Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.14 MB, 130 trang )

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 . Tính cấp thiết của đề tài
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp
có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan
hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Trong kinh doanh vấn đề làm cho các chủ doanh
nghiệp lo ngại là các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả
không có khả năng thanh toán. Vì vậy doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân
chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn
kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên
thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản doanh nghiệp có thể bị tuyên bố
phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán
các khoản nợ phải trả. Luật doanh nghiệp Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy.
Do đó các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị
nguồn để thanh toán. Như vậy, có thể dễ dàng nhận ra việc đảm bảo được khả năng
thanh toán góp phần giúp cho DN giữ vững được bộ máy hoạt động của mình để tiếp
tục đầu tư và phát triển đem lại lợi nhuận trong tương lai.
Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đã chuyển dịch mạnh
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể: cơ cấu ngành công nghiệp – xây
dựng năm 2000 là 36,77% tăng lên 41,52% năm 2006. Đạt được kết quả đó có sự đóng
góp một phần của ngành CNCBTP, ngành luôn chiếm tỷ trọng trên 20% giá trị ngành
công nghiệp – xây dựng. Chính vì vậy, "Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam vẫn
đang rất hứa hẹn có nhiều triển vọng và phát triển mạnh trong điều kiện rất khó khăn
của nền kinh tế hiện nay" đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị
Kim Thoa tại Triển lãm Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Việt Nam tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Theo dự báo của Bộ Công Thương, từ nay đến 2016, sức tiêu thụ thực
phẩm của Việt Nam sẽ tăng 5,1%/năm, ước đạt khoảng 29,5 tỉ USD. Mức tiêu thụ bình
quân đầu người vào năm này ước đạt khoảng 5,8 triệu đồng/năm (tương đương 316
USD/năm). Dưới góc độ khả năng sinh lời, thống kê của Vietnam Report trên danh
sách V1000 (1.000 DN đóng thuế cao nhất VN năm 2013) cho thấy, ngành thực phẩm
- đồ uống có chỉ số ROE và ROA cao thứ hai trong các ngành kinh doanh, chỉ sau
ngành viễn thông. Trong danh sách đóng thuế, ngành thực phẩm - đồ uống cũng thuộc


top 5, chỉ sau các ngành ngân hàng - tài chính - bảo hiểm, viễn thông, khoáng sản xăng dầu, xây dựng - BĐS - VLXD. Để đạt được kết quả kinh doanh hiệu quả và từng
bước trở thành ngành phát triển thế mạnh của nước ta, được bắt đầu từ việc quản lý tốt
khả năng thanh toán của các doanh nghiệp trong ngành. Bởi lẽ, với đặc thù là ngành có
khả năng quay vòng vốn nhanh, hàng hóa dễ tiêu thụ tuy nhiên lại cần một lượng vốn
1


lớn, nhu cầu chiếm dụng vốn cao, dễ gây mất khả năng thanh toán. Vì vậy, các nhà
quản lý doanh nghiệp cần giải quyết hợp lý các vấn đề trên để giữ vũng được khả năng
thanh toán từ đó phát triển DN lâu dài.
Trong những năm trở lại đây, ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm đã đạt
được những thành tựu đáng kể, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, ngành công
nghiệp thực phẩm của Việt Nam đã từng bước đáp ứng nhiều sản phẩm thiết yếu cho
nền kinh tế quốc dân, phục vụ nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu và tham gia
xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Nhiều sản phẩm đã có sức cạnh tranh
cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo Bộ Công Thương, ngành chế biến thực
phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp nói chung và
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nói riêng. Ước tính lượng tiêu thụ thực phẩm hàng năm
luôn chiếm khoảng 15% GDP. Điều này cho thấy đây là một ngành công nghiệp tiềm
năng, ngoài cơ hội lớn tại thị trường trong nước, việc Việt Nam tham gia khu vực mậu
dịch tự do ASEAN và trở thành thành viên của WTO đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung
và xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến nói riêng. Quá trình hội nhập tác động rất
lớn đến các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm. Ngành công nghiệp thực
phẩm đã mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác với
nước ngoài. Từ đó, các DN trong ngành cũng có những hợp đồng, liên kết hàng hóa
lớn mạnh mang lại lợi nhuận lớn cho DN. Nhưng trước hết là duy trì ổn định khả năng
thanh toán để mang lại sự tin tưởng cho các đối tác và nhà cung cấp. Chính vì vậy, khi
xem xét đến khả năng thanh toán của các DN trong ngành CNCBTP giai đoạn từ năm
2010 – 2014, phần lớn các Công ty cổ phần trong ngành được niêm yết trên thị trường
chứng khoán đều có khả năng thanh toán lớn hơn 1, đặc biệt có những Công ty có khả

năng thanh toán cao như Công ty cổ phần đường Kon Tum (KTS), Công ty cổ phần
sữa Việt Nam (VNM). Tuy nhiên cũng vẫn có những công ty chỉ có khả năng thanh
toán ở mức dưới 1 như Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long (VLF),
Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF). Nhận thấy sự khác biệt
giữa khả năng thanh toán của các công ty trong ngành, tác giả đã đặt ra câu hỏi
“Những yếu tố nào đã tác động đến khả năng thanh toán của các Công ty cổ phần
trong ngành CNCBTP được niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mức độ tác động tới
khả năng thanh toán là như thế nào để gây ra sự khác biệt lớn giữa các DN trong
ngành như vậy?”
Trong khi đó, nghiên cứu khả năng thanh toán của các Công ty niêm yết cổ phiếu
trên TTCK ở Việt Nam vẫn chưa được đề cập nhiều và còn hạn chế trong phương
pháp nghiên cứu. Vì vậy, việc đưa ra một nghiên cứu mang tính tổng quát về khả năng
thanh toán là một thử nghiệm mới thật sự cần thiết vào lúc này, bởi vì khi nắm bắt rõ
tình hình khả năng thanh toán, nhà quản lý sẽ có định hướng chính xác hơn trong việc
2

Thang Long University Library


đầu tư nguồn vốn của mình, hạn chế những rủi ro đáng tiếc. Nhận thấy được sự mới
lạ cũng như tính thực tiễn rất cao của đề tài, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân
tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các Công ty cổ phần
ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam”.
1.2 . Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 .Câu hỏi nghiên cứu
Với đề tài, tác giả kỳ vọng trả lời được các câu hỏi:
- Khả năng thanh toán là gì?
- Thước đo khả năng thanh toán là gì?
- Nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các CTCP ngành CBTP?

- Thực trạng khả năng thanh toán và các nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của
các CTCP ngành CBTP?
1.2.2 . Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng các kiến thức, mô hình và các yếu tố thực tế đưa ra những đánh giá về
khả năng thanh toán và các nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các cổ phiếu
Công ty trong ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm được niêm yết trên TTCK Việt
Nam. Góp phần đưa ra những dự báo đầu tư, những rủi ro…có thể ảnh hưởng đến các
nhà đầu tư trên thị trường.
1.2.3 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.4 .Đối tượng nghiên cứu
Khả năng thanh toán và các nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các
Công ty trong ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm.
1.2.5 .Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Các Công ty cổ phần ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
 Thời gian: Thời gian nghiên cứu, khảo sát và tiến hành thu thập các dữ liệu trong
khoảng thời gian 2011- 2014.
1.2.6 .Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính, phương
pháp định lượng,
 Phương pháp định tính: Thu thập các thông tin nghiên cứu, dữ liệu thực nghiệm
theo thời gian (dữ liệu thứ cấp của cổ phiếu được lấy từ web:
; . Kết hợp sử dụng phương pháp
thống kê mô tả , so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng khả năng thanh toán của các
CTCP trong ngành CNCBTP được niêm yết trên TTCK Việt Nam.

