Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cảm nghĩ về bài thơ thiên trường vãn vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.35 KB, 2 trang )

Nhắc tới Trần Nhân Tông, người ta nghĩ ngay tới người anh hùng cứu nước, vị vua tài trí lỗi lạc đã cùng quân dân nhà Trần
đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, làm nên một thời đại anh hùng trong lịch sử dân tộc - thời đại Đông A. Nhắc đến Trần
Nhân Tông, người ta cũng nghĩ ngay tới vị tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, nhà hiền triết của Đạo Phật. Trần Nhân Tông
không chỉ là người - anh hùng cứu nước, vị vua sáng, nhà hiền triết, Trần Nhân Tông còn là một thi sĩ có tâm hồn thanh cao,
phóng thoáng và một cái nhìn tinh tế, tao nhã. Đọc thơ ông, ta không thể nào quên áng thơ Thiên Trường vãn vọng, một bài
thơ nặng tình quê hương thắm thiết:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
‘Thiên Trường văn vọng’được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng). Bài th ơ g ợi t ả c ảnh xóm
thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông. Đây là khung cảnh một vùng quê tĩnh lặng
như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều buông. Chỉ đếm được vài đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương
mờ mờ như khói; dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, dẫn trâu về chuồng; vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh
chấp chới liệng xuống đồng…Hai câu thơ đầu:
“ Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không’’
Đây là lúc ánh hoàng hôn sắp tắt, khoảnh khắc giao thời giữa ngày và đêm ở chốn thôn quê, cảnh vật mờ ảo, chập chờn rất
nên thơ, nó gợi lên bao cảm xúc trong lòng người, nhất là những tâm hồn mang nặng tình quê thắm thiết Trong bóng chiều
man mác, mọi vật thấp thoáng ẩn hiện, dường như có, dường như không. Bức tranh quê với những sắc màu quen thuộc của
ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre, của sương tím, cò trắng, lúa xanh… chỗ đậm, chỗ nhạt cùng tiếng sáo véo von
gợi cảm giác về một cuộc sống thanh bình đã trở lại sau bao năm binh lửa.Hình ảnh trong bài thơ không có gì đặc biệt, rất
giản dị, bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Tuy nó là một bức tranh vùng quê thôn dã, rất giản dị như bao vùng quê
khác nhưng nhà thơ cảm thấy cảnh vật ở đấy thật thơ mộng, thật đẹp, cái đẹp trầm lặng mà không chút đìu hiu. Nhà vua nhà thơ - nhà hiền triết ấy đã dấy lên một niềm cảm xúc dạt dào, cảm xúc từ lòng yêu quê hương sâu nặng.Có yêu quê
hương nhà thơ mới thấy được cái đẹp của đồng quê, nhà thơ mới có được những giây phút buồn man mác khi thấy quê
hương trống vắng một cái gì đó thân thương, gần gũi, dù hình ảnh ấy thật mộc mạc. . Chỉ những hình ảnh rất bình thường:
những đứa trẻ đang dắt trâu về làng, vừa đi, vừa thổi sáo, từng đàn cò trao liệng trên bầu trời rồi hạ cánh xuống cánh đồng,
cũng khiến nhà vua chú ý và đưa vào trong bài thơ:
“Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.”
Phải chăng tiếng sáo của bọn trẻ đã đưa nhà vua trở lại cái thời thơ ấu ngây thơ, thoả sức vui đùa? Hay tiếng sáo hồn nhiên,


trong trẻo quá khiến lòng ông thư thái lại sau bao nhiêu lo toan trăn trở việc triều chính? Trong lòng vị hoàng đế mang một
niềm vui tràn ngập, nó cũng bình dị và trong trẻo như chính cuộc sống nơi đây. Có lẽ rằng tình yêu quê hương, tình yêu đồng
nội đã làm cho nhà vua thích lắng nghe tiếng sáo của các em chăn trâu đi dọc đường làng. Tâm trạng ấy khiến ông thấy cảnh
vật càng nên thơ khi trên nền xanh của đồng nội, trong cái mờ ảo của khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ
xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế! Ngắm đàn trâu no căng đang chậm rãi nối đuôi nhau về làng, trên lưng vắt
vẻo mấy chú mục đồng ung dung thổi sáo; phóng tầm mắt ra xa , thấy trên thảm lúa xanh, dăm ba cánh cò trắng muốt đang
chao liệng, thử hỏi lòng nào không xao xuyến, bâng khuâng, không dạt dào yêu mến! Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả
bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở
đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm
thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm
nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu
cuộc sống.
Bài thơ"Thiên Trường vãn vọng" của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó
đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ tuy ngắn nhưng nó xứng đáng là thơ của mọi thời bởi cho


dù mấy trăm năm đã trôi qua mà sức mạnh rung cảm và chinh phục lòng người của nó vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.
Không chỉ vậy, bài thơ phảng phất chất thể hiện trong tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái
Trần Nhân Tông.



×