Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

CÁC HƯỚNG TIẾP NHẬN ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ CỦA ERNEST HEMINGWAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.81 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

CÁC HƯỚNG TIẾP NHẬN ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
CỦA ERNEST HEMINGWAY

Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số

: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS. Phùng Văn Tửu

HÀ NỘI - 2014


MỤC LỤC
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN...............................................................................1
CÁC HƯỚNG TIẾP NHẬN ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ CỦA ERNEST
HEMINGWAY.............................................................................................1
HÀ NỘI - 2014.................................................................................................1
MỤC LỤC........................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
Vì năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ tìm hiểu được một số công trình
sau:..................................................................................................................11
Trong bài báo Which features of modernism and realism are found in
The Old Man and the Sea by Ernest Hemingway đăng bởi Romaissa vào


ngày 21/6/2011 trên trang web <> đã có bàn đến
vấn đề có hay không: yếu tố hiện thực và yếu tố hiện đại trong tác phẩm
Ông già và biển cả của Ernest Hemingway.................................................11
CHƯƠNG 1. HƯỚNG TIẾP NHẬN ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ NHƯ MỘT
TRUYỆN “HIỆN THỰC”...........................................................................14
CHƯƠNG 2. HƯỚNG TIẾP NHẬN ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ NHƯ MỘT
TRUYỆN CỔ TÍCH....................................................................................42
CHƯƠNG 3. HƯỚNG TIẾP NHẬN ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ NHƯ MỘT
HUYỀN THOẠI..........................................................................................78


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng tôi chọn đề tài: “Các hướng tiếp nhận Ông già và biển cả của
Ernest Hemingway” là bởi những lí do sau:
1.1. Trong nền văn học phương Tây hiện đại nói chung và văn học Mĩ
nói riêng, Hemingway là một trong số những nhà văn xuất sắc có vị trí quan
trọng, với những đóng góp về nhiều mặt. Suốt cả cuộc đời mình, Hemingway
luôn sống cho lí tưởng tiến bộ, vì nhân loại và hạnh phúc của mọi người.
Chính vì thế nên ông được đánh giá rất cao – người đã “gây nên sóng gió
trong cái biển cả mênh mang văn học”; người đã “sáng tạo ra lối văn duy nhất
có chân giá trị trong thế kỉ này” (Mcleish) và hơn thế nữa “người viết văn
xuôi hay nhất thế giới” (Maddox Fox)… Từ những trang viết của
Hemingway, ý nghĩa nhân văn tỏa sáng, nhen nhóm niềm tin, tiếp thêm sức
mạnh cho con người sống và vươn tới. Hemingway được nhiều người mến
mộ. Tác phẩm của ông đã vượt ra ngoài nước Mĩ, đến với độc giả các nước
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, Hemingway là một trong số
ít các tác gia phương Tây được tuyển chọn và đưa vào chương trình giảng dạy
ở trường phổ thông cũng như ở các trường Cao đẳng, Đại học.
1.2. K.Marx từng nói về sự sản xuất và tiêu dùng: “Chỉ có sử dụng mới

hoàn tất hành động sản xuất, mang lại cho sản phẩm một sự trọn vẹn với tư
cách là sản phẩm”. Cũng như vậy, nhà văn sáng tạo ra tác phẩm là muốn gửi
gắm tới bạn đọc những cảm nhận của mình về con người, về cuộc đời, về vũ
trụ bao la… Và chỉ khi người đọc tiếp nhận được thì quá trình sáng tạo mới
hoàn tất. Trong chu trình khép kín hoàn tất một tác phẩm văn học: nhà văn –
tác phẩm – bạn đọc, thì vấn đề bạn đọc vẫn chưa được nghiên cứu thỏa đáng.
Các nhà nghiên cứu phê bình thường quan tâm đến lịch sử văn học như là
“văn học sử tác giả” mà chưa quan tâm đến lịch sử văn học như là “văn học

1


sử độc giả” (H.R.Jass). Tức là họ chưa quan tâm đến sự tiếp nhận tác phẩm
qua từng thời đại, từng giai đoạn văn học, để thấy được đời sống văn chương
thực sự. Thực tế văn học đã cho thấy nhiều trường hợp cùng một tác giả, tác
phẩm nhưng mỗi thời kì có cách nhìn nhận rất khác nhau. Từ nguyên tắc đồng
sáng tạo, có thể mỗi độc giả tiếp xúc với một văn bản tác phẩm là tạo nên
những tác phẩm khác nhau. A.Vigny, K.Marx, F.Engels đã có những nhận
định hoàn toàn đối lập về Tấn trò đời của Balzac. Hay một số nhà văn nước
ngoài đã từng được dịch, giới thiệu ở Việt Nam như Baudelaire, Pasternak…
theo thời gian, cách đánh giá họ đã có nhiều thay đổi. Rõ ràng độc giả có vai trò
to lớn trong quá trình tạo nên lịch sử văn học mỗi dân tộc và văn học nhân loại.
Lịch sử văn học không chỉ là lịch sử ra đời của tác phẩm mà còn là lịch sử
tiếp nhận tác phẩm nữa. Tác phẩm chỉ thực sự có được đời sống khi nó đến
được với bạn đọc. Nhưng đọc không có nghĩa là tiếp nhận. Nếu tiếp xúc với
tác phẩm chỉ để hiểu một yếu tố ngôn ngữ, một dấu hiệu lịch sử, một nét tâm
lí…thì không phải là tiếp nhận văn học. Tiếp nhận phải được xem như là một
“hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt
đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật tư tưởng, cảm
hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc:

cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo” [18;
221]. Như vậy tiếp nhận văn học bao gồm nhiều hoạt động với nhiều cấp độ có sự chiếm lĩnh chưa hoàn toàn (độc giả nắm bắt được phần nào ý đồ tư
tưởng và nghệ thuật của tác giả qua văn bản); có sự chiếm lĩnh hoàn toàn (độc
giả thẩm thấu, cảm nhận trọn vẹn ý định tác động của tác giả thông qua văn
bản); có sự chiếm lĩnh vượt khỏi ý đồ tác giả (độc giả phát hiện ở tác phẩm
những ý nghĩa mới, những cách hiểu mới, vượt ý định chủ quan của tác giả).
Xét về mặt thời gian, quá trình tiếp nhận trải qua các giai đoạn: đọc, cảm thụ
văn bản, cách hiểu ấn tượng về tác phẩm, ảnh hưởng trong sáng tác nghệ

