Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ 2 – BÀI KIỂM TRA MÔN NGOẠI 1 TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.54 KB, 6 trang )

ĐỀ 2 – BÀI KIỂM TRA MÔN NGOẠI 1 TIẾT

1. Định nghĩa tắc ruột
a.

Là sự ngưng trệ lưu thông phía dưới của các chất trong lòng ruột

b.

Là sự ngưng trệ lưu thông phía trên của các chất trong lòng ruột

c.

Là sự ngưng trệ lưu thông từ trên xuống dưới của các chất trong lòng ruột

d.

Tất cả đều sai

2. Tắc ruột cơ học
a.

Do ruột không co bóp được do liệt ruột

b.

Thường gặp trong viêm phúc mạc, liệt ruột sau mổ, nguyên nhân thần kinh

c.

Lòng ruột bị bít tắc lại



d.

Tất cả đều sai

3. Nguyên nhân gây tắc ruột cơ học do vật chướng ngại
Hòn sỏi mật, u bã đồ ăn

a.

b. Ung thư đại tràng

c. Lao hồi manh

tràng d. Do dính
4. Triệu chứng đau do nghẽn của tắc ruột cơ học
a.

Đau dữ dội ngay từ đầu và liên tục

b.

Đau từng cơn dữ dội, càng về sau khoảng cách giữa các cơn ngắn lại và thời gian cơn đau
dài ra

c.

Đau âm ỉ ngay từ đầu và có cách khoảng

d.


Đau từng cơn âm ỉ, càng về sau khoảng cách giữa các cơn dài ra và thời gian cơn đau
ngắn lại

5. Nếu tắc ruột quá nặng, người bệnh sẽ nôn ra
a. Thức ăn

b. Phân

c. Búi giun

d. Máu

6. Triệu chứng bụng chướng của người bệnh tắc ruột cơ học
a. Không bao giờ có

b.Đôi khi mới có, tùy vị trí mà chướng ít - nhiều

c. Thỉnh thoảng, tùy vị trí mà chướng ít - nhiều

d. Luôn luôn, tùy vị trí mà chướng ít - nhiều

7. Nguyên tắc điều trị ngoại khoa tắc ruột cơ học
a. Tháo gỡ chỗ tắc

b. Cắt ruột hoại tử

c. Hậu môn nhân tạo

d. Tất cả đều đúng


8. Người bệnh viêm ruột thừa cấp có triệu chứng rối loạn tiêu hóa
a. Chán ăn, buồn nôn, nôn nhiều, táo bón

b. Chán ăn, buồn nôn, nôn ít, tiêu chảy

c. Ăn uống bình thường, nhưng dễ kích thích nôn, tiêu chảy

d. Tất cả đều đúng

9. Xác định điểm Mc-Burney nằm ở ………. đường nối gai chậu trước trên bên phải tới rốn
a. Điểm 1/2

b. Điểm 1/3

c. Điểm 1/4

10. Xác định điểm Lanz
a. Điểm nối 1/3 phải và trái của đường nối gai chậu trước trên

d. Điểm 1/5


b. Điểm nối 1/3 phải và trái của đường nối gai chậu trước dưới
c. Điểm nối 1/3 phải và trái của đường nối gai chậu sau trên
d. Điểm nối 1/3 phải và trái của đường nối gai chậu sau dưới

11. Viêm phúc mạc nguyên phát còn gọi là
a. Viêm phúc mạc nội khoa


b. Viêm phúc mạc ngoại khoa

c. Tất cả đều đúng

d. Tất cả đều sai

12. Vị trí của cơn đau trong tam chứng Charcot (sỏi đường mật)
a. Hạ sườn phải

b. Hạ sườn trái

c. Thượng vị

d. Quanh rốn

13. Triệu chứng thực thể sỏi đường mật
a. Đau hạ sườn phải, gan nhỏ, vàng mắt và da, không ngứa
b. Đau hạ sườn trái, gan thòng dưới bờ sườn, chắc, ấn không đau, không ngứa da
c. Đau thượng vị, túi mật co nhỏ, gan nhỏ, vàng mắt vàng da
d. Ngứa da, túi mật căng to, gan to, vàng da ứ mật

