Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây giảo cổ lam tại cẩm phả quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.11 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TÔ THANH NHÌ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRONG CANH TÁC CÂY GIẢO CỔ LAM
TẠI CẨM PHẢ - QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TÔ THANH NHÌ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRONG CANH TÁC CÂY GIẢO CỔ LAM
TẠI CẨM PHẢ - QUẢNG NINH

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Sỹ Lợi

Thái Nguyên - 2015




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nào khác.
Tác giả

Tô Thanh Nhì


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Lê Sỹ Lợi đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học, Phòng Đào
tạo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động
viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận văn./.
Tác giả

Tô Thanh Nhì



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................x
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu.......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3
1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm sinh thái: .............................................. 4
1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................................. 4
1.2.2. Phân loại ................................................................................................................ 4
1.2.3. Đặc điểm sinh thái:................................................................................... 6
1.3. Đặc điểm thực vật của chi Gynostemma .................................................... 7
1.4. Thành phần hóa học của chi Gynostemma: ................................................ 7
1.4.1. Saponin trong Giảo cổ lam ................................................................................. 8
1.4.2. flavonoid trong Giảo cổ lam ............................................................................... 8
1.4.3. Các chất khác ........................................................................................................ 9
1.5. Tính vị và tác dụng của Giảo cổ lam .......................................................... 9
1.5.1. Tính, vị................................................................................................................... 9
1.5.2. Tác dụng ................................................................................................................ 9
1.6. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu ..................................................... 15



iv
1.6.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trên thế giới.......................................15
1.6.2. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trong nước.........................................18
1.7. Sản xuất và nhân giống cây Giảo Cổ Lam:............................................... 21
1.7.1. Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành .........................................21
1.7.2. Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng trong nhân giống Giảo cổ
lam:.......................................................................................................................23
1.8. Tình hình sản xuất cây dược liệu tại Quảng ninh: .................................... 25
1.8.1. Tình hình phát triển cây dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh .................................25
1.8.2. Tình hình sản xuất, nuôi trồng và chế biến cây dược liệu tại Cẩm Phả: .......26
1.9. Quy trình trồng cây Giảo cổ lam được áp dụng hiện nay: ........................ 26
1.10. Một số nghiên cứu về phân bón và mật độ đối với cây Giảo cổ lam: .... 27
1.10.1. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về phân bón đối với cây
Giảo cổ lam: ........................................................................................................27
1.10.2. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về mật độ đối với cây
Giảo cổ lam: ........................................................................................................28
Chương 2 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....29
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 29
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu: ...........................................................................................29
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ....................................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 30
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm: ..........................................................................30
2.3.2. Biện pháp kỹ thuật:............................................................................................31
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:...................................................... 32
2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................................32
2.4.2. Chỉ tiêu theo dõi về sâu, bệnh hại: ...................................................................33
2.4.3. Chỉ tiêu về năng suất: ........................................................................................33

2.4.4. Một số chỉ tiêu về chất lượng cây Giảo cổ lam: ..............................................34
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................35


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố
trong một công trình nào khác.
Tác giả

Tô Thanh Nhì


vi
3.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến khả năng chống chịu sâu
bệnh của cây Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện không che phủ ............57
3.2.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến năng suất Giảo cổ lam
lam 7 lá chét trong điều kiện không che phủ....................................................58
3.2.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến hàm lượng một số hoạt
chất có trong cây Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện không che phủ .......60
3.4. So sánh khả năng sinh trưởng và năng suất của cây Giảo cổ lam 7 lá
chét trong điều kiện không che phủ ........................................................ 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................................65
1. Kết luận ........................................................................................................ 65
2. Đề nghị ......................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................67



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến thời gian ra rễ, hồi
xanh và tỷ lệ sống của cây giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có
che phủ ............................................................................................. 37
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến động thái tăng
trưởng chiều dài thân chính của cây Giảo cổ lam có che phủ......... 38
Bảng 3.3: Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độ đến động thái ra lá của
giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ ................. 40
Bảng 3.4: Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độ đến động thái phân cành cấp 1
của giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ ................. 43
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến năng suất cây
Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có che phủ ........................... 46
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến hàm lượng một
số hợp chất có trong cây giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện có
che phủ ............................................................................................ 49
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến thời gian ra rễ,
hồi xanh và tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam 7 lá chét trồng trong
điều kiện không che phủ.................................................................. 51
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến động thái tăng
trưởng chiều dài thân chính của cây Giảo cổ lam trong điều không
che phủ ............................................................................................. 52
Bảng 3.9: Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độ đến động thái ra lá của
cây Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện không che phủ .............. 54
Bảng 3.10: Ảnh hưởng liều lượng đạm và mật độ đến động thái phân
cành cấp 1 của giống Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện
không che phủ ................................................................................. 56



