Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài bời lời đỏ (litsea glutinosa l ) ở tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 80 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chất KTST IAA (PP xử lý chậm) đến tỷ lệ sống
của hom..............................................................................................................37
Bảng 4.3. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý chậm) IAA đến tỷ lệ nốt sần
của hom..............................................................................................................39
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chất KTST (PP xử lý chậm) NAA đến tỷ lệ sống
của hom..............................................................................................................40
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chất KTST (PP xử lý chậm) NAA đến số chồi của
hom.....................................................................................................................40
Bảng 4.6. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý chậm) NAA đến tỷ lệ nốt sần
của hom..............................................................................................................41
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chất KTST (PP xử lý chậm) IBA đến tỷ lệ sống
của hom..............................................................................................................42
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chất KTST (PP xử lý chậm) IBA đến số chồi của
hom.....................................................................................................................42
Bảng 4.9. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý chậm) IBA đến tỷ lệ nốt sần của
hom.....................................................................................................................43
Bảng 4.10. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý nhanh) IAA đến tỷ lệ sống của
hom.....................................................................................................................44
Bảng 4.11. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý nhanh) IAA đến số chồi của
hom.....................................................................................................................45
Bảng 4.12. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý nhanh) IAA đến tỷ lệ nốt sần
của hom..............................................................................................................45
Bảng 4.13. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý nhanh) NAA đến tỷ lệ sống
của hom..............................................................................................................46
Bảng 4.14. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý nhanh) NAA đến số chồi của
hom.....................................................................................................................47
Bảng 4.15. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý nhanh) NAA đến tỷ lệ nốt sần
của hom..............................................................................................................48
Bảng 4.16. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý nhanh) IBA đến tỷ lệ sống của
hom.....................................................................................................................49




Bảng 4.17. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý nhanh) IBA đến số chồi của
hom.....................................................................................................................50
Bảng 4.18. Ảnh hưởng chất KTST (PP xử lý nhanh) IBA đến tỷ lệ nốt sần
của hom..............................................................................................................50
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của hom..........................51
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của giá thể đến số chồi của hom...............................52
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nốt sần của hom......................53
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến tỷ lệ sống của hom...........54
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến số chồi của hom...............55


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Công thức cấu tạo của IAA..............................................................12
Hình 2.2. Công thức cấu tạo của NAA...........................................................13
Hình 2.3. Công thức cấu tạo của IBA.............................................................14
Hình 4.1. Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................................32


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLKH

: Nông lâm kết hợp

CT

: Công thức

KTST


: Chất kích thích sinh trưởng

TN

: Thí nghiệm

PP

: Phương pháp


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................1
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................4
MỤC LỤC............................................................................................................5
TÓM TẮT KHÓA LUẬN...................................................................................8
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu cây bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.).............................................................3
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.........................................................................................3
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................................4
2.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị sử dụng cây Bời lời đỏ ........................................7
2.2.1. Đặc điểm hình thái...............................................................................................................8
2.2.2. Đặc điểm sinh thái, phân bố................................................................................................8
2.2.3. Giá trị sử dụng.....................................................................................................................8
2.3. Tổng quan các khái niệm..........................................................................................................10
2.3.1. Khái niệm về nhân giống sinh dưỡng.................................................................................10
2.3.2. Các chất điều hòa sinh trưởng của thực vật......................................................................10

2.3.2. Một số nguyên tắc khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật..................................14
2.3.3. Ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong đời sống...................................................15
2.4. Cơ sở của việc giâm hom cây Bời lời đỏ....................................................................................16
2.4.1. Cơ sở di truyền...................................................................................................................16
2.4.2. Cơ sở tế bào học................................................................................................................17
2.4.3. Cơ sở phát sinh và phát triển.............................................................................................17

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG ..................19
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................19
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................19
3.1.1. Mục tiêu tổng quát............................................................................................................19


3.1.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................................19
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................19
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................19
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................20
3.3.1. Tình hình cơ bản địa bàn tiến hành thí nghiệm giâm hom.................................................20
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng của hom giâm.....................20
3.3.3. Bước đầu đề xuất quy trình kỹ thuật giâm hom cây Bời lời đỏ..........................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................20
3.4.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, khí hậu và thủy văn của khu vực nghiên cứu ........................20
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng ra rễ của hom giâm................21
3.5.3. Bước đầu đề xuất quy trình kỹ thuật giâm hom hiệu quả cây Bời lời đỏ ở tỉnh Thừa Thiên
Huế...............................................................................................................................................31

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................32
4.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và thủy văn tại khu vực thí nghiệm giâm hom..............................32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................32

4.1.2. Khí hậu, thủy văn...............................................................................................................35
4.2. Ảnh hưởng của chất KTST đến sinh trưởng của hom................................................................37
4.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp xử lý chậm chất KTST đến sinh trưởng của hom.................37
4.2.2. Ảnh hưởng của phương pháp xử lý nhanh chất KTST đến sinh trưởng của hom................44
4.3. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của hom....................................................................51
4.3.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của hom.................................................................51
4.3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến số chồi của hom.....................................................................52
4.3.3. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nốt sần của hom.............................................................53
4.4. Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến sinh trưởng của hom.....................................................54
4.4.1. Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến tỷ lệ sống của hom..................................................54
4.4.2. Ảnh hưởng của chế độ che bóng đến số chồi của hom......................................................54
4.5. Bước đầu đề xuất quy trình, kỹ thuật giâm hom Bời lời đỏ......................................................56

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................58


5.1. Kết luận.....................................................................................................................................58
5.2. Tồn tại.......................................................................................................................................59
5.3. Kiến nghị...................................................................................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................60
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH........................................................................................1


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) là loài cây có giá trị kinh tế cao, có thể tận
dụng tất cả các bộ phận của cây để đưa vào sản xuất tạo các sản phẩm phục vụ
cho đời sống của con người: Lá và vỏ say ra để làm nhang, gỗ làm nguyên liệu
giấy, vật liệu để xây nhà, đóng đồ mộc mỹ nghệ. Ngoài ra, vỏ Bời lời đỏ chứa
tinh dầu thơm, được chiết suất dùng trong y học, làm hương thơm. Hiện nay bời

