Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------

NGUYỄN TRUNG KIÊN

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------

NGUYỄN TRUNG KIÊN

QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP

PGS.TS. LÊ DANH TỐN

Hà Nội – Năm 2015


CAM KẾT

Tôi cam đoan rằng tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không
sử dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài
liệu và thông tin đã đƣợc liệt kê trong phần thƣ mục tham khảo của luận văn.
Những phần trích đoạn hay những nội dung lấy từ các nguồn tham khảo
đƣợc liệt kê trong phần danh mục tài liệu tham khảo dƣới dạng những đoạn
trích dẫn hay diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham khảo
rõ ràng.
Bản luận văn này chƣa từng đƣợc xuất bản và vì vậy cũng chƣa đƣợc
nộp cho một hội đồng nào khác cũng nhƣ chƣa chuyển cho một bên nào khác
có quan tâm đối với nội dung này.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN.................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc.............................................. 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc .............................................. 8
1.2. Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân
......................................................................................................................... 13
1.2.1. Những vấn đề chung về thuế thu nhập cá nhân .......................... 13
1.2.2. Những vấn đề chung về quản lý thuế thu nhập cá nhân ............. 17
1.3. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số địa phƣơng trong
nƣớc và bài học cho công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội ......... 32
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số địa
phƣơng trong nƣớc ................................................................................ 32
1.3.2. Bài học cho công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội.. 38
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 40
2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu .......................................................................... 40
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 40
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ................................................ 40
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp ............................................. 41
2.2.3. Phƣơng pháp thống kê mô tả ...................................................... 42
i


Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở HÀ
NỘI .................................................................................................................. 43
3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội 43

3.1.1. Nhân tố chủ quan ........................................................................ 43
3.1.2. Nhân tố khách quan .................................................................... 46
3.2. Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội ............................... 50
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ............................................... 50
3.3.2. Quản lý đối tƣợng nộp thuế ........................................................ 53
3.3.3. Quản lý kê khai, nộp thuế ........................................................... 55
3.3.4. Quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế ............................................ 58
3.3.5. Thanh tra, kiểm tra thuế.............................................................. 64
3.3.6. Tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế .......................................... 66
3.4. Đánh giá chung về quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội................... 67
3.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc .......................................................... 67
3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại .......................................................... 70
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại .................................................. 74
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN Ở HÀ NỘI ........................................................................ 78
4.1. Những yếu tố tác động đến quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội trong
thời gian tới ..................................................................................................... 78
4.1.1. Các yếu tố thuận lợi .................................................................... 78
4.1.2. Những khó khăn, thách thức....................................................... 80
4.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội đến năm
2020 ................................................................................................................. 82
4.2.1. Đảm bảo đúng chủ trƣơng, chính sách, pháp luật thuế trong từng
giai đoạn................................................................................................ 82

ii


4.2.2. Đảm bảo công bằng xã hội và nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc
.............................................................................................................. 83
4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân

ở Hà Nội đến năm 2020 .................................................................................. 84
4.3.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất của cán
bộ ngành thuế ........................................................................................ 84
4.3.2. Tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất của ngành thuế ........................ 87
4.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế ........... 88
4.3.4. Kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với cơ quan
thuế trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân .............................. 89
4.3.5. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân 90
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt
Chi trả thu nhập

1

CTTN

2


GDP

3

GRDP

4

MST

Mã số thuế

5

TNCN

Thu nhập cá nhân

6

TP

Thành phố

7

USD

8


WTO

Gross Domestic Product
Gross Regional Domestic
Product

Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm trên địa bàn

U.S dollar

Đô la Mỹ

World Trade

Tổ chức Thƣơng mại Thế

Organization

giới

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Số hiệu

1


Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Nội dung
Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn
Hà Nội giai đoạn 2009-2015
Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế theo chức
năng của Cục Thuế Hà Nội
Kết quả cấp mã số thuế thu nhập cá nhân của
Cục Thuế Hà Nội

