Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Điều tra, đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.62 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm Nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Điều tra, đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Sinh viên thực hiện : Trương Văn Tiến
Lớp

: Quản lý TNR & MT 45B

Thời gian thực tập

: Từ 05/01 đến 08/05/2015

Địa điểm thực tập

: Phòng NN & PTNT huyện Hiệp Đức

Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Quang Vĩnh
Bộ môn

: Lâm nghiệp xã hội

NĂM 2015



Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khoá luận này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu trường đại học Nông lâm Huế, Ban chủ nhiệm khoa
Lâm Nghiệp cùng quý thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp đã tận tình
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.
Lê Quang Vĩnh người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tận
tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh, các chị
tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hiệp Đức,
Ban Lâm nghiệp xã Quế Bình và xã Sông Trà, các nông hộ trồng
cao su tiểu điền ở 2 xã Quế Bình và xã Sông Trà, huyện Hiệp
Đức, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình thực tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và
bạn bè cùng toàn thể sinh viên lớp Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trường 45B đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và thực tập tốt nghiệp.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiêm thực tiễn
nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy tôi rất
mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sự thông cảm của
quý thầy cô giáo và các bạn để khoá luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Trương Văn Tiến
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



Bảng 2.1. Diện tích cao su trồng mới từ năm 2005-2012.................................8
Bảng 2.2. Sản lượng cao su tiểu điền trên thế giới qua các năm.....................9
Bảng 2.3. Năng suất cao su tiểu điền trên thế giới qua các năm.....................9
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su qua các năm.................11
Bảng 4.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Hiệp Đức
.............................................................................................................................20
Bảng 4.2. Diện tích và mật độ dân số ở các xã, thị trấn của huyện Hiệp Đức
năm 2013............................................................................................................22
Bảng 4.3. Diện tích cao su tiểu điền toàn huyện từ năm 2009 – 2013...........26
Bảng 4.4. Diện tích cao su tiểu điền ở xã Quế Bình và xã Sông Trà từ năm
2009 – 2014.........................................................................................................27
Bảng 4.5. Các giống cao su trồng tại xã Quế Bình và xã Sông Trà qua các
năm 2008 - 2014.................................................................................................28
Bảng 4.6. Quy trình kỹ thuật trồng cao su tiểu điền của các nông hộ tại xã
Quế Bình và xã Sông Trà..................................................................................29
Bảng 4.7. Tình hình sinh trưởng của giống PB 260 trồng năm 2007 ở xã
Quế Bình và xã Sông Trà..................................................................................31
Bảng 4.8. Lượng tăng trưởng bình quân chung của giống PB 260 trồng năm
2007 ở xã Quế Bình và xã Sông Trà.................................................................31
Bảng 4.9. Năng suất mủ của giống PB 260 trồng năm 2007 của các nông hộ
trồng cao su tiểu điền ở xã Quế Bình và xã Sông Trà....................................32
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của cây cao su tiểu điền của nông hộ người
Kinh....................................................................................................................34
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của cây cao su tiểu điền của nông hộ người Ca
Dong....................................................................................................................35
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của cây cao su tiểu điền của nông hộ người Mơ
Nông....................................................................................................................36
Bảng 4.13. Độ che phủ của cây cao su ở xã Quế Bình và xã Sông Trà năm
2013.....................................................................................................................39
Bảng 4.14. Phân tích SWOT cho cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức........40



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ diện tích cao su thiên nhiên thế giới năm 2012..................7

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm của nông hộ trồng cao su tiểu điền.......33


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANRPC : Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su thiên nhiên (Association of
Natural Rubber Producing Countries)
BCR

: Hệ số sinh lãi thực tế (Benefit Cost Ration)

BPV

: Giá trị hiện tại của thu nhập (Benefit Present Value)

CPV

: Giá trị hiện tại của chi phí (Cost Present Value)

IRSG

: Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (International Rubber Study
Group)

NPV


: Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value)

SWOT : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Strengths – Weaknesses –
Opportunities – Threats)
VRA

: Hiệp hội Cao su Việt Nam (Vietnam Rubber Association)


MỤC LỤC
PHẦN 1.................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................................1
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài.....................................................................................................2
1.2.1.Mục đích................................................................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu..................................................................................................................................2

PHẦN 2.................................................................................................................3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây cao su..........................................................................................3
2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây cao su........................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây cao su.........................................................................................4
2.2. Công dụng và giá trị kinh tế của cây cao su..................................................................................5
2.3. Tình hình phát triển cao su trên thế giới và trong nước..............................................................6
2.3.1. Tình hình phát triển cao su trên thế giới...............................................................................6
2.3.2. Tình hình phát triển cao su tiểu điền trên thế giới...............................................................9
2.3.3. Tình hình phát triển cao su trong nước..............................................................................10
2.3.4. Tình hình phát triển cao su tiểu điền trong nước...............................................................12


PHẦN 3...............................................................................................................13
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, .........................................................13
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................13
3.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................13
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................13
3.3.Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................13
3.4.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................14
3.4.1.Điều tra thu thập số liệu thứ cấp.........................................................................................14
3.4.2.Điều tra thu thập số liệu sơ cấp...........................................................................................14

PHẦN 4...............................................................................................................17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................17
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hiệp Đức....................................................................17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................................17


4.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................................17
4.1.1.2. Địa hình........................................................................................................................17
4.1.1.3. Đất đai.........................................................................................................................18
4.1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai..........................................................................................20
4.1.1.5. Khí hậu.........................................................................................................................20
4.1.1.6. Thuỷ văn......................................................................................................................21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................................21
4.1.2.1. Cơ cấu các ngành nghề của huyện Hiệp Đức...............................................................21
4.1.2.2. Điều kiện xã hội............................................................................................................22
4.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quế Bình và xã Sông Trà.........................................24
4.2. Tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức..........................................................24
4.2.1. Công tác giống cao su.........................................................................................................24
4.2.2. Tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức...................................................25
4.3. Thực trạng phát triển cao su tiểu điền ở một số xã của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam......27

