Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Chuyên đề đẩy mạnh marketing tại công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.63 KB, 52 trang )

MỤC LỤC

1

1


LỜI MỞ ĐẦU
Sau nhiều năm đổi mới nền kinh tế, đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ, vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Một nền kinh tế mở và hội
nhập WTO như hiện nay cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động kinh doanh
và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Để tạo tiền đề cho cạnh tranh
thắng lợi của các doanh nghiệp, cùng lúc phải đề cập đến uy tín của doanh nghiệp, chất
lượng sản phẩm, các hình thức quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Do đó một vấn đề
đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao tổ chức các hoạt động Marketing để nâng cao
hiệu quả của doanh nghiệp. Bởi nếu không làm tốt các hoạt động Marketing thì hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn. Marketing ngày càng trở
thành một hệ thống chức năng có vị trí quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp
trên nhiều góc độ, Marketing làm cho sự lựa chọn, sự thoả mãn người tiêu dùng và
chất lượng cuộc sống tốt đa, nó giúp cho doanh nghiệp linh hoạt trong kinh doanh
bắt được thời cơ, nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm cách thoả mãn nhu cầu đó,
chiến thắng trong cạnh tranh và thu được lợi nhuận
Nhận biết được tầm quan trọng đó, trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh công ty
Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị luôn chú trọng trong việc xây dựng chiến lược
Marketing trong từng thời kì.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cùng với việc
kết hợp nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty em đã chọn đề tài “Đẩy
mạnh Marketing tại công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị’’ để làm báo cáo chuyên đề
của mình
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trần Việt Lâm đã hướng dẫn và
chỉ bảo em tận tình cùng với tập thể cán bộ công ty cổ phần Thực Phẩm Hữu Nghị đã


giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện chuyên đề này. Do thời gian hạn hẹp và
khả năng phân tích còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót, Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp, phê bình của thầy và cán bộ công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị để em có
thể hoàn thiện đề tài này. Em xin cảm ơn
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương :

2

2


Chương I : Tổng quan về công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Chương II : Thực trạng hoạt động marketing tại công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Chương III : Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing tại công ty Cổ phần thực
phẩm Hữu Nghị
Hà Nôi, ngày 10 tháng 7 năm 20014
Sinh viên : Bùi Anh Tuấn

3

3


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
1.1 Lịch sử ra đời

Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Tên viết tắt : HUUNGHIFOOD
Địa chỉ: 122 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Tel: 0436642431 - Fax : 0436642426
Website:
Email:
Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (Hữu Nghị Food) tiền thân là Nhà máy bánh
kẹo cao cấp Hữu Nghị trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc được thành lập và
chính thức hoạt động từ ngày 08/12/1997. Năm 2006, Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu
Nghị được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị.
Tháng 6 năm 2009 để phù hợp hơn vị thế trong ngành và định hướng phát triển trong
tương lai, Công ty một lần nữa được đổi tên thành Công ty cổ phần thực phẩm Hữu
Nghị. Từ tháng 3 năm 2011 Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị chính thức trở thành
thành viên chính thức của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam.
1.2 Các giai đoạn phát triển

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ nhân sự quản lý được
đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết, cùng đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề và chiến
lược kinh doanh tốt, Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị đã không ngừng lớn mạnh,
thương hiệu Hữu Nghị ngày càng trở nên thân thuộc với nhiều gia đình Việt Nam.
Nhiều nhãn sản phẩm của Hữu Nghị như bánh mì Staff, bánh trứng nướng Tipo, bánh
layer cake Salsa, bánh trung thu và Mứt Tết đã trở thành một phần không thể thiếu
trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Hiện nay, Công ty có 4 nhà máy
sản xuất với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Mạng
lưới phân phối nội địa vững mạnh với hàng trăm nhà phân phối và gần 200.000 đại lý
bán lẻ.
4

4


Đón trước xu thế hội nhập và quốc tế hóa, ngay từ năm 2009, Công ty cổ phần
Thực phẩm Hữu Nghị đã quan tâm triển khai những hoạt động quảng bá quốc tế, tham

gia các hội chợ quốc tế để mang những chiếc bánh Hữu Nghị đến gần hơn với các gia
đình trên thế giới. Đến nay, Hữu Nghị đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 10 nước trên thế
giới, trong đó có các thị trường khó tính như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản….
Kim ngạch xuất khấu đạt trên 10 triệu USD/năm và liên tục tăng trưởng qua các năm.
Vị thế của Công ty Thực phẩm Hữu Nghị ngày càng được nâng cao và khẳng định
được uy tín trên thị trường bánh kẹo thực phẩm ở trong nước và khu vực.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và người nước cả về khẩu
vị, thị hiếu, Công ty đặc biệt quan tâm đến việc cải tiến, nâng cao chất lượng và đổi
mới mẫu mã sản phẩm. Các sản phẩm bánh kẹo Hữu Nghị đều được sản xuất trên dây
chuyền hiện đại, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và các
tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001-2008, ISO 22000, HACCP,
chứng nhận Halal, FDA v.v…
Xác định con người là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp,
Ban lãnh đạo Công ty đã rất quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ
công nhân viên Công ty. Các ngày lễ tết, Công ty đều tổ chức các hoạt động tập thể tạo
không khí phấn khởi, gắn kết người lao động với công ty. Con em cán bộ công nhân
viên công ty được động viên khích lệ khi đạt các thành tích trong học tập.
Với những thành tích đạt được, ngày 07/11/2012 Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 1897/QĐ-CTN tặng thưởng: Huân chương lao
động hạng nhì cho Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị. Ngoài ra, Hữu Nghị còn đạt
được nhiều danh hiệu khác như:
- Cờ Thi đua xuất sắc do Bộ Thương Mại và Công đoàn Thương Mại và Du lịch Việt
Nam trao tặng từ năm 1999-2006.
- Huy chương vàng hội chợ EXPO từ năm 1999 - 2006, 2008.
- Danh hiệu thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009.
- Danh hiệu Doanh Nghiệp hội nhập và phát triển năm 2009.
- Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” năm 2010.
5

