TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
-----0O0------
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN MẠNG MÁY TÍNH
Đề Tài: Xây Dựng Hệ Thống Máy Tính
Giáo viên hướng dẫn : Lê Anh Thắng
Nhóm thực hiện
: Nhóm
Nhóm Sinh Viên
:
Bùi Minh Cường
Đỗ Trung Hiếu
Hoàng Tuấn Việt
Hà Nội 29/12/2015
1
MỤC LỤC
A. KHẢO SÁT HỆ THỐNG MẠNG THỰC TẾ
BÊN NGOÀI( PHÒNG GAME)..........................4
B. XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG CỤC BỘ. 6
2.2 Khảo sát vị trí lắp đặt và các yêu cầu....................................................................10
C. CÁC THIẾT BỊ GHÉP NỐI MẠNG............13
2
`LỜI
MỞ ĐẦU
Trong những năm 80 vừa qua , tại Việt Nam internet đã phát triển
một cách nhanh chóng . Và khi cần truyền những thông tin với nhau trong
một tổ chức nào đó (cơ quan, nhà máy, trường đại học..) hay truyền thông
cho những nơi xa không thể trược tiếp trao đổi được… Vì vậy mà có
nhiều hệ thống nhỏ đó được sử dụng thì nảy sinh nhu cầu kết nối chúng
lại với nhau . và “mạng cục bộ” đã được xây dựng.
Tên gọi “mạng cục bộ” được xem xét từ quy mô của mạng hay
khoảng cách địa lí. Tuy nhiên, đo không phải là đặc tính duy nhất của
mạng cục bộ, nhưng trên thực tế quy mô của mạng quyết định nhiều đặc
tính và công nghệ của mạng.
Mạng cục bộ (local area networks-lan ) là mạng được thiết lập để
liên kết các máy tính trong một phạm vi tương đối nhỏ (như trong một tòa
nhà, một khu nhà trường, đại học..) với khoảng cách lớn nhất giữa các
máy tính nút mạng chỉ trong vòng vài chục km trở lại.
3
A. KHẢO SÁT HỆ THỐNG MẠNG THỰC TẾ BÊN
NGOÀI( PHÒNG GAME)
1. Giới thiệu về phòng game
Phòng game nằm ở làng Tu Hoàng với diện tích phòng : 60m 2
(4 ×15m ), Phòng máy thiết kế theo hình chữ nhật, phòng game có
20 máy con và 1 máy chủ để quản lý phòng net. Sử dụng internet và
tất cả các game oline hiện hành và phần mềm nghe nhạc , xem
phim...Máy chủ quản lý các máy con và dịch vụ phí. Hàng tháng
thống kê chi tiết các khoản theo ngày, theo máy, theo tháng, theo
nhân viên.
2. Mục đích sử dụng
Đáp ứng nhu cầu giải trí chơi game của học sinh, sinh viên
Đáp ứng nhu cầu sử dụng internet của người dùng
4
3.
Sơ đồ chi tiết phòng game
4. Nhận xét
4.1 ưu điểm
• Dễ thiết kế
• Tận dụng được tốc độ đường truyền
• Một trạm gặp sự cố không ảnh hưởng tới hệ thống
4.2 Nhược điểm
Tốn dây
Lệ thuộc vào thiết bị trung tâm
5
o Chiều dài dây tương đối cấu trúc đường thẳng gây ra hiện
tượng phản xạ tại mỗi đầu dây làm giảm chất lượng của tín
hiệu
o Trong trường hợp đường dây bị dứt, hoặc do ngắn mạch
trong phần kết nối bus của một trạm bị hỏng đều dẫn đến
ngừng hoạt động.
5. Ý kiến khắc phục nhược điểm
Cần có một đường đi dây mạng khác, có cách kết nổi đơn giản giúp dể
sửa chữa hay giúp cho đường truyền dây mạng mạnh hơn.
