Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ 1986 ĐẾN 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.31 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----—&–-----

NGUYỄN THỊ HUYỀN

M¹NG L¦íI CHî ë HUYÖN DUY TI£N
TØNH Hµ NAM Tõ 1986 §ÕN 2013
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số

: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Tố Uyên

Hà Nội - 2014


LỜI CẢM ƠN
Với sự biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS. TS
Đào Tố Uyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này bằng tất cả sự
chỉ dẫn, dạy bảo tận tình và đầy trách nhiệm.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học, các
thầy cô giáo trong tổ Bộ môn Lịch sử Việt Nam và các thầy cô giáo trong
Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cảm ơn tới thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các
ông, các bà, các cô chú ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện và
cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này.


Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Huyền


MỤC LỤC
NGUYỄN THỊ HUYỀN........................................................................................................1
M¹NG L¦íI CHî ë HUYÖN DUY TI£N..............................................................................1
TØNH Hµ NAM Tõ 1986 §ÕN 2013...............................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thương nghiệp xuất hiện từ rất sớm và ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như đối với nền kinh tế của từng địa
phương. Đặc biệt là với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta tiến
hành từ 1986, kinh tế thương nghiệp ngày càng phát triển và chiếm tỉ trọng
lớn trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng đó của
thương nghiệp, mà nó đã trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm, tìm hiểu
nghiên cứu của nhiều người, không chỉ đối với nền thương nghiệp của cả
nước mà còn của từng địa phương.
Bên cạnh lịch sử của cả dân tộc thì trong những năm gần đây, lịch sử
địa phương là một trong những mảng đề tài lớn trong nghiên cứu lịch sử đã
nhận được sự quan tâm đúng mực, tìm hiểu lịch sử của từng vùng miền, từng
tỉnh, huyện hay làng xã. Trong đó có nhiều cách tiếp cận về các vấn đề lịch sử
của từng địa phương: kinh tế, văn hóa hoặc chính trị xã hội.

Tìm hiểu sự phát triển của nền kinh tế, nhất là kinh tế hàng hóa trong
các vùng nông thôn để thấy được những thay đổi trong đời sống kinh tế của
con người là khía cạnh lịch sử. Nghiên cứu kinh tế thương nghiệp ở nông thôn
qua mạng lưới chợ làng - chợ nông thôn - bộ phận của hoạt động kinh tế xã
hội của con người, nó có quá trình phát sinh, phát triển riêng của nó, góp phần
làm sang tỏ thêm đời sống vật chất ở các vùng nông thôn.
Chợ là bức tranh phản ánh tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa của một
vùng quê nào đó, là nơi giao thoa, tổng hòa của các mối quan hệ , các hoạt
động văn hóa, vật chất và tinh thần. Vì vậy qua chợ ta có thể biết được phần
nào biểu hiện của đời sống dân cư, mức độ phát triển kinh tế của địa phương
đó. Chợ là nhân tố thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế không
những ở vùng đô thị mà cả ở những vùng nông thôn. Nghiên cứu chợ nông

1


thôn là một mặt trong nghiên cứu nông thôn Việt Nam, có vai trò nhất định
trong sự phát triển của kinh tế thương nghiệp của cả nước. Việc nghiên cứu
chợ nông thôn giúp chúng ta hiểu được cơ sở kinh tế làng xã góp phần vào sự
tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa trong các vùng nông thôn thấy được
mức sống của dân cư nông thôn trong một vùng nhất định.
Chợ đã có quá trình ra đời và phát triển lâu dài cùng với quá trình ra
đời và phát triển của làng xã Việt Nam, do đó có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm
lý người Việt Nam. Chợ nông thôn ở Duy Tiên là đề tài chưa được ai viết tới.
Vì vậy qua việc tìm hiểu chợ nông thôn nơi đây ta không chỉ biết được tình
hình kinh tế, xã hội, đời sống của người dân mà qua đó ta còn hiểu được chợ
là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, những yếu tố tâm linh của
người dân quê sau những phiên chợ.
Nghiên cứu mạng lưới chợ ở nông thôn luôn mang ý nghĩa thực tiễn
cao, xuất phát từ những hoạt động thực tiễn của mạng lưới chợ mà những

cơ quan chuyên trách, những nhà kinh tế có thể đưa ra những chính sách
kinh tế đúng đắn, nhằm mở rộng hệ thống chợ làng. Mạng lưới chợ nông
thôn có phát triển thì mới có thể thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, nó
cũng cho thấy sự tồn tại của chợ làng là một hoạt động tất yếu trong hoạt
động kinh tế nông thôn.
Huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam có những điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của mạng lưới chợ làng, chợ liên làng: có vị trí giao thông thuận lợi, là
huyện thuần nông nên sản phẩm nông nghiệp phong phú đa dạng- là nguồn
hàng chính cho các hoạt động buôn bán tại các chợ. Thực tiễn cũng cho thấy
hoạt động của mạng lưới chợ ở nơi đây đã hoạt động tương đối sôi nổi tấp
nập, có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Duy
Tiên nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chợ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, là đề tài được một số
người nghiên cứu, trình bày trong các tác phẩm, bài nghiên cứu đăng trên các
tạp chí, sách báo...
Nguyễn Đức Nghinh với nhiều bài viết nghiên cứu về các chợ đăng trên
các tạp chí lịch sử, các bài tham luận in trong sách: “Chợ Chùa ở thế kỷ XVII”
(Nghiên cứu lịch sử số 4/1979), “Những nét phác thảo về chợ làng qua những
tư liệu thế kỷ 17-18” (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5/1980), “Chợ làng trước
Cách mạng tháng Tám” (Tạp chí Dân tộc học số 2/1981), “Chợ làng, một
nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc” (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5/ 1981),
“ Chợ nông thôn” in trong cuốn “Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận
đại”.... Qua những bài viết này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu những khía cạnh
của chợ làng trong cả thời phong kiến và thời kỳ cận đại như quá trình hình
thành của các chợ, quá trình hoạt động, quá trình trao đổi, buôn bán ở các chợ...

