Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG THỨC MÔI TRƯỜNG TỐT NHẤT HIỆN CÓ ĐỂ HẠN CHẾ VIỆCPHÁT SINH CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY KHÔNG CHỦ ĐỊNH CHO LÒ ĐỐT CHẤT THẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 56 trang )

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG THỨC
MÔI TRƯỜNG TỐT NHẤT HIỆN CÓ ĐỂ HẠN CHẾ VIỆC
PHÁT SINH CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY
KHÔNG CHỦ ĐỊNH CHO LÒ ĐỐT CHẤT THẢI
(Đề án Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ)

Đơn vị thực hiện: Cục Kiểm soát ô nhiễm

HÀ NỘI, 2009


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

DỰ THẢO: HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG KỸ THUẬT TỐT NHẤT VÀ PHƯƠNG
THỨC MÔI TRƯỜNG TỐT NHẤT HIỆN CÓ ĐỂ HẠN CHẾ VIỆC PHÁT
SINH CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY KHÔNG CHỦ
ĐỊNH CHO CÁC LÒ ĐỐT CHẤT THẢI

(Đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng nghiệm thu ngày 29/12/2009)

Đề án Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ

0



MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH...................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .................................................... 4
1. QUI ĐỊNH CHUNG............................................................................... 5
1.1. Tính cấp thiết vấn đề.......................................................................... 5
1.2. Mục tiêu ............................................................................................. 6
1.3. Phạm vi ứng dụng .............................................................................. 6
1.4. Giải thích từ ngữ................................................................................ 6
2. ÁP DỤNG BEP LỰA CHỌN CHẤT THẢI NÊN XỬ LÝ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐỐT................................................................................. 8
2.1. Những chất thải không nên đốt .......................................................... 8
2.2. Những chất thải rắn không được đốt.................................................. 9
2.3. Những chất thải nên đốt..................................................................... 9
3. ÁP DỤNG BEP GIẢM THIỂU POPs TỪ KHÂU TIỀN XỬ LÝ
CHẤT THẢI............................................................................................... 12
3.1. Phân loại chất thải........................................................................... 12
3.2. Tiền xử lý chất thải theo yêu cầu qui trình đốt ................................. 12
3.3. Lưu trữ an toàn chất thải trước khi đốt ............................................ 13
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG BEP GIẢM THIỂU POPs TỪ KHÂU
TIỀN XỬ LÝ CHẤT THẢI ....................................................................... 15
4. ÁP DỤNG BAT TRONG THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN LÒ ĐỐT .... 16
4.1. Cấu tạo lò ........................................................................................ 16
4.2. Nhiệt độ buồng đốt........................................................................... 16
4.2.1. Lò đốt chất thải đô thị và công nghiệp thông thường .................... 16
4.2.2. Lò đốt chất thải y tế ...................................................................... 17
4.2.3. Lò đốt chất thải nguy hại .............................................................. 17
4.3. Nhiệt độ khí thải............................................................................... 17
1



4.4. Lượng oxy dư ................................................................................... 17
SƠ ĐỒ ÁP DỤNG BAT TRONG THIẾT KẾ LÒ ĐỐT NHẰM GIẢM
THIỂU PHÁT THẢI POP ......................................................................... 18
4.5. Các dạng lò có thể lựa chọn áp dụng trong thiết kế lò đốt ............... 19
5. ÁP DỤNG BAT TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ PHỤ TRỢ .... 31

5.1. Xử lý khí thải lò đốt.......................................................................... 31
5.2. Quản lý tro, cặn ............................................................................... 37
5.3. Xử lý nước thải................................................................................. 37
SƠ ĐỒ ÁP DỤNG BAT TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ ....... 38
6. VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ LÒ ĐỐT ................................................ 39
6.1. Khởi động lò đốt .............................................................................. 39
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN KHỞI ĐỘNG LÒ ĐỐT ....................................... 40
6.2. Nạp chất thải.................................................................................... 41
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN NẠP CHẤT THẢI ............................................... 43
6.3. Đảm bảo quá trình cháy tốt nhất...................................................... 44
6.4. Giám sát quá trình đốt ..................................................................... 46
6.5. Quy trình tắt lò................................................................................. 47
SƠ ĐỒ HƯƠNG DẪN QUY TRÌNH TẮT LÒ......................................... 49
6.6. Duy tu, bảo dưỡng lò đốt ................................................................. 50
SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN DUY TU BẢO DƯỠNG LÒ ĐỐT....................... 53
6.7. Trách nhiệm của chủ thể lò đốt ........................................................ 54

2


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.

