Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tìm hiểu hệ thống cung ứng và sử dụng vacxin cho hoạt động chăn nuôi ở xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.29 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
“Tìm hiểu hệ thống cung ứng và mức độ sử dụng vacxin cho hoạt
động chăn nuôi ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa”

Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Hạnh
Lớp

: KN45

Thời gian thưc hiện : 05/01/2015 đến 05/05/2015
Địa điểm thực tập

: Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Lê Văn Nam
Bộ môn

: Khuyến nông

Năm 2015


Lời cảm ơn
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Huế, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình và tiếp thu được một


lượng kiến thức nhất định. Để có được kết quả đó, ngoài sự nổ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự cổ vũ, động viên của gia đình, sự hướng dẫn, giảng
dạy tận tình của quý thầy cô giáo trong nhà trường và sự giúp đỡ của bạn bè.
Nhất là trong kỳ thực tập và làm khóa luận cuối khóa này, sự động viên,
hướng dẫn đó đối với tôi là vô cùng quý báu.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi trân trọng cảm ơn
thầy giáo Th.S. Lê Văn Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn, luôn động viên
và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú làm việc tại Trạm Khuyến
nông - Lâm - Ngư huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã luôn tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể học hỏi, nắm bắt được nhiều
thông tin, kiến thức thực tế phục vụ cho bài viết của mình được hoàn thiện
hơn.
Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian thực tập còn hạn chế nên nội
dung đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận
được sự giúp đỡ, góp ý và chỉ dẫn thêm của quý thầy cô giáo và bạn bè để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Bùi Thị Hạnh


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bản đồ 4.1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền – Thừa Thiên Huế
Bảng 4.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu
Bảng 4.2: Đặc điểm nhân khẩu, lao động và trình độ học vấn của các hộ điều
tra năm 2014

Bảng 4.4: Số lượng đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra
Bảng 4.5: phương thức chăn nuôi của các hộ điều tra
Bảng 4.6: Số lượng và giá trị sản xuất của toàn xã Quảng Vinh qua các năm
2012,2013, 2014.
Bảng 4.7: Phân loại hộ theo quy mô chăn nuôi ở xã Quảng Vinh năm 2012,
2013, 2014.
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tiêm chủng vacxin thú y tại xã Quảng Vinh
Bảng 4.8. Tình hình tiêm phòng vacxin trong chăn nuôi tại xã ở các năm
2012,2013,2014.
Bảng 4.9: Điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống cung ứng vacxin tại xã Quảng
Vinh
Bảng 4.10: Tình hình sử dụng vacxin của các hộ điều tra
Bảng4.11 : Giá các loại vacxxin tại địa phương(đơn vị 1.000đ)
Bảng 4.12: Mức độ thỏa mãn về việc sử dụng vacxin thú y tại địa phương của
các hộ điều tra( Đơn vị: %)
Bảng4.13: Mức độ tiếp cận các loại vacxin của các hộ điều ( Đơn vị: %)
Bảng 4.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vacxin của hộ điều tra( đơn
vị: %)
Bảng 4.15: Chi phí trong chăn nuôi của các loại hộ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SL

: Sắc lệnh

NN – PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


LMLM

: Lở mồm long móng

BNNPTNT

: Bộ nông nghiệp, phát triển nông thôn

TT-BNNPTNT : Thông tư - Bộ nông nghiệp, phát triển nông thôn
TT-BNN

: Thông tư - Bộ nông nghiệp

QĐ-BNN

: Quyết định - Bộ nông nghiệp

XK

: Xuất Khẩu

ATVSTP

: Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

CHLB

: Cộng hòa liên bang

GMP


: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảm
điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

EU

: Liên minh Châu Âu

Codex

: Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài: Tìm hiểu hệ thống cung ứng và sử dụng vacxin cho hoạt động
chăn nuôi ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Họ và tên: Bùi Thị Hạnh
GVHG: Lê Văn Nam
I. Đặt vấn đề:
Chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên
Huế, là ngành sản xuất mang lại nguồn thu chính cho người dân giúp họ nâng
cao thu nhập. Hiện nay,tình hình chăn nuôi của tỉnh đang phát triển mạnh mẽ
theo hướng thương phẩm. Tuy nhiên sự phát triển đó đã nảy sinh một số vấn đề
như: ô nhiễm môi trường, tình trạng dịch bệnh trong chăn nuôi xảy ra ngày càng
nhiều, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Để giảm thiểu dịch bệnh trong chăn nuôi, thì hệ thống cung ứng vacxin
được thực hiện một cách đồng bộ từ trung ương đến địa phương là rất quan
trọng. Đây được xem là biện pháp hiệu quả và ít tốn kém trong công tác quản lý
và phòng trống dịch bệnh tại tỉnh. Nhưng thực tế cho thấy, hệ thống cung ứng
vacxin tại địa phương và công tác tiêm phòng vacxin thú y chưa được thực hiện

nghiêm túc, dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng không cao và số lượng vacxin thú y cung
cấp chủ yếu được các hộ có quy mô chăn nuôi lớn như gia trại và trang trại sử
dụng.
Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một địa
phương có quy mô đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tương đối lớn và hoạt động
chăn nuôi phát triển mạnh mẽ đang chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng công
nghiệp. Nhưng do diễn biến thời tiết phức tạp, và công tác phòng chống dịch
bệnh tại địa phương chưa được thực hiện nghiêm ngặt dẫn đến dịch bệnh trong
chăn nuôi vẫn thường xuyên xảy ra trên địa bàn xã gây thiệt hại lớn về kinh tế
cho hộ chăn nuôi. Để xây dựng cơ sở dữ liệu, nhằm hạn chế tình trạng trên,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu hệ thống cung ứng và
mức độ sử dụng vacxin cho hoạt động chăn nuôi tại xã Quảng Vinh, huyện
Quãng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.”
II. Mục tiêu, nội dung, phương pháp
* Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả hệ thống cung cấp vacxin cho hoạt động chăn nuôi của người dân
tại Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.