Công trình trên, thực sự đã cung cấp những nguồn tư liệu quý, khi nghiên cứu
mảng kinh tế nông thôn để thấy được chợ làng - chợ nông thôn có ý nghĩa quan
trọng trong các hoạt động giao lưu kinh tế xã hội, văn hóa, thúc đẩy nền kinh tế
thương nghiệp ở các vùng nông thôn phát triển. Đồng thời các bài viết của giáo
sư Nguyễn Đức Nghinh cũng đã cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho
các công trình nghiên cứu sau này về mảng đề tài chợ làng- chợ nông thôn thời
kỳ phong kiến cũng như cận hiện đại.
Nguyễn Thừa Hỷ: “Mạng lưới chợ ở Thăng Long – Hà Nội trong
những thế kỷ XVII- XVIII- XIX”, Nghiên cứu lịch sử số 1/1983. Trong bài viết
này, tác giả đã tiếp cận được nguồn tài liệu rất phong phú, đặc sắc bằng chữ
Pháp, sách tư liệu gốc nên công trình đã nghiên cứu một cách rất tỉ mỉ và cụ
thể mạng lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội từ không gian - địa điểm họp chợ
chơ đến các mặt hàng buôn bán, phương thức mua bán và quan hệ của chợ
với nhà nước phong kiến. Qua đó, cung cấp cho chúng ta những hiểu biết

3


phong phú về những hoạt động sôi nổi, tấp nập của mạng lưới chợ ở Thăng
Long thời kỳ phong kiến.
Lê Thị Mai: “Chợ quê trong quá trình chuyển đổi”, NXB Khoa học xã
hội, hà Nội, 2003. Cuốn sách đã dựng lại bức tranh chợ quê vùng đồng bằng
sông Hồng trong thời kỳ đổi mới khá chi tiết và sinh động, trong đó tác giả đã
tập trung đi sâu vào một số chợ ở đồng bằng sông Hồng và cách tiếp nhận của
một nhà nghiên cứu xã hội học.
Các khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại khoa Lịch sử trường Đại
học sư phạm hà Nội như tác giả Vũ Thị Lý “Sự phát triển của mạng lưới chợ
nông thôn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) từ 1945 đến nay”, 1998 ; Lê Thị
Khuyên “Chợ nông thôn huyện Ân Thi (Hưng Yên ) từ 1986 đến nay”, 1999;
Mai Thị Xuân “Chợ Viềng dưới góc độ lịch sử”, 2000; Nguyễn Ngọc Sơn

“Bước đầu tìm hiểu chợ phiên Yên Lập- Phú Thọ”, 2003; Phạm thị Thúy
“Chợ nông thôn huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình từ 1986 đến năm 2010”,
Nguyễn Văn Tùng “Hoạt động của mạng lưới chợ huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc
Giang từ 1945 đến 2010”, 2010. Các khóa luận trên đã cố gắng trong việc
khái quát bức tranh khá toàn diện về mạng lưới chợ nông thôn, tìm hiểu
những hoạt động chủ yếu, các loại sản phẩm hàng hóa ở địa phương đó, giúp
chúng ta hiểu biết thêm và có cái nhìn toàn cảnh bức tranh chợ nông thôn
trong giai đoạn hiện nay.
Lượt qua các vấn đề nghiên cứu ở trên, ta thấy đây là những công trình,
bài viết về chợ làng, chợ nông thôn nói chung thời phong kiến và thời cận đại,
một số khóaa luận liên quan gián tiếp đến luận văn.
Còn những bài viết, tác phẩm nghiên cứu trực tiếp đề tài chợ nông thôn
ở huyện Duy Tiên nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung thì chưa có. Có thể đề
cập tới một số bài viết, công trình có liên quan đến kinh tế xã hội nói chung
của huyện Duy Tiên trong giai đoạn từ 1986 đến nay như: Lịch sử Đảng bộ
huyện Duy Tiên (1930-2005); Hệ thống các văn kiện của tỉnh Hà Nam Ninh

4


(trước tái lập tỉnh), tỉnh Hà Nam (sau tái lập tỉnh), của Đảng bộ huyện Duy
Tiên, của các ban ngành đoàn thể...
Cùng với những tài liệu trên, ta có thể tìm hiểu về mạng lưới chợ ở
huyện Duy Tiên qua những bài báo của Trung ương cũng như địa phương đề
cập đến kinh tế xã hội như: Chuyển động kinh tế ở Duy Tiên (Phùng Đức
Thắng, Báo Hà Nam, 12/2005); Chuyển dịch kinh tế ở Đọi Sơn (Hà Hương,
Báo Hà Nam, 3/2005); Nghề làm trống ở Đọi Tam ( Trần Hữu, báo Hà Nam,
tháng 1/2005)...
Nhìn chung, mạng lưới chợ ở huyện Duy Tiên vẫn chỉ được đề cập ở
từng khía cạnh nhỏ, chưa thành một vấn đề tổng quát và xuyên suốt có hệ

thống sau hai mươi năm tiến hành đổi mới. Trong đó còn thiếu nhiều công
trình nghiên cứu chuyện sâu, có hệ thống về toàn cảnh mạng lưới chợ nông
thôn huyện Duy Tiên từ 1986 đến 2013. Những công trình được đề cập trên là
nguồn tài liệu quý giá để chúng tôi tham khảo để hoàn thành luận văn này.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu về mạng lưới chợ: số lượng chợ, cách thức
hoạt động, trao đổi mua bán....
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: đề tài giới hạn nghiên cứu chợ nông thôn huyện Duy Tiên
tỉnh Hà Nam từ 1986 đến 2013.
Về không gian: đề tài chủ yếu đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về các chợ
trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài, nguồn tài liệu để sử dụng nghiên cứu gồm có:
+ Các sách báo luận án, luận văn, những tài liệu cung cấp cơ sở lý luận
về chợ, chợ nông thôn.