lời đỏ đang là loài cây trồng đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho
người dân và được chính quyền địa phương ở một số tỉnh chọn là loài cây với
mục đích xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn,
trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những lợi ích đó tôi nhận thấy rằng,việc
nhân giống cây Bời lời là vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu. Để tạo ra
cây con có sự đồng đều cao và giúp giữ lại những đặc tính tốt của cây mẹ, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật giâm hom loài Bời lời đỏ
(Litsea glutinosa L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế” dưới hướng dẫn của Thạc sỹ
Phạm Cường.
Nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở thông tin về quy trình kỹ thuật giâm hom
loài cây Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) góp phần vào công tác phục vụ nguồn
giống tại chỗ cho địa phương cũng như đem ra sản xuất đại trà, phục vụ công tác
trồng rừng loài cây bản địa ở Việt Nam.
Để thực hiện đề tài, tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng
của : chế độ che bóng, nồng độ các chất kích thích sinh trưởng (IAA, NAA,
IBA) và giá thể đến sinh trưởng của hom giâm. Để thực hiện được các nội dung
trên, tôi tiến hành bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên, ba lần lặp. Trong quá
trình thực hiện, hom giâm được chăm sóc, theo dõi và đo đếm các chỉ tiêu để
tổng hợp số liệu. Số liệu đo đếm được tổng hợp và xử lí trên phần mềm excel
nhằm tìm ra được công thức hiệu quả nhất đối với sinh trưởng của hom giâm.
Ngoài ra, đề tài còn đề xuất quy trình kỹ thuật giâm hom cây Bời lời đỏ có hiệu
quả.
Qua kết quả nghiên cứu đề tài, bước đầu tôi tìm hiểu cho thấy rằng: Hom sau
45 ngày tuổi, chế độ che bóng 100% có tỷ lệ sống cao nhất, đạt trên 71,11%; chất
thích sinh trưởng IBA nồng độ 600 ppm là chất kích thích hiệu quả nhất đến sinh
trưởng của hom giâm Bời lời đỏ, đạt tỷ lệ sống 81.11%, tỷ lệ nốt sần đạt 57,78%;
giá thể thích hợp cho việc giâm hom cây Bời lời đỏ là 50% đất + 50% xơ dừa,


hom có tỷ lệ sống cao nhất, đạt trên 88,89%, tỷ lệ nốt sần đạt trên 73,33%.

Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy: Bời lời đỏ có khả năng nhân
giống được bằng giâm hom, có thể sử dụng thuốc IBA nồng độ 600ppm làm
thuốc kích thích với giá thể là 50% đất + 50% xơ dừa. Đồng thời, do thời gian
tiến hành thí nghiệm không nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu, điều kiện thời tiết
không thuận lợi, trình độ và kiến thức về kỹ thuật giâm hom còn hạn chế. Vì
vậy, trong quá trình thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp giâm hom, đề tài
cũng gặp một số khó khăn: hom chưa ra rễ, có nhiều nghiên cứu khác trong
vườn ươm làm ảnh hưởng đến sự bố trí thí nghiệm và diện tích vườn ươm nhỏ,...
Vì vậy, để thực hiện đề tài được tốt hơn nhà trường cần tạo điều kiện nhiều hơn
cho sinh viên về cơ sở vật chất, thời gian thực hiện đề tài dài hơn và trong quá
trình chăm sóc và theo dõi cần chú ý đến các yếu tố ngoại cảnh tác động đến
hom giâm.


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có nhiều rừng và đất rừng. Rừng là tài
nguyên vô cùng quý giá và quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới. Rừng
không chỉ có tác dụng về mặt sinh thái, bảo vệ môi trường mà rừng còn là nơi
sinh sống của con người và nhiều loài động vật. Hiện nay, trên thế giới có rất
nhiều người sống phụ thuộc vào rừng. Tại Việt Nam có đến 54 dân tộc thuộc
hơn 1200 xã vùng cao có cuộc sống gắn liền với rừng.
Giá trị của rừng đối với kinh tế, xã hội và môi trường là hết sức to lớn.
Chính vì vậy, việc khôi phục rừng từ những vấn nạn như: khai thác rừng quá
mức, khai thác rừng không có quy hoạch, du canh du cư, cháy rừng,… Đang là
vấn đề cấp bách đối với toàn cầu.
Trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều chương trình, dự án nhằm
góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Và ngành lâm nghiệp góp phần không nhỏ
cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong đó, duy trì và gia tăng độ che
phủ của rừng được xác định là một hướng đi nhằm đảm bảo phát triển bền vững
chiến lược Quốc gia. Điển hình như phong trào trồng rừng ở tỉnh Thừa Thiên

Huế nói riêng và cả nước nói chung đã phát triển mạnh. Qua nhiều năm thực
hiện, dự án đã mang lại hiệu quả nhất định về kinh tế, xã hội trong đó hiệu quả
về môi trường sinh thái được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng chặt
phá rừng làm chất đốt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm giảm đi vai
trò nhiều mặt của rừng. Việc tiếp nhận và nghiên cứu trồng Bời lời đỏ là điều
hết sức cần thiết và hữu ích về kinh tế cũng như về mặt sinh thái ở tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Cây Bời lời đỏ có tên khoa học là Litsea glutinosa Roxb (Lour. C.B Rob)
[21], còn được gọi bởi các tên khác là Bời lời nhớt, Bời lời dầu, nhớt mèo, mò
nhớt, là một loài thực vật thuộc chi Litsea của họ Nguyệt quế (Lauraceae) [6].
Là cây ưa sáng mọc nhanh, khả năng tái sinh hạt, chồi mạnh, thích hợp đất sét
pha, ẩm, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn. Cây Bời lời đỏ phân bố
khá rộng ở Việt Nam, thường gặp trong rừng nhiệt đới ẩm thường xanh mưa
mùa từ Bắc đến Nam, tập trung ở môt số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Cây
Bời lời có giá trị kinh tế cao, có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây để đưa
vào sản xuất tạo các sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người. Tinh dầu
của loài Bời lời đỏ có nhiều trong phần vỏ (vỏ cây là sản phẩm chính của cây)
của thân cây, có mùi thơm đặc biệt, được người dân khai thác về làm hương thắp
trong những ngày lễ tết đến, sử dụng để dính bột giấy và dùng để xuất khẩu.
1


Bời lời đỏ vốn là giống cây rừng nên dễ gây trồng, dễ thích nghi với các
điều kiện khí hậu khác nhau lại tốn ít công chăm sóc. Ngoài những giá trị kinh tế
mà loài cây đem lại, chúng còn có ý nghĩa to lớn trong vai trò cải thiện điều kiện
khí hậu, chống xói mòn hằng năm đem lại cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
Hiện nay bời lời đỏ đang là loài cây trồng đem lại nguồn thu nhập tương
đối ổn định cho người dân và được chính quyền địa phương ở một số tỉnh chọn
là loài cây với mục đích xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số
trên địa bàn [3].