14. Vị trí đặt ống dẫn lưu trong màng phổi
a.
b.
c.
d.

Dẫn lưu khí: liên sườn 2, đường giữa xương đòn
Dẫn lưu dịch: liên sườn 4-5, đường nách giữa
Đặt dẫn lưu sát bờ trên xương sườn, dưới khe liên sườn

Tất cả đều đúng

15. Chăm sóc người bệnh có dẫn lưu màng phổi.
a. Quan sát bọt khí trong bình và mực nước

b. Dán băng keo trên chai, ghi thời gian, mức dịch

c. Nếu bệnh nhân thở tốt, phổi sẽ giãn nở tốt

d. Tất cả đều đúng

16. Chăm sóc người bệnh có dẫn lưu màng phổi, đặt bình hứng…..
a. Cao hơn dẫn lưu 40 cm

b. Cao hơn dẫn lưu 50 cm

c. Thấp hơn dẫn lưu 60 cm

d. Thấp hơn dẫn lưu 70 cm

17. Rút ống dẫn lưu màng phổi
a.
b.
c.
d.

Rút khi lâm sàng, X quang phổi bị xẹp
Dịch từ 250 – 300 ml/8 giờ
Ống không được kẹp trước khi rút
Cho bệnh nhân thở hít 1 hơi dài và nín thở trong lúc rút ống dẫn lưu phổi


18. Tube là loại dẫn lưu:
a. Dẫn lưu dịch thấm dùng cầm máu

b. Dẫn lưu bằng cao su, hay găn tay cắt ra

c. Dẫn lưu bằng ống cao su

d. Dẫn lưu phối hợp

19. Vị trí đặt ống dẫn lưu (CHỌN CÂU SAI)
a. Nơi thấp nhất của ổ dịch

b. Hạn chế xuyên qua khớp, thần kinh, mạch máu

c. Đường vào dài nhất

d. Không đặt trùng lên vết thương

20. Nguyên tắc chăm sóc ống dẫn lưu


a. Nằm nghiêng về phía đối diện dẫn lưu

b. Nằm nghiêng về phía dẫn lưu

c. Nằm ngửa

d. Tất cả đều đúng


21. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ có đặt dẫn lưu
a.
b.
c.
d.

Nhận định da quanh vùng dẫn lưu có đỏ, nhiễm trùng, xì dịch …?
Biết được dẫn lưu thuộc loại gì, đặt ở đâu ?
Quan sát số lượng, màu sắc, tính chất, dịch chảy ra, có bơm rửa không, ngày thứ mấy sau mổ ?
Tất cả đều đúng

22. Sau khi rút ống dẫn lưu, cần thực hiện
a.
b.
c.
d.

Cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên đối diện với chỗ dẫn lưu vừa rút
Theo dõi nhiễm trùng vết thương, dịch xì dò
Không cần thay băng vì dẫn lưu là vô khuẩn tuyệt đối
Tất cả đều đúng

23. Triệu chứng thực thể ở bệnh nhân chấn thương ngực khi thực hiện nghiệm pháp NHÌN
a.
b.
c.
d.

Lồng ngực bị biến dạng, mất cân đối
Bên tổn thương ít tham gia vào động tác thở

Hô hấp đảo ngực trong mảng sườn di động
Tất cả đều đúng

24. Triệu chứng thực thể ở bệnh nhân chấn thương ngực khi thực hiện nghiệm pháp NGHE
a. Nghe có tiếng nổ lép bép nếu có tràn khí dưới da

b. Nghe phổi giảm hoặc mất rì rào phế nang

c. Tất cả đều đúng

d. Tất cả đều sai

25. Triệu chứng cận lâm sàng trong chấn thương ngực
a. ECG thấy biên độ điện thế thấp nếu bị vỡ tim

b. Siêu âm không thấy được tràn máu

c. Soi khí phế quản không có giá trị

d. Tất cả đều đúng

26. Điều trị chấn thương ngực có tổn thương mảng sườn di động
a. Nằm nghiêng về phía có mảng sườn di động

b. Nghiêng về đối diện có mảng sườn di động

c. Nằm ngửa

d. Nằm sấp


27. Điều trị chấn thương ngực thủng màng phổi, tổn thương phổi và các cơ quan trong trung thất
a.
b.
c.
d.

