Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

THÀNH PHẦN, SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHÚNG TRÊN CÂY LẠC Ở THỊ XÃ THÁI HÒA, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.31 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT

Tên đề tài:
THÀNH PHẦN, SỰ BIẾN ĐỘNG
SỐ LƯỢNG CỦA MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHÚNG TRÊN CÂY LẠC
Ở THỊ XÃ THÁI HÒA, TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện:
Nguyễn Minh Hải
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh


VINH, 2013


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên thị trường thương mại thế giới Lạc là một mặt hàng nông sản xuất
khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước trên thế giới, nên diện tích trồng lạc
không ngừng gia tăng và mở rộng. Riêng đối với nước ta, có nhiều vùng trồng
lạc cho năng suất cao như vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, cây lạc đang là thế
mạnh của vùng. Và khi, sự biến đồi khí hậu toàn cầu được dự báo ảnh hưởng bất
lợi đến sản xuất nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì Lạc là
một trong số những cây trồng tiềm năng được khuyến cáo sử dụng.
Lạc (Arachis hypogaea L.) là loại cây công nghiệp ngắn ngày, một trong
những cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây lạc là hạt – có


giá trị kinh tế cao với hàm lượng dầu biến động từ 40-57%, protein từ 20-37,5%,
gluxit khoảng 15,5%... Ngoài ra hạt lạc còn chứa đầy đủ khoáng chất, các axít
amin không thay thế được và các loại vitamin B1, B2, B6, PP, E… Do vậy, hạt
lạc là loại thực phẩm quan trọng, được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm
có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, cây lạc còn có tác dụng cải tạo đất, tăng thêm
độ phì nhiêu của đất và dùng làm cây luân canh, xen canh với cây trồng khác,
nhất là các loại cây trồng cần sử dụng nhiều đạm. Vì bộ rễ của cây lạc có chứa
vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm tự do trong không khí trở thành
đạm dễ tiêu.
Cây lạc được xem là “thương hiệu” của vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là
một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, đây được xem là “thủ phủ” của cây lạc.
Trong những năm gần đây, để nâng cao năng suất lạc, người dân đã sử dụng
nhiều giống mới cho năng suất cao cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật nông nghiệp vào sản xuất. Tuy nhiên, việc năng suất, chất lượng lạc giảm
do nhiều yếu tố chi phối trong đó yếu tố sâu hại chiếm tỷ lệ lớn trong việc quyết
định năng suất. Ước tính sâu hại làm giảm khoảng 15-20% năng suất của cây
lạc.
Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn trong khu vực miền trung, trong
9 tháng đầu năm 2012 diện tích gieo trồng ước đạt 20.080 ha. Năng suất cả năm
ước đạt 19,78 tạ/ha (báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông
thôn 9 tháng năm 2012 Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An) tập trung ở một số
huyện Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Thanh Chương, Đô Lương,...
Để phòng trừ sâu hại cho đến nay người nông dân chủ yếu sử dụng biện pháp
hóa học. Việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực đã gây tác hại nghiêm trọng như
phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, tiêu diệt thiên địch, gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài “Thành phần, sự biến động số lượng của một số loài sâu hại chính và
biện pháp hóa học phòng trừ chúng trên cây lạc tại Thị xã Thái Hòa, Nghệ
An”.



II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần sâu hại và biến động số lượng
của một số loài chính trên trên cây lạc từ đó làm cơ sở cho công tác dự tính, dự
báo và đưa ra kế hoạch kiểm soát sâu hại trên đồng ruộng.
- Bước đầu cung cấp các dẫn liệu phòng trừ bằng thuốc hóa học đối với các
đối tượng sâu hại chính (rệp muội đen, sâu xanh) trên cây lạc trong điều kiện
thực nghiệm.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
(1) Nghiên cứu thành phần loài sâu hại trên cây lạc
(2) Nghiên cứu biến động số lượng của một loài hại chính trên lạc (Sâu
khoang, sâu xám, rệp muội đen, bọ cánh cứng ăn lá).
(3) Sử dụng biện pháp hoá học để phòng trừ rệp muội đen, sâu xanh hại
lạc.
IV. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những nghiên cứu nước ngoài.
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc.
Cây lạc (Arachis hypogeae L.) được trồng phổ biến từ những miền khí
hậu nhiệt đới, bán nhiệt đới tới những vùng ở 40 0 vĩ Bắc và những vùng phía
Nam xích đạo. Đây là cây trồng có nguồn gốc từ vùng Gand Chaco thuộc phía
Nam châu Mỹ và được trồng ở Mexico từ thời tiền Columbian. Đến thế kỷ XVI
người Tây Ban Nha đưa đến miền Tây châu Phi, Philippines, Trung Quốc, Nhật
Bản, Malaixia, Ấn độ và Mandagasca. Các nước sản xuất lạc nhiều nhất thế giới
bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Mỹ, Indonesia, Senegan, Malawi,
Brazin, Xu Dăng, Achentina. Trong thập niên 80, các nước này chiếm tới 80%
cả về năng suất lẫn sản lượng. Ấn Độ là nước có diện tích và sản lượng lớn nhất
trên thế giới (40,2% diện tích, 33% sản lượng), (Hill et al, 1985) [44]. Năng suất
lạc ở Ấn độ lại thấp dưới mức trung bình, năng suất lạc cao nhất ở Ixaren đạt 65
tạ/ha [27].

Ở khu vực Đông Nam Á, diện tích trồng lạc chỉ chiếm 12,61 % và sản
lượng cũng chỉ chiếm 12,95% của châu Á. Ở các nước trồng lạc khu vực này
thì Miến Điện là nước có diện tích lớn nhất (577,2 ngàn ha), chiếm 39,04%
diện tích khu vực. Ở khu vực Đông Nam Á năng suất lạc chưa cao, trung bình


chỉ đạt 11,7 tạ/ha, Malaixia là nước có năng suất cao nhất (trung bình 23,3
tạ/ha). Về xuất khẩu lạc chỉ có 3 nước là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Việt
Nam là nước có khối lượng xuất khẩu lạc lớn nhất (33,8 ngìn tấn, chiếm
45,3%) khối lượng lạc xuất khẩu trong khu vực, (Fleccher S. M, et al, 1992)
[43].
Đến năm 2002 diện tích gieo trồng lạc của thế giới là 21,35 triệu ha, năng
suất trung bình 14,3 tạ/ha, sản lượng đạt 30,58 triệu tấn. Diện tích gieo trồng
chủ yếu tập trung ở các nước Châu Á (63,17%), Châu Phi (31,81%). Các nước
có diện tích lớn như Ấn Độ (7,5 triệu ha), Trung Quốc (4,5 triệu ha), Nigeria
(1,21 triệu ha) [30].
Tại Ấn Độ, theo thông tin của Viện nghiên cứu cây có dầu ICRISAT
(1993) [45] người ta đã lai tạo ra trên 6000 giống và dòng lạc nhằm tìm ra các
giống có tính chống chịu sâu hại lạc như bọ trĩ, rầy xanh, rệp ...Có tới 100 giống
lạc có biểu hiện kháng sâu, một số giống có khả năng kháng đồng thời nhiều
loại sâu như ICG 5420, NCAC 343...
2.1.2. Những nghiên cứu về sâu hại lạc.
Trong quá trình thâm canh tăng năng suất lạc, sâu bệnh hại lạc là một vấn
đề trở ngại lớn đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều tác giả
đề cập tới. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển quả cây lạc bị rất nhiều sâu
hại phá hại làm giảm năng suất và chất lượng lạc.
Theo Smith, et al (1982) [52], các loài côn trùng sử dụng cây lạc làm thức
ăn gồm 360 loài, 6% là những loài gây hại quan trọng. Theo Anitha (1992) [41]
sắp xếp sâu hại lạc thành hai nhóm cơ bản: Nhóm sâu hại trong đất gồm có mối,
rệp sáp rễ, kiến, sâu non bọ hung và nhóm sâu hại trên mặt đất sâu xám, sâu

khoang, sâu cuốn lá ...Theo Smith, et al (1982) [52], trong số loài côn trùng gây
hại trên lạc, bộ cánh vẩy có số loài khá phong phú. Họ đã thống kê được trên 60
loài. Tuy nhiên có rất ít loài làm hạn chế đến năng suất lạc hoặc gây hại có ý