2


thuật. Chính vì thế, nghiên cứu về Hemingway với tác phẩm Ông già và biển
cả, chúng tôi muốn góp một tiếng nói đồng tình với khuynh hướng tiếp nhận
văn học này.
1.3. Tác phẩm Ông già và biển cả được trao giải thưởng Pulitzer năm
1953 - là một kiệt tác tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của Hemingway. Ngay
từ khi được dịch sang tiếng Việt, Ông già và biển cả đã được đông đảo độc
giả hoan nghênh. Tác phẩm đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường
THPT và Đại học những năm gần đây. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu tác
phẩm này theo nhiều cách khác nhau, mà tác phẩm chỉ có một. Có người hiểu
đây là một truyện hiện thực, có người hiểu đây là một truyện dân gian, lại có
người hiểu đây là một huyền thoại… Tại sao lại có nhiều người hiểu tác phẩm
khác nhau như vậy? Đó là điều khiến chúng tôi băn khoăn. Đồng thời, nhắc
đến Hemingway, người đọc ai cũng nghĩ ngay đến nguyên lí: “tảng băng
trôi”, nhưng cụ thể trong tác phẩm phần chìm ở đâu, phần nổi ở đâu, nếu có ai
hỏi chúng tôi cũng hơi lúng túng.
Từ các lí do nêu trên đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài: “Các hướng
tiếp nhận Ông già và biển cả của E. Hemingway”. Chúng tôi muốn nêu lên một
vài cách tiếp nhận, hướng tiếp nhận cơ bản tác phẩm Ông già và biển cả của

Hemingway dựa trên lí thuyết tiếp nhận; nhấn mạnh nhấn mạnh sự tiếp nhận ở
đây là người đọc. Từ mỗi cách tiếp nhận, chúng tôi muốn tìm ra đâu là phần
nổi, đâu là phần chìm, giúp cho bản thân và người đọc hiểu thêm về tác phẩm.
2. Xác định đề tài, đối tượng nghiên cứu
2.1. Xác định đề tài
- Thực hiện luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tác phẩm Ông
già và biển cả nhằm nêu lên một vài cách tiếp nhận, hướng tiếp nhận cơ bản
tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway dựa trên lí thuyết tiếp nhận.
Chúng tôi nhấn mạnh sự tiếp nhận ở đây là người đọc. Bởi lẽ, có rất nhiều

3


hướng tiếp nhận, và mỗi một người đọc tác phẩm ở những độ tuổi khác nhau,
ở những khoảng thời gian khác nhau, ở những không gian khác nhau sẽ có
những cách tiếp nhận khác nhau.
- Trong mỗi hướng tiếp nhận, chúng tôi sẽ tìm ra đâu là phần nổi, đâu
là phần chìm, từ đó giúp cho bản thân cũng như người đọc hiểu thêm về tác
phẩm Ông già và biển cả của Hemingway.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi lựa chọn tác phẩm The old Man and
the Sea (bản tiếng Anh) và các bản dịch: Ông già và biển cả của Huy Phương,
Ông già và biển cả của Vương Đăng, Ông già và biển cả của Lê Huy Bắc.
3. Lịch sử vấn đề
Có thể nói Hemingway đã đến với bạn đọc Việt Nam ngay từ những
năm 60 của thế kỉ XX. Ngay khi một số tác phẩm tiêu biểu được dịch sang
tiếng Việt, ông đã nhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong lòng mỗi
độc giả Việt Nam. Những tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến: Giã từ vũ
khí, Chuông nguyện hồn ai, Mặt trời vẫn mọc, Ông già và biển cả… đã thu
hút sự quan tâm của bạn đọc và đặc biệt là đông đảo giới phê bình văn học.

Cho đến nay đã có không ít bài viết, công trình nghiên cứu về sự
nghiệp sáng tác của Hemingway ở nhiều phương diện khác nhau. Đặc biệt là
tác phẩm Ông già và biển cả – cuốn tiểu thuyết xuất sắc trong sự nghiệp sáng
tác văn chương của Hemingway, đã được tuyển chọn vào chương trình giảng
dạy trong nhà trường phổ thông, luôn được các nhà phê bình hết sức quan tâm
nghiên cứu.
Khi bàn về tác phẩm Ông già và biển cả, đã có rất nhiều cuốn giáo
trình; từ điển, cuốn sách, bài báo, công trình nghiên cứu, song chúng tôi chưa
thấy ai đề cập đến vấn đề “Các hướng tiếp nhận Ông già và biển cả của E.
Hemingway” một cách đầy đủ như hướng tìm hiểu của chúng tôi. Nhưng có

4


một số công trình có bàn đến hướng hiện thực, dân gian, huyền thoại – là
những khía cạnh có liên quan đến đề tài. Sau đây, chúng tôi xin điểm lại các
công trình tiếng Việt và tiếng Anh có liên quan đến đề tài.
3.1. Về tiếng Việt
Chúng tôi tập trung tìm hiểu và điểm qua một số công trình sau:
3.2.1. Giáo trình
Một là cuốn giáo trình Văn học phương Tây (cũ) của nhiều tác giả biên
soạn, chúng tôi tìm hiểu chưa thấy có phần viết về tác giả Ernest Hemingway.
Hai là cuốn giáo trình Văn học phương Tây (mới) của nhiều tác giả
biên soạn, phần về Ernest Hemingway do PGS.TS Đặng Anh Đào viết. Tác
giả đã phác thảo vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hemingway, sau
đó, tác giả đi vào tìm hiểu một số tác phẩm của Hemingway trong đó có phần
viết về Ông già và biển cả. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu vấn đề cốt truyện và
điểm nhìn, hiện thực và biểu tượng trong tác phẩm, giúp người đọc thấy được
những điều lí thú về các vấn đề nêu ở trên. Bên cạnh đó, tác giả có nói đến
vấn đề huyền thoại song không nêu theo hướng tiếp nhận [ 35; 719-722].