Lò đốt nhiều buồng đốt


Hình 2.

Lò đốt kiểu hố đốt hở

Hình 3.

Lò đốt nhiều tầng

Hình 4.

Lò đốt tầng sôi

Hình 5.

Lò đốt nhiệt phân tĩnh 2 cấp

Hình 6.

Lò đốt thùng quay

Hình 7.

Hệ thống đốt chất thải tập trung

Hình 8

Thiết bị lọc bụi tĩnh điện

Hình 9.


Thiết bị lọc túi vải (tay áo)

Hình 10 .

Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 bằng nước

Hình 11.

Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 và khí axit bằng sữa vôi

Hình 12.

Hệ thống xử lý NOx không xúc tác

Hình 13.

Hệ thống xử lý NOx có xúc tác

3


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
- BAT (Best availabe techniques) : Kỹ thuật hiện có tốt nhất
- BEP (Best Environmental Practices) : Phương thức môi trường tốt nhất
- BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi trường
- CTR : Chất thải rắn
- CTNH : Chất thải nguy hại
- CTYT : Chất thải y tế
- PCB : Polyclobiphenyl

- POP (Persistant Organic Pollutants) : Các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy

4


1. QUI ĐỊNH CHUNG
1.1.Tính cấp thiết vấn đề
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng về mọi mặt, đặc
biệt là kinh tế - xã hội. Tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó, nó
cũng tạo ra nhiều chất thải hơn, đặc biệt là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân
hủy (POP - Persistant Organic Pollutants). POP bền vững trong môi trường,
có khả năng tích tụ sinh học qua chuỗi thức ăn, lưu trữ trong thời gian dài, có
khả năng phát tán xa từ các nguồn phát thải và tác động xấu đến sức khỏe con
người và hệ sinh thái.
Kết quả khảo sát ban đầu về phát thải POP từ các nghề tiêu biểu hiện
nay tại Việt Nam như thiêu đốt rác thải, lò nung ximăng, giấy và bột giấy,
luyện kim thứ cấp và các nhà máy nhiệt điện sử dụng đốt than, ... cho thấy :
thiêu đốt rác thải là một trong những nguồn có khả năng phát thải POP cao
nhất. Trong đó, bao gồm cả chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và độc hại,
chất thải y tế. Với xu thế phát triển như hiện nay, trong tương lai, số lượng
các cơ sở y tế, các cơ sở công nghiệp, các đô thị sẽ không ngừng tăng lên, dẫn
đến việc đốt chất thải cũng sẽ gia tăng và nguy cơ về ô nhiễm môi trường do
POP hình thành và phát thải không chủ định từ các lò đốt chất thải là rất lớn.
Đối với các lò đốt chất thải, có thể nhận thấy rằng, nguyên nhân của
tình trạng phát sinh ô nhiễm POP và các chất thải độc hại khác phần nhiều do
công nghệ đốt chất thải của Việt Nam còn yếu, công đoạn xử lý khí hạn chế
và việc kiểm soát phát sinh Dioxin/Furan chưa được quan tâm thực hiện đầy
đủ.

Có nhiều phương pháp, giải pháp có thể thực hiện để giảm phát thải
POP như kiểm soát nguyên liệu đầu vào, xử lý khí thải đầu ra hoặc áp dụng
5


các công nghệ sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn áp dụng Kỹ thuật
hiện có tốt nhất (BAT – Best availabe techniques) và Phương thức môi
trường tốt nhất (BEP – Best Environmental Practices) trong thiết kế, vận
hành, giám sát các lò đốt chất thải một cách phù hợp là một trong những giải
pháp khoa học và tiết kiệm nhất. Đồng thời cùng với việc giảm phát thải POP,
giải pháp BAT/BEP có thể tạo ra nhiều giá trị vật chất cụ thể khác tiết kiệm
cho doanh nghiệp.
1.2. Mục tiêu
Xây dựng hướng dẫn áp dụng Kỹ thuật hiện có tốt nhất và Phương thức
môi trường tốt nhất để hỗ trợ thiết kế, xây dựng, vận hành, duy trì lò đốt chất
thải hạn chế phát sinh các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cho các lò đốt
chất thải tại Việt Nam.
1.3. Phạm vi ứng dụng
Hướng dẫn áp dụng Kỹ thuật hiện có tốt nhất và Phương thức môi
trường tốt nhất áp dụng cho lò đốt chất thải bao gồm cả chất thải nguy hại,
chất thải công nghiệp, chất thải y tế và các chất thải khác.
1.4. Giải thích từ ngữ
– Chất thải rắn : là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn
phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi
chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản
xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động
khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp;
– Chất thải rắn nguy hại : là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ

độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc
tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con
người;
6


– Chất thải y tế : là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ
sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường;
– Chất thải y tế nguy hại : là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng
xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu
những chất thải này không được tiêu hủy an toàn;
– Buồng đốt sơ cấp (Primary combustion chamber) : buồng đốt để phân
hủy các chất thải thể rắn thành thể khí và tro xỉ;
– Buồng đốt thứ cấp (Secondary combustion chamber) : buồng đốt để
phân hủy triệt để các sản phẩm từ buồng đốt sơ cấp;
– Thời gian lưu cháy (Gas residence time) : thời gian cần thiết để khí
cháy đi từ cửa vào đến cửa ra buồng đốt thứ cấp;
– Tro xỉ (slag/bottom ash): phần chất rắn còn lại trong buồng đốt sau khi
đốt chất thải rắn;
– Tro bay (fly ash ) : là phần chất rắn bay theo dòng khí từ buồng sơ cấp;
– Áp suất trong buồng đốt (the pressure in combustion chamber) : áp
suất tại cửa ra buồng đốt.
– Công suất lò đốt (incinerator capacity): khối lượng chất thải phân hủy
hết trong buồng sơ cấp trong thời gian 1 giờ (kg/h) hoặc giá trị nhiệt
lượng phân hủy trong thời gian 1 giờ (Kcal/h);
– Kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT - Best Available Techniques) : các kỹ
thuật đốt tốt nhất hiện hữu ở điều kiện Việt Nam;
– Phương thức môi trường tốt nhất (BEP - Best Environmental
Practices) : các biện pháp quản lý chất thải hiện hữu theo Luật định.


7


2. ÁP DỤNG BEP LỰA CHỌN CHẤT THẢI NÊN XỬ LÝ BẰNG
PHƯƠNG PHÁP ĐỐT
Ngày nay, có rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau được áp dụng để trong
các hoạt động xử lý chất thải như: thu hồi để tái sử dụng, tái chế, chôn lấp hợp
vệ sinh, chế biến phân hữu cơ, chế biến biogas, ổn định đóng rắn, đốt. Tuỳ
theo đặc tính và thành phần của từng loại chất thải mà ta áp dụng phương
pháp xử lý phù hợp nhất để tăng giá trị kinh tế cho chất thải, giảm thiểu tối đa
lượng chất thải đem đốt cũng như giảm thiểu sự hình thành và phát thải POP.
Các hướng lựa chọn phương pháp xử lý chất thải theo đặc tính và thành
phần chất thải tương ứng bao gồm:
2.1. Những chất thải không nên đốt
2.1.1. Các chất thải có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế như: phế liệu
thải ra từ quá trình sản xuất; các thiết bị điện, điện tử dân dụng
và công nghiệp; các phương tiện giao thông; các sản phẩm phục
vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng; gỗ, bao bì bằng
giấy, kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác;
2.1.2. Các thành phần chất thải hữu cơ có thể phân huỷ sinh học sau
phân loại của chất thải rắn đô thị như: các loại thực vật, lá cây,
rau, thực phẩm dư thì nên được xử lý bằng phương pháp sinh học
với nhiều mục đích khác nhau ví dụ chế biến phân hữu cơ vi
sinh, thu hồi khí biogas hoặc chôn lấp hợp vệ sinh;
2.1.3. Các sản phẩm tiêu dùng chứa các thành phần hoá chất độc hại
như pin, ắc quy thì nên áp dụng công nghệ chôn lấp chất thải rắn
nguy hại

