Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Phân tích, đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại VIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.27 KB, 69 trang )

MỤC LỤC


2

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hoạt động sản xuất các doanh nghiệp cần phải có một lượng
vốn nhất định bao gồm vốn cố định vốn lưu động và vốn chuyên dụng khác là rất
cần thiết để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Việc thường
xuyên tiến hành phân tích tài chính tại các doanh nghiệp sẽ giúp cho bộ phận điều
hành, nẵm rõ được ưu nhược điểm trong công tác quản lý vốn của mình để tự do có
các biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Qua thời gian kiến tập tại Công ty TNHH Thương mại VIC sau khi tìm hiểu
và nhận thấy tầm quan trọng của vốn trong công ty, em đã chọn đề tài “Phân tích,
đánh giá công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương
mại VIC”. Tuy nhiên do có những hạn chế nhất định, bản báo cáo chắc chắn
không trách khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến nhận xét của các
thầy cô giáo các cô chú trong công ty để hoàn thiện hơn nữa đề tài tốt nghiệp của
em.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp
Phân tích tình hình quản lý vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại
VIC – Nhà máy thức ăn cao cấp Con Heo Vàng.
Xây dựng một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn lưu
động tại Công ty TNHH Thương mại VIC
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu
quả tại Công ty TNHH Thương mại VIC
Phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý và sử dựng hiệu quả vốn lưu động tại


Công ty TNHH Thương mại VIC – Nhà máy thức ăn cao cấp Con Heo Vàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh, phương pháp cân đối, phương pháp loại trừ..


3

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Thương mại VIC.
Chương 2: Phân tích thực trạng về công tác quản lý và sử dựng hiệu quả
vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại VIC
Chương 3: Đánh giá thực trạng công tác nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại VIC.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo – Ths. Lê
Bằng Việt. Đồng thời, em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của các phòng ban trong Công ty TNHH Thương mại VIC đã giúp đỡ, hướng dẫn,
cung cấp tài liệu để em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lã Thị Kim Huyền


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIC
1.1. Khái quát về Công ty TNHH Thương mại VIC
1.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Thương mại VIC là một doanh nghiệp 100% vốn trong nước
được chính thức thành lập ngày 27/4/1999 theo giấy phép thành lập số 095/TLDN
của UBND thành phố Hải Phòng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 070618

Do Sở Kế hoạch đầu tư Hải Phòng cấp với ngành nghề chính là sản xuất thức ăn
chăn nuôi gia súc phục vụ người chăn nuôi. Sau đây là một vài nét chính về công ty:
+ Tên giao dich: Công ty TNHH Thương mại VIC
+ Tên tiếng Anh: VIC
+ Giám đốc: Ông Nguyễn Hữu Lợi
+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
+ Địa chỉ liên hệ: Khu công nghiệp Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
+ Nhóm ngành nghê: Nông sản - Thực phẩm
+ Điện thoại: 0313742976
+ Fax: 0313742978
+ E-mail:
+ Địa chỉ website: http:// www.conheovang.com.vn
Sản phẩm của công ty mang thương hiệu “Con heo vàng” ra đời và chấp
nhận cạnh tranh không cân sức trên thị trường trong thời điểm mà các công ty nước
ngoài đang chiếm tới 90% thị phần thức ăn gia súc.
Qua 8 năm hoạt động và trưởng thành, với phương châm “Con heo vàng Chất lượng vàng”, “Con heo vàng mong người chăn nuôi có lãi”, thương hiệu Con
heo vàng đã nhanh chóng trở nên thân thiết với bà con chăn nuôi Việt Nam. Có thể
chia sự phát triển của công ty qua 3 giai đoạn như sau:
 Giai đoạn 1 (Khởi nghiệp) từ năm 1999 – 2002

- Địa điểm sản xuất: Công ty phải đi thuê mặt bằng, nhà xưởng của đơn vị khác
- Công suất thiết bị: 10.000 tấn/năm
- Nguyên liệu: Mua lại của các đơn vị nhập khẩu, giá không ổn định


5

- Sản lượng tiêu thụ: 300 – 500 tấn/tháng (4000 – 6000 tấn/năm)
- Sản phẩm: Có 6 loại sản phẩm đậm đặc và 2 sản phẩm hỗn hợp cho lợn và gà
- Thị trường tiêu thụ chính: Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng sông Hồng



Mục tiêu đã đạt được:
+ Ổn định chất lượng sản phẩm.
+ Quảng bá hình ảnh thương hiệu Con Heo Vàng.
+ Xây dựng các kênh phân phối thong qua đại lý cấp 1 và bán hang trực tiếp tại Hải
Phòng và các tỉnh xung quanh.



Khó khăn:
+ Mặt bằng nhà xưởng chật hẹp, xuống cấp.
+ Môi trường ô nhiễm do khói bụi.
+ Sản phẩm mơi, chưa có uy tín trên thị trường.

