Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tìm hiểu vấn đề an toàn và môi trường do chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồ mộc tại công ty trách nhiệm hữu hạn cảm giáo, vĩnh linh, quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.05 KB, 58 trang )

TÓM TẮT NỘI DUNG
Công ty TNHH Cảm Giáo là một công ty chuyên sản xuất đồ mộc trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị, cũng như các công ty chế biến lâm sản khác mục tiêu mà
công ty hướng tới là tăng doanh thu và tăng nguồn thu nhập người lao động,
đồng thời đảm bảo an toàn người lao động và an toàn môi trường. Mọi hoạt
động sản xuất và sinh hoạt đều hướng tới con người và môi trường, nếu không
quan tâm đến yếu tố này thì công việc của người lao động cũng như hoạt động
của nhà máy sẽ ngừng trệ. Do tính chất sản xuất các sản phẩm đa dạng, phong
phú nên khối lượng, thành phần và tính chất các loại chất thải (khí thải, nước
thải và chất rắn thải) rất phức tạp và có nguy cơ gây ô nhiễm cao, đặc biệt là
nước thải từ quá trình ngâm tẩm với lưu lượng và nồng độ ô nhiễm cao, nước
thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và môi trường xung quanh.
Với lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồ mộc công ty Cảm
Giáo luôn chú trọng việc xử lý chất thải. Đề tài tìm hiểu các loại chất thải sinh ra
trong quá trình sản xuất đồ mộc, lượng chất thải sinh ra và tìm hiểu được mức
độ ảnh hưởng của các loại chất thải đối với con người và môi trường.
Để hiểu được những nội dung trên tôi đã tiến hành phỏng vấn cán bộ, công
nhân tham gia trực tiếp tại xưởng sản xuất và những người sống xung quanh khu
vực sản xuất để biết được những loại chất thải thường xuyên sinh ra trong quá
trình sản xuất đồ mộc. Việc tiến hành các thí nghiệm tại các vị trí khác nhau
trong các công đoạn cũng là cách thu thập số liệu chính trong đề tài này. Đồng
thời, tôi đã thu thập thông tin thông qua sách báo, internet…đây cũng là nguồn
thông tin có ích khi biết lựa chọn có chọn lọc.
Đề tài tìm hiểu vấn đề an toàn và môi trường do các loại chất thải sinh ra
trong quá trình sản xuất đồ mộc tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cảm Giáo,
Vĩnh Linh, Quảng Trị .Trong quá trình sản xuất đồ mộc trải qua nhiều công
đoạn, mỗi công đoạn thải ra một loại chất thải khác nhau như loại chất thải: rắn,
lỏng, khí nhưng tồn tại trong suốt quá trình sản xuất là chất thải rắn(bụi) với các
mức độ khác nhau.
Qua quá trình tìm hiểu đề tài đã đo được lượng bụi tại các vị trí xẻ, chà
nhám, khâu đốt nguyên liệu cho khâu sấy với khoảng cách xa gần và cao thấp


khác nhau, xác định được mức độ ảnh hưởng của bụi tại các vị trí khác nhau sẽ
gây ra các tác động khác nhau.

1


Đề tài cũng đã xác định được lượng bụi và các loại chất khí sinh ra trong
quá trình đốt củi gỗ cung cấp nhiệt cho lò sấy cũng như đo được lượng bụi thoát
ra ngoài môi trường khi thực hiện quá trình chà nhám.
Đánh giá được lượng nước thải ra từ quá trình ngâm tẩm thoát ra bể chứa
có sự biến màu và gây ảnh hưởng đến con người cũng như môi trường. Đề tài đã
kiểm tra sự thay đổi của chất thải lỏng bằng thiết bị đo độ pH và bằng trực quan.
Đề tài chưa đo được lượng vecni, sơn thải ra trong quá trình sơn phủ đánh
bóng nhưng đã đánh giá được sự tác động của sơn vecni ảnh hưởng đến con
người và môi trường.
Quan trọng của đề tài đã tìm hiểu được mức độ ảnh hưởng của các loại chất
thải đối với con người và môi trường. Đề tài đánh giá mức độ nguy hiểm của các
loại chất thải công nghiệp gây ra đối với môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự sống con người.
Biết được thực trạng xử lý chất thải của công ty và các vấn đề còn tồn tại
chưa được giải quyết thông qua đó đề xuất biện pháp mới khắc phục tình trạng
và dự trù kinh phí cho việc đầu tư các thiết bị máy móc xử lý chất thải.

2


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong những năm gần đây chế biến gỗ và lâm sản là một trong những lĩnh
vực có tốc độ phát triển nhanh nhất, sản phẩm chế biến gỗ vươn lên trở thành
một trong mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Việt Nam là