3


 Phương pháp định lượng: Đề tài sử dụng kết hợp công cụ nghiên cứu phần mềm

SPSS để thực hiện nhận dạng, ước lượng và kiểm định các tham số trong các mô hình
kinh tế lượng để kiểm tra độ phù hợp của những mô hình ước lượng. Sau khi kiểm
định bằng phần mềm hoàn tất, tiến hành đưa ra đánh giá, kiến nghị với các CTCP
trong ngành CNCBTP.
 Phương pháp mô bảng biểu, sơ đồ: Sử dụng các loại bảng biểu, sơ đồ nhằm biểu
diễn các kết quả nghiên cứu, kết quả kiểm tra mô hình ước lượng
1.2.7 .Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài gồm 6 chương:
 Chương 1: Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu.
 Chương 2: Tổng quan lý thuyết về khả năng thanh toán và các nhân tố tác
động đến khả năng thanh toán
 Giới thiệu những vấn đề lý luận về khả năng thanh toán
 Các nhân tố tác động đến khả năng thanh toán
 Khung nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Quy trình nghiên cứu
 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
 Các biến nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu
 Chương 4: Phân tích thực trạng khả năng thanh toán và các nhân tố tác động
đến khả năng thanh toán của các Công ty cổ phần ngành Công nghiệp chế biến
thực phẩm chứng khoán Việt Nam
 Đặc điểm của ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm
 Thực trạng khả năng thanh toán và các nhân tố tác động tới khả năng thanh toán
của các Công ty Cổ phần ngành CNCBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
 Chương 5: Nội dung kết quả nghiên cứu
 Chương 6: Kết luận và một số kiến nghị


4

Thang Long University Library


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TOÁN
2.1 .Tổng quan về khả năng thanh toán
2.1.1 .Khái niệm về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán (Accounting Liquidity) của doanh nghiệp phản ánh mối
quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kì với các khoản phải
thanh toán trong kì. [Nguồn: PGS.TS. Lưu Thị Hương, PGS.TS. Vũ Duy Hào (2010) –
Tài chính doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế quốc dân – Tr.77].
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài
chính bằng tài sản của doanh nghiệp (). Khả năng thanh
toán trong doanh nghiệp là khả năng của một doanh nghiệp có thể hoàn trả các khoản
nợ đến hạn. Bản chất của khả năng thanh toán là doanh nghiệp luôn duy trì được tổng
tài sản hiện có ở mức bảo đảm trang trải được các khoản nợ đến hạn phải trả.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp khả năng thanh toán có vai trò rất quan trọng,
ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản trị
doanh nghiệp rất quan tâm đến quản lý khả năng thanh toán. Quản lý khả năng thanh
toán ảnh hưởng đến lợi nhuận, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và hơn thế
nữa còn ảnh hưởng đến sự giàu có của các cổ đông. Một phần quan trọng trong việc
quản lý khả năng thanh toán là duy trì tính thanh khoản để đảm bảo các hoạt động
hàng ngày của doanh nghiệp vận hành trôi chảy và đáp ứng được nghĩa vụ của mình
(Eljelly, 2004). Khả năng thanh toán đóng vai trò quan trọng trong thành công của
doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp phải đảm bảo rằng doanh nghiệp không bị
mất khả năng thanh toán, hoặc quá dư thừa khả năng thanh toán. Điều này sẽ làm gia
tăng chi phí và giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Một vấn đề khó khăn trong
quản lý khả năng thanh toán của doanh nghiệp là lý thuyết đánh đổi giữa khả năng

thanh toán và lợi nhuận. Duy trì khả năng thanh toán thấp có thể giúp doanh nghiệp
tăng khả năng sinh lời, ngược lại rủi ro tài chính cao. Duy trì khả năng thanh toán
cao, giúp doanh nghiệp đảm bảo an ninh tài chính nhưng khả năng sinh lời thấp do
chi phí gánh chịu cao. Yêu cầu về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp là khác
nhau, tuỳ thuộc vào tính chất và đặc thù của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nhà quản
trị cần duy trì khả năng thanh toán tối ưu để đảm bảo tác động tích cực đến lợi nhuận
của doanh nghiệp.
2.1.2 .Thước đo khả năng thanh toán:
Việc lựa chọn sử dụng thước đo nào đối với khả năng thanh toán là rất quan
trọng. Theo nghiên cứu của Lyroudi và Bolek (2012) trong các công ty của Ba Lan sử
dụng 4 thước đo khả năng thanh toán bao gồm khả năng thanh toán ngắn hạn (CR);
5


khả năng thanh toán nhanh (QR) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), nắm giữ tiền
mặt (C). Bên cạnh đó, nghiên cứu của Spaulding lại cho rằng các thước đo đối với khả
năng thanh toán nên là: vốn ngắn hạnròng (NWC), khả năng thanh toán nhanh (QR),
khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC).
Trong điều 4, Luật Phá Sản 2014 đã quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Phá sản là tình trạng
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Toà án nhân dân ra quyết định
phá sản”. Để tránh bị rơi vào tình trạng phá sản, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo
thanh toán các khoản nợ, trước hết là các khoản nợ ngắn hạn. Vì thế, rong nội dung
nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng các thước đo CR, QR và CCC để đánth giá khả
năng thanh toán của các CTCP trong ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm được
niêm yết trên TTCK tại Việt Nam. Đây là 3 chỉ tiêu có thể phản ánh chính xác, bao
quát về khả năng thanh toán của từng doanh nghiệp trong ngành nói riêng và toàn
ngành nói chung. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những đánh giá toàn diện tới các nhà
quản lý, các nhà đầu tư và toàn bộ thị trường đối với khả năng thanh toán.

2.1.3 .Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR)
Khả năng thanh toán ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các
khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp
phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Công thức toán học
được xác định:
TSNH
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
=
Tổng Nợ ngắn hạn
Trên lý thuyết, nếu trị số của chỉ tiêu này ≥ 1, doanh nghiệp có đủ khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả
quan. Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp
không đảm bảo đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng
nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên,
khi xem xét chỉ tiêu “Khả năng thanh toán ngắn hạn”, các nhà phân tích cũng cần lưu
ý rằng: cho dù trị số của chỉ tiêu này bằng 1, nếu không thực sự cần thiết (áp lực phá
sản), không một doanh nghiệp nào lại bán toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có để thanh
toán toàn bộ nợ ngắn hạn cả. Vì như vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
bị gián đoạn, khó khăn sẽ chồng chất. Trên thực tế, khi trị số của chỉ tiêu này ≥ 2,
doanh nghiệp mới hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và các chủ
nợ mới có thể yên tâm thu hồi được hoản nợ của mình khi đáo hạn. [Nguồn: PGS.TS
Nguyễn Năng Phúc (2013) - Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – NXB Kinh tế
quốc dân – tr.126- 127]

6

Thang Long University Library



2.1.4 Khả năng thanh toán nhanh (QR)
Khả năng thanh toán nhanh cho biết: với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau
khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm
nhất trong toàn bộ TSNH), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn
hạn hay không. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Khả năng thanh toán nhanh =