Ba là cuốn giáo trình Văn học Âu Mĩ (cũ) do Phùng Văn Tửu biên soạn,
tác giả cũng nêu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, quan niệm văn chương của
Hemingway, sau đó, tác giả cũng đi vào tìm hiểu, phân tích tác phẩm Ông già
và biển cả.
Bốn là cuốn giáo trình Văn học Âu Mĩ (mới) do Lê Huy Bắc chủ biên,
tác giả cũng nêu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hemingway, sau đó, tác
giả cũng đi vào tìm hiểu, phân tích tác phẩm Ông già và biển cả trên nhiều
phương diện từ nội dung đến nghệ thuật. [34]
Năm là sách giáo viên Ngữ Văn lớp 12 (Phần văn học nước ngoài và lí
luận văn học – Nhà xuất bản giáo dục, 1998), PGS.TS Đặng Anh Đào bàn
đến tác phẩm Ông già và biển cả, tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa biển cả

5


và ông già, biển cả - khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động
sáng tạo của con người.
Sáu là trong lời mở đầu cuốn sách dịch Ông già và biển cả, nhà văn
Huy Phương cũng đưa ra ý kiến: “Với một nội dung tưởng chừng như đơn
giản, thiên tiểu thuyết đã nên lên được những nét rất sâu sắc và cảm động về
sức mạnh và khát vọng của con người”. [27; 78]
Tựu chung lại, các cuốn giáo trình, cuốn sách không đề cập trực tiếp
đến các hướng tiếp nhận tác phẩm Ông già và biển cả như hướng đi của
chúng tôi.
3.2.2. Từ điển và sách nghiên cứu
Tiếp đến phải kể tới một số từ điển và cuốn sách của những nhà nghiên cứu:
Thứ nhất, trong cuốn Từ điển văn học, nhiều tác giả, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997 cũng có phần viết cuộc đời, sự nghiệp sáng
tác của Hemingway, sau đó, tác giả cũng có bàn luận về tác phẩm Ông già và
biển cả.

Thứ hai, năm 1990, cuốn Tiểu thuyết Pháp hiện đại – Những tìm tòi đổi
mới của Phùng Văn Tửu ra đời. Tác giả đã phân tích “Ông già và biển cả” để
chứng minh luận điểm “Tiểu thuyết là đề tài của tiểu thuyết”. Bài viết tập
trung phân tích độc thoại nội tâm của tác phẩm, nêu đặc trưng của đối thoại,
độc thoại nội tâm, cốt truyện và một số vấn đề xung quanh nguyên lí Tảng
băng trôi. Qua đó, các đặc trưng của Santiago đã được thể hiện.
Thứ ba, cuốn Ernest Hemingway – Núi băng và Hiệp sĩ, Nhà xuất
bản Giáo dục, 1999, của tác giả Lê Huy Bắc, trong phần Núi băng, tác giả
đã đi vào phân tích nguyên lí Tảng băng trôi của Hemingway và sự vận
dụng nguyên lí qua các bình diện: đối thoại, độc thoại nội tâm, nhân vật,
không – thời gian, cốt truyện trong tác phẩm Ông già và biển cả trong gần
20 trang viết.

6


Thứ tư, trong cuốn Ernest Hemingway – Ông già biển cả, do Lê Huy
Bắc chủ biên, Nhà xuất bản văn học, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây,
1999, đã có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu bàn về tác phẩm Ông già
và biển cả như: Phùng Văn Tửu chỉ rõ: “Tác phẩm miêu tả cuộc vật lộn gay
gắt của con người với thiên nhiên đầy chân thực, từ đó nâng lên tầng ý nghĩa
thứ hai, nêu bật cái quyết liệt, tàn bạo của đời sống và khả năng chống trả con
người” [8;149] và “không loại trừ khả năng nhà văn muốn viết một tác phẩm
để thử thách xem nghệ thuật độc thoại nội tâm dưới ngòi bút của mình có thể
tung hoành tới đâu…Từ đó ông đi tới Ông già và biển cả [8; 145]. Lê Nguyên
Cẩn khi bàn về Ông già và biển cả cũng có lời bình: “Ông già bé nhỏ ấy được
đặt vào biển cả mênh mông. Nhưng cái mênh mông này lại mang cái đơn điệu
bởi sự trống vắng của nó…”, đó là vấn đề mối liên hệ giữa ông già và biển cả.
Thứ năm, trong cuốn Tiểu thuyết của Hemingway của Lê Đình Cúc Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1999, gồm sáu chương, tác giả cũng dành hẳn
chương thứ năm để bàn về tác phẩm Ông già và biển cả. Tác giả đã nhận xét:

“Ông già và biển cả cũng là cuốn tiểu thuyết thể hiện những thủ pháp nghệ
thuật độc đáo của Hemingway: chủ nghĩa hiện thực với khả năng vô cùng của
nó” [16; 38]
Tựu chung lại, các cuốn sách cũng không đề cập trực tiếp đến các
hướng tiếp nhận tác phẩm Ông già và biển cả như hướng đi của chúng tôi,
song cũng có bàn đến một số khía cạnh liên quan đến đề tài như: khía cạnh
hiện thực, huyền thoại.
3.2.3. Các bài báo, bài nghiên cứu
Tiếp đến phải kể đến một số bài báo, bài nghiên cứu của các tác giả
đăng trên các báo và tạp chí.
Năm 1962, Phong Lê có bài Ông già và biển cả đăng trên Tạp chí văn
học, tác giả đã đưa ra những ý kiến bàn luận về tác phẩm: “Vấn đề đặt ra chủ

7


yếu của thiên truyện là vẫn đề tranh đấu giữa con người với thiên nhiên”. [25;
118]
Trong Tạp chí văn học số 2 – 1985, nhà nghiên cứu Lê Đình Cúc có bài
viết Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu của ông, tác giả đưa ra lời bình:
“Ông già và biển cả làm cho người đọc liên hệ nhiều đến con người với số
phận của nó trong vũ trụ và lịch sử. Từ cái mõm nhọn, đầy răng nhọn của lũ
cá mập đến biển hài hòa xanh ngát với những con chim én nhỏ nhắn có giọng
hót buồn buồn và thanh. Trong suy nghĩ của ông lão luôn hiện về những cảnh
xa xưa, thời trẻ tuổi ông đi săn, ông được thấy những con sư tử ở bãi biển ở
Châu Phi. Tất cả đều gợi cho ta cảnh hoang sơ, thanh bạch, giản dị của con
người trong buổi khia thiên lập địa”. [14; 113]
Tiếp đó, trong bài Nghệ thuật tiểu thuyết Hemingway in trong Tạp chí
văn học, số 2, năm 1985, nhà nghiên cứu Lê Đình Cúc tiếp tục phát hiện
những lớp nghĩa mới khá bất ngờ, táo bạo từ tác phẩm Ông già và biển cả

như: Santiago và tôn giáo, kinh thánh; Santiago và chiến tranh; Santiago và
vấn đề sinh thái môi trường.
Trong bài Đặc trưng không gian, thời gian và các hình ảnh tượng
trưng, huyền thoại trong tiểu thuyết Hemingway đăng trên Thông báo khoa
học số 4, 1995, tác giả Lê Huy Bắc cũng đề cập đến thời gian trong tác phẩm
Ông già và biển cả: “thời gian ban ngày lấn át đêm tối” và đôi dòng về huyền
thoại Santiago.
Trong bài Thế giới nhân vật nhân vật trong tiểu thuyết của Hemingway
đăng trên tạp chí văn học số 7, 1995, tác giả Lê Huy Bắc cũng có bàn đến tác
phẩm Ông già và biển cả với nhân vật Santiago: “lão không quan tâm đến
chuyện ăn uống nhọc nhằn…chỉ quyết tâm bắt cho bằng được con cá xứng
đáng với khả năng của mình…hành động ấy của ông lão như một hành động
nhằm khẳng định sự tồn tại”[2; 44]. Bởi lẽ với dân chài, không đánh được cá
có nghĩa là đã chết. Ông lão chiến thắng. Thông điệp cuối cùng: con người có