 Giai đoạn 2 (Phát triển) từ 2003 – 2004

- Công ty được Thành phố Hải Phòng cho thuê 12.500 m2 đất tại cụm công nghiệp
Vĩnh Niệm. Công ty đã đầu tư 2 dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, công suất
90.000 tấn/năm và chính thức sản xuất từ tháng 10/2002.
- Tuyển dụng thêm lao động, tập trung phát triển đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán
hàng, cán bộ kỹ thuật.
- Nhập khẩu trực tiếp các lô nguyên liệu lớn với giá ưu đãi và ổn định.
- Tăng cơ cấu sản phẩm lên 26 loại gồm các sản phẩm đậm đặc và hỗn hợp dùng
cho các giai đoạn phát triển của lợn, gia cầm, đại gia súc.
- Sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm mới mang thương hiệu Ông Tiên, gồm 6
loại sản phẩm, với công thức chế biến mới, sử dụng kháng sinh thảo dược.
- Không ngừng nâng cấp chất lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ các chất tạo nạc như: Lizin, Methionin, Triptofan… trong sản phẩm. Từ đó tạo ra hình ảnh sản phẩm Con
Heo Vàng luôn có chất lượng cao.



Mục tiêu đã đạt được:

- Mở rộngt hị trường tiêu thụ đến các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và các tỉnh
miền Trung từ Nghệ An trở ra.


6

- Củng cố và hoàn thiện các kênh tiêu thụ sản phẩm, gồm:
+ Kênh bán hàng trực tiếp (2.500 đại lý) do các nhân viên bán hàng của
công ty thực hiện, bán hàng tại thị trường các tỉnh: Hải Phòng, Quản Ninh, Thái
Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tây, Phú Thọ, và một số huyện của các tỉnh Hải
Dương, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh. Sản lượng tiêu thụ chiếm 40% toàn
Công ty.
+ Kênh đại lý cấp 1 (27 đại lý) phụ trách thị trường các tỉnh còn lại, tiêu thụ 60%
sản lượng toàn Công ty.
- Thị phần sản phẩm đậm đặc bình quân năm 2004 là 38%.
- Quảng bá thương hiệu Con Heo Vàng và Ông Tiên bằng nhiều hình thức, tận dụng
sự nổi tiếng của thương hiệu để mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng tiêu thụ.
- Xây dựng chính sách bán hàng linh hoat nhằm kích thích các đại lý và các nhân
viên tiếp thị, bán hàng tích cực, nâng cao sản lượng.
Khó khăn: Cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thức ăn chăn nuôi
+ Cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất lớn.
+ Cạnh tranh giữa các cơ sở sản cuất lớn và cơ sở sản xuất nhỏ.
+ Hình thức cạnh tranh:
- Cạnh tranh bằng giá bán và hoa hồng đại lý.
- Cạnh tranh băng khuyến mại.
- Cạnh tranh bằng dịch vụ sau bán hàng.
- Cạnh tranh bằng quảng cáo.

- Sản xuất hàng nhái, hàng giả các sản phẩm uy tín.
 Giai đoạn 3 (Tăng trưởng) từ năm 2005 đến nay

- Mở rộng thị trường đến tất cả các tỉnh trong cả nước.
- Sản xuất sản phẩm mới là thức ăn hỗn hợp viên cho cá tra và cá basa.
- Công ty đầu tư them các nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu thị trường
tại chỗ
+ Nhà máy Con Heo Vàng Quy Nhơn, công suất 60.000 tấn/năm, cung cấp hàng
cho các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào Tây Nguyên.


7

+ Nhà máy Con Heo Vàng Đồng Tháp, công suất 120.000 tấn/năm, cung cấp thức
ăn heo và cá tra, cá basa cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
- Xây dựng chi nhánh là các trung tâm phân phối sản phẩm khu vực:
+ Chi nhánh Hải Phòng, gồm các tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải
Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh.
+ Chi nhánh Hà Nội, gồm các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai
Châu.
+ Chi nhánh Nam Định, gồm các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá,
Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu.
- Duy trì phương thức bán hàng theo 2 kênh (cấp 1 và bán lẻ), chú ý tăng cường mở
rộng kênh bán lẻ.


Mục tiêu đã đạt được:

- Sản lượng thức ăn đậm đặc cho lợn và gia cầm đạt 7.000 tấn/tháng.