một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gỗ và lâm sản trong khu vực. Với
xu thế phát triển như hiện nay, các xí nghiệp đang từng bước phát triển để đáp
ứng nhu cầu trong nước và thế giới. Các nhà máy chế biến nói chung và nhà
máy chế biến lâm sản nói riêng thì an toàn người lao động và an toàn môi trường
là nhân tố quan trọng không thể thiếu. Mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt đều
hướng tới con người và môi trường, nếu không quan tâm đến yếu tố này thì công
việc của người lao động cũng như hoạt động của nhà máy sẽ ngừng trệ.
Quảng Trị là một tỉnh có nền kinh tế kém phát triển nhưng trong những
năm gần đây nền kinh tế của tỉnh đang có xu hướng phát triển và thay đổi nhanh
chóng. Hiện nay, ngành chế biến gỗ là ngành công nghiệp mũi nhọn của Quảng
Trị, đóng góp to lớn trong giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế, xã hội
của tỉnh. Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhà nước ta luôn gắn
liền phát triển kinh tế với công tác bảo vệ sức khỏe người lao động và môi
trường.Với điều kiện địa lý có nhiều rừng núi thuận lợi cho việc trồng rừng,
cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ. Với những điều kiện thuận lợi
trên nếu được đầu tư quy mô về vốn và dây chuyền thì ngành công nghiệp gỗ sẽ
ngày càng phát triển theo hướng hiện đại và đa dạng hơn. Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh có hàng trăm doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Việc phát
triển công nghiệp nhanh chóng trên địa bàn huyện Vĩnh Linh trong thời gian qua
đã gây ra nhiều vấn đề về con người và môi trường đáng lo ngại. Trong đó nổi
trội là sự phát sinh các loại chất thải công nghiệp trong quá trình sản xuất.
Do tính chất sản xuất các sản phẩm đa dạng, phong phú nên khối lượng,
thành phần và tính chất các loại chất thải (khí thải, nước thải và chất rắn thải)
rất phức tạp và có nguy cơ gây ô nhiễm cao, đặc biệt là nước thải từ quá trình
ngâm tẩm với lưu lượng và nồng độ ô nhiễm cao, nước thải sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến người lao động và môi trường xung quanh. Với lượng chất thải sinh ra
trong quá trình sản xuất đồ mộc công ty Cảm Giáo luôn chú trọng việc xử lý
chất thải nhằm đảm bảo an toàn lao động và an toàn môi trường. Đa dạng về
mẫu mã kích thước, màu sắc kéo theo đó là lượng chất thải sinh ra càng nhiều
và với tính chất khác nhau nên cần áp dụng các biện pháp khác nhau với mức

độ xử lý khác nhau.
3


Công ty trách nhiệm hữu hạn Cảm Giáo nằm ở ngã 3 Sa Lung huyện Vĩnh
Linh Tỉnh Quảng Trị, là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại đồ mộc đa dạng,
phong phú mẫu mã và kiểu dáng. Công ty nằm ở khu đất có vị trí địa lý thuận lợi
cho việc vận chuyển, buôn bán. Sở hữu nhiều loại máy móc tân tiến đa năng,
nhiều chủng loại được nhập từ nhiều quốc gia phát triển như Đức, Ý, Nhật
Bản…doanh nghiệp đã tạo ra các sản phẩm như bàn ghế phòng ăn, bàn ghế
phòng họp, kệ sách, tủ tivi, giường… Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của công ty,
trường học, khu quân sự, bệnh viện, khách sạn và các hộ gia đình trong và ngoài
nước. Chính vì vậy trong quá trình sản xuất chế biến công ty đa dạng hóa các
loại sản phẩm, mẫu mã, màu sắc nên tạo ra một lượng chất thải phức tạp, khó xử
lý. Mặt khác thì công ty vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải tân tiến mà chỉ sử
dụng các biện pháp thô sơ. Vì vậy,tình trạng ô nhiễm môi trường làm việc và
môi trường xung quanh đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức
khỏe người lao động cũng như sức khỏe người dân sống xung quanh công ty.
Từ những nhận định trên và được sự cho phép của bộ môn chế biến lâm sản
của khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Huế, ban lãnh đạo công ty
trách nhiệm hữu hạn Cảm Giáo và sự hướng dẫn của Th.S Hồ Đăng Hải tôi tiến
hành đề tài : “Tìm hiểu vấn đề an toàn và môi trường do chất thải sinh ra
trong quá trình sản xuất đồ mộc tại công ty trách nhiệm hữu hạn Cảm Giáo,
Vĩnh Linh, Quảng Trị” .

4


PHẦN 2:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.
2.1.Lịch sử phát triển của ngành sản xuất đồ mộc.

Nghề sản xuất và chế biến đồ gỗ đã được hình thành, tồn tại và phát triển
lâu đời ở nước ta. Đây là ngành nghề có truyền thống đã hàng trăm ngàn năm,
gắn liền với tên nhiều làng nghề, phố nghề, được biểu hiện qua nhiều sản phẩm
tinh xảo và hoàn mỹ. Quá trình phát triển của các sản phẩm đồ gỗ truyền thống
luôn gắn với những thăng trầm trong lịch sử của xã hội Việt Nam. Những kỹ
năng, kinh nghiệm sản xuất được đúc rút, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác làm cho ngành nghề này ngày càng phong phú, đa dạng. Do vậy, nó đã
phát triển và đúc kết được những tinh hoa truyền thống của dân tộc.
Từ thế kỷ XI dưới thời nhà Lý việc xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ cùng với
những mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đã được thực hiện. Qua 11 thế kỷ các
phường thợ, làng nghề truyền thống đã trải qua nhiều bước thăng trầm, một số
làng nghề bị suy vong nhưng bên cạnh đó cũng có một số làng nghề mới xuất
hiện và phát triển. Hiện nay, chúng ta có khoảng hai trăm làng nghề làm đồ gỗ
trên mọi miền Tổ quốc. Những làng nghề như:Vạn Điểm, Chàng Sơn, Hữu
Bằng, Canh Đậu, Chuôn Ngọ (Hà Tây); Đồng Kỵ (Bắc Ninh); Vân Hà (Đông
Anh, Hà Nội); Trực Ninh (Nam Định)… đã từ lâu trở nên quen thuộc với những
người dân các tỉnh phía Bắc. Còn ở phía Nam các làng nghề mộc nổi tiếng thuộc
về các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam (Kim Bồng), Đà Nẵng, Khánh Hoà,
Đắc Lắc, Đồng Nai…
Thị trường xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam giai đoạn
từ trước năm 1990 là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thoả thuận
song phương. Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi những biến động chính trị.
Từ sau năm 2000 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và
nhiều nước ASEAN.
Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thì
mạnh dạn mở rộng sản xuất với quy mô lớn, nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vực
sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu đang tăng rất mạnh. Lực lượng doanh nghiệp
trong ngành chế biến gỗ hiện nay có khoảng 1800 doanh nghiệp, trong đó có

trên 300 doanh nghiệp đang sản xuất hàng xuất khẩu. Cả nước có 3 cụm công
nhiệp chế biến gỗ là: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương; Bình Định – Tây
Nguyên và Hà Nội – Bắc Ninh. Riêng Bình Dương đang có 371 doanh nghiệp
5


sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó có 176 doanh nghiệp trong nước và
195 doanh nghiệp có vốn FDI.
2.2.Tình hình sản xuất của ngành sản xuất đồ mộc.
Tính riêng tháng 11/2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 537,5
triệu USD, giảm 6,9% so với tháng 10. Riêng mặt hàng sản phẩm gỗ, tháng 11
đạt kim ngạch 390,4 triệu USD, giảm 7,1% so với tháng 10, tính chung từ đầu
năm cho đến hết tháng 11, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD,
tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… trong đó Hoa Kỳ là thị trường có kim ngạch
xuất khẩu đạt cao nhất, đạt 2 tỷ USD, chiếm 36,3% tổng kim ngạch, tăng
12,82% so với 11 tháng năm 2013. Đứng thứ hai sau thị trường Hoa Kỳ là Nhật
Bản, đạt 866,3 triệu USD, tăng 17,95%.
Là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nhưng
Trung Quốc chỉ đứng thứ ba trong bảng xếp hạng kim ngạch, tuy nhiên so với
cùng kỳ năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này
lại giảm, giảm 10,28% tương đương với 791,3 triệu USD.
Ngoài ba thị trường chính kể trên, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam còn có mặt trên các thị trường khác nữa như: Nam Phi, Phần Lan, Thụy Sỹ,
Italia, Thụy Điển…
Nhìn chung, 11 tháng 2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường
đều có tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm 78,3% và xuất khẩu
sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ có tốc độ tăng trưởng mạnh vượt trội, tăng 67,66%,
tuy kim ngạch chỉ đạt 17,7 triệu USD.

Đáng chú ý trong thời gian này xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
thiếu vắng thị trường Hungari và Ucraina so với 11 tháng năm 2013.
Với đà tăng trưởng xuất khẩu 11 tháng qua, ước tính kim ngạch xuất khẩu
gỗ năm 2014 đạt khoảng 6,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 15% so với năm 2013. Dự báo với
sự ấm lại của nền kinh tế các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản… kim ngạch xuất
khẩu gỗ năm 2015 sẽ duy trì mức tăng trưởng 15%.
Nhu cầu gỗ thế giới cao, cộng với việc nhiều hiệp định thương mại đã và
đang chuẩn bị được ký kết, nếu tận dụng triệt để, năm 2015, kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể đạt 7 tỷ USD.

6


Theo Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, là một trong những
ngành có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khả quan trong năm 2014, năm 2015
hàng loạt những hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang được đàm phán
ký kết như FTA Việt Nam - EU, TPP, Hiệp định Đối tác tự nguyện với Liên
minh châu Âu về thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản
(VPA/FLEGT)… kỳ vọng sẽ mang lại sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất
khẩu cho ngành gỗ.
Cơ hội luôn đi kèm với thách thức, ngành gỗ Việt Nam cũng sẽ phải đối
mặt với không ít khó khăn. Đơn cử như khi FTA Việt Nam - EU và
VPA/FLEGT được ký kết, các sản phẩm gỗ Việt Nam phải được chứng minh có
nguồn gốc xuất xứ hợp pháp. Trong khi đó, Việt Nam mua gỗ nguyên liệu từ
nhiều quốc gia trên thế giới và không phải nước nào cũng có chứng chỉ hợp
pháp. Bên cạnh đó, khi phải chọn lựa nguồn gốc, xuất xứ của gỗ, chắc chắn giá
gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên.
Thêm nữa là khi các hiệp định được ký kết, các sản phẩm gỗ của các nước
tiên tiến sẽ vào và cạnh tranh quyết liệt với gỗ Việt Nam. Bên cạnh đó, chi phí
sản xuất gỗ vẫn cao, đặc biệt là phí vận tải bằng tàu thủy. Đây là rào cản rất lớn

đối với nguồn đầu tư cho các doanh nghiệp trong tương lai. Dù khó khăn như
vậy nhưng năm 2015, vẫn đặt mục tiêu đạt 7 tỷ USD KNXK đồ gỗ.
Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt 6,5 tỷ USD, tăng
15% so với cùng kỳ. Những thị trường lớn nhất của gỗ Việt Nam trong năm
2014 là Mỹ (tăng trưởng 14,17%), Nhật Bản (tăng 19,47%)… Một số thị trường
mới như Trung Đông, Australia, ASEAN… cũng có mức tăng trưởng xuất khẩu
khá khả quan.
2.3. Thuận lợi và khó khăn của ngành chế biến gỗ.
2.3.1. Thuận lợi của ngành chế biến gỗ.
So với năm 2003, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ sang 60
quốc gia và vùng lãnh thổ thì trong thời gian gần đây, sản phẩm gỗ Việt Nam đã
được xuất khẩu tới hơn 120 nước, thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới
như Hoa Kỳ, EU (Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,…).
Với vai trò một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, việc tham gia các
hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam và các nước đã và sẽ tiếp tục
mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Cho đến
nay, Việt Nam đã ký FTA với Brunei, Singapore và Malaysia (AFTA); với
Australia, New Zealand (AANZFTA); và với Nhật Bản trong hiệp định thương
7


mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJCEP). Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một số
FTA khác với vai trò là một bên độc lập, ví dụ như hiệp định đối tác kinh tế ký
với Nhật Bản vào năm 2008 (VJEPA ), Việt Nam - Chile (vào năm 2011) ...
Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đàm phán hai hiệp định quan trong là
hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hiệp định thương mại tự do
với Châu Âu ( EVFTA)…
Ngoài những cơ hội thông qua tự do hóa thương mại, với những lợi thế từ
sự ổn định kinh tế vĩ mô, chi phí lao động thấp, lực lượng lao động có khả năng
thích nghi, Việt Nam đã và sẽ trở thành một đối tác rất hấp dẫn đối với các nhà