5



- Cúp vàng Sản phẩm tiêu biểu 1000 năm Thăng Long-Hà Nội năm 2010
- Bằng khen của Bộ Công Thương các năm 2007-2010, 2012.
- Cờ thi đua do Bộ Công Thương trao tặng năm 2011, 2013.
- Danh hiệu hàng Việt Nam Chất Lượng Cao trong các năm 2000 - 2005, 2010-2014.
- Cúp vàng Tin & Dùng do Thời Báo kinh tế Việt Nam và người tiêu dùng bình chọn
năm 2013.
1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị hoạt động trên các lĩnh vực như kinh
doanh xuất nhập khẩu, thương mại nội địa, sản xuất, dịch vụ ăn uống, giải khát và các
dịch vụ khác.
Những ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm
- Sản xuất các loại bánh kẹo (gồm các loại bánh kem xốp, bánh tipo, bánh subshine, bánh
lucky, bánh kẹp kem, bánh party cracker, kẹo suri, bim bim snack các loại đủ các vị cua,
cá, ngọt, cay...và các loại bánh kẹo khác. Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số sản phẩm
đặc thù vào dịp lễ tết như bánh nướng, bánh dẻo, mứt tết cao cấp các loại
Các sản phẩm chính:
Bánh, mứt, kẹo:
- Bánh kem xốp (kem xốp sữa, khoai môn, hương cốm, trái cây, ca cao…)
- Bánh Cracker và bánh có vị (Bánh kẹp kem, bánh mặn Party, bánh dinh dưỡng…)
- Bánh Cookies và bánh Biscuit (Vani Trứng, bánh qui bơ...)
- Bánh tươi, bánh ăn nhanh (Gato cốc, gato tam giác, bánh su kem, bánh cuộn kem dừa,
bánh mì bơ, hamburger, bánh mêhicô…)
- Thạch (Thạch trái cây, khoai môn, tổng hợp)
- Snack Bimbim (Vị Cua, Tôm, Mực, Gà, Bò, Ngô)
- Kẹo (Kẹo chanh, cam, chanh leo, đậu đỏ, hương cốm, cà phê, chuối, khoai môn ...)

6


6


- Sản xuất thực phẩm chế biến (thịt nguội, thịt hun khói, giò, chả, ruốc), đồ uống có cồn
(Rượu vang, rượu vodka, champagne) với chất lượng cao, ổn định, đạt tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng hệ thống quản lý
- Kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu phục vụ nhu cầu trong nước, thựcphẩm
chế biến đồ uống, thuốc lá, đường, bánh, mứt, kẹo... kinh doanh các dịch vụ như thịt hộp
các loại, thức ăn nhanh, dịch vụ nhà hàng, giải khát, thức ăn nhanh, dịch vụ cho thuê kho
bãi...Do hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các loại bánh kẹo, thực phẩm, đồ ăn...nên khách
hàng của công ty cũng rất rộng bao gồm cả trong nước và ngoài nước.Công ty có những
chi nhánh , đại lý lớn,cửa hàng ở khắp các tỉnh trong nước để thuận tiện đưa sản phẩm tới
người tiêu dùng.
Một số khách hàng lớn của công ty như:
+ Hà nội: siêu thị BigC, siêu thị Intimex, siêu thi Fivimax......
+ Sài gòn: siêu thị Hafaco, công ty TNHH Hiền độ....
+ Đà nẵng: công ty TNHH Linh nga - TP Đà nẵng....
2 Các đặc điểm chủ yếu của công ty sản xuất
2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

7

7


1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty
Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị


Ban kiểm soát

Ban giám đốc

Phó tổng GĐ
Kỹ thuật

Phòng
RD và
SP chiến
lược

8

Phó tổng GĐ
Kinh doanh

Phó tổng GĐ
Tổ chức hành chính dodoanf the

Phòng kĩ thuật
Phòng cơPhòng
điện quản lý bakery
Phòng makertin
Phòng
Phòng
bán tổ
hàng
chức hành

Phòng
chính
Công
nhân
nghệ
sựthông tin

Phòng
Phòng tài chính
kế hoạch kế toán
và đầu


8


2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Do đặc thù của Công ty là Công ty Cổ phần nên tổ chức bộ máy quản lý Công ty là:
-

Đại Hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan có

-

quyền quyết định cao nhất của Công ty.
Hội đồng quản trị: Gồm 3 người. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có
toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của Công ty, từ

-


những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đổng cổ đông.
Ban Giám đốc Công ty: Gồm 3 người: 1 Tổng Giám đốc và 3 Phó tổng Giám đốc
Tổng giám đốc Công ty: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu

-

trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Ban kiểm soát: Được lập ra để kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính đồng thời kiến nghị

-

biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành.
Phó tổng Giám đốc tổ chức lao động : Phụ trách các vấn đề về tổ chức tuyển dụng hay sa

-

thải, quản lý lao động làm việc t rong Công ty.
Phó Giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm quản lý việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Phó Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách công tác kỹ thuật sản xuất, công nghệ và sản xuất và
xuất khẩu của Công ty.
Công ty có 10 phòng ban chức năng:
Phòng tài chính kế toán: Trực tiếp điều hành mọi hoạt động kế toán tài chính
trong Công ty theo đúng chế độ mà Nhà nước quy định, hoạch định quá trình sản
xuất kinh doanh của Công ty từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Ghi chép tính
toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ về tình hình tài sản hoạt
động của tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quản lý về
mặt tài chính của Công ty, tính toán trích nộp đầy đủ đúng thời hạn các khoản phải
nộp Ngân sách Nhà nước và trích lập các quỹ của Công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách các vấn đề về nhân lực trong Công ty, trả lương

cán bộ công nhân viên, đảm bảo các tiêu chuẩn chế độ cho cán bộ công nhân viên như :
BHXH, BHYT, trợ cấp,tuyển dụng.....
Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài
hạn về vật tư, sản phẩm. Nghiên cứu vè các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào, bao bì đóng
gói....

