Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA MẠCH MÁU TRÊN LÂM SÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 19 trang )

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA
MẠCH MÁU TRÊN LÂM SÀNG


Các loại mạch máu
1. Động mạch
- Là các mạch máu dẫn máu từ tim đến các mô. Động mạch chia
nhánh nhỏ dần, từ cỡ lớn đến cỡ vừa rồi đến các tiểm động
mạch. Tiểu động mạch chia nhỏ thành mao mạch. Có một vài
động mạch nhỏ nằm nông và sát xương nên thường áp dụng để
bắt mạch.

2. Tĩnh mạch
- Là phần mạch máu dẫn từ các mô cơ quan về tâm nhĩ, chảy
ngược chiều với máu động mạch. Người ta lựoi dụng các tĩnh
mạch nông để tiêm truyền trong điều trị


Cấu trúc thành mạch máu
Gồm 3 lớp áo: áo trong, áo giữa và áo ngoài
-Lớp áo trong được tạo nên bởi lớp nội mô nằm trên một
màng đáy.
-Lớp áo giữa gồm những sợi cơ trun xen giữa các sợi cơ trơn,
các sợi trun làm mạch máu có tính đàn hồi.
-Lớp áo ngoài chủ yếu là do mô xơ tạo nên.
*Thành của động mạch: có thêm các lá trun trong và ngoài
nằm xen giữa 3 lớp áo.
*Thành của tĩnh mạch: so với động mạch thành của tĩnh mạch
cũng có 3 lớp nhưng mỏng hơn, ít sợi trun và sợi cơ trơn nên
đàn hồi kém, dễ bị xẹp.



So sánh thành của động mạch và tĩnh mạch


Một số ứng dụng của mạch máu
trên lâm sàng
-Tiêm
-Truyền máu, truyền dịch
-Bắt mạch
-Đo huyết áp
-Khám động mạch chẩn đoán bệnh
-Chẩn đoán chấn thương mạch máu


Tiêm, truyền

vị trí : tiêm, truyền vào tĩnh mạch vì
1. Áp lực của máu ở tĩnh mạch thấp hơn động mạch
2. Máu tĩnh mạch trở về tim nên khi tiêm sẽ được tim phân phối
đều khắp cơ thể
3. Thành tĩnh mạch mỏng hơn động mạch nên dễ cắm kim
Thường tiêm vào hai tĩnh mạch to ở trước khuỷu tay chụm lại
thành hình chữ V trong hệ thống tĩnh mạch M, tĩnh mạch này
to, ít di động, dễ tìm, dễ tiêm


Ngoài ra còn có thể tiêm vào tĩnh mạch cẳng tay, mu bàn tay, mu bàn chân, tĩnh mạch mắt cá trong, tĩnh mạch đùi , tĩnh mạch cổ , tĩnh mạch dưới đòn.


VD: -Gây tê tĩnh mạch bằng cách tiêm thuốc tê vào một chi để làm

mất cảm giác trước khi tiến hành mổ
-Khi bị mất nước, mất máu, trước và sau khi phẫu thuật cần
phải truyền dịch và cơ thể


Khám động mạch
1. Ứng dụng trong bắt mạch
-. Bắt mạch là một trong những phương pháp trực
tiếp cảm nhận nhịp đập của động mạch bằng hai
đầu ngón tay hoặc gián tiếp sử dụng dây trong y
học cổ truyền.
-. Cơ sở lý thuyết: dựa vào các đặc điểm cấu tạo và
một số vị trí đặc biệt của động mạch trên cơ thể
mà ta có thể áp dụng phương pháp bắt mạch. Sự
thay đổi áp lực trong động mạch khiến mạch động
và có thể cảm nhận được nhịp đập này từ các động
mạch nhỏ sát xương. Nó phản ánh nhịp đập của
tim.



Động mạch nách, Động mạch cánh tay,
Động mạch quay


Động mạch đùi

Động mạch chày trước
chày sau:



Thường bắt mạch ở động mạch quay tại vị trí mặt trước
cẳng tay, ngay phía trên nếp cổ tay về phía ngón cái.


Động mạch quay này chia làm
3 khâu: thốn bộ, quan bộ, và
xích bộ.
Khi bắt mạch ngón giữa để vào
quan bộ, ngón trỏ để vào thốn
bộ và ngón nhẫn để vào xích
bộ, ba ngón tay để sát nhau
Khi bắt mạch cho trẻ em dưới
8 tuổi, chỉ cần dùng một ngón
tay đè lên động mạch của 3 bộ
rồi lăn qua lăn lại.
Sau đó ấn nhẹ, ấn vừa hoặc ấn
mạnh để tìm hiểu sự rối loạn
bệnh lý.


