Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

SỮA mẹ BS lê ngọc anh thy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.18 KB, 9 trang )

PHẢN XẠ XUỐNG SỮA - ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG ĐỂ VẮT/HÚT SỮA THÀNH
CÔNG
Viết bài: BS Lê Ngọc Anh Thy
Vắt/Hút sữa là một kỹ năng cần học hỏi, không tự nhiên có thể vắt/hút được hiệu quả,
vì nó không đúng với sinh lý bình thường là cho con bú trực tiếp. Hy vọng bài viết giúp
mẹ hiểu và áp dụng hiệu quả.
Ở đây không bàn tới khi nào phải vắt sữa bằng tay, khi nào dùng máy, chỉ tập trung
vào kỹ thuật giúp các mẹ vắt/hút sữa hiệu quả.
Vì là kỹ năng cần học hỏi, nên mẹ đừng nản chí khi mới tập vắt hay hút sữa. Ban đầu
có thể được rất ít, nhưng theo thời gian, chừng 1-2 tuần, mẹ sẽ quen, sẽ thành thạo
hơn, sẽ vắt/hút được nhiều hơn.
I. PHẢN XẠ XUỐNG SỮA LÀ GÌ?
Cho dù mẹ vắt sữa bằng tay hay bằng máy, dùng máy đôi hay máy đơn, thì phản xạ
này đều cần phải có.
Khi bé bú mẹ trực tiếp, miệng và lưỡi bé tiếp xúc trực tiếp ti mẹ, kích thích
quầng vú và đầu ti mẹ
-> Não bộ tiết ra oxytocin
-> các nang sữa co thắt đồng loạt
-> sữa được phóng ra đồng loạt ở các nang sữa
-> tạo phản xạ xuống sữa.
Cảm giác của mẹ lúc này: tê tê châm chít ở ngực 2 ngực, hoặc chảy sữa.
Mẹ nào cũng có cảm giác này?
-> Không đúng! Có mẹ cảm nhận được, có mẹ không. (3)
30% các mẹ không cảm nhận được phản xạ này (3).
Hầu hết các mẹ chỉ cảm nhận được phản xạ xuống sữa lúc bắt đầu, những phản xạ
xuống sữa sau đó sẽ không cảm nhận được (mặc dù nó vẫn xảy ra)
NHƯNG: gọi là bú/hút hiệu quả thì lúc nào cũng phải có phản xạ này (dù mẹ có cảm
nhận được hay không)
Chỉ khi bé bú hay hút sữa thì phản xạ xuống sữa mới xảy ra?
-> Không đúng!



KỸ THUẬT VẮT SỮA BẰNG TAY
19 Tháng 8 2015 lúc 20:15
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
Không có phương pháp nào có thể rút sữa khỏi ngực mẹ một cách hiệu quả như
việc bé bú trực tiếp.
Lý do: miệng, lưỡi, hàm trên, hàm dưới của bé tạo ra cơ chế kích thích đầu ti - quầng
vú, và tạo ra cơ chế nút, áp lực nút một cách tự nhiên mà việc dùng tay hay dùng máy
không thể nào thay thế được.
Chìa khóa để vắt/hút sữa thành công: Kích thích phản xạ xuống sữa
Vắt/Hút sữa là một kỹ năng cần học hỏi, không tự nhiên có thể vắt/hút được hiệu quả,
vì nó không đúng với sinh lý bình thường.
Ở đây không bàn tới khi nào phải vắt sữa bằng tay, khi nào dùng máy, chỉ tập trung
vào kỹ thuật giúp các mẹ vắt/hút sữa hiệu quả.
Vì là kỹ năng cần học hỏi, nên mẹ đừng nản chí khi mới tập vắt hay hút sữa. Ban đầu
có thể được rất ít, nhưng theo thời gian, chừng 1-2 tuần, mẹ sẽ quen, sẽ thành thạo
hơn, sẽ vắt/hút được nhiều hơn.
II. KỸ THUẬT MASSAGE VÊ QUẦNG VÚ ĐẦU TI - KÍCH THÍCH PHẢN XẠ XUỐNG
SỮA:
Các mẹ có thể xem nhiều thông tin trên mạng, nhiều cách massage để kích thích phản
xạ xuống sữa, mẹ cứ áp dụng và xem cách nào thích hợp với mình, miễn cách đó giúp
mẹ dễ xuống sữa là được. Mẹ có thể tham khảo cách dưới đây:
Khi massage vê quầng vú đầu ti, mẹ không cần p tuân theo 100% theo hướng dẫn.
Mục đích của việc massage giúp mẹ thư giãn, sau đó là kích thích dây thần kinh
quanh quầng vú và đầu ti.
Cả quá trình massage vê quầng vú đầu ti cần khoảng 1-2 phút, tùy từng mẹ. Nếu mới
30 giây sữa đã xuống thì mẹ vắt hay hút luôn, không cần làm đủ thời gian đưa ra. Ưu
tiên cho thời gian vê quầng vú và đầu ti nhiều hơn massage ngực, vì các dây thần kinh
kích thích phản xạ xuống sữa nằm ở quanh quầng vú đầu ti.
Có thể chỉ đơn giản là dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30

