Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

cuối kì quản trị học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.24 KB, 26 trang )

CẤP ĐỘ A
1.Nêu khái niệm của tổ chức. Bạn hãy cho biết đặc điểm và những hoạt động cơ bản của tổ chức
là gì?
TL: Tổ chức: là tập hợp của 2 hay nhiều người cùng hoạt động trong các hình thái cơ cấu nhất
định để đạt được những mục đích chung.
Đặc điểm và những hoạt động cơ bản của tổ chức:
Đặc điểm cơ bản:
• Mang tính mục đích
• Là đơn vị XH
• Hoạt động theo những cách thức nhất định để đạt mục đích
• Thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt đc mục đích
• Hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các tổ chức khác
Mọi tổ chức đều cần có nhà quản trị, chịu trách nhiệm lien kết, phối hợp những con người bên
trong và bên ngoài tổ chức cùng những nguồn lực khác
Những hoạt động cơ bản:
• Tìm hiểu và dự báo những xu thế biến đổi của môi trường
• Tìm kiếm và huy động nguồn vốn cho các dự án
• Tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho quá trình tạo ra sp hoặc dịch vụ, thu nhận các yếu tố đó
• Tiến hành tạo ra các sp và dịch vụ của tổ chức
• Cung cấp các sp và dịch vụ của tổ chức
• Thu đc lợi ích cho tổ chức và phân phối lợi ích cho những người tham gia
• Hoàn thiện, đổi mới các sp dịch vụ, qui trình hoạt động cũng như việc tao ra các sp, các qui
trình hoạt động mới.
• Đảm bảo chất lượng các hoạt động và các sp, dịch vụ của tổ chức.
2. Hiệu quả là gì? Kết quả là gì? So sánh giữa hiệu quả và kết quả. Nêu nhận xét của bạn.
TL: Hiệu quả: Tương quan so sánh giá trị đầu vào và sản lượng đầu ra:
 Giảm thiểu chi phí đầu vào, giữ nguyên sản lượng đầu ra.
 Giữ nguyên giá trị đầu vào, gia tăng sản lượng đầu ra.
 Giảm thiểu chi phí đàu vào, gia tăng sản lượng đầu ra.
Kết quả: Đạt được mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
So sánh hiệu quả và kết quả:


 Hiệu quả gắn liền với phương tiện, trong khi kết quả gắn liền với mục tiêu thực hiện hoặc mục
đích.
 Hiệu quả làm được việc, trong khi kết quả là làm đúng việc.
 Hiệu quả tỷ lệ thuận với kết qua đạt được nhưng tỷ lệ tỷ lệ nghịch với chi phí.
→ NHẬN XÉT: - Quản trị là nhằm đạt được kết quả với hiệu quả cao (Làm thế nào để hoàn
thành mục tiêu của tổ chức với phí tổn thấp nhất)
- Làm đúng việc: cho dù làm việc không phải với cách tốt nhất vẫn tốt hơn là làm không đúng
việc cho dù nó được tiến hành một cách tốt nhất.
- Điều tốt nhất trong quản trị là khi làm đúng việc (Hoàn thành mục tiêu của tổ chức) và làm
được việc (Chi phí thấp nhất)
3. Khái niệm nhà quản trị. Vẽ sơ đồ và trình bày nội dung phân cấp quản trị của Stephen
P.Robin.
TL: Quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của tổ


chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường
luôn biến đổi.
Sơ đồ phân cấp quản trị của Stephen P.Robin
QTV
cấp cao
QTV
cấp trung
QTV
cấp cơ sở

Ra quyết định chiến lược
Ra quyết định chiến thuật
Ra quyết định chiến tác nghiệp

Quản trị cấp cao (Top Managers)

Các chức danh chính trong tổ chức sản xuất kinh doanh, họ thường là: chủ tịch HĐQT, Tổng
giám đốc, Giám đốc…
- Hoạt động ở cấp cao nhất trong tổ chức.
- Đưa ra và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
- Phát triển và duy trì tổ chức.
- Là người chịu trách nhiệm cuối cùng về thành quả của tổ chức.
• Nhà quản trị cấp trung ( Middle manager)
Chức danh chính trong tổ chức thường là: các trưởng phòng, ban giám đốc các phân xưởng…
- Dưới quyền các nhà quản trị cấp cao.
- Đưa ra các quyết định chiến thuật.
- Thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp.
- Phối hợp thực hiện công việc để hoàn thành mục tiêu chung.
• Nhà quản trị cấp cơ sở (First-Line Manager)
Chức danh thường là: Đốc công, tổ trưởng…
- Những nhà quản trị cấp bậc cuối trong hệ thống quản trị ở cùng 1 tổ chức.



Đưa ra các quyết định mang tính tác nghiệp nhằm đôn đốc, hướng dẫn, điều khiển
nhân viên cùng đạt mục tiêu chung.
∗ Lưu ý: Nhà quản trị ở mọi cấp, nếu làm việc ăn lương thì không gọi là nhà doanh nghiệp.
4. Nhà quản trị phải thực hiện những chức năng gì? Bạn hãy nêu định nghĩa của từng chức
năng và cho biết nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động quản trị là gì? Trình bày mối liên hệ giữa
những chức năng này.
Nhà quản trị thực hiện những chức năng:
• Hoạch định: là quá trình ấn định mục tiêu và đề ra biện pháp để thực hiện mục tiêu ấy một
cách hiệu quả.
• Tổ chức: là quá trình xác định những công việc cần phải làm và phân công cho các đơn vị, cá
nhân đảm nhận các công việc đó, tạo ra các mối quan hệ ngang dọc trong nội bộ tổ chức

nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức đạt hiệu quả.
• Lãnh đạo: được xác định như sự tác động, như một nghệ thuật hay quá trình tác động đến
con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ được giao
để góp phần hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
→ lãnh đạo: chỉ dẫn, ra lệnh, đôn đốc, động viên thúc đẩy những người dưới quyền làm
việc với hiệu quả cao.
• Kiểm tra: là tiến trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với những điều đã được hoạch
định, đồng thời sửa chữa những sai lầm để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu đã xác định.
Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động quản trị:
Chức năng
Nhiệm vụ chủ yếu
- Thiết lập mục tiêu và xây dựng phương hướng phát
triển của tổ chức.
- Dự thảo chương trình hành động.
Hoạch định
- Lập lịch trình hoạt động.
- Đề ra các biện pháp kiểm soát.
- Cải tiến tổ chức
- Nhận thức rõ mục tieeutoor chức đã hoạch định.
- Xác lập sơ đồ tổ chức.
- Mô tả nhiệm vụ từng bộ phận.
Tổ chức
- Xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động.
- Xác định các tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên.
- Chính sách sử dụng nhân viên.
- Định biên.
- Ủy quyền cho cấp dưới.
- Giải thích đường lối chính sách.
- Huấn luyện và động viên.
Lãnh đạo

- Giám sát và chỉ huy.
- Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả
- Thiết lập mối quan hệ mật thiết bên trong tổ chức cũng
như giữa tổ chức với bên ngoài.
Kiểm tra
- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra.
- Lịch trình kiểm tra, đối chiếu và so sánh (tiêu chuẩn
thực hiện)
- Đánh giá kết quả thực hiện.
-


-

Xác định nguyên nhân.
Các biện pháp điều chỉnh

Mối liên hệ giữa các chức năng:
(….)
5. Theo Robert Kazt, nhà quản trị cần có đầy đủ 3 kỹ năng, bạn hãy nêu tên với yêu cầu và ảnh
hưởng của từng kỹ năng. Vẽ sơ đồ kỹ năng của nhà quản trị các cấp trong tổ chức và nêu nhận
xét của bạn.
Theo Robert Katz mỗi nhà quản trị viên phải có 3 kỹ năng cơ bản sau:
• Kỹ năng tư duy
• Kỹ năng nhân sự
• Kỹ năng kỹ thuật
QT CẤP CƠ SỞ
QT CẤP TRUNG
QT CẤP CAO