Chính vì vậy những năm gần đây, nhu cầu sử dụng vỏ của loài tăng nhanh,
đồng nghĩa với lượng khai thác vỏ ở rừng giảm mạnh. Vì vậy, nhiều địa phương,
nhiều hộ gia đình đặc biệt là ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã gây trồng loài cây lâm
sản ngoài gỗ có giá trị cao này. Xong việc áp dụng trồng cây Bời lời đỏ ở khu
vực miền Trung nói chung và riêng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều những
vướng mắt trong kỹ thuật và nguồn giống, người dân chưa hiểu biết nhiều về
cây Bời lời và kỹ thuật để gây trồng nên cây Bời lời đỏ là vẫn chưa phổ biến ở
khu vực miền Trung và đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc phát triển cây Bời
lờì đỏ ở khu vực miền Trung và riêng tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ mở ra một hướng
đi mới để giúp phát triển kinh tế cho người dân, xóa đói giảm nghèo đảm bảo an
sinh, xã hội cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên nguồn giống cây Bời lời vẫn còn khang hiếm trên thị trường.
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, việc nhân giống cây Bời lời đỏ còn gặp nhiều khó
khăn về kỹ thuật và điều kiên khí hậu. Sử dụng nhân giống Bời lời bằng phương
thức gieo ươm còn gặp khó khăn do việc thu hái quả sau khi chín dẫn đến thiếu
nguồn hạt giống để gieo ươm (trên tỉnh Thừa Thiên Huế hầu như chưa có vườn
nhân về cây Bời lời đỏ), do đó việc nghiên cứu thử nghiệm nhân giống cây Bời
lời đỏ bằng phương pháp giâm hom sẽ rất cần thiết.
Nhằm tạo thuận lợi cho việc phục vụ nguồn giống tại chỗ của địa phương
cũng như phục vụ sản xuất, sản xuất đại trà, đồng thời nhân giống bằng phương
pháp giâm hom giúp giữ lại những đặc tính tốt của cây mẹ cũng như tạo ra cây
con có sự đồng đều. Chính vì vậy, tôi đưa ra đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật giâm
hom loài bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu cây bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.)
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Bời lời đỏ là một cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được rất nhiều
các nước trên thế giới nghiên cứu và đưa vào trồng để phát triển kinh tế. Bời lời
đỏ phân bố ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông,
Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam), Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri Lanka,
Malaysia, Philippines, Australia [13].
Ngoài ra, cây Bời lời đỏ còn là loài cây đa mục đích và được người dân bản
địa nhiều nơi trên thế giới sử dụng thường xuyên như một loại dược liệu để điều
trị trong đời sống hằng ngày (Arya, 2002; Majumdar, 2006). Tuy nhiên những
nghiên cứu về loài cây này còn hạn chế [13].
Trên thế giới, ở một số vùng người dân trồng loài cây này như một loại
dược liệu hằng ngày với công dụng trị các bệnh như: bong gân, viêm khớp, ung
nhọt, tiêu chảy [13].
Với giá trị dược liệu nổi trội của cây Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.), nhiều
nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung vào đặc điểm này. Chẳng hạn như
theo nghiên cứu tại Ấn Đô, các nhà khoa học Radhkrishman, Ramasani A. và
Arfin S. (1989) đã tách được từ vỏ cây Bời lời đỏ chất Sufoof- E musummin
dùng làm dược liệu trong y học [16].
Tại Indonexia, các tác giả Rizan Helmi và Zamri Adel (1989) bằng phương
pháp quang phổ đã chiết xuất từ cành rễ và vỏ cây Bời lời các chất như 2,9
dyhydroxy, 1,10 dimethoxyaporhyne, 6 methonyphenan threne 9% dùng trong y
học. Tại hội nghị quốc tế về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại Indonexia
năm 1990 đã xác nhận cây Bời lời đỏ có thể chiết xuất một số hóa chất dùng
trong y dược. Các thông tin trên cho phép khẳng định một cách chắc chắn về giá
trị kinh tế của Bời lời đỏ, nhất là trong lĩnh vực y dược [16].
Theo tạp chí quốc tế về Công nghệ sinh học và sinh học phân tử nghiên cứu
Bời lời đỏ (Lour) C.B Rob (Tiếng Hin-du: Maida lakri) là một cây thuốc có giá
trị dược phẩm rất lớn. Loài này cực kì nguy cấp do tình trạng khai thác bừa bãi
để dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, nó được sử dụng
để sản xuất các loại thuốc giảm đau, có tác dụng hiệu quả trong điều trị tiêu chảy
và bệnh lỵ,... [16].

3


Theo nghiên cứu của Rebena năm 2007 thì vỏ Bời lời đỏ chứa tinh dầu
thơm, được chiết suất dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu và làm
keo dán công nghiệp hoặc sơn, ngoài ra còn được dùng làm nhang đốt trong tín
ngưỡng tôn giáo của người dân, (Rabena, 2007). Điều này được chứng minh rõ
hơn tại một tài liệu dùng để tập huấn công tác nhân giống các loài cây dược liệu
của Somashekhar và cộng sự (2002), theo tài liệu này đã tổng kết, mô tả thực vật
và phân loại những bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất biệt dược của những
loài cây tại Bangalore. Trong đó, đã xác nhận bộ phận dùng để làm thuốc và sản
xuất ra biệt dược của loài cây Bời lời đỏ là thân và vỏ thân [17].
Tại hội nghị Quốc tế khác về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại
Indonesia cũng đã xác nhận từ Bời lời đỏ có thể chiết suất một số hóa chất dùng
trong y dược (Soewarsono, 1990)[19]. Một số tác giả khác ở Trung Quốc
(Wang, 2010) [20], cũng đã công bố và mô tả cấu trúc hóa học về một số những
chiết suất biệt dược này được mô tả cụ thể, một nghiên cứu của Shahadat và các
cộng sự khác (2010) [18]. Theo đó thì chiết suất tinh dầu cây Bời lời đỏ có tác
dụng trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và các loài thực vật có khả
năng tiết ra chất kháng khuẩn do tổng thân và lá có chứa rất nhiều tannin,
alkaloid và saponin (Prustis, 2008) [20].
Gần đây, hai tác giả người Ấn Độ đã công bố những nghiên cứu về việc tìm
nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những nguồn
thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế cũng đã mô tả đặc tính
nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế biến từ hạt cây của nó
(Singh, 2010) [13].
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏ
nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị công
dụng của nó trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong danh mục

tài nguyên thực vật… Hầu như chưa có đi nghiên cứu chuyên sâu vào về loài
cây này. Cụ thể:
- Năm 1967, trong sách “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác
giả Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một các
tương đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng [10].
- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1967 đã phát hành sách: “Tên cây rừng
Việt Nam” của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự.
- Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1971 đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng
4