4.3.1. Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở xã Quế Bình và xã Sông Trà...................................27
4.3.2. Công tác giống cao su tại xã Quế Bình và xã Sông Trà.........................................................28
4.3.3. Quy trình kỹ thuật trồng cao su tiểu điền của nông hộ điều tra tại xã Quế Bình và xã Sông
Trà................................................................................................................................................29
4.4. Tình hình sinh trưởng và phát triển của cây cao su ở xã Quế Bình và xã Sông Trà....................30
4.4.1. Tình hình sinh trưởng của vườn cao su ở giai đoạn khai thác trồng năm 2007..................30
4.4.2. Lượng tăng trưởng bình quân chung..................................................................................31
4.4.3. Năng suất mủ......................................................................................................................32
4.5. Kênh tiêu thụ sản phẩm của nông hộ trồng cao su tiểu điền.....................................................32
4.6. Đánh giá hiệu quả của việc trồng cao su tiểu điền.....................................................................33
4.6.1. Hiệu quả về kinh tế.............................................................................................................33
4.6.2. Hiệu quả về xã hội...............................................................................................................38
4.6.3. Hiệu quả về môi trường......................................................................................................38
4.7. Một số giải pháp để phát triển cao su tiểu điền bền vững tại huyện Hiệp Đức.........................39

PHẦN 5...............................................................................................................43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................43
5.1. Kết luận......................................................................................................................................43
5.2. Đề nghị.......................................................................................................................................44


PHẦN 6...............................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................45
PHẦN 7...............................................................................................................46
PHỤ LỤC...........................................................................................................46


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Điều tra, đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức,
tỉnh Quảng Nam được thực hiện với mục tiêu của đề tài là đánh giá tình hình

phát triển cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức, khảo sát tình hình sinh trưởng
phát triển của cây cao su của các nông hộ trồng cao su tiểu điền tại huyện Hiệp
Đức, đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cao su tiểu điền tại huyện
Hiệp Đức, qua đó đề xuất giải pháp phát triển cao su tiểu điền bền vững tại
huyện Hiệp Đức.
Để tiến hành đề tài, tôi tiến hành phương pháp thu thập thông tin từ các cơ
quan chính quyền địa phương qua phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham
gia (PRA) và sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức của các nông hộ trồng cao su tiểu điền tại huyện
Hiệp Đức.
Đề tài đạt được một số kết quả: Diện tích cao su tiểu điền toàn huyện tăng
lên qua các năm. Năm 2009 diện tích cao su toàn huyện chỉ có 416,15 ha đến
năm 2013 diện tích tăng lên 2.001,12 ha. Năng suất mủ cao su của nông hộ
người Kinh cao nhất đạt 1,16 tấn/ha và nông hộ người Mơ Nông thấp nhất đạt
1,00 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế của cây cao su tiểu điền của nông hộ người Kinh,
Ca Dong và Mơ Nông trồng cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức thua lỗ.
Qua quá trình nghiên cứu tôi đưa ra kết luận: Diện tích đất chưa sử dụng
trên toàn huyện là 3.405,41 ha, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng phát triển
của cây cao su là điều kiện thuận lợi để phát triển cây cao su tiểu điền. Diện tích
cao su tiểu điền toàn huyện tăng qua các năm, từ 416,15 ha năm 2009 tăng lên
2.001,12 ha năm 2013. Diện tích trồng cao su tiểu điền tại xã Quế Bình và xã
Sông Trà tăng nhanh. Năm 2009 diện tích cao su xã Quế Bình chỉ 71,87 ha đến
năm 2014 tăng lên 264,27 ha, xã Sông Trà diện tích cao su năm 2009 chỉ 92,34
ha đến năm 2014 tăng lên 273,5 ha.
Giống cao su được trồng tại huyện Hiệp Đức rất đa dạng và phong phú, bao
gồm các loại giống sau: PB 260, RRIM 600, GT 1, LH 90/952, RRIC 100, RRIC
121. Trong đó giống được trồng nhiều nhất tại huyện là PB 260 chiếm 70%.
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân cho cây cao su của nông hộ tại xã
Quế Bình và xã Sông Trà hầu hết không đúng quy trình hướng dẫn của ngành,
đặc biệt là các nông hộ người Ca Dong và Mơ Nông.



Sinh trưởng của giống PB 260 trồng năm 2007 ở xã Quế Bình cao hơn so
với xã Sông Trà. Về vanh thân của cây cao su ở vị trí cách mặt đất 1m ở xã Quế
Bình là 51,4 cm, xã Sông Trà là 48,3 cm, chiều cao vút ngọn của cây cao su ở xã
Quế Bình là 14,7 m, xã Sông Trà là 14 m, chiều cao dưới cành của cây cao su ở
xã Quế Bình là 2,8 m, xã Sông Trà là 2,7 m. Lượng tăng trưởng bình quân
chung về chiều cao của giống PB 260 trồng năm 2007 ở xã Quế Bình cao hơn so
với xã Sông Trà. Lượng tăng trưởng bình quân chung của cây cao su ở xã Quế
Bình là 2,03 m/năm và xã Sông Trà là 1,93 m/năm.
Năng suất mủ của giống PB 260 trồng năm 2007 của các nông hộ trồng cao
su tiểu điền ở xã Quế Bình cao hơn xã Sông Trà. Năng suất mủ cao su của nông
hộ người Kinh cao nhất đạt 1,16 tấn/ha, nông hộ người Ca Dong đạt 1,02 tấn/ha
và nông hộ người Mơ Nông thấp nhất đạt 1,00 tấn/ha.
Hiệu quả kinh tế của cao su tiểu điền của nông hộ người Kinh, Ca Dong và
Mơ Nông trồng cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức thua lỗ. Giá trị hiện tại
thuần NPV của nông hộ người Kinh là -30.477,110 đồng/ha, nông hộ người Ca
Dong là -11.894,510 đồng/ha, nông hộ người Mơ Nông là -3.770,510 đồng/ha.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm mủ của nông hộ trồng cao su tiểu điền trải qua
nhiều giai đoạn trung gian. Chính vì vậy mà giá mủ cao su của nông hộ thường
bị biến động, bị thương lái ép giá.
Do vậy cần tiếp tục nghiên cứu đề tài ở mức độ sâu và rộng hơn về cao su
tiểu điền ở các địa phương để khẳng định những kết quả mà đề tài đã đạt được.
Nghiên cứu mô hình quản lý về thu mua sản phẩm để đảm bảo quyền lợi của
nông hộ trồng cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức. Áp dụng biện pháp trồng
xen cây hằng năm trong giai đoạn cây chưa khép tán để tăng thu nhập lấy ngắn
nuôi dài và cải tạo đất, hạn chế cỏ dại, chống xói mòn. Vận động nông hộ dồn
điền, đổi thửa để tăng quy mô cho các hộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản
lý, chăm sóc, bảo vệ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao
năng suất lao động, giảm chi phí đầu tư. Nhà nước nên có biện pháp hỗ trợ giá

cho các hộ trồng cao su tiểu điền.


