Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.06 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
BỘ MÔN HÁN NÔM
-----------

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
(VIETNAMESE PHONETICS)

Chương trình đào tạo: Cử nhân văn học
Người biên soạn: GV. Đỗ Tiến Thắng

HÀ NỘI - 2007


ĐỀ CƯƠNG MÔN NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
(VIETNAMESE PHONETICS)
_____________

1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Đỗ Tiến Thắng
Chức danh: Giảng viên
Thời gian làm việc: Sẽ thông báo vào buổi đầu tiên của môn học
Địa điểm làm việc: Sẽ thông báo vào buổi đầu tiên của môn học
Điện thoại: 0903215637
Email:
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Ngữ âm tiếng Việt
Mã môn học:


Số tín chỉ: 2
Loại môn học: Lựa chọn
Môn học tiên quyết: Dẫn luận ngôn ngữ
Môn học kế tiếp: Từ Vựng-Ngữ pháp tiếng Việt
Yêu cầu đối với môn học: Các thiết bị nghe nhìn
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lí thuyết: 2
+ Làm bài tập trên lớp: 3
+ Thảo luận: 2
+ Thực hành: 0

2


+ Hoạt động theo nhóm: 0
+ Tự học xác định: 1
Địa chỉ Khoa: Tầng 3, nhà B, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội
3. Mục tiêu của môn học
3.1. Kiến thức:
Sau khi học, sinh viên sẽ:
- Hiểu được bản chất của âm thanh ngôn ngữ như một phức thể của 3
nhân tố là sinh học, vật lí học và xã hội học. Trong ba nhân tố này thì nhân tố
xã hội mang tính quyết định tạo nên sự khác biệt của âm thanh ngôn ngữ với
âm thanh động vật và âm thanh tự nhiên. Nó cũng quyết định đến việc hình
thành các ngôn ngữ, phương ngữ , thổ ngữ…
- Vừa nắm vững các yếu tố cơ bản tạo nên ngữ âm như nguyên âm, phụ
âm, âm tiết, trọng âm, ngữ điệu, thanh điệu… vừa hiểu được sự biến đổi của
chúng trong thực tế phát âm. Đồng thời qua đó phân biệt được khái niệm âm
tố và âm vị.
- Hiểu rõ và nhận diện được cấu trúc âm tiết, các hệ thống âm vị trong

Việt ngữ cũng như đặc điểm của mỗi loại đơn vị. Điều quan trọng hơn là từ sự
nhận diện này có thể xử lí được những yêu cầu thực tiễn đặt ra.
3.2. Kĩ năng
- Phiên âm âm vị hoc một cách chính xác.
- Xử lí các vấn đề chính âm, chính tả chưa thống nhất.
- Phân tích sự hoạt động của các yếu tố ngữ âm trong cấu tạo từ, ngữ và
tác phẩm văn vần.
3.3. Thái độ
- Trân trọng những giá trị âm thanh Việt ngữ mà qua hàng ngàn năm
lịch sử mới có được.

3


- Khách quan và khoa học trong khi xác định vai trò, cấu trúc âm tiết
cũng như khi xác lập 5 hệ thống âm vị trong tiếng Việt.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học này, trước hết, cung cấp cho người học những kiến thức rất cơ
bản về ngữ âm như một bộ phận mang tính vật chất của ngôn ngữ. Các nhân
tố trong phức thể âm thanh ngữ âm như sinh học, vật lý học, xã hội hoc; các
khái niệm quan yếu như âm tố (đoạn tính, siêu đoạn tính), âm tiết, âm vị… sẽ
được trình bày ngắn gọn, đơn giản. Môn học tập trung vào việc giải quyết một
số vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao là:
- Tính đa chức năng của âm tiết tiếng Việt;
- Cấu trúc đặc biệt của âm tiết tiếng Việt;
- Nguyên nhân ngữ âm của cách nói năng mang vần điệu và khả năng
sáng tạo thơ ca của người Việt;
- Hệ thống âm vị tiếng Việt;
- Một số vấn đề bức xúc về chính âm và chính tả.
Những kiến thức trên là chìa khóa để người học có khả năng áp dụng vào