giây). Dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú đầu ti, lực vê không quá nhẹ, cũng không
quá mạnh gây đau, đủ "phê" là được. Vê cho tới khi xuống sữa thì dừng, rồi thực hiên
vắt tay hay hút máy.
III. KỸ THUẬT VẮT TAY:
Vắt tay rất thuận tiện vì nó dễ chứ không khó, có thể áp dụng bất cứ lúc nào, không hề
tốn kém nhiều mẹ thuần thục đến nỗi vắt tay hoàn toàn, không cần dùng đến máy hút


sữa. Mẹ có thể dùng vào những ngày đầu, nếu bé phải cách ly mẹ, hay khi ngực quá
căng cần vắt bớt cho bé dễ bú, hoặc vắt sữa khi tắc tia...
* Đầu tiên mẹ nhớ rửa 2 tay bằng xà phòng thật sạch rồi mới bắt đầu vắt.
* Cách đặt ngón tay hình chữ C:
- Đặt các ngón tay như trong hình, lưu ý đặt ở rìa quầng vú (thường là cách chân ti
khoảng 2,5 cm)

Hình ảnh được mô tả theo kỹ thuật
Marmet (copyright 1978, revised 1979, 1981 and 1988 - Chele Marmet)
* Kỹ thuật vắt:

Hình ảnh được mô tả theo kỹ thuật Marmet (copyright 1978, revised 1979, 1981 and
1988 - Chele Marmet)
- Massage vê quầng vú như trên.
- Tiến hành vắt theo các động tác:


* ẤN hướng ra sau ngực
* BÓP
* THẢ tay
- Xoay tròn ngón tay quanh quầng vú để tác động trên các tia sữa khác nhau
- Trên cùng 1 ngực, lần lượt đổi tay phải rồi sang tay trái ... để có thể tác động lên tất

cả các tia sữa.
Ví dụ trên cùng là ngực phải, áp dụng cả 2 tay

Hình
ảnh được mô tả theo kỹ thuật Marmet (copyright 1978, revised 1979, 1981 and 1988 Chele Marmet)

Hình ảnh được mô tả theo kỹ thuật Marmet (copyright 1978, revised 1979, 1981 and
1988 - Chele Marmet)
* Ví dụ về trình tự khi Vắt tay
1. Massage ngực vê quầng vú đầu ti khoảng 2 phút -> vắt bên phải -> sữa ra ít hơn
2. Massage ngực vê quầng vú đầu ti khoảng 2 phút -> vắt bên trái -> sữa ra it hơn
3. Massage ngực vê quầng vú đầu ti khoảng 2 phút -> vắt bên phải -> sữa ra it hơn
4. Massage ngực vê quầng vú đầu ti khoảng 2 phút -> vắt bên trái ->...