viii
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến năng suất cây
Giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện không che phủ ..................... 58
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến hàm lượng một
số hợp chất ở cây giảo cổ lam 7 lá chét trong điều kiện không
che phủ ............................................................................................ 61
Bảng 3.13: So sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và chất lượng của
Giảo cổ lam trồng trong điều kiện che phủ với không che phủ ........... 62


ix

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

Đ/c

: Đối chứng

KLK

: Khối lượng thân lá khô

KLT


: Khối lượng thân lá tươi

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NST

: Ngày sau trồng

N

: Nitrogen (Nitơ)

OCOP

: One commune product(Mỗi xã phường một sản phẩm)

PB

: Phân bón

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


TCN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

VN

: Việt Nam


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Cấu trúc Dammaran thuộc nhóm Saponin triterpen tetracyclic........ 8
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện năng suất cây Giảo cổ lam 7 lá chét trong
điều kiện có che phủ ........................................................................ 48
Hình số 3.2: Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm và mật độ đến
năng suất của cây Giảo cổ lam trong điều kiện không che phủ ...... 60


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Giảo cổ lam còn gọi là Sắp dạ, Phéc dạ, Dền toòng (tiếng Tày), Mang đi - a (tiếng Mông), Cam trà vạn, Thất diệp đởm, Ngũ diệp sâm, Trường sinh
thảo hay Nhân sâm phương nam. Đây là loại thảo dược quý đã được phát hiện

và sử dụng ở nước ta.
Giảo cổ lam mọc ở các khu vực có độ cao 200 – 2000 m trong các khu
rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước châu Á. Ở
nước ta, Giảo cổ lam được phát hiện tại Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên
Quang và một số địa phương thuộc vùng núi phía Bắc.
Trong những năm gần đây, cây Giảo cổ lam đã được người dân thu hái
để làm rau ăn, làm trà uống; đặc biệt Viện Dược liệu Trung ương và công ty
trách nhiệm hữu hạn nuôi trồng sản xuất và chế biến Dược liệu Đồng Bắc có
trụ sở tại Cẩm Phả Quảng Ninh đã chế biến Giảo cổ lam thành các sản phẩm
hàng hóa như trà túi lọc, cao, thực phẩm chức năng có tác dụng tốt trong bảo
vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người. Theo đánh giá của một số chuyên gia
và người dân tại địa bàn thành phố Cẩm Phả, thì cây Giảo cổ lam là một trong
những cây được ưu tiên phát triển kinh tế, nằm trong danh mục chuyển đổi cơ
cấu cây trồng của Thành phố. Giảo cổ lam là cây giúp nông dân sống gần
rừng thoát nghèo bởi vì giá trị kinh tế rất cao.
Ngày nay, tại khu vực Cẩm Phả cũng như trên cả nước, người dân khai
thác Giảo cổ lam trong tự nhiên với số lượng lớn, theo kiểu tận thu đã làm
giảm nhanh số lượng và không có sự kiểm soát. Từ thực trạng trên cho thấy
công tác nghiên cứu, phát triển cây Giảo cổ lam thành cây hàng hoá cho giá
trị kinh tế cao nhằm duy trì bảo tồn giống Giảo cổ lam tại Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh là rất cần thiết. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây Giảo cổ lam tại
Cẩm Phả - Quảng Ninh”.