nhập khẩu sản phẩm gỗ.
Quy mô các nhà máy chế biến gỗ: từ năm 2000 hệ thống các nhà máy chế
biến gỗ có tốc độ tăng trưởng về số lượng và quy mô, hiện nay cả nước cơ sở
1500-1800 cơ sở sản xuất đồ mộc quy mô nhỏ với năng lực chế biến từ 150200m3gỗ/năm/cơ sở và 1200 doanh nghiệp có quy mô lớn với tổng công suất
chế biến 2triệu m3 gỗ/năm, trong đó có 41% là doanh nghiệp nhà nước và 59%
doanh nghiệp tư nhân của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO,
ngành chế biến gỗ xuất khẩu được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng
như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hoá vào thị trường các nước.
Nhà nước đã có định hướng chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam
đến năm 2020 về việc phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ cho ngành công
nghiệp chế biến gỗ.
Một trong những ưu điểm nổi bật khiến các doanh nghiệp nước ngoài đầu
tư vào và lợi thế của Việt Nam đó là nguồn nhân lực khá dồi dào, nhân công rẻ,
đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, chịu khó học hỏi. Nhờ lao động có tay
nghề cao, các công ty của Việt Nam có thể hoàn thành đơn đặt hàng với thiết kế
tinh vi hơn mà không bị quá nhiều sự gia tăng của chi phí. Lợi thế về chi phí và
lao động cùng với ổn định kinh tế, xã hội, chính trị và vị trí địa lý thuận tiện sẽ
những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
2.3.2. Khó khăn của ngành chế biến gỗ.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế và cơ hội kể trên, ngành chế biến gỗ
Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất
là sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nguồn gỗ nguyên liệu chưa
đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất gỗ cả về khối lượng và chất lượng.
Vì vậy, phần lớn các nhà sản xuất đã phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước
8


khác, với mức tăng trưởng nhập khẩu trung bình lên tới 13,8%/năm trong giai
đoạn 2007-2013.

Hiện nay, khoảng 80% nguyên liệu gỗ được sử dụng trong ngành công
nghiệp chế biến gỗ được nhập khẩu, chiếm đến 30-40% trong giá thành sản
phẩm . Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu khiến cho giá trị gia tăng của
ngành này còn hạn chế, các doanh nghiệp trong ngành rơi vào tình trạng có
doanh thu xuất khẩu cao nhưng lợi nhuận thấp.

Hình 2.1. Lượng gỗ chế biến và nguyên liệu gỗ nhập khẩu trong giai đoạn 2007
– 2010 (1000m3)
Nguồn: Diễn đàn đồ gỗ Việt Nam
- Sản xuất gỗ còn nằm trong khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá
trị toàn cầu: Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn bán hàng qua khâu trung gian
(chiếm 90% lượng sản phẩm), làm gia công và nhận mẫu mã thiết kế, hợp đồng
đặt hàng của nước ngoài. Cùng với đó, công nghệ chế biến hiện nay cũng còn
thô sơ và mang nặng tính thủ công, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam chỉ
mới dừng lại ở việc gia công nguyên liệu là chính. Trong khi đó, nguyên liệu
nhập khẩu để phục vụ sản xuất chiếm lại đến 80% nguyên liệu đầu vào khiến
cho giá trị gia tăng chưa cao.
- Phát triển các sản phẩm: Nhu cầu thế giới đã chuyển từ sản phẩm gỗ nội
thất sang ngoại thất, điều này đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh chất lượng cũng
như các thiết kế sản phẩm....
- Thiếu sự liên kết với các nhà cung cấp nguyên liệu thứ cấp: Do thiếu
nguyên liệu gỗ, Việt Nam phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu với chi phí ngày càng
9


tăng. Hiện nay, chủ yếu nguyên liệu gỗ được nhập khẩu từ Lào và Campuchia
thì nguồn này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay, 2 nước Malaysia và
Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% - 7%, đặc biệt gỗ
cứng đã tăng từ 30% - 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình

trạng có đơn hàng nhưng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp. Đây sẽ là
một trở ngại lớn và đẩy lùi sự phát triển của công nghiệp chế biến gỗ nếu như
Việt Nam không có chiến lược tốt trong phát triển nguồn nguyên liệu.
2.4. Tình hình ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp
gây ra.
2.4.1. Trên thế giới.
Môi trường ngày càng bị đe dọa nặng nề bởi các loại chất thải từ các hoạt
động sản xuất công nghiệp. Các nước có nền công nghiệp càng phát triển đồng
nghĩa với môi trường sống ngày càng đe dọa, 10 khu vực ô nhiễm nhất thế giới
rơi vào 7 nước, trong đó ô nhiễm nhiều nhất có Ấn Độ, Nga và Trung Quốc.
Người sống trong những khu vực này thường phải gánh chịu nhiều vấn đề liên
quan đến sức khỏe, từ hen suyễn và các bệnh liên quan đến hô hấp, tới dị tật bẩm
sinh, chết trẻ. Đó là kết quả nghiên cứu của Viện Blacksmith ở New York, Mỹ.
Khí thải, bụi và chất thải từ các hoạt động công nghiệp là mối nguy hại
dành cho tất cả mọi sinh vật sống trên Trái Đất. Con người là người gây ra và
cũng là người phải gánh chịu hậu quả.
Qua một số nghiên cứu cho thấy, một trong các vấn đề nổi cộm của nạn ô
nhiễm toàn cầu hiện nay chính là tình trạng ô nhiễm môi trường từ các khu công
nghiệp do công tác thu gom, xử lý và đổ thải các loại rác công nghiệp yếu kém,
các khí đốt từ các nhà máy thải ra vượt quá mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn
nước trầm trọng, chất lượng không khí bị suy giảm… Tại các nước đang phát
triển, chỉ 30-50% lượng rác thải được giải quyết. Thậm chí ở một số nước có
nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng lượng rác thải còn lớn hơn tốc độ tăng
dân số. Tại Ấn Độ, chỉ 217/3119 thành phố có hệ thống cống thải; và sông Hằng
là một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới do hứng chịu chất thải từ 115
thành phố công nghiệp. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện đang có 1,2 tỷ
người sống trong môi trường ô nhiễm quá tiêu chuẩn vệ sinh hiện hành; 2 tỷ
người đang khát; hơn 2 tỷ người vẫn thiếu nước sạch và điều kiện sử dụng nước
vệ sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy biến đổi khí hậu chịu 20% trách nhiệm đối
với việc thiếu nước sạch, trong khi sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế chịu