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cao su (Hevea brasiliensis) là cây thân gỗ thuộc họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae) có giá trị kinh tế lớn nhất trong chi Hevea có nguồn gốc từ
Nam Mỹ ban đầu chỉ mọc ở khu vực rừng mưa Amazon. Lần đầu tiên cây cao su
được đưa vào trồng ở Việt Nam tại Thủ Dầu Một, Bình Dương, Nha Trang và
Suối dầu vào năm 1987 do ông Alexande Yersin.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày cho giá trị kinh tế cao, nhựa của cây
cao su dùng để sản xuất các sản phẩm cao su tự nhiên như săm lốp, ruột xe. Bên
cạnh mủ cao su, cây cao su còn cho một lượng gỗ rất lớn dùng để sản xuất đồ gỗ
có giá trị. Gỗ cao su được coi là loại gỗ tốt vì có thớ gỗ dày, ít co dãn, màu sắc
đẹp và được chế tạo nhiều hình dạng khác nhau. Gỗ cao su được coi là loại gỗ
thân thiện môi trường, gỗ chỉ được con người khai thác sau khi cây cao su đã kết
thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Đến năm 2013 diện tích cao su của cả nước là
955600 ha tăng 4,31 lần so với năm 1990 chỉ có 221700 ha [7], năng suất đạt
1740 kg/ha đứng vị trí thứ hai sau Thái Lan [10]. Năm 2013 Việt Nam đã xuất
khẩu 1,076 triệu tấn cao su nguyên liệu các loại, đạt kim ngạch 2,52 tỷ USD.
Trồng cây cao su không chỉ đưa lại hiệu quả kinh tế mà còn có giá trị về
mặt môi trường như phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn đất, giữ
được mạch nước ngầm tốt hơn. Khi rừng cao su bắt đầu khép tán thì tiểu khí hậu
trong rừng cao su cũng thay đổi về ánh sáng, chế độ nhiệt, độ ẩm,... góp phần cải
thiện khí hậu cho các vùng ven rừng.
Sản xuất cao su đã giải quyết được số lượng công nhân lao động rất lớn
trong công tác trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và khai thác góp phần xoá đói
giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội cho người dân địa phương và các
hộ gia đình. Khi người dân địa phương đã có công ăn việc làm và tạo ra được

thu nhập thì tình hình an ninh trật tự tại địa phương được ổn định hơn, nạn phá
rừng làm nương rẫy được hạn chế. Việc phát triển cây cao su gắn liền với việc
phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng làm cho người dân có điều kiện phát triển
kinh tế góp phần đảm bảo trật tự, an ninh quốc phòng tại địa phương.
Hiệp Đức là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Nam. Huyện
có diện tích tự nhiên là 49.419 ha, dân số 40.521 nhân khẩu, đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm gần 9% và gần 90% dân số sống bằng nghề nông.

1


Trong thời gian qua huyện đã thực hiện tốt công tác giao đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất không sử dụng đúng mục đích của
mọi thành phần kinh tế, giao cho các hộ nông dân đầu tư trồng cao su. Huyện
cũng đã có phương án giải quyết về vốn đầu tư cho nhân dân từ các nguồn như
vay các ngân hàng, huy động vốn tự có trong nhân dân. Tranh thủ các cơ chế ưu
đãi đầu tư như hỗ trợ lãi suất ưu đãi, các nguồn hỗ trợ kinh phí của các tổ chức
phi chính phủ...đẩy mạnh cho người dân trồng cao su. Hiện nay, cao su tiểu điền
được trồng phổ biến rộng rãi ở nhiều xã của huyện Hiệp Đức và đây được xem
là cây góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu chính đáng cho các hộ
nông dân và xã hội.
Đến nay, diện tích cao su tiểu điền của toàn huyện có khoảng hơn 2000 ha.
Người dân nhiều xã của huyện Hiệp đức đã đồng loạt trồng cao su trên tất cả các
khu vực thuộc diện tích đất rừng lâm nghiệp, mô hình này gọi là mô hình trồng
“cao su tiểu điền” đây được coi là mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc mạnh
mẽ chưa từng thấy ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam.
Trước những thực tế đó, đặc biệt là ở một huyện miền núi thì phát triển cao
su còn gặp nhiều trở ngại. Do thiếu kiến thức kỹ thuật, tập quán canh tác, điều
kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn nên việc phát triển trồng
cao su tiểu điền còn gặp nhiều khó khăn. Để đánh giá đúng thực trạng, góp phần

phát triển cao su tiểu điền và đánh giá đúng ảnh hưởng của cây cao su đến đời
sống người dân địa phương cũng như môi trường như thế nào? Chính vì lý do đó
nên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá tình hình phát triển cao
su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Điều tra, đánh giá khả năng phát triển cao su tiểu điền và tác động của nó
đến đời sống người dân cũng như cải thiện môi trường tại các xã trồng cao su
tiểu điền của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
1.2.2. Yêu cầu
Phân tích và làm rõ thực trạng phát triển cao su tiểu điền ở huyện Hiệp
Đức, giúp cho địa phương có được những tư liệu thực tế để có hướng quy hoạch
trồng cao su tiểu điền hợp lý.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây cao su
2.1.1. Đặc điểm hình thái của cây cao su
Rễ: Rễ cây cao su được chia ra làm các loại:
Rễ cọc: Dài từ 3 - 5m xuất phát từ rễ mầm, khi bị đứt thì rễ không có khả
năng tái sinh, rễ có thể đâm sâu đến 10m ở những vùng có điều kiện đất đai thích
hợp. Sự phát triển của rễ cọc giúp cây cao su có tính chịu hạn được tốt hơn.
Rễ bàng: Có khả năng vươn xa từ 6 – 10m, phân nhánh nhiều, mọc ngang
trên tầng đất mặt từ 0 – 30 cm. Rễ phát triển tương ứng với chiều rộng của tán
lá, có khả năng tái sinh tốt. Ở giai đoạn sinh trưởng cây con và kiến thiết cơ bản
rễ làm nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt về sau rễ này phân
nhánh tạo nên rễ tơ tại phần đầu rễ của các rễ ngang. Rễ ngang lúc này làm giá

