Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Môi trường và phát triển ( thuyết trình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.04 KB, 13 trang )

Mục lục
Đặt vấn đề......................................................................................2
Giải quyết vấn đề...........................................................................3
1. Thực trạng............................................................................3
1.1 Tích cực..........................................................................3
1.2 Tiêu cực..........................................................................3
1.2.1 Môi trường..............................................................3
1.2.2 Sinh kế....................................................................5
2. Đề xuất giải pháp.................................................................7
III. Kết luận..........................................................................................8
IV. Tài liệu tham khảo11TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐẬP THỦY ĐIỆN Ở
I.
II.

SÔNG MÊKÔNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SINH KẾ
I.

Đặt vấn đề

Mêkông là một trong những con sông lớn của thế giới. Bắt nguồn từ
cao nguyên Tây Tạng, sông Mêkông chảy qua sáu nước trước khi
hình thành nên Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và đổ vào
Biển Đông. Khi dự án xây dựng các con đập được đề xuất lần đầu
tiên, người ta vẫn chưa có sự hiểu biết sâu sắc về sự phụ thuộc của
con người vào sông Mêkông và hệ sinh thái. Những rủi ro về kinh tế,
xã hội và môi trường chưa được hiểu đúng mức. Hiện nay các mối đe
dọa gây ra bởi những con đập này đã trở nên rõ ràng hơn, dẫn đến
căng thẳng giữa những người được hưởng lợi từ đập và những người
sẽ phải chịu ảnh hưởng.

1




Đất nước ta đang đi vào con đường hội nhập, đòi hỏi phải có chiến
lược phát triển chủ động, bền vững, trước mắt cũng như lâu dài các
ngành, các lĩnh vực, trong đó có chiến lược quản lý tài nguyên nước
và lưu vực sông. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Sản lượng
nông nghiệp của Đồng bằng sôngCửu Long chiếm trên 50% cả nước,
riêng lương thực xuất khẩu 90%, cây ăn trái và thuỷ sản khoảng 70%
so với cả nước, lại nằm ở hạ nguồn sông Mêkông cho nên mọi tác
động ở thượng nguồn như xây đập, lấy nước phát triển nông nghiệp…
đều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nước ta.
Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy điện trên dòng
sông Mêkông của Ủy ban sông Mêkông Việt Nam đối với khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long , các dự án thủy điện dòng chính sông đã
gây tác động đến số lượng và chất lượng nguồn nước , tác động đến
phù sa , đa dạng sinh học , thủy sản , giao thông thủy , nông nghiệp ,
nền kinh tế và sinh kế của hàng triệu người dân.
Giải quyết vấn đề
Thực trạng
1.1
Tích cực
- Hạ nguồn sông Mêkông là một nguồn đảm bảo an ninh lương

II.
1.

thực chính ở Đông Nam Á. Trong số 60 triệu người dân sống
trong lưu vực sông, khoảng 80% phụ thuộc trực tiếp vào sông
2



vì nguồn thực phẩm, thu nhập, sức khỏe, cũng như bản sắc văn
hóa của mình.
- Trước khi xây dựng các đập thủy điện dòng sông này đã cung
cấp một lượng lớn nước ngọt (57% lượng nước ngọt của cả
nước) cho cuộc sống của người dân ở dọc sông MêKông, nhờ
có nguồn nước dồi dào và lượng phù sa tương đối nhiều đã đem
lại năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
- Không chỉ có lúa mà các loại cây ăn quả, cây ngắn ngày cũng
được người dân trồng phổ biến. Nhờ có các loại cây trái và vùng
thủy hải sản phong phú kéo theo ngành du lịch sinh thái đem lại
thu nhập cho dân bản địa.
- Nguồn thủy hải sản phong phú đa dạng với các loài cá quý hiếm
với trọng lượng lớn.Thu hút nhiều khách du lịch và các nhà
nghiên cứu.
- Cuộc sống không lo thiếu thốn, việc cung cấp lượng lớn thủy
hải sản cho các công ty củng góp phần nâng cao thu nhập và
phát triển mạnh nền kinh tế.
Tiêu cực
1.2.1 Môi trường :
- Cuộc khủng hoảng về nước, không hẳn chỉ vì thiếu lượng nước
1.2