- Sản lượng thức ăn cho cá đạt 2.500 tấn/tháng.
- Thị phần thức ăn đậm đặc bình quân đạt 25 - 35% năm 2006.
Với những nỗ lực phấn đấu của mình, công ty đã được thưởng nhiều
bằng khên của UBND thành phố Hải Phòng, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học
công nghệ, được tổ chức TUVCERT, Cộng hoà Liền bang Đức trao chứng
nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000; hai lần đựoc tặng giải
thưởng chất lượng Việt Nam, thương hiệu uy tín, giải thưởng Sao vàng Đất
Việt và huy chương vì sự nghiệp giai cấp nông dân Việt Nam do TW hội Nông dân
Việt Nam trao tặng.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước của công ty.
1.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý
Hiện nay, bộ máy quản lý của chi nhánh được tổ chức theo mô hình tập
trung. Tổng số lãnh đạo và công nhân viên của chi nhánh là 150 người trong đó lao
động gián tiếp là 56 người có trình độ cao đẳng trở lên, được đào tạo về chuyên
môn nghiệp vụ vững vàng và lao động trực tiếp là 70 người là công nhân lành nghề.


8

Đây là một cơ cấu lao động hợp lý và gọn nhẹ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi
phí. Bộ máy quản lý gồm 1 giám đốc, 1 P. Giám đốc và 25 nhân viên thuộc 8 phòng
ban thực hiện những chức năng và nhiệm vụ riêng.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ
TỔNG GIÁM ĐỐC

P. TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng Phòng
kỹ thuật và Phòng
kiểm tra

sản
phẩm
Phòng
tiêu thụ Phòng
Phòng
kỹchất lượng
Phòng
Phòng
hành
chính
nhânXưởng
sự
Phòng
Phòng
tài
thuật và
tiêu
sản
vật tư
hành
chính
kiểm
tra
xuất
thụ
chính
kế toán
chất lượng
nhân sự


Phòng
bảo vệ

Các
chi
nhánh

sản phẩm

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của CN công ty
1.2.2. Chức năng của các phòng, ban.
+ Tổng Giám đốc: Theo điều lệ thành lập công ty quy định Tổng giám đốc
công ty TNHH Thương mại VIC, ông Nguyễn Hữu Lợi là đại diện pháp nhân của
công ty, đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên, thay mặt công ty quan hệ
pháp lý với các đơn vị tổ chức bên ngoài; là người tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt
động kinh doanh trong công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả kinh
doanh và làm nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng luật định
+ Phó Tổng Giám đốc: Giúp việc cho giám đốc là Phó tổng giám đốc. Phó
tổng giám đốc là người tham mưu trợ giúp cho tổng giám đốc trong mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, tư vấn cho tổng giám đốc về các mặt: kinh doanh,
quản lý, kỹ thuật, ký kết các hợp đồng và thay thế tổng giám đốc điều hành
công ty khi tổng giám đốc đi vắng. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm cá


9

nhân trước tổng giám đốc và pháp luật nhưng tổng giám đốc công ty vẫn là
người chịu trách nhiệm chính.
+ Phòng tiêu thụ: Phòng tiêu thụ gồm 35 người, trực thuộc sự lãnh đạo của
Phó giám đốc.

Phòng tiêu thụ có các nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu và lập kế hoạch sản xuất – kinh doanh, xây dựng và trình các kế
hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của công ty.
- Xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm của công ty.
- Xây dựng kế hoạch về giá thành, số lượng sản phẩm sản xuất của công ty hàng
tháng, quý, năm.
- Nghiên cứu, dự đoán các nhu cầu của thị trường, lên kế hoạch sản xuất sản phẩm
phù hợp.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như toàn bộ máy móc thiết bị của công ty.
+ Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng,
giúp việc cho phó giám đốc, gồm 12 người, đứng đầu là giám đốc tài chính, ông Đỗ
Tất Trung, giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp trong tổ chức công tác hạch toán, kế
toán, quản lý tài sản, tiền vốn, xây dựng và thực hiên kế hoạch tài chính của công
ty.
Phòng tài chính kế toán có các nhiệm vụ sau:
- Lập kế hoạch thu – chi tài chính dựa trên dự toán ngân sách hàng năm.
- Xây dựng các định mức chi tiêu tài chính cho các bộ phận trong công ty, trình lãnh
đạo xét duyệt và kiểm tra việc thực hiện chi tiêu khi đã được xét duyệt.
- Tổng hợp ngân sách, báo cáo ban lãnh đạo theo đúng quy định.
+ Phòng vật tư: Phòng vật tư gồm 35 người và có các nhiệm vụ sau:
-

Lập và trình kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về các trang thiết bị và vật

tư dùng cho việc sản xuất.
- Xây dựng định mức sử dụng vật tư và phổ biến, thực hiện các định mức đó.
- Bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị.