B. XÂY DỰNG HỆ THỐNG MẠNG CỤC BỘ
1. Tìm hiểu về mạng máy tính
1.1 khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là tập hợp nhiều máy tính điện tử và các thiết
bị đầu cuối được kết nối với nhau bằng các thiết bị liên lạc nhằm
trao đổi thông tin, cùng chia sẻ phần cứng, phần mềm và dữ liệu
với nhau.
Mạng máy tính bao gồm phần cứng, các giao thức và các
phần mềm mạng.
Ưu điểm:
• Chia sẻ tài nguyên với nhau
• Tăng độ tin cậy hệ thống
• Trao đổi thông điệp hình ảnh một cách thuận tiện nhanh
chóng
• Giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian đi lại, tăng thời
gian làm việc thu thập dữ liệu một cách kịp thời
• Giao tiếp trực tiếp
• Dùng chung các thiết bị ngoại vi ( máy chiếu, máy in...)
Nhược điểm
• Dễ bị mất hay thất lạc thông tin khi truyền hoặc khi thiết lập
chế độ bảo mất không tốt
1.2 Phân loại mạng máy tính
Ở đây chúng ta phân loại theo phạm vi địa lí.
• Mạng máy tính có thể phân bổ trên một vùng lãnh thổ nhất
định hoặc có thể phân bổ trên phạm vi quốc gia, quốc tế.
Mạng máy tính được phân ra các loại sau:
6
• Mạng toàn cầu (GAN- global area network) được xây dựng
trên phạm vi toàn thế giới. Thông thường kết nối này được
thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
• Mạng diện rộng( WAN- Wide Area Network) : kết nối máy
tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong
cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện
thông qua mạng viễn thông.
• Mạng đô thị (MAN- Metropolitan Area Network) kết nối các
máy tính trong phạm vi một thành phố, khu công nghiệp hay
đô thị có bán kính vài chục km.
• Mạng cục bộ (LAN- Local Area Network) kết nối các máy
tính trong phạm vi nhỏ hẹp, có thể một phòng hay nhiều
phòng có bán kính vài km.
Một số topo mạng LAN thường sử dụng:
a. Hình sao (star)
Các máy tính được kết nối với một thiết bị trung gian (hub, swich,
router)
Thiết bị trung tâm nhận tín hiệu từ một cổng xử lý rồi gửi tín hiệu tới
đích.
Ưu điểm: Dễ thiết kế
- Tận dụng được tốc độ đường truyền
- Một tram gặp sự cố thì không ảnh hưởng tới hệ
thống
nhược điểm
- Tốn dây
Lệ thuộc vào thiết bị trung tâm
7
Hình topo mạng sao
b. Vòng (ring)
Các máy tính được kết nối thông qua repeater
Tín hiệu truyền trong vòng chính theo một chiều duy nhất
Ưu điểm :
Dễ thiết kế
Tận dụng được tốc độ đường truyền
Tốn ít dây
Nhược điểm : Khi một trạm gặp sự cố thì ảnh hưởng tất cả hệ thống
máy tính
8
Hình topo mạng vòng
c. Tuyến tính (bus)
Các máy tính được kết nối bởi một trục chính thông qua các đầu nối
chữ T (T.Connector)
Hai đầu trục chính là 2 terminator
Tín hiệu truyền qua trục chính theo hai hướng
9
2. Thiết kế sơ đồ mạng cho hai phòng máy nhà A1
2.1 yêu cầu thiết kế
- Xây dựng hệ thống mạng cho hai phòng máy và phòng máy
tầng nhà A của trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
- Mỗi phòng máy có 40 máy tính, một máy chiếu và một máy in,
chúng đều có khả năng truy cập mạng
- Vẽ sơ đồ lắp đặt chi tiết của hệ thống
- Tính toán số lượng vật tư và dự trù khinh phí lắp đặt hệ thống.