KỸ NĂNG TƯ DUY

KỸ NĂNG NHÂN SỰ

KỸ NĂNG KỸ THUẬT

Nhận xét:
Càng lên cấp cao hơn thì đòi hỏi tư duy, năng lực phân tích phải cao, còn về kỹ năng nhân sự thì
cấp nào cũng cần còn về kỹ năng kỹ thuật thì đối vối cấp thấp vì chỉ cần kỹ thuật là đủ
NỘI DUNG ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
KỸ NĂNG
NỘI DUNG
ẢNH HƯỞNG
• Năng lực phân tích
• Suy nghĩ logic
• Khái niệm và khái quát hóa những
quan hệ phức tạp giữa các sự vật hiện
Giúp cho việc hoạch định,
tượng
TƯ DUY NHẬN THỨC
• Đề ra các ý tưởng và giải quyết các tổ chức thực hiện
vấn đề
• Có khả năng phân tích các sự kiện vá
các xu thế để đoán trước được những
thay đổi và thời cơ
NHÂN SỰ (QUAN HỆ) • Có kiến thức về hành vi con người và Giúp cho việc thiết lập các


quá trình tương tác giữa các cá nhân
• Có năng lực trong việc hiểu biết, cảm

giác, thái độ và động cơ người khác
• Có năng lực trong việc thiết lập những
quan hệ hợp tác, khéo léo, ngoại giao,
và hiểu biết về các hành vi được chấp
nhận bởi xã hội

quan hệ với cấp trên, cấp
dưới, với đồng sự và bên
ngoài tổ chức. Kỹ năng
này phải được nhà quản trị
thực hiện liên tục và nhất
quán

• Các kiến thức về phương pháp, quy

KỸ THUẬT

Giúp cho việc chỉ đạo,
trình, thủ tục, và kỹ thuật để thực hiện diều hành công việc, kiểm
công việc chuyên môn
soát và đánh giá năng lực
• Có năng lực trong việc sử dụng các
cấp dưới.
công cụ và thiết bị

6. Cơ sở của lý thuyết quản trị Nhật bản (thuyết Z) là gì? Nêu tên tác giả và đặc điểm của lý
thuyết này.
- Tác giả William Ouchi – giáo sư người Mỹ gốc Nhật giảng dạy tại trường đại học Harvard
(Mỹ).
- Từ quan điểm nhận thức về con người có sự khác biệt với trường phái cổ điển và trường phái

tâm lý xã hội về lý thuyết quan hệ con người. Ông phản bác với quan niệm cho rằng: “Thích làm
việc hoặc không thích làm việc là bản chất con người”. Theo ông, đó chỉ là “thái độ lao động” và
trên cơ sở này cùng với việc áp dụng cách quản lý của Nhật Bản trong công ty Mỹ. Lý thuyết ra
đời năm 1978, chú trọng đến quan hệ xã hội và yếu tố con người trong tổ chức.
- Lý thuyết Z có đặc điểm sau:
+ Công việc dài hạn
+ Quyết định thuận hợp
+ Trách nhiệm cá nhân
+ Xét thăng thưởng chậm
+ Kiểm soát kín đáo bằng các biện pháp công khai
+ Quan tâm đến tập thể và cả gia đình nhân viên
7. Môi trường quản trị là gì? Phân loại môi trường quản trị, nêu đặc điểm của từng loại môi
trường.
TL: Môi trường quản trị là tổng hợp các yếu tố, các lực lượng và thể chế từ bên ngoài và bên
trong của tổ chức, chúng thường xuyên biến đổi tạo ra xu hướng làm ảnh hưởng khách quan
đến hoạt động quản trị của tổ chức.
Phân loại môi trường quản trị:
Môi trường vĩ mô: là tổng hợp các lực lượng thể chế và các yếu tố hoàn toàn nằm bên ngoài tổ
chức. sự biến đổi của loại môi trường này không chỉ định hướng và gây ảnh hưởng đến môi
trường vi mô mà còn tác động mạnh mẽ tới chính nó và hoạt động quản trị.
Đặc điểm:

Ảnh hưởng đến tất cả các tổ chức, tuy nhiên sự tác động không giống nhau

Tổ chức ít có ảnh hưởng/ kiểm soát tới nó
Các yếu tố:
• Kinh tế: tốc độ GDP, GNP, Lãi tỉ suất, tỉ giá ngoại tệ…
• Dân số: tỉ lệ tăng dân số, xu hướng tuổi tác, giới tính…
• Công nghệ: tốc độ phát triển sp mới, công nghệ mới, khả năng chuyển giao công nghệ….



Văn hóa xã hội: những lựa chọn nghề nghiệp, tập quán, những ưu tiên và những quan tâm
của XH…
• Chính trị pháp luật: những ưu tiên của chính phủ, luật thuế qui định về môi trường…
• Quốc tế
• Thiên nhiên
Môi trường vi mô
Kn: là tổng hợp các lực lượng, các yếu tố nằm bên ngoài hoặc bên trong của tổ chức. sự biến
đổi của chúng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động quản trị của tổ chức
Môi trường ngành:
Đặc điểm:
• Gắn liền với từng ngành, từng tổ chức
• Tác động trực tiếp, rất năng động
Các yếu tố:
• Khách hang
• Những người cung cấp
• Các đối thủ cạnh tranh
• Các nhóm áp lực: cộng đồng xh, dân cư địa phương,…
Môi trường nội bộ:
Đặc điểm:
• Thể hiện những mặt mạnh yếu hiện tại của tổ chức
• Có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, chất lượng các sp, dịch vụ, vị thế cạnh tranh
của tổ chức
• Tổ chức có thể kiểm soát và điều chỉnh nó
Các yếu tố:
• Sản xuất: năng lực sx, trình độ công nghệ…
• Tài chính: dòng tiền tệ, cơ cấu vốn đầu tư, tình hình công nợ
• Nhân lực: trình độ lục lượng nhân sự, cấn đề sắp xếp, bố trí, đào tạo, các chính sách đãi
ngộ…
• Marketing: nghiên cứu thị trường, khách hang, hệ thống phân phối

• Nghiên cứu và phát triển: khả năng nghiên cứu sp mới, công nghệ mới…
• Văn hóa: đặc tính, dạng văn hóa, mức độ thích ứng hiện tại, tương lai…
8. Nêu khái niệm thông tin trong quản trị. Trình bày nội dung các yêu cầu đối với thông tin
quản trị.
TL: Thông tin trong quản trị là :
 Sự truyền đạt các tin tức từ người gửi đến người nhận.
 Tập hợp các tin tức được biểu hiện, ghi lại, truyền đi, cất giữ, xử lý và sử dụng ở các
khâu, các cấp quản trị.
Yêu cầu đối với thông tin quản trị:
 Thông tin phải đầy đủ chính xác.
 Thông tin phải kịp thời.
 Thông tin phải mới và có ích.
 Thông tin cô đọng và logic.
9. Để thực hiện quyết định quản trị đạt hiệu quả, yêu cầu quyết định cần đảm bảo các chức
năng gì? Trình bày nội dung các chức năng này.
Đối với quyết định quản trị cần phải đảm bảo các chức năng:



Định hướng: Mục tiêu là định hướng cho mọi hoạt động của tổ chức, nhà quản trị sử dụng
sử dụng quyết định làm công cụ gây ảnh hưởng người khác với mục đích thực hiện mục
tiêu chung. Mọi quyết định quản trị đòi hỏi phải gắn với mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Đảm bảo: Hoạt động của tổ chức được thực hiện dựa trên các nguồn lực, quyết định quản
trị phải khả thi với cơ sở của nó là các nguồn lực này phải có đủ để đảm bảo cho việc thực
thi.
- Phối hợp: Thực hiện mục tiêu chung, các quyết định quản trị có liên quan tới nhiều cá
nhân, bộ phận khác nhau trong tổ chức nên việc thực hiện đòi hỏi phải phối hợp nhịp
nhàng. Trong biện pháp tổ chức thực hiện quyết định, nội dung quyết định quản trị phải
xác định rõ nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân liên quan.
- Pháp lệnh: Nội dung quyết định quản trị phải xác định đối tượng thi hành là ai và thời

điểm bắt đầu thực hiện và thời gian kết thúc cụ thể, rõ ràng để quyết định được thực thi
đúng đối tượng và đúng tiến độ.
10. Trình bày tiến trình ra quyết định quản trị. Trong thực hiện mỗi bước tiến trình này nhà
quản trị cần biết những vấn đề nào?
Tiến trình
Các vấn đề cần chú ý
Nội dung vấn đề cần quyết định (phân biệt triệu chứng
Xác định các vấn đề cần quyết và vấn đề)
-