9

9


Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm quản lý các vấn đề về kỹ thuật sản xuất. Các quy trình
được thực hiện theo đúng kĩ thuật, đúng tiêu chuẩn và đúng chất lượng sản phẩm.
Phòng cơ điện: Phụ trách về các vấn đề liên quan đến điện, máy móc, thiết bị
văn phòng, đảm bảo cho Công ty hoạt động liên tục và không bị gián đoạn.,tư
vấn cho ban giám đốc nhập khảu thiết bị điện năng... giảm chi phí trong công ty.
Phòng Markêting: Chịu trách nhiệm về sản phẩm và đưa sản phẩm ra thị
trường.phân phối sản phẩm theo các kênh đã có, nắm bắt giá cả...thiết kế quảng
cáo, tiếp thị, khuyến mãi sản phẩm của công ty.
Nhận xét : Công ty được tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Ban
giám đốc Công ty trực tiếp quản lý bằng cách ra quyết định xuống các phân xưởng và
quản đốc mỗi phân xưởng lại quản lý xuống các lao động phía dưới. Công ty có 7
phòng ban theo các chức năng khác nhau nhưng các phòng ban này không trực tiếp ra
quyết định xuống các phân xưởng mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho người
lãnh đạo cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết định thuộc
phạm vi chuyên môn của mình đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra sự hoạt động thuộc
lĩnh vực chuyên môn của các phân xưởng. Cơ cấu này có ưu điểm là đạt được tính
thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết định quản lý, giảm bớt
được gánh nặng cho người quản lý các cấp, có thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng
người. Thực tế, cơ cấu tổ chức của Công ty không hề bị chồng chéo, dưới sự chỉ đạo

thống nhất từ ban lãnh đạo Công ty, mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng
của mình và thực hiện được đầy đủ các mục tiêu của Công ty đề ra, không có bộ phận
nào chỉ huy hay thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận khác tránh được sự chồng chéo
trong khâu tổ chức và chỉ đạo sản xuất. Cơ cấu này là phù hợp với sự phát triển lâu
dài của công ty
2.2 Đặc điểm về đội ngũ lao động
2.2.1 Sự thay đổi về số lượng đội ngũ lao động

Đặc điểm lao động. Hiện nay tính đến cuối năm 2013 riêng lao động tại công ty chưa
tính đến các chi nhánh khác là 4153 người trong đó lao động nữ chiếm gần 69 % tổng
số lao động còn lại 31 % là lao động nam. Trong đó lao động thường xuyên là 1379
người, lao động thời vụ là 2773 người. Trong giai đoạn từ 2009 đến nay trung bình cứ
mỗi năm số lượng nhân công tang thêm 5% so với năm ngoái. Đội ngũ nhân công lao
động được trẻ hóa, độ tuổi trung bình dao dộng từ 18 đến 45 tuổi.
2.2.2 Sự thay đổi về chất lượng lao động
10

10


Chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị ngày
càng được nâng cao, ngoài các vị trí quản lý, điều hành đều có bằng đại học, bằng
thạc sĩ trở lên thì đội ngũ nhân công sản xuất 100% đều tốt nghiệp trung học phổ
thông trở lên.
Tại Hữu Nghị, tất cả các công nhân mới được tuyển dụng đều phải qua một khóa
huấn luyện về quy trình sản xuất, quy trình đảm bảo chất lượng, đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm trước khi tham gia vào dây chuyển sản xuất chính thức. Hàng năm
Hữu Nghị đều có các lớp học nâng cao và tổ chức thi tay nghề, nâng ngạch/bậc cho
đội ngũ công nhân kỹ thuật. Các kỹ sư công nghệ cũng được cử đi học các khóa ngắn
hạn để cập nhật công nghệ mới….

2.3 Đặc điểm về tình hình tài chính
2.3.1 Sự thay đổi về quy mô cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Bảng 1 : Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Đơn vị : tỷ đồng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Triệu

Tỷ lệ

Triệu

Tỷ lệ

Triệu

Tỷ lệ

đồng

%

đồng

%


đồng

%

Vốn lưu động

73739

36.1

77805

37.9

83350

39

Vốn cố định

124455

63.9

127484

62.1

130370


61

Tổng số

198194

100

205289

100

213720

100

Chủ sở hữu

99736

50.6

102488

50.1

111130

52.0


Vay ngân hàng

20718

10.5

22872

11.1

25646

12

Vay nguồn khác

77746

38.9

79929

38.8

76934

36

Tổng số


198194

100

205289

100

213720

100

Chỉ tiêu
I. Theo cơ cấu

II. Theo nguồn vốn

Nguồn : Phòng Tài vụ công ty CP thực phẩm Hữu Nghị

2.3.2 Đánh giá tình hình tài chính công ty
11

11


Trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty thực phẩm Hữu Nghị, tỷ lệ vốn lưu động có
xu hướng gia tăng. Năm 2011 vốn lưu động là 72735 triệu đồng, chiếm 36.1% tổng
vốn, năm 2012 là 77805 triệu đồng (tăng 5070 triệu đồng so với năm 2011) và
chiếm 37.9% tổng vốn. Năm 2013 vốn lưu động là 83350 triệu đồng (tăng 5500 triệu

đồng so với năm 2012 ) và chiếm 39% tổng vốn (tăng thêm 1.1% so với năm 2011).
Sự gia tăng tỷ lệ vốn lưu động trong tổng số vốn là dấu hiệu tích cực trong tình
hình tài chính của Công ty. Trong thời gian qua Công ty đã có nhiều biện pháp sử
dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi, vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ
trọng tương đối lớn (21,38 % vốn lưu động). Chính vì vậy việc tổ chức quản lý và sử
dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty
nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Bên cạnh đó, Công ty cũng tổ chức tốt
việc quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho và tổ chức tốt việc tiêu thụ
nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.Theo nguồn hình thành vốn, vốn
chủ sở hữu vẫn chiếm trên 52 % tổng số vốn và nguồn vốn này đều tăng qua các
năm. Nguồn vốn vay ngân hàng có nhiều biến động do trong hai năm 2011 và 2012
có nhiều thay đổi trong chính sách lãi suất của ngân hàng và lạm phát trên thị trường.
2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất

2.4.1 Thực trạng công nghệ máy móc thiết bị
Giá trị tài sản chính của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2013 như sau
Bảng 2: Bảng kê danh mục tài sản chính của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
(tính đến thời điểm 31/12/2013)
STT

12

Tên tài sản

Nguyên giá

Khấu hao lũy
kế

Giá trị còn

lại

A

Tài sản hữu hình

1

Nhà xưởng, vật kiến trúc

29.084

19.55

9.7

2

Máy móc thiết bị

169.01

103.47

55.54

3

Phương tiện vận tải


8.38

6.9

1.68

4

Thiết bị, dụng cụ quản lý

0.68

0.87

0.11

B

Tài sản vô hình

0.18

0.2

0.08

Tổng cộng

207.334


130.99

67.11

12


Bảng 3 Thực trạng công nghệ máy móc thiết bị
STT

Năng lực
sản xuất (
kg/h)

Tên thiết bị

Nước sản xuất

Năm

1
2

Máy gói kẹo cứng

Italya

1997

500


Máy gói kẹo mềm xoắn ốc

Đức

1999

200

3

Máy gói kẹo mềm gối góc

Đài loan

1995

1000

4

Dây chuyền sản xuất keo Jelly đổ khung Australya

1997

2000

5

Dây chuyền sản xuất keo Jelly đổ cốc


Indonesia

1997

1000

6

Dây chuyền sản xuất kẹo Caramel béo

Đức

1999

200

7

Dây chuyền sản xuất kẹo Chew

Đức

2000-2005

2000

8

Dây chuyền sản xuất bánh quy bơ


Đan Mạch

1993

450

9

Dây chuyền phủ Socola

Đan Mạch

1994

200

10

Dây chuyền sản xuất bánh cracker

Ý

1998

280

11

Dây chuyền đóng gói bánh


Nhật

1994

200

12

Dây chuyền sản xuất kem xốp

Malaysia

2000

190

13

Dây chuyền sản xuất bánh xốp cuộn

Malaysia

2006

300

14

Dây chuyền sản xuất snack


Trung Quốc

2008

100

Nguồn : Phòng kĩ thuật & phát triển

Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị luôn quan tâm chú trọng đầu tư máy
móc trang thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất lao động và cải tiến chất
lượng sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Trong giai đoạn 2003 -2008,
Công ty nhập một số dây chuyền sản xuất bánh kẹo thuộc loại hiện đại nhất
khu vực Châu Á -Thái Bình Dương như 2 dây chuyền sản xuất kẹo Chew của
Đức với nguyên giá là 2,5 triệu Euro, có thể sản xuất 22 tấn sản phẩm/ngày; 1
dây chuyền sản xuất Snack của Trung Quốc, nguyên giá 110 nghìn USD, có
thể sản xuất 1,2 tấn sản phẩm/ngày; 1 dây chuyền sản xuất bánh mềm của Đức,
nguyên giá 2.2 triệu Euro, có công suất 2.5 tấn sản phẩm/ngày;
1 dây chuyền sản xuất bánh xốp cuộn của Malaysia, nguyên giá là 150 nghìn
USD

13

13


có công suất là 3 tấn sản phẩm/ngày, 1 dây chuyền sản xuất kẹo cây trị giá 0,4 triệu
USD do Đài Loan sản xuất, công suất 1 tấn/ngày, 1 dây chuyền sản xuất kẹo cứng nhân
của Trung Quốc, Ba Lan, Đức công suất 10 tấn/ngày, trị giá 0,5 triệu USD
2.4.2 Thực trạng nhà xưởng, kho tàng

Bảng 4 : Danh sách văn phòng và chi nhánh

Stt

1
2
3
4

Đất đai, nhà xưởng
Văn phòng công ty và

Vị trí

Diện
tích

Năm cấp
quyền sử
dụng đất

Số 122, Định Công, quận
Hoàng Mai, Hà Nội

25.112 m²

1962

Cụm CN Quang Trung – TP
Quy Nhơn


220 m²

2003

Miền Nam

154 Trần Não, phường Bình An,
quận 2 TP Hồ Chính Minh

2.883 m²

2004

Văn Phòng đại diện tại
các tỉnh

Tất cả các tỉnh thành trong nước
đều có VP đại diện của Hữu Nghị

các XN tại Hà Nội
Văn phòng chi nhánh
Miền Trung
Văn phòng chi nhánh

Nguồn : Phòng kế hoạch – Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị
Với quy mô và năng lực sản xuất ngày càng mở rộng, công ty CP thực phẩm Hữu Nghị
đã luôn mở quy mô, sức chứa của các nhà xưởng để đảm bảo nơi để tốt nhất cho các sản
phẩm, đồng thời thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh trên 63 tỉnh thành trên cả
nước nhằm phân phối sản phẩm của mình tới tận tay người tiêu dung và nâng cao năng

lực cạnh tranh với các đối thủ khác.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong gia đoạn 2009 – 2013
1.1 Kết quả về cung cấp sản phẩm dịch vụ
Về hoạt động cup cấp sản phẩm dịch vụ, sản lượng, doanh thu của các dòng sản phẩm
tăng trưởng theo từng năm. Được thể hiện qua bảng sau .