10


trách nhiệm đến 80%. Xu hướng phát triển công nghiệp đa ngành, đặc biệt là
công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất là nguyên nhân phát sinh phần lớn chất
thải độc hại. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ô nhiễm không khí và
nước tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ tiếp tục tăng gấp 5 - 10 lần ở
giai đoạn 2005-2010. Ô nhiễm đô thị và công nghiệp hiện này đang là tác nhân
gây ô nhiễm nặng nề đến các vùng nông nghiệp lân cận. Vấn nạn ô nhiễm môi
trường không của riêng một quốc gia nào mà đang là mối quan tâm chung của
toàn thế giới.

Hình 2.2. Ô nhiễm khói bụi công nghiệp
Trước sức ép của phát triển kinh tế, nhiều quốc gia đã xem nhẹ việc quản lý
môi trường, làm cho môi trường sinh thái bị tàn phá nặng nề, điều này không
những ảnh hưởng ngược lại tới đời sống xã hội mà còn đến cả chính trị, kinh tế.
Toàn cầu hóa kinh tế mang màu sắc tích cực, sẽ đưa quốc gia phát triển bền
vững đi đôi với việc có được một môi trường sống lành mạnh và ngược lại sẽ là
“ con dao hai lưỡi” nếu một quốc gia quá chú trọng vào nó mà không để ý đến
những mặt trái mà việc hủy hoại, tàn phá môi trường là một ví dụ điển hình. Xu
hướng chuyển dịch tư bản dẫn tới ô nhiễm ở các nước nghèo Chuyển dịch tư bản
(CDTB) từ ngành này sang ngành khác trong phạm vị lãnh thổ một nước, cũng
như từ nước này sang nước khác chủ yếu nhằm để tìm kiếm lĩnh vực đầu tư có
nhiều lợi nhuận hơn. Tỉ suất lợi nhuận cao trước mắt hoặc dự đoán có thể có
trong tương lai bao giờ cũng là động lực thúc đẩy chuyển dịch tư bản. Trong hệ
thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối
và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của vốn, nguyên liệu, năng lượng, sản
phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành
11



phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó.
Hiện nay, xu hướng chuyển dịch tư bản dẫn tới ô nhiễm môi trường nặng nề từ
các nước phát triển sang các nước đang phát triển thể hiện rõ thông qua FDI. Có
thể thấy cùng với những lợi ích do FDI mang lại, các nước đang phát triển phải
đối mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn "xuất khẩu"
ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng gia tăng.
Trong quá trình thị trường của thời buổi hội nhập ngày càng yêu cầu phải thay
đổi tư duy quan niệm về sản xuất sạch và bảo vệ môi trường, thì vai trò của các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình tạo
lập tính bền vững môi trường của các dự án FDI(doanh nghiệp có vấn đầu tư
nước ngoài). Thông thường MNCs( công ty đa quốc gia) có công nghệ sạch, áp
dụng những chuẩn môi trường cao hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy
có khả năng góp phần vào quá trình phát triển bền vững môi trường của nước
chủ nhà. Tuy nhiên, có trường hợp MNCs đưa các dây chuyền sản xuất ô nhiễm,
hoặc chuyển giao các công nghệ lạc hậu tới nước chủ nhà, mà những công nghệ
này không được chấp nhận tại nước đầu tư. Việc “xuất khẩu” ô nhiễm đã mang
lại cho các MNCs một lợi thế cạnh tranh mới nhờ giảm chi phí sản xuất. Nguyên
nhân của tình trạng này là do chi phí để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các
nước phát triển rất cao. Các doanh nghiệp của các nước này buộc phải tìm đến
giải pháp chuyển lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm của họ ra nước ngoài. Các nước
phát triển như: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch... đang đánh thuế mạnh vào các ngành
gây ô nhiễm, trong khi đó các nước đang phát triển lại có mức thuế thấp hơn
nhiều do khát vốn. Vô hình chung, các nước nghèo này trở thành những nước
“nhập khẩu” ô nhiễm.
2.4.2. Trong nước.
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay
là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại

và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất
của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề.
Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và
ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô
thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm
vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
12


Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở
một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải
tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60
khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số
khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí
nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng
30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông
Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21
khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn
nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi,
hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi,
tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở
ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

Hình 2.3. Tình trạng ô nhiễm các các khu công nghiệp
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa
đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó
làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công

nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung
với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây
13


bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với
những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột
xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ
công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển
các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải
quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt
động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô
nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than,
lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo
thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2790 làng
nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho
khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không
thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu
vực tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc
Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại
các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức
khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người
dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm
nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.

Hình 2.4. Các làng nghề tự phát gây ô nhiễm môi trường
2.5. Tình hình xử lí chất thải ngành chế biến gỗ trên thế giới.