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Lê Sỹ Lợi đã tận tình hướng

dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học, Phòng Đào
tạo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự động
viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận văn./.
Tác giả

Tô Thanh Nhì


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây Giảo cổ lam là cây dược liệu quý, có giá trị trị kinh tế cao được
Trung Tâm Nghiên cứu và chế biến dược liệu Hà Nội xây dựng các quy trình
kỹ thuật nhân giống, trồng phục vụ lợi ích của con người trong việc sử dụng
cũng như xuất khẩu.
Việc xây dựng các quy trình chỉ mới áp dụng trong Viện và các Trung
tâm vệ tinh mà chưa phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Các quy trình chưa cụ
thể cho các vùng miền.
Trong những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh ưu tiên tập trung phát triển
các loại cây dược liệu trong đó có cây Giảo cổ lam.
Các khu vực trồng trong Tỉnh có năng suất và chất lượng khác nhau vì
chưa có hướng dẫn cũng như định hướng của các cơ quan hữu quan, chính vì
thế mà giá cả bấp bênh, tư thương ép giá.
Nhiều khu dân cư tự phát trồng Giảo cổ lam với diện tích lớn trên các

loại đất có thể cắm được giống xuống, đến chu kỳ thu hoạch nhiều hộ dân bội
thu, bên cạnh đó nhiều hộ gần như mất trắng. Tìm hiểu nguyên nhân chúng
tôi thấy nhiều hộ trồng theo phong trào không nắm được kỹ thuật thì lỗ vốn,
nhiều hộ do may mắn trồng cây trong khu vực thuận lợi cho cây phát triển thì
có lãi.
Công ty trách nhiệm hữu hạn nuôi trồng, sản xuất và chế biến dược liệu
Đông Bắc cũng đã phát triển việc trồng thử nghiệm cây Giảo cổ lam trong hai
điều kiện dưới tán rừng trồng sản xuất và trồng trong điều kiện không dưới tán
rừng. Qua đánh giá của Công ty thì cây Giảo cổ lam được trồng trong điều kiện
dưới tán rừng (có độ che sáng 50% - 60%, theo đánh giá bằng cảm quan của phía
Công ty) cho năng suất cao hơn cây Giảo cổ lam được trồng trong điều không
dưới tán rừng, nhưng năng suất chưa mang lại kết quả như Công ty mong muốn.


4
1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm sinh thái:
1.2.1. Nguồn gốc
Trên thế giới, Giảo cổ lam được phát hiện ở độ cao 200 – 2000 m, trong
các khu rừng thưa và ẩm tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, Triều
Tiên và một số nước châu Á khác [27, Tr. 3], [49].
Ở Việt Nam, năm 1997 Giáo sư Phạm Thanh Kỳ (Đại học dược Hà Nội)
đã phát hiện cây Giảo cổ lam trên núi Phan-xi-păng (Lào Cai) và được Giáo
sư Vũ Văn Chuyên (Đại học dược Hà Nội) xác định đúng là loại Gynostemma
pentaphyllum Thunb [49].
Trong đợt nghiên cứu, khảo sát nguồn dược liệu ở các vùng núi cao phía
Bắc, cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Việt nam cùng với GS-TS
Phạm Thanh Kỳ đã phát hiện một quần thể cây Giảo cổ lam mọc hoang dại
với trữ lượng lớn tại vùng núi cao thuộc huyện Mèo Vạc – Hà Giang và
huyện Bảo Lạc – Cao Bằng [48].
Việc phát hiện quần thể cây Giảo cổ lam tại vùng núi Cao Bằng và Hà

Giang đã chứng tỏ sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc ở các tỉnh miền
núi nước ta.
1.2.2. Phân loại
Kết quả giám định loài Giảo cổ lam nằm trong hệ thống phân loại thực
vật như sau:
- Ngành hạt kín: Angiospermae
- Lớp hai lá mầm: Dicotylenodae
- Bộ thực vật: Bầu bí - Curcubitales
- Họ thực vật: Bầu bí - Curcbitaceae
- Loài Giảo cổ lam 5 lá chét: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.
- Loài Giảo cổ lam 7 lá chét: Gynostemma pubescens (Gagnep) C.Y.Wu.
- Loài Giảo cổ lam 9 lá chét: Gynostemma sp.


5

* Phân loại thảo dược trong họ Curcubitaceae:
Họ Bầu bí (Curcubitaceae) có tổng số gần 90 chi, trên dưới 700 loài,
trong đó có khoảng 50 loài có tác dụng chữa bệnh được sử dụng trong đông y.
Các loài thực vật trong họ Bầu bí có một số đặc điểm chính như thân có các
tua cuốn, phần lớn lá có chia thùy, có lông tuyến. Hoa thật, cánh hoa màu
vàng hay trắng, quả dạng bầu bí.[26, tr. 767]
Ở phương Đông, một số nơi đã sử dụng các loài trong họ Bầu bí để
chữa bệnh, nhờ hoạt chất Curcubitacin có trong thân lá. Một số minh
chứng cho thấy Curcubitacin là hoạt chất chính có tác dụng ức chế khối u
thận, khối u não và các khối u ác tính. Ở khu vực Thái Bình Dương, quả
của một số loài trong họ Curcubitaceae được dùng làm lợi tiểu, hạ sốt,
giảm viêm nhiễm, chống độc, trị bệnh vàng da, tiểu đường và sử dụng làm
thuốc an thần [26, tr. 467].
* Một số loài có tác dụng chữa bệnh trong họ Curcubitaceae:

- Gymnopentalum cochichinensis (Lour .). Cây cứt quạ
+ Đặc điểm : Gymnopentalum cochichinensis (Lour.) có dạng cỏ bò,
thân mảnh, có tua cuốn. Lá có phiến nhám, có tuyến và lông thưa. Hoa có
dạng đơn tính đồng chu. Hoa đực mọc thành chùm, có cánh trắng, kích thước
khoảng 3 cm, các bao phấn dính nhau. Hoa cái mọc đơn. Quả nạc, hình bầu
dục, khi chín có màu đỏ, dài 3 – 5 cm, mặt quả có gân. Hạt màu nâu, dài 7 – 8
mm [25, tr.4-9].
+ Phân bố: Gymnopentalum cochichinensis (Lour.) có ở Lào,
Campuchia, Malaysia, Trung Quốc… Ở nước ta, cây mọc ở các khu rừng tái
sinh, các khu đất hoang từ Bắc vào Nam.
+ Tác dụng chữa bệnh: Ở Lào, Campuchia, Gymnopentalum
cochichinensis (Lour.) được sử dụng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh. Ở
Malaysia, nước sắc của lá dùng để chống ngộ độc của các loại quả. Nước ép từ


6
lá cây được sử dụng để làm giảm viêm mắt. Ở Trung Quốc, Gymnopentalum
cochichinensis (Lour.) được gọi là Jin gua. Tuy nhiên các hoạt chất trong chi
Gymnopentalum vẫn chưa được tìm hiểu [26, tr.33-34].
- Hodgsonia macrocarpa (Bl). Cây đài hái, sén..
+ Đặc điểm: Hodgsonia macrocarpa (Bl) là loài dây leo, thân to, có tua
cuốn. Lá đơn nguyên, kích thước 18 – 25 cm, không có lông, cuống lá dài 5 –
8 cm. Hoa đơn tính đồng chu. Hoa đực mọc thành chùm, tràng hoa hình ống.
Hoa cái mọc đơn. Quả to, thịt quả nạc, trắng.
+ Phân bố: Trên Thế giới, cây mọc ở một số nước trong khu vực
Đông Nam Á. Nước ta, cây mọc trong các khu rừng thưa từ Vĩnh Phú tới
Đồng Nai [26, tr.111].
+ Tác dụng: Ở Indonexia, dầu ép từ hạt dùng để đốt, xông và dịch ép từ
thân trị bệnh lở mũi. Ở Malaysia, Hodgsonia macromarpa (Bl) được dùng để
chữa bệnh lở mũi. Dầu chiết từ hạt dùng để trừ muỗi. Những người trong bộ

tộc Mlay uống nước sắc từ lá và dùng lá cây đốt xông mũi. Nước sắc từ lá cây
còn được uống để hạ sốt [26, tr.136].
1.2.3. Đặc điểm sinh thái:
Theo Giáo sư Phạm Thanh Kỳ (Đại học dược Hà Nội)
Cây Giảo cổ lam sinh trưởng tốt nơi ánh sáng yếu (ánh sáng tán xạ) và
đất ẩm hoặc hơi chịu bóng; thường leo trùm lên các tảng đá, hay những cây
bụi, dây leo khác ở ven rừng thưa; tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, và mọc
chồi nhiều từ các phần còn lại sau khi cắt.
Cây Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, ưa bóng điển hình, vì vậy ánh sáng là yếu
tố quan trọng đầu tiên được cân nhắc trong quá trình trồng trọt. Cây giảo cổ
lam có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu, nhưng tốt nhất là ở các vùng
khí hậu mát, ẩm Khu phân bố tự nhiên có nhiệt độ bình quân là 16.10 C, nhiệt