các công việc như biên tập, viết lách, nói năng diễn cảm cũng như có khả năng
phân tích, giải mã cái hay, cái đẹp từ các sản phẩm của nghệ thuật dùng lời.
5. Nội dung chi tiết môn học
5.1. Nội dung cốt lõi
Chương I. Những khái niệm chung về ngữ âm
1.1. Ngữ âm và ngữ âm học
1.2. Các mặt của ngữ âm
1.3. Các yếu tố của ngữ âm
1.4. Biến đổi ngữ âm

4


Mục tiêu:
- Hiểu rõ tầm quan trọng của nhân tố xã hội đối với ngữ âm và nghiên
cứu ngữ âm trong khi nắm chắc các điều kiện sinh học và vật lí học;
- Phân biệt được nội dung của khái niệm âm tố và âm vị;
- Nắm vững các nguyên âm, phụ âm cơ bản, gần gũi theo các tiêu chí
sinh học và vật lí học;
- Thấy rõ các hiện tượng thích nghi, đồng hóa, dị hóa, thêm bớt âm, đảo
ngược và giá trị của chúng trong tiếng Việt.
Chương II. Âm tiết tiếng Việt
2.1. Đặc điểm chức năng
2.2. Các sự kiện xác định cấu trúc
2.3. Đặc điểm của cấu trúc
Mục tiêu:
- Thấy rõ tính đặc biệt của âm tiết Việt ngữ là mang nghĩa;
- Chứng minh được rằng tuyệt đại đa số các âm tiết tiếng Việt đều có
thể mang nghia từ vựng hay ngũ pháp;
- Giải thích được tại sao có thể xác định được cấu trúc âm tiết;

- Nắm vững mô hình 2 bậc của cấu trúc âm tiết;
- Thấm nhuần yêu cầu “tròn vành rõ tiếng” khi nói tiếng Việt,
Chương III. Âm đầu
3.1. Chức năng và các tiêu chí khu biệt
3.2. Danh sách và sự thể hiện trên chữ viết
3.3. Sự phân bố
Mục tiêu

5


- Xác định được các tiêu chí của phụ âm đầu ở cả 2 phương diện sinh
học và vật lí học;
- Thuộc lòng danh sách phụ âm đầu;
- Quy chiếu được sự tương ứng giữa âm đầu và chữ viết.
Chương IV. Vần
4.1. Âm đệm
4.1.1. Chức năng và các tiêu chí khu biệt
4.1.2. Danh sách và sự thể hiện trên chữ viết
4.1.3. Sự phân bố
4.2. Âm chính
4.2.1. Chức năng và các tiêu chí khu biệt
4.2.2. Danh sách và sự thể hiện trên chữ viết
4.2.3. Sự phân bố
4.3. Âm cuối
4.3.1. Chức năng và các tiêu chí khu biệt
4.3.2. Danh sách và sự thể hiện trên chữ viết
4.3.3. Sự phân bố
Mục tiêu:
- Hiểu rõ chức năng của âm đệm và tương quan giữa nó với chữ viết;

- Phân biệt được âm đệm với yếu tố của nguyên âm đôi;
- Thấy được vai trò quan trọng của âm chính;
- Nhớ kĩ danh sách âm chính; sự thể hiện của chúng trên chữ viết; sự
phân bố của chúng trong các loại hình âm tiết và trong vần thơ;
- Nhận thức được sự khác nhau của phụ âm đầu với phụ âm cuối;
- Xác định được các quy luật hiệp vần thơ dối với âm cuối.