nghĩa kinh tế. Cũng theo tài liệu trên, nhóm chích hút có tới 100 loài, riêng bọ
trĩ có tới 19 loài gây hại trên lạc.
Ở vùng nhiệt đới, Hill, et al (1985) [44] đã thống kê được 48 loài sâu hại
trên lạc, trong đó có 8 loài sâu hại chủ yếu và 40 loài gây hại thứ yếu. Những
loài gây hại đặc biệt nguy hiểm như rệp đen (Aphis craccivora Koch), sâu
khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner), sâu
xám (Agrotis ifsilon Rotr), ban miêu (Epicauta impresicornic Pic) và các loài
Epicauta spp.
Vùng Đông Nam châu Á có 37 loài sâu hại trên lạc trong đó 19 loài có
mức phổ biến cao (Waterhouse, 1993) [58]. Cũng theo tác giả (1997) [59] ở
vùng Tây Nam Thái Bình Dương, đã xác định được 157 loài sâu hại lạc trong số
160 loài thu được, có 46 loài quan trọng và có ít nhất 25 loài đã được đầu tư
nghiên cứu tỉ mỉ. Một số loài đã được áp dụng biện pháp phòng trừ có hiệu quả.
Tuy nhiên, tùy vào các vùng địa lý khác nhau mà thành phần loài cũng như các
loài sâu hại chính có khác nhau.
Ở Ấn Độ, theo đánh giá Ranga Rao, et al (1993) [49], sâu hại lạc có thể
giảm 15 - 20% năng suất.
Ở Thái Lan, Nualsri Wongsiri (1991) [47], cây lạc bị 34 loài sâu hại và 2
loài nhện hại tấn công. Trong đó, bộ cánh vẩy có 9 loài, bộ cánh đều 7 loài, bộ
cánh cứng và bộ cánh tơ mỗi bộ 6 loài, bộ cánh nửa 4 loài, bộ cánh màng và
cánh bằng mỗi bộ thu được 1 loài (kiến và mối).
Theo Wallis E. S, et al (1986) [56], trên cây lạc chỉ tính riêng sâu đục củ
và hại rễ đã có tới 15 loài, thuộc 12 họ, 9 bộ côn trùng.
Tại Trung Quốc, Ching Tieng Tseng (1991) [42] các loài gây hại ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc gồm: Sâu khoang (Spodoptera

litura Fabr.), sâu keo da láng (Spodoptera exigua Hiib), sâu xanh (Helicoverpa
armigera Hiibner). Tổng giá trị phòng trừ các loài sâu này ước tính vào khoảng
5 tỷ nhân dân tệ.


Về mức độ thiệt hại kinh tế do sâu hại gây ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác như giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, điều kiện môi trường, mật độ
gây hại ... Trong số loài côn trùng gây hại trên lạc thì chỉ có ít loài gây hại có ý
nghĩa kinh tế trên diện rộng. Một số loài trước đây chỉ là thứ yếu như rệp muội,
bọ trĩ, nhện thì nay chúng đã và đang trở thành những loài quan trọng.
(IKISAN) [46].
Theo Ranga Rao, et al (1994) [49], ở Ấn Độ sâu hại nguy hiểm gồm
nhóm sâu ăn lá như sâu vẽ bùa, sâu róm (Amsacta sp.), bọ trĩ (Thrips palmi), sâu
khoang, sâu xanh. Thiệt hại kinh tế do chúng gây ra vào khoảng 15 - 20% năng
suất.
Theo Wightman, et al [60] trên lạc tác hại của sâu khoang phụ thuộc vào
mật độ và giai đoạn sinh trưởng của cây lạc. Nếu gieo 10 ngày, mật độ sâu là 1
con/cây, diện tích lá bị ăn là 47% thì năng suất sẽ giảm 22%. Nhưng nếu mật độ
10 con/cây thì năng suất sẽ giảm 56%. Song ở giai đoạn cây hình thành củ, cũng
với mật độ như trên thì năng suất giảm ít hơn nhiều (9% và 16% tương ứng với
mật độ).
2.1.5. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ.
Trong công tác phòng trừ sâu hại lạc đã sử dụng rất nhiều biện pháp:
Canh tác kỹ thuật, hóa học, sinh học ... Trong các biện pháp được sử dụng thì
biện pháp dùng thuốc hóa học được nông dân sử dụng nhiều nhất và quy mô
ngày càng tăng dần.
Ở Ấn Độ người nông dân trồng lạc đã áp dụng biện pháp canh tác trong
phòng trừ sâu hại. Họ đã hiểu được chức năng của một số cây dẫn dụ sâu hại
như trồng cây thầu dầu để thu hút trưởng thành sâu khoang đến đẻ trứng sau đó
gồm lại và tiêu diệt trước khi sâu nở. Ngoài ra, những nghiên cứu khác cũng cho

thấy trồng cây Hướng dương trên ruộng lạc ngoài việc có tác dụng dẫn dụ


trưởng thành sâu khoang và sâu xanh đến đẻ trứng thì đây còn là nơi đậu của
những loài chim đến bắt sâu. (Ranga Rao G. V, et al (1994) [50].
2.2. Những nghiên cứu trong nước.
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc.
Việt Nam, lạc được phân bố trên 4 vùng chính: Trung du Bắc bộ, đồng
bằng Sông Hồng, Khu IV cũ và Đông Nam bộ. Bốn vùng này chiếm 74,9% diện
tích và 74% sản lượng, vùng lớn nhất là Đông Nam bộ chiếm 25% diện tích,
29% sản lượng. Tỉnh có nhiều lạc nhất là Nghệ Tĩnh chiếm 13,7% diện tích và
12,7% sản lượng. Tuy nhiên năng suất mới chỉ đạt 9,8 tạ/ha, thấp hơn năng suất
bình quân của thế giới là 1,2 tạ/ha, Lê Văn Diễn, (1991) [12].
Tác giả Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996) và ctv [27] cho rằng, những năm
chiến tranh (1955 - 1975) diện tích lạc cả nước cao nhất chỉ đạt 86 nghìn ha,
ngay sau khi thống nhất đất nước, sản xuất lạc tăng nhanh và những năm 80
diện tích lạc đã vượt quá 200 nghìn ha với sản lượng trên 200 nghìn tấn. Đến
năm 1994 đã đạt 246 nghìn ha với sản lượng trên 300 nghìn tấn. Tuy nhiên năng
suất lạc vẫn chưa cao mới chỉ đạt 11,9 tạ/ha. Những vùng trồng lạc chính ở nước
ta: Vùng Trung du Bắc bộ (chiếm 10%), vùng khu IV cũ (chiếm 15 - 20%),
vùng Tây nguyên và Đông Nam bộ (chiếm 30 - 35%). Ngoài ra, vùng Nam
Trung bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi) cũng trồng lạc với diện tích tương đối lớn.
Năm 1994 các tỉnh có diện tích trồng lạc lớn là: Tây Ninh (31,7% nghìn ha),
Nghệ An (21,8 nghìn ha), Sông Bé (13,4 nghìn ha), Đắc Lắc (12,3% nghìn ha),
Thanh Hóa (11 nghìn ha).
Theo Tổng cục thống kê (2004) [31], diện tích trồng lạc phân bố cụ thể:
Vùng đồng bằng Sông Hồng 33,6 nghìn ha chiếm 12,98%, Đông Bắc bộ 34,4
nghìn ha chiếm 13,3%, Tây Bắc bộ 8 nghìn ha chiếm 3,1%, Bắc Trung bộ 79,2
nghìn ha chiếm 30,2%, Tây Nguyên 24,8 nghìn ha chiếm 9,6%, Đông Nam bộ



41,3 nghìn ha chiếm 15,9%, Đồng bằng Sông Cửu Long 13 nghìn ha chiếm 5%.
Tỉnh Nghệ An có 24,1 nghìn ha diện tích trồng lạc chiếm 9,3% diện tích của cả
nước và 30,4% diện tích lạc của khu vực Bắc Trung bộ.
Trong vòng 10 năm qua (1994 - 2004) thì sản xuất lạc có sự thay đổi
mạnh cả về diện tích, năng suất và vùng phân bố. Năm 1994 diện tích cả nước là
246 nghìn ha, sản xuất trên 300 nghìn tấn, năng suất trung bình 11,9 tạ/ha và
vùng sản xuất lạc lớn nhất vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ (chiếm 30 35%), đến năm 2004 diện tích lạc cả nước đạt 258,7 nghìn ha, sản lượng 451,1
nghìn tấn, năng suất trung bình 17,4 tạ/ha. Vùng sản xuất lạc lớn nhất là vùng
Bắc Trung bộ (chiếm 30,4%) còn Tây Nguyên và Đông Nam bộ chỉ chiếm 20%,
Nghệ An đã vượt lên Tây Ninh trở thành Tỉnh trồng lạc nhiều nhất trong cả
nước.
Để góp phần nâng cao năng suất lạc, trong những năm qua các nhà chọn tạo
giống đã nghiên cứu tạo ra các giống lạc có năng suất cao và ổn định.
Ở Việt Nam cũng đã tìm ra một số giống có khả năng kháng sâu như
75/23, V79, I.4480, HB5... (Trần Đình Long, 1991) [25]
Theo Trần Văn Lài (1993) [22] đã thí nghiệm so sánh các giống lạc tại
Vĩnh Phú, Hà Bắc, Nghệ An và kết luận rằng: Các giống mới V79, 75/23 cho
năng suất cao hơn các giống địa phương từ 21 - 45%. Giống 79-85 nhập nội từ
Senegan là giống cho năng suất cao, ổn định qua nhiều vụ.
Theo kết quả nghiên cứu của Lương Minh Khôi và ctv (1991b), [20], một
số giống có tính kháng sâu tương đối cao là Sen lai, K.306 và B5000.
Theo Trần Văn Lài (1991) [21], Trần Đình Long (1991) [25], Việt Nam
đã xây dựng được một tập đoàn giống lạc bao gồm 52 mẫu giống trong nước và
919 mẫu giống nhập nội. Bộ giống này sẽ là nguồn vật liệu khởi đầu mang nhiều
đặc điểm ưu việt, là cơ sở cho ngành công nghệ lai tạo giống lạc mới ở Việt
Nam phát triển.