- Đánh giá mức độ sử dụng vacxin cho hoạt động chăn nuôi của người dân
tại Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng vacxin trong hoạt
động chăn nuôi của người dân tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
* Nội dung nghiên cứu
Mô tả hệ thống cung cấp vacxin cho chăn nuôi của người dân tại Quảng
Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tình hình chăn nuôi của các hộ dân tại xã
- Hệ thống cung ứng vacxin cho hoạt động chăn nuôi
- Vai trò của từng tác nhân trong hệ thống cung ứng vacxin tại xã

- Cơ chế quản lý, giám sát hệ thống cung ứng vacxin
- Điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống cung ứng vacxin
Đánh giá mức độ sử dụng vacxin cho hoạt động chăn nuôi của người dân
tại Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tình hình dịch bệnh tại địa phương, công tác phòng chống dịch bệnh.
- Đánh giá mức độ sử dụng vacxin theo quy mô của hộ và theo loại
vacxin.
- Đánh giá mức độ hài lòng về cơ chế cung ứng vacxin, khả năng tiếp cận
các loại vacxin qua các kênh thông tin.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng vacxin trong hoạt
động chăn nuôi của người dân tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng vacxin cho
chăn nuôi của các hộ dân:
-

Yếu tố kinh tế.

-

Yếu tố quy mô chăn nuôi.

-

Yếu tố thị trường.

-

Yếu tố chính sách.


-

Yếu tố chính sách.

* Phương pháp nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại xã Quảng Vinh, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiện Huế.


+ Địa điểm nghiên cứu được chọn đáp ứng các tiêu chí:
Có số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn
Có giao thông đi lại thuận tiện
- Chọn mẫu nghiên cứu: Hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên có phân loại
gồm 45 hộ. Trong đó 15 hộ với quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ ( số lượng con gia
súc dưới 20 con, gia cầm dưới 1.000 con trên lứa) , 15 hộ quy mô gia trại ( số
lượng con gia súc từ 20 con trở lên , gia cầm từ 1.000 con/lứa trở lên) và 15 hộ
quy mô trang trại ( số lượng gia súc từ 100con/lứa, gia cầm 3.000con/lứa)
Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã.
- Tài liệu về công tác tiêm phòng vacxin tại xã.
- Tài liệu về Vacxin tại trạm Thú y huyện.
- Các báo cáo của huyện, xã và thôn, các tài liệu sách, báo, internet.
Thu thập thông tin sơ cấp
Phỏng vấn người am hiểu
- Đối tượng: Những người cung cấp thông tin nòng cốt. Gồm 1 phó chủ
tịch xã, 1 cán bộ thú y xã , 1 phó trạm thú y huyện
Phỏng vấn hộ
- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn 45
hộ dân, kết hợp quan sát thực tế.

* Phương pháp phân tích xủ lý số liệu:
- Xử lý theo phương pháp định tính từ các thông tin thu được trong phỏng
vấn người am hiểu, và một số thông tin trong bảng hỏi bán cấu trúc.
- Xử lý theo phương pháp định lượng: số liệu cấp hộ và cấp cộng đồng đã
được nhập và sử lý bằng phần mềm Excell.
III. Kết quả nổi bật, kết luận và đề xuất
Quảng Vinh là xã có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng
hóa với các vùng phụ cận và trung tâm thành phố huế. Xã Quảng Vinh có 14
thôn, đội ngũ lao động dồi dào, diện tích sản xuất lớn 1.563.43 ha, chủ yếu tập
trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Số hộ gia trại và trang trại trong địa bàn xã còn


ít tính đến năm 2014 có 43 gia trại, 20 trang trại đạt yêu cầu. Tuy số lượng hộ ít
nhưng đàn gia súc, gia cầm chiếm đến 99,7% tổng đàn tại xã.
Tại xã những năm gần đây công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc
gia cầm được đẩy mạnh nên hầu như không có dịch bệnh bùng phát. Hệ thống
cung ứng vacxin tại xã, bao gồm hai kênh cung ứng chính đó là: kênh từ nhà
nước và kênh từ công ty Xanh. Trong đó kênh cung ứng vacxin từ chi cục thú ý
đến thú y cơ sở là kênh chính, được quản lý theo cơ chế ngành dọc, còn kênh
cung ứng từ công ty thú y Xanh là kênh không chính quy, các hộ dân tiêm
phòng vacxin của công ty không được cấp giấy chứng nhận đã tiêm phòng
vacxin. Mức độ sử dụng vacxin của các loại hộ là khác nhau, chủ yếu vacxin
được cung ứng cho hộ gia trại và trang trại, còn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có tỷ lệ sử
dụng rất ít. Nguyên nhân của điều này do cơ chế quản lý tiêm phòng vacxin
chưa nghiêm ngặt, và do các yếu tố như: kinh tế, quy mô, thị trường, chính sách,
thời tiết, dịch bệnh gây ảnh hướng lớn đến việc tiêm phòng vacxin của các loại
hộ chăn nuôi.
IV. Kết luận:
Sau quá trình nghiên cứu tại xã Quảng Vinh tôi rút ra một số kết luận sau:
Tỷ lệ tiêm phòng vacxin thú y ở xã đã được nâng cao, nhưng tỷ lệ này còn

rất thấp ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hệ thống cung ứng vacxin trên địa bàn
hoạt động rất tốt, có cơ chế quản lý rõ ràng và được thực hiện một cách đồng bộ.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định trong hệ thống như: công tác quản
lý tiêm phòng chưa nghiêm ngặt, hệ thống quản lý cứng nhắc, thiếu linh hoạt .....
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Hạnh