5


+ Các tư liệu thành văn của địa phương: Địa chí, Tài liệu thống kê, báo
cáo phát triển kinh tế - xã hội....
+ Tư liệu điền dã, thực địa, phỏng vấn, lời kể, tư liệu ảnh...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu chuyên và liên ngành như: Phương pháp luận (gồm phương pháp biện chứng,
phương pháp lịch sử và phương pháp logic) và phương pháp cụ thể (phân tích, tổng
hợp, so sánh đối chiếu, phương pháp khai thác tư liệu thành văn kết hợp với phương

pháp điền dã dân tộc học).
- Phương pháp luận:
+ Phương pháp biện chứng: .
+ Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử- phương pháp nghiên cứu,

trình bày các vấn đề lịch sử theo trình tự thời gian trên cả hai phương diện
đồng đại và lịch đại đúng như nó đã diễn ra.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp sưu tầm tư liệu, phân loại tư liệu và chỉnh lí tư liệu
+ Phương pháp điền dã dân tộc học: Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử
dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên và liên ngành như: Phương pháp
luận (gồm phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử và phương pháp logic) và
phương pháp cụ thể (phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, phương pháp khai thác
tư liệu thành văn kết hợp với phương pháp điền dã dân tộc học).

Phương pháp logic- nghiên cứu, xem xét, trình bày các vấn đề lịch sử
trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, qua đó, rút ra những mối liên hệ
bản chất, những quy luật lịch sử của sự kiện, hiện tượng lịch sử đó.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh để thấy được những
nét giống và khác nhau giữa chợ Duy Tiên và chợ ở một số vùng nông thôn
khác. Là đề tài lịch sử, nên khâu giám định tư liệu là rất quan trọng, cần sử
dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, hệ thống hóa tư liệu, phân loại tư liệu

6


theo vấn đề và thời gian. Tiếp đó là dùng phương pháp xử lý các nguồn tư
liệu, đối chiếu giữa tài liệu thành văn và tài liệu nhân chứng, giữa tài liệu
trung ương và tài liệu địa phương để từ đó tìm ra sự thực lịch sử.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề cơ bản của chợ nông thôn nói
chung, chợ Duy Tiên nói riêng ở các khía cạnh như không gian, quy mô chợ,
các loại hàng hóa bày bán, quá trình giao lưu kinh tế hàng hóa, các quan hệ tiền
tệ và phương thức mua bán, các thành phần tham gia hoạt động kinh tế chợ ...
cùng với những sự thay đổi, biến chuyển trong hoạt động của hệ thống chợ.
Qua đó, đề tài làm nổi bật những chuyển biến trong hoạt động về kinh tế hàng
hóa vùng nông thôn huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam, đặc biệt là sự chuyển dịch
kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hàng hóa, thực hiện mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
5.2. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần sức của
mình vào công cuộc đổi mới đất nước nói chung, góp phần nghiên cứu và
đóng góp cho lịch sử địa phương mình nói riêng.
Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu, tìm hiểu chợ nông thôn ở
huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam một cách toàn diện nhất cho nên đề tài sẽ góp
phần tái diện bức tranh toàn cảnh về chợ nông thôn huyện Duy Tiên với
những nét chân thực khoa học nhất là từ 1986 đến 2013.
Từ không gian tổ chức của mạng lưới chợ, sự phong phú của các chủng
loại hàng hóa, tổ chức hàng hóa, thành phần tham gia mua bán... đề tài sẽ góp
phần làm nổi bật hoạt động kinh tế thương nghiệp qua mạng lưới chợ nông thôn
- điểm nút trong giao lưu kinh tế hàng hóa ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
Kết quả của đề tài góp phần bổ sung những khiếm khuyết trong quá
trình nghiên cứu lịch sử dân tộc, có thể làm tài liệu tham khảo tích cực trong
quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở địa phương trong các nhà
trường phổ thông.

7



Với kết quả của đề tài, chúng tôi mong muốn sẽ có những góp ý, đề
xuất với cơ quan chính quyền có trách nhiệm và quyền hạn ở địa phương có
những chính sách thiết thực để hoàn thiện hơn nữa mạng lưới chợ, nhằm phát
triển hơn nữa kinh tế thương nghiệp của địa phương nói riêng và phát triển
toàn diện kinh tế địa phương nói chung, thực hiện thành công quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
6. Bố cục của luận văn
Chương 1: Khái quát về huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam và mạng lưới
chợ ở địa phương trước 1986
Chương 2: Hoạt động của mạng lưới chợ huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam
từ 1986 đến 2013
Chương 3: Vị trí, vai trò của mạng lưới chợ huyện Duy Tiên trong giai
đoạn hiện nay

8


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM VÀ
MẠNG LƯỚI CHỢ Ở ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát về huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc và là một trong 6 huyện, thị xã của tỉnh
Hà Nam- một tỉnh nằm về phía Tây Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng ở trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, của ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội.
Duy Tiên phía Bắc giáp Phú Xuyên (Hà Nội). Phía Nam giáp huyện
Bình Lục và Thanh Liêm, phía Đông giáp thành phố Hưng Yên. Phía Tây
giáp huyện Kim Bảng. Với địa thế 4 mặt là sông nước, lại có mạng lưới giao
thông đường bộ thuận lợi đã tạo điều kiện phục vụ đắc lực cho việc phát triển
kinh tế- xây dựng quốc phòng trong huyện.

Duy Tiên có diện tích tự nhiên là 135 km2, trừ hai khu vực núi Điệp và
núi Đọi, địa hình trong huyện không bằng phẳng. So với mặt nước biển, nơi
thấp nhất là thôn An Ngoại (xã Tiên Hiệp) là 0,8 m, nơi thấp nhất là thôn
Hoàn Dương ( xã Mộc Bắc) là 4,1 m
Đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A chạy thẳng dọc phía Tây huyện Duy
Tiên dài 16 km trên địa bàn, qua thị trấn Đồng Văn, một thị trấn đang trên đà
phát triển nằm ngay trên trục giao thông quan trọng này.
Đường bộ có quốc lộ 38 (quốc lộ 60 cũ) từ thị trấn Đồng Văn qua
huyện lỵ ở thị trấn Hòa Mạc ra sông Hồng, có phà Yên Lệnh sang thị xã
Hưng Yên.
Cầu Yên Lệnh khánh thành vào 15/5/2014 đã tạo điều kiện thông thương
và giữa huyện Duy Tiên và tỉnh Hà Nam với các tỉnh ở phía Đông và vùng Bắc
Bộ. Đường 62 nối quốc lộ 38 qua Câu Tử, tạo sự giao lưu giữa huyện Duy Tiên
với các huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân của tỉnh Hà Nam.

