Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Ảnh hưởng liều lượng phân chuồng trên sinh trưởng, phát triển và năng suất nấm sò (Pleurotus pulmonarius) trên giá thể mùn cưa vụ Đông Xuân 2015 tại Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.81 KB, 60 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................4
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ................................................................................4
PHẦN 1.................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.....................................................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài...................................................................................................................3
1.2.1. Mục đích đề tài......................................................................................................................................3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài.................................................................................................................................3

PHẦN 2.................................................................................................................4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................4
2.1. Phân loại nấm sò..........................................................................................................................................4
2.2 Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm sinh học..................................................................................................5
2.2.1. Nguồn gốc và phân bố..........................................................................................................................5
2.2.2. Đặc điểm sinh thái................................................................................................................................5
2.2.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo và đặc điểm phát triển............................................................................7
2.2.3.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo...........................................................................................................7
2.2.3.2 Đặc điểm phát triển........................................................................................................................7
2.2.4. Sự sinh sản và vòng đời của nấm sò....................................................................................................9
2.3. Giá trị của nấm sò........................................................................................................................................9
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng.................................................................................................................................9
2.3.2. Giá trị dược liệu. [2]...........................................................................................................................13
2.3.3. Giá trị kinh tế [7]................................................................................................................................13
2.3.3.1. Đối với kinh tế nông nghiệp.......................................................................................................13
2.3.3.2. Đối với xã hội..............................................................................................................................14
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm sò trên thế giới và trong nước........................................................14
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm sò trên thế giới.........................................................................14


2.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước.........................................................................................16
2.5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.........................................................................................................17
2.5.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................................17
2.5.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................................................17

PHẦN 3...............................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............20
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................................20
3.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................................20
- Thời gian sinh trưởng và phát triển của nấm sò trên các công thức thí nghiệm........................................20


- Đánh giá khả năng tốc độ phát triển của quả thể nấm sò trên các công thức thí nghiệm..........................21
- Tỷ lệ nhiễm do một số loại nấm mốc gây hại...............................................................................................21
- Năng suất.........................................................................................................................................................21
- Tính hiệu quả kinh tế của nấm sò ở các công thức thí nghiệm...................................................................21
- Liều lượng phân chuồng thích hợp................................................................................................................21
3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................................22
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..........................................................................................................22
3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................22
3.4.3. Phương pháp sử lý số liệu..................................................................................................................23
3.5. Quy trình trồng nấm sò..............................................................................................................................23
3.6. Cách tiến hành............................................................................................................................................23
3.6.1 Chuẩn bị nguyên liệu...........................................................................................................................23
3.6.2. Đóng bịch và cấy giống......................................................................................................................25
3.6.3. Chăm sóc và thu hái............................................................................................................................25
3.6.7. Điều kiện thời tiết...............................................................................................................................27

PHẦN 4...............................................................................................................28

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................28
4.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển nấm sò.............................................................................................28
4.2. Động thái tăng trưởng của quả thể nấm sò qua các ngày theo dõi.........................................................32
4.3. Kích thước và khối lượng cụm nấm sò qua các lần thu..........................................................................36
4.3.1 Kích thước quả thể...............................................................................................................................36
4.3.2. Khối lượng quả thể.............................................................................................................................39
4.4. Hình thái thương phẩm quả thể nấm sò trên một cụm nấm qua các lần thu..........................................40
4.5. Tỷ lệ khối lượng khô/tươi .........................................................................................................................41
4.6. Tỷ lệ nhiễm.................................................................................................................................................42
4.7. Năng suất của nấm sò thu được ở các công thức thí nghiệm..................................................................43
4.8. Hiệu quả kinh tế.........................................................................................................................................48

PHẦN 5...............................................................................................................52
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN...........................................................................52
5.1. Kết luận.......................................................................................................................................................52
Ở nấm sò trắng, công thức IV (9% PC), thu được 11.900ngàn đồng/tấn lãi tới 8.733ngàn đồng/tấn. ông
thức IV vượt trội 125,7% so với đối chứng.....................................................................................................53
Ở nấm sò tím, công thức IV (9% PC), đã thu được 13.984ngàn đồng/tấn, lãi tới 10.817ngàn đồng/tấn.
Công thức IV đạt 129,82% so với đối chứng.5.2 Đề nghị.............................................................................54

PHẦN 6...............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................55


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Hàm lượng các chất có trong mùn cưa [15]........................................2
Bảng 2: Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng.........................................2
Bảng 3: Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của vài loài nấm sò.........6
Bảng 4: Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của nấm sò..................................6

Bảng 4: Thành phần dinh dưỡng của nấm Sò (%)...........................................9
Bảng 5: Tỷ lệ % so với chất khô.......................................................................10
Bảng 6: Hàm lượng vitamin và chất khoáng..................................................12
Bảng 7: So sánh giá trị dinh dưỡng của một sô loại nấm ăn chủ yếu so với
một số loại rau và thịt........................................................................................12
Bảng 8: Tổng sản lượng nấm ăn trên thế giới và trung quốc qua các giai
đoạn 1978 – 2011 [12], [13]...............................................................................15
Bảng 9. Biên độ nhiệt trong thời gian làm thí nghiệm...................................27
Bảng 10: Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
nấm sò trên các công thức thí nghiệm.............................................................29
Bảng 11: Động thái tăng trưởng của quả thể nấm sò qua các ngày theo dõi
.............................................................................................................................34
Bảng 12: Kích thước và trọng lượng cụm nấm sò..........................................38
Bảng13: Hình thái thương phẩm quả thể nấm sò trên một cụm nấm qua các
lần thu.................................................................................................................39
Bảng 14: Hình thái thương phẩm quả thể nấm sò trên một cụm nấm qua
các lần thu..........................................................................................................40
Bảng 15: Một số chỉ tiêu lien quan đến chất lượng của nấm sò....................42
Bảng 16: Tình hình nhiễm nấm dại sau các lần thu.......................................43
Bảng 17: Năng suất thực thu của nấm sò trên các công thức thí nghiệm....44
Bảng 18: Tính toán hiệu quả kinh tế...............................................................48