đỡ và giữ cho cây đứng vững [6].
Rễ tơ: Làm nhiệm vụ chủ yếu trong việc hút nước và muối khoáng cho cây
ở tầng đất mặt. Rễ tơ hầu hết xuất hiện ở lớp đất mặt do rễ ngang xuất hiện ở lớp
đất mặt, rễ tơ có khả năng tái sinh tốt. Sự phát triển của rễ tơ và rễ ngang có tính
chu kì tương ứng với sự phát triển của tượng tầng (Nguyễn Khoa Chi, 1985).
Thân: Thân cây cao su có hình trụ tròn, cao to, chiều cao cây trung bình từ
20 – 30m, tán lá rộng. Khi đến độ cao từ 2 – 3m thì cây phân cành, chiều cao
cây phát triển phụ thuộc vào đỉnh sinh trưởng và điều kiện khí hậu đất đai. Thân
cao su lúc còn non thường có màu tím hoặc xanh tím.
Lá: Lá cao su là loại lá kép lông chim mọc cách, mỗi lá gồm 3 lá chét. Kích
thước, hình dạng lá khác nhau tuỳ thuộc vào giống. Từ năm thứ ba trở đi cây cao
su có hiện tượng rụng lá theo mùa. Thời gian rụng lá nhanh hay chậm tuỳ thuộc
vào điều kiện khí hậu. Trong thời gian rụng lá thì không nên cạo mủ để cho cây
tập trung chất dinh dưỡng tạo ra lá mới.
Hoa: Hoa cao su có màu vàng và có hương, mọc thành chùm ở nách lá. Cây
cao su từ bốn tuổi trở đi bắt đầu ra hoa lần đầu tiên, hoa cao su ra sớm hơn khi
điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt. Hoa đực thường nở trước hoa cái một thời
gian nên đa số hoa thụ tinh nhờ côn trùng và gió. Hoa đực hình chuông và nhỏ
hơn hoa cái, dài khoảng 5mm.

3


Quả: Quả cao su thuộc loại quả nang, quả hình tròn hơi dẹp, có đường kính
từ 3 – 5cm, quả có 3 buồng, mỗi buồng có chứa một hạt. Quả chín nứt theo
chiều dọc, thu hoạch hạt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, quả cao su sau khi
hình thành và phát triển được 12 tuần thì đạt kích thước lớn nhất và khoảng 20
tuần thì quả chín.
Hạt: Hạt có kích thước 2 – 3,5cm, hạt có dạng hình tròn hay bầu dục, một
kg hạt trung bình khoảng 200 – 250 hạt. Hạt thường được gieo ngay sau khi thu

hoạch do hạt thường chín sinh lý trước khi rụng lá khá lâu nên khả năng nảy
mầm giảm đi [6].
2.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây cao su
Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới, cây cần nhiệt độ cao và đều
đặn. Sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ từ 22 – 30 0C, khoảng nhiệt
độ phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là 26 – 28 0C. Nhiệt độ thấp sẽ
ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và gây khó khăn cho quá trình chảy mủ khi
khai thác. Với nhiệt độ dưới 180C tốc độ sinh trưởng của cây cũng bị hạn chế.
Nhiệt độ dưới 100C kéo dài sẽ gây ra rối loạn quá trình trao đổi chất và cây sẽ
chết. Nhiệt độ dưới 50C cây bị tổn hại vì lạnh, cây sẽ bị nứt vỏ gây ra hiện tượng
chảy mủ, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Nhưng với nhiệt độ cao hơn 30 0C
gây ra hiện tượng mủ mau đông khi khai thác, năng xuất mủ giảm đi. Nhiệt độ
cao hơn 400C gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và có thể làm cây chết.
Độ ẩm không khí và lượng mưa: Cây cao su có độ ẩm không khí trung bình
thích hợp cho sinh trưởng của cao su là trên 75%, độ ẩm không khí cao thì khả
năng cho mủ nhiều khi khai thác. Cây cao su có tính chịu hạn cao hơn so với cây
công nghiệp khác như: tiêu, cà phê. Chính vì vậy mà cây cao su được ưu tiên
trồng ở những nơi không có điều kiện về nguồn nước và khả năng tưới. Cây cao
su thường được trồng ở những vùng có lượng mưa tối thiểu 1800mm, nằm trong
khoảng từ 1800-2500mm/năm. Lượng mưa phân bố đều trong năm cây sẽ sinh
trưởng tốt. Số ngày mưa trong năm thích hợp từ 100-150 ngày. Mưa nhiều ngày
liên tục, trời âm u ít nắng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm giảm năng suất
do bị bệnh hại, đặc biệt là bệnh phấn trắng.
Ánh sáng: Cây cao su cần số giờ chiếu sáng thích hợp tối thiểu 1800 giờ/năm,
trung bình khoảng từ 1800-2800 giờ/năm. Tính chống chịu cũng như sức đề kháng
của cây phụ thuộc vào ánh sáng, đặc biệt cao su là cây ưa sáng. Sương mù nhiều sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh phát triển ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng và phát triển của cây. Quá trình sinh tổng hợp của cây cao su càng cao
khi thời gian và cường độ chiếu sáng trong ngày càng lớn.