6


Chương V. Thanh điệu
5.1. Chức năng và các tiêu chí khu biệt
5.2. Danh sách và sự thẻ hiện trên chữ viết
5.3. Sự phân bố
Mục tiêu:
- Nắm vững các tiêu chí khu biệt thanh điệu;
- Hiểu được sự phân bố của thanh điệu trong từ láy, trong thành ngữ;
- Thành thạo trong việc xác định các quy luâth tạo vần thơ.
Chương VI. Chữ viết và chính tả
6.1. Sơ lược về chữ viết và chính tả
6.2. Chữ viết ở Việt Nam
6.3. Chính tả tiếng Việt
Mục tiêu:
- Thấy được nguyên tắc của các loại chữ viết và lợi thế của chúng;
- Bao quát được tình hình chính tả hiện nay để có thể xử lí được những
bất cập khi thực hành viết lách;
- Viết đúng chính tả đối với tên cơ quan, xí nghiệp, trường học…
5.2. Nội dung liên quan gần (nên biết)
Người học phải có những kiến thức chung về nguồn gốc, quá trình phát
triển của tiếng Việt nói chung và ngữ âm tiếng Việt nói riêng. Mảng kiến thức

về hình thức thơ, thi pháp cũng cần biết để thấy được vai trò của kiến thức ngữ
âm và ứng dụng vào công việc của mình.
5.3. Nội dung liên quan xa (có thể biết)
- Giải phẫu bộ máy phát âm
- Âm học

7


- Lí luận văn học (phần ngôn ngữ văn học)
6. Học liệu
6.1. Bắt buộc
Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN, H. 1977.
6.2. Tham khảo:
6.2.1. Mai Ngọc Chừ…Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt,
Nxb GD, H. 2006.
6.2.2. Nguyễn Thiện Giáp…, Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục,
H. 1994.
6.2.3 , Mai Ngọc Chừ, Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học,
Nxb ĐH & THCN, H. 1991.
6.2.4. Trần Trí Dõi… ,Cơ sở tiếng Việt, NXB Giáo dục, H. 1998.
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung

8


Hình thức tổ chức dạy học môn học
Lên lớp
Thực

Tự học
Nội dung
Lí thuyết Bài tập Thảo luận
hành
xác định
1
2
0
0
0
0
2
2
0
0
0
0
3
2
0
0
0
0
4
2
0
0
0
0
5

2
0
0
0
0
6
2
0
0
0
0
7
2
0
0
0
0
8
0
1
1
0
0
9
2
0
0
0
0
10

2
0
0
0
0
11
2
0
0
0
0
12
1
0
0
0
1
13
0
1
1
0
0
14
1
1
0
0
0
15

2
0
0
0
0
Tổng
24
3
2
0
1

7.2. Lịch trình tổ chức dạy cụ thể

Tuần 1
Hình thức

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính

chuẩn bị

9


Tổng
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
30


Lí thuyết

2 giờ,

- Các mặt của ngữ

Đọc chương 1

trên lớp


âm (sinh học, vật lí

của 6.1. tr, 11 -

và xã hội);

45

- Các yếu tố của NÂ

Tuần 2
Hình thức

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính

chuẩn bị

- Các yếu tố của ngữ
Lí thuyết

Đọc


2 giờ,

âm (tiếp theo);

chương 1

trên lớp

- Biến đổi ngữ âm

của 6.1. tr.

(thích nghi, đồng hoá,

46 - 66

dị hóa…)

Tuần 3
Hình thức

Lí thuyết

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm


chính

chuẩn bị

2 giờ,

- Đặc điểm chức năng

Đọc chương 2

của âm tiết TV;

của 6.1. tr. 67

10


trên lớp

- Các sự kiện cấu tạo

- 89

từ, nói lái, iếc hoá, cấu
tạo vần thơ.

Tuần 4
Hình thức


Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính

chuẩn bị

Đặc điẻm của cấu
Lí thuyết

2 giờ, trên
lớp

Đọc chương 2

trúc âm tiết (số

của 6.1.tr.

lượng, chức năng

90 - 103

các thành phần, mức
độ kết hợp…)


Tuần 5
Hình thức

Lí thuyết

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính

chuẩn bị

2 giờ,

- Chức năng và tiêu

Đọc chương

chí khu biệt âm đầu;

4 của 6.1. tr.