10


+ Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Phòng kỹ thuật và phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật và phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm gồm 30 người.
Các phòng này có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, về công nghệ, cùng phòng tiêu
thụ thiết kế sản phẩm mới cho công ty.
- Đánh giá thực trạng máy móc thiết bị, tiến hành sửa chữa khi cần
thiết.
- Tư vấn, hướng dẫn cho các công nhân thao tác sử dụng máy.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ khi sản xuất đên khi xuất bán.
+ Phòng hành chính nhân sự
- Phòng hành chính gồm 17 người, có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng quy chế làm việc, mối quan hệ giữa các phòng ban và với các tổ chức
xã hội.
- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị của công ty và các buổi hội thảo tư vấn kỹ
thuật cho bà con chăn nuôi.
- Quản lý tốt các tài sản của công ty
- Nhận và lưu trữ công văn, hồ sơ; theo dõi việc giải quyết thực hiện các công văn.
- Phối kết hợp cùng các phòng ban khác để thực hiện các mục tiêu của
công ty, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
+ Xưởng sản xuất
- Xưởng sản xuất có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Sản xuất sản phẩm theo kế hoạch mà phòng tiêu thụ đưa ra và theo định mức đã
quy định
- Bảo quản các máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Phòng bảo vệ
- Phòng bảo vệ có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Kiểm tra, kiểm soát người ra, vào công ty.



11

- Bảo vệ cơ sở vật chất của công ty
+ Các chi nhánh
- Hiện nay công ty có 4 chi nhánh trực thuộc công ty, đó là:
- Công ty Á Âu Đồng Tháp
- Nhà máy Con Heo Vàng Quy Nhơn
- Nhà máy Con Heo Vàng Nghệ An
- Chi nhánh Con Heo Vàng Nam Định
- Chi nhánh Con Heo Vàng Hà Nội.
Bộ máy quản lý hiện nay của chi nhánh gọn nhẹ, hiệu quả, có sự phân quyền
giữa các phòng ban chức năng tạo điều kiện cho các phòng ban hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình. Mô hình quản lý của công ty là phù hợp với loại hình công ty,
với tình hình thực tế tạo điều kiện khai thác tiềm năng của các phòng ban giúp chi
nhánh Công ty sản xuất kinh doanh hiệu quả và có lãi.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013
1.3.1 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty trong giai đoạn 2011-2013


12

Bảng 1.1 .Bảng một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty trong giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: đồng
ST

Chỉ tiêu

T


ĐVT

Năm 2011

đồng

11.226.480.790

đồng

1.889.236

2.831.803

đồng

154.330.000

-

Doanh thu thuần bán
1

2

hàng và cung cấp dịch
vụ
Doanh thu hoạt động


Năm 2012
13.650.977.57
6

năm 2013

2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ

18.118.079.296

2.424.496.786

21,59

4.467.101.720

32,72

3.400.924

942.567

49,89

569.121

20,09


3

tài chính
Thu nhập khác

4

LNTT

đồng

410.073.760

1.071.708.445

579.252.837

661.634.685

5
6
7

Lãi vay
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Tổng luân chuyển

đồng
đồng

đồng

460.832.698
6.844.363.945
1.394.599.701

763.597.133
5.944.815.514
1.701.465.755

834.865.968
9.378.731.603
2.270.448.001

đồng

11.382.699

12.653.808

8

thuần (1)+(2)+(3)

Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ

161,3


-492.455.608

-45,95

302.764.435
-899.548.431
306.866.054

5
65,70
-13,14
22,00

71.268.835
3.433.916.089
568.982.246

9,333
57,76
33,44

1.271.109

11,17

-12.653.808

-

-421.186.773


-22,94

-369.431.706

-45,96

9

EBIT = (4)+(5)

đồng

870.906.458

1.835.305.578

1.414.118.805

964.399.120

10

LNST

đồng

307.555.320

803.781.334


434.349.628

496.226.014

110,7
4
161,3
4

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )


13

Qua bảng phân tích trên ta thấy một số chỉ tiêu về kinh tế của doanh nghiệp
quá các năm có những biến động. Ta xét từng chỉ tiêu như sau:
Doanh thu thuần của doanh nghiệp có xu hướng tăng năm sau tăng cao hơn
năm trước, cụ thể: Năm 2012 doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng 21,60% tương
ứng tăng với số tiền là 2.424.496.786 đồng, năm 2013 so với năm 2011 tăng
4.467.101.720 đồng tương ứng tăng với tỷ lệ là 32,72%. Doanh thu hoạt động tài
chính của doanh nghiệp qua các năm đêu tăng, năm 2012 tăng so với năm 2011 là
942.567 đồng tương ứng với tỷ lệ là 49,89% và năm 2013 tăng so với năm 2012 là
569.121 đồng tương ứng tăng 20,1%. Mặc dù doanh thu tăng dần qua các năm
nhưng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng giảm đột biến, năm 2012 so với
năm 2011 tăng đột biến với số tiền là 661.634.685 đồng, tương ứng với tỷ lệ là
161,35% nhưng sang đến năm 2013 so với năm 2011 thì lại giảm mạnh với số tiền
là 492.455.608 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 45,5% nguyên nhân là do chi phí
của doanh nghiệp trong kỳ tăng mạnh chiếm nhiều nhất là giá vốn của doanh
nghiệp. Giá vốn tăng làm lợi nhuận gộp của doan nghiệp giảm, lợi nhuận gộp giảm