Giáo viên hướng dẫn

Lê Văn Nam


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên
Huế, là ngành sản xuất mang lại nguồn thu chính cho người dân giúp họ nâng
cao thu nhập. Hiện nay,tình hình chăn nuôi của tỉnh đang phát triển mạnh mẽ
theo hướng thương phẩm. Tuy nhiên sự phát triển đó đã nảy sinh một số vấn đề
như: ô nhiễm môi trường, tình trạng dịch bệnh trong chăn nuôi xảy ra ngày càng
nhiều, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Để giảm thiểu dịch bệnh trong chăn nuôi, thì hệ thống cung ứng vacxin
được thực hiện một cách đồng bộ từ trung ương đến địa phương là rất quan
trọng. Đây được xem là biện pháp hiệu quả và ít tốn kém trong công tác quản
lý và phòng trống dịch bệnh tại tỉnh. Nhưng thực tế cho thấy, hệ thống cung
ứng vacxin tại địa phương và công tác tiêm phòng vacxin thú y chưa được thực
hiện nghiêm túc, dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng không cao và số lượng vacxin thú y
cung cấp chủ yếu được các hộ có quy mô chăn nuôi lớn như gia trại và trang
trại sử dụng.

Xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một địa
phương có quy mô đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tương đối lớn và hoạt động
chăn nuôi phát triển mạnh mẽ đang chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng công
nghiệp. Nhưng do diễn biến thời tiết phức tạp, và công tác phòng chống dịch
bệnh tại địa phương chưa được thực hiện nghiêm ngặt dẫn đến dịch bệnh trong
chăn nuôi vẫn thường xuyên xảy ra trên địa bàn xã gây thiệt hại lớn về kinh tế
cho hộ chăn nuôi. Để xây dựng cơ sở dữ liệu, nhằm hạn chế tình trạng trên,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu hệ thống cung ứng và
mức độ sử dụng vacxin cho hoạt động chăn nuôi tại xã Quảng Vinh, huyện
Quãng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả hệ thống cung cấp vacxin cho hoạt động chăn nuôi của người dân
tại Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá mức độ sử dụng vacxin cho hoạt động chăn nuôi của người dân
tại Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.


- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng vacxin trong hoạt
động chăn nuôi của người dân tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm vacxin thú y
Vacxin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu hay bị
làm chết đi (Không có khả năng gây bệnh). Sau khi tiêm vào cơ thể chế phẩm
này mới kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh (gọi là
miễn dịch). Vacxin là chế phẩm sinh học được chế từ vi sinh vật đã bị giết chết
(Vacxin chết, vacxin vô hoạt) hoặc bị giảm độc (Vacxin nhược độc).
Vacxin vô hoạt là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị

giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit
phenic, formol, crystal violet,... (Vacxin ung khí thán cũng như các vacxin tụ
huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn,... thường dùng trước đây là những
vacxin vô hoạt bằng formol pha chất bổ trợ là keo phèn). Các loại vacxin vô
hoạt và giải độc tố thường an toàn và ít gây phản ứng phụ. Tuy nhiên, cần phải
dùng với liều tiêm khá lớn do trong vacxin phải có chất bổ trợ để duy trì kháng
nguyên kéo dài trong cơ thể, nên việc sử dụng gặp nhiều phiền toái và chất bổ
trợ cũng có thể gây kích thích dẫn đến những phản ứng phụ bất lợi. Sau khi tiêm
trung bình từ 2 - 3 tuần lễ thì cơ thể mới có miễn dịch.Độ dài miễn dịch thường
ngắn (3 - 6 tháng) vì vậy có loại phải tiêm nhiều lần trong năm.
Vacxin nhược độc là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut đã được làm
yếu đi đến mức không nguy hiểm cho cơ thể nhưng vẫn gây miễn dịch tốt, hoặc là
từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển
chọn từ tự nhiên. Các vacxin nhược độc được chế từ vi khuẩn và virut có độc lực
thấp, gây miễn dịch tốt hơn vacxin vô hoạt. Vacxin virut nhược độc thường gây
miễn dịch sớm (3 - 4 ngày sau khi tiêm, do hiện tượng cảm nhiễm hay can thiệp
cảm nhiễm), thời gian miễn dịch tương đối dài. Nhưng những loại vacxin này khi
dùng dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển
hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm.
Vacxin tái tổ hợp là những vacxin được chế bằng cách tách gen chịu trách
nhiệm mã hóa kháng nguyên thiết yếu nào đó rồi đưa di nạp vào cơ thể khác dễ
11


nuôi cấy, chế tạo, bảo quản và cũng ít độc hơn (Virut vacxin đậu, trực khuẩn đại
tràng, tằm hoặc thậm chí thực vật cho rau và quả,...) để sản xuất đồng loạt sinh
vật biểu hiện tính trạng mới là sản sinh kháng nguyên do gen của mầm bệnh
ngoại lai chi phối. Những thí nghiệm qua đường miệng (Nhữ mồi thịt cho cáo,
chồn,...) về ứng dụng vacxin virut dại tái tổ hợp trong virut vaccinia (Vacxin đậu
mùa) để khống chế bệnh dại ở châu Âu đã cho kết quả rất khích lệ: làm giảm số