2.2 Khảo sát vị trí lắp đặt và các yêu cầu
a. Cấu trúc địa lý của các phòng
- Các phòng máy và phòng máy nhà A
- Các phòng có kích thước khác nhau
- Phòng máy 2 có chiều dài 11,5m và chiều rộng 6,5m. Phòng có
1cột ở gần giữa phòng.
- Phòng máy 4 có chiều dài 12m và chiều rộng 8,5m. Phòng có 2
cột ở tường
- Mỗi phòng có 1 cửa ra vào
- Phòng máy thiết kế theo hình chữ nhật
- Khoảng cách 2 máy cùng bàn 50cm, khoảng cách 2 máy khác
bàn 70cm.
b. Các yêu cầu đối với phòng máy
- Số phòng gồm 40 máy tính, 1 máy in và 1 máy chiếu có khả
năng truy cập internet.
- Đảm bảo độ thẩm mỹ
- Tốc độ đường truyền :
- Thiết bị mạng: modem, switch , router
- Yêu cầu một bàn 2 máy tính, 2 ghế
- Các máy tính có đầy đủ các phần mềm tối thiểu ( microsoft
ofice, windows, vietkey...)và giải trí( game, nhạc, yahoo
mesenger, trình duyệt web...) các chương trình bảo vệ máy
tính( đóng băng ổ đĩa, quét viruts...) và chương trình sao
lưu phục hồi dữ liệu.
3 Thiết kế
10
Thiết bị trung tâm và máy chủ của mỗi phòng sẽ được đặt
cùng với các máy thành phần khác để đảm bảo độ thẩm mỹ và tiết
kiệm nguyên liệu, trong các phòng học các máy được kết nối với
máy chủ và thiết bị trung tâm bằng dây mạng.
Trong các phòng dây mạng sẽ được bố trí dưới mặt đất để
đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng và thẩm mỹ của không
gian phòng. Còn đường dây mạng nối 2 phòng với nhau sẽ được
lắp đặt theo dọc trần nhà từ thiết bị trung tâm đến máy chủ của
phòng .
Hai phòng có diện tích khác nhau nên thiết kế khác nhau
Lắp đặt hệ thống mạng trong phòng theo cấu trúc hình sao.
Cả hai phòng mỗi phòng có 40 máy : 1 máy chủ và 39 máy con, 1
máy in , 1 máy chiếu.
Thiết bị trung tâm (hub, router, switch) được đặt trong phòng
. Các máy con và máy chủ kết nối với nhau bằng switch và hệ
thống dây mạng
Vì phòng máy phục vụ cho việc thực hành nên ta thiết kế
phòng thành các dãy máy để sinh viên có thể trao đổi học tập nên
mỗi phòng có switch 48 cổng.
Đối với phòng máy 2 gồm 40 máy. Do phòng có 1 cột ở
trong nên bên phải cột ta chia 3 dãy máy, mỗi dãy có 8 máy. Bên
trái cột chia thành 4 dãy máy , mỗi dãy gồm 4 máy và đặt máy
chủ ở dãy đầu tiên . Đặt switch ở góc bên phải cuối phòng và đặt
máy in ở cạnh. Các máy nối với nhau bằng switch kể cả máy in.
Đối với phòng máy 4 cũng gồm 40 máy. Do phòng cũng có 2
cột ở tường nên không ảnh hưởng đến không gian thiết kế. Đặt 1
dãy máy gồm 10 máy kề với cột, đặt máy chủ ở đầu dãy. 2 dãy
máyở giữa đối diện nhau, mỗi dãy có 12 và 1 dãy ở cửa ra vào
gồm 6 máy. Đặt switch kề cột số 1 và máy in bên cạnh.các máy
nối với nhau bằng switch 48 cổng.
Tất cả các hệ thống dây quanh phòng sẽ được dùng ống nhựa
nẹp gọn vào tường. Hai phòng được nối với nhau bởi router.
