, tơi xốp và thoát
nước được coi là điều kiện tối thích cho cây lạc nảy mầm, sinh trưởng và tạo
quả. Ở Việt Nam, cây lạc được trồng ở các loại đất như đất cát biển, đất phù sa
ven sông, đất feralit vàng đỏ, đất xám bạc màu, đất phù sa cổ và một số loại đất
bazan bị rửa trôi [4].
2.1.3.1. Lý, hóa tính đất
a. Tính chất vật lý
Đất cát biển có cấp hạt cát mịn (0,25 - 0,01 mm) chiếm đa số có nơi lên đến
70 - 95%, còn sét vật lý (< 0,001 mm) ít khi vượt quá 10 -15%. Sự thay đổi của
cấp hạt trong đất phụ thuộc vào thành phần khoáng sơ cấp và khoảng cách đến bờ
biển. Dung trọng đất cát biển thay đổi từ 1,4 - 1,7 và tỷ trọng từ 2,6 - 2,7, trong
khi đó độ xốp biến động 35 - 45% và sứcchứa ẩm đồng ruộng rất thấp [23].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Toàn (2004) cho thấy hàm lượng sét vật lý
(<0,002 mm) rất khác nhau ở các loại đất cát biển: Đất cồn cát trắng dao động ở
các tầng đất là 1,6 - 1,8%, cồn cát vàng dao động khoảng 2,6 - 2,8%, đất cát biển
điển hình dao động khoảng 8,4 - 10,0% và đất cát glây dao động khoảng 10 –
11% [32].
b. Tính chất hóa học
Qua kết quả phân tích khối lượng mẫu lớn thu thập từ nhiều nơi khác nhau
cũng đã cho thấy đất cát biển rất nghèo mùn với khoảng biển động từ 0,5 -1,5%,
nghèo đạm với khoảng biến động từ 0,05 - 0,5%, đặc biệt là lân tổng số và lân
dễ tiêu ở mức rất nghèo, lân tổng số khoảng biến động từ 0,03 - 0,05% P2O5 và
lân dễ tiêu chỉ ở dạng vệt <2,5 mg - 10 mg P2O5 [24],[37].
Nghiên cứu của Phan Liêu đã chỉ ra các chỉ tiêu hóa học khác như:
SiO2(75 - 90%), Fe2O3 (1,2 - 9,8%), Al2O3 (0,95 - 18,2%), TiO2 (0,1 - 0,8%),
12
MnO (0,006 - 0,136%). Dung tích hấp phụ rất thấp (chỉ đạt 3 - 5 lđl/100g) đất và
độ no bazơ dao động từ40 – 60%[16], [24].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Toàn (2004) cho thấy có sự khác biệt đáng
kểgiữa các loại đất trong nhóm đất cát biển do tác động của các yếu tố tự nhiên
và canh tác. Đất cát biển có phản ứng chua vừa đến ít chua, hàm lượng hữu cơ
ởtầng mặt trung bình 1,2% và giảm thấp ở tầng kế tiếp (0,8%). Đạm tổng số
trung bình (0,03 - 0,06%), lân tổng số trung bình (0,02 - 0,03%), kali rất
nghèo(0,5%) [33].
2.1.3.2. Sơ lược đất cát biển Bình Định
Diện tích 13.570 ha, phân bố ở tất cả các huyện, tập trung nhiều ở Phù Mỹ,
Quy Nhơn, Hoài Nhơn, Phù Cát. Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới thô hơn
thịt pha cát ở độ sâu ít nhất 0 – 100cm, có ít hơn 35% các mảnh vỡ của đá ở tất
cả các tầng đất 0 – 100cm, không mang tính chất phù sa hay đá bọt và không có
tầng chẩn đoán nào khác ngoài tầng A sáng màu và tầng tại chỗ E. Nhóm đất cát
trong tỉnh được hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi lắng chủ yếu
từ sản phẩm thô (granit) của dãy Trường Sơn Nam với sự hoạt động của các hệ
thống sông và biển[50].
Nhóm đất cát có thể chia ra 3 đơn vị đất và 4 đơn vị đất phụ:
a. Đất cồn cát trắng vàng
Diện tích 10.276 ha, phân bố tập trung sát ven biển và giữa một số sông
suối các huyện: Phù Mỹ (3.141 ha), Quy Nhơn (2.604 ha), Phù Cát (2.604 ha),
Hoài Nhơn (1.377 ha), Hoài Ân (152 ha)... Các cồn cát trắng vàng thường có
sườn dốc đứng về phía đất liền và thoải dần về phía biển. Gió biển thổi cuốn các
hạt cát từ sườn thoải rơi xuống sườn dốc đứng và lấp dần vào bên trong đất liền.