Giá trị tài sản ngắn hạn - Giá trị hàng tồn kho
Giá trị nợ ngắn hạn

Trên lý thuyết, khi trị số của chỉ tiêu “Khả năng thanh toán nhanh” ≥ 1, doanh
nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại, khi trị số của chỉ
tiêu < 1, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên, cũng
như chỉ tiêu “khả năng thanh toán ngắn hạn”, khi phân tích chỉ tiêu “Khả năng
thanh toán nhanh” các nhà phân tích cũng cần lưu ý rằng: cho dù chỉ tiêu này bằng
1, nếu không do áp lực phá sản hay một lý do nào đó thì hiếm có doanh nghiệp nào
lại bán toàn bộ TSNH hiện có (trừ hàng tồn kho) để thanh toán toàn bộ nợ ngắn
hạn; bởi vì như vậy sẽ ảnh hưởng chung đến các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Mặt khác, không phải tài sản nào trong số tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cũng
có thể bán được (chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ…). Tương
tự như chỉ tiêu “khả năng thanh toán ngắn hạn” thì khi trị số của chỉ tiêu “Khả năng
thanh toán nhanh” ≥ 2, doanh nghiệp mới hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán
nhanh nợ ngắn hạn. [Nguồn: PGS.TS Nguyễn Năng Phúc – Phân tích báo cáo tài
chính (2013) – NXB Kinh tế quốc dân – tr.127-128]
2.1.5 .Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash conversion cycle - CCC) phản ánh khoảng
thời gian ròng kể từ khi chi thực tế bằng tiền cho đến khi thu được tiền. Theo ThS Bùi
Anh Tuấn – ThS Nguyễn Hoàng Nam – giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp –
NXB Nông Nghiệp, cho rằng: “Khi nguyên vật liệu đã được mua, thời gian quay vòng
hàng lưu kho thể hiện số ngày trung bình để sản xuất và bán ra sản phẩm. Thời gian

thu tiền trung bình thể hiện số ngày trung bình cần thiết để thu được tiền bán hàng trả
chậm. Thời gian trả tiền trung bình thể hiện số ngày trung bình kể từ khi doanh nghiệp
mua hàng trả chậm cho đến khi thanh toán khoản phải trả người bán. Chu kỳ kinh
doanh được đo bằng tổng số ngày kể từ khi mua nguyên vật liệu cho đến khi thu được
tiền về.
Chu kỳ kinh doanh
=
Thời gian luân chuyển +
Thời gian thu nợ
hàng lưu kho
trung bình
Do mua nguyên vật liệu thường không phải trả tiền ngay nên chúng ta cần xem
xét khoảng thời gian nợ người bán của doanh nghiệp. Và sự chênh lệch giữa chu kỳ
kinh doanh và thời gian trả nợ trung bình là thời gian quay vòng của tiền. Công thức:
7


Thời gian quay

=

vòng của tiền



Chu kỳ

Thời gian trả nợ

kinh doanh


trung bình

Khi thời gian quay vòng tiền tăng lên (lớn) thì khả năng thanh khoản của doanh
nghiệp thấp đi và ngược lại. Các bước để xác định vòng quay tiền
 Thời gian thu nợ trung bình (ACP- Average Collection Period): Là khoảng thời
gian được tính theo ngày trung bình kể từ khi khách hàng nhận nợ cho đến khi khách
hàng trả nợ doanh nghiệp.
Average collection period

=

365
Receivable Turnover

 Hệ số thu nợ (hay vòng quay các khoản phải thu):
Net sales
Account Receivable
Khi phân tích tỷ số này ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các doanh
Receivable Turnover

=

nghiệp cùng ngành và so sánh với tỷ số trung bình ngành, doanh nghiệp cần xem xét
từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn và có biện pháp xử lý.
 Hệ số lưu kho hay Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover):
Cost of good sold
Inventory Turnover
=
Inventory

Hệ số lưu kho cho biết một năm hàng lưu kho được quay vòng bao nhiêu lần. Hệ
số lưu kho cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho có hiệu quả, tránh được ứ
đọng vốn và ngược lại. Tuy nhiên hệ số này còn phải được so sánh với hệ số trung
bình ngành. Ví dụ một nhà máy sản xuất rượu nho nếu luân chuyển hàng tồn kho
nhanh có thể dẫn đến sản phẩm chưa thích hợp để uống. Nhưng với một công ty kinh
doanh rau quả tươi thì thời gian lưu kho càng ngắn càng tốt.
 Thời gian luân chuyển kho trung bình (Inventory conversion period):
365
Inventory conversion period
=
Inventory Turnover
Thời gian luân chuyển kho trung bình cho biết cứ bao nhiêu ngày thì lượng hàng
tồn kho lại quay vòng được một lần.
 Thời gian trả nợ trung bình (Average Payable Period):
365
Average Payable period

=

Payable Turnover
Là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhận nợ cho đến khi doanh nghiệp
trả nợ. Khoảng thời gian này càng dài càng tốt vì nó là khoảng thời gian mà doanh
nghiệp chiếm dụng vốn được của người bán.

8

Thang Long University Library





Hệ số trả nợ (Payable turnover):

Payable turnover

=

Cost of good sold + General, selling & administrative expenses
A.payable + Salaries, benefits & taxes payable

Hệ số trả nợ cho biết trung bình một năm các khoản phải trả quay vòng được bao
nhiêu lần.”
2.2 . Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán
2.2.1 . Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Quy mô doanh nghiệp là một trong những tiêu chí đầu tiên để các công ty khẳng
định vị thế của mình trong ngành và thu hút được sự đầu tư của các nhà đầu tư. Những
công ty có quy mô lớn, sẽ có nhiều cơ hội khi cạnh tranh với các công ty có quy mô nhỏ
và vừa trong cùng ngành trên thị trường. Quy mô của một doanh nghiệp có thể đánh giá
dựa trên các tiêu chí như tổng số lao động, tổng doanh thu hay tổng tài sản. Trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xem xét mức độ ảnh hưởng của quy mô trên tiêu chí
tổng doanh thu. Quy mô doanh nghiệp (SIZE) được tính bằng Logarit của tổng doanh
thu. Trong các nghiên cứu trước đây, theo Walker và Petty (1978) khả năng thanh toán
của các doanh nghiệp nhỏ là khác với khả năng thanh toán của các doanh nghiệp lớn.
Những nghiên cứu cho thấy một tác động cùng chiều như Stoll và Curley (1970) với
nghiên cứu cho các doanh nghiệp tại Mỹ cho thấy khả năng thanh toán nhanh và khả
năng thanh toán ngắn hạn tăng khi quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng. Papaioannou,
Strock và Travlos (1992) cũng tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng thanh
toán và quy mô.
Ngược lại một số nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa khả
năng thanh toán và quy mô như nghiên cứu của Opler và các cộng sự (1999). Nghiên

cứu đã chỉ ra rằng quy mô công ty có tác động ngược chiều đến khả năng thanh toán
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ. Lý do được giải thích là do
các doanh nghiệp nhỏ thường giữ tài sản thanh khoản cao hơn để trang trải nhu cầu
thanh toán của họ. Kết quả này cũng được minh chứng trong nghiên cứu của Deloof
(2001) đối với các doanh nghiệp của Bỉ.
Nhìn chung, ở các nghiên cứu trước đây, xuất hiện ý kiến ở cả hai chiều về quan
hệ giữa khả năng thanh toán và quy mô doanh nghiệp. Có sự khác biệt trong kết quả
nghiên cứu có lẽ bởi vì quy mô doanh nghiệp được đo lường khác, trong nghiên cứu
của Lyroudi và Bolek (2012) đối với các công ty ở Ba Lan đã tiến hành thử nghiệm cả
hai giả thuyết về quy mô. Đó là quy mô doanh nghiệp đo bằng logarit tự nhiên của
tổng tài sản và logarit tự nhiên của doanh số bán hàng, kết quả cho thấy rằng việc đo
bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản cho thấy với các doanh nghiệp tại Ba Lan, có
một mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng thanh toán và tổng tài sản. Khi kích thước
của một công ty tăng, các công ty giữ tài sản ít chất lỏng (khả năng thanh toán thấp
9


hơn), vì nó có thể được tiếp cận với các nguồn vốn một cách hiệu quả hơn và với chi
phí thấp hơn thông qua các thị trường vốn hoặc các ngân hàng.
2.2.2 .Tăng trưởng doanh thu (GR)
Tăng trưởng đề cập đến một sự thay đổi tích cực trong quy mô, thường được tính
trong một khoảng thời gian. Tương tự, tăng trưởng doanh thu là sự thay đổi tích cực về
mặt doanh thu của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định (1 tháng, 1
quý, 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh…). Doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh
thu ổn định và tăng dần qua từng thời kỳ cho thấy sự vững chắc, kinh doanh có hiệu
quả của doanh nghiệp đó. Tăng trưởng doanh thu được tính toán theo công thức
toán học sau:
DT0 – DT1
GR n kỳ