9


Điều kiện tự nhiên
Ở phía Nam huyện Duy Tiên nổi lên hại ngọn núi, cách nhau 1,5 km là
Đọi Sơn (hoặc là Long Đọi Sơn) cao trên 76m và Điệp Sơn (hoặc Đệp Sơn)
cao trên 50m trông giống như hai quả đồi giữa đồng sâu.
Về thổ nhưỡng, huyện Duy Tiên có vùng đất phù sa bồi bên hữu ngạn
sông Hồng màu mỡ; vùng đất không được bồi trung tính ít chua ven sông
Châu, sông Nhuệ; còn lại phần lớn đất phù sa có lây chua, ở địa hình, thấp,
ngập nước thường xuyên, có nơi cốt đất chỉ có 1,8m.
Huyện Duy Tiên có mỏ sét gốm ở Đồng Văn, lộ thiên trên mặt đất dưới
lớp cát xám đen chứa tàn tích thực vật, vỉa sét dày tới 1,5m có thể làm nguyên
liệu sản xuất gốm thô và gạch ngói.
Ngoài ra các mỏ sét có thể làm gạch ngói còn xuất hiện ở các xã Mộc

Nam, Mộc Bắc, Chuyên Ngoại và khá nhiều ở xã Duy Hải. Đất sét màu nhũ
gụ, lẫn cát hạt nhỏ, độ mịn, độ dẻo chưa cao, có thể dùng sản xuất ngói lợp.
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, khí hậu, thủy văn của huyện
Duy Tiên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh
giá, đầu mùa tương đối khô, cuối mùa đông lại ẩm ướt, mùa hạ nóng ẩm,
nhiều mưa bão. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 độ C. Tháng thấp
nhất là tháng giêng, nhiệt độ trung bình khoản 15,1 độ C. Tháng cao nhất là
tháng 6, trung bình khoảng 29 độ C. Độ ẩm không khí 84 %. Số giờ nắng
trung bình trong năm từ 1.100 đến 1.200 giờ.
Lượng mưa từ 1.700 mm đến 2000 mm, song lượng mưa phân bố
không đều trong năm, chủ yếu tập trung tới 70% vào mùa hạ, từ tháng 5 tới
tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 của năm trước đến trước tháng 4 của
năm sau, ít mưa khô lạnh, thêm vao đó là các hiện tượng thời tiết bất thường:
dông, bão, mưa phùn, sương giá, gió bấc…

10


Huyện Duy Tiên có nhiều sông ngòi. Toàn huyện có 73 km sông bao
bọc. Sông Hồng lớn nhất chảy bao quanh phía đông huyện, từ thôn Hoàn
Dương thuộc xã Mộc Bắc qua xã Mộc Nam đến cuối xã Chuyên Ngoại 12
km. Sông Châu ở phía Nam nối với ngã ba sông Móng ở cuối huyện. Nhân
dân ở trong vùng vẫn lưu truyền câu ca dao cổ:
Núi Đọi ai đắp mà cao
Ngã ba sông Móng ai đào mà sâu
Phía Tây huyện Duy Tiên có sông Nhuệ chảy qua 3 xã Duy Hải, Hoàng
Đông và Tiên Tân. Ngoài ra còn có sông nhỏ Hoành Uyển và nhiều kênh,
mương máng thủy lợi do nhân dân đào đắp trong suốt nửa thế kỷ qua nhằm
chế ngự tác hại của thiên nhiên.
1.1.2. Sự thay đổi địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử

Huyện Duy Tiên nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, là huyện được hình
thành khá sớm, ngay từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước người Lạc Việt đã
đến lập nghiệp ở vùng đất này. Trong các di chỉ khảo cổ học đã được khai
quật như: khu mộ cổ Yên Từ (xã Mộc Bắc); khu mộ cổ Đọi Nhất (xã Đọi
Sơn); cánh đồng Quan Nha (xã Yên Bắc) đã tìm thấy nhiều hiện vật như: giáo
đồng, thố đồng, mai sắt, trống đồng (ở Văn Xá, Vũ Xá, Lũng Xuyên) và một
số công cụ sản xuất như nhíp gặt...
Tổ chức làng cổ ở Duy Tiên với nhiều bản hương ước có giá trị trong
việc duy trì làng, xã, thôn như: Văn Xá, Nguyễn Xá, Ngô Xá, Lương Xá, Lê
Xá... là biểu hiện điểm tụ cư dân đầu tiên do ông tổ cùng họ đến lập làng, chạ.
Sau khi các dòng họ đã phát triển đông thì chia ra từng giáp như: Giáp Nhất,
Giáp Nhì, Giáp Ba...
Từ xa xưa, mảnh đất này đã có tên gọi là “Phù Vân”, sau đó được đổi là
Duy Tân. Đến thời vua Lê Kính Tông (1600 - 1619) vì phạm huý, nên mảnh đất
Duy Tân lại được đổi là Duy Tiên. Tên huyện Duy Tiên bây giờ có từ thời đó.

11


Huyện Duy Tiên cũng như các huyện khác trong tỉnh Hà Nam đều
thuộc châu Lỵ Nhân, thời Lê đổi là phủ Lỵ Nhân rồi Thanh Sơn Nam thừa
tuyên, trấn Sơn Nam thượng, đến 1831 thuộc tỉnh Hà Nội. Huyện có 6 tổng:
Bạch Sam, Hoàng Đạo, Hồng Khê, Nguyễn Xá, Đọi Sơn, Lam Cầu và 60 xã,
thôn, phường, trang.
Từ năm 1901 để thiết lập bộ máy cai trị của huyện và xã, thực dân Pháp
đã tiến hành chia Duy Tiên ra làm 9 tổng, 88 xã, 160 làng; huyện lỵ đóng tại
thôn Lão Cầu (tổng Lam Cầu). Chín tổng đó là: Bạch San, Hoàng Đạo, Yên
Khê, Tiên Xã, Đọi Sơn, Lam Cầu, Chuyên Nghiệp, Mộc Hoàn và Trác Bút.
Đến 1954, huyện Duy Tiên có 27 xã với 76.581 người trong đó có 8.515 giáo
dân. Đến 1976, với việc hợp nhất một số xã lại với nhau, thì huyện Duy Tiên