11
Sau đây là sơ đồ minh họa chi tiết thiết kế mạng cho hai phòng máy 2 và máy 4 nhà A1
may in
cot nha
may chu
cua
ban giao vien
switch
tu do
modem
may chieu
cua
may chieu
tu do
ban giao vien
routor
may chu
may in
switch
modem
12
3.4số lượng vật tư và dự trù kinh phí lắp đặt
Sản phẩm
Dây mạng AMP
0518 CAT 5e
Kẹp mạng
Modem router3G
Máy tính dell
LED IDS
Điều hòa
Swith 48 port
Máy in ( scan
canon DRF120)
Máy chiếu sony
VPLDX111
Mouse (chuột)
Bàn hình tròn
repeater
Bàn hình chữ
nhật
Ghế
Số lượng
3 cuộn
Đơn giá (vnđ)
Thành tiền (vnđ)
2.000.000
6.000.000
160
2
80
3000
2.000.000
7.999.000
480.000
4.000.000
639.920.000
2
2
2
7.690.000
4.400.000
12.000.000
15.380.000
8.800.000
24.000.000
2
10.150.000
20.200.000
80
2
4
30
149.000
8.000.000
490.000
1.500.000
4.000.000
16.000.000
1.960.000
45.000.000
82
159.000
13.380.000
Bàn phím
Công lắp dặt
80
20.000.000
120.000
9.600.000
20.000.000
Bàn giáo viên
Dây cáp HDMI
dẹp Elecom DHHD14EF20BK
Tổng phát sinh
Tổng
2
80
950.000
349.000
1.900.000
27.920.000
5.000.000
5.000.000
839.360.000
C. CÁC THIẾT BỊ GHÉP NỐI MẠNG
1. Nic (card mạng)
Là thiết bị điều khiển việc truyền thông và chuyển đổi dữ liệu
sang dạng dữ liệu điện hay quang.
Gồm các bộ điều khiển và thu phát thông tin
• Bộ điều khiển thực hiện các chức năng điều khiển truyền
thông, đảm bảo dữ liệu được truyền chính xác tới các nút
mạng.
• Bộ thu phát thông tin làm nhiệm vụ chuyển dữ liệu sang
dạng tín hiệu điện hay quang và ngược lại.
Được lắp vào khe cắm của mỗi máy tính của mạng.
13
Tùy theo yêu cầu sử dụng lựa chọn card mạng cho phù hợp với
máy tính, đường truyền dẫn, nhu cầu phát triển trong tương lai.
2. Modem:
Là thiết bị điều chế sóng để mã hóa dữ liệu số và giải mã tín
hiệu số
Chức năng : chuyển đổi các tín hiệu số thành
Phân loại: modem lắp trong và modem lắp ngoài
3. repeater (bộ khuyết đại tín hiệu)
Là một thiết bị ở lớp 1 trong mô hình OSI . Dùng để khuếch
đại tín hiệu khi mở rộng phạm vi mạng xa hơn. Repeater có hai cổng,
nó thực hiện chuyển tiếp tất cả các tín hiệu vật lý đến từ cổng này ra
cổng khác sau khi đã khuếch đại.
4. Hub (bộ trung tâm)
Là tên gọi của repeater nhiều cổng. Thực hiện việc chuyển tất
cả các tín hiệu vật lý đến từ một cổng tới tất cả các cổng còn lại sau
khi đã khuếch đại.
Tất cả các LAN liên kết với nhau qua HUB sẽ trở thành một LAN.
HUB không có khả năng liên kết các LAN khác nhau về giao thức
truyền thông ở tầng liên kết dữ liệu.
5. Bridge (cầu nối)
Là thiết bị ở lớp 2 trong mô hình OSI tầng liên kết dữ liệu. Nó
được thiết kế để có khả năng nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi về dạng
dữ liệu và chuyển tiếp dữ liệu.