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Chu kỳ sinh trưởng của nấm sò............................................................8
Hình 2. Các giai đoạn phát triển của nấm sò....................................................8

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ


Đồ thị 1: Động thái tăng trưởng của quả thể nấm sò trắng qua các ngày
theo dõi...............................................................................................................35
Đồ thị 2: Động thái tăng trưởng của quả thể nấm sò tím qua các ngày theo
dõi........................................................................................................................36
Đồ thị 3: Năng suất của nấm sò thu được ở các công thức thí nghiệm.........46
qua các đợt thu..................................................................................................46
Đồ thị 4: Năng suất của nấm sò tím thu được ở các công thức thí nghiệm .48
qua các đợt thu..................................................................................................48


PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein
(đạm thực vật) chỉ sau thịt, cá, giàu chất khoáng, các axit amin không thể thay thế
và các vitamin A, B, C, D, E,... Không có độc tố. Có thể coi nấm ăn như một loại
“rau sạch” và “thịt sạch”. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính
của biệt dược, có khả năng phòng và chữa bệnh như: Làm bại huyết áp, chống
bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu. Nhiều công trình nghiên cứu y
học xem nấ m như là một loại thuốc có khả năng phòng trống bệnh ung thư. Hướng
nghiên cứu này đang được tiếp tục làm sáng tỏ trong tương lai. [3].
Nấm sò (Pleurotus pulmonarius) có tới tám loại khác nhau như: Nấm sò
trắng (Pleurotus ostreatus), Nấm sò xám (Pleurotus sajor caju), Nấm sò Florida
(Pleurotus floridanus).... Nấm sò (Pleurotus pulmonarius) là một trong những loại
nấm ăn chủ yếu, trên thế giới hàng năm sản xuất hàng ngàn tấn, đứng thứ 4 sau
nấm mỡ, nấm hương, và nấm cuống vàng. Chủ yếu chúng được sản xuất ở Trung
Quốc, Nhật Bản, Italia, Pháp, Thụy Sĩ, Hunggari, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,
Philippin.... Thông thường người ta trồng nấm sò trắng và nấm sò xám. Nấm sò
phát triển nhanh và phổ biến là do dễ nuôi trồng, tính thích ứng mạnh, vùng trồng
rộng. Nhiệt độ 5 - 30 oC đều có thể trồng được và trồng quanh năm. Ngoài ra các

phế thải như: Mùn cưa, cỏ rơm rạ, thân ngô, vỏ hạt bông, vỏ hạt cải, vỏ đậu, bông
thải, lá chuối khô, lõi ngô... Để làm giá thể nuôi trồng. [6].
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có
như rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã
mía ở các nhà máy đường, ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu, chỉ cần sử
dụng khoảng 10 – 15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu
tấn/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. Mặt khác phần lớn rơm rạ sau khi thu
hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh
rạch, sông ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy... Do đó phát triển nghề sản xuất nấm ăn và
nấm dược liệu còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và là
nguyên liệu để tạo ra loại thực phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm
được chuyển sang làm phân bón hữu cơ, tạo thêm độ phì cho đất.[14]
Bên cạnh nguồn cacbon và nitơ, nhiều nguyên tố khoáng như P, K, Ca, S,
Mg, Fe, Cu, Zn… cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được của nấm.
Photpho tham gia cấu tạo axit nucleic và các chất tạo năng lượng, nếu thiếu sẽ kìm
1


hãm sự hấp thu glucose cũng như quá trình hô hấp của nấm. Kali dự phần trong sự
thẩm thấu và hút nước của tế bào, tham gia các hoạt động trao đổi chất và biến
dưỡng protein. Magie cần cho sự biến dưỡng các chất đường. Các nguyên tố vi
lượng khác như Fe, Zn, Mn, Mo, Bo… cần một lượng rất nhỏ nhưng rất quan trọng
cho việc hoạt hóa enzim, tổng hợp vitamin, hấp thụ trao đổi chất, kể cả quá trình
hình thành quả thể một cách bình thường.[3]
Nguyên liệu dùng làm giá thể như là mùn cưa, rơm rạ, các phế thải nông
nghiệp… Ở nước ta hiện nay đang dùng giá thể từ mùn cưa cao vì nó là phế thải
của cây cao su không có tinh dầu và không độc đồng thời nó có nguồn hàng cung
cấp ở Việt Nam rất phong phú.
Bảng 1: Hàm lượng các chất có trong mùn cưa [15]
Thành phần


Hàm lượng (%)

Protein thô

1,5

Lipid thô

1,1

Celulose và lignin

71,2

Hydrat cacbon hòa tan

25,4

Qua bảng về hàm lượng các chất có trong mùn cưa, ta thấy mùn cưa có
hàmlượng chất dinh dưỡng thấp trong đó protein tho chiếm 1,5%, liphit thô 1,1%
và cellulose và ligin chiếm 71,2%, Hydrat cacbon hòa tan là 25,4%.
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong phân chuồng có các hàm
lượng chất dinh dưỡng cao cần thiết cho cây cây trồng.
Bảng 2: Thành phân dinh dưỡng của phân chuồng
Loại phân

H2O

N


P2O5

K2O

CaO

MgO

82.0

0.80

0.41

0.26

0.09

0.10

Trâu bò

83.1

0.29

0.17

1.00


0.35

0.13

Ngựa

75.7

0.44

0.35

0.35

0.15

0.12



56.0

1.63

1.54

0.85

2.40


0.74

Vịt

56.0

1.00

1.40

0.62

1.70

0.35

Lợn

Qua bảng 2 cho thấy phân chuồng được coi là một cơ chất có thể phối trộn
với mùn cưa để tạo ra giá trể trồng nấm. Vì trong mùn cưa các chất dinh dưỡng
cung cấp cho nấm còn thấp, mặt khác nấm lại cần nguồn cacbon, nitơ và nhiều
nguyên tố khoáng như P, K, Ca, S, Mg, Fe, Cu, Zn…. Qua đó ta thấy, phân chuồng
có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nấm phát triển.
2