Bảng 5 Doanh thu các nhóm sản phẩm qua các năm
14

14


Năm 2011

Các
dòng sản
phẩm

Kẹo

Sản

Năm 2012

Doanh

Tỉ

Sản


Doanh

Năm 2013
Tỉ

Sản

Doanh

Tỉ

lượng thu (tỷ trọng

lượng

thu (tỷ trọng lượng thu (tỷ trọng

(tấn)

đồng)

(%)

(tấn)

đồng)

(%)

(tấn)


đồng)

(%)

2.792

60.8

18.1

3175

75.7

22.8

2355

83.2

20.9

1.569

43.4

8.8

2024


53.8

11.7

1785

42.3

11.4

1.254

49.6

12.6

2305

43.6

14.0

2257

68.2

18.7

1.690


39.2

11.5

1683

40.7

11.4

1913

43

11.6

1.094

36.9

5.8

918

22.2

6.2

1235


29.5

7.7

4.572

135.8

30.9

4385

116.5

32.6

4976

112.4

33

mềm
các loại
Kẹo
cứng
các loại
Bánh
quy

craker
Bánh
kem xốp

Kẹo
Jelly
Kẹo
Chew
SP

286

14.7

4.3

300

7.6

2.04

296

6.3

14350

290.8


1.7

khác
Tổng

15.754

331.3

100

16.723

421.5

100

100

cộng

Doanh thu của Hữu Nghị chủ yếu từ dòng sản phẩm kẹo chew (chiếm 30,9% tổng
doanh thu), sản lượng tiêu thụ của kẹo chew gối và chew nhân đạt 4.387 tấn, doanh thu
tăng từ 30% năm 2011 lên 30.9% năm 2013. Xét về dòng kẹo chew Công ty CP Hữu
Nghị giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín và thương hiệu trên thị trường. Sản phẩm kẹo
chew có mười hai hương vị: nhân dâu, nhân khoai môn, nhân sôcôla, nhân cam….với
15

15



công suất 20 tấn/ngày. Kẹo Jelly : Là dòng sản phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất,
từ 5,8% năm 2011 đến 6% năm 2013, kẹo jelly đem lại cho Hữu Nghị 28,6 tỷ đồng
doanh thu (tăng 22,8% so với năm 2011) và 1,3 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 8% so với năm
2011).Trong năm 2012, kẹo Jelly Chip Hữu Nghị đã được tiêu thụ với khối lượng 856,8
tấn.
Bánh kem xốp (10,9%), : Sản phẩm bánh kem xốp và bánh xốp cuộn được sản xuất
trên 2 dây chuyền của Malaysia công suất 5.8 tấn/ngày và 3.2 tấn/ngày. Sản phẩm của
Hữu Nghị vẫn có ưu thế về giá cả, chất lượng cũng không thua kém các sản phẩm cạnh
tranh khác từ các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Châu,
Wonderfarm và hàng nhập khẩu. Doanh thu từ bánh kem xốp đạt 36,1 tỷ đồngtrong
năm 2011 tăng 5,2 tỷ đồng. Về tỷ trọng, dòng sản phẩm này chiếm 10,9%, tăng từ 9%
năm 2010. Sản lượng tiêu thụ đạt mục tiêu chất lượng đề ra.Doanh thu từ dòng sản phẩm
kẹo mềm chiếm 25,6% tổng doanh thu.
Bánh Trung thu của Hữu Nghị gần đây được đổi mới về mẫu mã sản phẩm đẹp, sang
trọng không thua kém các doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu khác. Hiện nay,
bánh Trung thu Hữu Nghị cạnh tranh rất mạnh với bánh trung thu của Hải Hà và
Bibica, đặc biệt là trên thị trường miền Bắc. Tuy nhiên tỷ trọng của bánh Trung thu trên
tổng doanh thu chưa cao do tính chất mùa vụ của sản phẩm. Bánh qui & crakers Hữu
Nghị hiện nay chỉ chiếm 11% trong tổng doanh thu. kẹo cứng chiếm 9.75% tổng doanh
thu. Năm 2011 có nhiều biến động ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty: vào cuối quý 2 lạm phát tăng cao làm cho các chi phí đầu vào tăng bình quân
23%, tiếp sau là tình hình suy thoái kinh tế trên toàn cầu, sức mua trong và ngoài
nước giảm mạnh. Tuy nhiên Công ty cũng đạt được một số kết quả: doanh thu thuần
năm 2012 đạt 635,4 tỷ bằng 84.3 % so với kế hoạch, tăng 22 % so với năm 2011; lợi
nhuận sau thuế đạt 19.8 tỷ bằng 48,3 % so với kế hoạch , bằng 79,3% so với năm 2010
Công ty chủ động cắt giảm các nhóm hàng có hiệu thấp như snack, bột giải khát, các
loại bánh kẹo giá rẻ và tập trung toàn bộ nhân lực cho khâu tiêu thụ dòng sản phẩm
bánh mềm cao cấp phủ socola Longpie và bánh mì công nghiệp nhằm nâng cao doanh
số cũng như thương hiệu Hữu Nghị


3.2 Kết quả về mở rộng thị trường
16

16


Miền Bắc luôn tiêu thụ khoảng 69-81% khối lượng hàng của Công ty, trong khi
Miền Trung và Miền Nam chỉ dừng lại ở mức 19 %. Trên cơ sở tập trung vào thị
trường Miền Bắc nên Công ty đã phát triển một hệ thống mạng lưới đại lý rộng khắp
tại thị trường Miền Bắc. Tại Miền Nam Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị đã thành lập
văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh với chức năng là Văn phòng chính của Công ty.
Dưới đây là bảng phân bố doanh thu, sản lượng tiêu thụ của ba khu vực trên cả nước
Bảng 6: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Hữu Nghị Food
Khu vực

2010

2011

2012

2013

Doanh

Tỷ

Doanh


Tỷ

Doanh

Tỷ

Doanh

Tỷ

thu

trọng

thu

trọng

thu

trọng

thu

trọng

(triệu

(%)


(triệu

(%)

(triệu

(%)

(triệu

(%)

đồng)

đồng)

đồng)

đồng)

