Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bài tập môn kinh tế công nghệ phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.01 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÀI TẬP TUẦN 6
Môn: Kinh tế công nghệ phần mềm
Nhóm 3

Giảng viên hướng dẫn:
PGS. Huỳnh Quyết Thắng
Hà Nội, tháng 5 năm 2014

1


Mục lục
Mục lục..........................................................................................................................................................2
1. Tìm hiểu về các đặc điểm trong phát triển các dự án phần mềm sử dụng PMNM và các giấy phép phần
mềm..............................................................................................................................................................3
2. Làm rõ hơn những vấn đề trong kinh tế các dự án phần mềm nguồn mở:................................................5
3. Tìm hiểu các công nghệ cơ bản của điện toán đám mây hỗ trợ cho các mô hình dịch vụ:........................6
4. Tìm hiểu danh sách 3 công ty kinh doanh trên nền tảng điện toán đám mây ở Việt Nam và giới thiệu về
công ty tốt nhất theo quan điểm của nhóm về khả năng phát triển dịch vụ của công ty này......................11
5. Tìm hiểu và trình bày một công ty điển hình kinh doanh trên nền tảng điện toán đám mây trên thế giới
theo quan điểm của nhóm. Nêu những bài học về khả năng phát triển của công ty này, sử dụng Điện toán
đám mây để áp dụng tại Việt Nam..............................................................................................................13

2


1. Tìm hiểu về các đặc điểm trong phát triển các dự án phần mềm sử
dụng PMNM và các giấy phép phần mềm


a) Các đặc điểm:
+ Mô hình phát triển:
-

-

-

Người sử dụng phần mềm được coi như các nhà đồng phát triển: những người sử
dụng phần mềm nên tham gia vào quá trình sản xuất phần mềm. Họ được khuyến khích
phản hội lại các bổ sung chức năng, các vấn đề cần điều chỉnh để phần mềm trở nên hoàn
thiện hơn, hoặc report các lỗi xuất hiện cho nhà phát triển thậm chi người sử dụng có thể
viết tài liệu cho phần mềm.... Càng có nhiều nhà đồng phát triển thì phần mềm càng hoàn
thiện và có giá trị cao. Người sử dụng cũng đóng vai trò như một môi trường kiểm định
chất lượng phần mềm.
Phiên bản đầu tiên của phần mềm cần được công bố càng sớm càng tốt, để tạo cơ hội tìm
thấy các nhà đồng phát triển.
Tích hợp thường xuyên: thường xuyên cập nhật các thay đổi code của phần mềm để
tránh chi phí lớn phát sinh để sửa lỗi ở giai đoạn cuối cảu quá trình phát triển phẩn mềm.
Các phiên bản phần mềm: nên có it nhất hai phiên bản cho mỗi phần mềm. Một phiên
bản bao gồm nhiều chức năng để chạy thử nghiêm và một bản ổn định gồm ít chức năng.
Phiên bản chạy thử nghiệm dành cho những người muốn sử dụng các chức năng mới nhất
của sản phẩm mà chưa qua kiểm thử.
Tính model hóa cao: cấu trúc phần mềm nên được module hóa để tạo điều kiện cho các
nhà phát triển cùng lập trình song song.
Ra quyết định năng động và linh hoạt: cần có cấu trúc ra quyết định khi có thay dổi
trong yêu cầu của khác hàng. (lập trình tiêu cực).

+ Công cụ để phát triển phần mềm nguồn mở:
-


-

Trong phát triển phần mềm nguồn mở các lập trình viên được xem như các tình nguyện
viên đến từ các quốc gia khác nhau nên cần phải có công cụ cung cấp, hỗ trợ việc công
tác giữa các lập trình viên. Đa phần các công cụ này cũng là các phần mềm nguồn
mở(PMNM).
Các công cụ như : Revision control, Concurrent Versions System (CVS), Subversion (SVN),
Git, GNU Compiler Collection giúp quản lý các file của dự án PMNM. Ngoài ra còn có các công
cụ hỗ trợ việc test tự động, biên dich mã nguồn, báo cáo lỗi...