4


Gió: Gió là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
cây. Cây cao su cần lặng gió, gió thích hợp cho cây cao su là 1-2 m/s, gió nhẹ
làm cho vườn cây được điều hoà thông thoáng, ít bị bệnh hại, cây sinh trưởng và
phát triển tốt, làm cho vỏ mau khô sau khi trời mưa. Gió lớn thường gây bật gốc
đỗ cây, gãy cành, đứt rễ, gây ra các bệnh về thân cành làm giảm mật độ vườn
cây và giảm năng xuất mủ.
Ðất đai và địa hình: Đất đai và địa hình là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ
sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Tầng đất canh tác phù hợp với cây cao
su dày trên 1m, đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, không bị ngập úng, dễ thoát
nước. Độ cao thích hợp cho cây cao su so với mực nước biển là dưới 200m. Tuy
nhiên, cây cao su trồng ở những nơi có điều kiện đất nghèo chất dinh dưỡng thì
sinh trưởng và phát triển của cây cao su kém, cần đầu tư nhiều chi phí cho phân
bón và đem lại hiệu quả kinh tế thấp.
2.2. Công dụng và giá trị kinh tế của cây cao su
Cây cao su từ khi trở thành hàng hoá, công dụng của nó ngày càng được
mở rộng. Hiện nay, mủ cao su trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của
ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản
phẩm cần dùng đến mủ cao su có thể kể đến các loại sau: cao su vỏ ruột xe
chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, kế đó là cao su dùng để làm các ống, băng
chuyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài mòn, các trang thiết bị hàng không,
dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao. Liệt kê có đến trên 50000 công dụng của
cây cao su [4].
Bên cạnh mủ, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn. Trong điều
kiện canh tác nông nghiệp với mật độ cây trồng 400 cây/ha, sau 14 năm trồng
cây cao su có thể cho từ 0,3 – 0,55 m 3 gỗ/cây tuỳ theo giống. Khối lượng củi có
thể thu khoảng 30 – 40% khối lượng gỗ [12], [5]. Giá gỗ cao su có thể dao động
từ 600 – 900 USD/m3. Sau khi trồng 7 năm cây cao su có thể cung cấp khoảng

200 – 300 kg hạt/ ha/năm với hàm lượng dầu khoảng 10 – 12% lượng hạt và
lượng protein đáng kể trong hạt. Dầu cao su cũng có thể được sử dụng trong
công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất độn kích thích pha thuốc mủ cao su,
hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể dùng làm dầu thực phẩm. Ngoài ra, cây
cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, chống xói mòn đất, cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là miền
trung du, vùng núi. Kinh doanh cao su sẽ tạo được công ăn việc làm ổn định cho
bộ phận lớn dân cư sống ở vùng gò đồi, miền núi. Trồng cao su còn có tác dụng

5


tham gia phân bổ hợp lý giữa thành thị và nông thôn, thu hút dân cư ở các vùng
thành thị hoặc đồng bằng đến các vùng trung du, miền núi, vùng định cư với các
dân tộc ít người [6].
Về giá trị thương mại của mủ cao su thiên nhiên là loại nguyên liệu độc
quyền trong thời gian đầu. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ 2 do có sự
xuất hiện của cao su nhân tạo là sản phẩm của dầu mỏ, cao su thiên nhiên đã bị
cạnh tranh gay gắt trong nhiều thập kỉ. Cho đến nay, tỷ lệ sản xuất 2 loại cao su
đã giữ ở mức ổn định là 32/68 (Cao su thiên nhiên/cao su nhân tạo). Giá mủ cao
su thiên nhiên thường dao động và ở mức thấp là 226 USD/tấn mủ khô tại thị
trường New York năm 1930 và cao nhất là 3079 USD/tấn tại thị trường Singapo
năm 1980 [4].
Do cao su là sản phẩm quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp nên giá mủ
cao su luôn ổn định trong thời gian dài. Nhất là, những năm gần đây do mở rộng
thị trường các nước như Trung Quốc (trên 70%), tiếp đến là thị trường Nga, Hàn
Quốc, liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và một số nước khác; hơn nữa do đổi mới
công nghệ nên chất lượng mủ càng ngày càng được cải tiến. Vì vậy, giá cao su
xuất khẩu bình quân là 2054 USD/tấn đã đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước
tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ [1].

2.3. Tình hình phát triển cao su trên thế giới và trong nước
2.3.1. Tình hình phát triển cao su trên thế giới
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày cho giá trị kinh tế cao, chu kì kinh
doanh dài, có khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi và cây có khả năng
bảo vệ môi trường nên cây cao su được nhiều nước quan tâm trồng và phát triển.
Theo thống kê của IRSG diện tích cao su tăng trung bình 2,5%/năm trong giai
đoạn 2000-2012 do giá cao su tăng liên tục từ mức 465 USD/tấn năm 2001 lên
mức đỉnh 6.500 USD/tấn trong tháng 2/2011. Diện tích cao su thiên nhiên trên thế
giới năm 2012 đạt 11,8 triệu ha đến năm 2013 diện tích đã tăng lên 12,5 triệu ha
tăng 5,93% so với năm 2012. Trong đó diện tích cao su thiên nhiên Châu Á chiếm
93%, Châu Mỹ chiếm 5% và còn lại là Châu Phi chiếm 2% năm 2012 [17].

6


Châu Mỹ, Châu Phi,
2%
5%
%
%
%
%

Châu Á,
93 %

Hình 2.1. Biểu đồ diện tích cao su thiên nhiên thế giới năm 2012
(Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế)
Qua biểu đồ trên ta thấy, Châu Á là khu vực có diện tích cao su thiên nhiên
lớn nhất thế giới nên Châu Á cũng là khu vực sản xuất cao su thiên nhiên lớn

nhất chiếm 94% sản lượng. Trong đó, các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn
nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc
với tổng sản lượng chiếm 88% sản lượng của thế giới.
Việc áp dụng những tiến bộ của kỹ thuật trồng trọt và giống cao su mới
cũng đã cải thiện và nâng cao năng suất khai thác trung bình của thế giới, tăng
từ 0,95 tấn/ha năm 2000 lên mức 1,14 tấn/ha năm 2012. Sản lượng cao su thiên
nhiên thế giới tăng trưởng bình quân 4,6%/năm trong giai đoạn 2000-2012. Năm
2009, sản lượng cao su đã giảm 4,3% so với năm 2008 do chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tuy nhiên sản lượng đã tăng
mạnh lại 7,3% trong năm 2010 so với năm 2009 và tăng 5,5% trong năm 2011
nhờ các chính sách kích cầu của các nước tiêu thụ lớn. Trong năm 2012 sản
lượng cao su đạt 11,32 triệu tấn, tăng 3,2% so với 2011 đến năm 2013 sản lượng
đạt 11,7 triệu tấn, tăng 3,4% so với năm 2012. Nguồn cung cao su thiên nhiên
tăng trưởng chủ yếu nhờ vào diện tích cao su liên tục được mở rộng, đồng thời
năng suất khai thác cao su luôn được cải thiện trong giai đoạn 2000-2012 [17].
Diện tích cao su trồng mới liên tục tăng từ 2005-2012 tăng 3.524 ngàn ha được
thống kê qua bảng 2.1. Trong đó diện tích cao su trồng mới nhiều nhất là Thái
Lan, Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc chiếm tỉ lệ lần lượt là 26,5%, 13,65%,
13,37%, 12,97%.