Miền Bắc

247.542 75.8

267.126 71.1

362.524 72.4

305.126 72.6


Miền Trung

45.767

11.1

66.148

16.6

62.668

14.5

59.533

14.1

Miền Nam

46.211

13.1

58.782

14.3

53.782


13.2

47.563

12.3

Tổng

339.520 100

392.056 100

478.974 100

412.222 100

Nguồn : Phòng tài vụ
Sản lượng tiêu thụ từ 2010 đến 2012 tăng khá mạnh, tuy nhiên sang năm 2013 có phần
bị chững lại, nguyên nhân là do sự khó khăn của nền kinh tế khiến sức mua của người
tiêu dung giảm mạnh, tiết kiệm chi tiêu, trong khi chiến lược của công ty trong giai đoạn
suy thoái này cũng cắt giảm bớt khả năng sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí và phù hợp
với sức mua của người tiêu dung
-

Về hệ thống kênh phân phối

Mạng lưới phân phối bán hàng của Công ty chủ yếu qua 3 kênh chính: hệ thống đại
lý, hệ thống các siêu thị và chuỗi cửa hàng của công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị.
Công ty duy trì một trụ sở tại Hà Nội và 2 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng. Đây là những đầu mối phân phối sản phẩm tới các đại lý cấp I của mỗi khu vực.

-

Hệ thống đại lý: Công ty hiện duy trì một hệ thống hơn 100 đại lý và nhà phân phối
từ đó chuyển xuống các cửa hàng bán lẻ. Mức tiêu thụ của các đại lý này khá đồng

-

đều, chiếm trên 90% tổng số lượng sản phẩm được phân phối trên thị trường.
Hệ thống siêu thị: chủ yếu tập trung tại những thành phố lớn, đặc biệt là thị trường
các tỉnh phía Bắc, địa bàn hoạt động chính của Công ty, và tại Thành phố Hồ Chí

17

17


Minh.
Hệ thống bán lẻ: Công ty hiện có dự án phát triển hệ thống bán lẻ, đầu tư đội ngũ

-

nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng nhằm tới gần hơn và bảo đảm quyền lợi của
người tiêu dùng.
Công tác tiêu thụ sản phẩm

-

Công tác quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng được công ty tiếp tục đẩy
mạnh. Bên cạnh đó, các hoạt động tiếp thị của Công ty được duy trì nhất quán với
mục tiêu vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa giữ được hình ảnh Công ty. Hàng năm, Công

ty áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi trong các kỳ hội chợ và các dịp lễ, Tết như
Trung Thu, Quốc tế Thiếu nhi....Công ty duy trì hệ thống đại lý cấp I với một mức chiết
khấu cạnh tranh. Mức chiết khấu này được thay đổi tuỳ theo năng lực bán hàng của
từng đại lý. Với các chính sách như vậy, Công ty rất dễ dàng mở rộng hệ thống đại lý
và phân phối của mình.
3.3 Kết quả về doanh thu và lợi nhuận
Bảng 7 Báo cáo kết quả HĐSXKD giai đoạn 2011-2013 – ĐVT: tỷ đồng
Năm
2012
588.89

Năm
2013
562.38

3.80

3.77

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV 341.25

416.01

438.60

4. Giá vốn hàng bán

289.83

348.65


283.76

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV

61.42

67.4

74.84

6. Doanh thu hoạt động tài chính

1.13

0.70

1.34

7. Chi phí tài chính

2.56

4.63

1.99

Trong đó : Chi phí lãi vay

2.60


3.18

3.06

8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

20.42
18.57

23.43
21.16

26.93
31.60

10. Lợi nhuận thuần (lỗ) từ HĐKD

23.11

19.88

25.66

11. Thu nhập khác

3.07

4.61


2.20

12. Chi phí khác

1.58

2.39

1.86

13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

1.49
25.09

2.28
25.38

2.10
28.10

Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

18

Năm

2011
564.28
5.02

18


15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

3.37

3.23

3.93

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

0.67

(0.14)

0.12

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

25.15

25.95

24.16


Bảng 8 – Tốc độ tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng (%)

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

14764

14895

11/10
15650
4%

12/11
0.9%

13/12
0.55%


341.25

416.01

458.6

5%

22%

10.2%

31.41

67.39

0
74.84

18%

16%

11%

Lợi nhuận sau thuế 25.15

25.95


24.16

37.6%

4.5%

8.2%

Chỉ tiêu
Sản lượng (tấn)
Doanh thu thuần
Lãi gộp

(tỷ đồng)
Nguồn : Phòng tài vụ - công ty CP thực phẩm Hữu Nghị
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy : Doanh thu thuần cả năm 2011 của
Công ty đạt 341,2 tỷ đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2010. Trong khi đó doanh
thu thuần năm 2012 của công ty đạt 416.01 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2011.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm doanh thu thuần năm 2011 là vì công ty đã
thực hiện cơ cấu lại danh mục sản phẩm, chú trọng những sản phẩm có lãi như kẹo
Chew, kẹo Jelly, bánh kem xốp và giảm bớt những sản phẩm ít có lãi và bị cạnh
tranh cao như bánh qui & cracker, kẹo cứng và một số loại kẹo mềm Tổng doanh thu
năm 2011 đạt 117,03% so với kế hoạch (564 tỷ đồng); so với năm 2012 tổng doanh
thu của Công ty tăng lên 588.89 tỉ đồng), trong đó chủ yếu tăng từ hoạt động doanh
thu bán hàng (tăng 121,91%, tương ứng tăng 74,76 tỷ đồng). Trong năm 20012, mặc
dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, thị trường chứng
khoán giảm điểm liên tục do vậy những dự án lớn của Công ty cần một số lượng vốn
lớn phải tạm hoãn. Đứng trước những khó khăn đó công ty chỉ đầu tư chiều sâu
nhằm nâng cao năng suất và cải tạo chất lượng sản phẩm .Bên cạnh đó, công ty chủ
trương thay đổi tỷ trọng các mặt hàng có lợi nhuận thấp bằng các mặt hàng có lợi

nhuận cao hơn.Năm 2013, Công ty đạt 458,6 tỷ đồng doanh thu, tăng 10,2 tỷ đồng so
19