Dùng để liên kết các LAN có cùng giao thức tầng liên kết dữ liệu, có
thể khác nhau về môi trường truyền dẫn vật lý. Không hạn chế về số
lượng bridge sử dụng.
6. Swich
Làm việc như bridge nhiều cổng. Khác với HUB nhận tín hiệu
từ một cổng rồi chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại, swich nhận
tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ liệu từ một cổng, kiểm tra địa chỉ
đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.
Nhiều nút (node ) mạng có thể gửi thông tin đến cùng một nút
khác tại cùng một thời điểm. Swich được thiết kế để liên kết các
cổng của nó với dải thông rất lớn.
Dùng để vượt qua hạn chế về bán kính hoạt động của mạng
gây ra bởi số lượng repeater được phép sử dụng giữa hai nút bất kỳ
của một LAN.
14
Là thiết bị lý tưởng dùng để chia LAN thành nhiều LAN
“con” làm giảm dung lượng thông tin truyền trên toàn LAN.
7. Wateway
Là thiết bị mạng hoạt động ở tần trên cùng của mô hình OSI
Dùng để liên kết các mạng có kiến trúc hoàn toàn khác nhau
Có thể hiểu và chuyển đổi giao thức ở tầng bất kỳ của mô hình OSI
8. Wireless access point
Thiết bị kết nối mạng không dây được thiết kế theo chuẩn IEEE
802.11b cho phép nối LAN đến LAN, dùng cơ chế CSMA/CD để
giải quyết tranh chấp
Hỗ trợ tốc độ truyền không dây lên 11M bps trên băng tần 2,4 Ghz.
9. Router
Làm việc trên tầng mạng của mô hình OSI thường có nhiều
hơn hai cổng. Nó tiếp nhận tín hiệu vật lý từ một cổng, chuyển đổi
về dạng dữ liệu, kiểm tra địa chỉ mạng rồi chuyển dữ liệu đến cổng
tương ứng.
Dùng để liên kết các LAN có thể khác nhau về chuẩn LAN
nhưng cùng giao thức mạng ở tầng network.
Có thể liên kết hai mạng ở rất xa nhau.
10.Đường truyền
Là môi trường truyền dẫn, liên kết các nút nạng, truyền dẫn
các tín hiệu điện hay quang.
Mạng cục bộ sử dụng chủ yếu là các loại cáp, trong đó có hai loại
cáp thường được sử dụng : cáp đồng trục và cáp đôi dây xoắn.
Lời Kết
Với sự lắp đặt như bản thiết kế ở trên chúng ta sẽ có một phòng máy
thực hành đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của người sử dụng. những
15
thiết bị tính toán có thể bổ sung mấy tính khi cần thiết và nâng cấp hệ thống
mạng khi có điều kiện.
Hệ thống mạng được lắp đặt cho phòng thực hành trước tiêu chí có
sự kết nối các máy trong phòng và có sự kết nối giữa các phòng tầng nhà
A . Sau này chúng ta có thể mở rộng ra mạng trên toàn nhà A hay kết nối
mạng internet tạo các phòng học online.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành công việc, nhưng do thời gian
có hạn và thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ năng chưa cao nên việc phân tích
và thiết kế còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn góp ý, bổ
sung để chúng em hoàn thiện cho bài tập tốt hơn nữa.
Bài tập có tham khảo một số tài liệu như:
Giáo trình mạng máy tính
Một số bài tập thiết kế trên Internet
Cách sắp xếp phòng máy thực hành khoa công nghệ thông tin nhà A1
trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
/>%CC%81-v%C4%83n-pho%CC%80ng-gs-m-02-00.html
/>
Chúng em xin cảm ơn thầy Lê Anh Thắng đã tận tình giúp đỡ
chúng em trong suốt quá trình làm đề tài!
Nhóm sinh viên:
Bùi Minh Cưòng
Đỗ Trung Hiếu
Hoàng Tuấn Việt
16