Ở Nghệ An, giống lạc Sen lai 75/23 cho năng suất cao hơn từ 30 - 50% so

với giống lạc Sen, mặt khác khả năng chịu hạn và chịu sâu bệnh tốt hơn, giống
V79 cũng cho năng suất cao hơn giống lạc Sen từ 15 - 20%, Nguyễn Quỳnh
Anh (1995) [1].
2.2.2. Những nghiên cứu về sâu hại lạc.
Kết quả nghiên cứu của chuyên gia thuộc ICRISAT (1993) [45] cho thấy,
ở miền Bắc Việt Nam, có 51 loài sâu hại trên lạc. Trong đó, 47 loài hại trên
đồng ruộng, 4 loài hại trong kho. Các loài sâu gây hại tác hại đáng kể là sâu
khoang, sâu đục quả đậu đỗ, sâu xanh, bọ phấn, rầy xanh, bọ trĩ, rệp đen, sâu
cuốn lá và sùng trắng ...Còn ở miền Nam thu được 30 loài sâu hại trên lạc.
Trong đó, 28 loài hại trên đồng ruộng và 2 loài gây hại trong kho. Những loài
gây hại đáng kể ở miền Nam là sâu khoang, sâu xanh, sâu róm, sâu keo da láng,
sâu đục lá.
Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng năm 1967 - 1968 của Viện Bảo vệ
thực vật thì riêng miền Bắc đã có đến 45 loài sâu hại lạc khác nhau [33].
Tác giả Nguyễn Văn Cảm (1983) [4], ghi nhận 43 loài côn trùng hại lạc ở
một số tỉnh trồng lạc phía Nam Việt Nam.
Theo Lương Minh Khôi (1991a) [19], vùng Hà Nội có 21 loài thường
xuyên xuất hiện gây hại trên lạc. Trong đó có 10 loài gây tổn thất đáng kể về
kinh tế gồm: sâu xám, bọ trĩ, rệp đen, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, ban
miêu đen sọc trắng, rầy xanh lá mạ và sâu róm chỉ đỏ. Trong lạc xuân chủng loại
sâu nhiều hơn và thường xảy ra dịch. Các loài thường xảy ra dịch là sâu khoang
(ở thời kỳ đâm tia - Phát triển quả) và các loài quan trọng khác như sâu cuốn lá,
câu cấu và sâu róm. Ngược lại vụ hè thu các loài như rầy xanh, bọ trĩ hay phát
sinh mạnh ở đầu vụ còn cuối vụ thì sâu róm thường phát triển mạnh. Thời vụ
muộn thường bị sâu sâu hại nặng hơn vụ sớm.


Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (2002) [24], ở nước ta có 85 loài
sâu hại lạc thuộc 8 bộ, 30 họ. Ngoài ra còn có một số loài có kích thước cơ thể
nhỏ như rệp muội, rệp sáp, nhện nhỏ, bộ cánh tơ.

Bùi Công Hiển và ctv (2003) [15] cho rằng ở nước ta có hơn 40 loài côn
trùng hại lạc, trong đó loài gây hại phổ biến gồm rầy xanh (Empoasca motti
Fabr), sâu cuốn lá đậu (Hedylepta indicata Fabr.), sâu đục quả đậu (Maruca
testulalis Geyer), Bọ dừa nâu (Liepidiota signatha Saunder), bọ trĩ (Scirtothrip
dosalis Hood), Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.). Sâu hại lá (sâu khoang,
sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả) thường có mật độ cao và gây hại nặng từ khi
cây lạc có 4 lá lớn tới khi ra hoa và quả chắc, còn đối với nhóm chích hút (bọ trĩ,
rầy xanh) thường có tỷ lệ gây hại cao vào giai đoạn ra hoa và quả chắc.
Theo Nguyễn Thị Chắt (1998) [7], cho biết một số tỉnh miền Nam có 55
loài sâu hại trên lạc. Trong đó có 24 loài thường xuất hiện từ mức trung bình
cho đến nhiều. Các loài xuất hiện nhiều nhất gồm sâu khoang (Spodoptera
litura Fabr.), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner), sâu cuốn lá
(Lamprosema indicata Fabr.), rầy xanh (Empoasca sp.), rệp đen (Aphis
craccivora Koch), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood). Đặc biệt là sâu khoang
(Spodoptera litura Fabr.) là loài xuất hiện gây hại ngay từ khi cây mọc mầm và
kéo dài cho đến khi thu hoạch.
Ngô Thế Dân và ctv [11] cũng đã ghi nhận trên cây lạc ở Miền Nam có 30
loài sâu hại. Sâu khoang, sâu xanh, sâu đục lá (Aproaerema modicella) và sâu
đục quả đâu đỗ (Maruca testulaslis Geyer).
Trên một số vùng trồng lạc ở phía Bắc Việt Nam, thu được 46 loài trên
đồng ruộng và 4 loài trong kho tại Nghệ An, Hà Bắc cũ và Hà Tây cũ. Đã bổ
sung thêm 14 loài mới so với danh mục sâu hại lạc điều tra năm 1967 - 1968 của
Viện BVTV. Có 5 loài mới ghi nhận được thuộc nhóm sâu có miệng hút, 1 loài
rầy xanh và 4 loài bọ trĩ. Nhóm sâu ăn lá phổ biến là sâu khoang, sâu xanh, sâu
đục qủa đậu đỗ và sâu cuốn lá (Phạm Thị Vượng 1996b) [37]. Ở Diễn Châu -


Nghệ An lạc luân canh với lúa có 23 loài sâu hại thuộc 6 bộ, 12 họ, nổi bật một
số sâu hại chính: Rệp (Aphis craccivora Koch), rầy xanh lá mạ (Empoasca
motti), bọ trĩ (Thrips palmi), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner), sâu

khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu róm (Euproctis sp.) có tần suất bắt gặp
cao.
Trịnh Thạch Lam (2006) [23] đã ghi nhận được 37 loài sâu hại lạc ở Nghệ
An. Trong đó có 6 loài có mức độ phổ biến cao gồm: rầy xanh lá mạ, sâu
khoang, sâu xanh, bọ trĩ vàng, câu cấu xanh nhỏ và sâu đục quả đậu rau.
Nguyễn Đức Khánh (2002) [18] cho biết trong 36 loài sâu hại lạc ở Hà
Tĩnh chỉ có 4 loài sâu hại chính đó là sâu đục quả đậu đỗ, sâu cuốn lá (Archips
asiaticus Walsingham), sâu khoang, sâu xanh.
Lê Văn Ninh (2002) [28] ghi nhân được 24 loài sâu hại lạc ở Thanh Hóa.
Ở thời kỳ cây con gây hại chính có sâu xám (Agrotis ifsilon Rotr) và dế mèn lớn
(Barachytrerpes portentorus Licht), giai đoạn sau thì sâu cuốn lá (Lamprosema
indicata Fabr.), sâu khoang, sâu xanh là những loài gây hại nặng hơn cả. Cũng
tại Thanh Hóa tác giả Trương Khắc Minh (2007) [26], những loài chủ yếu là rầy
xanh lá mạ, rầy xanh đuôi đen, sâu xanh, sâu khoang và sâu cuốn lá.
Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy thành phần sâu hại trên lạc
là rất phong phú. Tùy từng vùng địa lý khác nhau thành phần sâu hại cũng khác
nhau. Các loài thường xuyên xuất hiện và gây hại có ý nghĩa kinh tế gồm sâu
khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả đậu đỗ, rệp (Aphis craccivora Koch),
bọ trĩ, ban miêu (Epicauta sp.)...
Qua kết quả nghiên cứu về tác hại của sâu hại lạc chúng ta thấy thiệt hại
về năng suất lạc do sâu hại gây ra. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện môi
trường, điều kiện canh tác, loài dịch hại gây ra... mà có sự khác nhau về thiệt
hại. Thiệt hại do sâu gây ra cho sản xuất lạc trung bình từ 10 - 30% nếu không
quản lý tốt.