=

|DT1|

+…+

DTn-1 – DTn
|DTn|

n
Trong đó:
DT0 là doanh thu của kỳ hiện tại.
DTi là doanh thu của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4 quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3
năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất.
Kể từ khi tăng trưởng doanh số bán hàng liên quan đến các nền kinh tế của quy
mô do đó số tiền rất lớn của hàng tồn kho cần phải được giữ trong kho để tăng tốc độ
tăng trưởng doanh số bán hàng. Hơn nữa gia tăng các khoản phải thu cũng hỗ trợ tăng
trưởng doanh số bán hàng. Khi tăng tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng, cơ hội để
đầu tư vào các hoạt động khác nhau cũng tăng. Theo Bates và các cộng sự (2009),
công ty có cơ hội đầu tư cao hơn không thể có những rủi ro của việc tài chính hạn chế.
Cùng với đó, theo Myers và Majluf (1984) là một công ty sẽ đầu tư tiền mặt dư thừa
của nó trong thị trường chứng khoán, trong đó ưu tiên đầu tiên là sử dụng để tài trợ
cho các dự án đầu tư mới. Những công ty có tỷ lệ tăng trưởng cao thực hiện các dự án
đầu tư nhiều hơn, do đó sử dụng tài sản ngắn hạnlớn hơn và có khả năng thanh toán
thấp hơn. Mặt khác, Opler, Pinkowitz, Stulz và Williamson (1999) giải thích rằng sự
tăng trưởng cao công ty có tỷ lệ đầu tư ròng tích cực hơn giá trị hiện tại, do đó các
doanh nghiệp này sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nhiều hơn trong trường hợp thiếu hụt tiền
mặt. Vì vậy, họ phải nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của
mình, và ngăn ngừa rủi ro.
2.2.3 .Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa
đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lời phải dựa trên một
khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lời được áp dụng trong mọi
10

Thang Long University Library


hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện
bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lời có thể áp dụng cho một hoặc một
tập hợp tài sản. Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lời là kết quả của việc sử
dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh
nghiệp nắm giữ. Nhìn chung, khả năng sinh lời cần ít nhất đủ để đáp ứng được hai
đòi hỏi cấp bách:
 Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp (đầu tư).
 Trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay.
Lãi thu được từ các hoạt động sinh lời trong năm tài khoá có thể được trích chia
cho cổ đông hoặc vẫn duy trì dưới dạng vốn dự trữ. Nếu không tính tới thuế và lãi, khả
năng sinh lời của tài sản phải cho phép tích luỹ đủ tiền để đảm bảo vốn sản xuất kinh
doanh, đảm bảo hoàn trả nợ, đóng góp vào việc tăng vốn và trả lợi nhuận đầu tư vốn
cho các cổ đông. Mọi quyết định và thay đổi về việc nắm giữ tài sản không chỉ làm
nảy sinh vấn đề tài chính mà còn làm nảy sinh cả vấn đề sinh lợi. Nếu khả năng sinh
lợi không đủ lớn, doanh nghiệp sẽ không đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của nhiều
yếu tố sản xuất kinh doanh khác nhau. Thặng dư khi đó sẽ không đủ để duy trì cân
bằng tài chính. Cần chú ý là khả năng sinh lời của tài sản chỉ là một phần vấn đề nảy
sinh từ khả năng sinh của các nguồn vốn thực hiện. Trên thực tế, rủi ro trong hoạt
động của doanh nghiệp do các cổ đông gánh chịu. Lợi nhuận mà họ thu được không
chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản mà còn phụ thuộc vào chi phí đi vay.
Yêu cầu về tỷ lệ sinh lời tối thiểu phù hợp với khả năng bảo toàn vốn cho doanh
nghiệp và trả lợi nhuận đầu tư vốn sẽ kết nối trước hết chức năng tài chính với mọi

quyết định sử dụng tiền (tức là việc tạo hoặc thay đổi cấu trúc tài sản). Các chỉ số về
khả năng sinh lời cơ bản như: khả năng sinh lời trên tổng tài sản, khả năng sinh lời trên
doanh thu và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thường viết tắt là ROA là một tỷ số tài chính
dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này
được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân
tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi
nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy
từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình
quân tài sản doanh nghiệp. Công thức hóa, ta sẽ có:
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x

11

Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Bình quân tổng giá trị tài sản


Nếu tỷ suất này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ suất càng
cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ suất nhỏ hơn 0, thì doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân
tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để
tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. [Nguồn: TS Phan Đức Dũng (2008) - Kế toán quản
trị - NXB Thống Kê, tr.409 – 410]
 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, thường viết tắt là ROE. ROE tỷ số tài
chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ làphần. Lợi
nhuận trong tỷ số này là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo kết quả kinh

doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, nửa năm,
hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo. Còn vốn cổ phần trong tỷ số này là bình quân vốn cổ
phần phổ thông (common equity). Công thức của tỷ suất này như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x

Lợi nhuận ròng
Bình quân vốn cổ phần phổ thông

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu
của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất này mang giá trị
dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất này phụ thuộc vào thời vụ kinh
doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so
sánh chính xác, cần so sánh tỷ suất này của một công ty cổ phần với tỷ suất bình quân
của toàn ngành, hoặc với tỷ suất của công ty tương đương trong cùng ngành. Tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản (ROA). Nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa
là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành
công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ
tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông. [Nguồn: TS Nguyễn Minh Kiều (2009) –
Tài chính doanh nghiệp căn bản - NXB Thống kê, tr. 97-98]
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là một tỷ suất tài chính dùng để theo dõi
tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành
cho cổ đông và doanh thu của công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ
nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ
chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị tính là %. Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có
thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.

12


Thang Long University Library


Công thức tính tỷ suất này như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 100% x

Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Doanh thu

Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ
suất này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ suất càng lớn nghĩa
là lãi càng lớn. Tỷ suất mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy
nhiên, tỷ suất này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo
dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ suất
bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ suất này và số vòng
quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ suất này, người phân tích
tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
Theo Huberman (1984) thu nhập thấp cùng với khả năng thanh khoản thấp. Một
mặt khả năng thanh toán là mong muốn cho các hoạt động của công ty, nhưng mặt
khác nó là tốn kém (chi phí cơ hội, thuế, nợ phải trả, chi phí đại lý và chi phí giao
dịch). Đã có những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Một số nghiên cứu thực nghiệm hỗ
trợ cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa khả năng thanh toán và lợi nhuận của
một công ty như Garcia-Teruel và Martinez-Solano (2007), Nobanee và AlHajjar
(2009a, 2009b) cho các công ty Mỹ và Nhật Bản, Desai và Joshi (2011) cho các công
ty Ấn Độ, Chatterjee (2010) cho công ty của Anh. Tuy nhiên, có những nghiên cứu
thực nghiệm như Dash và Hanuman (2009); Charitou và các cộng sự (2012) đã phát
hiện một mối quan hệ tiêu cực giữa khả năng thanh toán và lợi nhuận.
Trong nghiên cứu Lyroudi và Bolek (2012), cho thấy một mối quan hệ tích cực
giữa các khả năng thanh toán và khả năng sinh lời. Cụ thể, lợi nhuận có tác động tích