* Lưu ý:
- khi vắt tay, những cái đầu tiên có thể chưa ra sữa, mẹ cứ việc vắt thêm mấy cái nữa,
rồi đổi bên xen kẽ, nhất là vào những ngày đầu, sữa non rất ít, nên có khi vắt 3-4 cái
mới có 1 giọt sữa chảy ra, mẹ sẽ hứng sữa bằng muỗng. (xem clip số 2 sẽ rất rõ)
- vắt tay không đau, nếu cảm thấy đau, nghĩa là mẹ làm sai chỗ nào đó.
Link Clip hướng dẫn massage và vắt sữa bằng tay:
1. />2. />- Không để tay thế này:

Hình ảnh được mô tả theo kỹ thuật Marmet (copyright 1978, revised 1979, 1981 and
1988 - Chele Marmet)
IV THỜI GIAN VẮT SỮA:
- Vắt tay hay hút bằng máy đơn thì khoảng 20-30 phút, tính cả thời gian massage vê
quầng vú đầu ti.
- Hút bằng máy hút đôi thì chỉ cần 10-20 phút, có mẹ chỉ cần 5 phút là đã hút gần như
đủ lượng sữa cần hút. Vì vậy không quy định thời gian hút một cách chính xác. Thời

gian gợi ý chỉ là con số tham khảo hay gặp ở các mẹ.
- Không nên hút lâu hơn 20 phút mỗi bên vì sẽ dễ tổn thương đầu ti.


KỸ THUẬT HÚT SỮA BẰNG MÁY
21 Tháng 8 2015 lúc 8:48
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
Không có phương pháp nào có thể rút sữa khỏi ngực mẹ một cách hiệu quả như
việc bé bú trực tiếp.
Lý do: miệng, lưỡi, hàm trên, hàm dưới của bé tạo ra cơ chế kích thích đầu ti - quầng
vú, và tạo ra cơ chế nút, áp lực nút một cách tự nhiên mà việc dùng tay hay dùng máy
không thể nào thay thế được.
Chìa khóa để vắt/hút sữa thành công: Kích thích phản xạ xuống sữa
Vắt/Hút sữa là một kỹ năng cần học hỏi, không tự nhiên có thể vắt/hút được hiệu quả,
vì nó không đúng với sinh lý bình thường.
Vì là kỹ năng cần học hỏi, nên mẹ đừng nản chí khi mới tập vắt hay hút sữa. Ban đầu
có thể được rất ít, nhưng theo thời gian, chừng 1-2 tuần, mẹ sẽ quen, sẽ thành thạo
hơn, sẽ vắt/hút được nhiều hơn.
II. KỸ THUẬT MASSAGE VÊ QUẦNG VÚ ĐẦU TI - KÍCH THÍCH PHẢN XẠ XUỐNG
SỮA:
Các mẹ có thể xem nhiều thông tin trên mạng, nhiều cách massage để kích thích phản
xạ xuống sữa, mẹ cứ áp dụng và xem cách nào thích hợp với mình, miễn cách đó giúp
mẹ dễ xuống sữa là được. Mẹ có thể tham khảo cách dưới đây:
Khi massage vê quầng vú đầu ti, mẹ không cần phải tuân theo 100% theo hướng dẫn.
Mục đích của việc massage giúp mẹ thư giãn, sau đó là kích thích dây thần kinh
quanh quầng vú và đầu ti.
Cả quá trình massage vê quầng vú đầu ti cần khoảng 1-2 phút, tùy từng mẹ. Nếu mới
30 giây sữa đã xuống thì mẹ vắt hay hút luôn, không cần làm đủ thời gian đưa ra. Ưu
tiên cho thời gian vê quầng vú và đầu ti nhiều hơn massage ngực, vì các dây thần kinh
kích thích phản xạ xuống sữa nằm ở quanh quầng vú đầu ti.

Có thể chỉ đơn giản là dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30
giây). Dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú đầu ti, lực vê không quá nhẹ, cũng không
quá mạnh gây đau, đủ "phê" là được. Vê cho tới khi xuống sữa thì dừng, rồi thực hiên
vắt tay hay hút máy.
III. KỸ THUẬT HÚT SỮA BẰNG MÁY
- Vẫn phải tạo phản xạ xuống sữa trước và trong quá trình hút.
- Nếu máy có chế độ massage (chế độ có lực hút nhẹ và nhanh kéo dài khoảng 2
phút), mẹ có thể tận dụng chế độ này mà không cần massage vê quầng vú bằng tay.