trường hợp động vật nông nghiệp bị dại quanh vùng thử nghiệm.
2.1.2. Vai trò của ngành thú ý
Chăn nuôi gia súc, gia cầm từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng
đối với đời sống của loài người nói chung và đời sống của người dân Việt Nam nói
riêng. Ở Việt Nam hoạt động chăn nuôi, chính là nguồn cung cấp thực phẩm chủ
yếu phục vụ nhu cầu của người dân, hàng năm chăn nuôi cung cấp khoảng 30% giá
trị sản xuất ngành nông nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây tình hình dịch
bệnh trên gia súc, gia cầm rất nghiêm trọng và phức tạp, đặc biệt như các bệnh:
cúm gia cầm H5N1, cúm A/H1N1 có nguồn gốc từ lợn, gần đây là cúm A/H7N9
cũng có nguồn gốc từ gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn, bệnh LMLM trên gia súc,
………. Các hoạt động như buôn lậu động vất qua biên giới, buôn bán động vật
thông qua kiểm dịch và hiện tượng biến đổi khí hậu là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng dịch bệnh bùng phát triên diện rộng, và làm xuất
hiện một số bệnh nguy hiểm lây từ người động vật sang người.
Phòng chống dịch bệnh luôn được xem là nhiệm vụ trung tâm của toàn bộ hệ
thống thú y. Ngành thú y làm nhiệm vụ giám sát sức khoẻ động vật, phát hiện sớm
và ứng phó nhanh đối với các bệnh dịch động vật. Cơ quan thú y trung ương, trung
tâm của hệ thống thú y, sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ này nếu như không có
hệ thống văn bản pháp lý phù hợp và các công cụ cần thiết để thực thi pháp luật.
Đây chính là cơ sở của việc quản lý tốt thú y. Một hệ thống thú y quốc gia phù hợp
phải đảm bảo: Phát hiện dịch bệnh sớm và thông báo ngay các ổ dịch một cách
minh bạch, không dấu dịch; ứng phó nhanh để dập tắt dịch, kể cả việc sử dụng tiêm
phòng nếu cần thiết và phù hợp; áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và phòng
ngừa sinh học; và có chiến lược đền bù cho người chăn nuôi. Như vậy, ngành thú y
được xem là ngành bảo vệ sức khỏe, không những cho con vật mà còn cho con
người. Ngành thú y giải quyết các vấn đề thực phẩm thừ gốc tránh tình trạng nhiễm
bệnh trong chăn nuôi, tức là từ trang trại đến khi ăn vào là ngành thú y có trách
nhiệm đảm bảo an toàn. Ngành thú y tập chung vào công tác phòng bệnh và chữa
bệnh cho gia súc gia cầm trong chăn nuôi.


12


Ngành thú y Việt Nam ngày 11 - 7 - 1950, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký Sắc
Lệnh số 125 - SL chỉ rõ việc phòng trống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là
trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người, trong đó ngành thú y là phải
tiên phong. Đó là sắc lệnh đầu tiên về ngành thú y Việt Nam. Sau 55 năm, ngày
12 - 7 - 2005 Thủ tướng đã có Quyết định số 664/ QĐ - TTg lấy ngày 11 - 7
hàng năm là ngày “ Truyền thống của ngành thú y Việt Nam”.
Ngành thú y Việt Nam được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Chính phủ,
Bộ NN - PTNT. Hệ thống thú y được tăng cường, mạng lưới thú y đã được tổ
chức đến xã, phường và một số nơi còn có hệ thống đến tận thôn. Ngành thú y đã
tự mình làm chủ công việc phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong
chăn nuôi. Tuy nhiên cũng đặt ra những khó khăn và thách thức rất lớn đối với
vai trò của ngành thú y nhà nước về phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm;
bệnh lây từ động vật sang người; đảm bảo thực phẩm cho người tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng.
Trên phạm vi thế giới, thú y là ngành có từ lâu đời nguyên nhân là do yêu
cầu thực tiễn cuộc sống, cùng với vai trò và trách nhiệm của nó trong xã hội. Ở
nhiều quốc gia, thú y được đặc biệt coi trọng. Đầu vào ngành thú y được xếp
nganh ngành y, có nghĩa là phải học giỏi mới đủ tiêu chuẩn vào ngành thú y.
Bác sĩ thú y phải học thêm 1 - 2 năm so với các ngành khác (Tương đương với
ngành y). Bác sĩ thú y ra trường được ưu tiên tạo việc làm hơn các ngành khác.
2.1.2. Vai trò của vacxin thú y trong chăn nuôi
Vacxin học (Vacxinology) được mở đầu thành công vào cuối thế kỷ 18
bởi bác sĩ thú y E.Jenner (Anh) với vacxin làm từ chủng gây bệnh đậu bò, tiêm
cho cậu bé 13 tuổi J.Philip. Hiện nay tổ chức y tế thế giới (WHO) đã công nhận
tiêm vacxin là phương pháp bảo vệ hiệu quả giúp nhân loại tránh được các bệnh
truyền nhiễm. Từ 1880, Louis Pasteur (Pháp) đã sang chế thành công vacxin
chống bệnh Than và nhiều lại vacxin khác trên ý tưởng của Jenner, tạo ra một

trường phái riêng tồn tại cho đến ngày nay. Sang nửa thế kỷ 20, mặc dù công
nghệ vacxin có những bước tiến vượt bậc và đạt nhiều thành tích đáng kể, nhưng
cũng đã nảy sinh nhiều thách thức, nhiều bệnh dịch nguy hiểm tái phát mới xuất
hiện.
Trong 2 thế kỷ qua, vacxin là loại dược phẩm đặc biệt đã góp phần rất lớn
đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử cho con người và giảm thiệt hại trong
chăn nuôi gia súc gia cầm. Hiện nay việc lựa chọn và sử dụng vacxin thú y cho
gia súc, gia cầm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành thú y và là
13