8


thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục – cũng là thông điệp chung cho
con người.
Trong bài Ông già và biển cả đăng trên tạp chí văn học nước ngoài số
3, 1996, Lê Huy Bắc cũng đưa ra nhận xét: “Là kiệt tác quyết định giải Nobel
của Hemingway, Ông già và biển cả chứa đựng vô số mối quan hệ. Tập trung
lại tôi thấy nổi bật nhất là quan hệ giữa ông già và biển cả…” [3; 26]
Trong bài Đối thoại và độc thoại nội tâm của Hemingway đăng trên tạp
chí văn học số 7, 1997, Lê Huy Bắc đã đề cập đến tác phẩm Ông già và biển
cả ở phương diện độc thoại nội tâm của nhân vật. Tác giả đã thống kê được
111 lần Santiago nói (he said) và 162 lần Santiago nghĩ (he thought). Độc
thoại nội tâm dần chuyển thành “hiện tượng đối thoại hóa độc thoại nội tâm”
và khiến Ông già và biển cả không chỉ có một Santiago mà còn có hai, ba

hoặc nhiều Santiago.
Trong tạp chí Châu Mĩ ngày nay, số 3, năm 1998, nhà nghiên cứu Huy
Liên cũng có bài viết Ông già và biển cả. Huy Liên đã nhận định: “Hoàn cảnh
thách thức gay gắt và khốc liệt làm nổi bật sức mạnh tinh thần vô song của
nhân vật. Câu chuyện vừa bắt đầu, nhân vật đã được đặt trong một tình huống
cực hạn…” và theo Huy Liên thì “quan hệ giữa nhân vật và thế giới tự nhiên
là quan hệ phức tạp, vừa hài hòa, vừa mâu thuẫn” [26; 54-55]
Trong bài Ông già và biển cả của Hemingway đăng trên tạp chí nghiên
cứu văn học, số 1, 2010, tác giả Lê Huy Bắc đi vào phân tích đoạn trích trong
tác phẩm Ông già và biển cả trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12. Tác giả tập
trung vào hành trình săn đuổi con cá kiếm của ông lão Santiago, chỉ ra nét đặc
sắc nhất của văn bản, nêu diễn biến, hành động của ông lão Santiago, những
cảm giác, suy nghĩ, độc thoại nội tâm của ông lão về cuộc chiến cuối cùng với
cá kiếm: “Mày đang giết tao, cá à”, “Con cá là vận may của ta”. Qua việc

9


phân tích đó, tác giả giúp người đọc hiểu sâu hơn về đoạn trích nói riêng và
toàn bộ tác phẩm Ông già và biển cả nói chung.
Tựu chung lại, các bài báo, bài nghiên cứu cũng không đề cập trực tiếp
đến các hướng tiếp nhận tác phẩm Ông già và biển cả như hướng đi của
chúng tôi.
3.2.4. Các luận án, luận văn
Bên cạnh những bài viết trên các báo, tạp chí, chúng tôi phải kể đến
một số luận văn tốt nghiệp sau đại học như:
Luận án Phó tiến sĩ với đề tài: Tiểu thuyết về chiến tranh của
Hemingway, trong năm 1985, Lê Đình Cúc cũng đã bàn đến tác phẩm Ông
già và biển cả. Luận án gồm năm chương, khảo sát chủ yếu các tác phẩm:
Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai…. Phần viết về nghệ

thuật (Chương 5) tác giả triển khai sâu hơn các vấn đề đã được đưa ra trong
bài báo cùng năm: Hemingway và những tác phẩm tiêu biểu của ông.
Luận án Tiến sĩ Hemingway ở Việt Nam của tác giả Bùi Thị Kim Hạnh.
Trong khuôn khổ luận án, tác giả đã đối chiếu quá trình dịch tác phẩm Ông
già và biển cả của Hemingway, xem xét độ lệch giữa nguyên bản và các bản
dịch (Ông già và biển cả của Mặc Đỗ; Ngư ông và biển cả của Bảo Sơn; Ông
già và biển cả của Huy Phương, của Lê Huy Bắc) ở một vài đoạn trích trong
tác phẩm. Qua quá trình đối chiếu, xem xét độ lệch giữa nguyên bản và các
bản dịch khác nhau, tác giả đã cho người đọc thấy chi có hiểu tiếng nước
ngoài thôi thì chưa chắc đã dịch được. Dịch thuật còn phụ thuộc vào khả năng
diễn đạt bằng ngữ dịch với kiến thức văn hóa sâu rộng. Sự đối chiếu trên đã
góp thêm một phương diện nghiên cứu về tác phẩm Ông già và biển cả.
Hay luận văn Thạc sĩ Vấn đề thời gian trong Ông già và biển cả của
Đoàn Thị Minh Chi [12]. Tác giả đã nghiên cứu về thời gian trong tác phẩm.
Trong khuôn khổ khảo sát từng hiện tương thời gian trong tác phẩm, Đoàn

10


Thị Minh Chi có những phát hiện thú vị về ý nghĩa các loại thời gian được
nhìn ở nhiều góc độ: thời gian vật lí, thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt hiện tại, quá khứ, tương lai, thời gian trong mối quan hệ với không gian, với
sự phát triển của hình tượng.
Trên đây là một số ý kiến, một số lời bàn, lời nhận xét về tác phẩm
Ông già và biển cả của nhiều tác giả mà chúng tôi thu thập được. Mặc dù
chúng tôi tập hợp chưa được đầy đủ nhưng qua đó, chúng tôi vẫn nhận thấy
có rất nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu khi tiếp nhận tác phẩm
này. Một số công trình của Phùng Văn Tửu, Lê Huy Bắc, Đặng Anh Đào, Lê
Đình Cúc… có những gợi ý liên quan đến đề tài.
3.2. Về tiếng Anh
Vì năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ tìm hiểu được một số công trình sau:

Trong các tuyển tập văn học như: American Literature, của C. Books,
St Martin’s Press, New York, 1974 và American Literature của E. Elliott (ed),
A Prentice Hall anthology, Vol 2, Pretice Hall, USA, 1991 có nghiên cứu về
Hemingway, song vì số trang của tuyển tập có hạn nên người viết chỉ nêu
những nhận định khái quát, và trong đó cũng có nhắc đến đôi nét về tác phẩm
Ông già và biển cả.
Trong bài báo Which features of modernism and realism are found in
The Old Man and the Sea by Ernest Hemingway đăng bởi Romaissa vào ngày
21/6/2011 trên trang web <> đã có bàn đến vấn đề có
hay không: yếu tố hiện thực và yếu tố hiện đại trong tác phẩm Ông già và
biển cả của Ernest Hemingway.
Rồi khi Jean Dutourd dịch tác phẩm Ông già và biển cả từ nguyên bản
tiếng Anh sang tiếng Pháp đã đưa vào cụm từ “Il était une fois” là bằng chứng
cho thấy ông ít nhiều tiếp nhận văn bản nguồn The Old Man and the Sea của
Hemingway như một truyện cổ tích. Hơn nữa, trong bài báo Jean Dutourd-

11


François Bon, qui est le meilleur Hemingway? (Jean Dutourd-François Bon,
ai dịch Hemingway tốt hơn?), Le Nouvelobs, David Caviglioli cũng cảm nhận
tác phẩm của Hemingway như một truyện dân gian, vì thế ở đây có đề cập
đến một khía cạnh mà chúng tôi đang đi tìm hiểu.
Tựu chung lại, các tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu không đề cập trực tiếp
đến các hướng tiếp nhận tác phẩm Ông già và biển cả như hướng đi của
chúng tôi, song cũng có bàn đến một số khía cạnh liên quan đến đề tài như:
khía cạnh hiện thực, khía cạnh cổ tích, khía cạnh huyền thoại.
Ở phần nội dung của luận văn, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu tác
phẩm, nhằm nêu lên một vài cách tiếp nhận, hướng tiếp nhận cơ bản tác phẩm
Ông già và biển cả của Hemingway dựa trên lí thuyết tiếp nhận. Chúng tôi

nhấn mạnh sự tiếp nhận ở đây là người đọc. Bởi lẽ, có rất nhiều hướng tiếp
nhận, và mỗi một người đọc tác phẩm sẽ có một cách tiếp cận khác nhau. Từ
đó tìm ra đâu là phần nổi, đâu là phần chìm, giúp cho bản thân và người đọc
hiểu thêm về tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway.
4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đặc điểm đối tượng khoa học, mục đích, nhiệm vụ và phạm
vi nghiên cứu, chúng tôi xác định cần vận dụng các phương pháp chính yếu
sau đây:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
5. Dự kiến đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn có những đóng góp sau:
- Nêu lên một vài cách tiếp nhận, hướng tiếp nhận cơ bản tác phẩm
Ông già và biển cả của Hemingway dựa trên lí thuyết tiếp nhận; nhấn mạnh
sự tiếp nhận ở đây là người đọc.

12


- Chúng tôi muốn tìm ra đâu là phần nổi, đâu là phần chìm trong mỗi
cách tiếp nhận, từ đó giúp cho chúng tôi hiểu thêm về tác phẩm Ông già và
biển cả của Hemingway và có thể áp dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình
dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, trường Cao đẳng, Đại học.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba phần chính:
Chương 1: Hướng tiếp nhận Ông già và biển cả như một truyện “hiện thực”
Chương 2: Hướng tiếp nhận Ông già và biển cả như một truyện cổ tích
Chương 3: Hướng tiếp nhận Ông già và biển cả như một huyền thoại


13


CHƯƠNG 1. HƯỚNG TIẾP NHẬN ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ NHƯ MỘT
TRUYỆN “HIỆN THỰC”
Chúng tôi đi vào hướng tiếp nhận Ông già và biển cả như một truyện
“hiện thực” là bởi trong cuốn Tiểu thuyết của Hemingway – NXB Khoa học
xã hội, 1999 của Lê Đình Cúc, tác giả đã đưa ra nhận định: “Ông già và biển
cả của Hemingway với gần một trăm trang nguyên tác thật mỏng manh nhưng
nhiều nhà nghiên cứu văn học đã dễ dàng công nhận là cuốn tiểu thuyết hiện
thực xuất sắc nhất thế kỉ XX”.
Thêm vào đó, trong bài báo Which features of modernism and realism
are found in The Old Man and the Sea by Ernest Hemingway đăng bởi người
viết Romaissa vào ngày 21/6/2011 trên trang web <>
đã có bàn đến vấn đề có hay không: yếu tố hiện thực và yếu tố hiện đại trong
tác phẩm Ông già và biển cả của Ernest Hemingway.
Hơn nữa, Hemingway là một nhà văn hay thu thập tư liệu, những hiện
thực đời sống để viết, dù viết về đề tài gì: hai cuộc chiến tranh thế giới, đấu
bò, săn thú, châu Phi hay châu Mĩ… ông đều nhằm mục đích “viết một áng
văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. Trong những bài viết về cuộc
đời và sự nghiệp sáng tác của Hemingway, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến
những ngày Hemingway còn niên thiếu – đó là “những kỉ niệm vô cùng đẹp
đẽ khi cha ông thường dẫn ông đi câu cá, săn bắn, truyền cho ông những niềm
ham thích” [8;19]. Nếu mẹ Hemingway là người muốn hướng ông yêu Chúa
thì cha ông lại hướng ông đến với thiên nhiên. Thuở nhỏ, gia đình
Hemingway nhiều lần tổ chức picnic đến những miền xa. Cùng với tình cảm
ấy là niềm say mê săn bắn, câu cá. Mặc dù là người ham thích săn bắn nhưng
cha của Hemingway luôn giữ nguyên tắc dạy con là không được bắn giết bừa
bãi, phải biết quý sinh. Hemingway được dạy câu cá từ lúc bắt đầu bập bẹ đôi
tiếng. Những lần dã ngoại, trên bờ hồ hay trong rừng, khi Hemingway hỏi về