định

Mục tiêu của quyết định

Liệt kê tất cả các yếu tố ảnh
hưởng đến việc ra quyết định

Phải xác định xem vấn đề cần quyết định phụ thuộc
vào những yếu tố nào?
Xác định xem cần phải có những thông tin gì?
Thu thập thông tin về các yếu tố Nguồn thông tin ở đâu?
Phát hiện các khả năng lựa chọn Phải đề xuất nhiều phương án
Đánh giá các phương án

Định tính, định lượng

Chọn phương án tốt nhất và ra Phương án có số điểm tổng hợp cao nhất
quyết định
11. Khái niệm mục tiêu; phân loại mục tiêu; trình bày nội dung vai trò của mục tiêu.
Mục tiêu là cái đích hay kết quả cuối cùng mà công tác hoạch định cần đạt được. Không có mục

tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng thì kế hoạch sẽ mất phương hướng. Các tổ chức thông thường
không phải chỉ hướng tới một mục tiêu mà thường là một hệ thống các mục tiêu phụ thuộc và ràng
buộc lẫn nhau
Các loại mục tiêu
GÓC ĐỘ TIẾP CẬN
CÁC LOẠI MỤC TIÊU CỤ THỂ
Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu trung hạn
Theo thời gian
Mục tiêu ngắn hạn
Thep cấp độ
Mục tiêu công ty


Theo hình thức
Theo bản chất

Theo tốc độ tăng trưởng

Mục tiêu xí nghiệp
Mục tiêu bộ phận chức năng
Mục tiêu định tính
Mục tiêu định lượng
Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu chính trị
Mục tiêu xã hội
Mục tiêu tăng trưởng nhanh
Mục tiêu tăng trưởng ổn định
Mục tiêu suy giảm


Vai trò của mục tiêu
• Là phương tiện để đạt mục đích
• Nhận dạng các ưu tiên
• Thiết lập những tiêu chuẩn hoạt động
• Làm hấp dẫn các đối tượng hữu quan
• Quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức
Các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu của tổ chức
MỤC TIÊU TỔ CHỨC

BÊN TRONG TỔ
CHỨC
• Nguồn lực
• Quan điểm lãnh đạo
• Thành tích trong quá

khứ
• Các đối tượng hữu
quan bên trong
BÊN NGOÀI TỔ
CHỨC
• Các điệu kiện của

môi trường tổng quát
• Các đối tượng hữu

quan (khách hàng,
đối thủ, cạnh tranh,)
12. Mục tiêu của tổ chức chịu sự tác động ảnh hưởng bởi những yếu tố gì? Trình bày nội
dung vai trò của mục tiêu.
Bên trong tổ chức:

− Nguồn lực
− Quan điểm lãnh đạo


Thành tích trong quá khứ
Các đối tượng hữu cơ bên trong (các phòng chức năng văn hóa tổ chức…)
Bên ngoài tổ chức:
− Các điều kiện của môi trường tổng quát
− Các đối tượng hữu quan (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xã hội…)
13. Vẽ sơ đồ và trình bày đặc điểm, ưu nhược điểm của mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến
và mô hình tổ chức theo kiều trực tuyến và mô hình tổ chức theo kiểu chức năng.
A. cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến



GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc SX
Phó giám đốc tiêu thụ
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Phân xưởng 3
Cửa hang số 1
Cửa hang số 2
Cửa hang số 3
a. Sơ đồ:
b. Đặc điểm:
• Mỗi cấp chỉ có một cấp trên trực tiếp
• Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức này được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc
• Công việc quản trị được tiến hành theo tuyến
c. Ưu điểm:

• Tuân theo nguyên tắc một thủ trưởng
• Tạo sự thống nhất, tập trung cao độ
• Chế độ trách nhiệm rõ ràng
d. Nhược điểm:
• Không chuyên môn hóa. Do đó đòi hoie nhà quản trị phải đa năng
• Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ
• Đễ dẫn đến cách quản lý gia trưởng
• Cơ cấu này phù hợp với tổ chức có qui mô nhỏ, sx không phức tạp và tính chất sx lien tục

Cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng
a. Đặc điểm
• Có sự tồn tại các đơn vị chức năng
• Không theo tuyến
• Các đơn vị chức năng có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến, do đó mỗi người có thể có
nhiều cấp trên trực tiếp của mình
b. Ưu điểm
• Cơ cấu này được sự giúp sức của các chuyên gia hàng đầu


Không đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức toàn diện, đa năng
Dễ đào tạo và dể tìm nhà quản trị
c. Nhược điểm
• Vi phạm chế độ một thủ trưởng
• Chế độ trách nhiệm không rõ ràng
• Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng và lãnh đạo và các phòng ban chức năng gặp
nhiều khó khăn



GIÁM ĐỐC

Phòng
KH
Phó giám đốc tiêu thụ
Phó giám đốc sx
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Phân xưởng 3
Cửa hang 1
Cửa hang 2
Cửa hàng 3
Phòng
TC
Phòng
KT
Phòng NS
Phòng
KCS


Khó xác định trách nhiệm và hay đỗ trách nhiệm cho nhau

14. Lãnh đạo là gì? Sự lãnh đạo được cấu thành bởi những yếu tố gì? Hãy trình bày nôi dung
từng yếu tố đó.
TL: Lãnh đạo được xác định như sự tác động, như một nghệ thuật hay quá trình tác động tới con
người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ được giao để góp
phần hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Những yếu tố cấu thành sự lãnh đạo:
+Kỹ năng trong nghệ thuật lãnh đạo:



 Khả năng nhận thức về con người có những động cơ thúc đẩy khác nhau trong các thời
điểm khác nhau.
 Khả năng thuyết phục người dưới quyền.
 Khả năng hành động tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự hưởng ứng đáp lại và khơi
dậy các động cơ thúc đẩy.
+ Khả năng khích lệ:
 Có những tác động thành công trong việc thuyết phục những người cấp dưới sử dụng hết
năng lực của họ trong thực hiện nhiệm vụ.
 Bằng việc sử dụng động cơ thúc đẩy tập trung vào cấp dưới và nhu cầu của họ để tạo ra sự
khích lệ làm cho cấp dưới trung thành và tận tâm tận lực.
+ Phong cách lãnh đạo và bầu không khí của tổ chức:
 Chọn lựa và sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp theo tình huống để tạo ra bầu không khí
của tổ chức. Sự hợp tác, thống nhất và đoàn kết tạo ra động cơ. Niềm hy vọng và sư cố gắng
đối với những nhiệm vụ cần làm của cấp dưới phu thuộc vào động cơ thúc đẩy.
 Bầu không khí của tổ chức ảnh hưởng tới động cơ thúc đẩy (Khơi dậy hoặc kìm hãm) →
Yêu cầu phong cách lãnh đạo thích hợp.
15. Kiểm tra trong quản trị là gì?Để đảm bảo tính hữu hiệu trong công tác kiểm tra, nhà
quản trị cần phải tuân thủ những nguyên tắc kiểm tra cơ bản gì?
Kiểm tra là tiến trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với những điều đã được hoạch
định, đồng thời sửa chữa những sai lầm để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu đã xác định.
Khi kiểm tra cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Kiểm tra phải được thiết kế căn cứ trên các hoạt động của tổ chức và căn cứ theo cấp
bậc của đối tượng được kiểm tra.
- Công việc kiểm tra phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân của các nhà quản trị.
- Sự kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu.
- Kiểm tra phải khách quan.
- Hệ thống kiểm tra phải phù hợp với bầu không khí của tổ chức.
- Việc kiểm tra cần phải tiết kiệm và đảm bảo tính hiệu quả kinh tế.
- Việc kiểm tra phải đưa đến hành động.


CẤP ĐỘ B
1. Vì sao hoạt động nghệ thuật vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật?

Quản trị là một môn khoa học đã đc phát triển dựa trên toàn bộ kiến thức, sự hiểu biết về
quản lý được tích lũy bởi nhân loại và được chứa đựng trong các quan niệm, lý thuyết,
nguyên tắc, phương pháp và hình thức quản trị.
Hoạt động quản trị không chỉ cần những hiểu biết khoa học mà còn cần phải có tính sang
tạo, tính nghệ thuật, chúng bổ sung cho nhau.
Sự vận dụng các lý thuyết vào trong thực tiễn:

Quy mô tổ chức

Đặc điểm ngành nghề

Đặc điểm con người

Đặc điểm môi trường

Khoa học và nghệ thuật có mối quan hệ bẹn chứng tạo cơ sở tiền đề cho nhau.
2. Theo Henry Minterberg, nhà quản trị có những vai trò gì? Hãy liệt kê từng vai trò và tình
huống thực hiện của nhà quản trị.
TL: Nhà quản trị có những vai trò:
 Pháp nhân chính: Trong các cuộc nghi lễ, ký kết văn bản, hợp đồng với khách hàng…..