biện pháp cơ bản quan trọng trong quy trình phòng bệnh cho vật nuôi. Việc tiêm
phòng vacxin thú y cho các loại gia súc, gia cầm như cúm gia cầm H5N1, cúm
A/H1N1 có nguồn gốc từ lợn, gần đây là cúm A/H7N9 cũng có nguồn gốc từ gia
cầm, bệnh tai xanh, bệnh lở mồm long móng…… hiện nay là rất cần thiết, các
loại vacxin này giúp phòng chống các dịch bệnh này, ngăn chặn nguy cơ bùng
phát dịch bệnh trên toàn đoàn gia súc, gia cầm gây thiệt hại nặng cho các hộ
chăn nuôi trong nước và các nước trên thế giới.
2.1.3. Hệ thống cung ứng vacxin:
Theo Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường, ước tính, tổng giá trị
thị trường thuốc thú y Việt Nam (Bao gồm thuốc, vắc xin, các loại hóa chất, chế
phẩm sinh học sử dụng trong chăn nuôi) hiện nay vào khoảng 3.280 tỉ đồng.
Trong đó, thuốc thú y cho gia cầm khoảng 920 tỉ đồng, cho heo (lợn) khoảng
2.140 tỉ đồng, cho bò khoảng 220 tỉ đồng. Thị trường vắc xin cho chăn nuôi tăng
trưởng mạnh mẽ đặc biệt sau dịch cúm gia cầm năm 2003 - 2004. Sau năm
2004, giá trị lượng vắc xin nhập khẩu cả nước từ dưới 100 tấn/năm lên hơn 300
tấn/năm. Vào những năm sau đó, khi nhiều loại bệnh khác trên vật nuôi xuất
hiện như bệnh lở mồm long móng trên gia súc (Bùng phát năm 2005), bệnh heo
tai xanh bùng phát năm 2010…, thị trường này càng tăng trưởng và từ đó đến
nay gần như chủ yếu rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo thống kê của Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp nông
thôn miền Nam (SCAP), hiện tại Việt Nam có khoảng 530 loại vắc xin sử dụng
trong chăn nuôi với khoảng 51 đơn vị sản xuất và nhập khẩu. Có đến 80% loại
vắc xin được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ 17
quốc gia. Đứng đầu là Hà Lan với hơn 80 loại vắc xin, tiếp theo là Mỹ và Pháp.
Ở Việt Nam, đến nay có khoảng 4 đơn vị sản xuất được vắc xin. Nhưng
nếu gom tất cả doanh thu từ việc sản xuất vắc xin của cả 4 đơn vị này cũng chỉ
chiếm chưa tới 5% thị phần vắc xin trên thị trường, còn lại 95% thị phần thuộc
về nhà nhập khẩu “Với trình độ hiện nay, theo ông Vũ, Việt Nam chỉ có thể sản
xuất được các loại vắc xin vô hoạt (Vắc xin chết) và có thể thay thế được hàng
nhập khẩu. Đối với vắc xin nhược độc (Vắc xin sống) thì “Chắc còn lâu” Việt
Nam mới có thể sản xuất được.
Hệ thống cung ứng vacxin tại Nam phụ thuộc vào sự quản lý nghiêm ngặt
của nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương:
Ở trung ương :

14


Cục thú y
Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ở địa phương:
Chi cục thú y

Cơ quản lý nhà nước về thú y ở cấp tỉnh.

2.1.4. Quy định về quản lý và kinh doanh vacxin
Hệ thống quản lý thuốc – vacxin thú y từ trung ương đến địa phương:

Ở trung ương:
Cục Thú y là Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Cục có trách nhiệm:
- Chủ trì xây dựng, trình Bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc thú y;
công bố danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, hạn chế sử dụng, cấm sử
dụng theo quy định của pháp luật;
- Quy định việc nghiên cứu, kiểm nghiệm, thử nghiệm, thủ tục đăng ký,
công nhận thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y
được sản xuất, lưu hành tại Việt Nam; các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc
thú y;
Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng
trong thú y phải áp dụng và phải được chứng nhận chất lượng phù hợp quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia;
Cho phép nhập khẩu thuốc thú y, vắc xin chưa có trong danh mục được
phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định và uỷ quyền của Bộ trưởng;
Nuôi thủy cầm an toàn sinh học
- Hướng dẫn, giải quyết việc đăng ký lưu hành, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, sản xuất, chế thử,
gia công, sang chai, đóng gói lại thuốc thú y; nguyên liệu làm thuốc thú y; chế
phẩm sinh học; vi sinh vật; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường và hóa chất dùng
trong thú y (sau đây gọi chung là thuốc thú y);
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và thực hiện việc kiểm nghiệm,
thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc thú y theo quy định của
pháp luật.

15


- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về chứng chỉ hành
nghề, điều kiện kinh doanh thuốc thuốc thú y và việc tiêu huỷ hoặc trả về nơi

xuất xứ. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh
thuốc thú y theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra và giám sát việc xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm
xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, sản xuất, chế thử, gia công, đóng gói
lại, lưu hành, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y.
- Kiểm tra việc sử dụng thuốc thú y bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.
- Trình Bộ việc lập quỹ và sử dụng dự trữ quốc gia về thuốc thú y. Hướng
dẫn việc lập dự trữ địa phương về thuốc thú y, chế độ quản lý, phương thức sử
dụng dự trữ về thuốc thú y ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ở địa phương
Chi cục Thú y là Cơ quan quản lý nhà nước về thú y cấp tỉnh có trách
nhiệm:
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật cho các
đối tượng kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng
trong thú y; cấp chứng chỉ hành nghề thú y; kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh thuốc thú y theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, thanh tra các điều kiện của cơ sở kinh doanh thuốc thú y, chế
phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; và việc tiêu hủy, thu hồi
thuốc thú y giả, không rõ nguồn gốc; hết hạn sử dụng; kém chất lượng, cấm sử
dụng, không có trong danh mục được phép lưu hành; không có nhãn hoặc có
nhãn nhưng không đúng quy định của pháp luật.
Quy định Điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với các cửa hàng, đại lý
bán buôn, bán lẻ thuốc thú y như sau:
- Có địa chỉ cố định, có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh
nghiệp, mã số kinh doanh được cấp; bảng niêm yết đăng ký kinh doanh.
- Diện tích cửa hàng tối thiểu 10m2
- Có đủ phương tiện cần thiết để bày hàng, bán hàng; hàng hóa được sắp
xếp khoa học, giữ gìn sạch sẽ.
- Có đủ sổ sách theo dõi xuất, nhập hàng;
- Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể.