miền Bắc Việt Nam” tập I của Viện điều tra quy hoạch rừng.
Cả hai tài liệu trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mô tả đặc điểm
sinh học của các loài Bời lời đỏ nhưng chưa đề cập đến những giá trị, công
dụng, kỹ thuật gây trồng đối với Bời lời đỏ [13].
- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1971, trong tài liệu “Cây cỏ
thường thấy ở Việt Nam” tập II của tác giả Lê Khả Kế, ngoài việc mô tả còn cho
biết thêm một số công dụng của Bời lời đỏ [9].
- Trong sách “Danh sách thực vật Tây Nguyên” của Viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng
cũng, mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu [5].
- Trong tạp chí Lâm nghiệp tháng 7 năm 1994 có bài viết về “Trồng Bời lời
nhớt” của Nguyễn Bá Chất. Ở bài viết này, tác giả cũng đã đề cập đến một số
vấn đề kỹ thuật trồng Bời lời đỏ nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và mang
tính chất định tính [9].
- Trong tài liệu thông tin chuyên đề “Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ: của kỹ sư
Nguyễn Hiền, Sở khoa học công nghệ và môi tường tỉnh Gia Lai, 1991, đã giới
thiệu một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng Bời lời đỏ. Xong
những đặc điểm sinh thái học của loài cây này thì hầu như chưa được đề cập tới
[7].

- Năm 1997, trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Bước đầu nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Litsea glutinosa C.B.Roxb) làm cơ sở cho
công tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Thị Lý, Trường đại học Tây
Nguyên đã xác định được một số đặc điểm sinh học: mô tả thân, cành, lá, rễ,
hoa, màu và chu kỳ ra hoa, khả năng nảy mầm, kỹ thuật gieo ươm, dự tính sản
lượng vỏ trên mô hình trồng thuần và trồng xen trong cà phê. Tuy nhiên các dự
tính sản lượng vỏ mới chỉ là tạm tính trên hàm tương quan về mối quan hệ giữa
sản lượng vỏ với tuổi cây, mật độ trồng [11]…
- Trần Văn Con (2001) trong báo cáo khoa học của Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam về đề tài Xác định một số cây trồng chính phục vụ trồng rừng
sản xuất vùng Bắc Tây Nguyên, tác giả đã đề xuất trồng Bời lời đỏ trên các dạng
lập địa chính là đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi, bằng phẳng, tương đối ẩm và đất
đỏ nâu dưới trảng cây bụi, cao nguyên bằng phẳng, khô nóng. Phương thức
trồng: Tùy theo phương thức hỗn giao, NLKH. Tỷ lệ hỗn giao dưới 60% Bời lời
đỏ và 40% cây ăn quả hoặc Cà phê, với phương pháp hỗn giao theo hàng hoặc
theo đám. Cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m [3].

5


- Năm 2005, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã xuất bản sách :Kỹ thuật
canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam” do tác giả Nguyễn Ngọc Bình và Phạm
Đức Tuấn biên soạn, trong đó đã nêu các đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái,
lâm sinh, kỹ thuật gieo ươm, đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình
NLKH có sửa dụng cây Bời lời đỏ: Bời lời xen trong vườn cà phê, trồng cây
Đậu đỗ, Ngô, Sắn xen trong vườn Bời lời đỏ. Các kết quả này chỉ là các số liệu
điều tra phỏng vấn và tổng kết lại kinh nghiệm của người dân chưa đưa ra những
mô hình dự tính, dự báo về hiệu quả của các hệ thống NLKH trên [2].
- Nhà xuất bản Lao động năm 2007, được sự hỗ trợ của “Dự án hỗ trợ
chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” giai đoạn 2, nhóm tác giả: Trần Ngọc

Hải (Đại Học Lâm Nghiệp) và Nguyễn Việt Khoa (Trung Tâm Khuyến Nông
Quốc Gia) đã biên soạn cuốn sách “Bời lời đỏ” với nội dung gồm: Giới thiệu
đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của loài Bời lời đỏ; kỹ
thuật tạo giống, trồng và chăm sóc Bời lời đỏ [11].
- Năm 2009, Bảo Huy và các cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu “ Ước
tính năng lượng hấp thụ CO2 của Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.)trong mô hình
nông lâm kết hợp Bời lời đỏ-Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Trong đó
nhóm tác gải đã xây dựng được một số hàm tương quan giữa sinh khối của cây
Bời lời đỏ với tuổi cây (A), biểu sản lượng… Các kết quả này đã thể hiện tương
đối đầy đủ sinh trưởng của Bời lời đỏ trên mô hình NLKH Bời lời đỏ - Sắn, giá
trị thu nhập của hệ thống… Nên các kết quả này hoàn toàn có thể được sử dụng
làm tài liệu để so sánh, tham khảo trong đề tài này [8].
- Năm 2011, trong luận văn thạc sĩ : Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh
tế của một số mô hình trồng Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) tại một số huyện
Gia Lai của Mai Minh Tuấn đã bước đầu đánh giá sinh trưởng, năng suất và hiệu
quả kinh tế của mô hình trồng Bời lời đỏ xen Cà phê, xen Sắn và trồng thuần
loài. Nhìn chung, đề tài chỉ bước đầu so sánh sinh trưởng và hiệu quả kinh tế
trồng Bời lời ở các phương thức trồng khác nhau. Những nghiên cứu về ảnh
hưởng các biện pháp kỹ thuật, điều kiện lập địa và chất lượng giống chưa được
đề cập [24].
- Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án FLITCH tại các tỉnh Tây Nguyên
và tỉnh Phú Yên, có hai tỉnh trồng Bời lời đỏ là tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai.
Ban quản lý dự án các tỉnh Đakrông và Đăk Nông đã đưa Bời lời đỏ vào kế
hoạch trồng cây Bời lời đỏ những đến năm 2013 vẫn chưa thực hiện. Số liệu báo
cáo các tỉnh cho thấy, tính đến năm 2013 tổng diện tích trồng Bời lời đỏ ở tỉnh
6


Gia Lai và Kon Tum là 3,119.33 ha. Trong đó, diện tích trồng Bời lời đỏ trồng
tại các tỉnh Kon Tum và Gia Lai theo lần lượt là 2,813.18 ha và 306.15 ha [9].

