Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Học tester cơ bản – những điều bạn cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.38 KB, 9 trang )

H ọc Tester c ơb ản – Nh ữ
ng đi ều b ạn c ần bi ết

Bạn muốn học Tester cơ bản? Bài viết sau đây của Stanford sẽ giúp bạn giải đáp những thắc
mắc này, và con đường khi theo nghề Tester như thế nào.

Những năm trở lại đây, nghề kiểm thử phần mềm đã trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Các công ty phần mềm cũng đang cần một lượng lớn nhân lực
kiểm thử để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm cũng như thực hiện
các dịch vụ từ phía người dùng. Dù tuyển dụng với số lượng lớn nhưng một
thách thức được đặt ra cho các doanh nghiệp phần mềm là việc thiếu các kỹ
sư có tay nghề. Đây sẽ là cơ hội cho các bạn sinh viên mong muốn tìm kiếm
việc làm ổn định và thu nhập cao thông qua việc học tester cơ bản hay còn gọi
là kiểm thử phần mềm.


Nghề kiểm thử là một nghề khá thú vị, bạn sẽ luôn tiếp xúc với các thiết bị
và công nghệ mới điều đó sẽ làm tăng thêm kiến thức giúp nhiều người có cơ
hội thăng tiến trong tương lai. Vậy để trở thành những kỹ sư có tay nghề
kiểm thử cao cũng không phải là điều dễ dàng. Đối với các bạn mới học
Tester cơ bản thì có một số điểm quan trọng các bạn nên lưu ý.

Khi mới làm quen với nghề Tester - kiểm thử phần mềm, đầu tiên các bạn
phải hiểu rõ định nghĩa và các thuật ngữ trong kiểm thử. Các thuật ngữ này
mô tả những khái niệm nền tảng về quá trình kiểm thử và phát triển phần
mềm…


1. Luôn tìm hiểu học hỏi về Software Testing

Khi học về kiểm thử bạn phải dành nhiều thời gian để đọc tin tức, sử dụng


Twitter, Google Reader , tham gia các hội nhóm, diễn đàn,... Có những kiến
thức có thể không cần thiết nhưng nhiều khi bằng sự thông thái của bạn bạn
sẽ tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có thêm những ý
tưởng mới để cải tiến quy trình và công việc.


2. Hãy đặt mình vào vị trí của một developer

Bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi có kinh nghiệm về lập trình, bởi ngoài việc
tìm lỗi bạn còn có thể viết các câu lệnh SQL phức tạp để kiểm chứng dữ liệu,
thao tác các lệnh linux, viết các automation scrip, … Những kỹ năng này giúp
bạn có thể dự đoán một số lỗi trước khi phát hiện ra trong quá trình kiểm thử.


3 . Hãy cải thiện năng xuất bằng test tự động hóa

Khi tham gia khóa học tester cơ bản bạn cũng nên trang bị cho mình kiến
thức, kinh nghiệm thực tế, kỹ năng để có thể sử dụng thành thạo một công
cụ kiểm thử tự động giúp tăng năng xuất, tăng độ chính xác cao, tránh nhàn
chán những công việc lặp lại, Kiểm thử tự động sẽ giúp bạn có được sự tự tin


rằng các chức năng, ứng dụng đang hoạt động rất tốt nhưng bạn cũng đừng
lợi dụng nó. Bạn nên kiểm thử thủ công bởi vì nó sẽ cho bạn một cảm giác
khác khi đặt trải nghiệm thực tế của mình lên phần mềm cần test và sẽ có
những hành động cụ thể để không bỏ xót lỗi và đề xuất những cải tiến hợp lý.

4 . Hãy là một thành viên tích cực, năng động trong dự án

Bạn nên tham gia vào quá trình thiết kế giao diện, thiết kế cở sở dữ liệu, chia

sẻ kinh nghiệm cho những nhân viên mới, đề xuất cải tiến qui trình, … Bởi là
một tester thực thụ trong dự án công việc của bạn không đơn thuần chỉ là
tìm lỗi, hãy luôn là một thành viên tích cực, năng động trong dự án.

5. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Một kỹ năng quan trọng mà người Tester cần có đó là khả năng trình bày dễ
hiểu xúc tích khi log bug cho developer, khả năng nói chuyện đàm phán
mềm dẻo, khả năng viết mail trình bày các document một cách khoa học,
linh động, khéo léo tránh các xung đột trong nội bộ dự án và được lòng mọi
người…


6. Học tốt tiếng Anh

Bạn nên trang bị cho mình một nền tảng Tiếng Anh tốt để có thể đọc, hiểu
các khái niệm chuyên ngành cũng như những tài liệu nước ngoài mà chủ yếu
viết bằng tiếng Anh để nâng cao kỹ năng test của mình.


7. Hãy đặt mình vào vị trí của người sử dụng


Không chỉ nắm rõ các yêu cầu của người sử dụng mà người Tester còn phải
đặt mình vào vị trí của họ, để bạn có thể hiểu được nhu cầu thực sự của họ
và đưa ra những đề xuất hợp lý giúp phần mềm có tính ứng dụng cao và có
ích cho người sử dụng.

Và tất nhiên, nếu muốn trở thành một tester giỏi, ngoài những yêu cầu ấy,
bạn phải là một người thực sự đam mê công việc, thường xuyên nâng cao

kiến thức chuyên môn, cập nhật xu thế phát triển của công nghệ và đặc biệt
phải rất kiên trì nữa. Trên đây là một số những kiến thức về nghề Tester, kiểm
thử phần mềm mà chúng tôi gửi tới bạn giúp bạn có cái nhìn rõ hơn khi học
tester cơ bản. Để tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về khóa học Tester tại
Stanford bạn hãy nhấc máy gọi cho chúng tôi để được nghe tư vấn tốt nhất
nhé. Hotline (04) 6275 2212 | (04) 6662 3355.

Tham khảo thêm tại đây



×