2.2.5. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ.
Canh tác kỹ thuật là một trong những biện pháp phòng trừ dịch hại quan
trọng, trong một số trường hợp nó có thể phòng trừ dịch hại một cách hoàn hảo
mà không cần đến sự hỗ trợ của các biện pháp khác [16].

Theo Phạm Thị Vượng (1997) [38], trồng xen hướng dương dẫn dụ sâu
hại trên ruộng lạc với mật độ 1 cây/10m 2 xung quanh ruộng lạc có tác dụng làm
giảm thiệt hại, giúp nông dân giảm được số lần phun thuốc từ 1 - 3 lần/vụ, bảo
vệ quần thể thiên địch.
Tại vùng trồng lạc Nam Thịnh - Diễn Châu - Nghệ An các giống lạc như
ICGV 86031, 86162, 86510, 87453, 90224, 90227, 90228, 91172, 91173 từ
ICRISAT đều là những giống có phản ứng kháng vừa đến kháng cao đối với bọ
trĩ và rầy xanh so với các giống của địa phương là Sen lai, Sen Nghệ An. Giống
ICGV 86510, 90224, 90228, 91173 có tiềm năng năng suất cao hơn các giống
địa phương [38].
Từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước sau khi thuốc trừ sâu hữu cơ đặc
biệt là thuốc clo hữu cơ (DDT) ra đời thì người ta đã gạt bỏ đi các biện pháp
khác thay bằng biện pháp hóa học để phòng trừ dịch hại cây trồng bởi đây là
biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện và dập tắt được nạn dịch có
nguy cơ lan truyền [16].
Việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách phổ biến như hiện nay của nông dân
trên ruộng lạc đang là nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái và làm tăng giá
thành sản xuất lạc. Các nghiên cứu của Phạm Thị Vượng (1997) [38]: trên lạc sự
gây hại của sâu đục quả (Maruca testulalis) và bọ trĩ giữa các công thức phun
thuốc (Wofatox và Bi58) và không phun thuốc không có sự sai khác nhau một
cách hợp lý. Trong khi đó nông dân phun tới 3 lần/ vụ bằng thuốc Wofatox thì
thiệt hại sâu khoang, rầy xanh, sâu đục quả cũng không có sự sai khác so với
công thức trồng xen cây hướng dương.


Các vùng trồng lạc như Diễn Châu - Nghệ An, Việt Yên - Hà Bắc thí
nghiệm triển khai phòng trừ sâu hại lạc tác giả Lê Văn Thuyết (1993) [29] đã đề
cập tới một số lần cần phun thuốc trừ sâu cho một vụ lạc và mật độ sâu khi nào
cần dùng thuốc hóa học. Tác giả cho rằng nên phun thuốc phòng trừ sâu hại
nhiều nhất là 2 lần/vụ, khi mật độ sâu chích hút và ăn lá cao thì mới có hiệu quả

kinh tế (lãi 393.000đ/ha), còn ngược lại phun thuốc trừ sâu khi mật độ sâu thấp
thì sản xuất có thể lỗ tới 133.000đ/ha.
Theo Nguyễn Thị Chắt (1996) [5, 6], các vùng trồng lạc phía Nam cần
thận trọng trong việc sử dụng thuốc BVTV để trừ sâu. Thời điểm phun thuốc
hợp lý nhất là giai đoạn 30 ngày và 60 ngày sau gieo trồng. Trong 3 loại thuốc
đã khảo nghiệm là (Atabron 5EC, Lenate 40SP và Centari WDG) trong phòng
trừ sâu khoang thì Atabron 5EC nồng độ 0,05%, Lenate 40SP nồng độ 0,1% đều
có khả năng phòng trừ sâu khoang trên lạc, còn riêng thuốc Centari WDG nồng
độ 10 - 20g/8 lít nước (0,5 - 1 kg/ha) thì hiệu lực thuốc chỉ biểu hiện ở 4 - 5
ngày sau xử lý.
Phạm Thị Vượng (1996a, 2000, 2003), [36], [39], [40] cho rằng trên
ruộng lạc các tỉnh phía Bắc chỉ nên phun thuốc sâu ở giai đoạn 45 ngày tuổi nếu
100% số cây bị hại và 70 ngày tuổi nếu sâu hại 70% cây và mật độ 2 con/cây.
Kết quả khảo nghiệm 3 loại thuốc (Kinalux, Sumicidin, NPV-BT) trong phòng
trừ sâu khoang cho thấy thuốc Kinalux ở nồng độ 1,5 lít/ha có hiệu quả cao nhất
đạt 90 - 100% ở 1 - 4 ngày sau phun, NPV- BT có hiệu lực trừ sâu cao nhất sau
8 ngày đạt 77,1%. Hiệu lực của thuốc BT đối với sâu đục quả cao nhất 22,4% và
44,45% đối với sâu xanh. Tuy hiệu lực sâu không cao song tác hại của chúng
đối với quần thể thiên địch trên ruộng giảm 3 lần so với Sumicidin. Đối với rệp
đen (Aphis craccivora Koch) thì thuốc Ofatox cho hiệu lực cao nhất dạt 97,9% ở
3 ngày sau phun, tiếp theo là chế phẩm thảo mộc AV5 đạt 85,76% ở 5 ngày
phun và dầu khoáng HD3 đạt 82,7% ở 1 ngày sau phun.


Ngoài các biện pháp trên thì việc sử dụng bẫy pheromon để dự tính dự
báo sự phát sinh của sâu hại để từ đó quyết định thời điểm phòng trừ hiệu quả
cũng là một hướng đi được nhiều nhà khoa học quan tâm. Năm 1990 Lương
Minh Khôi [19], đã thí nghiệm 7 loại pheromon đối với sâu khoang do Liên Xô
sản xuất và kết quả thu được cho thấy các loại pheromon đều ít nhiều có tác
dụng thu hút sâu khoang vào bẫy và có tính chuyên tính rất cao.

Kết quả sử dụng bẫy pheromon Phạm Thị Vượng [1997] [38] ở một số
địa phương cũng cho thấy trong vụ xuân mật độ trưởng thành sâu khoang ở
vùng lạc Nghệ An, Hà Tây, Hà Nội có 2 cao điểm. Cao điểm thứ nhất là vào giai
đoạn cây lạc có hoa, cao điểm thứ 2 là vào giai đoạn đâm tia và vào chắc. Ở cả 3
vùng vào cao điểm thứ 2 mật độ trưởng thành vào bẫy đều lên tới trên 150
con/bẫy/tuần.
Qua kết quả nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu về sâu
hại lạc và biện pháp phòng trừ đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Hy vọng
với kết quả ngiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần không nhỏ vào chương trình
bảo vệ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng.
4.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc trên thế giới
Lịch sử nông nghiệp trên thế giới đã ghi nhận nhiều trận dịch hại quan
trọng gây tổn thất lớn đối với mùa màng. Còn ở Việt Nam, theo ước tính hàng
năm có tới 20% sản lượng cây trồng bị thiệt hại do sâu bệnh gây nên, trong đó
có cây lạc (Nguyễn Công Thuật, 1996).
Để hạn chế những thiệt hại do sâu gây nên trên thế giới trong những năm
gần đây đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về sâu hại lạc.
Smith và Barfield (1982) đã thống kê danh mục sâu hại lạc gồm 360 loài ở
các vùng trồng lạc khác nhau trên thế giới. Trong đó bộ cánh vảy (Lepidoptera)
có 60 loài, tuy nhiên số loài gây hại làm hạn chế năng suất lạc hoặc gây hại có ý
nghĩa kinh tế không nhiều. Nhóm sâu chích hút có 100 loài, trong đó có 19 loài
bọ trĩ gây hại chính trên lạc.
Tác giả cũng đã xếp thành các nhóm sâu như sau:
- Nhóm sâu hại trong đất: Mối (Isoptera), sâu hại bộ cánh da (Dermaptera),
rệp sáp (Homoptera), kiến (Hymenoptera), sùng (Coleoptera),...