+Đặc điểm trong sản xuất.
Phần mềm nguồn mở được sản xuất theo giấy phép nguồn mở cho phép người dùng sử dụng
phần mềm vào các mục đích khác nhau, có thể sữa chữa mã nguồn, phân phối phần mềm đã
sữa mã nguồn hoặc chưa sữa.
-

Có thể ước lượng giá thành một cách chi tiết, rủi ro thấp.
+
có thể nhận ra các yêu cầu nếu có nhu cầu
3


-

+
việc nhìn nhận các yêu cầu một cách ngang hàng giúp tăng chất
lượng và bảo mật.
+
được hỗ trợ trong thời gian dài, minh bạch các khoản thu chi

Có thể sao chép nhiều lần mà không mất thêm chi phí
+

-

Có thể chia sẽ chi phí phát triển với các người dùng khác.
Có thể sữa chữa phần mềm phục vụ cho các nhu cầu đặc biệt ngay cả việc sử dụng trong
việc tấn công truy cập.
+

-

có thể hộ trở chi phí cho mỗi lần sử dụng.

Thậm chí việc sữa chữa chi phục cho mục đích của một người.

Có thể kiểm soát được hành vi của các nhà phần phối phần mềm

b) Giấy phép
Hiện nay có rất nhiều giấy phép được các dự án phần mềm nguồn mở. Tron đó
GPL(General Public Licenese) là loại phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng ¾ trong
top 10 loại giấy phép được sử dụng.
Tóp 10 giấy phép được sử dụng phổ biến cho phần mềm nguồn mở.

Licenese

Percent

GPL


65.50%
4


LGPL

6.53%

BSD-Old

2.93%

BSD-New

2.86%

MIT

1.67%

Artistic

1.55%

Public Domain

1.15%

2. Làm rõ hơn những vấn đề trong kinh tế các dự án phần mềm nguồn
mở:

- Prospects: Triển vọng
• Phần mềm mã nguồn mở là cơ hội cho chúng ta nắm chủ công nghệ, phát
huy vai trò tính sáng tạo và tính mở của hệ thống thông tin.
• Phần mềm nguồn đóng có giá thành hầu như là cao hơn so với phần mềm
nguồn mở, vì vật việc phát triển phần mềm mã nguồn mở tạo điều kiện
cho Việt Nam tiếp cần mã nguồn mở, từ đó chúng ta có thể nắm được bản
chất của cả hệ thống thông tin.
- Pitfalls: Các cạm bẫy
Phát triển phần mềm mã nguồn mở cũng đi kèm với rất nhiều cạm bẩy đi kèm.
Phần mềm mã nguồn mở đồng thời là chia sẻ mã nguồn cho cộng đồng, nên rất
dễ bị đối thủ bắt chước và làm theo, phát triển hơn sản phầm của mình, nên giá
thành sẻ rẻ hơn, dẫn đến sản phầm không còn có tính cạnh tranh nữa.
Các vấn đề vể chính sách bảo mật bị tiết lộ nên dễ bị các hacker tấn công. Làm
tổn hại đến kinh tế, chất lượng sản phẩm
- Politics: Các chính sách
Để phần mềm mã nguồn mở mang lại lợi ích tối đa nhất cho cộng đồng thì cần
có các chính sách thích hợp và cụ thể nhất.
Trước tiên nhà nước cần có sự quan tâm tới việc phát triển phần mềm mã nguồn
mở.
Có các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức liên quan khác, tập
trung đào tạo nguồn lực phục vụ kỹ thuật cho phần mềm mã nguồn mở, khuyến
khích phát triển phần mềm nguồn mở từ cá nhân, tập thể. Lập hội thảo phần
5


mềm nguồn mở, tặng thưởng nếu có sự sáng tạo mang lại hữu ích cho cộng đồng
để khuến khích sáng tạo. Tổ chức các cuộc thi sáng tạo phần mềm mã nguồn mở.

3. Tìm hiểu các công nghệ cơ bản của điện toán đám mây hỗ trợ cho
các mô hình dịch vụ:

-

Virtualization
Clustering

a) Ảo hóa (virtualization)
Định nghĩa: Ảo hóa là quá trình tạo ra phiên bản ảo (có thể hơn bản thật) của
nền tảng phần cứng, hoạt động hệ thống, thiết bị lưu trữ hay tài nguyên mạng máy
tính.
Ba lĩnh vực mà ảo hóa đang phát triển mạnh hiện nay là:
- Network virtualization.
- Storage virtualization.
- Server virtualization.
Kiến trúc:
- Giả thiết rằng hệ điều hành(OS) sẽ điều khiển hoạt động của toàn bộ phần
cứng cơ bản. Kiến trúc ảo hóa sẽ cung cấp toàn bộ ảo hóa thông qua một
Hypervisor hoặc VMM. Trong đó Hypervisor/VMM là một tầng phần
mềm:
+ cho phép nhiều hệ điều hành chạy song song cùng lúc trên cùng một
máy chủ vật lý.
+ cung cấp phần cứng abstraction để chạy nhiều hệ điều hành và sử
dụng hiệu quả nhiều phần của phần cứng cơ bản.