Trang
49

51

55

Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân trên tổng
4

Bảng 3.4


nguồn thu trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008 -

61

2014
5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

Tổng thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Hà
Nội giai đoạn 2010-2014
Kết quả kiểm tra về thuế thu nhập cá nhân các
năm 2008 - 2010 của Cục Thuế Hà Nội

v

63

64


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Số hiệu


Nội dung

1

Hình 3.1

Bộ máy tổ chức Cục Thuế Hà Nội

45

2

Hình 3.2

Bản đồ địa giới hành chính Hà Nội

47

3

Hình 3.3

Trình tự đăng ký thuế thu nhập cá nhân

54

vi

Trang



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một trong những công cụ thể hiện quyền lực của nhà nƣớc và
cũng là nguồn tài chính chủ yếu của nhà nƣớc đó trong bất cứ xã hội có giai
cấp nào. Có nhiều loại thuế khác nhau, trong đó có thuế thu nhập cá nhân.
Đây là loại thuế trực thu phổ biến và cơ bản trong các nền kinh tế thị trƣờng
và đƣợc nhiều quốc gia áp dụng.
Thuế thu nhập cá nhân đã có lịch sử hàng trăm năm và hiện nay đã trở
thành loại thuế phổ biến trên thế giới. Có thể nói đối với hầu hết các quốc gia
thuế thu nhập cá nhân đƣợc xem nhƣ là “vua” của các loại thuế. Không chỉ
bởi nguồn thu khổng lồ của nó trong tổng ngân sách để phục vụ cho việc vận
hành bộ máy hành chính nhà nƣớc, đảm bảo an ninh quốc gia, chính sách xã
hội mà sự ra đời của sắc thuế thu nhập cá nhân còn góp phần quan trọng trong
việc điều tiết phân phối lại thu nhập trong xã hội trên cơ sở xem xét đến hoàn
cảnh cụ thể của ngƣời nộp thuế.
Tại Việt Nam, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1990 dƣới tên gọi
“Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao” và đã trải qua 9 lần sửa đổi,
bổ sung vào các năm 1992, 1994, 1997, 1999, 2001, 2004, 2007, 2012, 2014
để phù hợp với những điều kiện về kinh tế - xã hội. Luật thuế thu nhập cá
nhân ra đời nhằm thể chế hoá đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về
lĩnh vực tài chính đã đặt ra yêu cầu mới trong công tác quản lý thu thuế thu
nhập cá nhân. Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ về công tác thu thuế
cũng nhƣ quản lý thuế, trong quá trình quản lý thuế thu nhập cá nhân vẫn còn
nhiều hạn chế kể từ việc ban hành pháp lệnh thuế đến tổ chức thực hiện cũng
nhƣ thanh tra thuế. Nếu những hạn chế này không đƣợc sớm khắc phục thì
công tác thu thuế thu nhập sẽ xảy ra nhiều thất thoát. Chính vì thế, công tác
1



quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng
cần phải đƣợc hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu trong xu thế hội nhập và
phát triển nhanh chóng hiện nay.
Hà Nội cùng với Thành phố Hồ Chí Minh là hai nơi tập trung nhiều lao
động đến làm việc, kinh doanh nhất trong cả nƣớc. Chính vì vậy, vấn đề quản
lý thuế thu nhập cá nhân tại Hà Nội là một vấn đề vô cùng nóng bỏng và cấp
thiết. Trong những năm qua, công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội
đã đạt đƣợc một số thành tựu nhƣ góp phần huy động ngày càng nhiều thu
nhập của cá nhân có thu nhập cao cho ngân sách nhà nƣớc; thủ tục hành chính
đã từng bƣớc đƣợc cải cách hợp lý hơn; góp phần phân phối lại thu nhập;
năng lực bộ máy quản lý thu thuế đƣợc nâng cao thêm. Song bên cạnh đó,
công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn
chế trong công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân nhƣ chất lƣợng hạ tầng
quản lý còn thấp; cơ chế, luật pháp chƣa đồng bộ; công tác kiểm soát tính
chân thực trong kê khai, tính thuế và quyết toán thuế còn tƣơng đối thấp; công
tác thanh tra thuế thu nhập cá nhân còn nhiều bất cập. Xuất phát từ thực tế
trên của Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng, nhằm góp phần hoàn
thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, chống lại nạn thất thu thuế thu
nhập cá nhân và tăng ngân sách nhà nƣớc ở Hà Nội, đề tài “Quản lý thuế thu
nhập cá nhân ở Hà Nội” đã đƣợc tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
Từ vấn đề nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ trên, việc nghiên cứu đề tài này
phải trả lời đƣợc câu hỏi sau: Làm thế nào để hoàn thiện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