cực đến khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) và khả năng thanh toán nhanh (QR),
doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ đảm bảo CR và QR cao do nguồn vốn ngắn hạn
được bổ sung. Tuy nhiên, lợi nhuận có tác động ngược chiều đến chu kỳ chuyển đổi
tiền mặt (CCC), khi doanh nghiệp có lợi nhuận cao, sẽ tạo dựng được uy tín trên thị
trường với các đối tác, các nhà đầu tư, các chủ nợ; từ đó có thể chiếm dụng vốn vay để
gia tăng sản xuất; vì thế, CCC ngắn lại.
2.2.4 .Cấu trúc tài sản (AS)
Cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh
nghiệp, tính hợp lí khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị
trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một kế hoạch tài
chính nhằm phục vụ cho việc quản lý nguồn lực, cũng như quyết định phương án huy
động vốn phục vụ cho việc sản xuất của doanh nghiệp để tránh được tình trạng mất
cân bằng tài chính trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, phân tích cấu trúc tài sản để
đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Từ đó có cách phân
13


bổ hợp lý tài sản hiện tại và tương lai khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Hiệu quả
của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc phần nào vào chính sách phân bổ vốn đầu tư vào loại
tài sản nào, thời điểm nào là hợp lý nếu không sẽ làm cho nguồn vốn bị lãng phí, mất
hiệu quả. Những nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài sản của doanh nghiệp như: Tiền và
các khoản tương đương tiền chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh
nghiệp, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt; Các khoản đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu
phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp; Giá trị các khoản phải thu chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp; Giá trị của hàng tồn kho chiếm
bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp; Giá trị của TSLĐ chiếm bao
nhiêu phần trăm trong tổng tài sản, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của
doanh nghiệp. Trong nội dung đề tài này, cấu trúc tài sản được tác giả đánh giá
bằng thương số giữa tài sản ngắn hạn và tổng tài sản. Cụ thể, công thức được toán
học như sau:

Tổng tài sản ngắn hạn
AS =
Tổng tài sản
2.2.5 . Tỷ số nợ (DR)
Nợ là một thuật ngữ thường được sử dụng trong trường hợp nợ về tài sản. Tuy
nhiên, nợ cũng có thể được sử dụng để chỉ các nghĩa vụ khác. Trong trường hợp nợ tài
sản thì nợ là một cách sử dụng sức mua trước khi kiếm đủ tổng số tiền để trả cho sức
mua đó. Các công ty cũng có thể sử dụng nợ như là một phần trong chiến lược tài
chính tổng thể của mình. Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người
vay vay một lượng tài sản nhất định. Trong xã hội hiện đại, nợ thường được đi kèm
với sự đảm bảo khả năng thanh toán với một mức lãi suất nhất định tính theo thời
điểm...Trước khi có nợ thì cả hai bên bên người vay và bên người cho vay phải cùng
nhau thống nhất phương thức trả nợ (thanh toán). Thông thường, người ta thanh toán
bằng tổng số tiền tính theo một đơn vị tiền tệ nào đó, tuy nhiên cũng có trường hợp
thanh toán bằng hàng hoá. Thanh toán có thể được thực hiện theo phương thức trả lãi
trong một khoảng thời gian hoặc trả một lúc khi kết thúc hợp đồng cho vay.
Tỷ số nợ được xác định bằng công thức:
Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x

Tổng nợ
Tổng tài sản

Hệ số nợ cao là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang mất dần tính tự chủ về mặt
tài chính, nếu tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm đa số trong tổng nợ phải trả thì doanh
nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị phá sản do mất khả năng thanh toán. Khi tỉ suất nợ
trong doanh nghiệp nhỏ thì khả năng thu hút vốn đầu tư bên ngoài sẽ cao, doanh
14

Thang Long University Library



nghiệp ít bị áp lực về khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hệ số nợ của doanh nghiệp lớn
hay nhỏ chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và giá trị chỉ tiêu này sẽ thay
đổi. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định hệ số nợ hợp với tình hình tài chính và
hoạt động của doanh nghiệp. Việc một công ty có khả năng thanh toán tốt hơn, giảm
nghĩa vụ nợ ngắn hạn của nó là rất hữu ích cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp,
để hướng dẫn họ có kế hoạch tài chính, cũng như đối với các tổ chức tài chính khác
nhau được xem xét để cấp các khoản vay hoặc tín dụng cho các doanh nghiệp được
kiểm tra. Trong nghiên cứu của Lyroudi và Bolek (2012) cho thấy có một mối quan hệ
tiêu cực giữa CR và QR và một mối quan hệ tích cực giữa CCC, như các chỉ số khả
năng thanh toán và tỷ lệ đòn bẩy như: các khoản nợ đếnTỷ lệ tài sản (DR), các khoản
nợ với tỷ lệ vốn chủ sở hữu (DER) và một mối quan hệ dự phòng với tỷ lệ thu được
lần lãi suất (TIE).
2.2.6 .Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)
Theo quan điểm của Kinh tế học cổ điển và Kinh tế học hiện đại thì thời gian
hoạt động có tác động tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ trước
đến nay chưa có nghiên cứu chính thống nào nghiên cứu về tác động giữa thời gian
hoạt động của doanh nghiệp và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy, trong
đề tài nghiên cứu này việc đánh giá tác động của biến AGE và khả năng thanh toán là
quan điểm mới của tác giả. Theo tác giả, thời gian hoạt động của doanh nghiệp sẽ có
tác động cùng chiều với khả năng thanh toán, vì khi doanh nghiệp hoạt động lâu
năm, sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, chiếm lĩnh được thị trường, có được
khách hàng trung thành ổn định. Do đó sẽ có được doanh thu bán hàng ổn định, dẫn
đến khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh. Cùng với đó là
lòng tin được gia tăng từ phía các nhà cung cấp, nên khoảng thời gian trả chậm tiền
hàng sẽ được kéo dài, doanh nghiệp có thể “chiếm dụng” được các khoản vốn của
nhà cung cấp, để sản xuất kinh doanh; do đó CCC sẽ giảm đi. Từ đó tác giả đưa ra
quan điểm rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa thời gian hoạt động và khả
năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.2.7 .Các nhân tố vĩ mô

2.2.8 .Tăng trưởng GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản
phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định
(thường là một năm tài chính). Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng
trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm trong một giai đoạn.

15


Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ
có công thức:
dY
y =

x

100 (%)

Y
Trong đó:
Y: quy mô của nền kinh tế
dY: tốc độ tăng trưởng.
Chính vì vậy, khi nền kinh tế có xu hướng phát triển, tăng trưởng GDP qua các
năm sẽ dần ổn định và sẽ tác động tích cực đến với nhu cầu của người dân, doanh
nghiệp và Nhà nước. Khi nhu cầu về sản phẩm tăng lên, các nhà sản xuất sẽ mở rộng
quy mô, nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Qua đó, các doanh nghiệp sẽ phải

đưa ra được các chiến lược kinh doanh, các chính sách phù hợp để có thể đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, nhưng đồng thời cũng đảm bảo được doanh nghiệp
vận hành tốt. Với lượng nguyên vật liệu tăng cao, doanh nghiệp phải đáp ứng được
khả năng thanh toán để có thể có đủ nguyên liệu sản xuất. Nếu đáp ứng và tận dụng
được thời cơ kinh tế, các doanh nghiệp sẽ phát triển vượt bậc.
2.2.9 . Lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian; và sự
mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm
giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo
nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền
kinh tế một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại
tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.
Lạm phát vừa mang những tác động tích cực lẫn những tác động tiêu cực đến tác
động tăng trưởng kinh tế. Theo nhà kinh tế đoạt giải Nobel Robert Mundell: “Lạm
phát vừa phải sẽ khiến người gửi tiết kiệm thay thế cho vay đối với một số tiền nắm
giữ như một phương tiện để tài trợ cho chi tiêu trong tương lai. Thay thế đó có thể làm
cho lãi suất thực tế thanh toán bù trừ thị trường giảm. Lãi suất thực thấp hơn có thể sẽ
gây ra vay nhiều hơn để đầu tư tài chính”. Tương tự, người đoạt giải Nobel James
Tobin lưu ý rằng lạm phát như vậy sẽ có thể làm cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế
trong vốn vật chất (nhà máy, thiết bị, kho) cho số dư tiền trong danh mục đầu tư tài sản
của họ. Thay thế đó có nghĩa là sự lựa chọn làm các khoản đầu tư với tỉ lệ lợi nhuận
thấp hơn hoàn vốn thực tế. (Tỷ suất hoàn vốn này thấp hơn bởi vì các khoản đầu tư với
tỉ lệ hoàn vốn cao hơn đã được thực hiện trước đây.) Hai tác động có liên quan này
được gọi là hiệu ứng Mundell-Tobin. Tỷ lệ lạm phát thấp có thể giúp bôi trơn thị
16