công với chi phí tăng làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Tổng luân
chuyển thuần của doanh nghiệp năm 2012 tăng 1.271.109 đồng nhưng sang đến
năm 2013 thì giảm 12.653.808 đồng.
EBITcủa doanh nghiệp năm 2012 tăng 110,74% tương ứng 964.399.120
đồng so với năm 2011; năm 2013 thì lại giảm 421.186.773 đồng tương ứng giảm
với tỷ lệ 22,5%.
Như vậy ta thấy EBIT của doanh nghiệp năm 2013 giảm so với năm 2012
điều này cho thấy LNTT của doanh nghiệp năm 2013 giảm nhưng lãi vay của doanh
nghiệp tăng. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty
1.4.1 Nhiệm vụ kinh doanh
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, công ty TNHH Thương mại VIC có những nhiệm vụ
kinh doanh chủ yếu sau:


14

- Tổ chức sản xuất – kinh doanh các loại sản phẩm đậm đặc, sản phẩm hỗn hợp, sản
phẩm dạng viên… theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập doanh
nghiệp.
- Quản lý tốt tiền vốn, vật tư, lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh
- Thực hiện phân phối theo lao động và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân
viên.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ với Nhà nước.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật của của Nhà nước.
1.4.2. Một số mặt hàng kinh doanh chủ yếu
Sản phẩm mà công ty kinh doanh là các loại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia
cầm với các loại chủ yếu sau:

- Sản phẩm làm thức ăn cho lợn, gồm:
+ Thức ăn thẳng: 4 sản phẩm hỗn hợp
+ Thức ăn phối trộn cùng nguyên liệu địa phương: 20 sản phẩm đậm đặc
- Sản phẩm làm thức ăn cho gia cầm, gồm
+ Thức ăn thẳng cho vịt: 2 sản phẩm hỗn hợp
+ Thức ăn phối trộn cùng nguyên liệu địa phương cho gà: 2 sản phẩm đậm đặc
- Sản phẩm làm thức ăn cho đại gia súc
+ Thức ăn cho bò thịt: 2 sản phẩm đậm đặc
- Sản phẩm làm thức ăn cho cá
+ Thức ăn thẳng: 15 sản phẩm hỗn hợp
Tổng cộng, công ty có 21 sản phẩm hỗn hợp và 24 sản phẩm đậm đặc
Ý thức là phải xây dựng một chiến lược lâu dài, nên ngay từ khi mới ra đời, công ty
đã đặc biệt quan tâm xây dựng thương hiệu “Con Heo Vàng” bằng việc không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty đã áp dụng thành công hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 từ năm 2003. Thương hiệu Con
Heo Vàng hiện nay đã tỏ rõ ưu thế hơn nhiều thương hiệu thức ăn gia súc khác, đó
là:


15

- Về chất lượng: Nguyên liệu phục vụ sản xuất được nhập số lượng lớn từ các nhà
cung cấp có uy tín trên thế giới nên giá nhập khẩu giá thấp hơn so với mua số lượng
nhỏ. Nguyên liệu đều được bảo quản và kiểm tra chi tiết trước khi sản xuất. Công ty
có lợi thế giần cảng nên giảm thiểu được các chi phí như lưu kho, vận chuyển.
Chính vì vậy công ty đã giảm thiểu được các chi phí đầu vào để có điều kiên để đầu
tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Về giá cả: Nhà máy 100% vốn người Việt nên chi phí đầu tư thấp, chi phí sản xuất
thấp, sản lượng tiêu thụ lớn đã giúp giảm giá thành sản xuất. Do đó giá bán các sản
phẩm Con Heo Vàng trên thị trường thấp hơn các sản phẩm cùng loại của các hãng

khác từ 10 đến 15%
- Dịch vụ sau bán hàng: Công ty có dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo gồm các dịch vụ
miễn phí như: Tư vấn kỹ thuật trang trại, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ các
trang trại 20% thiệt hại nếu gặp dịch bệnh, rủi ro. Để thực hiện việc này, công ty đã
đầu tư hàng chục xe ô tô chuyên dùng và đội ngũ bác sỹ thú y mạnh và hệ thống
cộng tác viên hàng ngày thường trực sẵn sàng phục vụ người chăn nuôi khi có yêu
cầu.
1.4.3. Đặc điểm về công nghệ
Công ty TNHH Thương mại VIC đã xây dựng hoàn thành nhà máy thực
phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng công suất 90.000 tấn/năm trên diện tích
12.500 m2 và đi vào hoạt động từ tháng 10/2002. Sản phẩm của nhà máy gồm các
loại thức ăn gia súc đậm đặc và hỗn hợp phục vụ chăn nuôi gia súc và gia cầm.
Sản lượng tiêu thụ của nhà máy là 6.000 – 7.000 tấn thức ăn đậm đặc/tháng
và khoảng 1.200 tấn thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty TNHH Thương mại VIC
luôn quan tâm tới lợi ích người chăn nuôi và bằng các phương pháp để người chăn
nuôi có lãi như:
- Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi tới các hộ gia đình bởi các chuyên
gia trong và ngoài nước nhằm cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật tới tận người