để dùng, mà còn vì chất lượng nước tồi tệ đến mức không sử
dụng được. Ban đầu là con người không thể uống được, kế đến
là không thể nuôi trồng thủy sản và tiếp nữa là không thể tưới
tiêu.
3



-

Nếu xây hàng loạt đập thủy điện ở đầu nguồn sông Mêkông,
đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có

nguy cơ bị xóa sổ nếu vỡ đập.
- Theo nghiên cứu của Ủy hội sông Mêkông, các đập thủy điện sẽ
biến khoảng 55% độ dài sông ở hạ lưu thành những hồ chứa
nước và làm biến đổi dòng chảy, từ đó thay đổi bản chất tự
nhiên cũng như môi trường sinh thái của dòng sông. Đồng thời
làm giảm diện tích vùng đầm lầy dẫn tới thay đổi môi trường
sống và chặn luồng di cư của nhiều loại thủy sản. Ông Nguyễn
Hữu Thiện, trưởng nhóm tư vấn đánh giá môi trường chiến lược
các đập dòng chính Mêkông, đưa ra mỗi năm sẽ có 220.000 440.000 tấn cá trắng di cư các loại biến mất, mức thiệt hại có
thể lên tới 1 tỉ USD  chăn nuôi thủy sản cũng điêu đứng , gia
tăng hiện tượng sạt lở bờ sông, chi phí bù đắp dinh dưỡng cho
đất canh tác tăng lên, ô nhiễm môi trường càng thêm trầm trọng.
-

26 triệu tấn phù sa/năm hiện nay sẽ chỉ còn lại 7 triệu tấn/năm,
dẫn đến suy giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng hiện tượng
xói lở bờ sông và mất cơ hội mở rộng lãnh thổ đồng bằng sông
Cửu Long.

-

Làm chậm tốc độ dòng chảy tự nhiên của sông Mekong, làm bồi
lắng một lượng phù sa lớn tại hồ, thay đổi động lực dòng chảy
gây xói lở các đoạn sông hạ lưu. Đập chắn đường đi của chu

trình sinh sản, đồng thời cũng làm thay đổi chế độ phù du, dinh
4


dưỡng sông ảnh hưởng đến chu trình sinh sản và sinh trưởng
của các loài cá, tác động đến sinh kế của người dân ven sông.
-

Là tác nhân khiến bờ biển phía Đông của đồng bằng sông Cửu
Long và mũi Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng. Mất phù sa cũng
làm cho đồng bằng sông Cửu Long bị sụt lún và chìm rất nhanh
dưới mực nước biển, cùng tác động của nước biển dâng do biến

đổi khí hậu. Hậu quả sẽ rất khó lường.
- Ông Tô Văn Trường, Viện nghiên cứu thủy lợi miền nam, phân
tích rằng dự án nhà máy thủy điện Xayaboury nếu được xây
dựng sẽ gây ra những tác động môi trường to lớn. Với kiểu đập
dâng thường thì thường điều tiết nước theo ngày, trữ nước trong
ngày và phát điện giờ cao điểm. Khi trữ nước thì phía hạ lưu
không có dòng chảy nên sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng nước
dưới hạ lưu, ảnh hưởng các loài thủy sinh, giao thông thủy gặp
khó khăn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sâu hơn.
Sinh kế :
- Ngành nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị đe
1.2.2

dọa nghiêm trọng khi hàng loạt đập thủy điện được xây dựng ở
thượng nguồn sông Mêkông.
- Việc xây đập ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hai thế mạnh trụ
cột của vùng là nông nghiệp và thủy sản.Những tổn thất đó sẽ

gây hiệu ứng domino lên các ngành dịch vụ, công nghiệp và
hoạt động kinh tế khác.

5


-

Về dòng chảy, kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của
đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập
mặn gia tăng.