Thang Long University Library


trường hàng hóa, lao động và tăng tính linh hoạt tương đối đối với giá cả. Tuy nhiên

khi tỷ lệ lạm phát cao hoặc không thể đoán trước được coi là có hại cho nền kinh tế.
Chúng thêm sự thiếu hiệu quả trong thị trường, và làm cho nó khó khăn cho các công
ty với ngân sách hoặc kế hoạch dài hạn. Lạm phát có thể hoạt động như một lực cản
đối với năng suất do các công ty buộc phải chuyển các nguồn lực từ các sản phẩm và
dịch vụ để tập trung vào lợi nhuận và thua lỗ từ lạm phát tiền tệ. Không chắc chắn về
sức mua tương lai của tiền không khuyến khích đầu tư và tiết kiệm. Và lạm phát có
thể áp đặt tăng thuế ẩn, do thu nhập tăng cao đẩy người nộp thuế vào thuế suất thuế
thu nhập cao hơn trừ khi khung thuế được chỉnh theo lạm phát.
Với lạm phát cao, sức mua được phân phối lại từ những người thu nhập danh
nghĩa cố định. Phân bố lại sức mua này cũng sẽ xảy ra giữa các đối tác thương mại
quốc tế. Nơi các tỷ giá cố định được áp dụng, lạm phát cao hơn trong một nền kinh tế
hơn một nơi khác sẽ gây ra xuất khẩu của nền kinh tế đầu tiên trở nên đắt hơn và ảnh
hưởng đến cán cân thương mại. Cũng có thể có tác động tiêu cực đối với thương mại
từ một sự bất ổn gia tăng trong trao đổi tiền tệ do lạm phát không thể đoán trước được.
Nó sẽ mang đến một tác động xấu với những công ty xuất khẩu của Việt Nam nói
chung và trong ngành CNCBTP nói riêng. Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm
cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá
trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh
doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra
những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp
hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.
2.3 . Khung nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu và lý luận về khả năng thanh toán, khung
nghiên cứu của đề tài được xây dựng như bảng sau:
Bảng 2.1. Khung nghiên cứu của đề tài
Nhân tố ảnh hưởng

Biến đo lường

Giả thiết mối tương quan


Quy mô doanh nghiệp

Tổng doanh thu

+/-

Tăng trưởng doanh thu

% tăng trưởng doanh thu

+/-

Khả năng sinh lời

ROA, ROE, ROS

+/-

Cấu trúc tài sản

TSLĐ / Tổng tài sản

+/-

17


Tỷ số nợ


Nợ / Tổng tài sản

+/-

Thời gian hoạt động

Số năm hoạt động tính đến
năm 2014

+/-

Tăng trưởng GDP

Tăng trưởng GDP

+/-

Lạm phát

Lạm phát

+/-

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Qua chương 2: Tổng quan lý thuyết về khả năng thanh toán và các nhân tố tác
động đến khả năng thanh toán, nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở lý luận nền
tảng cho vấn đề hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp bao gồm khái niệm, các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả tài chính. Trong chương này, nghiên cứu cũng đưa ra một số
yếu tố được đánh giá sẽ tác động tới khả năng thanh toán của các CTCP ngành
CNCBTP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhân tố được xem xét

bao gồm cả các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (yếu tố vĩ mô). Qua
chương này, tác giả đã rút ra được khung nghiên cứu cho đề tài với các biến nhân tố
được xem xét sẽ tác động tới khả năng thanh toán của các CTCP ngành CNCBTP
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là: khả năng sinh lời, quy mô doanh
nghiệp, tăng trưởng doanh thu, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tỷ số nợ, tăng
trưởng GDP và lạm phát. Đây sẽ là cơ sở nghiên cứu, đánh giá cho các bước nghiên
cứu tiếp theo của đề tài.

18

Thang Long University Library


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 . Quy trình nghiên cứu
Để nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của
các CTCP trong ngành CNCBTP được niêm yết trên TTCK Việt Nam một cách khoa
học và chính xác. Sau khi tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác
giả khác, tác giả đã đưa đưa ra một quy trình nghiên cứu, gồm các bước như sau:
Bước 1: Xác định các chỉ tiêu phân tích
Qua phần lý thuyết những tác động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã
được đề cập đến ở chương 2, tác giả sẽ sử dụng ba tiêu chí khả năng thanh toán nhanh
(QR), khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) làm
thước đo khả năng thanh toán của các CTCP ngành CNCBTP được niêm yết trên
TTCK Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
Bên cạnh đó, một số các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của
doanh nghiệp cũng được nêu ra như:
Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu
Dựa trên các chỉ tiêu đo lường, các nhân tố tác động đến khả năng thanh toán đã
được xác định ở bước 1, ta sẽ tiến hành thu thập các số liệu liên quan của các CTCP

ngành CNCBTP được niêm yết trên TTCK Việt Nam trong thời gian 4 năm (2011 –
2014) thông qua các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Với những chỉ tiêu không có số liệu sẵn trên báo cáo tài chính, ta sẽ tính toán
thông qua các công thức đã được nêu ra trong phần lý thuyết ở chương 2. Sau đó, các
số liệu đã được thu thập và các số liệu có được thông qua tính toán sẽ được sắp xếp
theo thứ tự và khoa học để thuận tiện cho việc chạy phần mềm nghiên cứu.
Bước 3: Phân tích thống kê mô tả
Sau khi thu thập và xử lý dữ liệu, ta sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả, tức
là mô tả những dữ liệu đã được xử lý bằng các phép tính, các chỉ số thống kê. Qua
bước thống kê mô tả này ta có thể nắm bắt khái quát được khả năng thanh toán và
các nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các CTCP ngành CNCBTP niêm
yết trên TTCK Việt Nam.
Bước 4: Kiểm tra dữ liệu và phân tích hệ số tương quan Pearson (r)
Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính và xây dựng mô hình hồi quy, ta cần phải
kiểm tra dữ liệu. Bởi thông qua việc kiểm tra dữ liệu, ta có thể biết được tính chính
xác, mức độ tin tưởng từ những số liệu để kết quả có độ chính xác cao.
Sau đó, để kiểm tra dữ liệu ta sẽ dùng kiểm định đa cộng tuyến và kiểm định
tự tương quan. Hệ số tương quan Person (r) để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa
các biến. Từ việc xác định được hệ số tương quan r ta có thể lựa chọn biến độc lập,
19


biến phụ thuộc cho mô hình hồi quy. Qua đó, ta có thể đánh giá xem biến độc lập
và biến phụ thuộc có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay không có mối liên
hệ với nhau, bên cạnh đó ta cũng có thể xác định được mức độ tương quan của
mạnh hay yếu của chúng.
Bước 5: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Trong phạm vi nghiên cứu này, ta sẽ sử dụng hệ số xác định R2 (R square) và giá
trị pvalue (Sig.) để kiểm định sự phù hợp của mô hình. Dựa vào R2 ta sẽ đánh giá được
mô hình tốt hay không tốt, p-value giúp đánh giá được mức độ phù hợp, ý nghĩa thống