- Nhóm sâu hại trên mặt đất: Sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) như sâu
xám Agrotis sp., sâu Feltia sp. cắn cây con, sâu khoang (Spodoptera litura) (ở
Ấn Độ, Nam Phi) hại lá, bọ trĩ (Thysanoptera), rệp và rầy (Homoptera), nhện

đỏ (Acarina), ngoài ra còn có sâu vẽ bùa, sâu cuốn lá, sâu róm,... cũng gây hại
đáng kể.
Ananthakscishnan (1984) đã liệt kê danh sách 82 loài bọ trĩ quan trọng gây
hại trên 76 loài cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều loài đa thực hại trên cây
họ đậu và cây có dầu.
Ở Đài Loan theo thống kê của Chen (1987) có 156 loài bọ trĩ được phát
hiện trên các cây trồng khác nhau, trong đó có 70 loài gây hại trên cây lạc, đặc
biệt có 11 loài thường xuyên xuất hiện và phá hoại đáng kể. Tác giả cũng đã đưa
ra khoá phân loại tới họ, họ phụ và loài của những đối tượng gây hại phổ biến.
Ở Úc cũng đã ghi nhận được 422 loài thuộc bộ cánh tơ (Thysanoptera)
trong đó có 8 loài mới phát hiện.
Ranga Rao và Wightman (1993)[93] khi điều tra thành phần loài bọ trĩ hại
lạc ở ICRISAT cho biết có 3 loài bọ trĩ là sâu hại chủ yếu cho lạc là Scirtothrips
dosalis; Thrips palni và Frankliniell schultrei.
Theo kết quả điều tra, có tới 2500 loài rầy xanh phá hoại lạc và trên hầu
hết cây trồng. Tại Ấn Độ, loài Empoasca kerri (Pruthi) là loài sâu hại lạc
quan trọng, còn ở Mỹ, loài rầy xanh E. fabae (Harris) là loài gây hại có vai
trò kinh tế cho các vùng trồng lạc ở phía Nam. Ở Châu Phi loài E. dolichi
(Paoli), còn ở các vùng trồng lạc Đông - Nam Châu Á thì rầy xanh Orosius
argentatus là loài có vai trò quan trọng bởi vì nó chính là vectơ truyền các
bệnh virut cho cây lạc.
Ranga Rao và Wightman (1993) cho biết, sâu chích hút họ bọ rầy
(Jasidae) có thể truyền 14 loại virut khác nhau, họ rệp muội (Aphididae) truyền
48 loại virut, họ Aleyrodidae truyền 18 loại,... chúng gây các bệnh nguy hiểm
cho lạc như bệnh chết chồi, bệnh “hoa hồng”,...
Theo Armes và ctv (1992) thì sâu khoang (S. litura), sâu xanh (H.
armigera), đã kháng được thuốc hoá học. Như vậy, việc sử dụng thuốc hoá học
đơn thuần sẽ không còn hiệu quả trong phòng chống những đối tượng gây hại
quan trọng này.
Nhiều nghiên cứu cũng đã xác định được đặc tính sinh học, sinh thái học

của một số loài sâu hại bộ cánh vảy, bọ trĩ, rầy xanh,... Đây là một trong những
cơ sở khoa học quan trọng định hướng cho chiến lược IPM trên cây trồng nói
chung và cây lạc nói riêng.
4.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại lạc trên thế giới
Từ những năm đầu của thập kỷ 70, để bảo vệ sự phát triển của cây lạc và
giữ cho năng suất ổn định đã có nhiều biện pháp phòng trừ sâu hại được đề xuất
nhưng biện pháp hoá học vẫn được coi là dễ sử dụng và cho hiệu quả nhanh


nhất. Người nông dân đã dùng hàng loạt các hợp chất kể cả vô cơ và hữu cơ để
trừ sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu róm, sâu xanh,... (Amin, 1988).
Khoảng 70% nông dân trên thế giới phun thuốc trừ sâu cho lạc, trong đó
20% phun 1 lần/vụ, 25% phun 2 lần/vụ, 25% phun 2 - 6 lần/vụ. Đa số nông dân bị
mất mùa, hoặc ít thu được lợi nhuận khi họ sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu,
những loài sâu hại chính như sâu khoang, sâu xanh đã phát triển tính kháng thuốc
và bùng phát với mật độ cao dẫn tới mức độ gây hại rất nghiêm trọng trên đồng
lạc.
Tại ICRISAT theo Ranga Rao và Wightman (1994) cho biết số lần phun
thuốc trừ sâu hại lá bằng thuốc Monocrotophos và Dimethoate càng nhiều trên
đồng lạc thì tỷ lệ lá bị hại càng cao, đặc biệt ở giai đoạn cây còn nhỏ. Trong các
thí nghiệm phòng trừ sâu hại lá lạc tại Malawi, Wightman và ctv (1988)[98] cho
biết trong 5 loại thuốc thuộc nhóm lân hữa cơ, dùng để phòng trừ sâu khoang,
thì chỉ đạt hiệu quả kinh tế khi mật độ sâu cao. Ngoài ra tác giả đã nghiên cứu
và đưa ra ngưỡng phòng trừ cho một số sâu hại lạc chính.
Amin (1988) đã nhấn mạnh rằng, cho tới giữa những năm 1960, trên cây
lạc ở Ấn Độ có ít loài sâu gây hại hơn so với hiện nay, điều thay đổi chắc chắn
là do tăng cường việc sử dụng thuốc hoá học.
Ranga Rao và Shanowerr (1988) thấy rằng người nông dân vùng trồng lạc
Andhra Pradesh (Ấn Độ) phun thuốc rất nhiều lần để trừ sâu vẽ bùa và đó là
nguyên nhân làm cho mật độ sâu hại lá như sâu khoang, sâu xanh,… sẽ tăng ở các

vụ sau.
Ngày nay, con người nhận thấy rằng có hàng loạt các biện pháp kỹ thuật
hạn chế được mật độ và tác hại của sâu hại lạc trong đó biện pháp canh tác thể
hiện vai trò rõ rệt. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này đối với dịch hại còn
phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thống trồng trọt như sự đa dạng hoá cây trồng,
cây hàng năm, cây lâu năm,...
Chế độ xen canh được nhiều tác giả đề cập tới, Risch và ctv (1983) đã đưa
ra mối tương quan giữa tính đa dạng hoá cây trồng với mức độ miễn dịch hại.
Kỹ thuật trồng xen lạc giữa các hàng ngô, kê hoặc lúa,... thường được thực hiện
ở vùng trồng lạc ở Châu Phi. Bằng việc trồng xen như vậy mật độ bọ trĩ, rầy
xanh, sâu vẽ bùa và một số loài sâu hại khác trên lạc giảm đi rõ rệt (Wightman
và Amin, 1988). Các nghiên cứu cũng cho biết trồng lạc xen đậu hoặc mía, kê,...
làm giảm tỷ lệ nhiễm virut hại lạc, tăng năng suất cho lạc. Bởi vậy làm tăng lợi
tức trên một đơn vị diện tích.
Wightman và Ranga Rao (1994) cho biết tại Ấn Độ, người nông dân đã
biết áp dụng biện pháp canh tác phòng trừ sâu hại. Họ đã hiểu biết chức năng
của một số cây dẫn dụ sâu hại, chẳng hạn trồng cây thầu dầu để thu hút sâu
khoang trưởng thành đến đẻ trứng và người ta có thể thu gom, trừ diệt trứng
trước khi nở. Thêm nữa, những nghiên cứu cũng phát hiện thấy cây hoa hướng


dương trên đồng lạc không chỉ làm cây dẫn dụ sâu khoang, sâu xanh đến đẻ
trứng mà còn là nơi đậu của những loài chim đến bắt sâu hại trên lạc.
Tác động của kỹ thuật làm đất đến sâu hại lạc cũng đã được nghiên cứu.
Yadav (1981) chỉ ra rằng cày đất sâu có thể làm giảm tác hại của sùng đất, đặc
biệt vào giai đoạn nhộng. Trong một thí nghiệm khác khi so sánh kỹ thuật trồng
lạc có làm đất và không làm đất, Mack và ctv (1990) cho biết ở những nơi
không làm đất thì số lượng sâu hại và thiên địch bị ảnh hưởng rõ rệt.
Những nghiên cứu gần đây của trung tâm ICRISAT về rệp và nhện đỏ trên
lạc cho thấy mưa lớn hoặc tưới nước theo phương pháp phun mưa đã làm ảnh