- Mỗi cơ thể người mẹ đều khác nhau, có mẹ cảm thấy chế độ massage của máy hiệu
quả, giúp mình xuống sữa dễ, nhưng có mẹ không có cảm giác gì khi dùng chế độ
massage của máy, mà dùng tay lại dễ xuống sữa hơn. Vậy mẹ hãy thử tìm hiểu cơ thể
mình xem phương pháp nào thích hợp với mình thì dùng, k cần dùng cả 2 vì sẽ mất
thời gian.
- Khi bắt đầu chuyển qua chế độ hút, mẹ sẽ tăng lực hút dần đến lực hút mạnh nhất
mà mẹ không thấy đau, không dùng lực hút mạnh nhất của máy, vì sẽ dễ gây tổn
thương đầu ti.
Ví dụ về trình tự khi Hút sữa bằng máy đơn:
1. Massage ngực vê quầng vú đầu ti khoảng 2 phút -> vắt bên phải -> sữa ra ít hơn
2. Massage ngực vê quầng vú đầu ti khoảng 2 phút -> vắt bên trái -> sữa ra it hơn
3. Massage ngực vê quầng vú đầu ti khoảng 2 phút -> vắt bên phải -> sữa ra it hơn
4. Massage ngực vê quầng vú đầu ti khoảng 2 phút -> vắt bên trái ->...
Với máy đôi thì không cần đổi bên:
Massage ngực vê quầng vú đầu ti khoảng 2 phút hoặc dùng chế độ massage của máy
(bước 1) -> hút -> sữa xuống chậm -> bước 1 -> hút -> sữa xuống chậm -> bước 1 ...
IV. THỜI GIAN HÚT SỮA:
- Vắt tay hay hút bằng máy đơn thì khoảng 20-30 phút, tính cả thời gian massage vê
quầng vú đầu ti.
- Hút bằng máy hút đôi thì chỉ cần 10-20 phút, có mẹ chỉ cần 5 phút là đã hút gần như

đủ lượng sữa cần hút. Vì vậy không quy định thời gian hút một cách chính xác. Thời
gian gợi ý chỉ là con số tham khảo hay gặp ở các mẹ.
- Không nên hút lâu hơn 20 phút mỗi bên vì sẽ dễ tổn thương đầu ti.
V. LƯU Ý:
- Không nhìn chằm chằm váo cái mái hút sữa vì sẽ gây áp lực cho mẹ, ức chế xuống
sữa.
- Mẹ nên vừa hút sữa vừa xem phim, nghe nhạc, xem hài ,... làm những việc gì mình
yêu thích.- Nếu không kích thích được phản xạ xuống sữa, mẹ xem kỹ lại bài về Phản
xạ xuống sữa (link để ở phần I)
Viết bài: BS Lê Ngọc Anh Thy
Một số mẹ chỉ cần nhìn hình con, nghe tiếng con khóc, ngửi mùi quần áo con, nhìn
thấy cái máy hút sữa hay vải áo mẹ đang mặc đụng vào đầu vú là phản xạ xuống sữa
cũng xuất hiện (1, 2)
Một cữ bú có mấy lần xuống sữa?
Trong nghiên cứu của Kent (3):


- Khoảng 75% các mẹ có hơn 1 lần xuống sữa.
- Trung bình mỗi bên xuống sữa khoảng 2,2 lần
- Phản xạ xuống sữa càng nhiều lần thì bé càng nhận được nhiều sữa.
Phản xạ xuống sữa kéo dài bao lâu?
Mất khoảng 1-2 phút để kích thích phản xạ xuống sữa,
Phản xạ này kéo dài trung bình khoảng 3 phút.
II. NHỮNG YẾU TỐ ỨC CHẾ PHẢN XẠ XUỐNG SỮA:
- Stress: thường gặp trong những lần đầu tập vắt/hút sữa, khi mẹ có chuyện buồn
trong gia đình
- Áp lực về thời gian: đi làm không có nhiều thời gian hút sữa
- Áp lực từ những người xung quanh: ông bà, hàng xóm nhìn nhận việc hút sữa là
không nên làm
- Áp lực chăm con, không có người phụ giúp