2



Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Hà Nội trong thời gian
tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã nêu, đề tài cần thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế thu
nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân
trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009-2014, từ đó chỉ ra những thành tựu đã đạt
đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế
thu nhập cá nhân tại Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân tại Hà Nội, mà cụ thể ở đây là Cục Thuế Hà Nội với những thành tựu,
hạn chế, và nguyên nhân của những hạn chế đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế thu
nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân; thực trạng quản lý thuế thu
nhập cá nhân ở Hà Nội thời gian qua, qua đó đƣa ra một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Hà Nội trong thời gian tới.
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
Hà Nội.
3



3.2.1. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn
Hà Nội giai đoạn 2009-2014.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận: hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế
thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân nhƣ: các khái niệm liên
quan đến thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân, nội dung
quản lý thuế thu nhập cá nhân, và chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác
quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Về mặt thực tiễn: đề tài đã phân tích , đánh giá thƣ̣c tra ̣ng qu ản lý thuế
thu nhập cá nhân ở Hà Nội giai đoạn 2009-2014, chỉ ra đƣơ ̣c nhƣ̃ng thành tựu
đa ̣t đƣơ ̣c, nhƣ̃ng mă ̣t ha ̣n chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế. Trên cơ
sở đó, đề tài đã đề xuấ t m ột số giải pháp nhằm hoàn thi ện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn
gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực
tiễn về thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hà Nội
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân ở Hà Nội

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Thuế là công cụ quan trọng của nhà nƣớc, góp phần quản lý, điều tiết,
ổn định kinh tế vĩ mô, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc, phục vụ
cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Do vậy đây là lĩnh vực mà các quốc gia trên thế giới luôn dành nhiều sự quan
tâm nghiên cứu về cả lý thuyết và thực tiễn nhằm triển khai hoàn thiện chính
sách thuế và quản lý thuế.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình mang tính lý luận chung về
thuế nói chung, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Một số công trình tiêu biểu
là:
Norma B. Coe, Zhenya Karamcheva, Richard Kopcke, Alicia H.
Munnell (2011), How does the personal income tax affect the progressivity of
OASI benefits?, Center for Retirement Research at Boston College: Nghiên
cứu này tính toán tác động của thuế thu nhập liên bang đối với chƣơng trình
bảo hiểm OASI (Old Age and Survivors Insurance). Thông qua sử dụng dữ
liệu HRS (Health and Retirement Study) liên kết các số liệu của thu nhập an
sinh xã hội nghiên cứu đánh giá những đóng góp OASI đối với cá nhân và hộ
gia đình, trƣớc và sau thuế thu nhập. Nghiên cứu cho thấy an sinh xã hội là
tiến bộ trên cơ sở cá nhân, nhƣng thuế lũy tiến đƣợc cắt giảm đáng kể khi tính
toán dựa trên cơ sở hộ gia đình. Một mặt, việc đánh thuế các khoản đóng góp
làm cho hệ thống thậm chí còn ít tiến bộ hơn so với báo cáo thông thƣờng.
Mặt khác, việc đánh thuế lợi ích lại làm cho nó tiến bộ hơn. Kết quả cuối
5


cùng là tăng thuế thu nhập cá nhân chỉ gây tác động nhỏ đối với sự phát triển
an sinh xã hội, còn các tác động lớn khác lại bù đắp cho nhau. Tuy nhiên, có