 Người lãnh đạo: Chỉ dẫn, ra lệnh, động viên tạo ra điều kiện thuận lợi đẻ người dưới
quyền thực hiện tốt công việc.
 Người liên lạc: Phát huy các mối liên hệ, quan hệ nhằm gắn liền cả hai bên trong lẫn
bên ngoài của tổ chức.
 Phát ngôn: Cung cấp các thông tin cho các cá nhân, tổ chức có liên quan (Khách hàng,

công chúng, phóng viên, báo chí, đài phát thanh, truyền hình…)
 Phổ biến thông tin: Truyền tải thông tin một cách nguyên xi hoặc có thể được xử lý bởi
người lãnh đạo. Các thông tin này sẽ giúp cho cấp dưới thực hiện tốt nghĩa vụ của họ.
 Thu thập và tiếp nhận thông tin: Thiết lập hệ thống thu thập thông tin có hiệu quả cho
phép biết được diễn biến môi trường bên trong và bên ngoài.
 Doanh nhân: Khởi xướng các dự án mới về hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp nhận rủi ro.
 Người hòa giải các xung đột: Giải quyết những mối quan hệ mâu thuẫn trong nội bộ
giữa các cá nhân, giữa các đơn vị trực thuộc của tổ chức.
 Phân bổ tài nguyên: Quyết định về việc phân bổ và sử dụng nguồn lực (Cơ sở vật chất,
máy móc thiết bị,…) cho các hoạt động của tổ chức.
 Thương thuyết: Thay mặt tổ chức trong hoạt động thương lượng về những hợp đồng
kinh tế hoặc các quan hệ với đối tác, cá nhân và tổ chức có liên quan.
3. Trình bày quan điểm nhận thức về con người và hướng quan tâm của các trường phái lý
thuyết quản trị cổ điển khoa học, trường phái quản trị tổng quát và trường phái tâm lý xã
hội? Cho biết tên các tác giả nổi bật của mỗi trường phái lý thuyết quản trị này.
4. Trình bày cơ sở hình thành các nguyên tắc quản trị khoa học của tác giả F.W Taylor. Nêu
tên và công việc tương ứng với nội dung các nguyên tắc này.
Cơ sở hình thành các nguyên tắc quản trị khoa học của tác giả F.W Taylor dựa trên sự chỉ
trích mãnh liệt các nhược điểm trong cách quản lý cũ:
• Thuê mướn nhân công: ai đến trước mướn trước, không lưu ý đến tay nghề khả năng của công
nhân.
• Huấn luyện: hầu như không có hệ thống tổ chức huấn luyện.
• Tổ chức công việc: làm việc theo thói quen không có tiêu chuẩn và phương pháp. Công nhân tự
định đoạt tốc độ làm việc.
• Trách nhiệm công việc: hầu hết đều được giao cho công nhân.
• Tính chuyên nghiệp quản trị: không được thừa nhận (nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ,
không chú ý đến chức năng chính là lập kế hoạch và tổ chức công việc)
Bốn nguyên tắc quản trị khoa học của F.W Taylor và công việc tương ứng:
1. Phát triển khoa học thay thế phương pháp kinh nghiệm cũ cho từng yếu tố công việc của mỗi

người
- Công tác quản trị tương ứng: nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện
công việc.
2. Tuyển chọn một cách khoa học, huấn luyện, dạy và bồi dưỡng công nhân (trước kia công nhân
tự lựa chọn công việc của mình và ra sức tập luyện)
- Dùng cách mô tả công việc để lựa chọn công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống
huấn luyện chính thức.


3. Hợp tác với công nhân để đảm bảo chắc chắn rằng mọi việc đều được làm đúng theo khoa học

đã được phát triển.
- Trả lương trên nguyên tắc khuyến khích theo sản lượng, đảm bảo an toàn lao động bằng dụng
cụ thích hợp.
4. Thừa nhận rằng hầu như bao giờ cũng có sự chia đều công việc và trách nhiệm giữa những nhà
quản trị với công nhân. Những nhà quản trị đảm nhận tất cả những công việc thích hợp với bản
than hơn so với công nhân (trước kia gần như toàn bộ công việc và phần lớn trách nhiệm đều
phó thác cho các công nhân)
Thăng tiến trong công việc, chú trọng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động.
5. Hãy nêu 14 nguyên tắc quản trị hành chính của tác giả Herry Fayol và nội dung đóng
góp của tác giả Max Weber
14 nguyên tắc định hướng công tác quản trị tổng quát của Henry Feyol:
1) Phân chia công việc
2) Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm
3) Tính kỷ luật
4) Thống nhất sự lãnh đạo
5) Thống nhất sự chỉ đạo
6) Lợi ích cá nhân hòa hợp với lợi ích chung
7) Thù lao phải thỏa đáng
8) Chuỗi cấp bậc

9) Trật tự
10) Công bằng
11) Bố trí công việc phải ổn định
12) Khuyến khích sáng tạo
13) Tinh thần đồng đội
Nôi dung đóng góp của Max Weber:
Phát triển theo một tổ chức quan liêu bàn giấy, ông đề xuất thiếp lập một bộ máy quản trị theo
kiểu thư lại với các đặc trưng chủ yếu sau:

Mọi hoạt động của tổ chức đều căn cứ vào văn bản quy định trước

Chỉ có những người có chức vụ mới được giao quyền quyết định

Chỉ có những người có năng lực mới được giao nhiệm vụ

Mọi quyết định trong tổ chức đều phải mang tính khách quan. Các nhà quản trị phải
tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ công bằng và được áp dụng thống nhất cho mọi
người.
6. Trình bày nội dung xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô.
Vĩ mô: Sự biến đổi của các yếu tố môi trường này không chỉ định hướng và gây ảnh hưởng trực
tiếp tới môi trường vi mô mà còn tác động mạnh mẽ tới chính nó và hoạt động chính trị.
• Kinh tế: Các doanh nghiệp có các sản phẩm giá trị lớn hoặc mức sinh lợi cao cần nghiên cứu
kỷ lưỡng những xu hướng biến động của môi trường kinh tế để chủ động có những điều chỉnh
thích ứng. Trong trường hợp nền kinh tế gặp khủng hoảng,các nhà quản trị marketing cần tiến
hành các bước cần thiết để thay thế sản phẩm, giảm chi phí và vượt qua những trở ngại.
• Dân số: Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học có tác động đặc biệt quan
trọng đối với doanh nghiệp, do tác động đến lượng cầu về sản phẩm và làm thay đổi hành vi


của người mua như : sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân cư, sự thay đổi về đặc điểm gia

đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về đại lý, cơ cấu về trình độ học vấn của dân cư…
• Công nghệ: Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu
của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu,
giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
• Văn hóa, xã hội:
• Chính trị pháp luật: nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các
nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ
diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế.
• Thiên nhiên: Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc
biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông
phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch.. Tuy nhiên, bên cạnh đó nếu điều
kiện tự nhiên thuận lợi thì sẽ giúp doanh nghiệp có những cơ hội nhất định và nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình.
Vi mô: Sự biến đổi của các yếu tố vi mô tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị của
tổ chức.
− Khách hàng: Sự thay đổi về cầu của thị trường sẽ dẫn tới sự thay đổi cung
− Nhà cung ứng: Thiếu một chủng loại vật tư nào đó, bãi công và những sự kiện khác có thể
làm rối loạn về cung ứng và lịch gửi xe đạp cho khách đặt hàng. Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ
bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách
hàng đối với công ty.
− Đối thủ cạnh tranh:
− Nhóm áp lực (cộng đồng xã hội, dân cư địa phương, hàng hóa sản phẩm thay thế):
− Sản suất:
− Tài chính:
− Nhân lực:
− Marketing:
− Nghiên cứu và phát triển:
− Văn hóa doanh nghiệp:

7.Trong hoạt động quản trị tổ chức, SWOT là gì? Vẽ sơ đồ và trình bày tác dụng của kỹ thuật
phân tích SWOT. Bạn hãy cho biết mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường với SWOT.
Trong hoạt động quản trị tổ chức, SWOT là kỹ thuật phân tích kết quả nghiên cứu về môi
trường giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược 1 cách khoa học
S (Strengths): sức mạnh
W( Weakness): điểm yếu
O (opportunities): cơ hội
T (Threats): các nguy cơ
(S) Các điểm mạnh
(W) Các điểm yếu


(O) Các cơ hội
(T) Các nguy cơ
SWOT: có thể đưa ra sự liên kết từng cặp một cách ăn ý hoặc là sự liên kết giữa 4 yếu tố, qua
đây, giúp cho doanh nghiệp hình thành các chiến lược của mình một cách có hiệu quả nhằm
khai thác tốt nhất các cơ hội có được từ bên ngoài, giảm bớt hoặc né tránh các đe dọa trên cơ
sở phát huy những mặt mạnh và khắc phục những yếu kém
S + O: Phải biết sử dụng các mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất các cơ hội có được từ bên
ngoài
S + T: Phải sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với nguy cơ
W + O: Khắc phục các yếu kém nào hiện nay để tận dụng tốt nhất cơ hội đang có bên ngoài
Sử dụng cơ hội nào để khắc phục những yếu kém hiện nay
W + T: Phải khắc phục những yếu kém nào để giam bớt nguy cơ hiện nay
S + T + O + W: sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội lấp dần những yếu kém và giảm
bớt nguy cơ.
8. Ra quyết định quản trị là gì? Hãy cho biết đặc điểm của quyết định quản trị và nội dung
yêu cầu đối với việc ra quyết định của nhà quản trị.
TL: - Ra quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương trình và
tính chất hoạt động của một tổ chức để giải quyết vấn đề đã chín muồi, trên cơ sở hiểu biết thông tin

và các quy luật.
- Đặc điểm của quyết định quản trị:
 Sản phẩm sáng tạo của lao động quản trị;
 Hoạt động thường xuyên và rất quan trọng đối với công việc quản trị;
 Ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động của tổ chức;
 Công cụ quan trọng nhất mà thông qua đó chủ thể quản trị tác động tới hệ thống đối tượng quản
trị.
→ Đặc điểm:
+ Chỉ có thể quản trị là người ra quyết định quản trị;
+ Quyết định quản trị giải quyết các vấn đề khi đã chín muồi.
- ND yêu cầu đối với việc ra quyết định của nhà quản trị:
 Tính khoa học – khách quan: Cơ sở của quyết định quản trị là thông tin. Mọi thông tin phải đảm
bảo các yêu cầu chính xác, đầy đủ, kịp thời, nhất quán và phải được nhà quản trị dựa trên sự hiểu
biết thông tin và các quy luật vận động của sự vật hiện tượng liên quan để ra quyết định đúng đắn.
 Tính thống nhất: Quyết định quản trị là công cụ của chủ thể quản trị tác động đến đối tượng bị
quản trị; ra quyết định là hoạt động thường xuyên của nhà quản trị trong quá trình điều hành phối
hợp hoạt động của tổ chức. Để tránh sư chồng chéo và đảm bảo quyết định được thưc hiện đạt hiệu
quả, mọi quyết định quản trị không được có sự mâu thuẫn và xung đột với nhau.
 Đúng thẩm quyền: Tương quan với quyền hạn trách nhiệm của mỗi cấp quản trị khác nhau trong
một tổ chức phải có sự phân cấp cụ thể (Câp cao, cấp trung, cấp thấp) để chỉ ra sự giới hạn trong
các quyết định theo tính chất và chức năng nhiệm vụ. Vì vậy, tùy từng nội dung quyết định và loại
quyết định người ra quyết định phải thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của cấp bậc quản trị
cụ thể để đảm bảo sự thống nhất và tạo sự thuận lợi cho việc thi hành quyết định của hệ thống
người dưới quyền.


 Cụ thể về thời gian: Mọi quyết định quản trị đều có mục tiêu cần đạt được trong thời hạn hoặc
trong một giai đoạn nhất định. Để đảm bảo việc thực hiện đúng tiến độ, nội dung của quyết định
quản trị phải xác định rõ thời điểm bắt đầu và thời gian kết thúc.
 Có địa chỉ rõ ràng: Trong mối quan hệ quản trị chỉ có chủ thể quản trị là người ra quyết định và ra

hệ thống bị quản trị là đối tượng phải thực hiện. Quyết định quản trị có thể do một cá nhân hoặc
một nhóm, một đơn vị hoặc cả hệ thống người dưới quyền thực hiện nội dung của quyết định quản
trị phải nêu rõ đối tượng thi hành là ai.
 Đúng thời điểm: Việc thực hiện quyết định quản trị của hệ thống người dưới quyền luôn chịu sự
tác động ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong tổ chức. Để đảm bảo cho mục tiêu của
quyết định quản trị được thưc hiện, khi ra quyết định nhà quản trị phải cân nhắc, chọn lựa thời điểm
thích hợp với hoàn cảnh của đối tượng thực hiện quyết định cũng như hoàn cảnh thực tiễn của tổ
chức.
9. Hoạch định là gì? Hoạch định chiến lược là gì? Trình bày tác dụng của hoạch định và nêu
nội dung mỗi bước của tiến trình.
Hoạch định là quá trình ấn định mục tiêu và đề ra biện pháp để thực hiện mục tiêu ấy một cách
hiệu quả.
Hoạch định chiến lược là một quá trình nghiên cứu có hệ thống, đòi hỏi sự nổ lực tham gia của
cả lãnh đạo và nhân viên. Do đó, các thành viên cùng chung một cách tiếp cận, cách hiểu, cách làm
là một điều hết sức cần thiết.
Hoạch định có vai trò:
- Là một phương tiện quan trọng để liên kết phối hợp sự nỗ lực của các bộ phận riêng lẻ trong tổ
chức
- Tập trung sự chú ý vào các mục tiêu.
- Ứng phó với sự bất định và sự thay đổi.
- Tạo khả năng tác nghiệp về kinh tế.
- Làm cơ sở cho việc thực hiện các chức năng quản trị còn lại, đặc biệt là chức năng kiểm tra.
Sơ đồ hoạch định:
(1) Tìm hiểu và nhận thức vấn đề
(2) Thiết lập các mục tiêu
(3) Xem xét những vấn đề và cơ sở khách quan
(4) Xác định các phương án có khả năng thực hiên
(5) Lựa chọ phương án tối ưu
(6) Lập kế hoạch hổ trợ
(7) Lập ngân quỹ và các chi phí thực hiện

(8) Đánh giá so sánh các phương án

NHIỆM VỤ CÁC BƯỚC

NỘI DUNG
- Xác định vấn đề
- Thu thập, phân loại và chọn lọc thông tin
Tìm hiểu và nhận thức vấn đề - Thiết lập dự báo (quan trọng nhất)
- Đánh giá khả năng các mặt mạnh của tổ chức
- Nhận thức cơ hội
- Xác định những gì cần đạt tới trong tương lai với kết quả cụ
thể
Thiết lập mục tiêu
- Xác định các công việc cần phải làm
- Xây dựng chương trình hành động


- Phân tích, đánh giá nội dung dự báo và các điều kiện khách

Xem xét các tiền đề và cơ sở
khách quan

quan về môi trường
- Giải thích và tạo điều kiện cho những người dưới quyền nhận

thức rõ và chính xác những tiền đề này
Xác định các phương án khả Phải đề xuất nhiều phương án (phát hiện các khả năng khác nhau
thi
cho việc thực hiện mục tiêu)
- Định tính (xác định ưu nhược điểm của mỗi phương án)