14


những điều chưa biết thì cha ông - người có biệt tài giải thích các sự vật, hiện
tượng đã trả lời cực kì đơn giản và hấp dẫn. Điều đó đã để lại dấu ấn trong
phong cách tự sự của Hemingway.
Thêm vào đó, trong những năm cuộc đời, những năm 30, ông sống
nhiều ở Tây Ban Nha, đi câu ở Cuba, săn sư tử ở Châu Phi… Khi đi đánh cá,
ông còn phát hiện ra giống cá mới. Các nhà sinh vật học đã lấy tên
Hemingway để đặt tên cho loài cá đó – đây là một vinh dự cho nhà văn và
cũng là vinh dự cho các nhà sinh vật cùng giống cá của họ. Những năm 50,
ông sống ở Cuba, ở thành phố LaHabana, ông cũng đi câu cá, săn bắn. Sau
gần 10 năm sống ở Cu-ba, Hemingway cho ra đời tác phẩm Ông già và biển
cả. Có lẽ mười năm sống ở Cuba đã góp thêm cho nhà văn những tư liệu để
viết tác phẩm này. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La
Habana. Một thuỷ thủ trên con tàu của ông được xem là nguyên mẫu của
Santiago. Những hình ảnh con người thật, cảnh vật hùng vĩ sẽ được làm bất tử
trên những trang sách Ông già và biển cả.
Rồi từ những năm đầu thế kỉ XX, trên thế giới đã có nhiều nhà lí luận
nghiên cứu về lí thuyết tiếp nhận (đặc biệt là ở phương Tây). Chúng ta có thể
kể đến những tác giả tiêu biểu như: Husserl, Heidegger, Robert Jauss,
Wolfgang Iser… Wolfgang Iser (1926 – 2007) là lý thuyết gia tiêu biểu của
trường phái Konstanz, cùng với Hans Robert Jauss, ông tạo nên những
chuyển biến trong nhận thức về văn học từ góc độ tiếp nhận.
Wolfgang Iser cho rằng văn bản văn học là một cấu trúc bao gồm
những yếu tố đã bị lược hóa, ý nghĩa của nó nằm trong ý thức người tiếp nhận
và ông cũng cho rằng trải nghiệm của quá trình đọc tương tự như việc ta tiếp
thu một kinh nghiệm mới. Nó làm ta mở rộng biên giới kinh nghiệm, và phơi
bày những góc khuất trong thế giới tâm hồn của chính mình.


15


Hans Robert Jauss nói về khái niệm “chân trời chờ đợi” và “sự chuyển
đổi chân trời”, trong đó Jauss cho rằng một tác phẩm có giá trị là nó khơi gợi
sự chờ đợi của người đọc rồi từng bước phá hủy sự chờ đợi ấy.
Mỗi tác giả đưa ra những quan điểm không giống nhau, tuy nhiên họ
cũng có điểm đồng nhất đó là các vấn đề: Sự hiểu một văn bản văn học xảy ra
như thế nào? Những người đọc thuộc các nhóm xã hội – lịch sử và các thời
đại khác nhau có những kinh nghiệm gì trong việc tiếp nhận văn bản. Các nhà
lí luận đều đề cao vai trò của người tiếp nhận trong nghiên cứu văn học. Và
chúng tôi muốn nhấn mạnh sự tiếp nhận ở vai trò của người đọc như thế.
Từ những nhận định của những nhà nghiên cứu, từ những bài báo, từ
chính tiểu sử của nhà văn Hemingway – người luôn thu thập tư liệu để viết,
luôn gắn bó với hiện thực cuộc sống, từ lí thuyết tiếp nhận chúng tôi đi vào
tìm hiểu hướng tiếp nhận Ông già và biển cả như một truyện “hiện thực”.
1.1. Không gian
1.1.1. Không gian hiện thực
Không gian giữ vai trò rất quan trọng trong việc kiến tạo nên “ngôi
nhà” của tác phẩm. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ
nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm về cuộc sống. Qua
không gian người đọc sẽ thấy rõ hơn diện mạo nhân vật và các lớp nghĩa tác
giả gửi gắm. Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian,
không có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Và không gian trong
tác phẩm Ông già và biển cả là không gian biển cả mênh mông, theo như
Phùng Văn Tửu nhận xét: “Còn có không gian nào mênh mông hơn trời cao
vô tận, biển sâu hun hút, bốn phương bát ngát đều chẳng thấy đâu là bờ bến”
[31; 147]. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một người đánh cá tài giỏi, ông lão
Santiago vẫn xem hướng mặt trời, hướng gió, các hướng đi trên biển.


16


Các hướng đi trong ba ngày ông lão Santiago lênh đênh trên biển: ngày
thứ nhất, ông lão đi vào vùng biển Giếng Lớn: “Lúc này lão đang bơi thuyền
trên vùng biển mà những người dân chài thường gọi là Giếng lớn vì ở đấy đột
nhiên có một cái vực sâu quãng một nghìn rưỡi thước và dòng nước đập vào
thành vực đã tạo nên những xoáy nước cuốn về rất nhiều cá” [27; 37]; sau đó
ông lão đi về hướng Đông “lúc này nhìn về hướng đông, lão già không thấy
chói mắt lắm nữa” [27; 43] đến đêm, ông lão vẫn xác định được hướng đi:
“Lúc này tốc độ con thuyền có giảm bớt và quầng sáng trên thành phố
Havana đã mờ hẳn đi. Dựa theo đó, lão đánh cá có thể đoán chắc dòng nước
đang đưa lão về hướng đông. Lão nghĩ thầm, mình không nom thấy ánh đèn
của thành phố Havana nữa, như vật có nghĩa là con thuyền của mình đang tạt
về hướng đông” [27; 62].
Ngày thứ hai, sau khi con cá Kiếm cắn câu và kéo ông lão đi rất xa, lúc
này ông lão không xác định được phương hướng và thấy mình trơ trọi giữa
biển: “Lão đưa mắt nhìn xung quanh mặt biển một lượt và thấy mình vô cùng
trơ trọi” [27; 81]. Dường như lúc này, con thuyền của ông lão đang đi về
hướng Bắc.
Ngày thứ ba, với kinh nghiệm lão luyện, nhà nghề, ông lão Santiago đã
nghe chiều gió thổi, xoay cánh buồm, ông sẽ trở thuyền theo hướng Nam và
Tây; rồi chèo thuyền quay hướng Tây Nam để có thể, trở về bờ biển, trở về
đất liền: “Mình sẽ trở thuyền theo hướng nam và hướng tây. Đi biển thì có
bao giờ lạc đường được mà” [27; 121] và “Ngả mình đằng sau lái, lão già
quay thuyền theo hướng tây nam. Lão không cần phải có địa bàn mới biết đâu
là hướng tây nam. Lão chỉ cần nghe hướng gió bắc thổi và chiều xoay trở của
cánh buồm là đủ”. [27; 131]


17


Không gian hiện thực trong tác phẩm mà người đọc dễ dàng nhận thấy
nhất chính là không gian biển cả mênh mông. Người đọc còn xác định được
hướng đi của ông lão Santiago trong ba ngày lênh đênh trên biển:
Ngày thứ nhất: con thuyền của ông lão tạt về hướng Đông.
Ngày thứ hai: ông lão đang đi về hướng Bắc.
Ngày thứ ba: ông lão trở thuyền theo hướng Nam và hướng Tây.
Chúng tôi đã thể hiện không gian – các hướng đi trong ba ngày của ông
lão Santiago bằng sơ đồ sau:
Không gian