Cồn cát trắng vàng có phẫu diện dạng thô sơ kiểu AC. Tầng A có màu hơi
xám, có phản ứng hơi chua, các tầng dưới thường trung tính. Những cồn cát có
thảm thực vật che phủ cố định (thông, bạch đàn, điều, dừa...) có phẫu diện phân
hóa hơn, đã hình thành tầng B, phẫu diện có hình thái ABC [50].
b. Đất cát điển hình
Diện tích 2.575 ha, đất cát biển điển hình phân bố ở địa hình bằng, các
huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn. Hình thành chủ yếu do phù sa bồi lắng và quá trình
lấn biển. Đất cát sông điển hình có nhiều ở các huyện Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh
Thạnh,....
13
Các bãi cát hoặc đụn cát có màu trắng vàng hoặc trắng xám. Bãi cát bằng
thường có hạt thô, phân lớp rõ [50].
c. Đất cát biển gờ lây
Diện tích 719 ha, trong đó ở Hoài Nhơn 639 ha, Phù Mỹ 80 ha, có 2 đơn vị
đất phụ:
- Đất cát biển gờ lây nông (C-g1)
- Đất cát biển gờ lây sâu (C-g2)
Đất cát biển gờ lây phân bố trên các địa hình thấp. Phẫu diện đất phổ biến
có màu xám trắng ở tầng mặt và màu xám hoặc xám đen ở độ sâu 0–50cm hoặc
từ 50 – 125 cm [50].
2.1.4. Bón phân cân đối cho cây lạc
2.1.4.1. Khái niệm bón phân cân đối
Kết quả nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cho thấy:
“Phân bón quyết định tăng 50% năng suất lý thuyết” [2], [5]. Riêng ở Châu Á,
phân bón quyết định trên 75% năng suất lý thuyết. Cùng một loại cây trồng,
thậm chí cùng một giống nhưng nếu trồng trên các loại đất khác nhau thì cần có
những chế độ dinh dưỡng khác nhau [8], [13]. Phân bón cung cấp dinh dưỡng
cho cây và bổ sung độ màu mỡ cho đất, chúng là phương tiện tốt nhất để làm
tăng sản lượng và cải thiện chất lượng nông sản.
Việt Nam là một nước nhập khẩu phân bón. Hàng năm, nước ta đã nhập 90
- 93% lượng phân đạm, 30 - 35% lượng phân lân và 100% lượng phân kali. Tuy
vậy, trong sử dụng phân bón của nông dân còn rất lãng phí, do thiếu kiến thức,
do quan niệm sai lầm, do chưa hiểu hết tác dụng to lớn của bón phân hợp lý.
Chính vì vậy, hiện nay hiệu suất sử dụng phân bón còn thấp.
Theo các tác giả Nguyễn Văn Bộ [6] và Bùi Đình Dinh [14]: Khái niệm
bón phân cân đối là một khái niệm cụ thể và luôn biến động. Đó là cân đối về
nhu cầu và lượng hút của cây trồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các
thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cân đối giữa các điều kiện tự nhiên liên quan đến
hiệu lực phân bón như nước, ánh sáng ..., cũng như cân đối trong mối quan hệ
với từng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh. Do vậy, để có các công
thức khuyến cáo phân bón ngày càng gắn với điều kiện cụ thể thì một hệ thống
nghiên cứu hiệu lực phân bón theo vùng sinh thái cần được thiết lập ổn định.
14
2.1.4.2. Vai trò của bón phân cân đối
Bón phân không cân đối làm mất cân đối dinh dưỡng trong đất nên hiện
tượng suy kiệt dinh dưỡng đất đã và đang xảy ra ngày càng trầm trọng. Theo
Oldeman và cs (1990), trong thời gian từ 1945 - 1990, sự suy kiệt dinh dưỡng
trong đất do mất cân đối giữa lượng bón vào và lượng cây trồng lấy đi đã làm
cho 20,4 triệu ha bị thoái hóa nhẹ; 18,8 triệu ha bị thoái hóa vừa; 6,6 triệu ha bị
thoái hóa nặng tại châu Phi. Tại châu Á, quá trình trên cũng làm thoái hóa đất ở
mức tương ứng là 4,6 triệu ha; 9,0 triệu ha; 1 triệu ha và tại Nam Mỹ tương ứng
là 24,5 triệu ha; 31,1 triệu ha; 12,6 triệu ha [47].