- Định lượng (so sánh giữa các lợi ích và chi phí của mỗi
Đánh giá và so sánh các
phương án)
phương án
- So sánh nhiều phương án khác nhau và dựa trên cơ sở tiêu
chuẩn (giá thành, vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn, tính an
toàn, sự tiện nghi…) để đánh giá
- Chọn phương án có lợi thế về tiêu chuẩn, có tính khả thi cao,
Lựa chọn phương án tối ưu
không có hậu quả gián tiếp, có nhiều lợi thế cạnh tranh và có
khả năng phát triển.
- Xác định các hoạt động phụ để đảm bảo cho việc thực hiện
các hoạt động chính
Lập kế hoạch hỗ trợ
- Thiết lập chương trình hành động hỗ trợ
- Chỉ rõ các công việc cần làm, thời gian bắt đầu, thời gian kết
thúc với kết quả mong đợi cụ thể
Lập ngân quỹ, các chi phí Lượng hóa các mục tiêu, các khoản thu nhập, chi phí, lợi
thực hiện
nhuận…làm tiêu chuẩn tổ chức thực hiện và đánh giá

10. Tổ chức bộ máy là gì? Tầm hạn quản trị là gì? Hãy cho biết khi xác định tầm hạn quản trị
trong công tác tổ chức bộ máy, nhà quản trị cần phải căn cứ vào các yếu tố gì? Trình bày nội
dung, ảnh hưởng của các yếu tố đối với việc thiết lập tầng nấc quản trị.
• Tổ chức bộ máy là một quá trình bao gồm các hoạt động: xác định những công việc cần
làm; thiết lập phòng ban, bộ phận; bố trí lực lượng nhân sự và phân công cho các đơn vị, cá
nhân đảm nhận công việc đó, tạo ra mối quan hệ ngang dọc trong nội bộ tổ chức nhằm thực
hiện mục tiêu chung đạt hiệu quả.
• Tầm hạn quản trị là phạm vi số lượng nhân viên mà nhà quản trị có thể quản lý được một
cách trực tiếp. Tầm hạn quản trị có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác tổ chức,

đặc biệt là việc thiết kế các tầng nấc quản trị trong bộ máy tổ chức
- Tầm hạn quản trị rộng: quản lý số lượng nhân viên nhiều.
- Tầm hạn quản trị hẹp: quản lý số lượng nhân viên ít hơn.
- Tầng nấc càng nhiều, tầm hạn quản trị càng hẹp và thông thường tốn kém hơn, đồng
thời hoạt động kém hiệu quả.
6 yếu tố căn cứ
Ảnh hưởng
Năng lực nhà quản trị
Năng lực giỏi: có khả năng phối hợp nhiều cấp dưới.
Năng lực kém: tầm hạn quản trị hẹp.
Trình độ cấp dưới
Trình độ kém: tầm hạn quản trị hẹp
Trình độ khá: tầm hạn quản trị rộng
Mức độ ủy quyền của cấp trên Khi được ủy quyền: tầm hạn quản trị rộng
cho cấp dưới
Tính chất kế hoạch công việc
Tính kế hoạch: tầm hạn quản trị rộng
Tính tác nghiệp cụ thể: tầm hạn quản trị hẹp
Sự thay đổi của công việc
Công việc ổn định thường xuyên: tầm hạn quản trị rộng


Kỹ thuật và phương tiện truyền Đầy đủ kỹ thuật và phương tiện thông đạt: tầm quản trị
đạt
rộng.
11. Trình bày nội dung các bước tiến trình của tổ chức bộ máy. Để thiết lập được một bộ máy tổ
chức hữu hiệu, nhà quản trị cần tuân thủ những nguyên tắc gì? Tại sao?
Các bước tiến trình
NHIỆM VỤ CỦA CÁC BƯỚC
NỘI DUNG

 Xem xét mục tiêu hoạt động của tổ

Nhận thức rõ mục tiêu của tổ
chức




Xác dịnh những hoạt động cần
thực hiện

Phân chia hoạt động theo chức
năng









Thiết lập phòng ban, bộ phận








Xây dựng quy chế hoạt động




Xây dựng chính sách sử dụng
nhân sự





Định biên




chức
Phân tích và tổng hợp các mối liên hệ
giữa các mục tiêu
Định hướng các nhiệm vụ thực hiện
mục tiêu
Liệt kê những hoạt động cần thiết
Mô tả những nhiệm vụ liên quan
Phân loại các hoạt động
Xác định tính quan trọng của từng loại
hoạt động
Phân chia các hoạt động quan trọng
thành những nhiệm vụ chủ yếu
Hệ thống hóa nhiệm vụ theo từng

nhóm chức năng
Xem xét hoàn cảnh thực tiễn của tổ
chức
Xác định yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
Lựa chọn mô hình tổ chức
Thiết lập bộ khung với các chức năng
cụ thể của các phòng ban và bộ phận
Phân định nhiệm vụ theo từng chức
năng
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm của từng phòng ban
và bộ phận
Chỉ rõ mối quan hệ phối hợp thực hiện
nhiệm vụ
Thiết lập văn bản quy chế hoạt động
cho bộ máy tổ chức
Dựa vào hoàn cảnh thực tiễn của tổ
chức và pháp luật lao động
Xây dựng các tiêu chuẩn sử dụng nhân
sự với mối quan hệ giữa quyền và
nghĩa vụ
Quy định các chế độ đãi ngộ, thưởng
phạt
Sử dụng bản mô tả nhiệm vụ
Xác định nhu cầu nhiệm vụ của từng


phòng ban, bộ phận
 Xem xét tính chất của từng loại nhiệm






Thẩm định và tái tổ chức






vụ
Đánh giá khả năn nhân sự
Xác định số lượng nhân sự cần thiết
cho từng phòn ban, bộ phận
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
Đo lường kết quả hoạt động của từng
phòng ban, bộ phận, với tiêu chuẩn
Đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ
máy tổ chức
Xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Xác định nguyên nhân
Áp dụng biện pháp điều chỉnh bộ máy
tỏ chức

Nguyên tắc cơ bản của công tác tổ chức
 Gắn với mục tiêu
 Nguyên tắc hiệu quả
 Nguyên tắc cân đối
 Nguyên tắc thống nhất chỉ huy

 Nguyên tắc linh hoạt
(còn 1 vế tại sao)
12. Để lãnh đạo thành công, nhà quản trị cần có những phẩm chất gì? Hãy lập bảng tổng kết
phẩn chất và kỹ năng của nhà quản trị qua so sánh giữa cách nhà lãnh đạo thành công và
nhà lãnh đạo chệch hướng.

1. Những phẩm chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức.
“Người có Đức mà không có Tài thì làm việc gì cũng khó
Người có Tài mà không có Đức thì trở thành kẻ vô dụng.” – Hồ Chí Minh.
Những phẩm chất đạo đức của nhà quản trị nói lên trình độ trưởng thành về đạo đức, hành vi
đạo đức và lập trường đạo đức của họ. Sự trong sáng về đạo đức, sự tận tâm trong công việc, sự
quan tâm chăm sóc người lao động, tinh thần phê bình và tự phê bình nghiêm túc…là những
phẩm chất đạo đức mà nhà quản trị cần phải có.
2. Những phẩm chất về năng lực.


* Năng lực tổ chức: là tổng hợp những đặc tính phát triển cao của trí tuệ, ý chí và bảo đảm cho
nhà quản trị nhận thức sâu sắc về những hoạt động quản trị thực tế.
Năng lực tổ chức gồm hai loại chính:
Một số phẩm chất chung:
- Sự nhanh trí: là khả năng vận dụng mau lẹ kiến thức, kinh nghiệm vào công tác thực tế
của mình.
- Tính cởi mở: sẵn sàng tiếp xúc với mọi người, biết lắng nghe, gợi chuyện với họ để tìm
kiếm những thông tin cần thiết.
- Óc suy xét sâu sắc: suy nghĩ và tìm tòi ra những đặc điểm, bản chất của mọi vấn đề,
tách rõ những nguyên nhân, kết quả.
- Óc sáng kiến: tìm được những sáng kiến để sáng tạo và tìm những giải pháp tối ưu
thực hiện vấn đề.
- Óc quan sát: biết nhận ra những cái cần thiết và chủ yếu.
- Tính tổ chức: làm việc có trình tự và có kế hoạch rõ ràng.