hưởng đến sự gia tăng mật độ quần thể của những sâu hại này tới 80 - 90%
(Ranga Rao và ctv, 1990).
Các nghiên cứu cũng quan tâm nghiên cứu về giống lạc có khả năng kháng
sâu bệnh. Trung tâm ICRISAT tại Ấn Độ đã lai tạo trên 6000 giống và dòng lạc
với mục đích kháng sâu, cho năng suất cao, ổn định. Kết quả nghiên cứu cho
thấy những giống lạc có mật độ lông dày và độ dài lông cao có khả năng kháng
rầy tốt.
Gần đây, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào tìm hiểu vai trò của
thiên địch và hướng lợi dụng chúng trong việc kìm hãm sự phát triển của
quần thể sâu hại. Các tác giả đều đi đến thống nhất coi biện pháp sinh học là
thành phần quan trọng và chủ chốt của chương trình quản lý dịch hại tổng
hợp trên cây lạc nói riêng và cây trồng nói chung. Tuy nhiên, cho tới nay còn
thiếu hiểu biết đáng kể về biến động số lượng các loài bắt mồi ăn thịt, ký sinh
cũng như mối quan hệ giữa chúng với các quần thể sâu hại trong hệ sinh thái
nông nghiệp.
4.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc ở Việt Nam
Sâu hại là yếu tố quan trọng hạn chế sản xuất lạc ở nhiều nước trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm
sinh học, sinh thái của chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng trừ
sâu hại lạc. Ở Việt Nam, từ trước đến nay cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu về sâu hại lạc, kết quả cho thấy thành phần sâu hại trên sinh quần ruộng lạc
ở Việt Nam rất phong phú.
Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng trên cây trồng nông nghiệp trong 2
năm 1967-1968 đã thống kê được trên cây lạc có tất cả 149 loại sâu thuộc 43 họ
của 7 bộ bao gồm 57 loài có hại, 4 loài có ích, 88 loài chưa rõ có ích hay có hại.
Trong số 57 loài sâu hại có 5 loài quan trọng là dế mèn lớn (Brachytrupes
portentosus Licht), rệp muội lạc, bọ xít mù (Creontrades gossipii Hsiao), sâu
cuốn lá (Cacoecia sp.), sâu đục quả (Maruca testulatis Geyer) và 9 loài quan
trọng vừa, 11 loài ít quan trọng (Đặng Trần Phú và nnk, 1977).
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn (1979) cho

biết ở nước ta có 17 loài sâu hại chính trên sinh quần ruộng lạc bao gồm: nhóm
sâu phá hại hạt giống (4 loài), nhóm sâu phá hại cây non (3 loài) và nhóm sâu


phá hại lá (10 loài). Công trình còn nghiên cứu tập tính, vòng đời, giới hạn về
nhiệt độ và biện pháp phòng trừ 4 loài sâu hại chính: sâu xám (Agrotis ypsilon),
sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (H. armigera), rệp (Aphis
medicaginis).
Kết quả nghiên cứu trên đồng lạc vùng Hà Nội cho thấy có 21 loài sâu hại
thường xuyên xuất hiện, trong đó có 10 loài gây hại đáng kể, nhiều hơn cả là bọ
trĩ Thrip sp., rệp, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu róm,... Sâu khoang có
mật độ cao ở giai đoạn lạc đâm tia, còn bọ trĩ, rệp và rầy xanh thường gây hại
nặng ngay đầu vụ lạc hè thu. Đáng lưu ý là vào trung tuần tháng 4, trung tuần
tháng 5 mật độ các loài sâu hại đạt đỉnh cao và nông dân chỉ tiến hành phòng trừ
bằng thuốc hoá học (Lương Minh Khôi và ctv, 1991).
Điều tra trong 2 năm 1991- 1992, Lê Văn Thuyết và nnk (1993) đã tìm
thấy 15 loài sâu thường xuyên gây hại Hà Bắc và Nghệ Tĩnh. Nhóm sâu chích
hút (như rệp, bọ trĩ, rầy xanh,…) phát triển mạnh, còn sâu ăn lá không nhiều
(riêng Nghệ Tĩnh sâu Maruca testulatis Geyer phát triển mạnh).
Nhóm sâu chích hút chưa được ghi nhận trong danh mục điều tra năm
1967-1968 và người nông dân hiểu biết về chúng quá ít. Theo tài liệu của
ICRISAT, nhóm sâu này gây hại làm giảm 17-30% năng suất và là môi giới
truyền bệnh virut cho lạc.
Kết quả điều tra cho thấy có 4 loài phổ biến là Aphis craccivora Koch,
Emposasca flavescens Fabr., Scirtothrips dorsalis Hood và Parabemisia
myricae Kuwana thường phát sinh và phá hại nặng từ trung tuần tháng 4 đến
đầu tháng 5 đạt đỉnh cao về số lượng (tương ứng lúc bộ lá lạc cần thiết nhất
cho việc đạt năng suất cao).
Công trình cũng nghiên cứu được sự phát sinh và gây hại của sâu chính
trên đồng ruộng như sâu ăn lá (M. testulatis) gây hại lá, hoa, ngọn. Sâu xuất hiện

từ đầu tháng 3 và tăng dần đến tháng 5, tỷ lệ lá bị hại do sâu này gây ra là 28.5%
hoa bị hại là 1.5% và ngọn bị hại là 65.8%.
Sâu hại rễ và quả lạc rất ít, tỷ lệ hại do chúng gây ra rất thấp. Khi lạc còn
nhỏ thường bị dế hại là chính, khi có quả thì bị sùng trắng hại, tỷ lệ hại do chúng
gây ra tương ứng là 1.7 và 3.9%.
Kết quả điều tra thành phần sâu hại lạc ở Nghệ An, Hà Tây, Hà Nội của
Phạm Thị Vượng (1998) xác định được 46 loài sâu hại lạc thuộc 26 họ của 8 bộ
trong đó sâu hại bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 14 loài (6 họ) chiếm tỷ lệ cao
nhất (30.43%). Bộ Thysanoptera có 4 loài trong đó Scirtothrips dorsalis và
Megalurothrips usitalus là 2 loài quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ tương ứng là
75.43% và 16.17% trong quần thể. Chúng gây hại trên lạc ngay từ giai đoạn cây
con 10-15 NSG ở cả vụ xuân và vụ hè thu. Bọ trĩ không chỉ gây hại mạnh mà
còn là vectơ truyền bệnh virus chết chồi (Bud necrosis virus) - bệnh virus nguy
hiểm trên lạc ở các nước Châu Á. Nghiên cứu khả năng sinh sản của bọ trĩ trong
phòng thí nghiệm cho thấy bọ trĩ sinh sản mạnh nhất ở nhiệt độ trên dưới 250C.


Nghiên cứu về rầy xanh hại lạc cho thấy chúng có vòng đời ngắn khoảng
18-370ngày/lứa, khả năng sinh sản của rầy cao nhất ở nhiệt độ khoảng 30 0C. Tác
hại của rầy xanh chủ yếu được ghi nhận ở phía Bắc, chúng chủ yếu gây hại từ
khi lạc đâm tia trở đi trong vụ xuân. Rệp hại nặng trong điều kiện lạc trồng dày,
thiếu ánh sáng, mật độ cao trong thời gian không có mưa. Mưa nhiều hạn chế
mật độ rệp và tạo điều kiện cho các loài nấm có ích phát triển tiêu diệt đáng kể
quần thể rệp hại (Ngô Thế Dân, 2000).
Lương Minh Khôi và nnk (1995) đã điều tra được 5 loài sâu hại chính trên
cây lạc là sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xám ( Agrotis sp.), sùng trắng
(Lepidiota sp.), bọ trĩ (Thrip sp.), rệp (Aphis sp.) trong đó sâu xám và sùng trắng
có mật độ gây hại cao hơn 3 loài kia.
Theo thống kê của Ranga Rao (1996) đã xác định được 51 loài sâu hại lạc
thuộc 27 họ của 9 bộ ở Miền Bắc Việt Nam. Trong đó có 47 loài gây hại trên

đồng ruộng, 4 loài gây hại trong kho. Bộ cánh vảy và cánh cứng có số loài gây
hại nhiều nhất là 14 loài (chiếm 27.5% tổng số loài), bộ cánh thẳng 9 loài, các
bộ còn lại mới chỉ xác định được 1- 4 loài. Trong số đó có 8 loài gây hại đáng kể
là sâu khoang (Spodoptera litura), sâu đục hoa và quả đậu (Maruca testulatis),
sâu xanh (Helicoverpa armigera), bọ phấn (Bemisia sp.), rầy xanh (Empoasca
motti), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis), rệp (Aphis craccivora) và sâu đục lá
(Aproaerema modicella). Ngoài ra sùng trắng (Lepidita sp.) cũng gây hại đáng
kể ở một số vùng đất bãi ven sông.
Ở Miền Nam, xác định được 30 loài sâu hại thuộc 19 họ của 8 bộ trong
đó có 28 loài gây hại trên đồng ruộng và 2 loài gây hại trong kho. Bộ cánh
vảy có số loài nhiều nhất 11 loài (chiếm 36.67% tổng số loài gây hại), các bộ
còn lại có từ 1- 4 loài.
Các loài gây hại quan trọng nhất ở các tỉnh phía Nam là sâu khoang
(Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera), sâu róm (Plusia sp.), sâu
keo da láng (Spodoptera exigua), sâu đục hoa và quả đậu (Maruca testulatis)
(Ngô Thế Dân và nnk, 2000).
Nguyễn Văn Cảm (1983) đã ghi nhận được 43 loài côn trùng hại lạc tại một
số tỉnh trồng lạc ở Miền Nam Việt Nam. Nguyễn Thị Chắt và ctv (1996) cho
biết, tại vùng chuyên canh lạc như Trảng Bàng, Gò Dầu – Tây Ninh, Đức Hoà Long An, Củ Chi – T.P. Hồ Chí Minh, trong vụ đông xuân 1995- 1996 diện tích
lá lạc bị hại tới 81% và năng suất bị giảm 18 - 30% do sâu khoang (S. litura)
gây nên. Nông dân ở các vùng này thường phun thuốc hoá học từ 10-15 lần/vụ.
Các nghiên cứu cho thấy sâu khoang là đối tượng gây hại quan trọng nhất
trên lạc ở nước ta, chúng có thể gây hại từ 70- 80% diện tích lá và đã từng phát
triển thành dịch trên các vùng trồng lạc tại miền Đông Nam Bộ. Chúng không
chỉ là loài sâu hại chính trên cây lạc mà cả trên cây đậu tương và nhiều cây trồng
khác.