Tại Thừa Thiên Huế hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về cung cấp liều lượng
các chất cho nấm như MgSO 4 hay cung cấp Kali của các sinh viên khoa Nông Học,
trường Đại học Nông Lâm Huế, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu về việc cung cấp

thêm phân chuồng cho giá thể trồng nấm, do đó chúng tôi tiến hành thí nghiệm
“Ảnh hưởng liều lượng phân chuồng trên sinh trưởng, phát triển và năng suất
nấm sò (Pleurotus pulmonarius) trên giá thể mùn cưa vụ Đông Xuân 2015 tại
Thừa Thiên Huế”. Nhằm tìm ra giá thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc trồng sò,
từ đó có thể giúp cho bà con nông dân tăng sản lượng, chất lượng, góp phần tăng
thu nhập cho bà con nông dân.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích đề tài
- Xác định được liều lượng phân chuồng thích hợp với sinh trưởng phát triển
ở hai loại nấm sò trắng và tím cho hiệu qủa kinh tế cao nhất.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Phân tích, xác định được liệu lượng phân chuồng thích hợp với nấm sò.
Nắm vững quy trình trồng nấm sò.
Hiểu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và thương phẩm của nấm sò.
Nắm được phương pháp theo dõi và phân tích số liệu.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Phân loại nấm sò
- Nấm sò gồm liều loài [2]
- Tên khoa học: Pleurotus pulmonarius
- Chi: Pleurotus
- Họ: Pleurotaceae
- Bộ Nấm tán: Agaricales
- Lớp phụ: Hymenomycetidae
- Lớp: Hymenomycetes

- Ngành nấm đảm: Basidiomycota
- Giới phụ Nấm thật: Eumycota
- Giới nấm: Mycota hay Fungi
Giới Nấm (Fungi) bao gồm những cơ thể dị dưỡng (không quang hợp), có
kiểu dinh dưỡng phổ biến là hấp thụ, đôi khi có kiểu dinh dưỡng là nuốt thức ăn.
Cơ thể dinh dưỡng điển hình đơn bào hay đa bào dạng sợi không có hoặc có vách
ngăn. Tế bào có màng cứng và không có diệp lục. Thường là những sinh vật sống
bám, sinh trưởng không giới hạn. Dạng điển hình không chyển động (chỉ có sự
chuyển động của chất nguyên sinh qua sợi), nhưng các dạng chuyển động (Như
chuyển động bào tử, giao tử) cũng như chuyển động bằng giả túc của các dạng
amip và thể nhầy có thể quan sát được. Vách tế bào chủ yếu bằng kitin, xenluloza.
Sinh sản vô tính hay hữu tính và phát tán bằng bào tử có kích thước hiển vi, chỉ có
sự phân hóa mô có giới hạn. Giới Nấm gồm hơn 5.100 chi với 45.000 loài được
chia thành 4 giới phụ với nhiều ngành, bộ, lớp, họ khác nhau.
- Giới phụ Nấm nhầy (Gymnomycetoida)
- Giới phụ Nấm tảo (Phycomycetoida)
- Giới phụ Nấm thật (Eumycetoida)
- Giới phụ Restomycetoida.
Trong bốn giới phụ thì giới phụ Nấm thật (Eumycetoida) có ý nghĩa hơn cả
trong nuôi trồng nấm ăn, chia làm các ngành sau:
4


- Ngành Nấm một tiêm bao dính ở phía sau (Chytridiomycota).
- Ngành Nấm tiếp hợp (Zygomycota).
- Ngành Nấm men (Endomycota).
- Ngành Nấm nang (Ascomycota).
Trong các ngành của giới Nấm thật thì ngành Nấm giá là được quan tâm hơn
cả trong nấm ăn.
Ngành Nấm giá có đặc điểm: Cơ thể nấm dạng sợi, phân nhánh, giai đoạn sợi

song nhân chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ sống của nấm. Nấm có khả năng
sinh sản dinh dưỡng bằng sợi nấm, sinh sản vô tính bằng bào tử giá. Bào tử giá
đuoẹc hình thành trên giá. [4].
2.2 Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm sinh học
2.2.1. Nguồn gốc và phân bố
Nấm sò (Pleurotus) có khu phân bố trên toàn thế giới, được chia làm 4 nhóm
với tổng số lên đến 39 loài. [4].
Nấm sò thường có nhiều loại và nhiều chủng loại, chúng thường khác nhau
về màu sắc, hình dạng và khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ. Trong các
loại nấm sò được nuôi trồng thì Nấm sò trắng (Pleurotus pulmonarius), Nấm sò
xám (Pleurotus sp.Florida), Nấm sò tím (Pleurotus ostreatus) là những loại được
nuôi trồng phổ biến hơn cả. [8].
2.2.2. Đặc điểm sinh thái
Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm sò thì sự
tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như:
nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy ...
Nhiệt độ: Nấm sò mọc nhiều ở nhiệt độ tương đối rộng. Ở giai đoạn ủ tơ, một
số loài cần nhiệt độ từ 20 0C – 300C, một số loài khác cần từ 27 0C – 320C, thậm chí
350C như loài P.tuber-regium. Nhiệt độ thích hợp để nấm ra quả thể ở một số loài
cần từ 150C – 250C, số loài khác cần từ 250C – 320C .[7]

5


Bảng 3: Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của vài loài nấm sò
Loài nấm bào
ngư

Nhiệt độ thích
hợp cho tăng tơ


Nhiệt độ
thích hợp ra
nấm

Nhiệt độ
thích hợp sản
xuất

P.ostreatus

20 – 300C

150C

200C ± 50C

P.florida

25 – 300C

200C

250C ± 50C

P.sajor-caju

25 – 300C

250C


300C ± 50C

P.cortinatus

27 – 320C

280C

300C ± 50C

P.cystidionsus

27 – 320C

25 – 280C

300C ± 50C

P.flabellatus

20 – 280C

20 – 250C

250C ± 50C

P.eryngii

20 – 300C


20 – 220C

250C ± 50C

P.tuber-regium

350C

28 – 300C

---

P.abolonus

27 – 320C

250C

300C ± 50C

P.cornucopiae

250C

15 – 250C

200C ± 50C

Độ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm.