14



Cùng với việc sản xuất đồ mộc, xử lý chất thải do quá trình sản xuất đồ
mộc gây ra đang là vấn đề vô cùng quan trọng, đảm bảo sự trong sạch môi
trường sống đồng thời góp phần sự phát triển bền vững của nền kinh tế mọi
quốc gia trên thế giới. Tại nhiều nước có nền sản xuất sản phẩm mộc như Nhật,
Mỹ, Anh, Pháp có hệ thống xử lý chất thải công nghiệp đã được nghiên cứu và
đưa vào ứng dụng từ lâu, đặc biệt là các thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực tự
động hóa cũng được áp dụng và đưa lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế xã hội vô cùng
to lớn. Nhiều hãng đi đầu trong lĩnh vực này như USFiler, Aquatec Maxcon,
Hunter Water Corporation(HWC), Global Industries.Inc… đã đưa ra các giải
pháp công nghệ xử lý nước thải hiện đại.
Những công nghệ tự động hóa của các công ty hàng đầu thế giới như
SIEMENS, AB, YOKOYAWA, GF Signet… được sử dụng rộng rãi trong các
công trình xử lý nước thải. Có thể nói trình độ tự động hóa xử lý nước thải đã
đạt mức cao. Tất cả các công việc giám sát, điều khiển đều có thể thực hiện
được tại một trung tâm, tại đây người ta vận hành được hỗ trợ bởi những công
cụ đơn giản, dễ sử dụng như giao diện đồ họa trên PC, điều khiển bằng kích
chuột,…góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành dây chuyền. Ngoài ra
cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, khoảng cách
không gian và thời gian được rút ngắn, cho phép người vận hành có thể điều
khiển từ cách xa hàng nghìn km chỉ với một máy tính PC hoặc nhận được thông
tin về hệ thống thông qua SMS.
Hơn thế, hệ thống tự động hóa xử lý nước thải còn được tích hợp với các hệ
thống điều khiển ở cấp độ điều khiển cao hơn như cấp điều hành sản xuất, cấp xí
nghiệp và trên cùng là cấp quản trị nhằm nâng cao hơn nữa mức tự động hóa và
tối ưu hóa quá trình sản xuất. Ngoài ra, trong lĩnh vực điều khiển đã có rất nhiều
các lí thuyết điều khiển hiện đại được đáp ứng như điều khiển mờ, điều khiển
nơ-ron, điều khiển dự báo trước, điều khiển lai ghép,.. được ứng dụng trong xử
lí nước thải để nâng cao chất lượng điều khiển và hiệu suất của công đoạn xử lý.

Lý thuyết hệ chuyên gia cũng được áp dụng mở ra khả năng tự động hóa hoàn
toàn cho xử lý các loại chất thải.
2.6. Tình hình xử lí chất thải ngành chế biến gỗ trong nước.
Hiện nay có nhiều công nghệ để xử lý chất thải công nghiệp, mặc dù vậy
nhưng mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong một phạm vi nhất
định. Nhiều vùng kinh tế trọng điểm người ta kết hợp xử lý tập trung hai loại
chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại bằng kết hợp nhiều loại quy trình
15


công nghệ khác nhau theo chiến lược quản lý chất thải quốc gia, nó phải được
xử lý tập trung theo một quy trình khép kín. Do điều kiện không cho phép nên
hiện tại một số địa phương phải tự vận động theo cách của mình, dẫn đến việc
mất cân đối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Vì vậy
một số nhà khoa học đã tìm ra nhưng mô hình phù hợp như phân nhỏ hợp ly
thành từng cụm hoặc một hai tỉnh để đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế.
Từ năm 2005, Liên Hợp Quốc đã phát hành bảng chỉ số bền vững môi
trường(ESI) cho bảy nhóm khu vực quốc gia trên thế giới. Bảng chỉ số bền vững
môi trường của các nước trong khu vực ASEAN vào thời điểm đó như sau:
Bảng 2.1: Chỉ số bền vững của môi trường của các nước trong khu vực ASEAN.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8


Tên nước
Malaysia
Myanmar
Lào
Campuchia
Thái Lan
Indonesia
Philippines
Việt Nam

Điểm ISE
54,0
52,8
52,4
50,1
49,7
48,8
42,3
42,3

Như vậy, chỉ số bền vững của môi trường Việt Nam đứng cuối cùng trong
khu vực và đến nay tình hình này vẫn chưa được cải thiện, mà ngược lại có dấu
hiệu nặng nề hơn.

16


PHẦN 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.
3.1.1. Mục tiêu chung.

•Tìm hiểu các loaị chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồ mộc ảnh
hưởng đến người lao động và môi trường.
•Đề ra biện pháp xử lý chất thải nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động
và môi trường.
3.1.2.Mục tiêu cụ thể.
•Tìm hiểu tình hình an toàn lao động, các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp xảy ra trong quá trình sản xuất đồ mộc.
•Tìm hiểu số lượng các loại chất thải trong từng khâu sản xuất gây ảnh
hưởng đến an toàn lao động.
•Tìm hiểu nguyên nhân sinh ra các loại chất thải trong quá trình sản xuất
đồ mộc.
•Đánh giá tác động các loại chất thải ảnh hưởng đến con người và môi
trường xung quanh.
•Đưa ra biện pháp xử lí chất thải nhằm đảm bảo an toàn cho người lao
động và môi trường .
3.2. Nội dung nghiên cứu.
3.2.1. Tìm hiểu tình hình chung của công ty.
3.2.1.1. Khái quát công ty, xí nghiệp
3.2.1.2.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí của công ty.
3.2.1.3.Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty.
3.2.2.Tìm hiểu nguồn nguyên liệu.
3.2.3.Khái quát về công nghệ và trang thiết bị.
3.2.4. Tìm hiểu từng loại chất thải trong từng khâu sản xuất.
3.2.4.1.Chất thải trong khâu xẻ nguyên liệu.
3.2.4.2. Chất thải trong khâu ngâm tẩm gỗ.
3.2.4.3. Chất thải trong khâu sấy.
17


3.2.4.4. Chất thải trong khâu gia công thô, gia công tinh.

3.2.4.5. Chất thải trong khâu sơn phủ
3.2.5. Tìm hiểu nguyên nhân sinh ra các loại chất thải.
3.2.5.1. Nguyên nhân chủ quan.
3.2.5.2. Nguyên nhân khách quan.
3.2.6. Tìm hiểu ảnh hưởng của các loại chất thải ảnh hưởng đến con
người và môi trường xung quanh.
3.2.6.1. Tác động đến sức khỏe con người.
3.2.6.2. Tác động đến môi trường đất.
3.2.6.3. Tác động đến môi trường nước.
3.2.6.4. Tác động đến môi trường không khí.
3.2.7. Hiện trạng xử lí và đề xuất ý kiến, phương án xử lí chất thải.
3.2.7.1. Hiện trạng xử lý chất thải.
a) Chất thải rắn.
b) Chất thải lỏng.
c) Chất thải khí.
3.2.7.2. Đề xuất ý kiến.
a) Xử lý chất thải rắn.
•Phương pháp xử lý.
•Biện pháp xử lý.
b) Xử lý chất thải lỏng.
•Phương pháp xử lý.
•Biện pháp xử lý.
c) Xử lý chất thải khí.
•Phương pháp xử lý.
•Biện pháp xử lý.