Luôn chuyển vết thương ngực kín thành vết thương ngực hở
Dẫn lưu khí ở liên sườn 2 và đường trung đòn
Dẫn lưu máu ở liên sườn 5-6 và đường nách sau
Dẫn lưu máu và khí bằng hệ thống dẫn lưu 1 hoặc 2 bình

28. Trong chấn thương ngực có tổn thương cơ quan bên trong, điều dưỡng – y sĩ cần nhận định
a. Có thủng phổi ? rách màng tim ? thủng tim ?

b. Có gãy xương sườn ? mảnh sườn di động ?

c. Có gãy xương ức ? tổn thương phần mềm ?

d. Tất cả đều đúng

29. Xử trí và chăm sóc bệnh nhân gãy xương sườn đơn giản
a. Hướng dẫn cách thở, theo dõi dấu khó thở

b. Nghỉ ngơi vài ngày, vận động nhẹ khi hết đau

c. Thuốc giảm đau, tâm lý liệu pháp

d. Tất cả đều đúng

30. Chăm sóc người bệnh kéo tạ mảng sườn di động, cần theo dõi trọng lượng tạ



a.
b.
c.
d.

Nếu kéo tạ quá nặng, mảng sườn sẽ lõm vào quá sâu
Nếu kéo tạ quá nhẹ, mảng sườn sẽ lồi ra quá mức
Tất cả đều đúng
Tất cả đều sai

31. Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân trước mổ làm hậu môn nhân tạo của y sĩ, điều dưỡng
a.
b.
c.
d.

Giải thích sơ lược về cấu tạo và chức năng hệ tiêu hóa
Trình bày hậu môn nhân tạo bằng hình ảnh
Hướng dẫn cách tự chăm sóc, sinh hoạt hằng ngày khi có hậu môn nhân tạo
Tất cả đều đúng

32. Vị trí của lỗ mở hậu môn nhân tạo nên tránh
a. Ở ngoài cơ thẳng bụng

b. Nằm trong tầm nhìn của bệnh nhân

c. Đường thắt lưng, vùng da lõm, xếp nếp


d. Tất cả đều đúng

33. Những điều cần quan sát trong những ngày đầu sau mổ làm hậu môn nhân tạo
a.
b.
c.
d.

Sự phù nề: màng nhày phù nhẹ, trong suốt là bình thường
Sự phù nề: màng nhày phù tăng hơn là bất thường
Da xung quanh hậu môn nhân tạo: rôm lỡ, nhiễm trùng ?
Tất cả đều đúng

34. Chăm sóc hậu môn nhân tạo chưa xẻ miệng
a.
b.
c.
d.

Không thay băng nếu băng khô hoặc chỉ thay lớp ngoài nếu băng thấm ướt
Thay băng ngay cả khi băng khô hoặc băng thấm ướt
Tất cả đều đúng
Tất cả đều sai

35. Chăm sóc hậu môn nhân tạo chưa xẻ miệng cho người bệnh
a.
b.
c.
d.


Cho người bệnh nghiêng về phía đối diện có hậu môn nhân tạo
Quấn gạc khô quanh chân hậu môn nhân tạo
Tất cả đều đúng
Tất cả đều sai

36. Đối với hậu môn nhân tạo bên trái đã xẻ miệng hay đưa đại tràng ra da
a.
b.
c.
d.