7


Bảng 2.1. Diện tích cao su trồng mới từ năm 2005-2012
(Đơn vị: ha)
Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Quốc gia

2011


2012

Tổng

Thái Lan

123

110

161

221

90

100

79

50

934

Indonesia

47

97


98

42

31

53

47

56

471

Malaysia

-

-

-

6

-

3

8


17

34

Ấn Độ

17

22

23

30

26

26

24

25

193

Việt Nam

30

42


35

77

55

75

88

79

481

Trung Quốc

38

28

107

66

48

59

60


51

457

Sri Lanka

1

2

2

3

3

1

3

3

18

Cambodia

6

10


113

27

31

27

32

38

284

Philippines

2

16

22

16

8

13

26


20

123

Myanmar

25

71

86

52

37

43

37

32

383

Lào

4

6


11

25

25

25

25

25

146

293

404

658

565

354

425

429

396


3.524

Tổng cộng

(Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị cao su Quốc tế GRC 2013, Indonesia)
Cao su thiên nhiên thuờng đuợc sử dụng chủ yếu cho sản xuất lốp xe với
65% sản luợng [5], do dó các nuớc tiêu thụ cao su lớn cũng chính là những nuớc
có nền công nghiệp xe hơi phát triển mạnh. Sự suy giảm hay tăng truởng của
ngành công nghiệp này là nhân tố tác động mạnh nhất đến nhu cầu cao su thiên
nhiên thế giới. Châu Á là khu vực tiêu thụ chính của cao su tự nhiên, chiếm 70%
nhu cầu và vuợt xa các khu vực khác do thị truờng xe hơi đang trong giai đoạn
tăng truởng nhanh, tiếp là Châu Âu chiếm 13,5%, Bắc Mỹ chiếm 10,7%. Tổng
nhu cầu cao su thế giới năm 2012 đạt 11,04 triệu tấn, sản luợng tiêu thụ cao su
tăng nhẹ so với năm 2011 nhờ nhu cầu tăng lên của Trung Quốc và các nuớc
Châu Á, đến năm 2013 tiêu thụ 11,3 triệu tấn tăng 2,4% so với năm 2012. Trong
đó Trung Quốc là nuớc tiêu thụ lớn nhất sản luợng đạt 3,83 triệu tấn, chiếm
34,9%, Ấn Ðộ cũng tăng 3,1%, từ 958000 tấn năm 2011 lên 988000 tấn năm
2012, chiếm 8,9%, Mỹ chiếm 8,6%, Nhật Bản chiếm 6,6%. Năm 2012 do kinh
tế thế giới tăng truởng chậm, luợng cao su thiên nhiên tiêu thụ trên toàn cầu chỉ
đạt 11,04 triệu tấn, tăng 0,32% nhưng giảm mạnh so với mức 4% bình quân
8


trong giai đoạn 2000-2011 do nhu cầu tăng mạnh chủ yếu là nhờ luợng xe bán ra
tăng do sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và các nuớc mới nổi khác [17].
2.3.2. Tình hình phát triển cao su tiểu điền trên thế giới
Trên thế giới, hình thức sản xuất cao su tuỳ từng quốc gia, có nơi trồng cao
su trên diện tích rộng từ 500 ha đến 10000 ha hoặc lớn hơn nữa gọi là cao su đại
điền, có nơi trồng cao su trên diện tích hẹp 1 – 2 ha với quy mô nhỏ gọi là cao su

tiểu điền. Trên phạm vi toàn thế giới thì cao su tiểu điền chiếm 80 – 90 % tổng
diện tích cao su. Riêng ở Mêhicô, Nigieria, Cameroon, Campuchia và Trung
Quốc, thành phần cao su tiểu điền chiếm không đáng kể (khoảng 3 – 5 %) hoặc
kém hơn nữa [2]. Sản lượng cao su tiểu điền trên thế giới qua các năm được thể
hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Sản lượng cao su tiểu điền trên thế giới qua các năm
Năm
1989
1997
2007
2010
2012

Sản lượng (Nghìn tấn)
3700
4660
4845
5125
5300

Tổng số
5150
6420
7368
7769
8000

(Nguồn: Rubber statistical buletin, 2013)
Qua bảng 2.2 ta thấy, sản lượng cao su tiểu điền tăng qua các năm, từ năm
1989 sản lượng chỉ có 3700 nghìn tấn đến năm 1997 sản lượng tăng lên 4660

nghìn tấn tăng 25,95% so với năm 1997. Năm 2007 sản lượng đạt 4845 nghìn
tấn đến năm 2012 sản lượng đã tăng lên 5300 nghìn tấn tăng 3,41% so với năm
2007. Sản lượng cao su tiểu điền luôn lớn hơn so với cao su đại điền. Năng suất
cao su tiểu điền trên thế giới qua các năm được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Năng suất cao su tiểu điền trên thế giới qua các năm
(Đơn vị tính: kg/ha)
Năm