8



2.2.Những chất thải rắn không được đốt
2.2.1. Chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng hoặc từ công tác đào
đất, nạo vét lớp đất mặt như gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết
dính quá hạn sử dụng, bùn đất hữu cơ. Mặt khác chúng còn có
thể được tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các
công trình xây dựng;
2.2.2. Các chất thải có tính ôxy hoá mạnh, ăn mòn, dễ gây nổ như: bình
đựng ôxy, CO2, bình ga, bình khí dung, dung dịch HCl, HNO3,
pin, ắc qui, amiăng;
2.2.3. Chất thải có chứa thành phần các kim loại nặng như: thủy ngân
(từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động
nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì
hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa
chẩn đoán hình ảnh, xạ trị);
2.2.4. Các chất thải có thành phần phóng xạ phát sinh từ các hoạt động
chẩn đoán, điều trị tại các bệnh viện, từ các cơ sở nghiên cứu
khoa học và từ các nhà máy, khu công nghiệp.
2.3.Những chất thải nên đốt
2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại có chứa
các thành phần hữu cơ như giấy, gỗ, vải, da, cao su thải, lốp xe
thải, nhựa thải, sinh khối, thức ăn gia súc không phân loại được
triệt để cho mục đích tận dụng, tái sinh tái chế;
2.3.2. Chất thải y tế nguy hại như: Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất
không còn khả năng sử dụng, các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người, bào thai và xác động vật thí nghiệm, bơm kim tiêm, đầu
sắc nhọn của dây truyền, dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm;
9



2.3.3. Chất thải nguy hại hữu cơ bao gồm các thành phần hydrocarbon,
dầu thải, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ,
dung môi đã qua sử dụng, sơn thải và dung môi;
2.3.4. Bùn cặn từ công nghiệp lọc dầu, hóa chất, sản xuất giấy, từ
xưởng in, từ quá trình xử lý nước thải, đất nhiễm bẩn;
2.3.5. Nhựa đường chua, đất sét, than hoạt tính đã qua sử dụng;
2.3.6. Chất thải nhiễm khuẩn hoặc các loại hóa chất độc hại;
2.3.7. Chất thải có chứa halogen như: dầu máy biến thế nhiễm PCB,
CFC, clorophenol;

10


SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NÊN XỬ LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT
Chất thải

Chất thải
không được đốt

Chất thải
không nên đốt

Các chất thải
từ quá trình
sản xuất có
giá trị

Có thành phần
hữu cơ phân

huỷ sinh học

Xà bần, gạch
ngói,...vô cơ
trơ

Thu hồi,
tái chế , tái sử
dụng

Chế biến phân
hữu cơ hoặc
chôn lấp hợp vệ
sinh

San lấp mặt
bằng

Chất thải có dể
cháy nổ, oxy
hoá mạnh,
phóng xạ

Chất thải
nên đốt

Chứa kim loại
nặng : chì, thuỷ
ngân, cadimi,...


Đóng rắn, chôn lấp an toàn hoặc
phương pháp hoá lý phù hợp

- Chất thải SH &CN
không phân loại triệt
để được
- CTYT nguy hại
- CTNH hữu cơ
- Bùn thải nguy hại,
cặn thải từ nhà máy
sản xuất, chất thải
nhiễm độc.
- Chứa halogen

11


3. ÁP DỤNG BEP GIẢM THIỂU POPs TỪ KHÂU TIỀN XỬ LÝ CHẤT
THẢI
Dựa trên nội dung hướng dẫn áp dụng BEP phân loại chất thải nên xử lý
bằng phương pháp đốt được trình bày ở trên, chúng ta lựa chọn được các nhóm
chất thải nên đốt bao gồm cả những loại chất thải phải được xử lý triệt để bằng
phương pháp đốt theo yêu cầu. Tuy nhiên đối với những loại chất thải khác nhau
thì nên áp dụng những quy trình công nghệ, loại lò đốt và điều kiện đốt khác
nhau. Vì vậy, chúng ta cần phải áp dụng BEP ngay từ khâu tiền xử lý chất thải
đem đốt để đảm bảo quá trình đốt sẽ giảm thiểu tối đa hoặc không phát sinh
POPs.
3.1.Phân loại chất thải
Các loại chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt cần được phân loại dựa
trên đặc tính, chức năng của từng loại lò đốt nhằm tối ưu hóa quá trình đốt, giảm