III. MÔI TRƯỜNG GIÚP KÍCH THÍCH PHẢN XẠ XUỐNG SỮA:
- Hút sữa ở nơi quen thuộc, ngồi thoải mái, một số mẹ có thể hút ở tư thế nằm cũng
khá thoải mái.
- Hạn chế sự gián đoạn trong khi hút sữa: nhờ người nhà hỗ trợ trông coi bé,... Nếu là
ở cơ quan, kiếm một phòng kín hay 1 góc kín, xoay mặt vào trong, dùng áo choàng
cho con bú trùm lên người. Dĩ nhiên chỉ hạn chế ở mức có thể, nhiều mẹ không có
người giúp, vừa hút sữa vừa trông con thì cũng phải chấp nhận.
- Không nhìn chằm chằm vào cái máy hút sữa để xem sữa có ra không, vì nhìn chằm
chằm vào sẽ khiến mẹ stress áp lực, điều này ức chế sự xuống sữa
- Trong khi hút sữa, hãy mở ti vi/điện thoại xem phim, xem hài, nghe nhạc... hãy thoải
mái đầu óc
- Có thể tự tạo một quy trình quen thuộc trước khi hút sữa, ví dụ ngồi nhắm mắt hít thở
sâu tưởng tượng mình đang ở bãi biển hay một nơi có cảnh đẹp thật đẹp trong vài
phút -> chườm ngực bằng khăn ấm -> massage ngực quầng vú đầu ti.
- Để quần áo đã mặc của con kế bên, hay nhìn vào hình của bé, tưởng tượng bé đang
bú trực tiếp, hay mở ghi âm giọng của bé.
- Bé bú 1 bên, mẹ vắt hay hút bên còn lại song song
- Trong quá trình vắt/hút sữa, nên dừng lại xen kẽ vài lần để massage
IV. KỸ THUẬT MASSAGE VÊ QUẦNG VÚ ĐẦU TI:
Các mẹ có thể xem nhiều thông tin trên mạng, nhiều cách massage để kích thích phản
xạ xuống sữa, mẹ cứ áp dụng và xem cách nào thích hợp với mình, miễn cách đó giúp
mẹ dễ xuống sữa là được. Mẹ có thể tham khảo cách dưới đây:


Khi massage vê quầng vú đầu ti, mẹ không cần phải tuân theo 100% theo hướng dẫn.
Mục đích của việc massage giúp mẹ thư giãn, sau đó là kích thích dây thần kinh
quanh quầng vú và đầu ti.
Cả quá trình massage vê quầng vú đầu ti cần khoảng 1-2 phút, tùy từng mẹ. Nếu mới
30 giây sữa đã xuống thì mẹ vắt hay hút luôn, không cần làm đủ thời gian đưa ra. Ưu
tiên cho thời gian vê quầng vú và đầu ti nhiều hơn massage ngực, vì các dây thần kinh

kích thích phản xạ xuống sữa nằm ở quanh quầng vú đầu ti.
Có thể chỉ đơn giản là dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực (khoảng 30
giây). Dùng 5 ngón tay chụm lại vê quầng vú đầu ti, lực vê không quá nhẹ, cũng không
quá mạnh gây đau, đủ "phê" là được. Vê cho tới khi xuống sữa thì dừng, rồi thực hiên
vắt tay hay hút máy.
Một số loại máy có chế độ massage, nếu mẹ dùng chế độ massage của máy mà sữa
xuống dễ dàng thì không cần massage bằng tay. Nếu chế độ massage của máy không
giúp mẹ kích thích được phản xạ xuống sữa, mẹ thử massage bằng tay xem sao, nếu
"phê" thì dùng massage tay luôn, không cần massage bằng máy trở lại.
V. NGUYÊN TẮC CHUNG ÁP DỤNG PHẢN XẠ XUỐNG SỮA VÀO VẮT/HÚT SỮA:
Không có phương pháp nào có thể rút sữa khỏi ngực mẹ một cách hiệu quả như
việc bé bú trực tiếp.
Lý do: miệng, lưỡi, hàm trên, hàm dưới của bé tạo ra cơ chế kích thích đầu ti - quầng
vú, và tạo ra cơ chế nút, áp lực nút một cách tự nhiên mà việc dùng tay hay dùng máy
không thể nào thay thế được.
Chìa khóa để vắt/hút sữa thành công: Kích thích phản xạ xuống sữa
Cần kích thích phản xạ xuống sữa trước khi vắt/hút và xen kẽ trong quá trình vắt
hút.
(sẽ có bài viết cụ thể cho các mẹ)



×