16


- Bảo quản ở điều kiện bình thường: nhiệt độ từ 15-300C.
- Bảo quản mát: nhiệt độ từ 8-150C.
- Bảo quản lạnh: nhiệt độ từ 2-80C.
- Bảo quản đông lạnh: nhiệt độ ≤-100C
- Không được phép bày bán thuốc thú y cùng với hàng hoá khác. Nếu
được phép kinh doanh thức ăn chăn nuôi chung với thuốc thú y, phải bày bán ở
khu vực riêng.
- Đối với cửa hàng, đại lý bán buôn thuốc thú y phải có kho chứa hàng, đủ
diện tích; có đủ các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với yêu cầu bảo quản các
loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép kinh doanh. Hàng hóa phải được
sắp xếp trên kệ, giá. Kệ, giá để hàng phải cách mặt sàn ít nhất 20 cm, cách tường
ít nhất 20cm, khoảng cách giữa các giá, kệ tối thiểu 30 cm để đảm bảo độ thông
thoáng, dễ vệ sinh tiêu độc; có máy phát điện dự phòng đủ công suất.
- Cửa hàng kinh doanh vắc xin phải có thiết bị bảo quản lạnh và có
phương tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học khi xảy ra sự cố
mất điện; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và ghi chép hàng ngày.
- Chủ cơ sở, người bán hàng được cơ quan thú y có thẩm quyền cấp
Chứng chỉ hành nghề theo qui định.
- Điều kiện kinh doanh thuốc thú y đối với cơ sở nhập khẩu thuốc thú y
như sau:
Ngoài các quy định tại khoản 1, 4, 5, 7, 8 Điều 8, phải có thêm các điều
kiện sau:
- Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin thú y phải có phương tiện vận chuyển
chuyên dùng đảm bảo yêu cầu bảo quản khi vận chuyển, phân phối đến nơi tiêu thụ.
- Chủ cơ sở hoặc người phụ trách kỹ thuật được cơ quan thú y có thẩm
quyền cấp Chứng chỉ hành nghề theo qui định.

Quy định quản lý và kinh doanh thuốc thú y căn cứ vào các thông tư và
quyết định sau:
Sản xuất, kinh doanh thuốc thú y
- Thông tư số 51/2009/BNNPTNT ngày 21/8/2009 quy định kiểm tra,
chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học,
vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y.

17


- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định kiểm tra,
đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm
thủy sản.
- Thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2012 quy định thủ tục
đăng ký, kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn thực
hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
Kiểm tra chất lượng thuốc thú y
- Quyết định số 72/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007 quy định về việc kiểm
tra chất lượng thuốc thú y;
- Quyết định số 100/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007 về việc bổ sung, sủa
đổi Quyết định số 72/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định kiểm tra chất lượng thuốc thú y;
- Thông tư số 02/2009/TT-BNN ngày 14/01/2009 hướng dẫn thủ tục thu
hồi và xử lý thuốc thú y;
Quản lý phân phối lưu hành
- Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 Danh mục thuốc, hoá
chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng;
- Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16/1/2012 về việc sửa đổi bổ
sung Thông tư 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009 Danh mục thuốc, hoá chất,
kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.

- Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2013 về việc ban hành
Danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng
trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Thông tư số 25/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2012 về việc ban hành
Danh mục thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
2.2. Cơ sở thực tế
2.2.1. Hệ thống cung ứng vacxin trong chăn nuôi thế giới
Hầu hết các nước trên thế giới, hệ thông thú y được tổ chức theo ngành
dọc từ trung ương đến cấp xã (Cơ quan thú y cấp trung ương bổ nhiệm lãnh đạo
cơ quan thú y cấp tỉnh, cơ quan thú y cấp tỉnh bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan thú y
cấp huyện, cơ quan thú y cấp huyện bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan thú y cấp huyện,

18


cơ quan thú y cấp xã, cơ quan thú y cấp xã tuyển chọn, trả lương cho thú y thôn,
bản).
Tại Ấn độ, hệ thống thú y được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến
cấp xã, do vậy với số lượng gần 600 triệu trâu, bò, dê, cừu được chăn nuôi tập
trung, chăn thả tại Ấn Độ (Trong đó, đa sood là chăn nuôi nhỏ lẻ và di chuyển từ
vùng này sang vùng khác) đã được kiểm soát tốt về dịch bệnh, chủ động tiêm
phòng các bệnh truyền nhiễm cho gia súc, xây dựng được nhiều vùng an toàn
dịch bệnh LMLM và các bệnh truyền nhiễm khác. Hiện Ấn Độ đã XK thịt trâu
đến 65 nước trên thế giới.
Ở Hàn Quốc, quản lý nhà nước về thú y còn được chia thành 2 Cục là Cục
Phòng chống dịch bệnh cho động vật và Cục Quản lý ATVSTP thú y thuộc Bộ
Nông Nghiêp. Ở CHLB Đức có viện vệ sinh thú y thực phẩm & bảo vệ người
tiêu dùng. Đây là viện liên bang lớn hơn cả viện vi trùng và viện siêu vi trùng
thú y.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) tôn vinh thú y công đồng là một bộ phận của
y tế cộng đồng. Thú y cộng đồng chăm lo về thể chất và tinh thần cho con người
thông qua toàn thể các hoạt động của ngành thú y…….
Một số tổ chức quốc tế mà thú y Việt Nam là thành viên như tổ chức thú
y thế giới (OIE) là tổ chức quốc tế có quyền lực trong việc ban bố danh mục các
dịch bệnh được phép hay không được phép buôn bán, giết thịt và sử dụng phụ
phẩm cho chăn nuôi, quản lý dịch bệnh toàn cầu.
Hiệp định kiểm dịch đông thực vật (SPS) của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) là hiệp định quy định những biện pháp kiểm dịch mà các nước tham gia
buộc phải tuân thủ.
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn ban hành cho sản phẩm động vật đều quy định
bới tổ chức tiêu chuẩn hóa (Codex) của tổ chức Nông lương Liên Hiệp
Quốc(FAO) và Y tế thế giới (WHO). Quy định các nước buôn bán thực phẩm
phải tham thảo và áp dụng.
Nhiệm vụ thực hiện các quy định trên thuộc ngành thú y và hệ thống thú y
Việt Nam cần phải tuân thủ thông lệ quốc tế trong xu thế hội nhập sâu rộng vào
hệ thống kinh tế quốc tế.
Nhân đây chung ta có thể nêu một ví dụ điển hình là năm 2006, EU đã
đưa danh sách Việt Nam ra khỏi các nước được phép XK mật ong vào thị trường