Ở Việt Nam, diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất "có vấn đề" về độ phì
nhiêu và sức sản xuất kém chiếm tới 50% diện tích đất toàn quốc [2], [6]. Theo
số liệu thống kê, số lượng phân khoáng được sử dụng ở nước ta chưa cao so với
một số nước trên thế giới nhưng việc bón phân khoáng không cân đối và hợp lý,
nên hiệu quả sử dụng phân bón thấp. Hiệu quả sử dụng phân bón đạt 35 – 45%
đối với đạm và 50 – 60% đối với lân và kali [13]. Điều đó làm gia tăng sự mất
cân đối về dinh dưỡng đối với cây trồng, nguồn dự trữ dinh dưỡng chứa trong
đất ngày càng cạn kiệt và lãng phí tiền đầu tư phân bón.
Bón phân không cân đối dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu dinh dưỡng.
Đồng thời, gây nên hiện tượng chai cứng, giảm độ phì, thay đổi tính chất vật lý,
hóa học và sinh học của đất trồng. Mặt khác, phải kể đến ảnh hưởng bất lợi của
phân bón hóa học đến môi trường sinh thái đó là nguy cơ gây ngộ độc nitrat, phú
dưỡng nước và tích lũy kim loại nặng trong nông sản. Vì vậy, sử dụng phân bón
cân đối và hợp lý là vấn đề rất quan trọng, được các nhà khoa học quan tâm
hàng đầu hiện nay vì nó có những tác dụng sau:
- Ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất;
- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất;
- Tăng phẩm chất nông sản;
- Bảo vệ nguồn nước;
- Hạn chế khí thải độc hại làm ảnh hưởng môi trường.
2.1.4.3. Cân đối các yếu tố dinh dưỡng cho cây lạc
a. Cân đối đạm - lân – kali
Theo Chokhey Singh và Pathak (1969), bón phối hợp 11,0 kg N + 10 kg
P2O5 + 19,0 kg K2O/ha tăng năng suất lạc nước trời 154% so với đối chứng và
15
cao hơn một cách có ý nghĩa khi bón đơn độc N, P, K hoặc bón cùng lúc 2 trong
3 yếu tố trên ở đất nhẹ hoặc trung bình. Bón N, P, K theo tỷ lệ 1 : 2 : 2 hay 1 : 2 :
3 là kinh tế (Main, 1959) [17].
Các nghiên cứu ở Ấn Độ đưa ra những kết luận thấy rõ sự cần thiết phải bón
N, P, K cân đối. Sankara và Adivi Reddi (1979) nhấn mạnh yêu cầu phải bón cân
đối [18]. Theo Kanwar (1983), tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng
lạc ở Ấn Độ và hiệu quả bón phân từ năm 1958 - 1959 và 1975 - 1976 đã kết luận:
chỉ cần cân đối thôi, đã có thể tăng sản lượng lạc lên rất nhiều [18].
Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón N, P, K cho lạc Xuân và lạc Thu trên
đất bạc màu Bắc Giang cho thấy: Nền 10 tấn phân chuồng và 30 kg N + 90 kg
P2O5 + 60 kg K2O/ha vừa cho năng suất cao, vừa có hiệu quả kinh tế cao hơn
những công thức khác. Hiệu suất 1 kg P2O5 đầu tư thêm là 4,3 kg lạc vỏ; hiệu
suất 1kg K2O đầu tư thêm là 7,7 kg lạc vỏ[18].
b. Cân đối hữu cơ - vô cơ
Vai trò của phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất cây trồng và cải
thiện độ phì đất đã được khẳng định. Bón phân hữu cơ có tác dụng rất rõ đến
sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng nông nghiệp [39], có tác dụng duy
trì và cải thiện độ phì [3], tăng khả năng dễ tiêu của một số nguyên tố khoáng
trong đất, khả năng hòa tan các loại phân lân [41], tăng hiệu quả sử dụng đạm
[27], có tác động tích cực đến sinh trưởng của tập đoàn vi sinh vật đất [36].