1965

1980

1995

2001

2010

2011

Năng suất

239

507

550

580


1451

1546

Tổng số

799

1253

1650

1880

1753,5

1779,5

(Nguồn: Rubber statistical buletin, 2011)
Qua bảng 2.3 ta thấy, năng suất cao su tiểu điền trên thế giới tăng nhanh
qua các năm. Năm 1965 năng suất chỉ đạt 239 kg/ha đến năm 1980 năng suất
9


tăng lên 507 kg/ha, tăng 2,12 lần so với năm 1965. Đến năm 2001 năng suất đã
tăng lên 580 kg/ha, tăng 5,45% so với năm 1995. Đến năm 2011 năng suất đã
tăng mạnh đạt 1546 kg/ha, tăng 2,67 lần so với năm 2001. Năng suất cao su tiểu
điền luôn thấp hơn so với năng suất cao su đại điền do cao su tiểu điền đầu tư
nhỏ, cơ sở hạ tầng kém, việc áp dụng khoa học kỹ thuật kém, chất lượng kém,
không đồng đều. Nhưng cao su tiểu điền nó tự trang trải nuôi sống con người

quanh năm bằng kinh tế gia đình.
2.3.3. Tình hình phát triển cao su trong nước
Cây cao su đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1877 do Pierre trồng
tại vườn Bách thảo Sài Gòn nhưng bị chết. Đến năm 1897 Raoul lấy hạt giống
từ Java về gieo ở vườn Ông Yên tại Thủ Dầu Một và chuyển cây con cho bác sĩ
Yersin để thành lập đồn điền đầu tiên tại Suối Dầu, Nha Trang. Sau đó bác sĩ
Yersin đã nhiều lần nhập hạt giống từ Colombo để lập vườn. Từ đó cao su được
thực dân Pháp trồng trên nhiều đồn điền tại Ðông Nam Bộ và Quảng Trị. Ðến
sau năm 1975 chúng ta chỉ tiếp quản 87000 ha diện tích cao su nhưng chủ yếu là
cao su già gần hết chu kỳ kinh doanh (Mai Văn Sơn, 2001).
Theo Tổng cục Thống kê diện tích cao su của Việt Nam không ngừng tăng
lên qua các năm từ năm 1980 diện tích cao su của cả nước chỉ có 87700 ha, năm
1990 diện tích tăng lên 221700 ha. Giai đoạn năm 2000-2010 diện tích tăng lên
1,82 lần từ 412000 ha lên 748700 ha. Đến năm 2013 diện tích tăng lên 955600
ha, tăng 4,95% so với năm 2012 (910500 ha). Diện tích cao su năm 2013 đã
vượt 155600 ha so với diện tích 800.000 ha theo quy hoạch của Chính phủ.
Nước ta cây cao su chủ yếu được trồng ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
chiếm tỉ lệ lần lượt là 47% và 33% tổng diện tích cao su của cả nước [7].
Theo Tổng cục Thống kê sản lượng cao su của nước ta tăng trung bình qua
các giai đoạn: giai đoạn 1980-1990, giai đoạn 1990-2000, giai đoạn 2000-2010
lần lượt là: 4,09%, 40,22%, 15,85%. Năm 2012 sản lượng đạt 863600 tấn tăng
6,41% so với năm 2011 (811600 tấn). Diện tích cao su không ngừng tăng lên
qua các năm cùng với năng suất khai thác của nước ta cải thiện một cách rõ rệt
đã làm cho sản lượng cao su của nước ta tăng lên nhanh. Theo thống kê của
ANRPC, sản lượng cao su năm 2013 đạt 1.043.000 tấn, tăng 20,8% so với năm
2012 (863600 tấn), đưa nước ta từ vị trí thứ 5 thế giới trở thành nước sản xuất
cao su thiên nhiên lớn thứ 3 thế giới vượt qua Malaysia và Ấn Độ sau Thái Lan
và Indonesia. Lần đầu tiên trong lịch sử sản lượng cao su của Việt Nam vượt
mức 1 triệu tấn.


10


Theo Tổng cục Thống kê năng suất cao su của Việt Nam đã tăng liên tục
qua các năm. Năm 1980 năng suất chỉ đạt 703 kg/ha, đến năm 2000 năng suất
tăng lên đến 1222 kg/ha chỉ sau 20 năm năng suất cao su trung bình của nước ta
tăng lên 3,69%. Năng suất năm 2012 đạt 1707 kg/ha giảm 0,5% so với năm
2011 do diện tích vườn cây mới đưa vào thu hoạch năm đầu tiên khá lớn,
khoảng 45.800 ha, năng suất cây cao su trong những năm thu hoạch đầu tiên
thường không cao. Theo ANRPC đến năm 2013 năng suất đạt 1740 kg/ha, đứng
vị trí thứ hai sau Thái Lan (1808 kg/ha), vượt qua Ấn Độ (1639 kg/ha) và
Malaysia (1400 kg/ha). Diện tích, năng suất và sản lượng cao su qua các năm
được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su qua các năm
Năm
Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (tấn)
1980
87700
703
41100
1985
180200
753
47900
1990
221700
714
57900
1995
278400

849
124700
2000
412000
1222
290800
2005
482700
1440
481600
2007
549600
1612
601700
2012
910500
1707
863600
2013
955600
1740
1043000
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu
1,076 triệu tấn cao su nguyên liệu các loại, tăng 5,2% về lượng nhưng giảm
12,9% về kim ngạch so với năm 2012. Thị trường xuất khẩu chủ lực của cao su
Việt Nam đứng đầu là Trung quốc với 45,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su,
tiếp đến là Malaixia với 20,7%, các nước như Hàn quốc, Đức, Hoa kỳ, Đài loan
mỗi nước chiếm từ 2,5-3,2%. Khi phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung
quốc và Malaixia, việc tiêu thụ cao su Việt Nam gặp nhiều rủi ro khi thị trường

cao su thế giới rơi vào suy thoái. Theo ANRPC Việt Nam xếp thứ 4 thế giới về
xuất khẩu cao su thiên nhiên sau 3 nước: Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