19


EU với lý do là hệ thống kiểm soát thú y về VSATTP của Việt Nam về mật ong
chưa đáp ứng được êu cầu của EU.
Trong gần 7 năm cục thú y đã rất kiến trì thực hiện các yếu cầu phía EU
đưa ra, qua nhiều lắm phái đoàn EU sáng kiểm tra và đánh giá, cuối cùng vào
đầu năm 2013, EU đã công nhận hệ thống kiểm soát ATVSTP của chúng ta đạt
được những yêu cầu của EU.


20


2.2.2. Hệ thống cung cấp vacxin cho chăn nuôi ở Việt Nam
Hệ thống cũng cấp vacxin thú y cho chăn nuôi ở Việt Nam có những
chuyển biến rất lớn. Hiện nay, hầu hết các loại vắc xin dùng cho phòng dịch
bệnh gia súc, gia cầm mà các trang trại chăn nuôi đang sử dụng đều là sản
phẩm sản xuất ở nước ngoài. Các danh nghiệp và cơ quan trong nước đã nghiên
cứu, nhưng do hạn chế về công nghệ nên chưa có nhiều sản phẩm được đưa vào
sản xuất. Sự kết hợp giữa các nhà khoa học và nhà sản xuất lại chưa chặt chẽ,
thiếu sự gắn kết nên kết quả nghiên cứu không có địa chỉ ứng dụng. Theo Cục
Thú y (Bộ NN&PTNT), tổng đàn lợn của nước ta là 26,7 triệu con, đàn gia cầm
là 340 triệu con. Mỗi năm, cả nước có khoảng 200 nghìn con gia cầm và hơn
150 nghìn con gia súc mắc bệnh. Đặc biệt, đối với dịch cúm gia cầm, bắt đầu từ
năm 2011 xuất hiện các nhánh virút mới với 3 nhóm (A, B, C) lưu hành trong cả
nước, không chỉ làm cho công tác phòng chống dịch bệnh trở nên phức tạp mà
còn khiến cho số lượng vắc xin hiện có bị giảm sút nghiêm trọng. Hiện việc
quản lý và cung ứng vắc xin được thực hiện thông qua hai kênh chủ yếu là Nhà
nước và các DN trong đó Nhà nước quản lý và chi phối việc cung ứng các loại
vắc xin như cúm gia cầm và lở mồm long móng (LMLM) thông qua các chương
trình quốc gia (năm 2009-2010, cả nước đã sử dụng 252 triệu liều vắc xin cúm
A/H5N1 và năm 2011-2012 là 163 triệu liều vắc xin A/H5N1. Đối với vắc xin
LMLM, trung bình mỗi năm sử dụng 7-8 triệu liều...).
Việc không chủ động được nguồn cung cấp, phụ thuộc vào nhập khẩu là
khó khăn lớn, trường hợp nguồn vắc xin cung cấp bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng ngay
đến kế hoạch tiêm phòng và việc miễn dịch toàn đàn. "Nếu như thời điểm đó
đang bùng phát dịch sẽ khó khăn trong việc tìm vắc xin thay thế phù hợp khi
chủng virút gây bệnh có biến đổi. Mặt khác, việc phân bố các chủng virút gây
bệnh ở mỗi địa phương khác nhau nên không dễ dàng tìm kiếm một loại vắc xin
phù hợp với toàn quốc, trong khi giá thành sản phẩm thay đổi theo tỷ giá ngoại tệ

Hiện cả nước có 109 cơ sở sản xuất thuốc thú y, tuy nhiên, chỉ có 5 cơ sở
đăng ký sản xuất vắcxin với 86 loại vắcxin. Lượng vắcxin sản xuất trong nước
chỉ chiếm gần 5% so với tổng số các sản phẩm vắcxin đang được phép lưu hành.
Trong khi đó, hiện có tới gần 2.000 sản phẩm vắcxin của 209 công ty từ 36 quốc
gia trên thế giới được phép lưu hành tại Việt Nam.Lãnh đạo Cục Thú y cho
rằng, việc lệ thuộc quá lớn vào nguồn vắcxin nhập ngoại khiến hiệu quả của
công tác phòng chống dịch không cao. Do không chủ động được nguồn cung
cấp vắcxin nên khi nguồn cung bị gián đoạn thì kế hoạch tiêm phòng cho đàn
21