Trong giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ 50 - 60%, còn độ ẩm
không khí không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn tưới đón nấm ra quả thể, độ ẩm
không khí tốt nhất là 70 – 95%. Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát triển và
chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ
nấm. Nhưng nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống.
Bảng 4: Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của nấm sò
Loài nấm

Độ ẩm thích hợp
của cơ chất (%)

Độ ẩm tương đối (%) của không khí
Thích hợp cho sự
sinh trưởng của
hệ sợi nấm

Thích hợp cho sự
phát triển của quả
nấm

P.abolonus

60-70

70-80

90

P.sajor-caju


70

70-80

80-95

P.ostreatus

60-70

70-80

85-90

Cơ chất khi chế biến thường có những biến đổi về pH. Đối với nấm sò, khả
năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt, pH môi trường có thể giảm xuống
4,4 hoặc tăng lên 9 thì tơ nấm vẫn mọc được. Tuy nhiên pH thích hợp đối với hầu
hết các loài nấm sò trong khoảng 5 – 7. pH thấp làm quả thể không hình thành và
6


ngược lại pH quá kiềm tai nấm bị dị hình.
Ánh sáng: yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích thích nụ
nấm phát triển. Nhà nuôi trồng nấm cần có ánh sáng khoảng 200 – 300 lux (ánh sáng
khuếch tán – ánh sáng phòng). Còn ánh sánh yếu làm chân nấm dài ra và mũ hẹp.
Đặc biệt quá trình nẩy nầm của bào tử và tăng trưởng của tơ nấm sò có liên
quan đến nồng độ CO2 cao (22%), nhưng khi cần ra nấm thì nồng độ CO 2 phải
giảm và lượng oxy tăng lên. Nếu không mũ nấm sẽ bị hẹp lại trong khi chân nấm
dài ra, dẫn đến tai nấm bị dị dạng. Vì vậy nhà trồng cần có độ thông thoáng vừa
phải, nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp .[7]

2.2.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo và đặc điểm phát triển
2.2.3.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo
Nấm sò có nhiều loại, chúng khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng
thích nghi với điều kiện tự nhiên. Nấm có dạng phễu, mọc thành cụm bao gồm 3
phần: mũ, phiến, cuống.
Đến giai đoạn trưởng thành nấm sò sẽ phát tán bào tử, nhờ gió đưa bào tử rải
ra khắp nơi, gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ hình thành hệ sợi nấm sơ cấp.
Hệ sợi nấm sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên một mạng để rồi hình thành hệ sợi
nấm thứ cấp, sau đó có sự kết hợp của hệ sợi nấm thứ cấp hình thành quả thể hoàn
chỉnh [3].
2.2.3.2 Đặc điểm phát triển
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh
dưỡng sơ cấp và thứ cấp và kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh trưởng là
tai nấm. Tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống tiếp tục.
Nấm sò khi nuôi cấy hệ sợi tơ thường xuất hiện các gai nhọn mang dịch nước
đen. Bên trong dịch nước này là các bào tử vô tính (oidium). Bào tử này nảy mầm
cho lại tơ thứ cấp.

7


Hình 1. Chu kỳ sinh trưởng của nấm sò
- Nấm sò có đặc điểm là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm mang bào tử
kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm sò khi
còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn.

Hình 2. Các giai đoạn phát triển của nấm sò
(a) Dạng san hô; (b) Dạng dùi trống; (c) Dạng phễu; (d) Dạng phễu lệch
(e) Dạng lá lục bình.
- Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn, dựa theo hình dạng tai nấm mà

có tên gọi cho từng giai đọan:
- Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mãnh hình chùm.

8


- Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển
cả về chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ nấm không khác
nhau bao nhiêu.
- Dạng phễu: mũ mở rộng, trong không khí cuống còn ở giữa (giống cái phễu).
- Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí
trung tâm của mũ.
- Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trường, trong khi mũ vẫn tiếp tục phát
triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng.
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch sang bán cầu lệch có sự thay đổi về chất
(giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt
về khối lượng (trọng lượng tăng), sau đó giảm dần. Vì vậy thu hái nấm bào ngư
nên chọn lựa tai nấm vừa chuyển sang dạng lá .[7].
Nấm sò thuộc nhóm phá hoại gỗ. Phần lớn cơ chất dùng trồng nấm sò đều
chứa nguồn xenlulo. Tuy nhiên, đa số trường hợp lượng xenlulo bao giờ cũng thấp
hơn 50% còn lại là lignin, hemixenlulo và khoáng.
Đồi với nấm sò nói chung là loài có khẳ năng sử dụng lignin mạnh nhất, nhất
là thời gian khởi đầu của việc tạo quả thể nấm. Thí nghiệm của Zadrazil (1980) cho
thấy hầu hết các cơ chất nuôi trồng nấm bào ngư P.sp florida và P.cornucopiae đều
có sự giảm lignin một cách đáng kể.
2.2.4. Sự sinh sản và vòng đời của nấm sò
2.3. Giá trị của nấm sò
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Thành phần các chất dinh dưỡng chính của một số loài nấm sò bao gồm:
carbonhydrate, protein, amino acid, chất béo, khoáng chất, hoạt chất và các vitamin

được nhiều nhà dinh dưỡng học quan tâm nghiên cứu, nhằm đánh giá vai trò của
nấm như nguồn thực phẩm cho con người.
Carbonhydrate và protein là thành phần chính, chiếm từ 70 đến 90% trọng
lượng khô quả thể, tro khoảng 10% chứa nhiều loại chất khoáng. Chất béo có hàm
lượng thấp trong hầu hết các loài, dao động trong khoảng 1 - 2%, ngoại trừ P.
limpidus (9,4%).
Giá trị về mặt năng lượng được đánh giá trên cơ sở thành phần protein thô, chất
béo và carbohydrate, trị số này thấp khoảng từ 261 - 367 Kcal/100g chất khô [9].
Bảng 4: Thành phần dinh dưỡng của nấm Sò (%)
9