kê của mô hình.
Cuối cùng ta sẽ xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để phản ánh mối quan
hệ giữa các nhân tố tác động với khả năng thanh toán của doanh nghiệp, giải thích mô
hình và đưa ra mô hình cuối cùng phù hợp nhất.
3.2 . Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
3.2.1 .Phương pháp thu thập số liệu
Qua phần lý thuyết đã nêu ở chương 1, trong nội dung khóa luận này, nguồn dữ
liệu mà tác giả thu thập được chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các
Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính) hàng năm đã được kiểm
toán đầy đủ của các CTCP ngành CNCBTP được niêm yết trên TTCK Việt Nam, cụ
thể là Sở giao dịch giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2010 đến
năm 2014. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo ở nhiều nguồn khác như: các báo kinh tế,
các phân tích nghiên cứu kinh tế của các diễn đàn, các công ty… Cùng với đó, tác giả
còn sử dụng các Báo cáo thường niên có trên dữ liệu của các trang mạng như:
cophieu68.vn, finance.vietstock.com, stockbiz.com, hnx.com …
Phương pháp xử lý số liệu
Các dữ liệu sau khi đã được thu thập đầy đủ, chính xác sẽ được lưu trữ trong file
Excel để tiến hành chạy mô hình. Như đã trình bày ở trên, trong khóa luận này tác giả
sẽ sử dụng phần mềm SPSS20 để chạy mô hình nghiên cứu. Công việc phân tích sẽ
được tiến hành theo thứ tự 5 bước và bằng 5 phương pháp sau đây:
3.2.1.1 .Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của
dữ liệu đã thu thập được. Từ thống kê mô tả, ta sẽ biết được các thuộc tính cơ bản như
giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum), giá trị trung bình (Mean), độ
lệch chuẩn (Standard Deviation).

20


Thang Long University Library


3.2.1.2 .Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến
Theo PGS. TS Nguyễn Trọng Hoài – Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright
cho rằng: Các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính chính xác (exact linear
relationship). Nếu điều này xảy ra thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến, đó là hiện tượng
các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số.
Khi trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao sẽ làm cho hệ số xác định R2
lớn, gây ra một số hậu quả cho các ước lượng OLS như: khoảng tin cậy lớn và việc
kiểm định ít có ý nghĩa, các ước lượng không thật chính xác, do đó chúng ta dễ đi đến
không có cơ sở bác bỏ giả thuyết “Không” và điều này có thể không đúng; hệ số ước
lượng dễ mất đi ý nghĩa thống kê (sai số chuẩn quá lớn làm cho các tỷ số t trở nên quá
bé), các ước lượng và sai số chuẩn của ước lượng rất nhạy cảm với sự thay đổi của dữ
liệu bởi vì các hệ số ước lượng chứa đựng những mối quan hệ mạnh giữa các biến độc
lập… Chính vì vậy, ta cần kiểm định đa cộng tuyến để kiểm tra tính chính xác của mô
hình, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tốt nhất.
Để xem xét mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, t sẽ sử
dụng kiểm định Collinearity dialogistic và đánh giá thông qua độ chấp nhận
(Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF – variance inflation factor). Xem xét
hệ số xác định của các mô hình hồi quy phụ R2j, Nếu R2j là quá lớn thì các dấu hiệu
trên có thể là hậu quả của hiện tượng đa cộng tuyến cao. Với khả năng tính toán của
các máy tính hiện nay thì việc ước lượng một mô hình hồi quy thông thường chỉ chiếm
1 – 2 giây, vì vậy việc tính toán R2j này hoàn toàn đơn giản và nhanh chóng.
Một các tương đương với cách trên là xem xét hệ số phóng đại phương sai (VIF –
variance inflation factor):
1
VFIj

=


1 – R2j

Một quy ước chung là nếu VIF > 10, Tolerance < 0,1 thì đấy là dấu hiệu đa
cộng tuyến cao. Tuy nhiên đây chỉ là quy ước thực nghiệm, với một số tác giả khác,
như Allision thì VIF > 2.5 (tương đương với R2j > 0.6 hay RJ > 0.775) đã được xem là
đa cộng tuyến cao.
3.2.1.3 .Phương pháp kiểm định tự tương quan
Theo Maurince G. Kendall và William R. Buckland - Từ điển thuật ngữ thống kê,
Hafner Publishing Company, NewYork năm 1971 - trang 8: tự tương quan được định
nghĩa như là “quan hệ tương quan giữa các thành viên của chuỗi của các quan sát được
sắp xếp theo thời gian (như trong dữ liệu chuỗi thời gian) hoặc không gian (như trong
dữ liệu chéo).” Trong ngữ cảnh hồi qui, mô hình hồi qui tuyến tính cổ điển giả định
21


rằng quan hệ tự tương quan như vậy không tồn tại trong các nhiễu ui, nghĩa là sai số
ngẫu nhiên u tại các thời điểm khác nhau là có tương quan với nhau.
Khi mô hình có hiện tượng tự tương quan sẽ gây ra một số hậu quả như phương
sai của các hệ số ước lượng thu được bằng phương pháp OLS (phương pháp bình
phương tối thiểu) bị chệch (thường thấp hơn giá trị thực), khoảng tin cậy tìm được
thường bé hơn khoảng tin cậy đúng, từ đó các kiểm định t và F không còn đáng tin cậy
nữa. Chính vì vậy, để mô hình hồi quy đạt được tính chính xác cao thì ta phải kiểm
định xem có hiện tượng tự tương quan hay không, từ đó đưa ra những biện pháp hợp
lý để khắc phục các hậu quả gây ra.
Trong đề tài này ta sẽ dùng kiểm định của Durbin – Watson (DW) để kiểm định
hiện tượng tự tương quan. Kiểm định Durbin – Watson được giới thiệu trong Durbin
và Watson (1950). Kiểm định này sử dụng hệ thống Durbin – Watson để xem xét hiện
tượng tự tương quan bậc 1, trong đó thống kê Durbin – Watson được ký hiệu là d, mà
giá trị của nó được tính sẵn trong các báo cáo của Eviews. Xét ba trường hợp đặc biệt

của d:
 Khi d = 0 dấu hiệu của tự tương quan dương rất cao giữa ut và ut-1
 Khi d = 4 dấu hiệu của tự tương quan âm rất cao giữa ut và ut-1
 Khi d = 2 dấu hiệu của không có tự tương quan dương hoặc tự tương quan âm
Các giá trị này chỉ mang tính chất minh họa, trong thực tế, thống kê d thường
nhận giá trị trong khoảng (0,4). Khi đó để đưa ra các kết luận dựa trên thống kê d,
chúng ta cần một quy tắc kiểm định. Do thống kê d không tuân theo các quy luật xác
suất thông thường như quy luật chuẩn, quy luật stedent,… nên việc kiểm định cũng
như không dựa trên các giá trị tới hạn thông thường, mà dựa trên quy luật phân phối
được Durbin – Watson (1950) tìm ra. Quy luật này phụ thuộc vào kích thước mẫu n và
số biến giải thích trong mô hình. Các tài liệu về xác suất thống kê ngày nay đều in
bảng các giá trị tới hạn, ký hiệu bởi dL và dU tương ứng với mỗi kích thước mẫu n và
giá trị k1= k-1, tại các mức ý nghĩa α bằng 0,01, 0,05 và 0,10. Và quy tắc kiểm định
được thực hiện như sau:
 Nếu DW gần bằng 0 thì thể hiện có tự tương quan dương.
 Nếu DW gần bằng 2 thì thể hiện không có tự tương quan.
 Nếu DW gần bằng 4 thì có tự tương quan âm.
[Nguồn: GS.TS.Nguyễn Quang Dong, TS.Nguyễn Thị Minh (2012) - Giáo trình kinh tế
lượng - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tr.265-270]
3.2.1.4 .Phương pháp phân tích tương quan Pearson
Để mô tả độ tương quan giữa hai biến, ta sẽ phải ước tính hệ số tương quan r. Hệ
số r có giá trị từ -1 đến 1.
 Nếu r = -1 thì hai biến số có quan hệ tuyến tính hoàn toàn âm.
22

Thang Long University Library


 Nếu r thuộc khoảng [-1, 0) thì hai biến số có mối quan hệ tuyến tính âm.
 Nếu r = 0 thì hai biến số là độc lập nhau, tức không có tương quan gì với nhau.

