Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 216 trang )

Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của quốc gia. Là tư
liệu sản xuất đặc biệt, giới hạn về diện tích, hình thể nhưng mức độ sản xuất lại phụ
thuộc vào sự đầu tư, khai thác sử dụng của con người. Đất đai là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và là nơi diễn
ra mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Chương
II Điều 18 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 2003
khẳng định rõ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo ngành, theo cấp
lãnh thổ hành chính và được cụ thể hóa tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP
ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày
02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh
và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.’
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi
được lập nhằm định hướng cho các cấp triển khai lập quy hoạch, kế hoạch cấp dưới
và xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, tạo cơ sở pháp lý để bố trí sử dụng
đất hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan môi trường, đồng thời đáp ứng được yêu
cầu thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa đất nước, việc lập quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất là yêu cầu cấp thiết đối với các cấp, các ngành.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, giai đoạn của công cuộc đẩy mạnh phát triển
kinh tế với tốc độ cao và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Dịch vụ - thương mại - du
lịch và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nhằm không ngừng nâng cao về các
mặt kinh tế, dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần… tương xứng với vị trí,


vai trò và tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020
tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở để Quảng Ngãi chủ động khai thác
tối đa, có hiệu quả tài nguyên đất đai.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm mục đích xác định diện tích các loại
đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp và đưa đất chưa sử dụng
vào sử dụng được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; phân bố sử
dụng quỹ đất hợp lý, khoa học, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực
và địa phương các cấp, nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời
đảm bảo chiến lược quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả, phát huy tiềm năng về đất
đai, cải tạo bồi bổ đất và bảo vệ môi trường sinh thái trong những năm trước mắt và
lâu dài.
Trang 1


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt là một trong những căn cứ
để giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện đầu tư
các dự án, công trình, thúc đẩy sự phát triển của các ngành: nông nghiệp, công
nghiệp, thương mại dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục, đảm bảo an ninh, quốc phòng,...
khai thác nguồn vốn và điều tiết các lợi ích từ đất; khuyến khích đầu tư sản xuất kinh
doanh, tăng thu nhập, giải quyết các nhu cầu về nhà ở, đất ở ổn định đời sống của
nhân dân, ổn định chính trị xã hội.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm tạo cơ sở đưa công tác quản lý, sử
dụng đất đai của các cấp, các ngành và của mọi tổ chức, gia đình, cá nhân trên địa
bàn tỉnh thực hiện đúng pháp luật đất đai.
* Mục tiêu cụ thể việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:
- Cụ thể các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia phân bổ
đồng thời xác định các chỉ tiêu qui hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020; Xây
dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh; Làm cơ sở cho

việc Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố trong tỉnh.
- Bố trí, sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững trên cơ sở
khai thác tiềm năng đất đai, lợi thế tự nhiên của tỉnh; Từng bước chuyển dịch cơ
cấu sử dụng đất đồng bộ và phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ
cấu đầu tư, tạo ra những tiền đề hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
toàn tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Bố trí hợp lý diện tích đất sản
xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, tạo vùng nguyên liệu hàng hóa,
xuất khẩu phù hợp với điều kiện đất đai và điều kiện tự nhiên của tỉnh,…; Bố trí, sử
dụng đất hợp lý cho các mục đích phi nông nghiệp theo hướng tăng cường đầu tư
cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, đảm bảo sự phát triển đồng đều
giữa các địa phương, giữa khu vực thành thị với nông thôn.
- Khoanh định và phân bổ quỹ đất cho các mục đích sử dụng phù hợp với
định hướng phát triển đến năm 2020 và những năm tiếp theo; đồng thời đáp ứng
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các địa phương đảm bảo không chồng chéo
trong quá trình sử dụng.
- Bảo vệ và phát triển vốn rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, đảm
bảo tỷ lệ che phủ cần thiết để bảo vệ môi trường, chống xói mòn.
- Đáp ứng đủ quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh; bố trí sử dụng theo
hướng kết hợp giữa mục đích kinh tế với mục đích quốc phòng.
* Căn cứ pháp lý và cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về
thi hành Luật Đất đai.

