Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ, TRẮC NGHIỆM SINH LÝ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.18 KB, 5 trang )

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Các yếu tố sau đây đều làm thay đổi chuyển hóa cơ sở (CHCS)
NGOẠI TRỪ:
A. Tuổi tác: tuổi càng cao CHCS càng giảm
B. Phái tính: cùng lứa tuổi, CHCS nữ thấp hơn nam
C. Trạng thái tình cảm: lo lắng, căng thẳng, làm tăng CHCS
D. Trong vận cơ: CHCS tăng
E. Nhịp này đêm
2. Năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể bao gồm các phần năng
lượng sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Chuyển hóa cơ sở
B. Do vận cơ
C. Do điều nhiệt
D. Do tiêu hóa
E. Do tiết sữa
3. Câu nào đúng với tác dụng động học đặc hiệu của thức ăn?
A. Là hóa năng sinh ra khi vận động các cơ trơn của bộ máy tiêu hóa
B. Năng lượng dùng cho việc bài tiết các dịch tiêu hóa
C. Là năng lượng cần thiết cho việc hấp thu các thức ăn
D. Nó không thay đổi theo từng chất dinh dưỡng
E. Là năng lượng bắt buộc phải tiêu hao trong quá trình chuyển hóa
các sản phẩm tiêu hóa đã được hấp thu
4. Các yếu tố sau đây đều làm tăng chuyển hóa cơ sở NGOẠI TRỪ:
A. Tuổi cao
B. Sự giận dữ
C. Diện tích da
D. Tăng tiết thyroxin
E. Sốt
5. Các hormon sau đây có vai trò điều hòa chuyển hóa năng lượng
NGOẠI TRỪ:
A. Hormon tuyến giáp


B. Hormon tăng trưởng
C. Hormon sinh dục nam
D. Hormon vỏ thượng thận
E. Hormon ACTH của tuyến yên


6. Chuyển hóa năng lượng của toàn cơ thể tăng khi kích thích cấu trúc
thần kinh nào sau đây?
A. Hệ thần kihn giao cảm
B. Hệ thần kinh phó giao cảm
C. Đồi thị
D. Phần trước vùng dưới đồi
E. Hệ lưới
7. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với bilan năng lượng âm?
A. Năng lượng ăn vào nhỏ hơn năng lượng tiêu hao
B. Năng lượng tiêu hao tăng nhưng mức ăn vào ít
C. Người gầy đi vì cơ thể huy động năng lượng dự trữ
D. Bilan năng lượng âm làm cơ thể mệt mõi, năng suất lao động thấp
E. Năng lượng đưa vào cơ thể do sáu chất dinh dưỡng là: protit, gluxit,
lipit, vitamin, muối khoáng và nước

PHẦN ĐIỀU NHIỆT
1. Câu nào sau đây đúng với trung tâm điều nhiệt của cơ thể?
A. Trung tâm điều nhiệt nằm ở vùng dưới đồi
B. Vùng trước thị của vùng dưới đồi có nhiều tế bào thần kinh nhạy
cảm với nhiệt độ lạnh của cơ thể hơn là nhạy cảm với nhiệt độ nóng
C. Các thụ cảm nhạy cảm với nhiệt độ nóng được phân phối ở da nhiều
hơn là thụ thể nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
D. Các thụ thể phát hiện sự thay đổi nhiệt độ trung tâm có số lượng
phát hiện nhiệt độ nóng nhiều hơn nhiệt độ lạnh

E. Các thụ thể ở da truyền tín hiệu về vùng trước thị ở vùng dưới đồi
2. Chất gây sốt có tác dụng gì trên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới
đồi?
A. Làm “mức quy định” của cơ chế điều hòa thân nhiệt cao hơn bình
thường
B. Quá trình sinh nhiệt giảm xuống
C. Làm ức chế sự thành lập prostaglandin từ acid aracchidonic
D. Làm cơ thể tạo ra chất leukotrien tác động lên vùng dưới đồi gây sốt