18


3.3.Phương pháp nghiên cứu.

 Phương pháp kế thừa:
Kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây trong vấn đề xử lý chất thải trong
quá trình sản xuất đồ mộc.
•Tìm hiểu dây chuyền công nghệ, phương pháp tổ chức và tiến hành sản
xuất tại nhà máy.
•Thu thập các sơ đồ kỹ thuật, các số liệu trong sản xuất nhà máy chế biến
nơi thực tập.
•Kế thừa kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực đang tìm
hiểu, các đề tài tốt nghiệp của các anh chị khóa trước.
 Phương pháp thực nghiệm.
•Tiến hành thí nghiệm, dựa vào cảm quan để quan sát, khứu giác để ngửi
đánh giá sơ bộ về nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường và đối với nguồn
nước tự nhiên nơi nhà máy đổ nước thải ra.
•Quan sát lượng khói bụi thải ra môi trường làm không khí bị thay đổi màu sắc.
 Phương pháp chuyên gia.
•Học hỏi, tìm hiểu qua các cán bộ kỹ thật, các công nhân đang trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất.
•Tham khảo ý kiến của các thầy cô trong khoa, giáo viên trực tiếp hướng
dẫn, các anh chị khóa trên và các bạn trong lớp.
•Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành. Xem xét các nhận
định đánh giá của họ và rút ra những ý phù hợp với đề tài cuả mình.
 Thu thập số liệu.
Để đề tài có những tài liệu phù hợp cho báo cáo tốt nghiệp tôi tiến hành thu
thập tài liệu trên các trang thông tin như:
•Phỏng vấn người lao động để có số liệu khách quan về sự ảnh hưởng.
•Tiến hành thí nghiệm tại xưởng sản xuất.
•Sách chuyên ngành sản xuất đồ mộc.
•Các luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ có liên quan.
•Các tài liệu báo chí về xử lý chất thải.
•Qua tivi, Internet: đây là công thông tin tiện dụng phổ biến nhưng cần có

sự lựa chọn kỹ lưỡng về nguồn thông tin được đăng tải.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
19


4.1.Tổng quan về công ty TNHH Cảm Giáo.
Công ty TNHH Cảm Giáo là một cơ sở sản xuất đồ mộc có quy mô và dây
chuyền công nghệ hiện đại với công suất cao. Quy mô doanh nghiệp ngày càng
được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thể hiện xu hướng chung của sự
phát triển doanh nghiệp để giành ưu thế ở thị trường trong nước và thị trường
quốc tế.
Công ty đặt ở khu vực ngã 3 Sa Lung huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, có
vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, khu vực này có đường quốc lộ đi ngang qua
thuận tiện cho việc chuyên chở vật liệu, sản phẩm ngoài ra còn gần đường biển
nên dẽ dàng cho việc vận chuyển bằng đường biển. Diện tích mặt bằng hơn
10000m2 trong đó diện tích khu nhà xưởng và khu phụ trợ chiếm 7000m2 phần
còn lại giúp ích rất nhiều cho việc mở rộng sản xuất và xây dựng các khu phụ
trợ, khu xử lý sau này…
Là một công ty mới thành lập năm 2000 tuy nhiên quá trình sản xuất của
công ty đang dần dần đi vào ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao.Công ty
có dây chuyền sản xuất hiện đại đảm bảo cho 200 công nhân tham gia vào quá
trình sản xuất, mỗi năm công ty xuất hằng từ 40 - 45 contenner.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu là gỗ keo, Bạch Đàn…được thu mua trong
vùng hoặc các tỉnh lân cận.
Sản phẩm của công ty rất phong phú bao gồm bàn, ghế, tủ giường là các
sản phẩm chính. Ngoài ra công ty còn làm theo các đơn đặt hàng của thị trường
nước ngoài thay đổi một số mẫu mã kích thước.
Chế biến gỗ công ty TNHH Cảm Giáo ngày càng thu được nhiều thắng lợi.
Điều đó không chỉ thể hiện qua các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận mà còn khẳng
định rõ ở chiến lược phát triển của đơn vị như mở rộng sản xuất, đa dạng hóa

sản phẩm, mở rộng thị trường…
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty chia làm 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn từ năm 2000-2005.
Những ngày đầu mới đi vào hoạt động, Công ty đã đã phải đối mặt với
nhiều khó khăn, nhất là việc triển khai dự án đúng vào thời điểm nền kinh tế
bước vào thời kỳ suy giảm. Việc huy động vốn đã khó, trong khi đó thị trường
tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, sản phẩm đồ mộc của nhà máy chưa xác định được
20