11



trên lớp

- Danh sách âm đầu;

158 - 183

- Tình hình chữ viết
liên quan.

Tuần 6
Hình thức

Lí thuyết

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính

chuẩn bị

- Âm đệm: số lượng,

Đọc chương 5


2 giờ,

chữ viết, sự phân bố;

của 6.1. tr. 184

trên lớp

- Chức năng, vai trò

- 199

của âm chính trong
âm tiết và lời nói

Tuần 7
Hình thức

Lí thuyết

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính


chuẩn bị

- Danh sách âm

Đọc chương 6

2 giờ,

chính và sự thể hiện

của 6.1. tr. 200

trên lớp

trên chữ viết;
- Sự phân bố trong
từ ngữ, trong thơ

12

- 237


Tuần 8
Hình thức

Bài tập

Thảo luận


Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính
Xác định thành phần

chuẩn bị
Học kĩ hệ

1 giờ,

âm đầu, âm đệm và

thống âm vị

trên lớp

âm chính trong các

âm đầu, âm

loại hình âm tiết. (lấy

đệm, âm chính


điểm gữa kì)
Tính hiện thực của âm

Các khả năng

1 giờ,

đầu xát thanh hầu và

có thể cho hệ

trên lớp

số lượng âm vị âm

thống ÂĐ

đầu

Tuần 9
Hình thức

Lí thuyết

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên


địa điểm

chính

chuẩn bị

Âm cuối:

Đọc

2 giờ,

Tiêu chí, danh sách,

chương 7

trên lớp

sự thể hiện trên chữ

của 6.1. tr.

viết, sự phân bố

237 - 302

13



Tuần 10
Hình thức

Lí thuyết

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính

chuẩn bị

Tiêu chí, danh sách

Đọc

2 giờ,

và sự phân bố của

chương 3

trên lớp

TĐ trong các loại


của 6.1. tr.

hình âm tiết, trong từ

104 - 157

láy, trong thành ngữ
và trong vần thơ

Tuần 11
Hình thức Thời gian,
địa điểm

Lí thuyết

Nội dung

Sinh viên

chính

chuẩn bị

2 giờ,

- Các loại chữ viết;

Đọc


trên lớp

- Chữ Nôm;

chương 8

- Chữ Quốc ngữ

của 6.1. tr.
303 - 318

14


Tuần 12
Hình thức Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

chính

chuẩn bị

Quy tắc chính tả đối

Đọc chương

1 giờ,


với tên riêng tiếng

11 của 6.2.1.

trên lớp

Việt (tên người, tên

tr. 119-128

địa điểm

Lí thuyết

đất, tên cơ quan...)

Tự học

1 giờ,

Đọc tài liệu 6.2.4.

Những v/đ

ở nhà

(chương I)

chưa rõ


Tuần 13
Hình thức

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính

chuẩn bị

- Ghi âm âm vị học các
Bài tập

Thảo luận

1 giờ,

trường hợp khó;

Các bài tập

trên lớp

- Xác định quy luật


ghi âm và vần

hiệp vần thơ đối với

thơ

âm cuối và thanh
Tính nước đôi của âm

Các giải pháp

1 giờ,

đệm; lí do chọn giải

khác trong tài

trên lớp

pháp về NÂ ngắn, NÂ

liệu tham khảo

đôi
15


Tuần 14
Hình thức


Lí thuyết

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

chính

chuẩn bị

- Quy tắc viết tên riêng,

Tình trạng

thuật ngữ nước ngoài

viết tuỳ tiện

Ghi âm và xác định quy

trên báo chí
Các bài tập

1 giờ,
trên lớp


Bài tập

1 giờ,

luật hiệp vần thơ một bài ghi âm và

trên lớp

thơ 10 câu

vần thơ

Tuần 15
Hình thức

Thời gian,

Nội dung

Sinh viên

địa điểm

Chính

chuẩn bị

2 giờ,
Lí thuyết


trên lớp

- Hoàn thiện những

- Ôn lại các

kiến thức đã dạy;

bài;