- Ngoài ra hiện nay, cây Bời lời đỏ còn được sử dụng để chế tạo dầu sinh
học. Nguyễn Đình Hải, tác giả của đề án công nghệ sinh học từ cây Bời lời đỏ
cho biết, bình quân một mùa cây cho thu hoạch là 150 kg quả, khi sản xuất ra sẽ
thu hồi được hơn 100 lít dầu ứng với 2 triệu đồng (đã trừ kinh phí sản xuất 1 lít
dầu là 3.000 đồng). Công nghệ được Nguyễn Đình Hải chọn để sử dụng trong
việc sản xuất năng lượng từ cây Bời lời là công nghệ HTPM (High Temperature
and Pressured Methanol – Methanol) dưới nhiệt độ và áp lực cao đã được cấp
bằng phát minh sáng chế [22].
2.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị sử dụng cây Bời lời đỏ
Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) thuộc họ Long não (Lauraceae) trên thế
giới hiện nay có khoảng 50 chi với trên 2000 loài phân bố ở vùng á và á nhiệt
đới. Riêng ở việt nam có tới 13 chi và trên 100 loài. Hầu hết các loài trong họ
Long não đều có chứa tinh dầu thơm ở vỏ, lá, hoa, quả và phần gỗ [11].
Loài Bời lời đỏ (Litsea glutinosa L.) hay còn gọi là Bời lời đẹc, kháo thơm,
rè thơm, kháo nhậm, rố vàng hay rè vàng. Trên thế giới, ở một số vùng người
dân trồng loài cây này như một loại dược liệu hằng ngày với công dụng trị các
bệnh như: bong gân, viêm khớp, ung nhọt, tiêu chảy [11],…
Bời lời đỏ là cây sống lâu năm, kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản, dễ phổ
biến rộng, sản phẩm thu hoạch (chủ yếu là vỏ) không đòi hỏi kỹ thuật, tuổi thành
thục, thời vụ phức tạp, dễ chế biến, bảo quản… nhiều người dân địa phương đã
biết thu hái, chế biến, bảo quản… Nhiều người dân địa phương đã biết thu hái chế
biến vỏ thô từ cây mọc tự nhiên trên nương rẫy và vườn gia đình.
Bời lời đỏ thuộc loại cây bản địa, có giá trị kinh tế nhiều mặt, mọc tự nhiên
trên khắp rừng núi Tây Nguyên, nhưng từ trước đến nay chưa được nghiên cứu
kỹ và gây trồng có hệ thống như một số loài cây trồng rừng khác. Việc trồng
rừng Bời lời đỏ ở Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn, chưa phù hợp với đất đai
tại chỗ, nguồn giống khan hiếm, việc trồng và nhân giống loài cây này ở đây còn
nhiều thách thức.
Có rất nhiều loại Bời lời, đồng bào địa phương thường chia làm hai loại
theo màu sắc vỏ cây: Bời lời xanh (hay Bời lời nhớt) có tên khoa học Litsea

sebitera và Bời lời đỏ có tên khoa học (Litsea glutinosa L.) thuộc họ Long não
(Lauraceae) [12].
7


2.2.1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ trung bình hay gỗ lớn, thường xanh, cao 25 – 35m, đường kính 40 –
60cm. Thân tròn thẳng, tán hình trứng hẹp, cành nhỏ và ít, gốc có bạnh vè nhỏ
và thấp. Vỏ thân màu xám trắng đến nâu xám, phía ngoài có nhiều bì khổng nổi
rõ, thịt vỏ màu vàng nhạt, dày 8 – 10mm, có mùi thơm. Cành khi non hơi xanh
sau chuyển nâu nhạt, nhẵn [6].
Lá đơn mọc cách, phiến lá dai, có mùi thơm nhị, hình mác dài 12 – 15cm,
rộng 3 – 3,5cm, đầu lá hơi nhọn, gốc hình nêm, hai mặt nhẵn, mặt trên xanh
bóng, mặt dưới xanh nhạt, gân bên 7 – 10 đôi, cuống lá dài 7 – 15mm [6].
Mùa ra hoa vào tháng 5 – 6, mùa quả chín vào tháng 10 – 11.Cây cho nhiều
quả và hạt. Nhiệt độ bình quân hàng năm: 23 – 25 0C. Nhiệt độ tối thấp không
dưới: 12 – 160C.
Lượng mưa hàng năm: 2.000 – 3.000 [11].
Quả hình cầu, đường kính 10 – 20mm, có là đài và hơi xòe ra. Khi non quả
màu xanh lục khi quả chín có màu tím đen, ngoài có phủ một lớp phấn trắng,
cuống quả màu đỏ nhạt. Vỏ quả mềm có chứa dịch màu vàng , mang 1 hạt,
cuống quả màu đỏ nhạt. Một kg hạt tốt có 3.000 – 3.500 hạt [11].
2.2.2. Đặc điểm sinh thái, phân bố
Bời lời đỏ mọc cả trong rừng nguyên sinh và thứ sinh và cả rừng hồi phục
sau nương rẫy ở những nơi có độ dốc cao từ 1.000m trở xuống sao với mặt biển.
Trong rừng nguyên sinh thường mọc cùng các loài Sến, Vù hương, Dẻ đỏ, trong
rừng thứ sinh thường mọc cùng Trám, Ràng ràng, Vạng trứng, Lim xẹt [16].
Cây Bời lời phân bố ở độ cao 600 – 700m (so với mực nước biển), mọc
nhiều ở nơi thấp trong rừng thứ sinh, thường gặp ở cửa rừng và ven khe suối
lớn.Bời lời là loại cây ưa sáng, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn và

thoát nước. Khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt [6].
Ở Việt Nam loài cây này gặp ở Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên,
Khánh Hòa, Gia Lai, Đồn Nai, Phú Quốc [6].
2.2.3. Giá trị sử dụng
Bời lời đỏ là cây đa mục đích và được người bản địa nhiều nơi trên thế giới
sử dụng thường xuyên như 1 loại dược liệu để điều trị trong đời sống hàng ngày.

8


Người dân tỉnh Gia Lai, tận dụng cây Bời lời đỏ làm hàng rào giúp tạo
cảnh quan, cho bóng mát, giúp giữ đất đồng thời tạo thêm thu nhập cho người
dân sau này. Ngoài ra, gỗ cây Bời lời còn được dùng làm cột cho cây tiêu bám.
Vỏ Bời lời có chứa tinh dầu thơm, được chiết xuất tinh dầu dùng trong y
học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán trong công nghiệp, sơn. Ngoài ra
vỏ Bời lời đỏ còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng tôn giáo của người
dân. Gỗ Bời lời đỏ thuộc nhóm IV, màu nâu vàng, cứng và không mối mọt có
thể sử dụng đóng đồ dùng, làm nguyên liệu giấy, làm gỗ củi. Lá có thể làm thức
ăn gia súc… [12].
Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, tập II (1999)” đã mô tả cây
Bời lời đỏ và một số công dụng của nó như vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa
bệnh.Vỏ giã nát đắp lên vết thương, nơi xưng bỏng, ngoài ra vỏ còn dùng để sắc
thước uống chữa bệnh đường ruột lỵ. Nước dùng ngâm vỏ Bời lời dùng bôi dầu
cho tóc bóng mượt. Quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là laurin và
olein điều chế xà phòng, gỗ làm giấy, lá làm thức ăn cho trâu bò. Tất cả các bộ
phận của cây, nhiều nhất ở bộ phận vỏ có chứa chất nhầy (keo) và một ít tinh
dầu nên người ta dùng vào công nghệ keo dán, kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê
tông. Gỗ dùng làm đồ gia dụng, làm giấy, làm nhà tạm,… [13]
Cây Bời lời đỏ trồng sau 5 đến 8 năm là cho thu hoạch (đối với cây trồng từ