6


Mục đích của ảo hóa:
- Tính sẵn sàng cao, khả năng mở rộng nhanh.
- Giảm thời gian bảo trì.
- An toàn bảo mật tốt, khả năng cô lập lỗi cao.

7


- Bảo vệ dữ liệu an toàn.
- Cho phép thực hiện sao lưu dự phòng tập trung các máy ảo mà không ảnh
hưởng đến người dùng, ứng dụng
Tầm quan trọng của ảo hóa trong điện toán đám mây:
- Điện toán đám mây có thể tồn tại mà không cần có ảo hóa, nhưng nếu
không có ảo hóa ĐTĐM sẽ rất khó triển khai va hoạt động không hiệu
quả.
- Ảo hóa góp phần tạo nên các khái niêm trong ĐTĐM như: “Pay for what
you use”,
“infinite availability- use as much you want”.
b) Clustering
Tổng quan:

Tổng quan về công nghệ Clustering
Clustering là một kiến trúc nhằm đảm bảo nâng cao khả năng sẵn sàng cho
các hệ thống mạng máy tính. Clustering cho phép sử dụng nhiều máy chủ kết hợp
với nhau tạo thành một cụm (cluster) có khả năng chịu đựng hay chấp nhận sai sót
(fault-tolerant) nhằm nâng cao độ sẵn sàng của hệ thống mạng. Cluster là một hệ
thống bao gồm nhiều máy chủ được kết nối với nhau theo dạng song song hay phân
tán và được sử dụng như một tài nguyên thống nhất. Nếu một máy chủ ngừng hoạt
động do bị sự cố hoặc để nâng cấp, bảo trì, thì toàn bộ công việc mà máy chủ này
đảm nhận sẽ được tự động chuyển sang cho một máy chủ khác (trong cùng một
cluster) mà không làm cho hoạt động của hệ thống bị ngắt hay gián đoạn. Quá trình
này gọi là “fail-over”; và việc phục hồi tài nguyên của một máy chủ trong hệ thống
(cluster) được gọi là “fail-back”.
Yêu cầu khi lắp đặt hệ thống Clustering:





Yêu cầu về tính sẵn sàng cao (availability). Các tài nguyên mạng phải luôn
sẵn sàng trong khả năng cao nhất để cung cấp và phục vụ các người dùng
cuối và giảm thiểu sự ngưng hoạt động hệ thống ngoài ý muốn.
Yêu cầu về độ tin cậy cao (reliability). Độ tin cậy cao của cluster được hiểu
là khả năng giảm thiểu tần số xảy ra các sự cố, và nâng cao khả năng chịu
đựng sai sót của hệ thống.
8




Yêu cầu về khả năng mở rộng được (scalability). Hệ thống phải có khả năng
dễ dàng cho việc nâng cấp, mở rộng trong tương lai. Việc nâng cấp mở rộng
bao hàm cả việc thêm các thiết bị, máy tính vào hệ thống để nâng cao chất
lượng dịch vụ, cũng như việc thêm số lượng người dùng, thêm ứng dụng,
dịch vụ và thêm các tài nguyên mạng khác.

Cấu trúc của Cluster






Cluster được tổ chức thành các nhóm gọi là các farm hay pack. Trong hầu hết
các trường hợp, các dịch vụ ở tầng trước và giữa (front-end and middle-tiers
services) được tổ chức thành các farm sử dụng các clone, trong khi đó các