còn 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Và với việc thành lập hai thị trấn
Hòa Mạc (1984) và Đồng Văn (1986), thì huyện Duy Tiên có 22 xã và thị trấn
trực thuộc. Năm 2000, với việc mở rộng địa giới hành chính của thị xã Phủ
Lý, đã cắt toàn bộ đất tự nhiên của xã Lam Hạ thuộc huyện Duy Tiên về trực
thuộc sự quản lý của thị xã Phủ Lý. Như vậy, với sự thay đổi này, bản đồ
hành chính của huyện Duy Tiên chỉ còn 21 xã và thị trấn. Tháng 10 năm
2013, với chính sách mở rộng địa giới hành chính của thành phố Phủ Lý, tỉnh
Hà Nam đã ban hành quyết định cắt 3 xã Tiên Hải, Tiên Tân và Tiên Hiệp về
địa phận thành phố Phủ Lý. Như vậy, từ tháng 10 năm 2013 trở đi, huyện Duy
Tiên chỉ còn hai thị trấn và 16 xã. Huyện Duy Tiên nằm ở phía Đông sông
Đáy, phía Tây sông Hồng, phía Bắc sông Nhuệ, phía Nam sông Châu. Chạy
từ Bắc xuống Nam huyện là đường quốc lộ 1A nối liền thị trấn Đồng Văn với
Hà Nội, Phủ Lý, Nam Định. Từ Đồng Văn đi thị trấn Hoà Mạc, ra bến đò Yên
Lệnh sang thành phố Hưng Yên là đường 60 (nay là Quốc lộ 38A). Từ thị trấn
Hoà Mạc xuống các xã phía Nam là đường 61 (nay là đường 9711).

12


1.1.3. Đặc điểm kinh tế
Nguồn sống của nhân dân trong huyện từ lâu đời dựa vào nghề trồng lúa
nước. Ngoài lúa là cây lương thực chính, hàng năm nhân dân trong huyện còn
trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm khác như khoai lang, ngô, đỗ, lạc,
vừng... một số cây công nghiệp khác như mía, đay cũng được phát triển mạnh.
Một số xã ở gần sông Hồng như Mộc Hoàn Bắc (Mộc Bắc), Mộc Hoàn
Nam (Mộc Nam), Chuyên Nghiệp Nội, Chuyên Nghiệp Ngoại (Chuyên
Ngoại) đã phát triển nghề vớt cá bột, đánh cá và thả cá. Ở ven sông Châu, một
số thôn đã đẩy mạnh nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ như ở An Mông,
Dưỡng Thọ; nuôi lợn chăn vịt cũng là nghề quan trọng của nhân dân. Sự phát
triển ấy đã dẫn đến sự hình thành nhiều làng nghề nổi tiếng như các nghề nuôi

vịt đẻ và nghề ấp trứng: nghề trồng dâu nuôi tằm (xã Tiên Phong bên bờ sông
Châu); dệt lụa Nha Xá, Đông Linh; dệt go Đôn Lương; thêu Yên Bắc; kéo
mật ở Tường Thụy; làm trống ở Đọi Tam, đan song mây ở Ngọc Động, đan
tre làm rổ rá, lờ, làm thuyền ở Chuôn, Quan Nha; làm gạch ngói ở Mộc Bắc,
Duy Hải, đan thúng ở Hòa Trung (Tiên Nội), Quan Nha (Yên Bắc) và nhiều
mặt hàng thủ công tinh sảo khác. Nói về các làng nghề truyền thống ở Duy
Tiên, trong sách Hoàng Lê nhất thống chí ngày xưa đã từng chép: “ Lụa Nha
Xá, hàng song mây Ngọc Động, thợ mộc sành nghề đều có cả...”.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, thì nhân dân Duy Tiên cũng gặp
không ít những khó khăn như:
“Duy Tiên đồng bãi mai rùa
Ăn hạt thóc mùa, tát nước quanh năm”.
Câu ca đó từ bao đời nay đã ghi lại biết bao công sức của nhân dân
trong huyện phải bỏ ra, chống chọi với thiên nhiên, bảo vệ mùa màng để
giành lại bát cơm, manh áo.
1.1.4. Đặc điểm văn hóa, xã hội

13


Hiếu học cũng là truyền thống quý báu của người dân Duy Tiên. Tính
siêng năng, khắc phục, khó khăn trong học tập, nâng cao trí lực, góp phần xây
dựng quê hương giàu mạnh.
Duy Tiên còn là vùng đất khoa bảng. Trên núi Long Đọi, ở về phía Bắc
chùa Đọi có một khu văn từ khá quy mô ghi lại tất cả các vị đã đỗ đạt qua tất
cả các kỳ thi Nho học từ 1075 đến năm 1854, bao gồm 34 vị đỗ tiến sĩ, 51 vị
đỗ tú tài, 99 vị cử nhân, Cống cử, Ngự cống và Giám sinh. Trong đó, người
đỗ cao nhất là Nguyễn Quốc Hiệu quê ở thôn Phú Thứ xã Tiên Hiệp đỗ Thám
hoa khoa Bính Thìn, năm Vĩnh Hựu thứ hai 1736, thời Lê Trung Hưng, sau
làm đến Hiền sát sứ, người đỗ đạt trẻ nhất , mới 19 tuổi……..

Nối tiếp truyền thống hiếu học đó, ngày nay huyện Duy Tiên có tỉ lệ
học sinh đỗ Đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp cao so
với các huyện khác trong tỉnh.
Mảnh đất Duy Tiên còn là nơi có truyền thống yêu nước chống ngoại
xâm. Từ những năm đầu công nguyên, huyện Duy Tiên đã có những người
anh dũng đứng lên chống xâm lăng giữ nước nhà. Tiêu biểu là nữ tướng
Nguyệt Nga ở thôn An Mông (nay thuộc xã Tiên Phong). Trước cảnh nước
mất nhà tan do quan quân nhà hán thống trị gây ra, bà đã chiêu mộ quân sĩ,
dựng cờ tụ nghĩa tại quê nhà. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, bà đem mấy ngàn
nghĩa quân tham gia, được Bà Trưng phong cho là Nguyệt Nga công chúa.
Khi Mã Viện đem quân sang đánh, bà trấn giữ thành Lạng Sơn. Trước sức
giặc đang mạnh, do thế cùng lực tận, bà chạy về quê tử tiết ở ngã ba sông,
không để cho giặc bắt.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng câu kết chặt chẽ với chế độ
phong kiến để áp bức, bóc lột nhân dân. Vì vậy cuộc sống của nhân dân ở các
thôn xóm ngày càng bị bần cùng hoá, sự mâu thuẫn xã hội ngày càng lên cao.
Nhân dân quanh năm lao động vất vả, lam lũ cơ hàn mà vẫn không đủ ăn,