16

chăn nuôi. Trung bình, có khoảng 70.000 lượt người/năm được tập huấn miễn phí
về kỹ thuật chăn nuôi.
- Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, tư vấn trang trại.
- Hỗ trợ điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm khi cần.
- Tư vấn phương pháp chăn nuôi để đảm bảo luôn có lãi.
Mục tiêu của công ty TNHH Thương mại VIC là mong muốn xây dựng được
thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc với phương châm “

Thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng - Chất lượng vàng cho người chăn
nuôi”.
Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty luôn quan tâm tới các
hoạt động xã hội như:
- Hỗ trợ hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa cho các hộ nông dân nghèo, ủng hộ hàng
trăm triệu đồng cho quỹ vì người nghèo.
- Hỗ trợ học bổng cho con em nghèo học giỏi, học sinh đoạt giải trong các kỳ thi
giỏi quốc gia. Tài trợ các chương trình thể thao với mong muốn tạo ra sân chơi bổ
ích cho bà con nông dân
- Thực hiện chương trình phối kết hợp với các hội nông dân các cấp trong việc triển
khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật tới người nông dân.


17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIC
2.1 Cơ sở lý luận chung về công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm, vai trò và phân loại vốn lưu động
2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền
kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra các
sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ hàng hoá cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có
thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá
lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động kinh doanh cần phải có đối tượng lao động, tư
liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp
các yếu tố đó để tạo thành sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu lao

động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay
đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào
giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới
hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động sản xuất và tài sản
lưu thông.
Tài sản lao động sản xuất gồm: những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho qua trình
sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình chế biến và những tư liệu
lao động không đủ tiếu chuẩn là tài sản cố định (TSCĐ). Thuộc về tài sản lưu động
(TSLĐ) gồm: Nguyên- nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công
cụ, dụng cụ nhỏ...
Tài sản lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong
thanh toán...
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với qúa trình lưu
thông. Trong quá trình tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động


18

sản xuất và tài sản lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm
cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên tài sản lưu động
sản xuất và tài sản lưu thông, doanh nghiệp nào cũng cần phải có một số vốn thích
đáng để đầu tư vào tài sản ấy, số tiền ứng trước về tài sản ấy gọi là vốn lưu động
của doanh nghiệp.
Như vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu
động sản xuất và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp diễn ra liên tục.
2.1.1.2 Vai trò vốn lưu động và phân loại vốn lưu động
 Vai trò vốn lưu động

Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng...

doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật
liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên
để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên
quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản
ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một
lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động
còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa
bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một
phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả
hàng hóa bán ra.


19
 Phân loại vốn lưu động

Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác
nhau. Thông thường có một số cách phân loại sau:
* Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành các
loại:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi

thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể
hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng
hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.
- Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ.
+ Sản phẩm dở dang
+ Thành phẩm
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh có
thể chia vốn lưu động thành các loại chủ yếu sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản:
+ Vốn nguyên liệu, vật liệu chính + Vốn phụ tùng thay thế.
+ Vốn công cụ, dụng cụ + Vốn nhiên liệu.
+ Vốn vật liệu phụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất:
+ Vốn sản phẩm dở dang.
+ Vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông.


20

+ Vốn thành phẩm.
+ Vốn bằng tiền
+ Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác.
+ Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng.
* Theo nguồn hình thành:

- Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do Nhà nước cấp, do xã viên,
cổ đông đóng góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra.
- Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ yếu
một phần lấy từ lợi nhuận để lại.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết.
- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu.
- Nguồn vốn đi vay.
Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng
nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh. Tuỳ theo điều kiện cụ thể
mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng các tổ chức tín dụng khác hoặc có
thể vay vốn của tư nhân các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước.
2.1.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
2.1.2.1 Phương pháp phân tích
 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc), là phương
pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính. Để vận dụng phép so sánh
trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của
chỉ tiêu phân tích cũng như kĩ thuật so sánh.
- Tiêu chuẩn so sánh : là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Khi
phân tích tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các gốc sau :
+ Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu
hướng của các chỉ tiêu tài chính. Thông thường, số liệu phân tích được tổ chức từ 3
đến 5 năm liền kề.