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................x
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu.......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3
1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm sinh thái: .............................................. 4
1.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................................. 4
1.2.2. Phân loại ................................................................................................................ 4
1.2.3. Đặc điểm sinh thái:................................................................................... 6
1.3. Đặc điểm thực vật của chi Gynostemma .................................................... 7
1.4. Thành phần hóa học của chi Gynostemma: ................................................ 7
1.4.1. Saponin trong Giảo cổ lam ................................................................................. 8
1.4.2. flavonoid trong Giảo cổ lam ............................................................................... 8
1.4.3. Các chất khác ........................................................................................................ 9
1.5. Tính vị và tác dụng của Giảo cổ lam .......................................................... 9
1.5.1. Tính, vị................................................................................................................... 9
1.5.2. Tác dụng ................................................................................................................ 9
1.6. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu ..................................................... 15


8

1.4.1. Saponin trong Giảo cổ lam
21

22

24
26

12
13

11


20
17

18
1
9

10
4

28

27

15

8

5

3

25

16

14

2


23

30
6

7

29

Hình 1.1 Cấu trúc Dammaran thuộc nhóm Saponin triterpen tetracyclic
Các nghiên cứu đầu tiên đã phát hiện saponin có mặt trong Giảo cổ lam thuộc
nhóm dammaran (hình 1.1). Dammaran là nhóm saponin triterpenic có cấu trúc 4
vòng (triterpenoid tetracyclic). Trong công thức phân tử có 30 carbon và do 6 nhóm
hemiterpen ghép lại theo qui tắc đầu đuôi. Các saponin thuộc nhóm này xuất hiện
nhiều trong các cây thuộc chi Panax L., họ Araliaceae. Đặc biệt các saponin trong
Nhân sâm (Panax ginseng C. A. Mayer) cho thấy nhiều tác dụng quí đã được nhiều
nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu.
1.4.2. flavonoid trong Giảo cổ lam
Flavonoid cũng là một trong những nhóm chất chính trong các loài thuộc
chi Gynostemma Blume nhưng ít được nghiên cứu.
- Từ Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino đã phát hiện một số
flavonoid là ombuin, ombuoside, rutin [41, tr.1239-1241], quercetin-di-(rhamno)hexosid, quercetin-rhamno-hexosid, kaempferol-rhamno-hexosidvà kaempferol-3O- rutinosid [42, tr.41-54].
- Năm 2006, Yin và các cộng sự đã phân lập được 3 flavonoid là rutin,
kaempferol và quercetin từ loài Gynostemma cardiospermum Cogniaux ex
Oliver [46, tr.1394-1398].
- Một nghiên cứu của các tác giả tại Đại học Y Quảng Tây (Trung Quốc)
so sánh hàm lượng của flavonoid trong 6 loài Gynostemma thu hái tại Quảng
Tây bằng phương pháp đo quang phổ tại bước sóng 510 nm, so sánh với



9

chuẩn nội rutin cho kết quả hàm lượng flavonoid toàn phần trong loài
Gynostemma guangxiense X.X.Chen&D.H.Qin là cao nhất [34, tr.74-75].
1.4.3. Các chất khác
- Sterol: Chiếm 1 lượng nhỏ (khoảng 0.0001%) bao gồm các loại
ergostanol, sitosterol và stigmasterol [39, tr.317].
- Nghiên cứu phương pháp xác định chlorophyll và dẫn chất trong
G. pentaphyllum (Thunb.) Makino bằng HPLC-MS. Đã tách và xác định
được trong G. pentaphyllum (Thunb.) Makino có 15 chlorophyll và dẫn
chất: Pheophytina, pheophytin a', chlorophyll a, chlorophyll a', hydroxypheophytin
a, hydroxypheophytin a', pheophytin b, pheophytin b', chlorophyll b, chlorophyll b',
hydroxychlorophyll b, hydroxypheophytinb và hydroxypheophytin b' [33, tr.10].
- Bằng phương pháp phân tích điện di mao quản đã phát hiện trong dịch
chiết nước G. pentaphyllum (Thunb.) Makino có 1 loại hetero polysaccharid
không tinh bột có thành phần chính là monosaccharid, galactose, arabinose,
rhamnose, galacturonic acid, xylose, manosevà acid glucuronic [45, tr.9].
- Nhóm alcaloid được báo cáo là không có trong G. pentaphyllum
(Thunb.) Makino [30, tr.73-78].
1.5. Tính vị và tác dụng của Giảo cổ lam
1.5.1. Tính, vị
Giảo cổ lam có vị đắng, tính hàn [29, tr.24].
1.5.2. Tác dụng
1.5.2.1. Các thử nghiệm Giảo cổ lam trên chuột và thỏ:
- Tác dụng giảm mỡ máu (Triglicerid và Cholesterol): Những đánh giá
bước đầu về tác dụng làm giảm cholesterol máu đã được tác giả Phạm Thanh
Kỳ công bố trên tạp chí Dược liệu vào năm 1999 khi tiến hành thử nghiệm
trên mô hình chuột gây rối loạn mỡ máu bằng chế độ ăn giàu lipid, kết quả
cho thấy khi uống Giảo cổ lam trong 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần



10

71% so với nhóm không sử dụng dược liệu này. Kết quả này là cơ sở khoa
học khẳng định tác dụng làm giảm mỡ máu của Giảo cổ lam.
- Tác dụng tăng lực (nghiệm pháp chuột bơi): Giảo cổ lam làm
tăng lực 214,2%.
- Tác dụng bảo vệ tế bào gan: Giảo cổ lam bảo vệ tế bào gan mạnh trước
sự tấn công của các chất độc và làm tăng tiết mật.
- Tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch: Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng miễn
dịch của tế bào khi chiếu xạ tế bào hay gây độc bằng hóa chất
Cyclophosphamid.
- Tác dụng hạ đường máu: Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường huyết
trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều uống
500mg/kg làm hạ đường huyết 22%, liều 1000mg/kg làm hạ tối đa 36%.
Trong liệu pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống
1000mg/kg đã ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63%
(sau 60 phút) so với nhóm đối chứng. Giảo cổ lam gây hạ đường huyết
yếu trên chuột bình thường nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có
đường huyết cao. Như vậy ngoài cơ chế làm tiết insulin, Giảo cổ lam cũng
có tác dụng làm tăng nhạy cảm của mô với insulin [27, tr.9].
1.5.2.2. Thử nghiệm trên người:
- Tác dụng giảm cân: Một nghiên cứu gần đây của tác giả Rehman
Gauhar và cộng sự (2012) đã khẳng định dịch chiết từ cây Giảo cổ lam có tác
dụng hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong quá trình
điều hòa chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa
chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ trong cơ thể giúp cải
thiện tình trạng béo phì. Một thử nghiệm trên chuột cho thấy khi dùng dịch
chiết Giảo cổ lam với mức liều 150, 300 mg/kg cân nặng, sau 8 tuần điều trị

thì trọng lượng cơ thể giảm đi 5,7% và 7,7% so với thời điểm ban đầu.


11

+ Theo kết quả của một thử nghiệm lâm sàng trên 80 bệnh nhân béo phì
mới được công bố vào tháng 6 năm 2013 trên tạp chí Béo phì của Mỹ (The
Journal of Obesity) thì sử dụng Giảo cổ lam trong 12 tuần làm giảm đáng kể
cân nặng của người béo phì do làm giảm lượng mỡ dư thừa ở vùng bụng,
vùng đùi và ở cơ, đồng thời không nhận thấy bất kì tác dụng không mong
muốn nào trong quá trình sử dụng dược liệu này. Với các trường hợp béo phì
do rối loạn chuyển hoá lipid (béo bệu, người phù thũng…) thì Giảo cổ lam tỏ
ra đặc biệt hiệu quả, có thể giảm từ 5-10kg chỉ sau một tháng sử dụng. Đó là
vì các chất saponin trong Giảo cổ lam có tác dụng làm bình thường hoá các
hoạt động của tế bào, dọn dẹp các gốc tự do trên bề mặt màng tế bào (gốc tự
do là thủ phạm gây biến dạng màng tế bào dẫn đến các rối loạn chuyển hoá),
khi các tế bào hoạt động bình thường trở lại sẽ giúp tiêu thụ năng lượng dư
thừa tốt hơn, cơ thể khoẻ mạnh hơn. Đây là lý do dùng Giảo cổ lam thấy trẻ
lại, người khoẻ ra và kéo dài tuổi thọ. Tác dụng chống oxy hóa, tăng cường
miễn dịch và kháng u. Giảo cổ lam còn được biết đến với tác dụng chống oxy
hóa, khả năng dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể, là nguyên nhân chính gây
đột biến, hủy hoại tế bào, gây ung thư và tăng nhanh quá trình lão hóa của cơ
thể. Tác dụng này của Giảo cổ lam được cho là do sự có mặt của các avonoid
trong cây. Các chất này còn có khả năng dọn dẹp các sản phẩm của quá trình
chuyển hóa chất béo của cơ thể, thu gom các chất gây độc tế bào, ngăn ngừa
xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não và các tổn thương do bức xạ.
Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức
năng gan.
+ Trong một nghiên cứu do GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và PGS.TS. Trần
Lưu Vân Hiền (Viện y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm) thực hiện đã