- Giải đáp các thắc

- Liệt kê các

mắc của sinh viên.

thắc mắc

8. Chính sách đối với môn học
8.1. Sinh viên phải tham gia đầy đủ số giờ học trên lớp theo quy định (80%
số giờ).

16


8.2. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ (chuẩn bị bài ở nhà, đọc
tài liệu, tham gia thảo luận và làm các bài tập tại lớp, làm kiểm tra giữa kì và
thi hết môn) theo đúng yêu cầu của giáo viên phụ trách môn. Các sinh viên có
tinh thần thái độ học tập tốt có thể được xem xét để nâng điểm môn học nếu

tổng điểm trung bình trong khoảng 4,5 < x < 5,0 hoặc được cộng thêm 0,5
điểm cho bài thi giữa hoặc cuối kì.
8.3. Sinh viên vi phạm quy định (nghỉ học, đi muộn không có lí do chính
đáng; không làm bài tập, bài thi, nộp bài không đúng hạn; vi phạm quy chế
thi; trích dẫn tài liệu và làm bài gian dối…) tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm
thành phần tương ứng.
8.4. Sinh viên thiếu một trong các điểm thành phần sẽ không có điểm cho
toàn môn học.
9. Kiểm tra, đánh giá môn học
Nội dung kiểm tra,

Hình thức kiểm tra, đánh

đánh giá
1. Tinh thần, thái độ học

giá
- Điểm danh

tập (đi học, chuẩn bị bài,

- Kiểm tra chuẩn bị bài

nghe giảng, phát biểu…)

- Quan sát trên lớp
- Bài tập tại lớp và bài tập

2. Bài tập và seminar


về nhà

Phần trăm
điểm
10% (1 điểm)

10% (1 điểm)

-Thuyết trình và thảo luận
Bài viết trong 50 phút tại
3. Kiểm tra giữa kì

lớp dưới hình thức như thi

20% (2điểm)

cuối môn học
Có thể áp dụng 3 hình
4. Thi hết môn

thức: thi vấn đáp, thi viết
hay viết tiểu luận
17

60% (6 điểm)


5. Kết quả môn học

100% (10 điểm)


10. Câu hỏi và bài tập
10.1. Nội dung các câu hỏi:
1. Giá trị của mỗi thuộc tính của ngữ âm.
2. Chức năng của trọng âm trong tiếng Việt.
3. Chức năng của ngữ điệu trong tiếng Việt.
4. Tác dụng của các hiện tượng biến đổi ngữ âm đối với tiếng Việt.
5. Đặc điểm chức năng của âm tiết tiếng Việt.
6. Những căn cứ để xác định cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
7. Đặc điểm của cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
8. Tiêu chí và danh sách phụ âm đầu tiếng Việt.
9. Vai trò của âm chính thể hiện qua các sự kiện ngôn ngữ.
10. Tiêu chí và danh sách các âm vị âm chính.
11. Đặc điểm và các tiêu chí khu biệt phụ âm cuối.
12. Danh sách các âm vị âm cuối.
13. Tiêu chí khu biệt và danh sách các âm cuối.
14. Các quy luật hiệp vần thơ đối với âm chính, âm cuối và âm cuối.
10.2. Bài tập
1. Miêu tả một số biến thể ngữ âm của một phương ngữ, thổ ngữ nào đó
2. Ghi âm âm vị học các âm tiết.
3. Xác định quy luật hiệp vần thơ.
Biên soạn tháng 5 năm 2007
DUYỆT

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

18

GIẢNG VIÊN



Đỗ Tiến Thắng

19



×