-

Về thủy sản, đồng bằng này sẽ thiệt hại 1 tỉ USD/năm do tổn
thất các loài cá trắng, vốn chiếm đến 65% lượng cá ở sông
Mêkông. Trong khi đó, cá trắng lại là thức ăn của cá đen, chiếm
35% lượng cá còn lại, nên sự biến mất của cá trắng có nghĩa cá
đen cũng biến mất theo, khoảng 14 triệu nông, ngư dân sống
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ
bị ảnh hưởng.

-

Đánh giá Môi trường Chiến lược kết luận rằng mười một con
đập sẽ biến hơn một nửa dòng chảy tự do ở hạ lưu sông Mêkông
thành các hồ chứa tù đọng. Các con đập này sẽ ngăn chặn sự di
cư của cá và thay đổi môi trường sống tự nhiên của chúng. Theo
đó, các loài cá sông Mêkông sẽ bị suy giảm ước tính từ 26 đến
42%, dẫn đến thiệt hại khoảng 500 triệu đô-la Mỹ mỗi năm.

Hơn 100 loài sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Ước tính khoảng
106.000 người dân sẽ bị mất nhà cửa và an ninh lương thực của
hơn hai triệu người sẽ bị đe dọa. Hàng triệu người khác sẽ phải
hứng chịu các tác động lên nguồn lương thực, thu nhập và lối
sống của mình.

-

Ngành nông nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng.Các hồ chứa sẽ làm
ngập lụt hơn một nửa các khu vườn bên bờ sông và nhiều vùng
6


đất canh tác của nông dân. Các con đập sẽ chặn các chất dinh
dưỡng và trầm tích chảy xuống dòng sông, ảnh hưởng đến độ
phì nhiêu của đất nông nghiệp trong khu vực. Theo Đánh giá
Môi trường Chiến lược, các đập ở vùng thượng nguồn của
Trung Quốc dự kiến là sẽ làm giảm lưu lượng trầm tích xuống
khoảng 50% và sẽ còn giảm thêm nữa nếu các đập hạ lưu sông
Mêkông được xây dựng, chỉ còn lại khoảng 25% so với mức
ban đầu. Điều này sẽ làm mất ổn định đường bờ biển và vùng
ngập lũ của đồng bằng sông Cửu Long, đe dọa vựa lúa và nông
sản của Việt Nam.
-

Cũng giống như các thủy điện khác xây dựng trên dòng chính
Mêkông cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của dòng
sông, gây ra cạn kiệt vào mưa khô cho hạ du và gây ngập mặn
cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đã từ lâu
Chính phủ các nước phía hạ du, trong đó có Việt Nam đã rất

quan ngại về tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
sinh thái và sinh kế của người dân đồng bằng Sông Cửu Long
của chúng ta.

-

Làm ngập đất, rừng, dân cư phải di dời, cuộc sống bị đảo lộn,
làm thay đổi chế độ dòng chảy và môi trường sinh thái.

-

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi
trường Việt Nam cũng đưa ra quan điểm, không nên xây dựng
đập thủy điện Xayabury. Ông Hòe phân tích, nếu xây dựng đập
7


này, nó sẽ hủy hoại môi trường sống và hệ sinh thái sông
Mêkông, gây nguy hiểm cho hệ động thực vật phong phú, nhất
là loài cá, từ đó ảnh hưởng tới đời sống những người dân đang
sống phụ thuộc vào nguồn này. Ông Hòe lo ngại rằng đồng bằng
sông Cửu Long sẽ phải đứng trước hai nguy cơ : thay đổi dòng
chảy tự nhiên và nước biển dâng một khi đập Xayabury được
xây dựng. Tình trạng nhiễm mặn có thể ảnh hưởng tới đời sống
của hàng triệu người đang sinh sống và canh tác trên đồng bằng.

2.

