Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề: Những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người Tây Nguyên thời đánh Mỹ trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.95 KB, 5 trang )

Đề: Những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người Tây Nguyên thời đánh Mỹ
trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
I/ Mở bài:
“Tây Nguyên ơi, cây rừng bao nhiêu lá…có hoa nào đẹp nhất rừng…”
Ai đã từng lắng nghe tiếng hát ấy trong những tháng ngày sôi sục thời đánh Mỹ!
Ai đã từng biết đến hoa Pơlang – loài hoa tươi đẹp nhất của núi rừng Tây
Nguyên có hàng ngàn cánh, nở tươi thơm mát đến hàng vạn năm đã được nói
đến trong sử thi Đăm Săn! Tiếng hát ấy, loài hoa ấy còn đem đến cho ta bao xúc
động,bồi hồi khi nghĩ tới những phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong
truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- một kiệt tác được sáng
tác vào năm 1965, viết về các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đau thương mà kiên
cường, bất khuất thời đánh Mỹ.
II/ Thân bài:
Thật vậy, đến với truyện ngắn “Rừng xà nu”, chúng ta gặp được ở đó hình ảnh
của cả một buôn làng XôMan, từ già tới trẻ, từ đàn ông tới đàn bà …đều một
lòng đi theo Cách mạng. Bất chấp sự uy hiếp tàn bạo của Mỹ-Diệm, dân làng
XôMan vẫn thay nhau vào rừng tiếp tế,bảo vệ cán bộ Đảng. Suốt 5 năm, chưa
hề có một cán bộ nào bị giặc bắt hay giết trong rừng của làng XôMan. Đó là niềm
tự hào và đó cũng là phẩm chất anh hùng, trung dũng của người Strá.Có thể
nói,mỗi người dân XôMan, từ già đến trẻ …đều là một chiến sĩ.Tiêu biểu cho tập
thể nhân dân anh hùng ấy là những hình ảnh tiêu biểu cho từng thế hệ.


1/ Trước hết, là cụ Mết, một cụ già làng 60 tuổi, thủ lĩnh tinh thần của người
dân Xô Man:
- Cụ xuất hiện với một dáng hình oai phong, lẫm liệt : “râu dài tới ngực, mắt
vẫn sáng và xếch ngược. Ông cụ ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn...”.
Tiếng nói của cụ “ồ ồ dội vang trong lồng ngực”.
- Tinh cách dứt khoát: chỉ một lời khen “Được!” của ông cụ cũng làm cho mọi
người hả dạ.. là đại diện của quần chúng, là các gạch nối giữa Đảng và đồng bào
dân tộc“cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn”; “Chúng nó đã cầm súng,


mình phải cầm giáo”. - Trong những giờ phút trọng đại nhất giữa cái chết và
cái sống, Cụ Mết đã thay mặt Tnú lãnh đạo buôn làng nổi dậy đồng khởi, với
“lưỡi mác dài trong tay....thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết”.
Tóm lại, cụ Mết là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền
thống và cội nguồn – là chỗ dựa tinh thần và là pho sử sống – là nhịp cầu nối
giữa quá khứ và hiện tại của các thế hệ người dân Tây Nguyên. Hình ảnh cụ Mết
trong đoạn cuối thể hiện rất rõ vị trí của con người này: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt
lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mội người phải
tìm lấy một cây dáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì
vót, không ....năm trăm cây chông. Đốt lửa lên”.
2/ Tiếp nối cụ Mết là Tnú - một chàng trai dũng mãnh, là niềm tự hào của buôn
làng XôMan - nhân vật anh hùng, người con vinh quang của dân làng Xô Man
được nhà văn khắc họa bằng những đường nét độc đáo, giàu chất sử thi:


- Tnú là người Strá, “cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ
nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.
- Tham gia liên lạc cho cách mạng từ nhỏ, Tnú là một người gan góc và táo bạo,
dũng cảm và thông minh, giàu tự trọng (vào rừng cùng Mai tiếp tế cho anh
Quyết, khi học chữ thua kém Mai thì lấy đá đập vào đầu, khi bị bắt và bị tra tấn
đã chỉ tay vào bụng mình và nói: Cộng sản ở đây...). -, Tnú còn là một con người
biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân: Chứng kiến kẻ thù giết vợ con
trong nỗi đau đớn và xót xa vô cùng Anh đã bất chấp sự can ngăn của cụ Mết
xông ra giữa vòng vây của kẻ thù để cứu vợ con. Bị bắt, Tnú chịu đựng sự tra
tấn man rợ của kẻ thù, hai bàn tay bị đốt cháy,“mười ngón tay đã trở thành
mười ngọn đuốc” anh vẫn không kêu van... Sau đó anh vẫn tham gia bộ đội để
giết giặc trả thù cho người thân và quê hương.
- Tnú có tính kỉ luật cao: Tuy nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng phải được cấp trên
cho phép mới về, và chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấy phép. - Anh
còn là người giàu tình thương yêu đối với mọi người; là con người chung của dân

làng Xô Man, của dân Strá (cảnh Tnú trở về được người dân: già, trẻ, lớn, bé
đón chào, yêu mến...).
Có thể nói, Tnú là điển hình cho số phận và con đường Cách mạng của dân làng
Xô Man; những phẩm chất đẹp đẻ của người anh hùng Tnú mang ý nghĩa tiêu
biểu cả làng Xô man từ già đến trẻ đều có những phẩm chất tương tự (gan dạ,
kiên trung, anh hùng, yêu nước...).Dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành,nhân
vật TNú mang một vẻ đẹp huyền thoại,đậm chất sử thi.


3/ Hình ảnh của Mai và Dít, tiêu biểu cho hình ảnh của người phụ nữ mới của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời đánh Mỹ:
- Thuở bé, Mai đã vào rừng tiếp tế và bảo vệ cán bộ.Mai học chữ giỏi (ba tháng
đọc được chữ,sáu tháng làm được tóan hai con số).Khi trở thành người vợ, người
mẹ, Mai đã dũng cảm lấy thân mình để bảo vệ đứa con thơ và chị đã bất khuất
hy sinh trước những trận mưa cây sắt của thằng Dục.
- Còn Dít (em gái của Mai), là một cô gái gan dạ, có tinh thần trách nhiệm cao,
có bản lĩnh từ bé: liên lạc cho du kích, bị bắt, bị uy hiếp “đạn xượt qua tai, xém
tóc, cày đất xung quanh cho hai chân nhỏ...đôi mắt... vẫn nhìn bọn giặc bình
thản...” Dít chính là hiện thân và là sự tiếp nối của Mai: tự giác và quyết liệt trong
cuộc đối mặt với kẻ thù.
4/ Bé Heng - chú bé nhanh nhẹn, thông minh, thuộc con đường và những hầm
chông, những ác chiến điểm của làng mình như thuộc lòng bàn tay mình.Tuy chỉ
xuất hiện trong khoảnh khắc, đóng vai trò của người dẫn đường, nhưng hình của
cậu bé lại hết sức ấn tượng.Bé Heng đã trưởng thành cùng với cuộc chiến đấu
vũ trang của dân làng XôMan, là hình ảnh mang những nét tương đồng với lứa
cây xà nu mới lớn…
I/ Kết bài: Tóm lại, với “Rừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành đã rất thành công
trong việc khắc họa hình ảnh những nhân vật anh hùng, tập thể anh hùng vừa
mang dấu ấn thời đại vừa đậm đà phong cách Tây Nguyên.



- Tác phẩm dào dạt cảm hứng sử thi. Những nhân vật đại diện cho cộng
đồng.....được ca ngợi bằng giọng văn say mê, trang trọng, hùng tráng. Cách xây
dựng hình tượng của nhà văn cũng độc đáo: Dùng hình tượng cây xà nu làm biểu
tượng cho sức sống mãnh liệt và sự tiếp nối của các thế hệ người dân Tây Nguyên
đứng lên đánh Mỹ.
- Từ cây xà nu đến con người, tất cả đều phi thường, đều mang đậm phẩm chất
anh hùng, tượng trưng cho khí phách và sức sống phi thường của con người Tây
Nguyên hùng vĩ.



×