dịch vụ tầng sau (back-end services) được tổ chức thành các pack. Các khái
niệm farm, pack và clone trong hệ thống cluster sẽ được làm rõ ngay dưới
đây.
Cluster Farm là một nhóm các máy chủ chạy các dịch vụ giống nhau, nhưng
không dùng chung cơ sở dữ liệu. Được gọi là farm (trang trại) bởi vì chúng
xử lý bất cứ yêu cầu nào gửi đến cho chúng bằng các bản sao cơ sở dữ liệu (tài
nguyên) giống hệt nhau được lưu giữ cục bộ, chứ không dùng chung một bản cơ sở dữ
liệu. Cũng bởi tính chất này nên các máy chủ thành viên của farm làm việc độc lập và
chúng được gọi là clone (clone là máy tính được thiết kế để mô phỏng chức năng của máy
tính khác).
Cluster Pack là một nhóm các máy chủ hoạt động cùng với nhau và chia sẻ với nhau các
phần của cơ sở dữ liệu. Được gọi là pack (khối) vì sự hoạt động của các máy chủ thành
viên của pack có liên hệ chặt chẽ với nhau và chúng làm việc theo một phương thức thống
nhất để quản lý và duy trì các dịch vụ.

Nguyên lý hoạt động của một Cluster

9










Trong một cluster có nhiều nút có thể kết hợp cả nút chủ động và nút thụ động. Trong
những mô hình loại này việc quyết định một nút được cấu hình là chủ động hay thụ động

rất quan trọng. Để hiểu lý do tại sao, hãy xem xét các tình huống sau:
Nếu một nút chủ động bị sự cố và có một nút thụ động đang sẵn sàng, các ứng dụng và
dịch vụ đang chạy trên nút hỏng có thể lập tức được chuyển sang nút thụ động. Vì máy
chủ đóng vai trò nút thụ động hiện tại chưa chạy ứng dụng hay dịch vụ gì cả nên nó có thể
gánh toàn bộ công việc của máy chủ hỏng mà không ảnh hưởng gì đến các ứng dụng và
dịch vụ cung cấp cho người dùng cuối (Ngầm định rằng các các máy chủ trong cluster có
cấu trúc phần cứng giống nhau).
Nếu tất cả các máy chủ trong cluster là chủ động và có một nút bị sự cố, các ứng dụng và
dịch vụ đang chạy trên máy chủ hỏng sẽ phải chuyển sang một máy chủ khác cũng đóng
vai trò nút chủ động. Vì là nút chủ động nên bình thường máy chủ này cũng phải đảm
nhận một số ứng dụng hay dịch vụ gì đó, khi có sự cố xảy ra thì nó sẽ phải gánh thêm công
việc của máy chủ hỏng. Do vậy để đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường kể cả khi có
sự cố thì máy chủ trong cluster cần phải có cấu hình dư ra đủ để có thể gánh thêm khối
lượng công việc của máy chủ khác khi cần.
Trong cấu trúc cluster mà mỗi nút chủ động được dự phòng bởi một nút thụ động, các máy
chủ cần có cấu hình sao cho với khối lượng công việc trung bình chúng sử dụng hết
khoảng 50% CPU và dung lượng bộ nhớ.

10


4. Tìm hiểu danh sách 3 công ty kinh doanh trên nền tảng điện toán
đám mây ở Việt Nam và giới thiệu về công ty tốt nhất theo quan
điểm của nhóm về khả năng phát triển dịch vụ của công ty này.
Các công ty kinh doanh trên nền tảng điện toán đám mây ở Việt Nam
- IBM
- Microsoft
- FPT
- Viettel
Theo quan điểm của nhóm công ty FPT tốt nhất về khả năng phát triển dịch vụ này.


IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt
Nam vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là là Công ty cổ phần công nghệ và
truyền thông Việt Nam (VNTT). Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia”
tiếp bước điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong
giai đoạn phát triển thử nghiệm. Theo Ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc công ty
IBM Việt Nam: “Điện toán đám mây không còn là xu hướng mà là thực tế đang
diễn ra. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào
11