21

+ Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài

chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Số liệu trung
bình ngành thường được các tổ chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng cơ quan thống
kê cung cấp theo nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường
hợp không có số liệu trung bình ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của
một doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để căn cứ phân tích.
+ Sử dụng các số kế hoạch, số dự đoán để đánh giá doanh nghiệp có đạt
được các mục tiêu tài chính trong năm. Thông thường các nhà quản trị doanh
nghiệp chọn gốc so sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho tổ chức mình.
- Điều kiện so sánh : Yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội
dụng kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau.
- Kĩ thuật so sánh : trong phân tích tài chính thường thể hiện qua các trường
hợp sau :
+ Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động
tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua 2 hay nhiều kỳ,
qua đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu (tăng, giảm) khi phân tích báo cáo tài
chính dạng so sánh cần chú ý mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế để phần thuyết
minh số liệu chặt chẽ hơn.
+ Trình bày báo cáo tài chính theo quy mô chung : Với việc so sánh này một
chỉ tiêu báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu liên quan sẽ
được tính theo tỷ lệ phần trăm tiêu chỉ tiêu quy mô chung đó.
+ Thiết kế chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỉ số được xây dựng khi các yếu tố cấu
thành nên tỉ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế. Với nguyên tắc thiết kế
các tỉ số như thế nhà phân tích có thể xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc
điểm hoạt động của doanh nghiệp. Các tỉ số còn lại là công cụ
hỗ trợ công tác dự toán tài chính.
 Phương pháp loại trừ

Trong một số trường hợp, phương pháp này được sử dụng trong phân tích tài
chính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính xác



22

định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp này còn là công cụ hỗ trợ quá
trình ra quyết định.
 Phương pháp cân đối liên hệ

Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối giữa tài
sản và nguồn vốn ; cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả, cân đối, cân đối giữa
dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm. Dựa vào những cân đối cơ
bản đó người ta vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét những tác động
ảnh hưởng của nhân tố này đến nhân tố kia như thế nào và ảnh hưởng đến biến
động của chỉ tiêu phân tích.
 Phương pháp phân tích tương quan

Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan
với nhau. Chẳng hạn mối tương quan giữa doanh thu của đơn vị càng tăng thì số dư
của các khoản nợ phải thu cũng tăng, hoặc doanh thu dẫn đến yêu cầu về dự trữ
hàng cho kinh doanh tăng. Một trường hợp khác là tương quan giữa chỉ tiêu "chi phí
đầu tư xây dựng cơ bản" với chỉ tiêu "nguyên giá tài sản cố định" ở doanh nghiệp.
Cả hai số liệu này đều trình lên Bảng cân đối kế toán. Một khi trị giá các khoản xây
dụng cơ bản gia tăng thường phản ánh doanh nghiệp có tiềm lực về cơ sở hạ tầng
trong thời gian đến. Phân tích tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa
các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ
công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp.
2.1.2.2 Nội dung phân tích
 Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh

Để phân tích được cơ cấu vốn kinh doanh, trước tiên ta phải có bảng tính
toán số liệu sau:

Năm N
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng vốn kinh doanh
Vốn cố định
Vốn lưu động

Tỷ trọng
(%)

Năm N+1
Số tiền

Tỷ trọng
(%)

So sánh năm
N+1 với năm N
Chênh Tỷ lệ
lệch
%


23

Trên cơ sở bảng số liệu trên ta tiến hành phân tích từng chỉ tiêu vốn kinh
doanh, xem vốn nào chiếm cơ bản trong tổng vốn kinh doanh của Công ty và điều
này cho biết vấn đề gì. Việc so sánh chỉ tiêu giữa các năm để biết được mức độ đầu
tư của vốn vào sản xuất kinh doanh qua các năm có những biến động như thế nào và
những nguyên nhân gây lên biến động của chỉ tiêu đó.

 Phân tích cơ cấu vốn lưu động
-

Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động
Để khái quát về tình hình quản lý vốn lưu động, ta tiến hành phân tích việc

thực hiện phân bổ vốn lưu động, muốn phân tích như vậy thì ta cần phải lập bảng
phân tích như sau :
Năm N
Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Năm N + 1
Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Chênh lệch
Số tiền

Tỷ lệ

* TSCĐ & ĐTNH
1. Tiền

2. Đầu tư ngắn hạn
3. Các khoản phải thu
4. Hàng tồn kho
5. TSLĐ khác
Với tỷ trọng TSLĐ i = x 100%
Với việc lập bảng phân tích như trên giúp ta biết được tình hình phân bổ vốn
lưu động ở doanh nghiệp như thế nào, tỉ trọng từng loại TSLĐ trong tổng tài sản lưu
động và việc phân bổ như thế đã hợp lý hay chưa. Xem xét xu hướng biến động của
các loại tài sản này qua các năm để thấy dược sự biến động đó có tốt không. Từ đó
có cơ sở để đi sâu phân tích sự biến động của từng bộ phận VLĐ. Tuy nhiên để có
những đánh giá nhận xét chính xác thì cũng cần xét đến yếu tố loại hình doanh
nghiệp . Vì có thể việc phân bổ này phù hợp với những doanh nghiệp này nhưng lại
không phù hợp với những doanh nghiệp khác.Thông thường ở doanh ngiệp thương
mại thì VLĐ lớn hơn ở doanh nghiệp sản xuất. Hay tùy thuộc vào quan điểm của