đầu ra ổn định. Nhân lực hầu hết đều được tuyển dụng mới, chưa có kinh
nghiệm và trình độ tay nghề cao. Song với sự tập trung lãnh đạo chỉ đạo sản
xuất kinh doanh, Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn và đi vào sản xuất
ổn định.
Công ty chủ yếu sản xuất hàng nông lâm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa như
hàng hóa thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, tủ…Công ty dần dần đi vào hoạt động ổn
định mang lại lợi nhuận cao, giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều công nhân.
Giai đoạn từ năm 2005 – nay.
Đây là thời kỳ khởi sắc của Công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty đã đi vào trạng thái an toàn và có lãi. Các sản phẩm mộc ngày càng
được ưa chuộng và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty.
Nhà máy có công suất 3000m3 sản phẩm/năm với các sản phẩm thanh chi tiết
đồ mộc trên thực tế, nhà máy đã nâng công suất lên 6500m 3 sản phẩm/năm và
mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Từ khi đi vào hoạt động đến hết năm 2014, nhà máy
đã sản xuất được trên 18000m3 sản phẩm. Tổng doanh thu ước đạt hơn 150 tỷ
đồng, trong đó, năm 2011 là 6,8 tỷ đồng, năm 2012 là hơn 17 tỷ đồng, năm 2013 là
hơn 31 tỷ đồng và năm 2014 là 39 tỷ đồng. Nhà máy đã tạo việc làm ổn định cho
trên 190 lao động với mức thu nhập bình quân 3,1 triệu đồng/ người/ tháng.
Với những chiến lược trong đầu tư sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH

Cảm Giáo đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy tối đa năng lực sản xuất,
duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả; đồng thời mở ra hướng phát triển mới
cho ngành công nghiệp của tỉnh trong những năm tiếp theo.

21


4.1.2. Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

KHỐI SẢN XUẤT
PHÒNG
KỸ THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC

XƯỞNG SẢN
XUẤT

XƯỞNG 1

KHỐI VĂN
PHÒNG

PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

XƯỞNG 2

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức quản lí của công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
a) Ban Tổng giám đốc.
•Tổng giám đốc công ty: quản lí và điều hành mọi hoạt động của công ty.
•Phó tổng giám đốc: cùng với giám đốc quản lí mọi hoạt động của công ty,
giám sát hoạt động kỹ thuật của công ty.
b) Các bộ phận trực tiếp quản lý các phòng ban.
•Phòng kỹ thuật: tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác quản lí kỹ
thuật , trong này còn chia ra các tổ để kiểm tra giám sát vận hành máy móc thiết
bị, lập kế hoạch sản xuất hàng tháng hàng quý để cung ứng đầy đủ nguyên liệu
22


cho nhà máy đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm để đề ra giá thành trước
khi xuất kho.
•Phòng hành chính nhân sự: tham mưu cho Ban Tổng giám đốc của công
ty, các bộ tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý lao động tiền lương, chế độ chính
sách với người lao động và phỏng vấn lao động.
•Phòng kế toán: chỉ đạo công tác hoạch toán kế toán quản lý tài chính theo
đúng quy định của pháp lệnh kế toán thống kê.
4.1.3.Cơ cấu lao động trong công ty.
Tổng số cán bộ và công nhân 196 người

Trong đó:

Nam: 154 người.
Nữ: 42 người.

Nhà máy hoạt động theo dây chuyền khép kín và liên tục hoạt động trong
vòng 24/24h với 3ca sản xuất.
• Ca 1: 7h – 15h
• Ca 2: 15h -23h
• Ca 3: 23h -7h (sáng hôm sau)
4.1.4. Sơ đồ khuôn viên công ty TNHH Cảm Giáo.

Hình 4.2. Sơ đồ khuôn viên công ty TNHH Cảm Giáo.
23


KHU VỰC SƠ CHẾ

KHU TINH CHẾ

KHU LẮP RÁP VÀ
ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM

KHU VỰC TRANG SỨC

Hình 4.3. Sơ đồ khuôn viên nhà máy sản xuất.
4.2. Nguồn nguyên liệu.
Ngoài nguồn nguyên liệu từ đia bàn gần nhà máy, thì công ty đang liên hệ
nhập nguồn nguyên liệu từ các huyện và các tỉnh lân cận. Nguồn nguyên liệu
chủ yếu của công ty là gỗ keo, bạch đàn, xà cừ, cao su…

Hiện nay Quảng Trị đã bổ sung quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu
trong toàn tỉnh giai đoạn 2010-2015, gắn chế biến với tiêu thụ sản phẩm. Công
ty có thể thu mua nguồn nguyên liệu trong và ngoài tỉnh nhằm đảm bảo quá
trình hoạt động liên tục, tránh được tình trạng thiếu nguyên liệu. Hơn nữa, điều
kiện của nước ta nói chung và Quảng Trị nói riêng rất thuận tiện cho việc phát
triển loại cây gỗ như keo, bạch đàn.
Bảng 4.1: Thu mua nguyên liệu của công ty từ năm 2010-2013
Loại gỗ

2010

2011

2012

2013

Keo (m3 )

2000

2100

2200

2500

Bạch đàn (m3)

2500


2750

3200

4100

24


4.3. Quy trình sản xuất sản phẩm mộc của công ty.

XẺ
NGUYÊN
LIỆU

NGUYÊN
LIỆU

SẤY

ĐỊNH
HÌNH,
ĐỊNH VỊ.

SẢN
PHẨM

HOÀN
THIỆN


TRANG
SỨC

CHÀ
NHÁM

LẮP
RÁP

Hình 4.4. Quy trình sản xuất sản phẩm mộc của công ty.
4.3.2. Công nghệ và trang thiết bị.
Quy trình công nghệ của nhà máy được bố trí khép kín từ khâu xử lý
nguyên liệu đến khâu đóng gói sản phẩm.
Phần lớn máy móc trang thiết bị được nhập từ Trung Quốc, hiện nay công
ty đã đầu tư dây chuyền với máy móc trang thiết bị hiên đại, thường xuyên tu
sửa nhà xưởng, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân để đủ khả năng sản
xuất các mặt hàng đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện đại và trong tương lai có
khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Và cũng trong tương
lai trang thiết bị, công nghệ sẽ được tăng cường cơ giới hóa, tự động hóa để đảm
bảo chất lượng sản phẩm, giảm cường độ lao động của công nhân, giảm sự phụ
thuộc nguồn lao động.
4.3.3. Diện tích đặt thiết bị và làm việc theo dây chuyền.
Qua điều tra thực tế tại xưởng sản xuất, diện tích của từng khu vực sản xuất
của công ty như sau:
25


×