Đề xuất giải pháp


-

Các quốc gia tiếp tục hợp tác hiện thực hóa tầm nhìn về một lưu
vực sông Mê Kông thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội

và bền vững về môi trường.
- Các quốc gia thành viên phải tiến hành xem xét trước khi ra
quyết định cuối cùng về việc đầu tư xây dựng công trình thủy
điện, và phải dựa trên các ý tưởng nhằm phát triển toàn diện
vùng hạ lưu, cải thiện môi trường sống của nhân dân trong vùng
sông Mê Kông vì đây là tài sản chung của các nước trong khu
vực này,và góp phần phát triển bền vững sông Mê Kông…
- Cần nâng cao công tác tuyên truyền để cộng đồng nhận thức
đúng về những tác động của các đập thủy điện đến đời sống,
nhất là với các nước có cuộc sống gắn liền với sông Mê Kông

8


cần có cái nhìn khác, đúng đắn hơn về những tác hại của việc
xây đập thủy điện...
- Cần có những đoàn công tác chuyên môn đi đến từng địa
phương, có những buổi chiếu phim… để thu hút cộng đồng dân
cư, để họ nhận thức được tác hại của đập thủy điện trên dòng
Mêkông đến đời sống của họ, và họ cần chuẩn bị những gì để
ứng phó trong tương lai nếu bất kỳ tại nạn dẫn đến việc vỡ đập
thủy điện ở các đập ở thượng nguồn sông Mêkông…
- Trước những tác hại lớn mà thủy điện làm như gây hại môi
trường, xả lũ sai quy trình, gây ngập lụt...ảnh hưởng đến đời
sống nhân dân,và tổn thương nhất vẫn là nông nghiệp, bởi vì

nước ta cơ bản vẫn là nước nông nghiệp.Vì vậy, việc mở cửa thị
trường, thu hút cải thiện khoa học kỹ thuật ít nhiều sẽ tác động
đến những sản phẩm hàng hóa về nông nghiệp này giúp cải
thiện đời sống của những người dân sống gần sông.
- Các nước trong khu vực cùng tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm
các giải pháp phát triển thay thế thông qua chương trình phát
triển bền vững vùng Mêkông như du lịch Mêkông xanh, hỗ trợ
đảm bảo an ninh lương thực, tiếp cận cảng biển, đào tạo nhân
lực…
- Việt Nam cần nhanh chóng giao cho các cơ quan chức năng tiến
hành ngay những nghiên cứu đánh giá tác động toàn diện của hệ
thống 12 công trình đập thủy điện đối với đồng bằng sông Cửu
Long. Trong đó, đặc biệt xem xét phân tích lợi ích đa chiều vấn
đề đầu tư và nhập khẩu điện từ các công trình trên dòng chính
9


sông Mêkông trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia
và kế hoạch phát triển nguồn điện để có điều chỉnh phù hợp
nhất, có xem xét đầy đủ lợi ích và thiệt hại của quốc gia. Bên
cạnh đó, phổ biến rộng rãi và nâng cao nhận thức của công
chúng về thủy điện dòng chính Mêkông để tranh thủ vận dụng
sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ trong vấn đề
này.
- Lào có nhiều tiềm năng về thủy điện trên các chi lưu để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế quốc gia, thu nguồn ngoại tệ mà ít gây
tác động môi trường xuyên biên giới thay cho phát triển thủy
điện trên dòng chính. Việt Nam hiện cũng đang tham gia xây
dựng nhiều thủy điện trên dòng nhánh Mêkông ở Lào. Do vậy,
việc tăng cường hỗ trợ và viện trợ nước bạn nghiên cứu và xây

dựng các thủy điện khác trên dòng nhánh có thể được xem như
giải pháp “ đền bù ” hoặc giải pháp “ cùng có lợi ”.

Kết luận

III.