sử dụng điện toán đám mây. Từ năm 2008 đến nay, ngày càng có nhiều khách hàng
tìm đến các dịch vụ điện toán đám mây của IBM”.
Tiếp đến, điện toán đám mây ở Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu khả quan khi
khi FPT - nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong
của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp
tác phát triển "đám mây" ở châu Á. Nhận định về hợp tác này, đại diện Trend Micro
cho rằng, điện toán đám mây sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam bởi công nghệ hoàn
toàn mới sẽ giúp giới trẻ Việt Nam vốn rất năng động sẽ có thêm điều kiện sáng tạo
và phát huy tài năng của mình. Đồng thời, với tiềm năng về nhân lực, cơ sở hạ tầng
và nhất là "tính sẵn sàng" của FPT hai bên sẽ không chỉ dừng lại ở cung cấp dịch vụ
về điện toán đám mây ở Việt Nam mà sẽ vươn ra toàn cầu.
Sau cuộc ký kết đó một tuần, FPT tiếp tục hợp tác cùng "đại gia" Microsoft vào
tháng 05/2010. Tâm điểm của hợp tác này là một thỏa thuận nhằm phát triển nền
tảng điện toán đám mây dựa trên công nghệ của Microsoft. Hai bên đều cùng hướng
đến việc phát triển nền tảng cho các dịch vụ đám mây bao gồm truyền thông, hợp
tác, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ hạ tầng, nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo
khách hàng.
Với tầm nhìn và đội ngũ kỹ thuật mạnh mẻ của FPT hứa hẹn sẻ mang lại nhiều
thành công và đỗi mới cho điện toán đám mây Việt Nam.

Ở FPT đang triển khai các dịch vụ điện toán đám mây như sau:
Dịch vụ hạ tầng Iaas( Infranstructure as a Service): IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản
bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết nối mạng tới khách hàng.
Khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp
ứng nhu cầu tính toán hoặc cài đặt ứng dụng riêng cho mình. Với dịch vụ này
khách hàng làm chủ hệ điều hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng phát
triển và cài đặt. Khách hàng điển hình của dịch vụ IaaS có thể là mọi đối tượng
cần tới một máy tính và tự cài đặt ứng dụng của mình.
- Dịch vụ nền tảng PaaS (Platform as a Service) : PaaS cung cấp nền tảng điện
toán cho phép khách hàng phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán
hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng Cloud đó. Dịch vụ PaaS có thể được
cung cấp dưới dạng các hạ tầng trao đổi thông tin ứng dụng (middleware), các
nền tảng ứng dụng (application server) cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ
lập trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể được xây
dựng riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API riêng. Khách hàng
xây dựng ứng dụng và tương tác với hạ tầng ĐTĐM thông qua API đó. Ở mức
PaaS, khách hàng không quản lý nền tảng Cloud hay các tài nguyên lớp như hệ
-

12


điều hành, lưu trữ ở lớp dưới. Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính là
các nhà phát triển ứng dụng (ISV)
- Dịch vụ Phần mềm SaaS (Software as a Service) SaaS cung cấp các ứng dụng
hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu cho nhiều khách hàng với chỉ một
phiên bản cài đặt. Khách hàng lựa chọn ứng dụng phù hợp với nhu cầu và sử
dụng mà không quan tâm tới hay bỏ công sức quản lý tài nguyên tính toán bên
dưới. Dịch vụ SaaS nổi tiếng nhất phải kể đến Salesforce.com với các ứng dụng
cho doanh nghiệp mà nổi bật nhất là CRM. Các ứng dụng SaaS cho người dùng

cuối phổ biến là các ứng dụng office Online của Microsoft hay Google Docs của
Google

5. Tìm hiểu và trình bày một công ty điển hình kinh doanh trên nền
tảng điện toán đám mây trên thế giới theo quan điểm của nhóm.
Nêu những bài học về khả năng phát triển của công ty này, sử dụng
Điện toán đám mây để áp dụng tại Việt Nam.
Điện toán đám mây (Cloud computing) không còn là điều gì mới mẻ. Bắt nguồn từ
điện toán lưới (grid computing) từ những năm 80, điện toán theo nhu cầu (Utility
computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS), Oracle là nhà tiên phong trong việc triển
khai công nghệ này. Cho đến nay, điện toán đám mây đang được phát triển và cung
cấp bởi nhiều nhà cung cấp, trong đó có Amazon, Google, DataSynapse,
Salesforce cũng như các nhà cung cấp truyền thống Microsoft, IBM, HP… Đã được
rất nhiều người dùng cá nhân cho đến các công ty lớn như L’Oréal, General
Electric, Ebay, Coca-cola… chấp nhận và sử dụng.
Công ty điển hình về điện toán đám mây ở đây là Google. Với hơn 5 triện doanh
nghiệp sử dụng Google Apps
Phổ biến nhất về dịch vụ điện toán đám mây của google là dịch vụ Google Drive.
Đây là dịch vụ lưu trữ trực tuyến, cho phép người dùng truy cập dữ liệu ở bất kỳ
đâu và chia sẻ chúng với bất kỳ ai mình muốn.