24

từng doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp có chủ trương nới lỏng chính sách tín
dụng thương mại nên làm cho khoản phải thu tăng lên ... Với việc phân tích như
thế, ta có được cái nhìn khái quát được phần nào về tình hình quản lý vốn lưu động.
 Phân tích tình hình quản lý các khoản mục cụ thể của vốn lưu động

Từ việc phân tích cơ cấu vốn lưu động, ta có thể thấy được khái quát tình
hình phân bổ VLĐ và sự biến động của VLĐ, cụ thể là tăng lên hay giảm đi qua các
năm và việc tăng lên hay giảm đi này của VLĐ chủ yếu là do sự tăng lên hay giảm
đi của các bộ phận cấu thành nên VLĐ như tiền, hàng tồn kho, khoản phải thu hay
tài sản lưu động khác. Từ đó, ta đi sâu phân tích từng bộ phận của VLĐ để thấy
được những nguyên nhân dẫn đến sự biến động này.
-


Phân tích việc quản lý vốn bằng tiền
Để phân tích sự biến động của vốn bằng tiền, trước tiên ta phải phân tích số liệu

theo bảng phân tích sau :
BẢNG PHÂN TÍCH VỐN BẰNG TIỀN
Năm N
Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Năm N + 1
Tỷ
Số tiền trọng
(%)

Chênh lệch (±)
Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Tiền
+ Tiền mặt
+ Tiền gửi ngân hàng
...
Vốn bằng tiền là một yếu tố cấu thành của vốn lưu động, nên sự biến động

của vốn bằng tiền ảnh huởng đến sự biến động của vốn lưu động. Trong phần phân
tích vốn bằng tiền này ta đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến
động của vốn bằng tiền từ đó ảnh hưởng đến biến động của vốn lưu động. Cụ thể do
sự tăng, giảm như vậy tốt hay xấu đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đánh giá
chính xác vấn đề này cũng cần xét đến mục đích của doanh nghiệp vì các nhà quản
lý tài chính nào cũng dự trữ vốn bằng tiền của doanh nghiệp cho 3 mục đích chính
đó là mục đích hoạt động, mục đích dự phòng và mục đích đầu tư.


25

Việc dự trữ tiền cho mục đích hoạt động nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có
thể mua sắm hàng hoá, vật liệu và thanh toán cho các chi phí cần thiết cho hoạt
động liên tục của Doanh nghiệp. Đối với mục đích này thì tuỳ theo đối tượng doanh
nghiệp mà nhu cầu cần thiết về tiền cho từng doanh nghiệp là khác nhau, chẳng hạn
như Doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn với sự thay đổi theo mùa vụ thì cần tiền để
mua hàng tồn kho nên lượng tiền dự trữ số lớn, các doanh nghiệp thương mại thì
hướng tiền thu vào được, phối hợp chặt chẽ với nhu cầu tiền. Do đó, trong số tiền
trên tổng số tài sản lưu động tương đối thấp.
Đốivới mục đích dự phòng liên quan đến khả năng dự đoán nhu cầu chi tiền.
Nếu khả năng dự đoán cao thì dự phòng sẽ thấp, hay khả năng vay mượn tiền nhanh
chóng thì nhu cầu dự phòng sẽ thấp xuống, điều này phụ thuộc vào uy tín của doanh
nghiệp.
Đối với việc dự trữ cho mục đích đầu tư và chuẩn bị sẵn sàng để lợi dụng cơ
hội sinh lợi. Thông thường thì việc dự trữ tiền cho mục đích này là rất hiếm hoi vì
nó tuỳ thuộc vào cá tính của nhà đầu tư.
-

Phân tích tình hình quản lý của khoản phải thu
Tương tự như vốn bằng tiền, khoản phải thu khách hàng cũng là một yếu tố


cấu thành nên vốn lưu động và cũng là một yếu tố rất quan trọng trong cơ cấu vốn
lưu động. Đây là một bộ phận tác động mạnh đến sự biến động của vốn lưu động.
Để xem xét sự biến động của khoản phải thu ta lập bảng phân tích sau :
BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU
Năm N
Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Năm N + 1
Tỷ
Số tiền trọng
(%)

Chênh lệch (±)
Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Khoản phải thu
+ Khoản phải thu khách hàng
+ Trả trước cho người bán
...
Việc phân tích như trên giúp ta thấy được những nguyên nhân dẫn đến biến

động của khoản phải thu từ đó ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động, mà


×