vẻ nhƣ là thuế ròng có thể mang lại sự tiến bộ cho các hộ gia đình do sự tăng
lên của các hộ gia đình phải chịu thuế trên lợi ích của họ. Khi không có những
thay đổi trong luật thuế, xu hƣớng tiến bộ hơn có khả năng sẽ xảy ra.
John R. Graham, Jana S. Raedy, Douglas A. Shackelford (2011),
Research in accounting for income taxes, Journal of Accounting and
Economics: Bài báo nghiên cứu về AFIT (Accounting for Income Taxes –
Quyết toán thuế thu nhập) với việc chỉ ra 4 khía cạnh và các quy tắc của AFIT,
sau đó giới thiệu tổng quan các nghiên cứu đã có và đề xuất một số gợi ý cho
các nghiên cứu trong tƣơng lai. Bài nghiên cứu nhấn mạnh một số vấn đề
nghiên cứu đã đƣợc giải quyết liên quan đến việc quyết toán thuế thu nhập để
quản lý các khoản thu nhập và xem các khoản thuế đƣợc định giá bởi những
ngƣời tham gia thị trƣờng chứng khoán.
Ajagu Chikezie (2014), The effectiveness of personal income tax
collection in Nothern Nigeria (A case study of Adamawa State): Bài viết
nghiên cứu hiệu quả của thu thuế thu nhập cá nhân tại State Board of Internal
Revenue Adamawa. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để xác định hiệu
quả việc thu thuế thu nhập cá nhân trong tiểu bang Adamawa, để xác định các
nguyên nhân có thể thu thuế hiệu quả trong nhà nƣớc và xác định các cách
thức để đảm bảo một hệ thống thuế hiệu quả trong tiểu bang. Bảng câu hỏi
nghiên cứu là công cụ nghiên cứu chính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu và dữ
liệu đƣợc tạo ra thông qua phƣơng pháp thống kê mô tả. Cụ thể, tỷ lệ phần
trăm đơn giản đƣợc sử dụng để phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc. Phân tích
đã chỉ ra rằng hệ thống thuế của bang không hiệu quả xuất phát từ các yếu tố
nhƣ hối lộ của cán bộ thuế, cố ý từ chối trả thuế, và tỷ lệ không tuân thủ cao.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các yếu tố nhƣ đào tạo cán bộ thuế không
6


đúng cách, không nhất quán trong các luật thuế, tham nhũng của cán bộ thuế
và kỹ năng kế toán và lƣu trữ hồ sơ còn yếu kém giữa cán bộ thuế đƣợc xác

định là nguyên nhân sâu xa của hệ thống thuế không hiệu quả trong tiểu bang.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bao gồm đƣa ra các chiến lƣợc tuyển
dụng nhân sự phù hợp, kiểm toán thích hợp, lƣợng kiều hối thuế của ngƣời
thu thuế các cấp và việc sử dụng các công nghệ thông tin nhằm tăng cƣờng
thu thuế liên bang.
William G. Gale, Andrew A. Samwick (2014), Effects of Income Tax
Changes on Economic Growth, Economic Studies at Brookings: Bài viết này
nghiên cứu những ảnh hƣởng do thay đổi thuế thu nhập cá nhân đối với tăng
trƣởng kinh tế trong dài hạn. Cắt giảm thuế suất có thể khuyến khích các cá
nhân làm việc, tiết kiệm, đầu tƣ, nhƣng nếu việc cắt giảm thuế không đƣợc
bảo trợ bởi cắt giảm chi tiêu thì chúng có thể làm cho thâm hụt ngân sách liên
bang tăng lên, mà về lâu dài sẽ làm giảm tiết kiệm quốc gia và nâng cao lãi
suất. Tác động ròng lên tăng trƣởng là không chắc chắn, nhƣng nhiều ngƣời
ƣớc tính rằng những tác động đó nhỏ hoặc là tác động tiêu cực. Các biện pháp
mở rộng có thể loại bỏ các tác động của việc cắt giảm thuế suất về thâm hụt
ngân sách, nhƣng đồng thời cũng giảm tác động đến cung lao động, tiết kiệm,
đầu tƣ và do đó làm giảm các tác động trực tiếp đến tăng trƣởng. Tuy nhiên,
chúng cũng tái phân bổ nguồn lực giữa các ngành theo mục tiêu kinh tế cao
nhất, dẫn đến tăng hiệu quả và có khả năng tăng kích thƣớc tổng thể của nền
kinh tế. Kết quả cho thấy không phải tất cả những thay đổi thuế sẽ có tác động
tƣơng tự đối với tăng trƣởng. Cải cách nhằm cải thiện các ƣu đãi, giảm trợ cấp
hiện có, tránh tăng vận may bất ngờ, và tránh thâm hụt tài chính sẽ có ảnh
hƣởng tốt hơn đối với nền kinh tế trong dài hạn, nhƣng cũng có thể tạo ra sự
đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả.