chứng minh chiết xuất Giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự
phát triển khối u một cách rõ rệt trên mô hình gây u ở chuột (Tạp chí Dược
học số 5/2011). Một đề tài khác do Bộ môn Miễn dịch học trường Đại học Y
Hà Nội thực hiện đã chứng minh Giảo cổ lam làm tăng miễn dịch mạnh. Các


iv
1.6.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trên thế giới.......................................15
1.6.2. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trong nước.........................................18
1.7. Sản xuất và nhân giống cây Giảo Cổ Lam:............................................... 21
1.7.1. Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành .........................................21
1.7.2. Các nghiên cứu về chất điều hoà sinh trưởng trong nhân giống Giảo cổ
lam:.......................................................................................................................23
1.8. Tình hình sản xuất cây dược liệu tại Quảng ninh: .................................... 25
1.8.1. Tình hình phát triển cây dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh .................................25
1.8.2. Tình hình sản xuất, nuôi trồng và chế biến cây dược liệu tại Cẩm Phả: .......26
1.9. Quy trình trồng cây Giảo cổ lam được áp dụng hiện nay: ........................ 26
1.10. Một số nghiên cứu về phân bón và mật độ đối với cây Giảo cổ lam: .... 27
1.10.1. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về phân bón đối với cây
Giảo cổ lam: ........................................................................................................27
1.10.2. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về mật độ đối với cây
Giảo cổ lam: ........................................................................................................28
Chương 2 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....29
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................... 29
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu: ...........................................................................................29
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ....................................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 30
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm: ..........................................................................30
2.3.2. Biện pháp kỹ thuật:............................................................................................31

2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:...................................................... 32
2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................................32
2.4.2. Chỉ tiêu theo dõi về sâu, bệnh hại: ...................................................................33
2.4.3. Chỉ tiêu về năng suất: ........................................................................................33
2.4.4. Một số chỉ tiêu về chất lượng cây Giảo cổ lam: ..............................................34
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................35


13
glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp. Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu
như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở
ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có
nồng độ đường huyết cao. Từ thành công ban đầu tìm ra phanoside, năm 2007
các tác giả này đã tìm ra cơ chế kiểm soát đường huyết của phanoside là do
khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy. Và đến năm 2010, một cuộc thử
nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đã được thực hiện.
Kết quả cho thấy, sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau
4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l so với trước khi sử dụng,
đồng thời Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh
nhân tiểu đường.
+ Một nghiên cứu lâm sàng khác năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh
Huyền, bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Hội đái tháo
đường Thụy Điển thực hiện trên 65 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại bệnh viện
Lão Khoa Trung ương có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến
14 mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói
trà Giảo cổ lam 2g), trong thời gian 12 tuần. Kết quả cho thấy, sau 12 tuần sử
dụng trà Giảo cổ lam làm giảm đường huyết xuống 3 mmol/l, so với nhóm đối
chứng không sử dụng Giảo cổ lam. Nghiên cứu cũng nhận thấy nếu sử dụng
một thuốc hạ đường huyết gliclazide trong 4 tuần sau đó chuyển sang sử dụng
trà Giảo cổ lam trong 8 tuần cũng giúp làm giảm đường huyết lúc đói là 2,9

mmol/l so với nhóm chỉ sử dụng gliclazide đơn thuần trong 4 tuần đầu. Đồng
thời nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền cũng nhận thấy sử dụng trà
Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, khả năng sử
dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
- Tác dụng tăng lực: Giảo cổ lam có tác dụng tăng lực co cơ đến 11,112
kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với
mục đích sử dụng Giảo cổ lam để tăng lực cho các vận động viên thi đấu để
nâng cao thành tích. Vì vậy, Giảo cổ lam còn được gọi là chất Doping tự nhiên.


×