Tên loài

Nước

Protein
thô

Chất
béo

Đường tổng số

Chất


P.
cystidiosus


90,2

31

9

17

13

P. abalonus

91,7

32

4

19

3

P. blaoensis

89

25

4


11

8

Hàm lượng protein thô của nấm ăn dao động trong khoảng 18,4 - 61,5. Từ
dẫn liệu ở bảng 1 cho thấy hàm lượng protein thô ở cả 3 loài nấm trên có giá trị
trung bình 25 - 32%, trị số này có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng. Trong đó Pleurotus
abalonus có hàm lượng đạm cao nhất 32% và thấp nhất là ở Pleurotus blaoensis
điều này có thể do Pleurotus blaoensis là loài hoang dại mới được đưa vào nuôi
trồng chủ động so với 2 loài còn lại đã được thuần hóa sớm hơn.
Hàm lượng chất béo nhìn chung là khá thấp, trị số này cao nhất ở loài chuẩn
Pleurotus cystidiosus (9%) và bằng nhau ở Pleurotus abalonus và Pleurotus
blaoensis.
Hàm lượng carbonhydrat cao nhất ở Pleurotus abalonus và thấp nhất là ở
Pleurotus blaoensis ; hơn nữa, hàm lượng chất xơ trong Pleurotus abalonus là thấp
nhất, do vậy mà về mặt cảm quan cho thấy nấm Pleurotus abalonus có mùi vị
thơm ngon nhất trong 3 loài, tiếp đến là Pleurotus cystidiosus.
Hàm lượng nước của 3 loài trên dao động trong khoảng 89 - 91.7% nghĩa là
lượng sinh khối khô chỉ vào khoảng 10% song tỷ lệ chất dinh dưỡng rất đáng kể và
cân đối, vượt hơn hẳn các loại rau quả. Hàm lượng protein thô của nấm sò nếu như
so với các loại thịt cá lượng protein đạt xấp xỉ 40% trọng lượng khô, trị số sinh
năng lượng khá thấp, chỉ cung cấp năng lượng ở mức tối thiểu, đây là một trong
những ưu điểm của loài nấm ăn này, thích hợp cho người ăn kiêng.
Hầu hết những loại nấm ăn được nuôi trồng và sử dụng rộng rãi hiện nay
được xem là một loại rau, nhưng là rau cao cấp bởi ngoài đặc điểm ăn ngon, còn
chứa nhiều chất đạm, đường và nhất là nguyên tố khoáng và sinh tố.[1].
Bảng 5: Tỷ lệ % so với chất khô
ĐVT : mg/100g chất khô
Độ ẩm (w)


Protein

Lipit

Hydratcacbon

Tro

Calo

Trứng

74

13

11

1

0

156

Nấm mỡ

89

24


8

60

8

381

10


Nấm hương

92

13

5

78

7

392

Nấm sò

91

30


2

58

9

345

Nấm rơm

90

21

10

59

11

369

11


Bảng 6: Hàm lượng vitamin và chất khoáng
Axit

Ribofla- Thia-


Axit

Iron Canxi Phos-

nicotinic

vin

min

ascobic

Phorus

Trứng

0.1

0.31

0.4

0

2.5

50

210


Nấm mỡ

42.5

3.7

8.9

26.5

8.8

71

912

Nấm hương

54.9

4.9

7.8

0

4.5

12


171

Nấm sò

108.7

4.7

4.8

0

15.2

33

1348

Nấm rơm

91.9

3.3

1.2

20.2

17.2


71

677

( Nguồn: Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu ” NXB Nông nghiệp,
2010 - Đinh Xuân Linh)
Qua bảng 5 và bảng 6 cho thấy:
Hàm lượng protein có trong hầu hết các loại nấm đều rất cao ( nấm mỡ là
20%, nấm sò là 32% tính theo chất khô). Không những thế, protein của nấm lại có
chứa đầy đủ các axit amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, trong đó có
loại rất ít trong thức ăn thực vật.
Các vitamin có trong nấm, những loại có hạm lượng nhỏ nhưng nó không thể
thiếu trong các hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Các nhóm vitamin như: Vitamin
C, vitamin A và các loại cung cấp vitamin nhóm B...
Trong nấm ăn ngoài tác dụng là cung cấp hàm lượng vitamin còn có lượng chất
khoáng cần thiết cho cơ thể. Hàm lượn P và Fe của nấm sò luôn cao hơn so với trúng.
Bảng 7: So sánh giá trị dinh dưỡng của một sô loại nấm ăn chủ yếu so với một
số loại rau và thịt
ĐVT: mg/100g tươi
T
T

Nước

Protein

Chất
béo
(lipit)


Cacbon
hydrat

Chất
khoáng

Calo/100g
tươi

1

Nấm trồng

92

3,5

0,3

4,5

1,0

2,5

2

Khoai tây


95

1,8

0,1

2,7

0,6

2,0

3

Măng tây

75

2,0

0,1

2,1

1,1

8,5

4


Sữa bò

87

3,5

3,7

4,8

0,7

6,2

(Nguồn: Trương Quốc Tùng, Hỏi đáp kỹ thuật trồng nấm ăn ở hộ gia đình, NXB
12


khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội, 2008).
Qua bảng trên ta thấy:
* Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn tương đương với các loại rau cao cấp.
Tuy nhiên:
- Hàm lượng protein ở dạng dễ tiêu chiếm 70-90%, còn lại các loại rau khác
thấp hơn. Hàm lượng protein phụ thuộc vào nơi nuôi trồng và thời kỳ sinh trưởng
của nấm, cách chế biến nấm.
- Hàm lượng cacbon hydrat của nấm khá cao, cao hơn cả thịt bò, khoai tây và
các loại rau khác (hydrocacbon ở thịt bò = 0,5mg/100g tươi).
Hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng trên đều được con người hấp thụ triệt để.
Do vậy, nấm ăn được coi là một lọa thịt sạch. [11].
2.3.2. Giá trị dược liệu. [2]