Ngoài ra, sâu xanh (Helicoverpa armigera) và sâu keo da láng
(Spodoptera exigua) cũng gây hại đáng kể ở miền Nam Trung Bộ và Đông

Nam Bộ. Sâu này có tính chống thuốc mạnh với nhiều loại thuốc hoá học
đang sử dụng hiện nay, bởi vậy sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ sâu này ít
có hiệu quả.
Các công trình đã nghiên cứu và mô tả được một số đặc điểm sinh học và
sinh thái của sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera),
rệp (Aphis craccivora), bọ trĩ (Empoasca motti) và xác định được ngưỡng gây
hại kinh tế của một số loài sâu hại chính trên đồng ruộng.
Bọ trĩ: 5 con/búp ở giai đoạn 30- 40 NSG.
Rầy xanh: 5-10 con/cây ở giai đoạn 30 NSG.
Sâu khoang: 20-25% diện tích lá bị hại giai đoạn 30-40 NSG.
Các loại sâu hại khác: 20-25% diện tích lá bị hại giai đoạn 30-40 NSG.
Như vậy, cho đến nay thành phần sâu hại lạc ở Việt Nam đã biết được gồm
99 loài thuộc 35 họ của 12 bộ, trong đó bộ cánh vảy có 24 loài (chiếm 24.24%
tổng só loài gây hại), bộ cánh cứng 21 loài (chiếm 21.21%), bộ cánh thẳng 17
loài (chiếm 17.17%), bộ cánh nửa 15 loài (chiếm 15.15%), bộ cánh giống 9 loài
(9%), bộ cánh đều 5 loài (5%), các bộ còn lại mới xác định được 1-2 loài, (Viện
BVTV, 1976; Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979; Lê Văn Thuyết và nnk,
1993; Ngô Thế Dân, 2000).
Điều đó cho thấy thành phần loài sâu hại lạc ở nước ta phong phú, đa số các
loài sâu hại quan trọng nhất trên cây lạc ở Việt Nam là các loài sâu đa thực, ngoài
lạc còn gây hại trên nhiều cây trồng khác như bông, ngô, rau, đậu,… Chúng là
nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất và chiếm phần lớn trong tổng kinh
phí đầu tư cho sản xuất lạc. Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng vai trò của các
loài côn trùng có ích trong hạn chế quần thể sâu hại nước ta còn hạn chế. Nông
dân trồng lạc vẫn đang sử dụng biện pháp phun thuốc trừ sâu định kỳ là chính và
đa số trường hợp là phun quá nhiều so với mức cần thiết (Ranga Rao, 1996).
Như vậy, với từng giai đoạn lịch sử khác nhau, giống cây trồng khác
nhau, biện pháp phòng trừ sâu hại áp dụng trên cây lạc khác nhau thì thành
phần, mức độ gây hại của các loài sâu hại chủ yếu cũng khác nhau. Tuy
nhiên, chúng ta có thể khẳng định rằng: Yếu tố chính tác động đến sự biến

động thành phần loài sâu hại trên lạc là biện pháp phòng trừ bằng phun
thuốc hoá học.
4.4. Biện pháp phòng trừ sâu hại lạc ở Việt Nam
Thành phần sâu hại lạc trên sinh quần ruộng lạc rất phong phú (gồm 99
loài), nên khả năng gây hại của chúng là rất lớn. Để hạn chế sức phá hoại của
chúng đã có nhiều công trình nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ sâu hại lạc
đã được công bố. Trong hàng loạt biện pháp được đưa ra thì cho đến nay hầu hết
người dân ở các địa phương đều sử dụng biện pháp hoá học là chủ yếu và phun
từ 8-15 lần/vụ ở phía Nam và 2-5 lần/vụ ở phía Bắc. Bởi đây là biện pháp dễ sử


dụng, tiêu diệt nhanh, dễ cơ giới hoá,… những ưu điểm này giúp người dân tiêu
diệt sâu hại kịp thời, hiệu quả tuy nhiên tác hại của nó là không lường trước
được.
Để hạn chế việc dùng thuốc hoá học, từ năm 1991-1994 viện BVTV đã tiến
hành một số thí nghiệm phòng trừ và cho thấy số lần phun thuốc trừ sâu hại lạc
chỉ cần tiến hành 2 lần/vụ vào lúc sau mọc 30-35 ngày và 50-60 ngày là đủ để
hạn chế mật độ sâu hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Vượng, Lương Minh Khôi (1991) ở hợp
tác xã Nam Thịnh (Diễn Châu - Nghệ An) dùng thuốc Wofatox (0.8 kg ai/ha)
phun 2 lần trong vụ lạc: lần một ngày 2/4 và lần hai ngày 24/4 theo điều tra phát
hiện tình hình sâu hại lạc. Kết quả cho thấy ở nơi xử lý thuốc có số lượng sâu
giảm đi rõ rệt: rệp giảm 98,3%, sâu ăn lá giảm 98.4%, bọ trĩ giảm 84%, năng
suất lạc tăng từ 2.2 – 32.3% so với đối chứng tương ứng tăng từ 40.3 – 463
kg/ha thu nhập của người dân tăng tới 393.600đ/ha. Song khi mật độ sâu hại
thấp thì việc phòng trừ không mang lại hiệu quả kinh tế mà lãng phí
133.000đ/ha (tiền thuốc và công phun thuốc). Kết quả trên cùng với kết quả thí
nghiệm trước đây của Viện BVTV (1989-1990).
Phun thuốc trừ sâu làm tăng năng suất lạc song chi phí bảo vệ thực vật
cũng nhiều vì vậy không những hiệu quả kinh tế đạt không cao lắm mà còn

kèm theo nhiều mặt tiêu cực. Các chất độc hoá học được tích luỹ trong các
chuỗi dinh dưỡng, đất, nước, hình thành các quần thể gây hại có tính chống
chịu, xuất hiện các loài sâu hại có ý nghĩa kinh tế mới đe dọa sức khoẻ con
người, phá vỡ cân bằng các quần thể sinh vật tự nhiên và nhiều hiện tượng
khác.
Cũng có thể có nhiều hậu quả chưa lường trước được dưới ảnh hưởng
của thuốc hoá học lên con người, động vật, thực vật trong đó có nhiều hậu
quả về di truyền. Có thể nói thời kỳ hoàng kim của biện pháp hoá học vào
những năm 1959-1960 đã làm cho nhiều người tin tưởng tuyệt đối vào
thuốc. Sự phát triển mạnh mẽ của biện pháp hoá học đã bộc lộ ngày một rõ
các mặt tiêu cực của nó.
Theo Bùi Tuấn Việt (1993) sau khi làm thí nghiệm có nhận xét rằng: do
việc sử dụng thuốc hoá học quá mức đã làm cho thành phần ký sinh nhộng trong
sinh quần rau rất nghèo so với sinh quần lúa, đồng thời gây nên sự xuất hiện
chậm trễ của ký sinh làm giảm vai trò của chúng trong việc hạn chế sự phát triển
sâu hại.
Theo Kiritani (1979) trên những ruộng lúa phun lân hữu cơ ong ký sinh sâu
đục thân lúa bị giảm 50%, còn nhện ăn mồi giảm 90% và như vậy phải mất 6
năm sau khi phun thuốc chúng mới có thể khôi phục lại số lượng quần thể ở
mức bình thường (Hà Minh Trung, 1983).