E. Làm “mức quy định” của cơ chế điều hòa thân nhiệt thấp hơn mức
bình thường
3. Quá trình thải nhiệt của cơ thể ra ngoài không khí được thực hiện
nhờ các phương thức sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Sự truyền nhiệt từ trong sâu ra ngoài mặt da nhờ hệ thống mạch
máu đặc biệt ở da
B. Truyền nhiệt bức xạ giữa những tế bào của cơ thể trong sâu với
không khí bên ngoài
C. Truyền nhiệt trực tiếp từ tế bào cơ thể ở bề mặt da tới vật tiếp xúc
trực tiếp với da
D. Sự bốc hơi qua da, niêm mạc đường hô hấp và niêm mạc miệng
E. Truyền nhiệt đối lưu từ cơ thể tới không khí chung quanh
4. Câu nào sau đây không đúng đối với ảnh hưởng của thân nhiệt
thấp trên toàn cơ thể
A. Khi thân nhiệt giảm dưới 340C, khả năng điều hòa thân nhiệt của
vùng dưới đồi bị suy yếu nặng
B. Tốc độ sinh nhiệt trong cơ thể giảm khi thân nhiệt giảm
C. Nếu nhiệt độ môi trường cực lạnh thì ngón tay, ngón chân có thể bị
hoại tử
D. Làm giảm hoạt động của tim, nhu cầu oxi của mô giảm xuống nên

có thể ứng dụng để giải phẩu tim
E. Con người có thể chịu đựng được thân nhiệt giảm dưới 24,50C trong
nhiều giờ
Câu 5. Thân nhiệt tăng trong trường hợp nào sau đây?
A. Nhiệt độ môi trường lên tới 440C, không khí khô
B. Nhiệt độ môi trường là 300C, không khí ẩm 100%
C. Một người làm việc năng trong môi trường có nhiệt độ là trên 30 0C
và không có rèn luyện
D. Bị bênh đái tháo đường, xơ gan
E. Mồ hôi bị bốc hơi
Câu 6. Cơ chế chống lạnh bao gồm các phản ứng sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Co mạch da
B. Dựng lông (quan trọng ở động vật cấp thấp)
C. Tăng tạo nhiệt
D. Run
E. Huy động thần kinh phó giao cảm


Câu 7. Các yếu tố sau đây đều ảnh hưởng tới thân nhiệt NGOẠI TRỪ:
A. Tuổi tác
B. Nhịp ngày đêm
C. Tình trạng tuyến giáp
D. Tình trạng rụng trứng, có thai
E. Nhiệt độ môi trường dao động trong giới hạn điều nhiệt
Câu 8. Hormon nào sau đây ảnh hưởng tới quá trình sinh nhiệt của cơ
thể?
A. Insulin
B. Glucagon
C. Epinephrin
D. Glucocorticoit

E. Testtosteron
Câu 9. Khi một người không mặt quần áo, ở trong một căn phòng có
nhiệt độ 240C – 250C, phần lớn nhiệt được thải ra ngoài cơ thể bằng
cách nào sau đây?
A. Qua miệng
B. Qua đường hô hấp
C. Qua đường tiểu
D. Bốc hơi nước qua da
E. Truyền nhiệt bức xạ và truyền nhiệt trực tiếp
Câu 10. Giới hạn điều nhiệt của người là trong khoảng nào sau đây?
A. -100C - +400C
B. -600C - +500C
C. -1000C - +700C
D. -800C - +600C
E. 00C - +450C
Câu 11. Yếu tố nào sau đây làm nhiệt độ có thể cao hơn bình thường?
A. Giảm lưu lượng máu qua da
B. Tăng tập thể dục
C. Tăng mức qui định của cơ chế điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi
do chất gây sốt
D. Tăng tiết thyroxin
E. Giảm sự bốc hơi nước qua da


ĐÁP ÁN
PHẦN CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
1.D
1.A

2.A


3.B

2.E

3.E

4.A

5.E

6A

PHẦN ĐIỀU NHIỆT

4.E

5.C

6.E

7E

8C

7E
9E

10B


11C



×