Ở nấm ngoài giá trị dinh dưỡng phong phú, nấm sò còn có giá trị về mặt dược liệu.
Nhiều nghiên cứu cho biết nấm sò cùng một số nấm ăn khác có tác dụng
chữa bệnh ung thư.
Thử nghiệm về ung thư trên chuột bạch cho thấy, dùng nước nóng chiết suất
nấm sò có thể làm tiêu hoàn toàn khối u với tỷ lệ 50% chuột (dùng loài nấm sò
Pleurotus ostreatus ).
Nghiên cứu của S. C. Tam(1986) cho thấy nấm sò phượng vĩ (P.saor-caju) có
tác dụng hạ huyết áp.
Theo nghiên cứu nhà khoa học Trung Quốc - Phó Liên Giang (1985), nếu ăn
nấm sò với lượng 2,5g/kg sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu đã giảm từ
253,13mg xuống còn 193,12mg. Nếu ăn nấm sò với lượng cao hơn gấp đôi 5g/kg
thì sau 40 ngày lượng cholesterol trong máu giảm xuống còn 128,57mg.
2.3.3. Giá trị kinh tế [7]
2.3.3.1. Đối với kinh tế nông nghiệp
Nấm là một trong những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, do các yếu
tố sau:
Với diện tích nhỏ nhất, vẫn có thể cho năng suất cao nhất. Ví dụ như nấm rơm,
với phương pháp trồng ngoài trời, năng suất thấp nhất là 1 kg nấm tươi/ m2 , thì một
công đất (1000 m2 ), bình thường đã có thể thu được 1 tấn nấm tươi trong vòng một
tháng. Nếu với phương pháp trồng trong nhà và nguyên liệu là rơm rạ, sử dụng dàn
13


kệ (năm tầng), thì 1 m2 diện tích đất thu được từ 7 – 10 kg nấm tươi. Tuy nhiên, so
với nấm mỡ thì năng suất này còn thua khá xa (60 kg/ m2 – theo Noble, 1989)
Đầu tư thấp, vòng quay nhanh: Chu kỳ nuôi trồng nấm thường rất ngăn, nấm
rơm 20 – 25 ngày; nấm bào ngư, nấm mèo từ 2 tháng – 2 tháng rưỡi… Do đó, khi
gặp thiên tai hoặc biến động của thị trường, vẫn kịp dừng sản xuất hoặc chuyển
hướng canh tác, điều này không đơn giản ở các loại cây trồng khác. Nguyên liệu rẻ
và dồi dào: nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là các phế liệu nông lâm nghiệp, thường

rất nhiều ở các địa phương, vừa giải quyết về mặt môi trường, đồng thời tạo nên
sản phẩm mới. Phế phẩm sau khi trồng nấm còn có thể sử dụng cho chăn nuôi và
trồng trọt.
Giá trị kinh tế cao: Những nấm quen thuộc như nấm rơm, nấm mỡ, giá trung
bình từ 1.200 đến 1.300 USD/ 1 tấn nấm muối. Nấm mèo khoảng 3.500 đến 4.300
USD/ 1 tấn nấm khô. Nấm đông cô dao động trong khoảng 12.000 – 20.000 USD/
1 tấn nấm khô… Như vậy, so với nhiều loại nông sản thực phẩm khác (như: lúa,
đậu…), nấm có giá bán cao hơn nhiều.
2.3.3.2. Đối với xã hội
Giải quyết lao động: Trong tình hình chung của nước ta, lao động (nhất là lao
động nông nghiệp) nhàn rỗi khá nhiều, trong khi đời sống khó khăn. Trồng nấm thu
hút lượng lớn lao động, bao gồm: gia công chế biến meo giống, chất mô, xếp mô,
chăm sóc, thu mua và chế biến sản phẩm nấm... Tạo công ăn việc làm cho nhiều
người, đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Giải quyết nguồn thực phẩm: Việc trồng ra nấm để bán hoặc xuất khẩu, sẽ phát
sinh ra lượng nấm thừa. Lượng nấm này thường không nhỏ. Đây là nguồn thực phẩm
rất quí, không những bổ sung cho khẩu phần ăn hàng ngày chưa thật đầy đủ của người
dân, mà còn góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Tóm lại, trồng nấm vừa tăng thu nhập cho xã hội, đồng thời giải quyết nguồn
thực phẩm đang còn rất thiếu ở nước ta. Tuy nhiên, cần có kế hoạch đồng bộ, như
phổ biến quy trình, hướng dẫn cách thức, cung cấp giống, phòng chống bệnh, thu
mua và chế biến… Nếu chương trình nấm được tổ chức và hỗ trợ tốt của các cấp,
các ngành, chắc chắn sẽ thu lại lợi ích không nhỏ.
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm sò trên thế giới và trong nước
2.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm sò trên thế giới
Hiện nay trên thế giới sản xuất nấm là khoảng 12 triệu tấn và đang phát triển
với một tốc độ hàng năm trên 7%. Nó đã được ước tính nhu cầu và sản xuất nấm sẽ
14



duy trì tốc độ tăng trưởng và nó có thể đạt 25.000.000 tấn vào năm 2020 và 30
triệu tấn vào năm 2025. Hiện nay, ba vùng địa lý góp phần khoảng 96% của sản
xuất nấm trên thế giới - Châu Âu, Mỹ và Đông Á. Lý do quan trọng cho tập trung
sản xuất nấm ở Mỹ và các nước Châu Âu là 6 quốc gia, được gọi là G-6, thuộc các
khu vực này, tiêu thụ khoảng 85% lượng nấm trên thế giới sản xuất.[17]
Bảng 8: Tổng sản lượng nấm ăn trên thế giới và trung quốc qua các giai đoạn
1978 – 2011 [12], [13]
Chỉ tiêu

Sản lượng
nấm thế giới

Sản lượng nấm
Trung Quốc

(1000 tấn)

(1000 tấn)