Chứng tỏ việc dùng thuốc hoá học đã gây chết côn trùng có ích, làm đảo
lộn quy luật tự nhiên dẫn đến những loài sâu bệnh hại thứ yếu trước đây nay trở
thành các đối tượng nguy hiểm, khó phòng trừ.
Trong tương lai, biện pháp hoá học vẫn giữ một vị trí rất quan trọng, tất
nhiên nó không phải là độc tôn như những năm 50 – 70 của thế kỷ 20, mà là
một mắt xích trong phương pháp điều khiển dịch hại tổng hợp. Chính từ
những khiếm khuyết của biện pháp hoá học bảo vệ thực vật, đã thôi thúc các
nhà khoa học cần nhanh chóng tìm ra biện pháp thích hợp bảo vệ cây trồng

không những về mặt kinh tế mà còn khía cạnh vệ sinh môi trường, cân bằng
sinh thái.
Ngày nay, việc phòng trừ sâu bệnh sẽ không đạt hiệu quả cả về kinh tế và
môi trường nếu không sử dụng biện pháp khác. Trong phòng trừ sâu hại, sử
dụng thiên địch tự nhiên là một thành tố quan trọng đóng góp cho sự thành công
của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và bảo vệ môi trường.
Vấn đề bảo vệ kẻ thù tự nhiên khi dùng thuốc hoá học mang ý nghĩa rất lớn
trong việc duy trì cân bằng môi sinh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, việc
từ bỏ hoàn toàn biện pháp hoá học diệt trừ sâu hại và chỉ nhờ vào quá trình tự
nhiên để điều hoà số lượng quần thể sâu hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế nhìn
chung khó thực hiện. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng hệ thống quản lý dịch hại
tổng hợp bảo vệ cây trồng, bao gồm: Kỹ thuật canh tác, sinh học và hoá học trên
cơ sở các mối quan hệ đã được xác lập trên sinh quần đồng ruộng.
Biện pháp đấu tranh sinh học thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học
bảo vệ thực vật, biện pháp này đòi hỏi cần có sự hiểu biết về sinh học, sinh thái
của các loài côn trùng có ích, từ đó mới có chiến lược bảo vệ, khai thác và lợi
dụng chúng trong bảo vệ thực vật. Đây là biện pháp có hiệu quả, ý nghĩa cao
nhất về cả kinh tế và khoa học.
Các loài kẻ thù tự nhiên phần lớn là những loài đa thực và hoạt động di
chuyển nhanh, rộng do đó chúng có thể lan sang các cánh đồng khác mặc dù ở
đây đã dùng thuốc. Điều này cho chúng ta một suy nghĩ thiết thực hơn đó là
Chiến lược IPM không thể tiến hành đơn lẻ ở từng cây trồng trên một vùng nào
đó mà phải là chương trình IPM theo hệ thống luân canh cây trồng của từng
vùng trên những quy mô rộng, chỉ có như vậy biện pháp IPM mới thành công
như mong muốn và mang lại hiệu quả kinh tế cho sản xuất.
Trong những năm gần đây đã có một số tác giả quan tâm và thử nghiệm
biện pháp IPM trên cây lạc và bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ.
Sâu khoang rất thích đẻ trứng trên lá hướng dương, dựa vào đặc điểm này
các chuyên gia ICRISAT đã khuyến cáo sử dụng hướng dương trồng xen với lạc
để làm cây dẫn dụ sâu khoang đến đẻ trứng rồi thu trứng và sâu non hoặc chỉ

cần phun thuốc trên hướng dương để tiêu diệt sâu.
Thử nghiệm biện pháp này trên đồng ruộng, nhân dân ở tỉnh Nghệ An
và Tây Ninh đã thu được hiệu quả cao. Có thể thu thập hàng ngàn sâu non


mới nở cùng nhiều ổ trứng sâu khoang từ mỗi cây hướng dương trồng xen
trên ruộng lạc, bởi vậy mật độ sâu khoang đã giảm đi đáng kể (Phạm Thị
Vượng, 1998).
Để theo dõi mật độ bướm sâu khoang trên đồng ruộng làm cơ sở cho
việc xác định thời gian thu nhặt, tiêu diệt ổ trứng, sâu non hoặc phun thuốc
khi cần thiết, sử dụng bẫy pheromone là một phương pháp có hiệu quả và
đạt độ chính xác cao. Thử nghiệm tiến hành tại Nghệ An, Hà Tây, Thành
phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh cho thấy vào các thời kỳ cao điểm có tới
hàng ngàn bướm sâu khoang vào bẫy pheromone/tuần. Đây là một dự tính,
dự báo sâu khoang cần được tiếp tục nghiên cứu (R. Rao, 1996; Nguyễn
Văn Tùng, 1998).
Thử nghiệm đánh giá tình hình rầy xanh trên một số giống lạc triển vọng
cho thấy các giống lạc thử nghiệm đều bị hại trong đó có 4 giống NCAC 343,
BG 78; 87132 và 86005 nhiễm rầy nhẹ (60 – 80 con/100 lá) các giống còn lại có
mật độ rầy bằng hoặc nhiều hơn giống Sen lai (đối chứng).
Các giống lạc có sự khác nhau rõ rệt về mức độ nhiễm bọ trĩ và rầy xanh,
điều này mở ra một triển vọng sử dụng giống kháng để hạn chế tác hại do các
đối tượng này gây ra. Một số giống lạc có đặc tính kháng cao đối với rầy xanh
và bọ trĩ đã được xác định ở Miền Bắc nước ta bao gồm: ICGV 86510, ICGV
90224; ICGV 90228 và ICGV 91173. Các giống kháng bọ trĩ và rầy xanh là các
giống có lông trên lá dày và hàm lượng chất sáp trên bề mặt lá thấp. Hàm lượng
đạm tổng số, đường dễ tiêu chưa thấy có quan hệ rõ với tính kháng của giống
(Ngô Thế Dân, 2000).
Việc xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Gaucho (3.5g ai/kg hạt) ở các
vùng lạc có mật độ bọ trĩ và rầy xanh cao đã giúp cây lạc tránh được sự gây hại

của chúng ở giai đoạn cây con, làm tăng năng suất lạc và bảo vệ được sinh vật
có ích ngay từ đầu vụ (Phạm Thị Vượng, 1998).
Trên cơ sở điều tra xác định các loài sâu bệnh hại chính trên lạc, đặc
điểm phát sinh, phát triển và gây hại của chúng các chuyên gia ICRISAT và
các viện nghiên cứu ở Việt Nam đã đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp sâu
bệnh hại lạc để giảm số lần phun thuốc, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi
trường sinh thái và côn trùng có ích, tăng thu nhập cho người sản xuất. Quy
mô áp dụng càng rộng thì hiệu quả của biện pháp IPM càng cao. Tuy nhiên
cho đến nay việc tiếp cận IPM trên cây lạc vẫn còn hạn chế do thiếu nhiều
thông tin và những điểm trình diễn để thuyết phục nhân dân áp dụng biện
pháp này.
V. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Vật liệu nghiên cứu
+ Cây trồng: Giống lạc L23, L14, L26.


+ Thuốc hóa học
Dụng cụ nghiên cứu
Dụng cụ thu bắt: Vợt, ống hút, túi nilon, khay, hộp đựng mẫu.
Dụng cụ để nuôi sinh học: Hộp nuôi, lồng lưới, chậu trồng cây, đĩa
petri.
Dụng cụ thí nghiệm: ống đong, bình phun thuốc.
Dụng cụ khác: Kính lúp cầm tay, ẩm nhiệt kế, panh, dao, kéo, bông,
giấy, bút, cồn 70 0, Sổ ghi chép, bút chì,...
5.2. Đối tượng nghiên cứu
+ Giống lạc:
+ Các đối tượng sâu hại trên ruộng lạc như rệp muội đen; sâu khoang, sâu
xám; sâu xanh; bọ cánh cứng ăn lá,...
5.3. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 10/2012 đến 9/2013.
Nội dung nghiên cứu

Điều tra thành phần sâu hại lạc trên vụ lạc Xuân 2013 tại Thị xã Thái Hòa
– Nghệ An.
Điều tra diễn biến mật độ của loài sâu hại chính trên các giống lạc, chân đất
và lạc trồng xen (ngô), trồng thuần.
- Xác định hiệu lực thuốc BVTV đối với loài sâu hại chính trên ruộng lạc.
5.4. Phương pháp nghiên cứu
a, Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
* Điều tra xác định thành phần sâu hại lạc.
Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra
(theo Quyết định 82/2003/QĐ-BNN) [3].
Yếu tố điều tra: chọn đại diện theo chỉ tiêu điều tra.
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường
chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2m hoặc 1 hàng
cây.
Số mẫu điều tra của 1 điểm: 1m2.
Mức độ phổ biến của các loài được xác định qua tần suất bắt gặp (%).
* Điều tra diễn biến mật độ sâu hại chính
Điều tra diễn biến mật độ của sâu xanh, sâu khoang trên ruộng lạc được xác
định đại diện cho điểm nghiên cứu: điều tra định kỳ 7 ngày/1lần theo phương
pháp của Viện Bảo vệ thực vật (2000) [34] và bổ sung theo Quyết định số
82/2003/QĐ-BNN [3]. Nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của từng yếu tố sinh thái
chúng tôi chọn 3 ruộng đại diện cho mỗi yếu tố, mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo
góc, mỗi điểm 10 khóm nằm trên 1 hàng.


×