14


cảnh túng bẫn, nợ nần, buộc chặt lấy cuộc đời của người nông dân như những
lời thề truyền kiếp:
Bao giờ thôn Tiêu có đình
Làng Gạo sạch nợ thì mình lấy ta
Bao giờ đồng Láng Quan Nha
Mà cạn hết nước thì ta lấy mình.
Dưới chế độ thực dân, phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
với đế quốc Pháp, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ diễn ra ngày càng sâu
sắc. Có áp bức, có đấu tranh, nhân dân Duy Tiên vốn có truyền thống bất

khuất lâu đời. Ngay từ khi thực dân Pháp mới đặt nền thống trị trên đất Hà
Nam, nhân dân Duy Tiên đã hăng hái theo lời kêu gọi của các sĩ phu yêu
nước, vùng dậy đấu tranh chống áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và bọn
quan lại phong kiến, tay sai. Nhiều người đã tham gia phong trào Đông Kinh
Nghĩa Thục và phong trào chống Pháp do Đề Yêm khởi xướng.
Đầu thế kỷ XX, kép Trà người làng Lê Xá (nay thuộc xã Châu Sơn),
nhà thơ nổi tiếng đã dùng văn thơ làm vũ khí đấu tranh, đả kích bọn cường
hào, tay sai bán nước, hại dân. Nông dân An Bảo (Tiên Xá Ngoại) tổ chức
đấu tranh không nộp tô 83 mẫu ruộng cho tên Bùi Hướng Thành đã giành
được thắng lợi.
Những cuộc đấu tranh lúc đó tuy có đạt được một vài thắng lợi nhưng
còn rất hạn chế, vì những người nông dân bị áp bức bóc lột quá nặng, họ tự
phát vùng dậy đấu tranh ở một vài nơi, chống lại địa chủ cường hào, chưa có
một tổ chức do giai cấp tiên phong lãnh đạo. Song những cuộc đấu tranh đó là
sức mạnh khơi nguồn nối tiếp truyền thống yêu nước, nung nấu thêm tinh
thần và ý chí cách mạng của người dân Duy Tiên.
Trong thế kỷ XX, huyện Duy Tiên tự hào có Nguyễn Hữu Tiến (19011941), người làng Lũng Xuyên (xã Yên Bắc) bây giờ, thường gọi là giáo Hoài.

15


Nguyễn Hữu Tiến là tác giả của lá cờ đỏ sao vàng, sau trở thành quốc kỳ của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Lịch sử và truyền thống đã tạo dựng nên mảnh đất và con người huyện
duy Tiên hiếu học, chuyên cần lao động, chiến đấu anh dũng bảo vệ tổ quốc.
Năm 2000, Đảng bộ và nhân dân huyện Duy Tiên đã được Đảng và Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tóm lại: với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử truyền
thống và con người của Duy Tiên đã cho ta thấy Duy Tiên có nhiều tiềm
năng lớn để phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt phát triển kinh tế thương

nghiệp mà chợ là một trong những yếu tố điển hình.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của “chợ”, “chợ phiên”, “chợ nông thôn”
“Chợ huyện một tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên Châu Trần”
Trong sâu thẳm ký ức của mỗi người Việt, đều có những ký ức gắn bó
với chợ như thế: ngày nhỏ chờ mẹ đi chợ về, lớn lên hẹn hò nơi cuối chợ,
ngày giáp Tết cùng mẹ đi sắm Tết… .Chính vì vai trò của chợ mà chợ - đã trở
thành một phần văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Chợ góp
phần tạo nên những tập quán, tạo lời ăn tiếng nói, hình thành phong thái ứng
xử cho các vùng miền, thậm chí cả từng thôn làng. Dù mai này nền kinh tế thị
trường có biến đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào đi nữa, thì chợ Việt
với sức mạnh nội tại bền bỉ của nó sẽ vẫn trường tồn. Mỗi lần du ngoạn đến
bất kỳ vùng quê nào của đất nước, khi trở về, ký ức mỗi người chắc hẳn đều
lưu giữ những hình ảnh đăc trưng nhất của vùng, miền đó và thể nào cũng có
những hình ảnh của chợ. Những hình ảnh ấy vừa xưa cũ, vừa như mới có hôm
qua. Vì những lẽ đó, mà ở mỗi một vùng quê sẽ có những loại hình chợ riêng
biệt cho từng vùng miền, nhờ đó mà tạo nên sự đa dạng trong quy mô, cấu
trúc, loại hình chợ ở các vùng quê trong cả nước: chợ làng, chợ , huyện, chợ

16


tỉnh..., theo vị trí: chợ bến sông, chợ bên đường bộ, trên đê... Theo kiến trúc:
chợ Đình, chợ Chùa, chợ cầu, chợ quán..., theo kinh doanh: chợ làng nghề,
chợ gia súc...
Có thể phân chia nhiều loại hình chợ theo những tiêu chí sau:
Theo thời gian họp chợ có: chợ sáng, chợ hôm, chợ phiên (2,3 hoặc 5
ngày họp chợ một lần)
Theo khu vực, địa vực có: chợ nông thôn, chợ đô thị, chợ ven đô, chợ
đồng bằng, chợ trung du, chợ miền núi…