hạt), đối vơi cây tái sinh thì từ 3 đến 4 năm có thể thu hoạch được. Vỏ, lá cây
được thương lái mua để làm bột nhang, nấu keo dùng trong công nghiệp; thân
cây được dùng trong công nghiệp chế biến gỗ, đồ gia dụng, cây Bời lời đỏ được
tận dụng hầu như từ cành đến gốc. Thời điểm hiện nay vỏ khô có giá 17.000 –
24.000 đồng/kg, vỏ tươi có giá 8.000 đến 12.000 đồng/1kg, giá 1 cây gỗ 4 năm
tuổi trồng tái sinh dùng để làm trụ tiêu có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng/1 cây
(Nguồn: Điều tra 2015).
Ở tỉnh Quảng Trị, Theo ông Nguyễn Cửu Tuấn, Phó Trạm Khuyến nôngKhuyến ngư huyện Đakrông (năm 2014) thì việc trang bị cho người dân kỹ thuật
trồng cây Bời lời đỏ kết hợp với các loại cây trồng khác không những thu lợi
nhuận cao hơn mà còn tạo điều kiện cho cây Bời lời đỏ sinh trưởng phát triển
tốt. Hiện nay, tại xã Tà Rụt, người dân cũng đang phát triển trồng và khai thác
cây Bời lời đỏ cho hiệu quả cao.Việc phát triển cây Bời lời đỏ rất thuận lợi ở
những vùng đồi núi, quỹ đất hoang hóa còn nhiều. Trong thời gian tới theo ông
Tuấn thì diện tích cây Bời lời đỏ trên địa bàn toàn huyện sẽ phát triển nhiều, bởi
giống cây Bời lời đỏ đã và đang cho thấy hiệu quả hơn so với các giống cây
9


trồng khác. Người dân nay đã được trang bị kỹ thuật ươm giống cây nên đã chủ
động được nguồn giống có chất lượng. Việc phát triển trồng cây Bời lời đỏ trong
thời gian tới hứa hẹn là một loại cây giúp cho huyện Đakarông thoát nghèo bền
vững [1].
Ở Việt Nam, Nguyễn Đình Hải đã ứng dụng công nghệ GTPM (High
Temperature and Pressured Methanol – Methanol) dưới nhiệt độ và áp lực cao
để sản xuất năng lượng từ cây Bời lời đỏ. Ông tính toán , bình quân một mùa
cây cho thu hoạch là 150 kg quả, khi sản xuất sẽ thu hồi được hơn 100 lít dầu
ứng với 2 triệu đồng (đã trừ chi phí sản xuất 1 lít dầu là 3.000 nghìn đồng) [16].
Trong y học, theo GS Đỗ Tất Lợi trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” vỏ được dùng để đắp lên những vết sưng, bỏng, vết thương. Vỏ còn dùng
sắc nước uống chữa đi ỉa, lỵ [10].

2.3. Tổng quan các khái niệm
2.3.1. Khái niệm về nhân giống sinh dưỡng
Nhân giống sinh dưỡng là nhân giống bằng các vật liệu vô tính, tức là không
có sự kết hợp giữa tính đực và cái của cây bố mẹ để tạo phôi như trong nhân
giống từ hạt. Các đặc tính di truyền của cây được nhân ra hoàn toàn giống với cây
mẹ ban đầu (cây đầu dòng). Tập hợp các cây được hình thành qua nhân giống
sinh dưỡng từ một cây mẹ ban đầu, đồng nhất về mặt di truyền được gọi là dòng.
Có 4 phương pháp chính nhân giống sinh dưỡng cây lâm nghiệp:
- Giâm hom cành: thúc đẩy rễ hình thành trên một đoạn thân cắt từ cây mẹ
sao cho trở thành một cây độc lập.
- Ghép: gắn một phần nhỏ lấy từ cây được tuyển chọn (chồi hay đoạn cành
nhỏ) lên một cây khác để có rễ, thường là cùng một loài.
- Chiết: thúc đẩy rễ hình thành trên cành khi cành còn gắn trên cây mẹ
tuyển chọn.
- Nuôi cấy mô: thúc đẩy các tế bào từ cây mẹ tuyển chọn sinh trưởng trên
những môi trường đặc biệt và bằng cách thay đổi thành phần môi trường thúc
đẩy các tế bào này hình thành rễ, lá và cành [17].
2.3.2. Các chất điều hòa sinh trưởng của thực vật
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hormone sinh trưởng) là
những chất được sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trưởng phát
triển của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển
10


như nảy mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây
tiến hành các giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật
phát triển của cây với liều lượng rất thấp. Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một
nhóm chất nhất định.Ở thời kỳ sinh trưởng lớn lên có nhóm chất kích thích sinh
trưởng. Tới mức độ nhất định cây tạm ngừng sinh trưởng để chuyển sang thời kỳ
phát triển ra hoa, kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh trưởng được hình thành.

Nhóm chất kích thích sinh trưởng có các chất Auxin, Gibberellin (GA) và
Cytokinin.
Nhóm chất ức chế sinh trưởng có acid Absicic, Ethylen và các hợp chất
Phenol [18].
Các chất điều hòa sinh trưởng và phát triển của thực vật là những chất có
bản chất hóa học khác nhau, nhưng đều có tác dụng điều tiết các quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây từ lúc tế bào trứng thụ tinh phát triển thành phôi cho
đến khi cây ra hoa kết quả, hình thành cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ và kết
thúc chu kì sống của mình. Các hormone thực vật bậc cao (phytohormone) là
những chất hữu cơ có bản chất hóa học rất khác nhau được tổng hợp với một
lượng rất nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định của cây và từ đó vận chuyển đến
tất cả các cơ quan, các bộ phận khác nhau của cây để điều tiết các hoạt động
sinh lý, các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và để đảm bảo mối quan hệ
hài hòa giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể [14].
Bên cạnh các chất điều hòa sinh trưởng tự nhiên (được tổng hợp ở trong cơ
thể thực vật) còn có các chất do con người tổng hợp nên (gọi là các chất điều
hòa sinh trưởng nhân tạo). Ngày nay bằng con đường hóa học con người đã tổng
hợp nên hàng loạt các chất khác nhau nhưng có hoạt tính sinh lý tương tự cới
các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhằm tăng năng suất và
phẩm chất của cây trồng. Các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo ngày càng
phong phú và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp [14].
Các chất điều hòa sinh trưởng, phát triển của thực vật chia thành hai nhóm
có tác dụng đối kháng về sinh lý: các chất kích thích sinh trưởng (stimulator) và
các chất ức chế sinh trưởng (inhibitor).
Sau đây chỉ xét một số chất kích thích sinh trưởng được sử dụng trong đề
tài nghiên cứu:

11



+ Axit Indol 3 - acetic (IAA)
Công thức tổng quát của axit indol - 3 -acetic là C10H9O2N.
Người ta đã khẳng định rằng acid β
-indol acetic là dạng auxin chủ yếu, quan
trọng nhất của tất cả các loại thực vật, kể
cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao.
Axit indol - 3 - axetic (IAA) là
hormone thực vật thuộc lớp auxin, phổ
biến nhất trong tự nhiên. Nó là chất kích
thích sinh trưởng được biết đến nhiều
nhất trong lớp auxin, và đã là chủ đề
nghiên cứu rộng rãi bởi nhiều nhà sinh lý
học thực vật [14].
Hình 2.1. Công thức cấu tạo của IAA
Về hóa học, IAA là một axit cacboxylic trong đó nhóm cacboxyl được đính
kèm thông qua một nhóm methylene vào vị trí C - 3 của một vòng indol.
IAA là một chất rắn không màu. IAA chủ yếu được sản xuất trong tế bào
của đỉnh (chồi) và lá non của thực vật. Thực vật có thể tổng hợp IAA bằng một
số con đường sinh tổng hợp độc lập. Bốn trong số đó bắt đầu từ tryptophan,
nhưng đó cũng là một độc lập trình tổng hợp tryptophan. Thực vật chủ yếu sản
xuất IAA từ tryptophan thông qua indol - 3 - pyruvic acid. IAA cũng được sản
xuất từ tryptophan thông qua indol - 3 acetaldoxime trong Arabidopsis [24].
IAA có nhiều tác dụng khác nhau như tất cả các auxin, chẳng hạn như kích
thích sự kéo dài và phân chia tế bào, với tất cả các kết quả được nghiên cứu cho
sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng. Trên một quy mô lớn hơn, IAA phục
vụ như là tín hiệu phân tử cần thiết cho sự phát triển của bộ phận của cây và sự
phối hợp của tăng trưởng [24].
+ Axit 1 - Naphthaleneacetic (NAA)
NAA (axit 1 - Naphthaleneacetic) là một hợp chất hữu cơ với công thức
C10H7CH2CO2H. NAA không màu, ở thể rắn hào tan trong dung môi hữu cơ.

NAA có tính chất của một nhóm carboxylmethyl (CH 2CO2H) liên kết với vị trí 1
của naphthalene.
12


NAA là một tổng hợp hormone thực vật trong auxin gia đình. Nó là một đại
lý rễ và được sử dụng để nhân giống sinh dưỡng thực vật từ thân cây và cắt lá.
Nó cũng được sử dụng cho nuôi cấy mô thực vật. NAA được sử dụng rộng rãi
trong sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác nhau. Nó được coi là chất ít
độc nhưng khi ở nồng độ cao nó có thể gây độc cho động vật. Điều này đã được
thể hiện khi thử nghiệm chuột thông qua thí nghiệm cho ăn và uống với nồng
độ 1000 - 5900 mg/kg.

Hình 2.2. Công thức cấu tạo của NAA
NAA đã được chứng minh làm tăng sự hình thành sợi cellulose trong khi
kết hợp với một phytohormone gọi là gibberellic. Bởi vì nó cũng là một chất
kích thích sinh trưởng tương tự auxin, nó cũng có tác dụng giảm sự rụng trái
sớm và tỉa thưa các loại trái cây từ thân cây. Nó được áp dụng sau khi hoa thụ
tinh. Tuy nhiên, NAA khi gia tăng nồng độ có thể gây ảnh hưởng xấu và gây ra
sự ức chế tăng trưởng để phát triển các loại cây trồng. Nó đã được sử dụng trên
nhiều loại cây trồng khác nhau như táo, ô liu, khoai tây và các loại cây dây leo
khác. Để NAA có hiệu ứng mong muốn của nó phải được áp dụng ở các nồng
độ khác nhau, 20 - 100 ug/ml. NAA hiện diện trong môi trường trải qua phản
ứng oxy hóa các gốc hydroxyl và các gốc sulfat. Phản ứng cực đoan của NAA
đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng kỹ thuật radiolysis sung. Hydroxyl sản
phẩm cộng cực đoan đã được thành lập như là trung gian trong phản ứng của
hydroxyl cấp tiến với NAA. Các trung gian naphtyl methyl triệt được hình thành
trong quá trình phản ứng của anion gốc tự sulphate với NAA [25].

13



+Axit indol - 3 - butyric (IBA)
Axit indol - 3 - butyric (axit 1H - indol - 3 - butanoic, IBA) là một tinh thể
màu trắng để ánh sáng vàng vững chắc, với công thức phân tử C 12H13NO2. Nó
nóng chảy ở 1250C trong áp suất khí quyển và phân hủy trước khi sôi. IBA là
một hormone thực vật thuộc nhóm auxin và là thành phần trong nhiều sản phẩm
được sản xuất nhằm kích thích sinh trưởng của rễ.

Hình 2.3. Công thức cấu tạo của IBA
Ngoài ra IBA còn có một số tên khác như axit indol - 3 - butyric, axit 3
-indolebutyric, axit indolebutyric. IBA không hòa tan trong nước, nó thường
được hòa tan trong nước với nồng độ 75% hoặc với rượu để sử dụng làm chất
kích thích ra rễ, với nồng độ từ 10.000 đến 50.000 ppm. Giải pháp rượu này sau
đó được pha loãng với nước cất để mong muốn tập trung. IBA cũng được xem là
một muối, đó là hòa tan trong nước. Các giải pháp phải được giữ trong một nơi
tối và mát cho kết quả tốt [26].
2.3.2. Một số nguyên tắc khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Hiện nay trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp, việc sử dụng các chất điều hòa
sinh trưởng trong trồng trọt đang phát triển mạnh mẽ với mục đích khác nhau.
Các chất điều hòa sinh trưởng của thực vật ngày nay đã và đang được sử dụng
rộng rãi trong trồng trọt như là một phương tiện điều chỉnh hóa học quan tọng
đối vơi sự sinh trưởng của cây nhằm tăng năng suất của cây trồng, nâng cao hiệu
quả lao động, tiết kiệm công sức và thời gian canh tác…
Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong trồng trọt cần lưu ý các
nguyên tắc sau đây:
2.3.2.1. Nồng độ sử dụng
Hiệu quả tác dụng của các chất điều hòa sinh trưởng phụ thuộc vào nồng
độ. Nếu sử dụng để kích thích thì dùng nồng độ thấp, nếu dùng để ức chế sinh
trưởng hoặc diệt cỏ thì sử dụng nồng độ cao. Mặt khác các bộ phận khác nhau