Phân đạm có mối quan hệ rất chặt chẽ với phân hữu cơ trên hầu hết các loại
đất. Bón phân chuồng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm. Năng suất
cây trồng đạt cao nhất khi tỷ lệ hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30 –
90% [10].
Cân đối hữu cơ - vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng
mà ngược lại phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân hữu cơ. Theo Hồ Huy
Cường (2008), nghiên cứu ảnh hưởng của phân chuồng trên giống lạc L14, với
nền là 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha thì bón 5 tấn phân chuồng/ha,
năng suất tăng 4,9 tấn/ha so với đối chứng (không bón phân chuồng), khi bón 10
tấn/ha, năng suất lạc tăng 7,5 tấn/ha so với đối chứng; khi bón 15 tấn/ha, năng
suất lạc tăng 7,7 tấn/ha; khi bón 20 tấn/ha, năng suất lạc chỉ tăng 6,6 tấn/ha[12].
Như vậy, cân đối hữu cơ - vô cơ ở mức nhất định, nếu ta tiếp tục tăng hữu cơ thì
năng suất lạc tăng ít và có xu hướng giảm so mức thích hợp. Điều này chứng tỏ
việc sử dụng cân đối hữu cơ - vô cơ cho cây trồng rất quan trọng.
2.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
16
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Cây
lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ do được
gieo trồng trên diện tích lớn ở hơn 100 nước, mà còn vì hạt lạc được sử dụng rất
rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp [18]. Lạc được trồng
ở những nước có khí hậu nóng ẩm, chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Phi, châu
Mỹ. Trong đó, châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất, chiếm 63,4% diện tích và
71,7% sản lượng. Châu Phi chiếm 31,3% diện tích và 18,6% sản lượng. Bắc
Trung Mỹ và các nước còn lại chiếm 3,7% diện tích và 7,5% sản lượng. Nhu cầu
sử dụng, tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư
mở rộng diện tích trồng lạc với quy mô ngày càng lớn, được nêu trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới và một số nước
Nước
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
(triệu ha)
(tấn/ha)
(triệu tấn)
2011
2012
2013 2011 2012
201
3
Thế giới
24,74
24,8
0
25,41 1,63
1,64
1,79 40,47 40,79 45,65
Trung Quốc
4,60
4,71
4,65
3,49
3,57
3,65 16,11 16,85 17,01
Ấn Độ
5,31
4,77
5,25
1,31
0,98
0,18
6,96
4,6
9,47
Nigeria
2,35
2,65
2,36
1,25
1,24
1,27
2,96
3,31
3,00
Indonesia
0,53
0,55
0,51
2,13
2,23
2,58
1,15
1,25
1,34
Mỹ
1,01
1,27
1,15
2,96
3,51
3,21
3,00
4,46
3,71
Senegal
0,86
0,70
0,76
0,60
0,94
0,92
0,52
0,67
0,70
Xudan
1,69
1,61
2,16
0,69
0,63
0,81
1,18
1,03
1,76
Cameroon
0,50
0,42
0,46
0,11
1,50
1,37
0,56
0,63
0,63
Việt Nam
0,22
0,22
0,21
2,09
2,13
2,27
0,46
0,47
0,49
2011
2012
2013
(Nguồn: FAO, năm 2014)
a. Về diện tích
Diện tích trồng lạc toàn thế giới dao động từ 24,74 - 25,41 triệu ha/năm.
Trong đó, khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục địa Á Phi (ở Châu Á
60% và châu Phi 30%). Các nước có diện tích trồng lạc lớn là Ấn Độ, với diện
tích trồng từ 4,77 - 5,31 triệu ha/năm, Trung Quốc trồng từ 4,60 - 4,71 triệu
17
ha/năm, Nigiêria trồng từ 2,35 - 2,65 triệu ha/năm.
b. Về năng suất
Năng suất lạc của các nước trên thế giới có sự khác biệt khá lớn. Những
nước khoa học kỹ thuật phát triển thường có năng suất cao, và ngược lại, một số
nước dù có diện tích lạc tăng đáng kể nhưng năng suất lạc vẫn còn rất thấp.
Năng suất lạc trung bình của thế giới đạt từ 1,63 - 1,79 tấn/ha. Nước có năng
suất lạc cao nhất là Trung Quốc, năng suất trung bình đạt 3,49 - 3,65 tấn/ha, tiếp
đến là Mỹ, năng suất trung bình đạt 2,96 - 3,51 tấn/ha.