Theo quy mô hành chính có: chợ làng, chợ xã (liên làng), chợ huyện
(liên xã), chợ tĩnh, chợ thị trấn, chợ thị xã…
Theo tính chất, quy mô trao đổi hàng hóa có: chợ đầu mối, chợ bán lẻ,
chợ chuyên, chợ tổng hợp…
Theo loại hình hàng hóa chủ yếu bán tại chợ có: chợ vải, chợ trâu, chợ lụa…
Dù phân loại theo tiêu chí nào thì chợ ở khu vực nông thôn hoạt động
trên địa bàn đều do chính quyền địa phương nơi đó quản lý, chúng có tên gọi
chung là chợ làng và chợ quê.
Có thể nói, chợ đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh
tế và chừng nào sản xuất hàng hóa còn tồn tại thì chợ vẫn tồn tại. Không thể
phủ nhận vai trò kinh tế cực kỳ to lớn của chợ. Xét về mặt xã hội thì chợ là
nơi tạo ra công ăn việc làm, tạo thu nhập chính đáng cho rất nhiều đối tượng
khác nhau.
Trước tiên, để tìm hiểu về hoạt động của mạng lưới chợ nói chung, ở
huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam nói riêng, chúng ta cần tìm hiểu về một số khái
niệm về chợ, chợ phiên và chợ nông thôn.
Ph.Angghen khi bàn về những quan hệ kinh tế cũng khẳng định: “bàn
về những quan hệ kinh tế mà chúng tôi gọi là cơ sở quyết định của lịch sử xã
hội, thì chúng tôi hiểu đây là cái cách thức và phương thức theo đó người ta

17


sản xuất ra những điều kiện sinh sống của mình và trao đổi sản phẩm với
nhau” [8; tr. 724-724]
Chợ là một loại hình hoạt động thị trường xuất hiện từ xa xưa cho đến
nay ở khắp các nơi trên thế giới. Chợ là nơi người mua, người bán gặp gỡ,
trao đổi hàng hóa, dịch vụ do phương thức sản xuất và nhu cầu xã hội quy
định. Do đó, cũng có nhiều định nghĩa về chợ:
“Chợ là nơi gặp gỡ định kỳ giữa các thương gia để tiến hành hoạt

động mua bán hàng hóa công khai tại một nơi nhất định. Hàng bán tại các
chợ rất đa dạng từ các loại vải may mặc đến các loại đá quý. Hàng hóa bán
tai một số chợ châu Âu chủ yếu là các loại quần áo. Những nước ở phương
Đông, chợ có tầm quan trọng và quy mô lớn…”
“Chợ là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu hàng hóa, dịch vụ, vốn; là nơi
tập trung hoạt động mua bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôm
bán, người tiêu dùng. Quy mô, tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế. Chợ có vai trò chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hóa, đồng thời cũng
có ảnh hưởng kích thích ngược lại với sản xuất…” [71; tr. 486]
Chợ là nơi nhân dân từng vùng nhóm, họp để trao đổi, buôn bán, nơi
thể hiện bộ mặt kinh tế của địa phương. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ
của hoạt động kinh tế- xã hội, thị yếu tiêu dùng ngày càng được nâng lên đã
xuất hiện các hình thức kinh doanh thương mại mới mà tiền đề của nó là chợ
như siêu thị, trung tâm thương mại.
Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là nơi
diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn; “là nới
người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng nông thôn vào những ngày, buổi nhất
định. Có các ngành hàng hoạt động ở từng khu vực riêng trong chợ”. Với nội
hàm trên thì đó là quy mô chợ xã (liên làng) hoặc chợ huyện (liên xã). Chợ

18


phải có các khu kinh doanh theo ngành gồm: nhà chợ chính, diện tích kinh
doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác...
Đối với người Việt Nam, nói đến chợ, ngoài ý nghĩa thương mại còn là
hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Thật vậy, từ trước tới nay khi nói đến Việt Nam người ta vẫn nghĩ đến
đó là cơ cấu kinh tế tiểu nông với cơ cấu xã hội làng xóm, tính chất xã hội là

cộng đồng công xã và có cơ cấu tâm lý dân tộc là kinh tế tiểu nông. Vì lẽ đó
mà “Ở Việt Nam cho đến thế kỷ XVI, chỉ có một Kẻ Chợ, một đô thị là Thăng
Long- Đông Đô (Hà Nội), còn tất cả là kẻ quê, với một hệ thống chợ quê và
những luồng buôn bán nhỏ, chứ hầu như không có những luồng thương mại
lớn” [38; tr.33-34]. Dần dần trong quá trình phát triển đã xuất hiện nhiều hình
thức chợ riêng biệt, đặc trưng cho mỗi ngành, mỗi địa phương như chợ Tình,
chợ Viềng, chợ Sọ, chợ Mạ... ở Nam Bộ, chợ quê rất phong phú với chợ Trời
ở An Giang, chợ Rơm ở Đồng Tháp, chợ Nổi Gành Hào ở Cà Mau....
Ở khu vực châu thổ sông Hồng nói chung, Hà Nam và huyện Duy Tiên
nói riêng, cơ cấu kinh tế tiểu nông cùng tính đa dạng trong sản xuất được thể
hiện rõ nét qua những loại hình chợ. Hình thức và quy mô chợ do sự phát
triển của sản xuất và sức mua quy định. Sự khác biệt trong phương thức tổ
chức sản xuất, trong năng lực sản xuất kinh doanh và chủng loại hàng hóa,…
giữa các cộng đồng làng đã hình thành nên một số loại hình chợ phổ biến.
Chợ làng: đặc điểm chung của các phương thức tổ chức sản xuất ở
châu thổ sông Hồng là bên cạnh nghề nông, các nghề thủ công đều phát triển
ở khắp các làng quê. Trình độ phát triển kinh tế cũng như sức mua của người
nông dân con rất thấp nên các chợ không thể họp thường ngày mà nơi đây đã
hình thành tập quán họp chợ theo phiên (5 ngày/ phiên- 6 kỳ/tháng). Chợ làng
phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của cư dân một vài làng trong khu vực,
do đó, hầu hết là chợ tổng hợp. Mỗi ngành hàng tập trung ở một khu vực nhất