Những phẩm chất trên chỉ cần chứ chưa đủ nếu như nhà quản trị không có những đặc điểm
chuyên biệt.
o Những phẩm chất chuyên biệt:
- Sự nhạy cảm về tổ chức, còn gọi là “linh cảm tổ chức”. Trước hết đó là sự nhạy cảm về
tâm lí, khả năng mau chóng đi sâu vào thế giới tâm hồn của một người, hiểu và điều
khiển được nó. Nhà quản trị cần có sự khéo léo ứng xử về mặt tâm lí tức là hiểu được
những tâm lí cơ bản của nhân viên và có cách ứng xử phù hợp với từng người.
- Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí, khơi dậy ở mỗi người tính tích cực hoạt động.
- Năng lực trí tuệ đặc biệt, đó là tốc độ tiếp nhận và xử lí thông tin mau lẹ, sự linh hoạt,
mềm dẻo, uyển chuyển trong suy nghĩ, nhạy cảm với những cái mới; có chiều rộng,
chiều xa, chiều sâu về trí tuệ; có khả năng khác trí lực của người khác.
Năng lực chuyên môn:
- Trước hết là sự am hiểu sâu sắc lĩnh vực hoạt động của công ty, đơn vị mà mình phụ
trách, nắm được tình hình chuyên môn, quy trình và công nghệ sản xuất.
- Tiếp theo đó là nhà quản trị cần nắm vững khoa học quản lí, có nghiệp vụ quản lí như:
biết tổ chức, chuẩn bị ra quyết định và ra quyết định đúng lúc, kịp thời,…
Năng lực sư phạm: là những đặc điểm cá nhân đảm bảo ảnh hưởng có giáo dục của nhà
quản trị đối với mọi cá nhân cũng như cả tập thể.
Phải có sự quan sát đặc biệt tinh tế. Nhờ có óc quan sát mà nhà quản trị dễ dàng đánh giá
được những mặt mạnh, yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn họ đang mắc phải và nhận ra
khả năng của mỗi người. Từ đó, nhà quản trị sẽ có được những định hướng nhằm tiếp cận và
gây tác động ảnh hưởng lên nhận thức và từ đó hướng hành động của những cá nhân này
theo quỹ đạo mà nhà quản trị đã vẽ.
Phải có khả năng mô hình hóa. Đó là khả năng vạch ra những mô hình tương lai cho tập thể
và từng cá nhân.
Phải có cường độ mạnh của sự ảnh hưởng và tác động. khả năng này lại phụ thuộc vào uy tín
và tài thuyết phục của nhà lãnh đạo.
3. Những nét tính cách quan trọng.
• Có lòng say mê làm lãnh đạo, có mục đích lí tưởng rõ ràng. Định hướng hoạt động đúng đắn.
• Có tính nguyên tắc, có sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền.





Có tính nhân đạo, biểu hiện ở lòng thương người, lòng từ bi, bác ái, lòng vị tha đối với người
khác.
• Có tính bình tĩnh, nó giúp cho nhà quản trị luôn sáng suốt trong tư duy, lời nói và việc làm
trước những khó khăn và những khi nóng nảy.
• Tính lạc quan giúp nhà quản trị luôn vui tươi, yêu đời, khỏe khoắn, lại vừa có những tác động
tích cực đối với người khác, vui sống và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tổ chức.
• Nhà quản trị cần tránh: lòng tham lam danh vọng, tính khoác lác, cộc cằn, thô lỗ, tự kiêu, tự
đại, tính đa nghi, lòng đố kị, ghen ghét; những suy nghĩ nhỏ nhen, hay chấp vặt, thiếu lòng độ
lượng, thiên lệch trong đối xử.
Bảng tổng kết so sánh: trang cuối bộ câu hỏi
13. Trình bày tóm tắt nội dung các lý thuyết về sự động viên?
• Lý thuyết vè sự công bằng
• Lý thuyết tâm lý XH
• Lý thuyết hiện đại về sự động viên
• Lý thuyết của Abraham Maslow: nhà quản tri phải hỉu rõ nhu cầu thõa mãn của con
người và đáp ứng nhu cầu đó
• Lý thuyết của Doughlas Mc Gregor: quan niệm về bản chất con người, có 2 loại khác
nhau:
Bản chất X: Không thích làm việc, không muốn nhận trách nhiệm
Bản chất Y: Siêng năng, thích làm việc, biết tự kiểm soát để hoàn thành công việc,sẵn sang
nhận trách nhiệm, có khả năng sang tạo trong công việc
• Lý thuyết của Hergberg: Thừa nhận và trân trọng sự đóng góp của nhân viên, giao phó
trách nhiệm cho họ và tao điều kiện cho họ phát triển, cho họ được làm côn việc thích thú
hoặc có ý nghĩa
• Lý thuyết mòng đợi: Quan tâm tơi nhận thức về sự mong đợi của nhân viên lien quan đến
phần thưởng, nhà quản tri phải bjk những mong đợi của người dưới quyền và gắn những

mong đợi ấy với mục tiêu của tổ chức.

14. Vai trò của công tác kiểm tra của việc thực hiện kế hoạch là gì? Bạn hãy nêu tên
các công cụ thường được sử dụng để tiến hành kiểm tra trong hoạt động quản trị.
TL: - Vai trò của công tác kiểm tra của việc thực hiện kế hoạch:
 Phát hiện sự sai lệch chệch hướng trong thực hiện tiêu chuẩn các nhiệm vụ;
 Hình thành định hướng để đánh giá nguyên nhân;
 Áp dụng các biện pháp điều chỉnh thích hợp;
 Giúp cho việc phối hợp sử dụng các nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ được hiệu quả
- Các công cụ thường được sử dụng để tiến hành kiểm tra trong hoạt động quản trị:
 Những tỉ lệ;
 Những tiêu chuẩn;
 Những con số thống kê;
 Những sự kiện cơ bản khác.
15. Trình bày nội dung phân loại kiểm tra; vẽ sơ đồ vòng phản hồi kiểm tra và nêu ra các ưu
thế nổi bật của loại kiểm tra phản hồi.
Kiểm tra lường thức: Là loại kiểm tra được tiến hành trước khi hoạt động thực sự - Tiên liệu
các vấn đề có thể phát sinh để có biện pháp phòng ngừa trước.


Kiểm tra đồng thời: Là loại kiểm tra được tiến hành trong khi hoạt động đang diễn ra. Danh
xưng khác là: kiểm tra đạt/không đạt. Hình thức thông dụng nhất là giám sát trực tiếp (Direct
suppervision).
Kiểm tra phản hồi: Là loại kiểm tra thực hiện sau khi hoạt động xảy ra. Hai ưu thế lớn là:
• Một là, cung cấp cho nhà quản trị những thông tin cần thiết để áp dụng những biện
pháp điều chỉnh các chỉ tiêu, kế hoạch hữu hiệu trong giai đoạn hoạch định của quá
trình quản trị. Nếu kiểm tra phản hồi kết luận không có sự sai lệch nhiều giữa kết quả
thực hiện với tiêu chuẩn cần đạt được thì điều này chứng tỏ công tác hoạch định hữu
hiệu và ngược lại, sự phát hiện có nhiều sai lệch sẽ giúp nhà quản trị rút kinh nghiệm để
đưa ra những kế hoạch mới tốt hơn.

Nhận diện những sai lệch
So sánh thực tế với chuẩn đề ra
Phân tích nguyên nhân sai lệch
Chương trình công tác đổi mới
Công tác mong muốn
Thực hiện sửa đổi
Công tác thực tế
Đo lường công tác thực tế

Hai là, kiểm tra phản hồi có thể giúp cải tiến động cơ thúc đẩy tinh thần làm việc cảu
nhân viên tốt hơn. Nó cung cấp cho mọi người trong tổ chức những thông tin cần thiết
phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
16. Vẽ sơ đồ và trình bày nội dung các bước tiến trình kiểm tra.