B
T

Đ
N

0

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Thời gian

Không gian hiện thực trong tác phẩm không chỉ có không gian biển cả

mênh mông mà còn có những không gian khác như: không gian túp lều nơi
ông lão sống, không gian khách sạn Terrace, không gian của cả thành phố
Havana, tất cả đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh hiện thực cho Ông già và
biển cả.
Không gian túp lều nhỏ bé của ông lão được đặt bên cạnh không gian
biển cả rộng lớn mênh mông và trong khung cảnh của khách sạn Terrace và
thành phố Havana, nó như một ốc đảo riêng biệt thể hiện cuộc sống cô đơn,
nghèo nàn và lạc lõng của ông lão. Túp lều cuả ông lão rất nhỏ bé, chật hẹp và
ảm đạm, nó gợi lên một không gian tù túng, vây hãm con người, gợi cho ta
cảm giác xót xa trước cuộc sống nghèo nàn của ông lão – một cuộc sống hết

18


sức buồn tẻ và cô đơn. Không gian nhỏ bé của túp lều trước hết đối lập với cái
phóng khoáng, cái bao la bát ngát của biển cả và bầu trời. Đồng thời qua sự
đối lập giữa túp lều nhỏ và không gian thoáng đãng sẽ càng làm nổi bật cuộc
sống tù túng nơi đất liền của ông lão, không gian túp lều khép kín cũng phản
ánh mối giao lưu hạn hẹp giữa ông lão và xã hội loài người. Hơn nữa, trong
túp lều của ông lão, mọi thứ đều đơn sơ và nghèo nàn: “Túp lều một gian này
làm bằng thứ vỏ một loại cây dừa nước rất rắn gọi là guanô. Trong lều có một
cái giường, một cái bàn và một cái ghế” [27; 17]; trên nền đất trống có có một
cái bếp để nấu bằng than củi. Tất cả các đồ vật đều không có bóng dáng của
nề văn minh hiện đại. Không gian túp lều khiến người đọc liên tưởng tới cuộc
sống của con người trong buổi sơ khai - một cuộc sống hết sức đơn sơ, thanh
bạch và giản dị. Rồi đặt túp lều bé nhỏ đơn sơ, nghèo nàn đối lập với khung
cảnh ồn ào và náo nhiệt của khách sạn Terrace, thành phố Havana để làm nổi
bật sự cô đơn của ông lão Santiago; đồng thời nhà văn Hemingway cũng
muốn làm nổi bật sự tương phản giữa thế giới hoang sơ của ông lão với cuộc
sống văn minh hiện đại của xã hội loài người trong thời đại công nghiệp.

Hemingway đặt túp lều- không gian tù túng, chật hẹp và khép kín bên cạnh
không gian mở hết sức rộng lớn - biển cả khiến túp lều như một hòn đảo nhỏ
giữa đại dương bao la, bên cạnh một cuộc cống ồn ào, sôi động của xã hội
hiện đại. Tác phẩm Ông già và biển cả mở ra bằng hình ảnh túp lều – nơi xuất
phát – nơi ông lão ra đi thực hiện khát vọng và khép lại cũng bằng hình ảnh
túp lều - bến bờ dừng chân, nơi ông lão trở về sau chuyến đi câu mấy ngày
liền - một chuyến phiêu lưu đầy gian khổ trên biển cả. Túp lều được lặp lại
như thế như một điệp khúc với dụng ý của tác giả Hemingway: con người như
ông lão Santiago chỉ có thể sống thanh thản và bình yên trong túp lều của
mình; còn xã hội hiện đại với đời sống văn minh công nghiệp luôn đe dọa con
người, gây cho con người tâm trạng bất an.

19


Không gian khách sạn Terrace, thành phố Havana là những hình ảnh
được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm Ông già và biển cả. Hai không
gian này được đặt bên cạnh túp lều của ông lão như là một bức tranh phong
cảnh với những gam màu đối lập và tương phản nhau gay gắt. Trước hết,
không gian khách sạn Terrace, thành phố Havana là hình ảnh của xã hội con
người trong thời đại văn minh. Những không gian này tượng trưng cho cuộc
sống ồn ào và sôi động của con người trong xã hội công nghiệp hiện đại. Nó
đối lập với cái im lìm và tĩnh tại trong túp lều bé nhỏ của ông lão. Dường như
cái không khí sôi động, ồn ào và đày ánh sáng của khách sạn Terrace, thành
phố Havana luôn đe dọa chực lấn át và nuốt chửng cái thế giới nhỏ bé của ông
lão Santiago. Người đời dường như lãng quên sự tồn tại của túp lều tồi tàn
của ông lão già nua, sống nghèo nàn, đơn độc, vô danh bên bờ biển mênh
mông. Người đọc không khỏi có cảm giác ngậm ngùi, xót xa trước hoàn cảnh
sống của ông lão - một cuộc sống lạc hậu của một con người lạc lõng, thui
thủi, tách biệt với cuộc sống phồn hoa của xã hội hiện đại. Khắc họa sự đối

lập giữa hai không gian, nhà văn Hemingway muốn nhấn mạnh sự vô tâm, sự
thờ ơ đáng trách của người đời đối với ông lão. Tác phẩm khép lại nhưng dư
âm của nó vẫn còn đọng mãi. Chúng ta vẫn như còn thấy bóng hình của một
ông già nhỏ bé, vô danh trước cái bao la vô tận của cuộc đời. Ngoài ra, tác
phẩm còn như một tiếng thở dài ngậm ngùi của tác giả, là tiếng nói cảm thông
với thân phận bé nhỏ của những người lao động qua cuộc hành trình đầy gian
khổ của nhân vật ông lão Santiago để thực hiện khát vọng khẳng định sự tồn
tại của mình, nhưng kết quả chỉ còn lại bộ xương cá trước con mắt thờ ơ của
người đời.
Không gian hiện thực trong tác phẩm Ông già và biển cả là không gian
biển cả mênh mông và những không gian khác như: không gian túp lều nơi
ông lão sống, không gian khách sạn Terrace, không gian của cả thành phố