13


Google Drive giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và chi sẻ dữ liệu với mọi người.
Bộ ứng dụng văn phòng trực tuyến Google Docs cũng sẽ được tích hợp vào bên
trong Google Drive, nghĩa là người dùng có thể chỉnh sửa trực tiếp các văn bản,
bảng tính và các file trình chiếu.
Một khi chia sẻ các nội dung được lưu trữ trên Google Drive với người dùng, người
dùng có thể thêm vào các bình luận, ý kiến… vào những nội dung được chia sẻ (như

file văn bản, video, hình ảnh…) rồi người dùng sẽ nhận được thông báo khi những
người khác bình luận về nội dung mà họ đã chia sẻ.
Một tính năng hữu ích khác của Google Drive đó là tính năng đánh dấu (tag) thông
minh, cho phép người dùng đánh dấu những nội dung chứa trên Google Drive.
Chẳng hạn, khi chia sẻ một hình ảnh về Hồ Gươm, lần tới, khi người dùng tìm kiếm
những nội dung liên quan đến hồ nước, hình ảnh của Hồ Gươm mà họ đã upload sẽ
được hiển thị bên cạnh những kết quả tìm kiếm khác.
14


Google Drive cũng được trang bị tính năng nhận diện hình ảnh, cho phép nhận diện
địa danh của những hình ảnh được chụp. Sau đó, khi người dùng tìm kiếm các hình
ảnh theo địa danh, những hình ảnh này sẽ được hiển thị.
Đặc biệt, Google cũng sử dụng công nghệ Nhận diện chữ viết quang học (OCR Optical Character Recognition) trên các hình ảnh được chia sẻ, cho phép Drive có
thể nhận diện được các nội dung văn bản trong hình ảnh, đặc biệt là những văn bản
scan. Điều này cho phép người dùng cho phép tìm kiếm các nội dung, từ khóa…
hiển thị ngay bên trong nội dung của ảnh chụp hay bên trong những file văn bản
được tạo ra bằng cách scan văn bản gốc.
Không chỉ có chức năng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu, Google cho biết dịch vụ Drive
của mình còn hỗ trợ mở hơn 30 định dạng tập tinh khác nhau trực tiếp ngay trong
cửa sổ trình duyệt web, bất kể máy tính của người dùng đã cài đặt các phần mềm hỗ
trợ định dạng file cần mở hay chưa. Những định dạng file được hỗ trợ có thể kể đến
như file văn bản, PDF, video, Photoshop…
Hiện tại, Google sẽ trang bị miễn phí cho người dùng 5GB dung lượng để lưu trữ dữ
liệu. Nếu muốn mở rộng hơn dung lượng lưu trữ, người dùng có thể nâng cấp lên
25GB với mức giá 2,49USD/tháng, 100GB với giá 4,99 USD/tháng hay lên đến
1TB (1.000GB) với mức giá 49,99 USD/tháng. Khi nâng cấp lên dịch vụ có trả phí,
tài khoản Gmail của người dùng cũng được nâng cấp dung lượng lưu trữ tối đa lên
25GB.


Những bài học và hướng phát triển cần có ở Việt Nam:
Ở việt nam công nghệ điện toán đám mây đang phát triển rất rầm rộ. Những bài học
rút ra từ Google:
- Không nên vội vàng tung sản phâm ra thị trường khi chưa hoàn thành và đựoc
đánh giá kỹ lưỡng.
- Vấn đề bảo mật cho sản phẩm là vô cùng quan trọng, cần được các chuyên gia
thẩm định và trải nghiệm thực tế để xem xét.
- Phát triển những điểm mạnh hạn chế những điểm yếu và mảng không phát triển
được để tránh tổn thất về kinh tế.
15


Hướng phát triển ở Việt Nam:
- Hệ thống quản lý dịch vụ trực tuyến như tìm kiếm các địa điểm cung cấp dịch vụ
ăn uống, du lịch, chụp ảnh... Hệ thống chạy trên đa trình duyệt của điện thoại
máy tính hoặc bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
- Phần mềm lưu trử dữ liệu trực tuyến, cũng giống như Google Driver.
- Ứng dụng phần mềm kế toản, quản lý doanh nghiệp, trực tuyến
- Ứng dụng công cụ lập trình, quản lý project trực tuyến.
....

16



×