7


Bên cạnh những công trình đã kể thì còn rất nhiều những công trình
khác đề cập đến vấn đề luật thuế nói chung và thuế thu nhập nói riêng. Những

công trình này cung cấp cái nhìn tổng quan về thuế thu nhập, những tác động
của thuế thu nhập đối với tăng trƣởng kinh tế… Có thể nói đây là cơ sở nền
tảng cho việc hình thành những nhận thức cơ bản về thuế thu nhập của tác giả.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở trong nƣớc, các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập và thuế thu
nhập cá nhân cũng hết sức đa dạng. Có thể kể một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu sau:
Vũ Thị Mai (2005), Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp
ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Hà Nội: luận văn
đã trình bày những vấn đề chung về thuế, quản lý thu thuế và đi sâu nghiên
cứu thực trạng quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó đƣa
ra những thành tựu đạt đƣợc, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế đó. Qua đó, tác giả còn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
Đỗ Tuyết Minh (2009), Thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân ở
Chi cục thuế quận Ba Đình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội: luận văn đã đi
sâu làm rõ cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân, công tác thanh tra, kiểm tra
thuế thu nhập cá nhân và đi sâu làm rõ thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế thu
nhập cá nhân ở Chi cục thuế quận Ba Đình, từ đó đƣa ra một số đánh giá về
những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó. Qua đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm
tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế
quận Ba Đình, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Tú (2009), Quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh
Sơn La hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Hà Nội: Trong luận
8


văn này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về quản lý thu thuế tài nguyên tại địa
bàn tỉnh Sơn La, chỉ ra những thành tựu đã đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn

tại trong công tác thu thuế tài nguyên tại Sơn La. Qua đó, tác giả còn đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tài nguyên tại
Sơn La trong thời gian tới.
Nguyễn Hải Ninh (2011), “Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc kiểm soát
thu nhập của ngƣời nộp thuế trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 7/2011, Hà Nội: Bài viết cho thấy
công tác kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế đóng vai trò đặc biệt trong
thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân của mỗi quốc gia. Đó là yếu tố
quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình thực thi luật thuế thu nhập
cá nhân trong thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội ở
Việt Nam, cái khó nhất trong quá trình thực thi phát luật thuế thu nhập cá
nhân vẫn là vấn đề kiểm soát thu nhập của ngƣời nộp thuế. Điều này khẳng
định vai trò to lớn của việc kiểm soát thu nhập cá nhân trong quá trình thực
thi pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Thực tiễn cho thấy có nhiều
yếu tố ảnh hƣởng đến việc kiểm soát thu nhập trong thực thi pháp luật thuế
thu nhập cá nhân và mỗi yếu tố đó đều ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực tới
công tác này, tùy theo tính chất và trạng thái của từng yếu tố. Bài viết này
phân tích và luận giải chi tiết về sự tác động của từng yếu tố đối với vấn đề
kiểm soát thu nhập chịu thuế của cá nhân trong quá trình thực thi pháp luật
thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Mỹ Linh (2011), “Thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển
nhƣợng bất động sản: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thương mại, số
15/2011, Hà Nội: Nhà nƣớc sử dụng thuế làm công cụ điều tiết vĩ mô nền
kinh tế, điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội và là công cụ chủ yếu
huy động nguồn lực vật chất cho nhà nƣớc. Đối với thị trƣờng bất động sản ở
9