14


và tuổi của cây khác nhau cảm ứng với chất điều hòa sinh trưởng không giống
nhau, rễ và chồi có cảm ứng mạnh với auxin hơn thân cây. Cây con có cảm ứng
mạnh hơn cây già. Vì vậy muốn sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng có hiệu
quả cần phải xác định từng loại cây trồng, thời kì sinh trưởng và các chất kích
thích sinh trưởng tương ứng khác nhau [22].
2.3.2.2. Nguyên tắc phối hợp
Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng phải thỏa mãn các điều kiện sinh
thái và các yếu tố dinh dưỡng cho cây. Vì các chất điều hòa sinh trưởng làm
tăng cường các quá tình trao đổi chất mà không tham gia trực tiếp vào trao đổi
chất, nên không thể dung các chất đó để thay thế chất dinh dưỡng. Vì vậy, muốn
sử dụng chất điều hòa sinh trưởng có hiệu quả cao cần phải xác định thời vụ và
vùng cây trồng thích hợp để có các điều kiện sinh thái phù hợp như yếu tố nhiệt
độ, ánh sáng, độ ẩm… Đồng thời cần đáp ứng đầy đủ nước và phân bón cho cây
trồng. Cũng xuất phát từ đó người ta sử dụng biện pháp phun hỗn hợp các chất
điều hòa sinh trưỡng và các nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng nhằm tăng
năng suất một số loại cây trồng [22].
2.3.2.3. Nguyên tắc đối kháng sinh lý giữa các chất điều hòa sinh trưởng nội
sinh và ngoại sinh
Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý nguyên tắc đối kháng giữa
các nhóm chất sau: Chẳng hạn sự đối kháng giữa auxin xử lý và etylen nội sinh
trong việc ngăn ngừa rụng lá, hoa, quả; Sự đối kháng giữa gibberellins ngoại
sinh và axit absisic nội sinh trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của cây; Sự
đối kháng giữa auxin và xytokinin trong việc phân hóa rễ và chồi [22].
2.3.2.4. Nguyên tắc chọn lọc
Nguyên tắc này thường áp dụng với các chất diệt cỏ dại. Các chất diệt cỏ
có tính độc chọn lọc cao. Một chất diệt cỏ chỉ có tác dụng độc đối với một số
loại cây nhất định mà ít hoặc không độc đối với những loại cây khác. Khả năng

độc chọn lọc này có thể phụ thuộc vào đặc trưng giải phẫu có khả năng ngăn
chặn sự xâm nhập của thuốc hay khả năng phân hủy cỏ và không độc cây nhờ có
các enzyme đặc hiệu… Do đó phải chọn lọc thuốc diệt cỏ và không độc cho cây
trồng, đồng thời phối hợp một số thuốc khác nhau để diệt hết các đối tượng cỏ
vốn mẫn cảm với thuốc rất lớn [22].
2.3.3. Ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng trong đời sống
Ngày nay, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật tổng hợp được ứng dụng
trong nông nghiệp ngày càng phổ biến với rất nhiều mục đích. Có thể nêu lên
một số mục đích chính thường được ứng dụng như sau:
15


- Kích thích hạt giống nẩy mầm nhanh và đều thường dùng các chất Auxin
và GA.
- Kích thích ra rễ cho cành chiết, cành giâm: Chất có hiệu quả cao là Auxin.
- Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây: Với những cây trồng cần tăng
chiều cao như mía, các cây lấy sợi (như đay, gai) thì sử dụng chất GA. Đối với
lúa, rau, màu, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm có thể dùng Auxin,
GA hoặc Cytokinin.
- Kích thích ra hoa: Với nhiều loại cây ăn quả như dứa, nhãn, xoài … muốn
ra hoa sớm và tập trung thường dùng các chất điều hòa sinh trưởng
- Hạn chế rụng hoa, rụng quả: Thường dùng các chất Auxin và GA.
- Làm quả mau chín và chín đồng loạt: Chất thường dùng là Ethylen, có thể
áp dụng cho các cây ăn quả như xoài, chuối, dứa, sapôchê, cà chua, ớt. Phun
thuốc khi quả đã già hoặc có một vài quả bắt đầu chín
- Kích thích tiết nhựa của các cây có mủ: Trong ngành cao su thường dùng
thuốc Ethrel bôi lên miệng cạo để kích thích ra mủ, tăng sản lượng mủ.
- Điều khiển sự phát sinh rễ và chồi trong kỹ thuật nuôi cấy mô: Trong môi
trường nuôi cấy thường phải cho một tỷ lệ thích hợp giữa Auxin và Cytokinin để
tạo thành một cây hoàn chỉnh, cân đối đủ cả rễ, thân và lá.

Ngoài ra, còn được ứng dụng với nhiều mục đích khác như kích thích hoặc
kìm hãm nẩy mầm của củ giống (khoai, hành, tỏi), kích thích ra nhiều hoa đực
hoặc hoa cái (dưa, bầu, bí), tạo quả ít hoặc không hạt (nho, cam, chanh, cà chua,
dưa), làm rụng lá để dễ thu hoạch (đậu, bông), làm cây thấp lại để tăng mật độ
trồng (bông vải), tạo dáng cho cây cảnh…
Có thể nói các chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng thật kỳ diệu,
điều khiển được cây trồng sinh trưởng phát triển theo ý muốn của con người. Tuy
vậy, các chất này thường biểu hiện tác dụng ở những liều lượng rất thấp và hiệu
quả có thể thay đổi tùy theo tình hình sinh trưởng cây. Vì vậy, khi áp dụng cần
thực hiện đúng theo hướng dẫn. Cẩn thận hơn, nếu áp dụng lần đầu nên làm trên
diện hẹp, sau khi có kết quả và kinh nghiệm mới áp dụng trên diện rộng [27].
2.4. Cơ sở của việc giâm hom cây Bời lời đỏ
2.4.1. Cơ sở di truyền
Trong phân bào nguyên nhiễm, nhờ có quá trình tự tái bản và phân ly đồng
đều của nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào từ một tế bào mẹ. Nhờ vậy các tế
16


×