1. Xây dựng các tiêu chuẩn
2. Chọn phương pháp đo lường việc thực hiện
3. Đo lường việc thực hiện
4. Điều chỉnh các sai lệch

Sơ đồ tiến trình kiểm tra:


NHIỆM VỤ CỦA CÁC BƯỚC

NỘI DUNG
- Xem xét mục tiêu và kế hoạch nhiệm vụ cần thực hiện
- Đánh giá hoàn cảnh thực hiện nhiệm vụ
Xây dựng các tiêu chuẩn
- Hình thành các chỉ tiêu hợp lý, cụ thể cho từng nhiệm vụ

- Hệ thống hóa các chỉ tiêu thành bản tiêu chuẩn
- Nhận diện loại nhiệm vụ
Chọn phương pháp đo lường thực - Liệt kê các phương pháp
hiện
- Chọn phương pháp đo lường (cần phải chính xác dù là tương
đối)
- So sánh sự khác biệt giữa tiêu chuẩn với kết quả thực hiện
Đo lường việc thực hiện
- Đánh giá sự khác biệt
- Phát hiện sự sai lệch, chệch hướng
- Xác định nguyên nhân
Điều chỉnh các sai lệnh
- Xem xét các điều kiện liên hệ tới các nhiệm vụ cần thực hiện
- Áp dụng các biện pháp điều chỉnh

CẤP ĐỘ C
1. Cách hiểu các thuật ngữ quản trị rất đa dạng và phức tạp, vì vậy có nhiều định nghĩa khác
nhau. Tuy nhiên, các định nghĩa đều có liên quan đến 1 số nét chính. Hãy nêu các định nghĩa
khác nhau về quản trị; liệt kê một số ý chính liên quan đến các định nghĩa này và phân tích
từng ý để đưa ra một số định nghĩa phổ biến nhất.
 Quản trị là lãnh đạo trên cơ sở hoạch định, tổ chức, nhân sự, điều khiển và kiểm tra công việc
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
 Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm đạt
được những kết quả cao nhất với mục tiêu đề đã định trước
 Là tiến trình làm việc với con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi
trường luôn luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có hạn
Cách hiểu thuật ngữ quản trị rất đa dạng và phức tạp, và do cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều
khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến các định nghĩa đều có liên quan đến một số ý chính như
sau:
 Làm việc với và thông qua người khác

 Hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức
 Khai thác tối đa những nguồn tài nguyên có hạn
 Luôn xem xét đến kết quả và hiệu quả
 Đối phó và thích ứng với môi trường biến đổi
 Khái niệm phổ biến nhất
• Quản trị là hoạt động của chủ thể quan trị lên đối phương bị quản trị nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định trong những điều kiện biến đổi của môi trường


Quản trị là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và hoạt động của
tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện môi
trường luôn biến đổi
2. Trong các kỹ năng cần thiết đối với nhà quản trị ở mọi cấp trong tổ chức, theo bạn kỹ năng
nào quan trọng nhất để giúp nhà quản trị trở thành người lãnh đạo giỏi. Tạo sao?
(…)
3. Nội dung các biện pháp tăng năng suất lao động chủ yếu của các lý thuyết
Trường phái lý thuyết cổ điển:
• Tổ chức lao động khoa học thay đổi cho lối làm việc theo kinh nghiệm, bản năng của công
nhân
• Xác định chức năng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra là chức năng chủ yếu của nhà
quản trị
• Thuê mướn công nhân: ai đến trc mướn trc, không lưu ý đến tay nghề, khả năng của công
nhân
• Huấn luyện: hầu như không có hệ thống tổ chức
• Tổ chức công việc: làm việc theo thói quen, không có tiêu chuẩn và phương pháp, công nhân
tự định đoạt tốc độ làm việc
• Trách nhiệm công việc: hầu hết đều dc giao cho công nhân
• Tính chuyện nghiệp quản trị: không đc thừa nhận
Trường phái tâm lý xh:
• Quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền

• Cách giám sát
• Quan tâm đối với người lao động, sự tôn trọng ý kiến và sáng kiến của người lao động
• Đạo đức của người lao động
• Quan tâm tới nhu cầu của người lao động, áp dụng biện pháp động viên phù hợp nhằm tạo
được động cơ thúc đẩy tinh thần làm việc.
Trường phái quản trị nhật bản( lý thuyết z):
• Chú trọng đến quan hệ XH và yếu tố con người trong tổ chức
Lý thuyết Z có đặc điểm sau:
• Công việc dài hạn
• Quyết định thuận lợi
• Trách nhiệm cá nhân
• Xét thăng thưởng chậm
• Kiểm soát kín đáo bằng các biện pháp công khai
• Quan tâm đến tập thể và cả gia đình nhân viên
4.Bạn hãy nêu tính bất định của một yếu tố môi trường mang tính thời sự trong bối cảnh kinh
tế hiện nay của nước ta. Cho biết xu hướng ảnh hưởng của nó đối với sự hoạt động của một tổ
chức cụ thể. Là giám đốc tổ chức này, với chức năng hoạch định bạn phải làm gì để đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức
Ngày nay, văn hoá doanh nghiệp đang được coi là một loại tài sản vô hình. Loại tài sản này có
thể đưa doanh nghiệp ngày càng làm ăn phát đạt, nhưng nếu chúng ta không biết phát huy thì
nó sẽ đưa doanh nghiệp nhanh chóng đến chỗ phá sản.
Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố môi trường quan trọng nhất là trong thời kì
văn hóa hội nhập hiện nay.
Trên thực tế, mỗi nền văn hoá khác nhau đều đưa đến nhận thức khác nhau và tác động đến hệ
thống văn hoá doanh nghiệp khác nhau.



Vd: Công ty FPT đã duy trì tinh thần: người FPT cần “Tôn trọng cá nhân – đổi mới – đồng
đội”. Lãnh đạo FPT cần “Chí công – gương mẫu – sáng suốt”. Đồng thời, FPT đã duy trì truyền

thống các dân tộc nhiều năm như: ngày vì cộng đồng, ngày văn nghệ FPT, ngày gia đình FPT…
Ngoài ra, FPT còn thực hiện chính sách trả lương, đãi ngộ nhân viên theo mức năng lực của họ,
tạo sự cạnh tranh công bằng cho tất cả mọi người. Nhờ văn hóa doanh nghiệp khá thành công
này mà người FPT cảm thấy được quan tâm, chia sẻ, được vui chơi đảm bảo đời sống tinh thần,
…từ đó mà họ hăng say làm việc đưa công ty ngày càng vươn xa.
Là giám đốc của công ty FPT, tôi sẽ tiếp tục duy trì những tinh thần cũng như duy trì các ngày
hội, chính sách trả lương và đãi ngộ này. Đồng thời, tôi sẽ thực hiện:
- Xác lập các tiêu chí khung kiến thức cơ bản cho mọi người, theo đó đánh giá và nhắc
nhở trách nhiệm của mỗi thành viên.
- Tích cực phổ biến pháp luật và kiến thức chuyên ngành cho mỗi thành viên.
- Khuyến khích các trưởng phòng, phó phòng chủ động tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng,
khó khăn để chia sẻ giúp đỡ nhân viên.
- Để hòa nhập vào thị trường quốc tế, tôi sẽ khuyến khích các lãnh đạo của công ty tìm
hiểu các quy định luật pháp quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh, tìm hiểu kinh nghiệm
ứng xử khi có các sự kiện tranh chấp thương mại; nghiên cứu, cập nhật thông tin kinh
doanh, bám sát thị trường để ra các quyết định hợp lý, nhằm đem lại lợi nhuận ngày một
cao.
5. Trình bày mối quan hệ giữa thông tin và ra quyết định
(…)
6. Nêu các khái niệm mục tiêu: tác nghiệp, chiến thuật, chiến lược. Bạn hãy cho biết nội
hàm chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu gì? Trình bày
mối liên hệ giữa các mục tiêu này trong quá trình hoạch định.
• Chiến lược: Là hệ thống các đường lối và biện pháp phát triển doanh nghiệp, các mục tiêu
cần đạt, các nguồn lực phải sử dụng để đạt được các mục tiêu dự định trong thời hạn của
chiến lược.
• Chiến thuật: Là các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược ở từng thời điểm và môi
trường kinh doanh cụ thể.
• Tác nghiệp: Là các hoạt động với thời khóa biểu cụ thể, chi tiết, giao công tác cho từng cá
nhân thực hiện và báo cáo.
(mối liên hệ …)

7. Vì sao hoạch định là chức năng cơ bản đầu tiên quan trọng nhất và là cơ sở của các chức
năng quản trị khác?
(…)
8. Lập kế hoạch là gì? Bạn hãy trình bày một bản kế hoạch cho việc thực hiện mục tiêu công
việc mà bạn chọn.
(…)
9. Bộ máy tổ chức hữu hiệu là gì? Là nhà quản trị của một tổ chức bạn phải quan tâm đến những
vấn đề gì để có được một bộ máy tổ chức hoạt động hiệu quả? Tại sao?
Bộ máy tổ chức hữu hiệu là bộ máy tổ chức đảm bảo thực hiện tốt các chức năng quản trị và
phục vụ có hiệu quả mục tiêu chung đã xác định (…)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×