Việt Nam, một thị trƣờng còn non trẻ, phát triển chƣa đồng đều, hiện tƣợng
“sốt giá”, “đóng băng” thƣờng xuyên xảy ra có tính chất chu kỳ, tạo ra nhiều

rủi ro tiềm ẩn cho thị trƣờng bất động sản nói riêng, nền kinh tế nói chung. Vì
vậy, hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhƣợng bất
động sản trong giai đoạn hiện nay là thực hiện quản lý và điều tiết của nhà
nƣớc đối với thị trƣờng bất động sản, tạo tiền đề quan trọng cho thị trƣờng bất
động sản phát triển bền vững. Vì lý do đó, bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu
chính là hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhƣợng
bất động sản nhằm phát triển thị trƣờng bất động sản Việt Nam lành mạnh,
bền vững, đồng thời tăng thu ngân sách nhà nƣớc. Để đạt đƣợc mục tiêu nêu
trên, tác giả đã tập trung hƣớng đến các mục tiêu cụ thể nhƣ: cơ sở thu thuế
thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản; đánh giá chính sách thuế thu nhập
cá nhân đối với chuyển nhƣợng bất động sản hiện nay; đƣa ra giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhƣợng bất động
sản trên cơ sở có nghiên cứu và chọn lọc kinh nghiệm thu thuế của các nƣớc.
Lê Thị Chinh (2012), Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Luận
văn Thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội: luận văn đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân, trong đó trình bày
khái niệm thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân, nghĩa vụ
thuế thu nhập cá nhân, nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân, kinh nghiệm
của một số nƣớc về quản lý thuế thu nhập cá nhân và bài học đối với Việt
Nam; thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, trong đó trình
bày một cách khái quát về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy ngành thuế
Việt Nam, thực trạng về quản lý thuế thu nhập cá nhân và đánh giá chung về
thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân. Tác giả còn đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam đến năm
10


2015 sau khi nghiên cứu những yếu tố tác động đến quản lý và định hƣớng
quản lý thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn tới.

Tôn Thu Hiền, Nguyễn Tiến Dũng (2013), “Tuân thủ thuế thu nhập cá
nhân: Lƣợng hóa và phân tích”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 10
(123)/2013, Hà Nội: Mục tiêu của cải cách thuế là hƣớng tới một nền quản lý
thuế hiệu quả và hiệu lực, trong đó, thông qua việc nâng cao tính tuân thủ của
ngƣời nộp thuế để giảm các chi phí quản lý và tăng số thu thuế. Vì vậy, đánh
giá mức độ tuân thủ và tác động của các nhân tố đến việc tuân thủ thuế, để từ
đó góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế là yêu cầu hiện vẫn đang đặt ra cho
các nhà quản lý. Với mong muốn góp phần trả lời câu hỏi trên, nhóm tác giả
đã thực hiện nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến việc tuân thủ thuế thu
nhập cá nhân” với giả thiết là “khi cá nhân có hiểu biết và kỹ năng về thuế tốt
thì sẽ tuân thủ tốt hơn” và “khi nhìn nhận hệ thống thuế là công bằng và hợp
lý, mức độ tuân thủ luật thuế thu nhập cá nhân của ngƣời nộp thuế sẽ cao
hơn”. Bài viết này đánh giá tóm tắt tình hình tuân thủ và tác động của các yếu
tố đến việc tuân thủ thuế thu nhập cá nhân. Những luận điểm trong bài viết
đƣợc đúc rút từ quá trình khảo sát do tác giả và nhóm nghiên cứu thực hiện
cuối năm 2012.
Trần Công Thành (2013), Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu
nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà
Nẵng, Đà Nẵng: đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thu
thuế thu nhập cá nhân, phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập
cá nhân ở Trà Vinh giai đoạn 2009-2012 và đề xuất một số giải pháp để hoàn
thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
đến năm 2020.
Võ Thị Duyên (2014), Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân trên
địa bàn huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng
11


Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên:
luận văn đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thuế thu

nhập cá nhân trên địa bàn huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc; thực trạng công
tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2013; và đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc trong thời gian
tới.
Ngô Trung Biên (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân tại các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak, Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng: đề tài đã hệ thống hóa những
vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu thế thu nhập cá nhân; phân tích, đánh giá
thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các doanh nghiệp trên
địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak giai đonạ 2011-2013; qua đó đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn hiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại các
doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Daklak trong thời gian đến
năm 2020.
Trần Thị Tuyết (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân của Tổng cục Thuế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân tại Tổng cục Thuế giai đoạn 2008-2013, luận văn chỉ ra
những thành tựu đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế thu nhập
cá nhân đến năm 2020 của Tổng cục Thuế.
Những nghiên cứu trên cung cấp cái nhìn tổng quan về quản lý thuế nói
chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Đây là những nguồn tài
liệu vô cùng bổ ích cho tác giả trong quá trình thực hiện bài luận văn của
mình. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về công tác quản lý thuế
12


thu nhập cá nhân ở Hà Nội nên có thể nói rằng đây là đề tài đầu tiên nghiên
cứu một cách cụ thể và cập nhật về thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân ở

Hà Nội.
1.2. Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá
nhân
1.2.1. Những vấn đề chung về thuế thu nhập cá nhân
1.2.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Trƣớc khi đi tìm hiểu khái niệm thuế thu nhập cá nhân, chúng ta cần
hiểu thu nhập là gì. Theo nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Paul A. Samuelson thì:
“Thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là 1 năm)” [19, tr.18]. Thuật ngữ “tiền” ở đây
đƣợc hiểu là những khoản thu dƣới dạng tiền tệ hay vật đƣợc tính thành tiền.
Nhƣ vậy, thu nhập có một số đặc điểm sau:
Một là, thu nhập luôn gắn với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế,
thể hiện tính sở hữu của thu nhập.
Hai là, thu nhập của các chủ thể thƣờng đƣợc biểu hiện dƣới hình thức
giá trị - là hình thức mà thông qua đó có thể biết đƣợc tổng thu nhập từ các
nguồn khác nhau.
Nhƣ vậy, có thể hiểu thu nhập là tổng các giá trị tài sản và của cải đƣợc
biểu hiện dƣới hình thức tiền tệ mà một chủ thể nào đó trong nền kinh tế nhận
đƣợc từ các nguồn lao động, tài sản, đầu tƣ, chuyển nhƣợng thông qua quá
trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng đƣợc quy ƣớc là một năm).
Còn thuế thu nhập, là loại thuế trực thu, điều tiết trực tiếp thu nhập thực
tế của các cá nhân và các tổ chức trong xã hội trong một khoảng thời gian
nhất định (thƣờng là một năm). Về nguyên tắc, bất kỳ một thể nhân hay pháp
nhân nào khi nhận đƣợc thu nhập dƣới bất cứ hình thức nào (hiện vật và giá
13


trị) và bất kể từ nguồn nào (do lao động hay do đầu tƣ…) đều phải trích một
phần từ thu nhập đó để nộp cho nhà nƣớc dƣới dạng thuế thu nhập.

Theo David Begg, thuế thu nhập cá nhân là “từng cá nhân nộp thuế thu
nhập về khoản tiền kiếm được do sức lao động, tiền cho thuê, cổ tức và lãi
suất” [19, tr.206]. Nhƣ vậy, có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực
thu đánh vào thu nhập thực nhận đƣợc của các cá nhân trong một kỳ tính thuế
nhất định thƣờng là một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân biệt
nguồn gốc phát sinh thu nhập.
1.2.1.2. Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân
Là một trong những loại thuế đƣợc áp dụng từ lâu trên thế giới, thuế
thu nhập cá nhân có một số đặc điểm nhƣ sau:
Một là, thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào thu
nhập của ngƣời nộp thuế, ngƣời nộp thuế đồng nhất với ngƣời chịu thuế nên
khó có thể chuyển gánh nặng thuế sang cho ngƣời khác.
Hai là, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên
quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của ngƣời nộp thuế và liên quan đến hầu hết
mọi cá nhân trong xã hội. Đặc điểm này xuất phát từ tính trực thu của thuế thu
nhập cá nhân.
Ba là, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế luôn gắn liền với chính sách
xã hội của mỗi quốc gia mặc dù các quốc gia hiện nay vẫn luôn hƣớng tới một
hệ thống chính sách thuế mang tính trung lập. Khi tính thuế thu nhập cá nhân
có xem xét đến hoàn cảnh cá nhân của ngƣời nộp thuế bằng việc quy định
một số khoản đƣợc khấu trừ có tính chất xã hội trƣớc khi tính thuế.
Bốn là, thuế thu nhập cá nhân thƣờng đƣợc tính theo biểu thuế lũy tiến
từng phần do thuế thu nhập cá nhân đƣợc đánh theo nguyên tắc “khả năng
nộp thuế” và cũng xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là