chi phí cũng như giảm phát sinh chất thải thứ cấp, đặc biệt là giảm thiểu phát
sinh POPs.
3.1.1. Nhóm chất thải xử lý bằng lò đốt thông thường:
Bao gồm các chất thải rắn SH và CN nên đốt ở mục 2.3.1;
3.1.2. Nhóm chất thải xử lý bằng lò đốt chất thải y tế:
Bao gồm các chất chất thải y tế nguy hại nên đốt ở mục 2.3.2;
3.1.3. Nhóm chất thải xử lý bằng lò đốt chất thải nguy hại:
Bao gồm CTNH hữu cơ nên đốt và bùn cặn từ các công đoạn sản xuất
công nghiệp từ mục 2.3.3 đến 2.3.7;
3.2.Tiền xử lý chất thải theo yêu cầu qui trình đốt
3.2.1. Giảm khối tích chất thải
Sử dụng các thiết bị sau để làm giảm thể tích:
- Búa đập, rất có hiệu quả đối với các thành phần có đặc tính giòn - dễ
gãy vỡ;
12


- Kéo cắt bằng thủy lực, dùng để làm giảm kích thước các vật liệu mềm;
- Máy nghiền.
3.2.2. Phối trộn đảm bảo nhiệt trị cho toàn bộ lượng chất thải
Để giúp cho quá trình đốt xảy ra hoàn toàn, đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế,
đồng thời giảm thiểu phát sinh POPs. Chúng ta cần phải phối trộn các chất thải
có nhiệt trị thấp với các chất thải có nhiệt trị cao theo tỉ lệ phù hợp đảm bảo cho
tổng nhiệt trị chất thải đạt theo yêu cầu thiết kế.
3.3.Lưu trữ an toàn chất thải trước khi đốt
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại
a. Khu vực lưu giữ chất thải phải có dấu hiệu cảnh báo.
b. Khu vực lưu giữ chất thải trong cơ sở đốt chất thải phải đảm bảo an
toàn về các mặt xây dựng, kết cấu cũng như phù hợp với tính chất
và khối lượng của chất thải thu nhận.

c. Các loại chất thải khác nhau phải được tách riêng, lưu giữ ở những
nơi khác nhau và phải có dấu hiệu cảnh báo an toàn.
d. Các thùng chứa chất thải dạng rời phải có dung tích lớn hơn thể tích
chất thải ít nhất là 10%, phải được chế tạo từ vật liệu phù hợp với
chất thải được chứa, kết cấu phải đảm bảo an toàn và tiện lợi cho
thao tác vận hành (xếp dỡ chất thải).
e. Phải có hệ thống tường, mương hoặc đê bao để phòng ngừa sự cố.
f. Phải có hệ thống thông gió và chiếu sáng phù hợp.
g. Phải có hệ thống mái, che chắn và thoát nước để đảm bảo nước
mưa không xâm nhập vào chất thải.
3.3.2. Chất thải nguy hại
Các yêu cầu kỹ thuật lưu trữ an toàn chất thải nguy hại cần phải đáp ứng
đầy đủ các tiêu chí lưu trữ an toàn đối với chất thải sinh hoạt và chất thải công
nghiệp không nguy hại. Ngoài ra, cần tuân thủ thêm các yêu cầu kỹ thuật như
sau :
13


a. Toàn bộ khu vực phải có hệ thống quan sát và báo động tự động.
Khu vực phải được trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ và những
người làm việc trong khu vực này phải được tập huấn dầy đủ để
hiểu rõ về:
- Đặc tính nguy hiểm của chất thải
- Cách sử dụng phương tiện cứu hộ đúng và hiệu quả
- Phương pháp sơ cứu khi bị phơi nhiễm với chất thải đang lưu
giữ tại cơ sở
b. Trước khi đi vào làm việc ở những khu chứa chất thải nguy hại,
công nhân phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật an toàn cơ bản
như thông thoáng không khí, đảm bảo nồng độ chất độc nếu có phát
tán vào không khí thì phải ở dưới mức giới hạn cho phép. Trong khi

làm việc trong các khu chứa chất thải độc hại, phải tuân thủ các quy
định về an toàn lao động;
c. Khi có công nhân làm việc bên trong kho chứa chất thải nguy hại,
cần bố trí người giám sát bên ngoài để có thể cấp cứu kịp thời khi
có sự cố xảy ra;

14


SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG BEP GIẢM THIỂU POPs TỪ KHÂU
TIỀN XỬ LÝ CHẤT THẢI
Chất thải nên đốt

Chất thải đốt trong lò đốt thông
thường

Phân loại

Chất thải đốt trong lò đốt y tế

Chất thải đốt trong lò đốt CTNH

Giảm khối tích chất thải
Tiền xử lý
Phối trộn đảm bảo nhiệt trị cho
toàn bộ lượng chất thải đem đốt