19


với năm 2011 trong đó chủ yếu tăng từ hoạt động doanh thu bán hàng (tăng 137%
%). Như vậy, với kết quả kinh doanh đã đạt được trong năm 2013, Hữu Nghị đã
hoàn thành 102% kế hoạch doanh thu và 117% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
3.4 Kết quả nộp ngân sách và thu nhập bình quân người lao động
- Với việc tăng quy mô sản xuất cũng như mở rộng thị trường, công ty CP thực
phẩm Hữu Nghị nộp ngân sách mỗi năm hàng tỉ đồng. cụ thể năm 2011 nộp thuế
TNDN là 3.37 tỉ đồng vào ngân sách, thuế TNDN được hoãn lại là 0.67 tỉ đồng, năm
2012 nộp 3.23 tỉ đồng, tình hình nộp ngân sách có sụt giảm do ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế, lợi nhuận trước thuế có sụt giảm, nhưng sang tới năm 2013 số tiền nộp
ngân sách là 3.93 tỉ đồng, với số thuế TNDN được hoãn lại là 0.12 tỉ.
- Thu nhập bình quân đầu người
Bảng 9 :Thống kê mức thu nhập và thưởng bình quân 2011-2013
Các chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013

Lao động bình quân

1346

1388


1356

Quỹ lương thưởng thực hiện

19,8 tỷ

21.85 tỷ

22.4 tỷ

Bình quân thu nhập

3.5 triệu

4 triệu

4.2 triệu

(đồng/người/tháng)
Nguồn : Phòng tài vụ
Từ báng số liệu trên cho thấy quỹ lương thưởng thực hiện của Công ty tăng
liên tục qua các năm 2011 -2013. Trong đó năm 2011, Cty đạt doanh thu 432 tỷ
đồng (tăng 21% so với năm 2010), quỹ lương là 19.8 tỷ đồng, thu nhập bình quân
người lao động 3.5 triệu đồng/tháng Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do suy thoái
kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo đời sống cho người lao động
với tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh cũng như lương bình quân hàng tháng
của cán bộ công nhân viên đều trên 11%. Là một trong những đơn vị hàng đầu của
ngành bánh kẹo Việt Nam, Hữu Nghị đã phát triển được 8 xí nghiệp thành viên với
trên 1300 cán bộ công nhân viên tại Hà Nội và các tỉnh khác. Hàng trăm loại thực

20

20


phẩm, bánh kẹo thơm ngon đậm hương vị trái cây nhiệt đới, ngày càng được người
tiêu dùng ưa chuộng. Có được những kết quả khả quan này một phần đáng kể do
phương châm hoạt động xuyên suốt của công ty là : "Con người là vốn quý nhất,
vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp". Quan tâm thực hiện
tốt công tác bảo hộ lao động cũng chính là sự thể hiện quan điểm đầy đủ về sản
xuất, đảm bảo sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao

21

21


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing
1.1 Các nhân tố bên ngoài

Hoạt động Marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của nhiều
nhân tố, các nhân tố đó hình thành môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp. Môi
trường được tiếp cận dưới góc độ Marketing là môi trường Marketing.
Môi trường Marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc ra
các quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp đến khả năng thiết lập
hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.Những thay đổi của môi
trường Marketing ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Bao gồm cả

ảnh hưởng tốt và xấu tới kinh doanh. Môi trường không chỉ có những thay đổi, những
diễn biến từ từ và dễ dàng phát hiện và dự báo mà nó cũng luôn tiềm ẩn những biến
động khôn lường, thậm chí những cú sốc.
Như vậy, môi trường Marketing tạo ra cả những cơ hội thuận lợi và cả những sức
ép, sự đe dọa cho tất cả các nhà kinh doanh. Điều căn bản là họ phải sử dụng các công
cụ nghiên cứu Marketing, các hệ thống Marketing để theo dõi, nắm bắt và xử lý nhạy
bén các quyết định Marketing nhằm thích ứng với những thay đổi từ phía môi trường.
Môi trường Marketing là tập hợp của môi trường Marketing vi mô và môi trường
Marketing vĩ mô. Môi trường Marketing vi mô bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ
đến doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp khi phục vụ
khách hàng. Đó là các nhân tố nội tại của công ty, các kênh Marketing, thị trường
khách hàng, người cạnh tranh, người cung cấp, các tổ chức trung gian,… các nhân tố
này tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng có ảnh
hưởng nhất định tới những yếu tố này.Môi trường Marketing vĩ mô bao gồm các yếu
tố, các lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới
toàn bộ môi trường Marketing vi mô và tới các quyết định Marketing của doanh
nghiệp. Môi trường Marketing vĩ mô tập hợp tất cả các yếu tố mà doanh nghiệp
22

22


không thể kiểm soát và thay đổi được đây chính là nguồn gốc nảy sinh các cơ hội và
rủi ro cho doanh nghiệp. Những yếu tố đó là những yếu tố thuộc về nhân khẩu học,
kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, chính trị pháp luật, đạo đức và văn hóa xã hội,

1.2 Các nhân tố bên trong

Nếu như môi trường marketing có ảnh hưởng sâu rộng tới hoạt động marketing,
và nó đại diện cho yếu tố bên ngoài thì các yếu tố nội tại của bản thân mỗi doanh

nghiệp cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động marketing. Có thể kể tới một số
các yếu tố sau đây
-

Quy mô của chiến lược marketing: Mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty đều có kế hoạch
cũng như phần chi phí dành cho hoạt động marketing, các chiến dịch quảng bá cho
sản phẩm, dịch vụ đều có chi phí khá lớn, do vậy việc xác định phần chi phí để thực
hiện quảng bá cho sản phẩm của mình của mỗi doanh nghiệp là điều hết sức quan
trọng.