14


điều tiết mạnh ngƣời có thu nhập cao, động viên sự đóng góp của những
ngƣời có thu nhập thấp, thu nhập trung bình trong xã hội.

Năm là, thuế thu nhập cá nhân không bóp méo giá cả hàng hoá, dịch vụ.
Thuế thu nhập cá nhân không cấu thành trong giá bán (giá thanh toán) hàng
hoá, dịch vụ nên nó không tạo ra sự sai lệch giá cả hàng hoá, dịch vụ.
1.2.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân vừa mang các
vai trò chủ yếu của thuế nói chung vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế
khác không có đƣợc nhƣ:
* Đối với nền kinh tế - xã hội
- Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước: Thuế là nguồn thu
chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc, trong đó thuế thu nhập cá nhân là một trong
những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp một phần
quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nƣớc. Thuế thu nhập cá nhân đƣợc
tính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Bên cạnh đó,
thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cƣ mà ngƣời
dân của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có thu nhập
ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Do vậy, thuế thu nhập
cá nhân luôn có sự gia tăng nhanh chóng cùng với sự tăng lên của thu nhập
bình quân đầu ngƣời.
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thực hiện công bằng xã hội là
một trong những vai trò quan trọng của thuế nói chung, ngoài ra cùng với việc
thực hiện biểu thuế lũy tiến từng phần, thuế thu nhập cá nhân đã thực hiện
đƣợc việc điều tiết thu nhập từ những ngƣời có thu nhập cao sang những
ngƣời có thu nhập thấp, đảm bảo công bằng trong xã hội.
- Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm: Thuế thu nhập cá nhân cũng
có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Loại thuế này điều tiết trực
15


tiếp nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng
thanh toán của các cá nhân bị giảm. Khả năng thanh toán của các cá nhân bị

giảm làm cho cầu về hàng hoá, dịch vụ giảm sẽ làm thu hẹp sản xuất.
- Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp: Thực tế đã chứng minh
nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận đƣợc từ việc thực hiện các
hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của pháp luật mà
nhà nƣớc không kiểm soát đƣợc nhƣ tham ô, nhận hối lộ, buôn bán hàng quốc
cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nƣớc và công dân... Những
hành vi này ảnh hƣởng rất xấu đến đời sống kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.
Để ngăn chặn và chống lại những hành vi trên phải kết hợp nhiều biện pháp,
và một trong số các biện pháp ngăn chặn đó là vai trò của thuế thu nhập cá
nhân. Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân còn nhiều hạn chế
nên những vai trò này vẫn chƣa thực sự đƣợc phát huy ở những nƣớc chậm
phát triển.
* Đối với hệ thống thuế
- Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác: một số
thuế gián thu nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhƣợc
điểm là có tính lũy thoái và ảnh hƣởng đến ngƣời nghèo nhiều hơn ngƣời giàu
vì khi tiêu thụ cùng một lƣợng hàng hóa mọi ngƣời không phân biệt giàu
nghèo đều phải chịu mức thuế nhƣ nhau. Thuế thu nhập cá nhân đƣợc tính
theo phƣơng pháp lũy tiến sẽ góp phần khắc phục đƣợc nhƣợc điểm này.
- Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp: trong một
doanh nghiệp, thƣờng tồn tại cả hai loại thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp và
thuế thu nhập cá nhân và hai loại thuế này có mối quan hệ gắn bó với nhau.
Thuế thu nhập cá nhân còn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập
doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh
nghiệp với cá nhân. Trong trƣờng hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế
16


×