- Tần số: thường người ta bắt mạch trong một phút. Bình thường mạch đập
từ 70 đến 80 lần mỗi phút. Ở người tập luyện điền kinh và thể thao nhiều
thì mạch chậm hơn. Ở trẻ em mạch nhanh hơn.
Mạch tăng trong các trường hợp cảm động, trong khi lao động, khi sốt, khi
mắc bệnh cường tuyến giáp trạng hoặc mắc bệnh tim.
Mạch chậm dưới 60 lần mỗi phút, có thể do ngộ độc digitan có bệnh phân
ly nhĩ – thất.
- Nhịp: bình thường nhịp tim rất đều, trong một số trường hợp bệnh lý,
nhịp tim không đều có thể do tim ngoại tâm thu hoặc do run thớ nhĩ làm

cho nhịp tim rối loạn (gọi là loạn nhịp hoàn toàn)
- Biên độ và độ chắc: bình thường sờ mạch thấy phẳng phiu và có tính chất
đàn hồi. Khi có bệnh: mạch căng trong tăng huyết áp, gồ ghề và cứng trong
bệnh xơ cứng động mạch: mạch nhỏ có khi không sờ thấy trong trường hợp
truỵ tim mạch hoặc hấp hối, mạch nảy trong bệnh hở van động mạch chủ.


2. Nghe động mạch:
- Các động mạch có thể nghe được: thường người ta nghe được những động mạch có kíc thước lớn như động mạch chủ, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch cánh tay,
động mạch đùi. Trong trường hợp cường tuyến giáp trạng, do lưu lượng máu tới nhiều, ta có thể nghe động mạch tuyến giáp.
- Trường hợp bình thường: Ta đặt ống nghe vào động mạch, hơi đè nhẹ ống nghe, ta có thể nghe được một tiếng nhỏ ở thì tâm thu, riêng ở các động mạch gần tim như động
mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch dười đòn, ta còn nghe được tiếng thứ hai là tiếng lan của tiếng tim thứ hai.


- Trường hợp bệnh lý: khi đặt ống nghe và ấn nhẹ vào động mạch ta thấy có thể nghe thấy một tiếng thổi tâm thu ngắn. Cơ chế phát sinh tiếng thổi này là do dòng máu đi với tốc độ nhanh từ chỗ hẹp ra chỗ rộng. Ta gặp
tiếng thổi này khi nghe ở động mạch đùi của người bị hở van động mạch chủ, trường hợp này vì hở van máu dồn về thất trái trong thì tâm trương nên đến mỗi thì tâm thu, tim lại hoạt động bù bằng cách bóp mạnh dồn
máu ra ngoại vi nên khi qua động mạch đùi tới chỗ hẹp do ta ấn xuống thì phát sinh ra tiếng thổi.
Trong trường hợp cường tuyến giáp trạng ta nghe được tiếng thổi tâm thu khi đặt ống nghe ở mặt tuyến vì do tuyến to ra và cường chức năng nên máu tới nhiều trong tuyến và chảy nhanh nên ta nghe được tiếng thổi.
Trong các trường hợp có các lỗ thông động tĩnh mạch, ta nghe thấy một tiếng thổi liên tục vì dòng máu xoáy đi qua chỗ thông và có sự thay đổi áp lực khi đi từ động mạch sang tĩnh mạch.


3. Đo huyết áp:
Sở dĩ máu chảy trong động mạch được là do là do khi tim bóp máu từ thất trái bị đẩy vào động mạch dưới tác dụng của một áp lực khi tim làm việc tạo ra,
đồng thời cũng do lực co bóp của thành mạch làm cho máu tiếp tục lưu thông
Lực đẩy của tim và lực co bóp của thành mạch tạo nên một áp lực máu lưu thông gọi là huyết áp động mạch. Vì thế ngay sau khi tâm thu, huyết áp động mạch
cao nhất gọi là huyết áp tối đa; đến thời kỳ tâm trương dòng máu tiếp tục chảy tới các mao mạch nhưng chậm hơn. Tuy tim không bóp mà máu vẫn chảy được
vì trong hệ thống mạch vẫn duy trì được một áp lực ở chừng mực nhất định thắng được sức cản của thành mạch, đó là huyết áp tối thiểu.


Ứng dụng trong chẩn đoán chấn thương

mạch máu
 Chấn thương động mạch

VD: vỡ động mạch, dập động mạch, đứt động mạch..
Biểu hiện là mạch nhanh, da xanh tái, hoa mắt chóng
mặt, niêm mạc nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh.



×