20


Havana, tất cả đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh hiện thực cho tác phẩm, đã
góp phần bộc lộ tính cách và hành động của con người một cách sâu sắc và
toàn diện.
1.1.2. Sự tiếp nhận không gian hiện thực
Tiếp nhận văn học với lý thuyết tiếp nhận hiện đại đã đặc biệt khẳng
định vai trò của người đọc như là một người đồng sáng tạo với nhà văn trong
việc tạo ra giá trị mới cho tác phẩm văn học. Đó là sự chuyển dịch trung tâm
từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc. Với quan niệm này, tác phẩm văn
học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt động của ngôn ngữ, nhưng
đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía người đọc để tạo nên
những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn học như là hình thức đọc đặc trưng mà
lý luận từ phía sáng tác không giải thích được. Và như vậy, xét từ cách tiếp
cận này, việc nghiên cứu bản chất của tác phẩm văn học cũng chính là nghiên
cứu mối quan hệ giữa văn bản và người đọc. Do đó, hoạt động tiếp nhận văn

học là một hoạt động mang tính sáng tạo.
Và trong hướng tiếp nhận tác phẩm Ông già và biển cả như một truyện
“hiện thực”, ở khía cạnh không gian hiện thực, chúng tôi thấy đối tượng tiếp
nhận - người đọc ở đây là những học sinh đang học chương trình ở bậc Phổ
thông trung học; những sinh viên đang học chương trình Cao đẳng, Đại học;
những người đọc bình thường đến với tác phẩm này. Bạn đọc đón nhận tác
phẩm của Hemingway một cách dễ dàng, tiếp cận và tiến thẳng vào tác phẩm
mà không gặp cản trở gì. Những đối tượng tiếp nhận tác phẩm Ông già và
biển cả theo hướng hiện thực là bởi hoàn cảnh tiếp nhận của họ, hoàn cảnh
học tập khiến họ tiếp cận tác phẩm theo nghĩa đen, nghĩa hiện thực nhất.
1.1.3. Không gian “hiện thực” thế kỉ XX
Nhưng dường như không gian trong tác phẩm Ông già và biển cả
không chỉ là không gian hiện thực, phản ánh các hướng đi trong ba ngày của

21


ông lão Santiago, đúng như đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực kiểu cũ, mà
không gian ấy còn là không gian thử thách, không gian “hiện thực” thế kỉ XX.
Giữa không gian biển cả rộng lớn, mênh mông, ông lão Santiago một mình cô
độc chống chọi với đàn cá mập hung dữ, bảo vệ thành quả của mình là con cá
kiếm. Hiếm có một nhân vật nào trong văn học lại bị ném vào một không gian
vô cùng vô tận như thế. Nếu coi đây là hoàn cảnh của một bức tranh về biển
thì có lẽ hình ảnh ông già cùng chiếc thuyền câu chỉ là một chấm nhỏ trên đại
dương bao la. Chính ông lão cũng nói: “Đại dương vô cùng vô tận, thuyền
câu thì quá ư nhỏ bé nên khó nhìn thấy”. Nhưng không gian ấy “rộng mà hẹp,
vì chỗ nào cũng chỉ đơn điệu có trời và biển khiến ta có cảm giác bị vây bọc
như bốn bức tường, chẳng có ngoại cảnh nào làm phân tán tư duy của ta”.
Không gian ấy càng làm cho ông lão cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Biển
cả thì bao la nhưng con người không thể tìm được một nguồn an ủi: chim

không hiểu được tiếng người, cá không nghe được người nói, nước thì mênh
mông, mây thì hờ hững… Một không gian rộng lớn, không người giao cảm,
không gian ấy được nhân lên nhiều chiều bởi nhân vật một mình phải đối diện
với chiều cao, chiều sâu, chiều dài của biển cả, của bầu trời và đại dương
xanh thẳm. Tất cả đối diện với thân phận già nua và cô đơn của ông lão. Đặt
ông lão Santiago giữa không gian biển cả hùng vĩ, bao la, mênh mông vô hạn,
nhà văn Hemingway đã làm nổi bật sức mạnh, sức sống quật cường, ý chí,
nghị lực và khả năng tiềm tàng của con người để từ đó khẳng định và ngợi ca
con người. Có thể nói, giữa không gian bao la của biển cả, con người càng
nhỏ bé, đơn độc, già nua bao nhiêu thì ý chí và nghị lực từ đó càng được nhân
lên bấy nhiêu. Những phạm trù đối lập không những không cạnh tranh lấn át
nhau mà nó lại càng tôn vinh vẻ đẹp trong nhân cách của con người. Không
gian mênh mông làm nổi bật lên hình ảnh con người cô đơn, nhỏ bé. Và chính
sự nhỏ bé, cô đơn ấy càng làm nổi bật phẩm chất cũng như sức mạnh phi

22


thường của con người trước biển cả. Vì vậy không gian biển cả chính là cái
nền để nhân vật tự bộc lộ và khẳng định mình, hơn thế đấy chính là thước đo
cho phẩm chất, ý chí và nghị lực của con người. Mặc dù trên biển đầy những
khó khăn, thử thách cam go nhưng ông lão Santiago không chịu khuất phục,
không cam chịu trước số phận mà ngược lại lão vẫn tiếp thục thách thức, đối
đầu với số phận. Đôi lúc trong ông cũng có sự yếu đuối song đó chỉ là những
giây phút thoáng qua, để sau đó con người vẫn luôn hướng tới phía trước và
khẳng đinh sự tồn tại của mình. Không gian như thế mang dáng dấp của
không gian “hiện thực” thế kỉ XX.
1.2. Thời gian
1.2.1. Thời gian hiện thực
Toàn bộ tác phẩm Ông già và biển cả là cuộc đời ông lão trong năm

ngày. Trong đó, hai ngày là ở trên đất liền: một ngày trước khi ông lão ra khơi
và một ngày sau khi ông lão trở về. Song hai ngày đó chiếm một số trang rất
khiêm tốn trong tác phẩm (19 trang, theo bản dịch Ông già và biển cả của
Vương Đăng). Còn lại là ba ngày ông lão lênh đênh trên biển cả mênh mông.
Khoảng thời gian đó được Hemingway miêu tả trong phần lớn tác phẩm (hơn
60 trang).
Trong ba ngày, thời gian vật lí mỗi ngày đều có hai mươi tư giờ đồng
hồ bằng nhau. Các hình thức thời gian vật lí cụ thể xuất hiện trong tác phẩm
như: ngày, tuần, giờ, phút, tháng…và các số thứ tự. Theo sự thống kê của
chúng tôi thì số lần xuất hiện của thời gian vật lí là ba mươi tám lần trong tác
phẩm. Cụ thể: ngày, tháng, tuần: 6 lần; giờ, phút: 19 lần; số thứ tự: 13 lần.
Các số thứ tự này xuất hiện rải rác trong tác phẩm khoảng 17 trang.
Ví dụ: “Thế ông quên hồi trước có khi 27 ngày liền mình chẳng được
con cá nào rồi bỗng nhiên trong ba tuần lễ ngày nào cũng được cá lớn.”
[24; 7]

23


×