-

Các phân tích về tác động cho thấy những đánh đổi về sinh kế
của người dân, sự suy thoái về môi trường sinh thái và mất an
ninh lương thực là không hề nhỏ và đến nay vẫn chưa thể đánh
giá hết . Báo cáo SEA vì thế đã đề xuất phương án hoãn toàn bộ
các quyết định về dự án thủy điện dòng chính trong 10 năm tới

10


khi các nghiên cứu sâu hơn được thực hiện , để các nhà chức
trách có đầy đủ thông tin cho quá trình ra quyết định.
- Lưu vực sông Mêkông hiện nay và trong tương lai giữ một vai
trò quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia ven sông mà còn cả trong phát triển hợp tác kinh tế và chính
trị trong khu vực. Nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên nước
và các tài nguyên liên quan trong lưu vực sông Mêkông tại các
nước ven sông sẽ ngày càng lớn và chắc chắn sẽ tăng đáng kể
trong tương lai. Do đó việc sử dụng công bằng , hợp lý, phát
triển bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên nước và các tài
nguyên liên quan đã và đang trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý tổng hợp lưu vực

sông là hướng đi phù hợp với xu thế chung của thế giới hiện
nay. Trong xu thế hội nhập của thế giới, việc khai thác sử dụng
nguồn nước sông Mêkông là quyền lợi chung của tất cả các
nước trong lưu vực . Cần quan tâm, thúc đẩy việc xây dựng cơ
sở pháp lý của hợp tác quốc tế trong việc khai thác sử dụng các
lưu vực sông quốc tế và quảng bá các nguyên tắc này nhằm thiết
lập một hệ thống quốc giao cho các hoạt động khai thác nguồn
nước. Nguồn nước sông Mêkông ngày càng quý hiếm. Để chủ
động trong khai thác nguồn nước sông Mêkông một cách vững
bền, quan điểm của chúng ta là các chương trình, kế hoạch phải
được xây dựng từ Tầm nhìn phát triển của Đồng bằng sông Cửu
Long là "Quản lý thiên tai một cách hiệu quả, sử dụng tài
11


nguyên một cách khôn ngoan, vì một Đồng bằng sông Cửu
Long kinh tế ổn định và thịnh vượng, môi trường đa dạng và
bền vững".
- Tóm lại trước khi xây dựng đập thủy điện cần phải tiến hành
đánh giá tác động môi trường một cách cẩn thận, để không gây
những hậu quả đáng tiếc.
- Xin mượn lời giáo sư Kader Asmal, Bộ trưởng Giáo dục Nam
Phi, Chủ tịch Ủy ban thế giới về đập để kết luận cho bài viết
này : “ Có lẽ bạn nhìn thấy một công trình bằng bê tông nhẵn
nhụi, có hình dạng prabol, dường như nó phát điện-nguồn điện
rẻ tiền chạy qua tuốc bin ở dưới đáy. Các kỹ sư tôn thờ nó, các
nhà sinh thái nguyền rủa nó, các bộ lạc thổ dân bị mất nền văn
hóa vì nó.Ngành đánh cá địa phương đổ xô vào sau khi công
trình hoàn thành, nhưng lũ lụt lại giảm bớt. Con đập không làm
ô nhiễm không khívà nguồn nước còn cung cấp cho các đô thị

lân cận, biến đất cằn thành đất canh tác mầu mỡ, con người và
động vật phải di dời, nhưng lợi nhuận kinh tế mang lại thực sự
có giá trị. Con đập chính là hiện thân tham vọng của các chính
khách, nhưng khi họ tiếp cận các kế hoạch đầy tham vọng trên,
những người e sợ giương cao khẩu hiệu như “ hãy cứu con sông
thân yêu của chúng ta ”.

IV.

Tài Liệu Tham Khảo
12


1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.

Bảng “Đánh giá Môi trường Chiến lược” (Strategic Environmental
Assessment-SEA) .
Báo cáo môi trường quốc gia 2010 : Tổng quan môi trường Việt
Nam.
Báo tuổi trẻ online " Đập thủy điện thượng nguồn sông Mêkông :
Những quả bom nước " .

Báo Sài Gòn online tựa đề “Mặt trái của những con đập thủy
điện”.
/>nhvucquanly/moitruong/sông+mekong+va+nhung+ton+hai+khong
+the+phuc+hoi

/>
internationalrivers.org

13



×