Chất thải rắn sinh hoạt và công
nghiệp không nguy hại
Lưu trữ an toàn


Chất thải nguy hại

15


4. ÁP DỤNG BAT TRONG THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN LÒ ĐỐT
Áp dụng BAT trong thiết kế và lựa chọn lò đốt là một trong những nội
dung rất quan trọng trong mục tiêu giảm thiểu phát thải POPs. Tuỳ theo từng
loại chất thải đem đốt sẽ có quy chuẩn, thông số kỹ thuật chi tiết được tính toán
cụ thể đối với loại công nghệ đốt, dạng lò đốt, công suất đốt sao cho phù hợp.
Để giảm thiểu phát sinh POPs trong qui trình thiết kế lò đốt cần phải tuân thủ
đầy đủ các yêu cầu về: cấu tạo buồng lò, vỏ lò, nhiệt độ mặt ngoài buồng lò, qui
trình nhiệt và nhiệt độ buồng đốt, thời gian lưu cháy, lượng cấp khí, nhiệt độ khí
thải.
Sau đây là những nội dung hướng dẫn áp dụng BAT trong thiết kế lò đốt
nhằm giảm thiểu phát thải POPs:
4.1. Cấu tạo lò
- Lò loại hai cấp bao gồm đốt sơ cấp và đốt thứ cấp. Buồng đốt phải
được cấu tạo để sao cho khí cháy được phân bố đều trong không gian
buồng đốt.
- Vỏ lò phải bằng kim loại (hoặc vật liệu khác) bền vững kết cấu dưới
tác dụng cơ học khi vận hành cũng như của nhiệt và môi trường xung
quanh lò đốt. Nhiệt độ mặt ngoài buồng đốt (vỏ lò) không vượt quá
500C trong giai đoạn vận hành ổn định (tránh thất thoát nhiệt và ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh).
- Lò đốt phải kín, không để xì hở khí cháy ra môi trường xung quanh
(đặc biệt khi nạp liệu).
- Cửa nạp chất thải phải đảm bảo an toàn, dễ dàng thao tác khi đóng mở
và phải kín khi lò đốt đang làm việc.

4.2. Nhiệt độ buồng đốt
4.2.1. Lò đốt chất thải đô thị và công nghiệp thông thường
- Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp không thấp hơn 8500C
16


4.2.2. Lò đốt chất thải y tế
- Nhiệt độ buồng thứ cấp trên 1050oC, thời gian lưu cháy trên 1,5 giây
hoặc trên 1200oC với thời gian lưu trên 1 giây;

4.2.3. Lò đốt chất thải nguy hại
- Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp không thấp hơn 11000C (đối với thành
phần nguy hại không có Chlorine) và không thấp hơn 12000C (đối với

chất thải nguy hại có chứa chlorine hoặc các thành phần có khả năng
phát sinh POPs) với thời gian lưu cháy không dưới 1 giây;
4.3. Nhiệt độ khí thải
- Nhiệt độ của khí thải ở miệng ống khói không lớn hơn 2500C
4.4. Lượng oxy dư
- Lượng oxy dư tối thiểu 300%

17


SƠ ĐỒ ÁP DỤNG BAT TRONG THIẾT KẾ LÒ ĐỐT NHẰM GIẢM
THIỂU PHÁT THẢI POP
Buồng thứ cấp

Tmặt ngoài <500C


Buồng sơ cấp

Kim loại hoặc
vật liệu khác
bền với nhiệt

Lò đốt 2 cấp

Vỏ lò

- Lò đốt phải kín
không để xì hở khí
ra xung quanh.
- Cửa nạp chất thải
phải dễ dàng thao
tác khi đóng mở và
phải kín khi lò đốt
làm việc.