Nhìn chung, những nước có diện tích trồng lạc lớn lại có năng suất thấp và
mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Một số nước sản xuất lạc
chính có mức tăng năng suất không nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 13%, Xênêgan, Trung
Quốc năng suất hầu như không tăng. Tình trạng chênh lệch năng suất giữa các
nước rất đáng kể. Trong khi năng suất lạc của Ixraen trong 20 năm vẫn luôn ổn
định ở mức trên dưới 35 tạ/ha (trên diện tích nhỏ đạt tới 65 tạ/ha) thì nhiều nước
ở châu Phi và châu Á chỉ đạt năng suất 5 - 6 tạ/ha [18].
c. Về sản lượng
Trên 70% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản xuất lạc chính gồm: Trung
Quốc chiếm khoảng 37,26%, Ấn Độ 20,74%, Mỹ 8,13%, Nigiêria 6,57%,
Inđônêxia 2,94%. Các nước sản xuất lạc còn lại chỉ chiếm dưới 30% sản lượng
lạc của toàn thế giới.
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và
sản lượng lạc ở các nước còn rất lớn và cần phải khai thác. Trong khi năng suất
bình quân thế giới mới đạt xấp xỉ 1,8 tấn/ha. Ở Trung Quốc, thử nghiệm trên
diện tích hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn/ha, cao hơn 9 lần so với
năng suất bình quân của thế giới. Trong khi các loại cây ngũ cốc như lúa mì,
lúa nước đã gần đạt tới năng suất trần và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước
trên thế giới, thì năng suất lạc trong sản xuất vẫn còn khác xa so với tiềm năng
năng suất. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản
xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để
khai thác tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước
và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước
trên thế giới [18].
2.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nước ta đã cơ bản giải quyết được vấn đề lương
18
thực, nhiều địa phương có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là
chuyển những diện tích trồng lúa khó khăn, năng suất thấp và bấp bênh sang
trồng các loại cây rau màu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó,
cây lạc nhờ ưu thế về khả năng thích nghi rộng, yêu cầu kỹ thuật canh tác và đầu
tư không quá cao, giá trị và thị trường tiêu thụ khá ổn định, có nhiều giống lạc
có tiềm năng năng suất cao nên đã có một vai trò quan trọng trong định hướng
phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của các vùng sản xuất.
Bảng 2.4.Diện tích trồng lạc của các vùng sản xuất chính trong nước
(giai đoạn 2008 – 2013)
ĐVT: nghìn ha
Năm
Vùng
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Đồng bằng Sông Hồng
34,5
31,3
30,2
29,4
27,7
27,6
Trung du miền núi phía Bắc
50,5
50,4
50,2
50,9
51,8
51,9
Duyên hải miền Trung
107,3 108,2 102,3
98,7
97,6
98,9
Tây Nguyên
19,5
17,7
16,7
16,9
16,1
13,2
Đông Nam Bộ
29,6
29,1
20,5
15,4
12,2
9,8
Đồng bằng Sông Cửu Long
13,7
12,3
11,1
12,6
14,0
14,9
Cả nước
255,1 249,0 231,0 223,9 219,4 216,3
(Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2014)
a. Về diện tích
Cây lạc được trồng trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp của Việt
Nam, diện tích lạc chiếm khoảng 40% tổng diện tích gieo trồng các cây công
nghiệp ngắn ngày. Từ những năm 1980, sản xuất lạc có chiều hướng phát triển
ngày càng tăng. Trong 10 năm từ 1981 đến 1990, diện tích tăng bình quân
7%/năm, sản lượng tăng 9%/năm. Từ năm 1990 đến 1995, sản xuất lạc tăng về
diện tích và sản lượng song năng suất vẫn còn thấp, chỉ đạt 1 tấn/ha [18]. Trong
những năm gần đây, diện tích và sản lượng lạc tăng rõ rệt. Theo số liệu thống kê
năm 2013, diện tích lạc cả nước đạt 216.300 ha, phân bố ở 6 vùng sản xuất
chính (bảng 2.4).
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình… với diện tích 27.600 ha, chiếm 12,76%
diện tích trồng lạc của cả nước.
- Trung du và miền núi phía Bắc: Lạc được trồng tập trung ở các tỉnh như
19