Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI SINH LÝ 1, THẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.36 KB, 5 trang )

1. Điều hòa mức lọc cầu thận (GFR):
a. Renin được tiết ra từ tổ chức cận cầu thận, qua trung gian Angiotensin II
làm tăng GFR.
b. Khi huyết áp tăng sẽ làm tăng GFR đáng kể.
c. Aldosteron góp phần làm giảm GFR.
d. ANP làm giảm GFR.
2. Khi bệnh nhân ăn nhạt liên tục trong nhiều tháng, kết quả là:
a. Ống lượn gần vẫn tái hấp thu 65% lượng Na+ được lọc.
b. K+ máu tăng.
c. Ống lượng xa và ống góp tăng tái hấp thu Na+
d. Tất cả đều đúng.
3. Nhóm thuốc lợi tiểu có thể làm tăng K+ máu:
a. Ức chế men Carbonic anhydrase.
b. Ức chế tái hấp thu Na+ ở quai Henle.
c. Ức chế tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa.
d. Ức chế Aldosteron.
4. Chọn câu đúng:
a. Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần.
b. Aldosteron ức chế bài tiết K+ ở ống lượn xa và ống góp.
c. ADH làm tăng tính thấm đối với nước ở ống lượn xa và ống góp.
d. Parathyroid hormone làm tăng tái hấp thu PO43- ở ống lượn gần.
5. Bình thường hoạt động-vị trí của Nephron ngăn ngừa tình trạng quá tải
các phần sau của ống thận mỗi khi lưu lượng lọc tăng. Đó là hoạt động tái
hấp thu:
a. Na+ và nước ở quai Henle.
b. Na+ và nước ở ống lượn gần.
c. 50% ure và nước ở ống lượn gần.
d. Na+ và nước ở ống lượn xa và ống góp.
6. Toan kiềm của cơ thể, chọn câu SAI:
a. Cơ thể luôn đứng trước mối nguy cơ nhiễm toan sinh học.
b. PaCO2 được điều chỉnh chủ yếu qua đường hô hấp.


c. Thận bổ sung lượng HCO3- trong cơ thể bằng cách hoán đổi 1H+ lấy 1Na+
và 1HCO3d. Tất cả sai.


7. Thuốc ức chế men chuyển có các tác dụng sau NGOẠI TRỪ:
a. Giảm tiết Aldosteron.
b. Tăng tiết ADH
c. Giãn mạch.
d. Tăng lượng nước tiểu bài xuất.
8. Tái hấp thu HCO3- tăng trong các trường hợp sau NGOẠI TRỪ:
a. Tăng K+ máu.
b. Tăng CO2 máu.
c. Giảm lượng Cl- huyết tương.
d. Cường Aldosteron (Mineralocorticoid).
9. Bài tiết NH3:
a. Nước tiểu Acid, thận giảm bài tiết NH3
b. NH4+ khuếch tán dễ dàng từ lòng ống vào TB ống thận.
c. Bài tiết NH3 tăng khi pH máu giảm.
d. NH3 theo máu đến thận và được bài xuất dễ dàng ra nước tiểu.
10. Khi tăng ANP (Atrial natriuretic peptid):
a. Thận giảm lọc và bài tiết muối nước.
b. Kích thích tăng tiết Aldosteron.
c. Thận tăng hấp thu muối nước.
d. Giảm hấp thụ nước do ức chế tiết ADH.
11. Angiotensin II gây tác dụng nào sau đây:
a. Làm giảm tái hấp thu muối nước ở thận.
b. Ức chế bài tiết ADH.
c. Ức chế bài tiết Aldosteron.
d. Làm tăng thể tìch dịch ngoại bào.
12. Tác nhân làm giảm áp suất lọc:

a. Tăng huyết áp.
b. Giảm áp suất keo huyết tương.
c. Sỏi niệu quản.
d. Hội chứng thận hư.
13. Liên quan đến ANP (Atrial natriuretic peptid):
a. Làm thận giảm bài tiết Na+, nước.
b. Được tăng tiết khi tăng thể tích dịch ngoại bào.
c. Kích thích vỏ thượng thận tiết Aldosteron.


d. Tất cả các ý trên.
14. Đáp ứng nào sau đây của cơ thể khi giảm thể tích dịch ngoại bào?
a. Ức chế trung khu khát.
b. Giảm lượng ADH trong máu.
c. Thận giảm lượng nước tiểu bài xuất.
d. Giảm bài tiết Aldosteron.
15. Hai phương thức giúp thận tham gia điều hòa toan kiềm của cơ thể là:
a. Bài tiết H+ hoán đổi với Na+ hấp thu.
b. Một H+ bài tiết và một HCO3- được hấp thu.
c. Tái hấp thu HCO3- được lọc và bổ sung HCO3- mới.
d. Bài tiết H+ kèm theo bài tiết NH3
16. Yếu tố nào sau đây điều động sự bài tiết NH 3 ở thận:
a. CO2 máu.
b. Lượng H+ trong lòng ống thận.
c. Tốc độ dòng chảy của dịch lòng ống.
d. Ion K+ trong lòng ống thận.
17. Để tránh tình trạng toan nước tiểu nghịch, lý do thận điều chỉnh trạng
thái kiềm chuyển hóa, cần bổ sung ion nào sau đây:
a. K+, Clb. HCO3c. Cld. Na+
18. Nhóm thuốc nào sau đây có thể dẫn đến nhiễm toan?

