Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

Chuyên đề tác động của chính sách thuế và phúc lợi đối với cung lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.99 KB, 50 trang )

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ
PHÚC LỢI ĐỐI VỚI CUNG LAO ĐỘNG


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ PHÚC LỢI
ĐỐI VỚI CUNG LAO ĐỘNG
Bộ môn Phân tích chính sách thuế
Giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hùng
Nhóm thuyết trình 1.- Nguyễn Xuân Hiền (nhóm trưởng). 2.Nguyễn Đăng Bửu Trâm
3.- Kiều Thị Cẩm Vân
4.- Nguyễn Thu Thảo
5.- Nguyễn Thị Hồng Hạnh
6.- Võ Thị Yến Phương
7.- Nguyễn Thị Mai Hương
8.- Trương Huỳnh Thảo Nhi
9.- Nguyễn Trần Tuấn Khoa


NỘI DUNG CHÍNH
I.Lý thuyết cơ bản.
II.Nghiên cứu thực nghiệm.
III.Mức cung lao động và thu thuế.
IV.Nhận xét – Khuyến nghị.


I.- LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
1.Các khái niệm.
2.Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
3.Tác động của chính sách thuế.




I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
1. Các khái niệm.
a. Cung lao động:

Trong các lý thuyết kinh tế chính thống, nguồn cung lao động (labour supply) là
tổng số giờ (được điều chỉnh theo sự nỗ lực tối đa) mà người lao động muốn
làm việc tại một mức lương thực nhất định (real wage rate).
Đường cung lao động (labour supply curves) phản ánh sự đánh đổi giữa “lao
động – nghỉ ngơi”.
Cung lao động chịu tác động bởi:
- Hiệu ứng thay thế: tiền lương thực tế làm tăng chi phí cơ hội của việc nghỉ ngơi,
làm cho cá nhân cung cấp thêm nhiều đơn vị lao động hơn.
- Hiệu ứng thu nhập: khi thu nhập (do đơn giá tiền lương) tăng lên làm cho cá
nhân cung cấp ít hơn đơn vị lao động.


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
1. Các khái niệm.
a. Cung lao động:

“It’s true hard work never killed anybody, but I figure, why take the chance?”
Ronald Reagan (1911-2004) – Tổng thống thứ 40 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
1. Các khái niệm.
a. Cung lao động:


“Your time is limited, so don't waste it living someone else's life.”
Steve Jobs (1955-2011) - Đồng sáng lập, chủ tịch Tập đoàn Apple


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
1. Các khái niệm.
a. Cung lao động:
Đồ thị I.2.1
Số giờ làm việc trung
bình hàng tuần của
công nhân sản xuất ở
Mỹ (1900-2010)

Năm


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
1. Các khái niệm.
b. Chính sách thuế (taxes policies) liên quan đến cung lao động:

Thường là các loại thuế trực thu đánh vào các khoản thu nhập của công dân một
quốc gia, chẳng hạn như Thuế thu nhập cá nhân.
b. Chính sách phúc lợi (welfare policies) liên quan đến cung lao động:

Phúc lợi là việc cung cấp ở một mức độ tối thiểu của hỗ trợ xã hội và an sinh cho
mọi công dân, đôi khi được gọi là viện trợ công (public aid).
Ở hầu hết các nước phát triển, phúc lợi chủ yếu được cung cấp rộng rãi bởi chính
phủ, và đến một mức độ thấp hơn là các tổ chức từ thiện, các nhóm hoạt động
xã hội không chính thức, các nhóm tôn giáo, và các tổ chức liên chính phủ....



I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
Cung lao động của một nền kinh tế được xây dựng bằng cách cộng tất cả các
quyết định làm việc của các cá nhân (hay cung lao động của cá nhân) trong
nền kinh tế.
Theo lý thuyết về hữu dụng (utility theory) thì quyết định làm việc của cá nhân là
việc tối đa hoá hữu dụng (hay hài lòng) thông qua hoạt động tiêu dùng hàng
hoá (goods) và thư giãn nhàn rỗi (leisure). Cá nhân phải làm việc để kiếm
được tiền mặt cần thiết để mua các mặt hàng mong muốn.
Lý thuyết đánh đổi (trade-off) là rõ ràng:
- Nếu cá nhân không làm việc, chúng ta có thể tiêu tốn rất nhiều để thư giãn,
nghĩa là tận hưởng cuộc sống mà không dùng hàng hóa và dịch vụ.
- Nếu cá nhân làm việc để có thể đủ khả năng trang trải cho rất nhiều các hàng
hóa và dịch vụ, trong khi phải từ bỏ giá trị của một khoảng thời gian giải trí.


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
Hàm hữu dụng (U) dùng để đo lường sự hài lòng của cá nhân đối với tiêu dùng
hàng hoá và thư giãn có dạng:
(1) U = f(C,L)
Trong đó:
- C: là giá trị (bằng tiền) của hàng hoá tiêu dùng.
- L: là thời gian (giờ) dùng cho hoạt động thư giãn.
Tập hợp sự lựa chọn giữa C và L sao cho tổng hữu dụng U không đổi tạo nên
đường bàng quan (indifference curve).