 Nếu r thuộc khoảng (0, 1] thì hai biến số có mối quan hệ tuyến tính dương.
 Nếu r = 1 thì hai biến số có quan hệ tuyến tính hoàn toàn dương.
Giá trị tuyệt đối của hệ số r càng lớn thì hai biến số càng có mối quan hệ
tuyến tính mạnh.
3.2.1.5 .Phương pháp hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy tuyến tính (Linear Regression Analysis) là một phương pháp
phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X. Mô hình
hóa sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1). Các tham số của mô hình được ước lượng từ dữ
liệu. Hồi quy tuyến tính được sử dụng rộng rãi trong kinh tế do tính chất đơn giản hóa
của hồi quy và cũng dễ dàng ước lượng. Trong nghiên cứu này ta sử dụng phương
pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Hồi quy tuyến tính bội (đa biến): dùng để nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc Y với nhiều biến độc lập X. Mô hình hồi quy tuyến tính bội với I biến
có thể viết dưới dạng như sau:
Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ... + βiXi + ui
Trong đó:
Yi: biến phụ thuộc trong lần quan sát thứ i
X1, X2, X3,…, Xi: các biến độc lập
β0 : hệ số chặn
β1, β2, β3,…, βi: các hệ số góc hay độ dốc của mô hình
ui: sai số ngẫu nhiên trong lần quan sát thứ i
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất
thông thường (OLS) để phân tích mối tương quan, liên hệ giữa các biến nhân tố tác
động với hiệu quả tài chính của các CTCP ngành CNCBTP được niêm yết trên TTCK
Việt Nam để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
3.3 . Các biến nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu
3.3.1 .Mô hình nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết và lý luận đã nêu ở những phần trên, ta xây dựng được
ba phương trình sau:
CRi = a0 + a1*SIZEi + a2*AGEi + a3*ASi + a4*GROWTHi + a5*ROAi +

a6*ROSi + a7*ROEi + a8*Ii + a9*RGRi + a10*DRi + Ei
QRi = b0 + b1*SIZEi + b2*AGEi + b3*ASi + b4*GROWTHi + b5*ROAi +
b6*ROSi + b7*ROEi + b8*Ii + b9*RGRi + b10*DRi + Ui
CCCi = c0 + c1*SIZEi + c2*AGEi + c3*ASi + c4*GROWTHi + c5*ROAi +
c6*ROSi + c7*ROEi + c8*Ii + c9*RGRi + c10*DRi + Vi
23


Trong đó:
CR: khả năng thanh toán ngắn hạn
QR: khả năng thanh toán nhanh
CCC: chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
SIZE: quy mô công ty
AGE: thời gian hoạt động của doanh nghiệp
AS: cấu trúc tài sản
GROWTH: tăng trưởng GDP
I: lạm phát
RGR: tăng trưởng doanh thu
DR: tỷ số nợ
E, U, V: các sai số ngẫu nhiên
3.3.2 .Các biến và giả thuyết nghiên cứu
3.3.2.1 .Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc là biến số mà ta quan tâm đến giá trị của nó, thường kí hiệu là Y
và nằm ở vế trái của phương trình. Biến phụ thuộc còn được gọi là biến được giải thích
(explained variable) hay biến phản ứng. [Nguồn: GS.TS. Nguyễn Quang Dong, TS.
Nguyễn Thị Minh (2012) – Giáo trình Kinh tế lượng – NXB Đại học Kinh tế quốc dân
– tr.24].
Trong đề tài khóa luận này, tác giả sẽ sử dụng ba thước đo khả năng thanh toán
cho các CTCP ngành CNCBTP là khả năng thanh toán ngắn hạn (CR), khả năng thanh
toán nhanh (QR) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC). Đó cũng chính là ba biến phụ

thuộc trong mô hình hồi quy tuyến tính bội mà tác giả sẽ nghiên cứu.
3.3.2.2 .Biến độc lập
Biến độc lập là biến số được cho là tác động đến biến phụ thuộc, thường được kí
hiệu là X và nằm ở vế phải của phương trình. Biến độc lập còn được gọi là biến giải
thích (explanatory variable) hay biến điều khiển (control variable). [Nguồn: GS.TS.
Nguyễn Quang Dong, TS. Nguyễn Thị Minh (2012) – Giáo trình Kinh tế lượng – NXB
Đại học Kinh tế quốc dân– tr.25].
Trong đề tài khóa luân này, các nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các
CTCP ngành CNCBTP niêm yết trên TTCK Việt Nam chính là các biến độc lập được
nghiên cứu trong mô hình hồi quy tuyến tính bội, cụ thể là 10 biến độc lập sau:
 Quy mô công ty (SIZE)
Quy mô của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng với các nhà đầu
tư, nhà cung cấp và đối tác làm ăn. Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
về mối quan hệ giữa quy mô công ty và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong
phần 2.2.1, có những nghiên cứu chỉ ra quy mô công ty có quan hệ cùng chiều với khả
24

Thang Long University Library


năng thanh toán tuy nhiên cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng, quy mô công ty có
quan hệ ngược chiều với khả năng thanh toán. Vì vậy, để chỉ ra rõ ảnh hưởng của quy
mô công ty đối với khả năng thanh toán tác giả đã đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết 1:
H0: Quy mô công ty không có mối quan hệ với khả năng thanh toán của
doanh nghiệp.
H1: Quy mô công ty có mối quan hệ với khả năng thanh tóa của doanh nghiệp.
 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng số năm hoạt động của
doanh nghiệp đó (tức là tính từ khi doanh nghiệp thành lập cho đến năm hiện tại). Như

đã nêu ở phần trên, tác động giữa thời gian hoạt động của doanh nghiệp với khả năng
thanh toán có quan hệ cùng chiều là quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, còn có những
yếu tố thực tế mà có thể tác giả chưa xem xét hết sẽ gây tác động ngược chiều giữa
AGE và khả năng thanh toán. Vì thế, tác giả đã đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết 2:
H0: Thời gian hoạt động không có mối quan hệ với khả năng thanh toán của
doanh nghiệp.
H1: Thời gian hoạt động có mối quan hệ với khả năng thanh toán của
doanh nghiệp.
 Cấu trúc tài sản (AS)
Cấu trúc tài sản có thể tính qua: tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản hoặc tài
sản ngắn hạn trên tài sản dài hạn. Trong phạm vi đề tài khóa luận này, tác giả sẽ sử
dụng thước đo tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản để đo lường cấu trúc tài sản của
các CTCP ngành CNCBTP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dựa theo các nghiên cứu
trước đây, đã được tác giả nêu ra trong phần 2.2.4 của khóa luận này cho thấy cấu trúc
tài sản và khả năng thanh toán của doanh nghiệp có mối quan hệ không rõ ràng. Chính
vì vậy, để làm rõ mối quan hệ này, tác giả đã đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết 3:
H0: Cấu trúc tài sản không có mối quan hệ với khả năng thanh toán của
doanh nghiệp.
H1: Cấu trúc tài sản có mối quan hệ với khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết trong một kì phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tổng
tàisản để đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Theo các nghiên cứu
đã nêu trong phần 2.2.3 là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và khả năng thanh
toán có mối quan hệ như sau: ROA ảnh hưởng tích cực đến khả năng thanh toán nhanh

25



×