Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi kiểm tra giữa học kì 2 lớp 6 môn Văn, Toán có đáp án khá chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.28 KB, 5 trang )

Các em tham khảo dưới đây Đề thi giữa học kì 2 môn Toán, Văn lớp 6 có đáp án năm học 2015 –
2016. Thời gian làm bài 90 phút.
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Toán, Văn. Khối 6
Thời gian: 90’ (không kể thời gian phát đề)
A. Môn Toán
I. Trắc nghiệm: (2 điểm)
Bài 1: Khoanh tròn vào một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong tập hợp số nguyên, tập hợp các ước của 4 là:
A. {1; 2; 4; 8}

B. {1; 2; 4}

C. {-4; -2; -1; 1; 2; 4}

D. {-4; -2; -1; 0; 1; 2; 4}

Câu 2: Cặp phân số bằng nhau là:
Câu 3: Phân số -18/30 rút gọn đến tối giản là:
Câu 4: Cho góc xOy có số đo là 850. Góc xOy là góc:
A. Nhọn

B. Vuông

C. Tù

D. Bẹt

Bài 2: Điền dấu “ √ ” vào ô thích hợp.
Câu



Đúng

1) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
2) Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho thì a cũng chia hết cho c.
3) Hai góc có tổng số đo bằng 900 là hai góc bù nhau.
4) Cho Ot là tia phân giác của góc xOy. Biết thì số đo góc xOy là 1600.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Bài 3: (2 điểm) Tính:
a) 125.(– 8)

b) (– 250).(– 4 )

c) 87.23 + 13.23

Bài 4: (1,5 điểm) So sánh phân số
Bài 5: (1,5 điểm) Tính tổng các phân số sau:

Sai


Bài 6: (3 điểm) Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Oz sao cho góc xOy =
600, góc xOz = 1200.
a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại ?
b) So sánh góc yOz với góc xOy?
c) Tia Oy có phải là tia phân giác của góc xOz không ? Vì sao?
——————– HẾT ———————Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
Bài 1:
Câu


1

2

3

4

Đáp án

C

B

D

A

Bài 2: a.S

b.Đ

c.S

d.Đ

II. TỰ LUẬN (8 điểm):
Bài 3:
a) 125.(– 8 ) = –( 125.8) = – 1000

b) (– 250).(– 4 ) = 250.4 = 1000
c) 87.23 + 13.23 = 23.(87 + 13)
= 23.100
= 2300
Bài 4:
– Ta có: – Quy đồng mẫu số các phân số:
Vậy -2/3 > -3/4
Bài 5:
Bài 6:
a) Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz b) Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz
⇒ góc ∠xOy + ∠yOz = ∠xOz ∠yOz = 120º – 60º = 60º ⇒ ∠yOz = 60º So sánh ∠yOz = ∠xOy c) Tia
Oy là tia phân giác của ∠xOy vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz và ∠xOy = ∠yOz.
********** Hết **********


B: Môn Văn
Câu 1. (2đ)
Xác định phép tu từ trong các câu thơ sau, nêu tác dụng của các phép tu từ đó.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy môt mặt trời trong lăng rất đỏ.
( Viễn Phương)
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
( Tố Hữu)
Câu 2. (3đ) Đọc 2 mở bài sau:
Mở bài 1: “ Và mẹ em chỉ có một trên đời”
Tiếng hát trong trẻo, ngân nga khiến tôi càng thấm thía về tình mẫu tử thiêng liêng. Tôi vốn rất thích âm
điệu của bài hát này-nó ngọt ngào như tình yêu mẹ dành cho cho tôi vậy. Mẹ-Tiếng nói luôn thân thương,
gần gũi với tôi.
Mở bài 2:

Quanh ta có biết bao người mà ta yêu mến. Nhưng đối với tôi mẹ là người tôi yêu quí và luôn cảm thấy
gần gũi nhất.
1. Hai mở bài trên, mở bài nào hay hơn? Vì sao?
2. Học tập cách viết hay, viết một mở bài cho đề bài: Tả một người bạn thân.

Câu 3. (5đ) Cho đoạn văn sau:
“ Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa
những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp
núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
2. Nêu nghệ thuật và nội dung của đoạn văn trên?
3. Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn từ 10-12 câu miêu tả dòng sông quê em có sử dụng các
biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa ( hãy gạch chân các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa
đó).
—————- HẾT —————Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn
Câu 1:


1. Hình ảnh “mặt trời” ở câu thơ thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ -> chỉ Bác Hồ người soi đường chỉ lối, đem ánh
sáng đến cho dân tộc Việt Nam. (1đ)
2. “Trái đất” – Hoán dụ – Chỉ những người sống trong trái đất (nhân loại) (1đ)
Câu 2 (3đ)
1. Cách mở bài 1 hay hơn- mở bài gián tiếp- dùng lời bài hát để khơi gợi cảm xúc về mẹ- người kính yêu
nhất trên đời. (1đ)
2. Viết được phần mở bài giới thiệu khái quát được nhân vật định tả. (2đ)
Tham khảo
Ngày đầu tiên đến trường chắc ai cũng trong tâm trạng lo sợ, bẽn lẽn không dám nói chuyện với thầy cô,
bạn bè của mình đúng không nào? Em cũng vậy đó. Khi ấy em rất nhút nhát, sợ sệt với những cảnh vật
mới và cả thầy cô mới nữa. Và một người bạn đã giúp em hòa đồng tự tin hơn là Phương Trúc. Một người
bạn thân ở lớp mà em quý mến nhất.

Câu 3 (5đ)
1. Vượt thác-Võ Quảng (0,5đ)
2. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, từ láy (0,5đ)
Nội dung: Miêu tả cảnh hai bên bờ dòng sông sau khi Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác. (0,5đ)
3. Viết đoạn văn: (3,5đ)


Đúng hình thức đoạn văn (viết lùi vào một ô và kết thúc bằng dấu chấm) (0,5đ)



Dùng phép so sánh, nhân hóa có gạch chân (1đ). Nếu không gạch chân trừ (0,25đ)



Nội dung miêu tả dòng sông quê em (2đ). Nếu không đúng nội dung không cho điểm.

– Tham khảo:

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh
mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm
phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một
màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông
trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông
tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh
của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi
rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học
bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn
gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

**************** HẾT ******************




×