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.

2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
Hàm hữu dụng (U) dùng để đo lường sự hài lòng của cá nhân đối với tiêu dùng
hàng hoá và thư giãn có dạng:
(1) U = f(C,L)
Trong đó:
- C: là giá trị (bằng tiền) của hàng hoá tiêu dùng.
- L: là thời gian (giờ) dùng cho hoạt động thư giãn.
Tập hợp sự lựa chọn giữa C và L sao cho tổng hữu dụng U không đổi tạo nên
đường bàng quan (indifference curve).


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
Đồ thị I.2.2
Đường bàng quan


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
Đường bàng quan có 04 thuộc tính quan trọng:
- Đường bàng quan là đường dốc xuống: thể hiện tác động thay thế giữa C và L.
- Đường bàng quan lồi về góc toạ độ: thể hiện sự không rõ ràng trong việc phân
bổ thời gian giữa làm việc và thư giãn.
- Đường bàng quan dịch chuyển sang phải (hay lên trên) sẽ làm tăng mức tổng
hữu dụng.
- Các đường bàng quan thì không cắt nhau.


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.

Độ dốc của đường bàng quan: phản ánh tỷ lệ thay thế biên (Marginal rate of
substitution - MRS) trong tiêu dùng hay còn được gọi là tỷ lệ hữu dụng biên
(ratio of marginal utilities), được xác định:
(2) MRS = ∆C / ∆L ≈ - MUL / MUC
Cung lao động của cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố:
- Sở thích của người lao động.
- Giới hạn về thời gian và ngân sách (thu nhập).


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
Sự khác nhau về sở thích (Differences in Preferences) giữa các cá nhân (lao
động).
Đồ thị I.2.3.a
Kim thích làm việc nhiều
hơn để có thêm thu nhập
thay vì nghỉ ngơi.

Đồ thị I.2.3.b
Hạnh thích nghỉ ngơi nhiều
hơn và chấp nhận mức thu
nhập do làm việc ít


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
Giới hạn (ràng buộc) về ngân sách (budget constraint):
Phương trình đường ngân sách có dạng:
Tổng chi tiêu = Tổng thu nhập
Hay

(3) C = wh + V
Trong đó:
C: tổng chi tiêu ($).
w: Đơn giá tiền lương ($/h).
h: thời gian lao động mà cá nhân có thể cung ứng cho thị trường trong một giai đoạn nhất
định.
V: thu nhập khác ngoài lao động (nonlabour income).


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
Giới hạn (ràng buộc) về ngân sách (budget constraint):
Phương trình đường ngân sách có dạng:
(4.1) C = w(T - L) + V
Chi tiêu = Thu nhập lao động + Thu nhập phi lao động
Hay
(4.2) C = (wT + V) – wL
Chi tiêu = Tổng thu – Chi phí cơ hội
Với T là tổng số giờ trong tuần mà cá nhân có thể phân bổ cho làm việc và thư
giãn: T = h + L.


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
a. Tác động thay thế:

Viết lại phương trình (2):
(5.1) MUL / MUC = w
Hay
(5.2) MUL / w = MUC

Ý nghĩa:
Thoã dụng tăng thêm từ việc tăng một đồng chi tiêu tương đương thoã dụng từ
việc tăng thêm một cho việc thư giãn.


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
b. Tác động thu nhập (từ sự thay đổi thu nhập phi lao động):
Trường hợp thư giãn là
hàng hoá cấp thấp
(inferior good): thu
nhập tăng, thời gian làm
việc tăng.

Trường hợp thư giãn là
hàng hoá thông thường:
thu nhập tăng, thời gian
làm việc giảm.


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
c. Tổng hợp hai tác động của hiệu ứng thay thế và thu nhập:

Hiệu ứng thay thế lớn

Hiệu ứng thu nhập lớn


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.

2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
c. Sự hình thành đường cung lao động cá nhân:
Mục tiêu tối ưu tiêu dùng

Mục tiêu tối ưu thời gian lao động
theo đơn giá tiền lương.


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
d. Sự hình thành đường cung của thị trường lao động từ đường cung lao
động cá nhân:

Đường cung của thị trường lao động là tổng của tất cả các đường cung lao động
cá nhân.
Hệ số co giãn của cung lao động (labor supply elasticity) đo lường sự phản ứng
của thời gian lao động trước sự thay đổi trong đơn giá tiền lương, được xác
định bởi:
(6) ε = %∆h / %∆w = (∆h / ∆w) . (w / h)


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu cơ bản.
d. Sự hình thành đường cung của thị trường lao động từ đường cung lao
động cá nhân:


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
3. Tác động của chính sách thuế.
Giả sử Chính phủ đánh thuế t1 (%) lên thu nhập từ lao động và t2 (%) lên thu

nhập phi lao động.
Viết lại phương trình (4.1):
(7) C = w(1-t1)(T - L) + (1-t2)V
(8) C = w’(T - L) + V’
Lưu ý: việc phân tích tác động của mức thuế suất t1 là luỹ tiến hay tỷ lệ đều tương
tự như nhau.


×