1978

1000

60

6

1986

2104


568

27

1994

4891

2641

54

2000

10.369

6636

64

2004

17.059

11.600

68

2006


20.000

14.000

70

2008

21.625

17.300

80

2009

25.254

20.203

80

2010

27.515

22.012

80


2011

32.146

25.717

80

Năm

Tỷ lệ phần trăm
so với thế giới (%)

Nấm trồng không những là sản phẩm của các nước nông nghiệp, mà còn phát
triển ở các nước công nghiệp. Ở châu Âu nấm trở thành một ngành công nghiệp
lớn, được sản xuất cơ giới hóa toàn bộ như: Pháp, Ý, Đức, Hà Lan.... Ở châu Mỹ
như Mỹ, Mexico, Brazin.... Và các nước đang có công nghệ phát triển như Trung
Quốc, Thái Lan, Đài Loan....[10]
Qua bảng 8 ta thấy sản lượng nấm trên thế giới đạt 1triệu tấn (1978), sau hơn
ba mươi năm phát triển thì sản lượng nấm tăng một cách nhảy vọt lên tới 32 triệu
tấn nấm. Trong đó Trung quốc đã trở thành “ Cường quốc về nấm” khi năm 1978
chỉ đạt 6% so với sản lượng nấm thế giới. Đến năm 2000 sản lượng nấm của thế
giới đạt hơn 10.369 nghìn tấn trong đó sản lượng nấm của Trung Quốc là 6.636
nghìn tấn chiếm 64%. Tính tới thời điểm năm 2011 với sản lượng nấm của Trung
Quốc đạt hơn 25.717 nghìn tấn đạt 80% sản lượng thế giới.
Những năm gần đây, cùng với Trung Quốc một số quốc gia Châu Á đã chiếm vị
thế hàng đầu trong nghề sản xuất nấm ăn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Việc
15



sản xuất nấm tại các quốc gia này đã dần được hiện đại hóa và công nghiệp hóa trên
các đối tượng nấm thực phẩm chủ yếu như nấm mỡ, nấm sò, nấm hương.... Đây là
mặt hàng nấm thực phẩm chiếm ưu thế của khu vực Châu Á.
2.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ trong nước
Tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của Việt nam [3]
Việt Nam là một trong những nước có đủ điều kiện để phát triển ngành trồng
nấm do:
- Nguồn nguyên liệu để trồng nấm là rơm rạ, thân gỗ, mùn cưa, bã mía... Các
loại phế liệu sau thu hoạch rất giàu xenlulo. Nếu tính trung bình một tấn thóc sẽ
cho ra 1,2 tấn rơm rạ khô thì tổng sản lượng rơm rạ trong cả nước đạt con số vài
chục triệu tấn cho một năm. Chỉ cần sử dụng 10% số nguyên liệu kể trên để trồng
nấm thì sản lượng nấm đã đạt vài trăm ngàn tấn/năm.
- Lực lượng lao động dồi dào và giá cả lao động lại rẻ. Tính trung bình một
lao động nông nghiệp mới chỉ dùng tới 30 - 40% quỹ thời gian. Chưa kể đến việc
mọi lao động phụ đều có thể tham gia trồng nấm được.
- Điều kiện tự nhiên (về nhiệt độ và dộ ẩm...) cũng rất thích hợp cho nấm
phát triển. Cả hai nhóm nấm (nhóm ưa nhiệt độ cao: Nấm hương, nấm mộc nhĩ....,
nhóm ưa nhiệt độ thấp như: Nấm mỡ, nấm sò...) ở Việt Nam đều trồng được. Phân
vùng: đối với các tỉnh phía Nam tập trung trồng nấm rơm, mộc nhĩ, các tỉnh phía
Bắc trồng nấm hương, nấm sò, nấm mỡ.
- Vốn đầu tư ban đầu để trồng nấm rất ít so với việc đầu tư cho các ngành sản
xuất khác.
- Kỹ thuật trồng nấm không phức tạp. Một người dân bình thường có thể tiếp
thu được công nghệ trồng nấm trong thời gian ngắn.
- Thị trường tiêu thụ nấm trong và ngoài nước tăng nhanh do sự phát triển
chung của xã hội và dân số. Hiệp hội nấm thế giới đã đưa ra chỉ số bình quân
lượng tiêu thụ nấm ăn cho một người trong một năm để đánh giá sự phát triển kinh
tế của một quốc gia.
Theo Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 16 loại nấm.

Sản lượng hàng năm đạt 250.000 tấn nấm tươi, kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu
USD năm 2009 và tăng lên 90 triệu USD trong năm 2011.
Căn cứ Quyết định số 439 của Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng tư năm
2012, nấm ăn và dược liệu có trong danh sách các sản phẩm quốc gia được ưa
thích dành cho đầu tư. Theo Quyết định này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
16


thôn đang tiến hành các chương trình phát triển kinh doanh nấm vào năm 2020.
Các mục tiêu chính của chương trình này là để sản xuất nấm ăn và dược liệu trên
cơ sở các khía cạnh định hướng hang hóa, từng bước áp dụng cao công nghệ, liên
kết chặt chẽ nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ với xây dựng
thương hiệu cho nấm Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần tăng thu nhập cho
khu vực nông thôn.
Hy vọng rằng Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ khoảng 400.000 tấn nấm các
loại và kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 150-200 triệu USD mỗi năm vào năm 2015. Và
sản xuất và tiêu thụ nấm sẽ tăng lên 1 triệu tấn mỗi năm, cung cấp 1 triệu việc làm
cho lao động nông thôn và giá trị xuất khẩu cho đến 450-500 triệu USD mỗi năm
vào năm 2020.
Ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
nhấn mạnh rằng với một cái nhìn để phát triển trồng nấm, ngoài việc đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học về nấm, chọn giống nấm mà cho năng suất cao và chất lượng
tốt là những gì chúng ta phải làm xây dựng hoàn chỉnh kinh doanh nấm từ Trung
ương đến các chính phủ ở cấp địa phương, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu
dùng. Đồng thời, chúng ta phải đẩy mạnh tiếp thị, tuyên truyền và đào tạo nguồn
nhân lực. Sau đó, các mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn trong năm 2020 sẽ ở mức tầm
tay chúng ta.[16]
2.5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.5.1. Cơ sở lý luận
Mọi sinh vật nói chung và nấm sò nói riêng, nấm chỉ có thể sinh trưởng và