Vài ngày đầu: bôi pommade oxyt kẽm lên da quanh HMNT
Theo dõi tình trạng và sự hoạt động của HMNT
Ống cao su, que thủy tinh giữ cố định được rút ra sau 5 – 7 ngày
Tất cả đều đúng

37. Đối với hậu môn nhân tạo bên trái đã xẻ miệng hay đưa đại tràng ra da
a. Thay băng khi gạc che chân HMNT khô

b. Thay băng khi gạc che chân HMNT thấm ướt

c. Tất cả đều đúng

d. Tất cả đều sai

38. Tập điều chỉnh chức năng hậu môn nhân tạo
a. Thụt tháo mỗi ngày

b. Tối thiểu 1 lần/tuần c. Tất cả đều đúng


d. Tất cả đều sai

39. Thời gian đóng hậu môn nhân tạo, thường thực hiện sau 2 – 3 tháng
a. Ngắn hơn nếu là ruột non

b. Ngắn hơn nếu là ruột già

c. Đều như nhau

d. Tất cả đều sai


40. Đóng hậu môn nhân tạo khi có điều kiện
a. Đoạn dưới phải thông

b. Chung quanh miệng hậu môn nhân tạo không nhiễm trùng

c. Tất cả đều đúng

d. Tất cả đều sai

41. Chuẩn bị đóng hậu môn nhân tạo, thụt tháo hậu môn thật và nhân tạo 2 ngày trước mổ……
a. 1 lần và ngay trước mổ: 1 lần

b. 1 lần và ngay trước mổ: 2 lần

c. 2 lần và ngay trước mổ: 1 lần

d. 2 lần và ngay trước mổ: 2 lần


42. Rửa sạch đại tràng để đóng hậu môn nhân tạo, cho bệnh nhân uống dung dịch Fortrans
a. Trước 1 ngày

b. Trước 2 ngày

c. Trước 3 ngày

d. Trước 4 ngày

43. Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
a.
b.
c.
d.

Trĩ ngoại là đám rối tĩnh mạch trĩ nằm trên đường răng lược
Trĩ nội là đám rối tĩnh mạch trĩ nằm trên đường răng lược
Tất cả đều đúng
Tất cả đều sai

44. Trĩ ngoại là
a. Trĩ nằm trong ống hậu môn

b. Trĩ sa xuống khi đi cầu

c. Trĩ thường xuyên ra ngoài hậu môn

d. Tất cả đều sai

45. Triệu chứng cơ năng của bệnh trĩ

a. Bình thường không đau

b. Chỉ có cảm giác cộm

c. Chỉ đau khi trĩ nghẹt, nứt hậu môn, áp xe đi kèm

d. Tất cả đều đúng

46. Trĩ có thể gây ra biến chứng
a. Nhiễm trùng, sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch

b. Tiêu chảy, nôn ói, mất nước – điện giải

c. Táo bón, lỵ

d. Tất cả đều đúng

47. Điều trị nội khoa cho bệnh nhân bị bệnh trĩ
a.
b.
c.
d.

Dùng thuốc toàn thân, trợ mạch, chống phù, chống viêm, giảm đau
Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc đặt hậu môn
Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc dạng mỡ bôi làm tăng trương lực thành mạch, giảm đau
Tất cả đều đúng

48. Hướng dẫn cho bệnh nhân bị bệnh trĩ cách chăm sóc
a. Hướng dẫn vệ sinh vùng hậu môn thường xuyên


b. Nên dùng giấy vệ sinh cứng

c. Khuyến khích bệnh nhân tắm đứng

d. Tất cả đều đúng

49. Chuẩn bị cho bệnh nhân trước phẫu thuật TRĨ
a.
b.
c.
d.

Ngâm mông, ngày 1 – 2 lần bằng nước ấm có pha nước muối (NaCl 0,9%) sinh lý
Ngâm mông, ngày 2 – 3 lần bằng nước ấm có pha Betadine
Ngâm mông, ngày 3 – 4 lần bằng nước ấm có pha Oxi già
Tất cả đều đúng

50. Các phương pháp điều trị thoát vị
a. 1 phương pháp duy nhất: phẫu thuật


b. 2 phương pháp: đeo băng và phẫu thuật
c. 3 phương pháp: uống thuốc, chế độ ăn uống và phẫu thuật
d. 4 phương pháp: uống thuốc, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và phẫu thuật



×