vật nuôi trong nước cũng bị ảnh hưởng. Mặt khác, việc tìm vắcxin thay thế khi
chủng virút bệnh biến đổi cũng sẽ gặp khó khăn..Để khắc phục những yếu kém
trong sản xuất vắcxin trong nước, chính phủ ban hành các chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất, kinh doanh phân phối vắcxin phù hợp với từng giai
đoạn và yêu cầu của công tác phòng chống dịch. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất
vắcxin (đặc biệt là đối với dự án thuộc chương trình nghiên cứu vắcxin phòng
chống dịch bệnh khẩn cấp) sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về vốn, về đất đai... Mặt
khác, Nhà nước cũng sẽ có chính sách ưu tiên sử dụng đối với vắcxin sản xuất
trong nước trong các chương trình tiêm phòng sử dụng ngân sách nhà nước. Chỉ
khi nào trong nước không sản xuất được mới sử dụng vắcxin ngoại.
2.2.3. Tình hình phân phối và sử dụng vacxin cho chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh mà người dân chủ yếu sống bằng nông
nghiệp, nên có số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm tương đối lớn. Nhìn chung trong
địa bàn toàn tỉnh có 23 trang trại chăn nuôi gia súc,gia cầm; 217 nghìn con lơn,
2007 nghìn con gia cầm…… với các loại quy mô chăn nuôi khác nhau như:
trang trại, gia trại hay quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ.
Trước tình hình chăn nuôi như vậy, để quản lý tốt đàn gia súc, gia cầm,
thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hạn

chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Đồng thời quản lý, giám sát
dịch bệnh gia súc, gia cầm tới thôn, xóm, hộ gia đình. Nhà nước đã có các kế
hoạch tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm vụ Xuân, vụ thu trên địa bàn tỉnh
hàng năm để bảo đảm dịch bệnh không bùng phát.
Tại đây các hộ chăn nuôi theo quy mô trang trại hoặc quy mô gia trại luôn
tự chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh bằng các biện pháp tiêm phòng
vacxin các loại và vệ sinh chuồng trại.Ngược lại, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn
còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ hoàn toàn của Nhà nước, trong khi
công tác tiêm phòng hiện nay chỉ được hỗ trợ một phần tiền vaccin. Số khác
muốn chủ động tiêm phòng vaccin nhưng không biết tiêm ở đâu.
Hiện việc quản lý và cung ứng vắc xin tại tĩnh cũng được thực hiện thông
qua hai kênh chủ yếu là Nhà nước và các DN trong đó Nhà nước quản lý và chi
phối việc cung ứng các loại vắc thông qua các chương trình quốc gia (năm
2009-2010, cả nước đã sử dụng 252 triệu liều vắc xin cúm A/H5N1 và năm
2011-2012 là 163 triệu liều vắc xin A/H5N1. Đối với vắc xin LMLM, trung bình
mỗi năm sử dụng 7-8 triệu liều...).
22


PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng của nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu này bao gồm:
- Các hộ nông dân tham gia chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Quảng Vinh
- Cán bộ xã, cán bộ trạm thú y huyện, người am hiểu
- Các cơ sở kinh doanh thuốc và vacxin thú y trên địa bàn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xã Quảng Vinh, Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiện Huế.
- Phạm vi thời gian: Tìm hiểu thông tin từ năm 2012 - 2014

3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Mô tả hệ thống cung cấp vacxin cho chăn nuôi của người dân tại
Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tình hình chăn nuôi của các hộ dân tại xã
- Hệ thống cung ứng vacxin cho hoạt động chăn nuôi
- Vai trò của từng tác nhân trong hệ thống cung ứng vacxin tại xã
- Cơ chế quản lý, giám sát hệ thống cung ứng vacxin
- Điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống cung ứng vacxin
3.3.2. Đánh giá mức độ sử dụng vacxin cho hoạt động chăn nuôi của
người dân tại Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tình hình dịch bệnh tại địa phương, công tác phòng chống dịch bệnh.
- Đánh giá mức độ sử dụng vacxin theo quy mô của hộ và theo loại vacxin.
- Đánh giá mức độ hài lòng về cơ chế cung ứng vacxin, khả năng tiếp cận
các loại vacxin qua các kênh thông tin.
3.3.3. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng vacxin trong
hoạt động chăn nuôi của người dân tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng vacxin cho
chăn nuôi của các hộ dân:
23


+

Yếu tố kinh tế.

+

Yếu tố quy mô chăn nuôi.


+

Yếu tố thị trường.

+

Yếu tố chính sách.

+

Yếu tố chính sách.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại xã Quảng Vinh, huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiện Huế.
+ Địa điểm nghiên cứu được chọn đáp ứng các tiêu chí:
Có số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn
Có giao thông đi lại thuận tiện
- Chọn mẫu nghiên cứu: Hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên có phân loại
gồm 45 hộ. Trong đó 15 hộ với quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ ( số lượng con gia
súc dưới 20 con, gia cầm dưới 1.000 con trên lứa) , 15 hộ quy mô gia trại ( số
lượng con gia súc từ 20 con trở lên , gia cầm từ 1.000 con/lứa trở lên) và 15 hộ
quy mô trang trại ( số lượng gia súc từ 100con/lứa, gia cầm 3.000con/lứa)
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã.
- Tài liệu về công tác tiêm phòng vacxin tại xã.
- Tài liệu về Vacxin tại trạm Thú y huyện.
- Các báo cáo của huyện, xã và thôn, các tài liệu sách, báo, internet.

* Thu thập thông tin sơ cấp
Phỏng vấn người am hiểu
- Đối tượng: Những người cung cấp thông tin nòng cốt. Gồm 1 phó chủ
tịch xã, 1 cán bộ thú y xã , 1 phó trạm thú y huyện
Phỏng vấn hộ
- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn 45
hộ dân, kết hợp quan sát thực tế.
24


3.4.3. Phương pháp phân tích xủ lý số liệu:
Xử lý theo phương pháp định tính từ các thông tin thu được trong phỏng
vấn người am hiểu, và một số thông tin trong bảng hỏi bán cấu trúc.
Xử lý theo phương pháp định lượng: số liệu cấp hộ và cấp cộng đồng đã
được nhập và sử lý bằng phần mềm Excell.

25


×