phát triển trong một điều kiện nhất định. Để nâng cao năng suất và chất lượng nấm
sò, chúng ta cần tạo điều kiện ngoại cảnh, điều kiện môi trường dinh dưỡng thuận
lợi cho nấm sò. Ngoài các nguyên tố khoáng như P, K, Ca, Fe, Cu, Mg,... Và nguồn
cacbon và nito là không thể thiếu đối với nấm. Nấm sò dễ nuôi trồng, thích nghi
với nhiều điều kiện khác nhau, có vùng trồng rộng. Ở nước ta có thể trồng nấm
quanh năm vì nấm sò sinh trưởng, phát triển trong khoảng 5 - 3 oC. Môi trường nuôi
nấm rộng, có thể dùng các phế thải như: mùn cưa, cỏ rơm rạ,thân ngô, vỏ đậu,
bông thải.... Chính vì vậy Việt Nam nói chung và Thừa thiên Huế nói riêng rất
thuận lợi cho việc phát triển trồng nấm sò.
Việc sản xuất nấm, ngoài việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, thì nguồn
lao động nhàn rỗi, góp phần vào phát triển nông nghiệp nông thôn thì sản xuất nấm
còn có thêm lợi thế về xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ cho Đất Nước.
2.5.2. Cơ sở thực tiễn
17


Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein
(đạm thực vật) chỉ sau thịt, cá, giàu chất khoáng, các axit amin không thể thay thế
và các vitamin A, B, C, D, E,... Không có độc tố. Có thể coi nấm ăn như một loại
“rau sạch” và “thịt sạch”.
Việt nam là một nước nông nghiệp nên nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn
có như rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy
dệt, bã mía ở các nhà máy đường ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu,
chỉ cần sử dụng khoảng 10 – 15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã tạo
ra trên 1 triệu tấn/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. Mặt khác phần lớn rơm
rạ sau khi thu hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc
ném xuống kênh rạch, sông ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy... Do đó phát triển nghề
sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường và là nguyên liệu để tạo ra loại thực phẩm có giá trị cao mà phế
liệu sau khi thu hoạch nấm được chuyển sang làm phân bón hữu cơ, tạo thêm độ

phì cho đất.
Việt nam là một trong những nước có đầy đủ các yếu tố về phát triển, sản
xuất đa dạng các loại nấm khác nhau phù hợp với từng điều kiện tự nhiên, từng
vùng miền khác nhau như miền Bắc thì trồng các loại nấm như nấm sò, mộc nhic,
nấm hương...., miền Trung vào miền Nam thì trồng nấm rơm, nấm linh chi.
Ở Thừa Thiên Huế, nấm ăn, nấm dược liệu được trồng nhiều nơi như: ở Phú
Lương, huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền, phường Kim Long, huyện Phong
Điền… là một trong những địa điểm điển hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu tập
trung và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trên địa bàn các mô hình sản xuất đang còn
nhỏ lẻ, phân tán, sản phẩm tiêu thụ nội địa là chính, chưa thỏa mãn tiềm năng, giá
trị của nó. Nhưng việc trồng nấm đã trở thành nghề chính mang lại nhiều lợi ích
thiết thực, thu nhập ổn định cho nhiều người dân nơi đây, góp phần tận dụng nguồn
phế phẩm nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt lao động nhàn rỗi vào
lúc trái vụ và mùa mưa. Tuy nhiên, để trồng nấm thực sự là nghề sản xuất kinh
doanh ở địa phương, mang lại hiệu quả cao và thu nhập ổn định cho người dân,
nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết: (1) Thực trạng sản xuất nấm ở Thừa Thiên
Huế trong những năm qua như thế nào? (2) Kết quả và hiệu quả trồng nấm ở đây?
(3) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất nấm của các hộ dân sản xuất? (4)
Giải pháp nào để phát triển nghề trồng nấm ăn trong thời gian đạt hiệu quả cao và
ổn định?. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tập trung nghiên tới vấn đề
những nhân tố ảnh hưởng tới năng suất nấm: Nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng liều
lượng phân truồng trên sinh trưởng, phát triển và năng suất nấm sò (Pleurotus
18


pulmonarius) trên giá thể mùn cưa, vụ Đông Xuân 2015 tại Thừa Thiên Huế”,
là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.

19



PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Có 2 giống nấm nấm sò (Pleurotus pulmonarius) trắng, tím trên các giá thể
phối trộn giữa mùn cưa, cám và các liều lượng phân truồng khác nhau.
Công thức I : (Đối chứng) trồng trên nguyên liệu mùn cưa cao su có bổ sung
Bột nhẹ (CaCO3 1%)
Cám Gạo 5%
Công thức II : Trồng trên nguyên liệu mùn cưa cao su có bổ sung
Bột nhẹ (CaCO3 1%)
Cám Gạo 5%
Phân truồng 3%
Công thức III : Trồng trên nguyên liệu mùn cưa cao su có bổ sung
Bột nhẹ (CaCO3 1 %)
Cám Gạo 5 %
Phân truồng 6%
Công thức IV: Trồng trên nguyên liệu mùn cưa cao su có bổ sung
Bột nhẹ (CaCO3 1 %)
Cám Gạo 5 %.
Phân chuồng 9%.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Thời gian sinh trưởng và phát triển của nấm sò trên các công thức thí nghiệm.
20


- Đánh giá khả năng tốc độ phát triển của quả thể nấm sò trên các công thức
thí nghiệm.
- Tỷ lệ nhiễm do một số loại nấm mốc gây hại.

- Năng suất
- Tính hiệu quả kinh tế của nấm sò ở các công thức thí nghiệm.
- Liều lượng phân chuồng thích hợp.

21


×