19


định trong chợ. Đó là nơi gặp nhau của những người mua và người bán cùng
một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định. Phần lớn họ ở cùng trong khu vực đó,
do vậy, đã có mối quan hệ xã hội thân quen nhất định. Thương nhân chuyên
nghiệp không nhiều.
Ngày phiên, chợ thu hút dân các làng xã xung quanh trong địa bàn

chừng 10-20 km2 đến mua bán cỡ chừng 300-500 người. Những ngày
thường, chợ rất vắng, chỉ có mấy người bán rau, vài sạp hàng xén, hàng quà
chủ yếu, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cư dân trong làng xã. Vì vậy, ở nông
thôn châu thổ sông Hồng thường hình thành từng cụm 5 chợ một, cách nhau
từ 5-10 km có ngày phiên xen kẽ nhau để khép kín thời gian họp chợ trong
một tháng ở địa bàn đó. Giữa những ngày chợ phiên có những chợ nhỏ với
các hoạt động mua bán phần lớn chỉ hạn chế trong làng xã.
Điều kiện sống thấp, lạc hậu, môi trường xã hội hóa rất hạn hẹp nên đi
chợ ở những vùng nông thôn, bên cạnh việc mua bán còn là dịp để những
người nông dân gặp gỡ nhau. Họ gặp những người thân, quen đi lấy chồng ở
làng khác, trao đổi với nhau tin tức trong gia đình, về tình hình mùa màng,
những dự định, nhẵn gửi người thân,… trong thúng/ rổ hàng của người phụ
nữ nông thôn khi đi chợ về không thể thiếu những món quà mua về lót tay”
bố mẹ già hoặc cho con cháu, dù chỉ là những là trầu, quả cau, gói thuốc lào
hay xâu táo con, chiêc kẹo bột, bánh đa, bánh khoai, bỏng ngô, bỏng gạo....
“Mong mẹ về chợ” là một cảm tình đầy ấn tượng khó phai mờ trong ký ức
của mỗi người dân Việt Nam từ trẻ đến già. Hoạt động chợ quê là một nét văn
hóa trong đời sống nông thôn Việt Nam. Những mảng màu sặc sỡ của hàng
hóa cùng những hoạt động đặc trung của chợ ngày Tết được mô tả khá chi tiết
trong bài thơ “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ:
Những mẹt cam đỏ chói tựa son pha
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết…

20


Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bờ
Tìm đến chỗ đông người ngồi dỡ bán
Một thầy khóa gò lưng trên tấm phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân

Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài dòng câu đối đỏ
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi…
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh
Nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp, P. Gourou đã viết, vào những năm
1930, một chợ quê loại nhỏ có thể trông thấy hàng trăm trên khắp vùng nông
thôn châu thổ sông Hồng. Nó chiếm một diện tích rất hẹp. Hai ba trăm người
chen chúc nhau ở gần đó vào lúc chợ đông, số người bán hầu như gần ngang
số người mua. Mặt hàng của họ thực nghèo nàn, một phụ nữ nông dân ngồi
suốt cả buổi trước cái thúng chỉ có vài mớ rau hoắc mấy xu cá…có một số rất
ít những người buôn bán chuyên nghiệp…chợ nào cũng có một hoặc hai
người thợ rèn sửa chữa nông cụ, bán dao nhỏ, dao phay, hàng bán kẹo lạc,
bánh đa, đậu phụ; một người đàn bà bán vải. Có những chợ nhỏ ở nông thôn
không có người bán vải, họ được coi là lớp quý tộc trong nghề hàng rong.
Trong số chợ đó, tổng số hàng bán ra chưa đến 40 đồng ( tức là 400 phrang
giấy). Những mô tả trên đây vẫn có thể quan sát ở chợ làng những địa phương
kinh tế kém phát triển khu vực nông thôn châu thổ sông Hồng tại thời điểm
năm 2000. Điểm khác biệt có thể nhận thấy là sự hiện diện của những loại
hàng hóa tiêu dùng rẻ tiền, chất lượng thấp từ bên ngoài xâm nhập vào chợ

21


nhưng lương tiêu thụ còn rất hạn chế so với những chợ làng khác. Cùng với
sự phát triển của sản xuất và nhu cầu của nhân dân, chợ làng phát triển ở rộng
quan hệ giao thương trở thành chợ xã (liên làng), chợ huyện (chợ liên xã)

Chợ xã, chợ huyện: là mẫu đại diện cho mạng lưới chợ quê châu thổ
sông Hồng. Nó là yếu tố kinh tế cơ bản để phát triển hàng hóa, tạo ra được
nhu cầu xã hội với những đặc điểm: có địa điểm và thời gian họp chợ cố định,
có các khu vực riêng rẽ cho hoạt động kinh doanh các măt hàng và dịch vụ
trong chợ, có ban quản lý chợ ( xưa kia chưa có ban quản lý chợ mà chỉ có mõ
chợ để thu phí chợ, gõ mõ tan chợ, quét rác… họ ăn ngủ ngay tại chợ) để thu
phí chợ và điều hành những hoạt động khác.
Chợ tan, những người bán hàng đóng gói những hàng hóa không bán
được .... trở về làng của họ hoặc sang những chợ khác theo những con đường
đất nhỏ, trơn mà chỉ nhờ vào thói quen và sự nhẫn nại của người Bắc Kỳ mới
có thể tiến lên với một gánh nặng trên vai như thế. Nơi họp chợ trở nên vắng
tanh, vỏ chuối, những mảnh lá chuối dùng để gói cơm, những mớ tóc đen nằm
rải rác trên mặt đất, những vùng lầy lội nói lên dấu hiệu ở đó đã có vô số chân
người dày xéo” [26; tr.491].
Chợ phiên, theo từ điển của Viện Ngôn ngữ học, “chợ phiên là các
phiên chợ họp theo một ngày nhất định trong tháng”.
Như vậy, có thể hiểu chợ nơi tập trung, thu hút nhân dân gần xa, nối
liền các làng xã con người trên cơ sở giao lưu kinh tế hàng hóa, trao đổi vật
phẩm. “Chợ phô bày bản sắc văn hóa, mức sống sinh hoạt của các làng xã
trong từng khu vực. mỗi vùng, mỗi làng đều thể hiện bản sắc riêng của mình
bằng sự phong phú các mặt hàng nông sản địa phương ở chợ, góp chung vào
nền kinh tế văn hóa dân tộc” [ 46;tr.14]. Một khu đất rộng, trống vắng sau
những buổi họp chợ, ở đó có những lều quán nhỏ to, lợp tranh hay xây gạch
và rộn ràng tấp nập vào buổi sáng bởi sự tập trung mua bán của con người, đó

22


×