11


2.3.4. Tình hình phát triển cao su tiểu điền trong nước
Sau đổi mới năm 1986 đến nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền
kinh tế thị trường thì sản xuất cao su dần đã cải thiện được vị trí của mình và đạt
được những thành quả nhất định. Do giá trị kinh tế to lớn mà cao su đem lại cho
nền kinh tế đất nước, bên cạnh sự phát triển tại các nông trường quốc doanh thì
hiện nay cây cao su cũng phát triển mạnh mẽ ở quy mô nông hộ. Đặc biệt, việc
tổ chức sản xuất đã có nhiều đổi mới, trong đó đã triển khai phát triển mô hình
cao su tiểu điền. Mô hình cao su tiểu điền là hình thức trồng cao su của các hộ
nông dân.
Theo VRA, cao su tiểu điền đã phát triển rất nhanh so với cao su quốc
doanh, năm 2005 diện tích cao su tiểu điền chỉ có 186450 ha đến năm 2007 diện
tích đã tăng lên 251500 ha với hơn 75000 hộ trồng cao su ở 24 tỉnh thành, chiếm
45,76% tổng diện tích cao su, sản lượng năm 2007 chỉ đạt 203600 tấn, chiếm
33,84% tổng sản lượng. Diện tích cao su tiểu điền đến cuối năm 2012 đạt
429.100 ha chiếm 47,13% tổng diện tích cao su cả nước, tăng bình quân giai
đoạn 2007-2012 là 14,12%/năm và sản luợng đạt 434.710 tấn, chiếm 50,34%
sản luợng cả nuớc, tăng bình quân 22,7%/năm giai đoạn 2007-2012.
Theo VRA, năm 2004 năng suất vườn cao su chỉ đạt bình quân 691 kg/ha
đến năm 2007 năng suất đã tăng lên 1400 kg/ha, dù năng suất tăng lên nhưng so
với năng suất bình quân của Tập đoàn Cao su Việt Nam đạt từ 1800-2000 kg/ha
thì năng suất cao su tiển điền vẫn còn thấp. Theo VRA, chất lượng vườn cây cao
su tiểu điền trồng trước năm 1996 rất kém, chủ yếu trồng bằng giống cũ, năng
suất thấp như PB 86, PR 107, GT1 và các giống tạp, nhiều diện tích được đầu tư
vốn nhỏ, kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế, trồng sai kỹ thuật, thâm canh còn nhiều

hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và năng suất. Bên cạnh
đó, nhiều nơi quản lý vườn cây khai thác còn yếu, cạo với cường độ cao, cạo ép,
cạo phạm dẫn đến mặt cạo xấu và tỉ lệ cây khô miệng cạo khá phổ biến... Từ
năm 1996, công tác khuyến nông cây cao su đã chính thức được đưa vào chương
trình khuyến nông quốc gia và giao cho VRA chủ trì, đã phổ biến một số giống
mới có năng suất cao hơn như PB 235, VM 515, RRIV 4, GT1, RRIM 600, PB
260,… nên năng suất vườn cây cao su tiểu điền trong giai đoạn này đã được
nâng lên rõ rệt.

12


PHẦN 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức.
- Khảo sát tình hình sinh trưởng phát triển của cây cao su của các nông hộ
trồng cao su tiểu điền tại huyện Hiệp Đức.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cao su tiểu điền tại huyện
Hiệp Đức.
- Đề xuất giải pháp phát triển cao su tiểu điền bền vững tại huyện Hiệp
Đức.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cao su tiểu điền trồng ở các hộ gia đình.
- Phạm vi nghiên cứu: Các xã có trồng cao su trên địa bàn huyện Hiệp Đức,
trong đó tập trung nghiên cứu chủ yếu ở xã Quế Bình (vùng gò đồi) và xã Sông
Trà (vùng núi).
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình cơ bản của khu vực nghiên cứu:

+ Điều tra điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, địa hình, khí hậu, thuỷ văn.
+ Điều tra điều kiện kinh tế xã hội: Mật độ dân số, dân tộc, thành phần lao
động trong các ngành nghề và cơ cấu kinh tế.
- Điều tra, đánh giá tình hình phát triển cây cao su tiểu điền:
+ Hiện trạng phát triển cây cao su tiểu điền: Diện tích cao su tiểu điền của
huyện, xã điều tra, tình hình giống cao su, kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý,
khai thác.
+ Khảo sát tình hình sinh trưởng phát triển cây cao su: Khả năng sinh
trưởng, lượng tăng trưởng bình quân chung, năng suất và sản lượng mủ.
+ Đánh giá hiệu quả của cây cao su đối với đời sống người dân: Thay đổi tập
quán sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, cải thiện điều kiện sống …

13


+ Đánh giá tác động của cây cao su đối với môi trường: Đánh giá khả năng
hạn chế xói mòn đất, cải thiện thành phần khí quyển.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển cao su tiểu điền bền vững tại huyện
Hiệp Đức.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu thống kê và các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từ
các cơ quan liên quan như Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng
Thống kê, Uỷ ban nhân dân xã thuộc huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
- Số liệu thống kê được thu thập từ các nghiên cứu, báo cáo, tài liệu có
liên quan.
3.4.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra hiện trạng phát triển cây cao su tiểu điền: Thu thập thông tin,
khảo sát thực tế, phỏng vấn các bên có liên quan.
- Khảo sát tình hình sinh trưởng phát triển cây cao su: Khảo sát đánh giá

tình hình sinh trưởng, phát triển.
Sử dụng các công thức:
+ Tính lượng tăng trưởng bình quân chung:
∆ h = (Hht – Hkt)/n
Trong đó:
∆h: Lượng tăng trưởng bình quân chung.
Hht: Chiều cao vút ngọn tại thời điểm điều tra.
Hkt: Chiều cao cây cao su khi mới trồng.
n: Số năm, tuổi cây.
- Đánh giá hiệu quả của cây cao su đối với đời sống người dân: Khảo sát
đánh giá có sự tham gia của người dân, phỏng vấn những bên liên quan.
- Sử dụng phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế:

14


+ Giá trị hiện tại của thu nhập:
n

BPV =

Bi

i
i =0 (1 + r )

Trong đó:
BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập
Bi: thu nhập năm thứ i
r: tỷ lệ lãi của tiền vay ngân hàng thời điểm hiện tại hay là tỷ lệ chiết khấu

i: thứ tự năm đầu tư (i = 0,1,2,3,…)
n: thời gian chu kì kinh doanh
+ Giá trị hiện tại của chi phí
n

CPV =

Ci

i
i =0 (1 + r )

Trong đó:
CPV: Giá trị hiện tại của chi phí
Ci: chi phí năm thứ i
r: tỷ lệ lãi của tiền vay ngân hàng thời điểm hiện tại hay là tỷ lệ chiết khấu
i: thứ tự năm đầu tư (i = 0,1,2,3,…)
n: thời gian chu kì kinh doanh
+ Giá trị hiện tại thuần (lợi nhuận, lãi ròng)

Bi − Ci

i
i =0 (1 + r )
n

NPV = BPV – CPV =
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại thuần
Bi: thu nhập năm thứ i

Ci: chi phí năm thứ i

r: tỷ lệ lãi của tiền vay ngân hàng thời điểm hiện tại hay là tỷ lệ chiết khấu
15


×