a. Ức chế men CA.
b. Ức chế chất chuyên chở bộ ba Na+ K+ 2Cl- ở nhánh lên quai Henle.
c. Ức chế Andosteron.
d. Ức chế tái hấp thu Na+ ở đỉnh quai Henle.
19. Hệ thống bài tiết các sản phẩm chuyển hóa, tham gia điều hòa hằng tính
nội môi, gồm:
a. Hệ hô hấp, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa, da.
b. Hệ hô hấp, tim, hệ mạch, hệ tiêu hóa.
c. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, gan, hệ niệu.
d. Hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, gan.


20. Phù trong bệnh suy tim là do yếu tố nào sau đây?
a. Giảm áp suất thủy tĩnh trong mô kẽ.
b. Giảm áp suất keo trong huyết tương.
c. Tăng áp suất thủy tĩnh trong mao mạch.
d. Kết hợp 3 yếu tố trên.
21. Chức năng của hệ thống bạch huyết. Chọn câu SAI:
a. Vận chuyển mỡ được hấp thu vào tuần hoàn máu.
b. Bạch cầu Lymphocyte tái tuần hoàn máu.
c. Vận chuyển protein và dịch từ dịch kẽ trở lại hệ thống tuần hoàn.
d. Tham gia điều hòa thể tích và áp suất máu.
22. Dịch và thành phần trong ngăn dịch của cơ thể:
a. Về khối lượng, chất điện giải chiếm ưu thế trong huyết tương.
b. Do chiếm ưu thế nên chất điện giải quyết định tính thẩm thấu của dịch cơ
thể.
c. Protein trong huyết tương tạo một phần áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể,
nhưng quyết định sự phân phối nước trong cơ thể.
d. Tất cả đều sai.
23. Bệnh nhân sốt xuất huyết, dịch thoát ra ngoài lòng mạch gây trụy mạch.

Người ta truyền dung dịch cao phân tử để kéo nước trở lại vào máu nhờ hiện
tượng:
a. Thẩm thấu.
b. Điện thẩm.
c. Vận chuyển tích cực nguyên phát.
d. Vận chuyển tích cực thứ phát.
24. Năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ sở bao gồm các phần năng
lượng tiêu hao cho những hoạt động sau, NGOẠI TRỪ:
a. Tim mạch.
b. Vận cơ. c. Hô hấp. d. Tiết niệu.
25. SDA của chế độ ăn nào sau đây là lớn nhất:
a. Protid
b. Glucid c. Lipid
d. Hỗn hợp
26. ATP thuộc dạng năng lượng:
a. Hóa năng b. Cơ năng c. Thẩm thấu năng d. Điện năng


27. Phương thức thải nhiệt có thể thực hiện được khi nhiệt độ môi trường
cao hơn thân nhiệt là:
a. Bài tiết mồ hôi
c. Truyền nhiệt đối lưu
b. Truyền nhiệt bức xạ
d. Truyền nhiệt trực tiếp
28. Thân nhiệt ngoại vi:
a. Là thân nhiệt chung cho toàn bộ cơ thể.
b. Thường được đo ở ba nơi: nách, miện, trực tràng.
c. Chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.
d. Được xem là mục đích điều nhiệt của cơ thể.
* ĐIỀN VÀO BẢNG TRẢ LỜI THÍCH HỢP:

1. Kháng thể của hệ thống nhóm máu ABO là kháng thể ……………………
2. Các chất cần thiết cho sự thành lập hồng cầu gồm: sắt, B12, acid amin và
……………………
3. Chức năng của đại thực bào và thực bào là ……………………
4. Phân tử Oxy được gắn với ……… trong thành phần của Heme.
5. Lympho T có chức năng miễn dịch ……………………, Lympho B có
chức năng miễn dịch ……………………
6. Tiểu cầu tham gia vào giai đoạn …………………… và thành lập nút
chận tiểu cầu trong cầm máu ban đầu.
7. Yếu tố đông máu số IV là ……………………
8. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu ……………………
9. Các phản ứng do yếu tố Rhesús thường xảy ra với người có nhóm máu
……………………
10. Chức năng chủ yếu của hồng cầu là ……………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×