Cấu tạo lò đốt

Thời gian lưu
không nhỏ 2s

Thiết kết lò đốt

Lượng oxy dư
tối thiểu 300%

Nhiệt độ lò đốt


Lò đốt
CT thông thường
Tbuồng đốt thứ cấp >8500C

Lò đốt
CTYT nguy hại

- Tbuồng đốt thứ cấp>10500C,
ứng thời gian lưu >1,5s
hoặc
- Tbuồng đốt thứ cấp>12000C,
ứng thời gian lưu >1s;

Lò đốt
Chất thải nguy hại
- Tbuồng đốt thứ cấp >11000C
(CT không có Chlorine),
- Tbuồng đốt thứ cấp >12000C
(CT có Chlorine hoặc thành
phần phát sinh POPs)
18


4.5. Các dạng lò có thể lựa chọn áp dụng trong thiết kế lò đốt
4.5.1. Lò đốt nhiều buồng đốt (Multiple-Chamber Incinerators)
Lò đốt nhiều buồng đốt (2 ÷ 3 buồng đốt) là kiểu lò được cải tiến từ lò đốt
một buồng đốt. Trong đó, buồng lò thứ nhất dùng để đốt chất thải, các buồng lò
còn lại dùng để đốt lần hai (hoặc lần ba) các sản phẩm cháy hình thành từ buồng
đốt thứ nhất có nhiên liệu bổ trợ. Nhờ đốt từ 2 đến 3 cấp nên hiệu quả phân hủy

nhiệt cao hơn lò đốt đơn. Khí thải nhờ vậy cũng được cải thiện chất lượng đáng
kể.
Tuy nhiên, quá trình đốt không có sự kiểm soát không khí từ buồng đốt
thứ nhất (thường là quá trình đốt dư khí) nên không kiểm soát được quá trình
cháy. Vì vậy, nồng độ các chất ô nhiễm biến thiên rất lớn trong một mẻ đốt và
thường rất cao khi mới nạp rác vào lò. Kiểu lò này ngày nay thường chỉ áp dụng
để đốt các chất thải không nguy hại có nguồn gốc từ nông nghiệp như cành cây,
lá cây.

10

4

5

6

7

8

9

3

2

1

11


11

12

12

12

Hình 1. Lò đốt nhiều buồng đốt
19


1. Cấp khí dưới ghi;

2. Cửa nạp rác;

3. Cấp khí trên ghi;

4. Ghi lò;

5. Buồng đốt sơ cấp;

6. Cấp khí thứ cấp;

7. Béc đốt bổ trợ

8. Buồng đốt thứ cấp

9. Van khói


10. Ống khói

11.Cửa tháo tro

12. Cửa vệ sinh

4.5.2. Lò đốt kiểu hố đốt hở (Open-Pit Incinerators)
Đây là kiểu lò được thiết kế để đốt các chất thải có tính dễ cháy nổ. Đó là
các chất dễ tạo ra một vụ nổ hoặc giải phóng một nhiệt lượng lớn. Khi tính toán
để xử lý một loại chất thải bằng phương pháp đốt phải tính đến khả năng nổ nếu
quá trình đốt nó giải phóng một nhiệt lượng tới 6.197.000 kcal/giờ trên 01 mét
chiều dài lò.

Bệ nạp liệu

Cổng thoát khí Vòi phun khí
làm nguội
30

o

Khoảng trống
không khí
Tường bảo vệ

2,4 - 4,8m

Ống phun
khí


GHI CHÚ:
Công suất danh nghĩa:
6.197*103 kcal/h trên 1 m
chiều dài lò
Quạt

Động cơ quạt

Cung cấp khí
làm nguội
2,4 m

Hình 2. Lò đốt kiểu hố đốt hở

Khác với các kiểu lò đốt khác, lò đốt kiểu hố đốt hở kiểm soát quá trình
cháy bằng cách kiểm soát không khí trên ngọn lửa. Phía trên miệng lò có gắn
20


các ống thổi khí đường kính từ 50 đến 70mm để thổi khí với hệ số không khí dư
tới 200-300%, cột áp tới 280 mmH2O và lưu lượng tới 80 m3/ph trên 1 mét chiều
dài lò.
Lò đốt có thể được xây dựng nổi hoặc đơn giản chỉ là một hố chìm trên
mặt đất. Cửa nạp liệu ở phía đối diện với họng thổi khí. Hiệu quả đốt của kiểu lò
này phù hợp với một số loại chất thải, tuy nhiên, quá trình cháy không kiểm soát
được và thường phát sinh nhiều bụi mà chưa có một kỹ thuật nào có thể thu gom
xử lý được. Vì vậy, việc áp dụng loại lò đốt này để đốt một loại chất thải nào đó
phải có ý kiến và sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường địa phương.
4.5.3. Lò đốt nhiều tầng (Multiple-Hearth Incinerators)

Van điều chỉnh khí

Ống thoát khí làm nguội

Cửa nạp chất thải
Ống thoát khí thải

Cánh khuấy ở
mỗi tầng

Vùng sấy

Hồi lưu khí
nóng

Vùng đốt

Vùng làm nguội
Bộ phận truyền động
Thải tro

Quạt làm mát

Hình 3. Lò đốt nhiều tầng
21


Kiểu lò này được nghiên cứu và phát triển để đốt các chất thải dạng bùn.
Loại chất thải này không thể đem đốt trong các loại lò đốt thông thường do độ
ẩm cao, nhiệt trở lớn.