-

Chiến lược marketing : Có thể nói chiến lược là điều vô cùng quan trọng và nó có
ảnh hưởng nhất tới việc đưa thương hiệu, tên tuổi của doanh nghiệp tới người tiêu
dung, một chiến lược xuất sắc, tiếp cận được thị hiếu cũng như đánh vào được tâm lý
người tiêu dung, có sức lan tỏa rộng rãi được coi là thành công lớn cho mỗi chiến
lược marketing của công ty.

-

Chất lượng thương hiệu: Chất lượng là một trong những công cụ định vị chủ
yếu của nhà làm marketing. Có 4 mức chất lượng: thấp, trung bình, cao và hảo
hạng. Mức lời tăng theo mức chất lượng của sản phẩm. Công ty nên nhắm vào
chất lượng cao. Chất lượng hảo hạng chỉ làm mức lời tăng nhẹ chút ít mà chi phí
lại lớn

-

Tên hiệu cho sản phẩm mới: Các công ty có thể sử dụng một tên hiệu đã thành
công để tung ra những sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến.


-

Các quyết định về giá Mặc dù vai trò của những yếu tố phi giá cả đã tăng lên trong
quá trình marketing hiện đại, giá cả vẫn là một yếu tố cực kỳ quan trọng và là một

23

23


thách thức đặc biệt trên những thị trường có sự cạnh tranh độc quyền hay tập đoàn
độc quyền.Giá cả là một yếu tố trong marketing mix tạo ra thu nhập, trong khi các
yếu tố còn lại tạo ra giá thành. So với các yếu tố khác như đặc tính sản phẩm, kênh
phân phối hay truyền thông, giá là thành phần dễ thay đổi nhất trong một chương
trình marketing. Giá cả của sản phẩm có liên quan trực tiếp
-

Kênh phân phối : Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản
phẩm mới là thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh

-

nghiệp tung sản phẩm ra thị trường.
Mạng lưới bán hàng : là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác nhau
có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến các
khách hàng một cách thành công. Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng hoá mới
của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây: Phù hợp với tính chất
của sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm
mua sản phẩm một cách dễ dàng. Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh.

Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập mối quan

-

hệ bền vững với các trung gian.
Quảng cáo : Được xem là công cụ xúc tiến hiệu quả, có vai trò thông tin và thuyết
phục người tiêu dùng. Quảng cáo thông tin cho thị trường về các sản phẩm mới, gợi ý
về công dụng mới của sản phẩm, thông báo về các hình thức khuyến mại. Quảng cáo
thuyết phục người tiêu dùng thay đổi nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Một
chương trình quảng cáo hiệu quả thường được xây dựng qua 5 bước: xác định mục
tiêu quảng cáo, xác định ngân sách quảng cáo, quyết định thông điệp, lựa chọn
phương tiện và đánh giá hiệu quả quảng cáo.
2. Phân tích thực trạng hoạt động marketing

2.1 Thực trạng các hoạt động về sản phẩm
Với việc xác định tầm nhìn “ Sứ mệnh của Hữu Nghị đối với người tiêu dùng là
tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng,
thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống. Chúng tôi cung cấp các thực phẩm an
toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi người để luôn giữ vị
trí tiên phong trên thị trường thực phẩm’’ Hiện tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị
cho sản xuất rất nhiều các sản phẩm đa dạng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người
tiêu dùng, cụ thể như sau.
24

24


Hiện tại Hữu Nghị có 9 ngành hàng, 25 nhãn hàng và khoảng 140 SP đã phát triển và
có mặt trên thị trường. Trong số đó có các ngành hàng chủ lực là Cakes, Cookies,
Cracker và các nhãn hàng chủ lực là AFC, COSI, SOLITE, IDO. Đây là nhóm sản

phẩm đóng góp chủ yếu vào doanh thu của Công ty, ngoài ra các nhóm sản phẩm
thời vụ như Moon Cake cho Tết Trung Thu, Korento, Story và một số sản phẩm cho
Tết Nguyên Đán cũng đang phát triển rất tốt đóng góp nhiều vào doanh thu của công
ty.
-

Làm nổi bật sản phẩm cao cấp
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, Hữu Nghị Food quyết định chuyển
dịch cơ cấu sản phẩm sang các phân khúc có mức lợi nhuận cao hơn với các sản
mphẩm cao cấp trong nhóm sản phẩm Tết và bánh Trung thu. Các sản phẩm bánh Tết
trung thu Hữu Nghị luôn được cải tiến mẫu mã bao bì để trở thành món quà biếu
sang trọng. Hay sản phẩm bánh Trung thu như Trăng vàng có nhân bánh được làm từ
những thực phẩm quý như Tổ yến, vi cá, bào ngư, hải sâm…và được đựng trong
những hộp gỗ cao cấp hoa văn tinh xảo đáp ứng được nhu cầu biếu tặng của người
dân.

-

Nhãn hiệu và bao bì của sản phẩm
Hữu Nghị Food biết rằng bao bì và nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng trong
chiến luợc sản phẩm của mình. Vì vậy, công ty rất chú trọng vào khâu thiết kế
bao bì. Bao bì các sản phẩm của công ty CP thực phẩm Hữu Nghị được thiết kế
theo tiêu chuẩn về bao bì và nhãn mác hàng hóa quy định trong nghị định
89/2006/ND-CP về ghi nhãn đối với các sản phẩm bánh kẹo. Trên bao bì có đầy
đủ thông tin: tên công ty sản xuất, địa chỉ, định lượng hàng hoá, thành phần nguyên
liệu, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản…Ngoài
ra, Hữu Nghị Food xác định bao bì là công cụ quan trọng tạo nên sự khác biệt nên
phải được thiết kế phù hợp với thị hiếu của khách hàng, tức là thỏa mãn 7 chức năng
chính của bao bì là Bảo vệ, duy trì, mang vác, cân đối, xúc tiến, sẵn sàng và giới
thiệu.


-

25

Phát triển các danh mục sản phẩm

25


×