Kết cấu một lò đốt nhiều tầng như hình 3. Lò có dạng hình trụ đứng, bên
trong có nhiều tầng, mỗi tầng có cánh khuấy để khuấy trộn bùn và gạt bùn. Bùn
thải cho vào từ phía trên vào tầng thứ nhất được cánh khuấy gạt xuống tầng thứ
hai và cứ như thế cho đến tầng cuối cùng. Trong quá trình đi xuống, bùn được đi
qua các vùng sấy, vùng đốt, vùng làm nguội và tháo tro. Vùng đốt có béc đốt bổ
trợ. Không khí làm mát được thổi vào ống trung tâm của lò đốt, một phần khí
nóng được hồi lưu để cung cấp cho quá trình cháy nhằm tận dụng nhiệt.
4.5.4. Lò đốt tầng sôi (Fluidize-Bed Incinerators)
Lò đốt tầng sôi là một kỹ thuật hiện đại mới được phát triển từ những năm
80 của thế kỷ 20. Kiểu lò này phù hợp để đốt nhiều loại chất thải như chất thải

Làm
nguội

Khí th
ống khói
ải ra

Ngăn tách ẩm

Béc đ
nhi
ốt
ệt gia

Ch
ất thải rắn

Béc đ
th


ốtcấp

lỏng, bùn thải và cả chất thải rắn thông thường.

Cyclon
Quạt

Không khí
tầng sôi

ùn

CT l
ho
ỏng
ặc b

Tro
Đầu dò
nhiệt độ

Scruber

Venturi

Lớp cát tầng sôi
Đầu phun khí

Hình 4. Lò đốt tầng sôi

22


Sơ đồ công nghệ hệ thống lò đốt tầng sôi như trên hình 4. Kết cấu lò đốt
chính là một tháp hình trụ, bên trong chứa một lớp cát dày 30 - 50 cm để nhận
nhiệt và giữ nhiệt từ béc đốt sau đó truyền cho chất thải. Một lượng không khí
với áp lực cao thổi qua lớp cát làm cho lớp cát bị xáo trộn như đang sôi. Nhờ sự
xáo trộn của cát, bùn thải bơm vào được đánh tơi ra tạo điều kiện đốt cháy dễ
dàng hơn. Đối với chất thải lỏng, khi được bơm vào buồng lò dính vào các hạt
cát nóng, bị hóa hơi và đốt cháy. Phần chưa cháy hết được đốt cháy hoàn toàn ở
buồng đốt thứ cấp có bổ sung nhiên liệu phụ trợ thông qua béc đốt thứ cấp.
Khí thải sau đó tiếp tục được xử lý trong hệ thống xử lý khí trước khi thải
ra môi trường theo ống khói.
Ưu điểm
 Có thể xử lý cả ba dạng CTR, lỏng và khí
 Thiết kế đơn giản và hiệu quả nhiệt cao
 Nhiệt độ khí thải thấp và lượng khí dư yêu cầu nhỏ
 Hiệu quả đốt cao do bề mặt tiếp xúc lớn
 Lượng nhập liệu không cần cố định.
Nhược điểm
 Khó tách phần không cháy được
 Lớp dịch chuyển phải được tu sửa và bảo trì
 Lớp đệm có khả năng bị phá vỡ
 Cần khống chế nhiệt độ đốt vì nếu cao hơn 850oC có khả năng phá vỡ lớp
đệm
 Chưa được sử dụng nhiều trong xử lý chất thải nguy hại.
4.5.5. Lò đốt nhiệt phân có kiểm soát không khí (Pirolysis and
Controlled Air Incinerators)
Nhiệt phân là quá trình chuyển hóa chất rắn thành chất khí nhờ nhiệt mà
quá trình không cần sử dụng đến ô xy hoặc sử dụng rất ít ô xy (đốt thiếu khí).

23


×