Trang 2


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi


- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ
quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế
Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025.
- Nghị quyết số 17/2011/NQ-QH13 của Quốc hội Việt Nam khóa XIII ngày
22 tháng 11 năm 2011 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) cấp Quốc gia.
- Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về
việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia cho các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nghị quyết số 02-NQ/ĐH của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi
lần thứ XVIII ngày 30 tháng 9 năm 2010.
- Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2010 của HĐND

tỉnh Quảng Ngãi về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015.
- Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2011 của HĐND
tỉnh Quảng Ngãi về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2011 của HĐND
tỉnh Quảng Ngãi về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và định
hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Hội nghị Tỉnh ủy
lần thứ tư khóa XVIII về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Trang 3


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Hội nghị Tỉnh ủy
lần thứ tư khóa XVIII về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và
định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 2116/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND
tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành
phố Quảng Ngãi đến năm 2030.
- Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
* Các tài liệu chuyên môn sử dụng để lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu tỉnh Quảng Ngãi:
- Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2000 - 2010 tỉnh Quảng Ngãi.
- Kế hoạch sử dụng đất 2001 - 2005 và 2006 - 2010.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi và các
huyện, thành phố giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Quy hoạch đất lúa tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020.
- Quy hoạch điều chỉnh xây dựng thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030.
- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Dung Quất - tỉnh Quảng
Ngãi đến năm 2025.
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2011 - 2020.
- Đề án đẩy mạnh phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Đề án quy hoạch mạng lưới trường học và cơ sở đào tạo - dạy nghề tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Đề án đầu tư xây dựng các khu dân cư tập trung theo 19 tiêu chí nông thôn
mới, đảm bảo tính bền vững, sống chung với bão, lũ nhằm hạn chế thiệt hại do thiên
tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020.
- Một số quy hoạch ngành khác.
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII trình Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
- Báo cáo số 16-BC/TU ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Tỉnh ủy Quảng
Ngãi về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và nhiệm vụ chủ yếu năm 2011.
- Chỉ tiêu sử dụng đất cấp trên phân bổ.
- Nhu cầu sử dụng đất của các huyện, thành phố đến năm 2020.
- Nhu cầu sử dụng đất phát triển các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, công
nghiệp, dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, thể dục - thể thao … đến năm 2020 của tỉnh.
Trang 4


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

- Báo cáo tình hình Kinh tế - Văn hóa - Xã hội và an ninh, quốc phòng tỉnh
Quảng Ngãi qua các năm.
- Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi công bố năm 2010.
- Các tài liệu đánh giá môi trường của tỉnh và các huyện, thành phố.

- Các tài liệu, số liệu khác có liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các
huyện và thành phố.
- Hiện trạng sử dụng đất theo kết quả thống kê đất đai năm 2009, 2011, kiểm
kê đất đai năm 2010 của tỉnh Quảng Ngãi và 14 huyện, thành phố.
- Bản đồ nền tỷ lệ 1: 50 000 hệ toạ độ và độ cao Quốc gia VN 2000 năm
2003 được thành lập bởi Trung tâm thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1: 50 000 và bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của các huyện, thành phố năm 2010.
- Bản đồ định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
* Bố cục của báo cáo:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, báo cáo bao gồm các phần chính sau:
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.
Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất.
Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất.

Trang 5


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý
14 32’04” đến 15025’00” vĩ độ Bắc và từ 108014’25” đến 109009’00” kinh độ Đông.
- Phía Đông : Giáp biển Đông.

- Phía Tây : Giáp tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai.
- Phía Nam : Giáp tỉnh Bình Định.
- Phía Bắc : Giáp tỉnh Quảng Nam.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 515.295,46 ha (theo thống kê đất đai tỉnh Quảng
Ngãi ngày 01 tháng 01 năm 2011) chiếm 1,7% diện tích tự nhiên của cả nước.
Tỉnh Quảng Ngãi có 14 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 6
huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và 1 huyện đảo, với 184 xã, phường, thị trấn.
Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hệ thống
giao thông thuận lợi như đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh và tuyến
Quốc lộ 24 nối tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum, Tây nguyên, Lào và Đông Bắc Thái
Lan, cùng các tuyến giao thông quan trọng khác đã giúp lưu thông hàng hóa, phát triển
kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và quốc tế.
Quảng Ngãi có bờ biển dài hơn 130 km có nhiều cửa biển lớn như Sa Kỳ,
Cửa Đại, Mỹ Á, Sa Huỳnh ...
Vùng biển Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp của hai dòng hải lưu nóng và lạnh
nên có lượng phù du phong phú, với diện tích ngư trường tương đối lớn, nguồn hải
sản đa dạng. Do có sự lồi lõm, gấp khúc, nhiều mũi đá cứng nhô ra biển, chia cắt
bờ thành những vũng, vịnh, đặc biệt có cảng nước sâu Dung Quất. Cách bờ biển 25
km là đảo Lý Sơn với chiều dài 5,5 km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 2,5 km, diện
tích trên đảo khoảng 10 km2 là nơi tập trung nhiều người dân làm nghề biển. Lý
Sơn là đảo tiền tiêu của Tổ quốc có vị trí hết sức quan trọng đối với quốc phòng.
Nhìn chung vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ngãi có nhiều thuận lợi cho việc khai
thác những thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, tiềm năng về biển, phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút vốn
đầu tư, giao lưu thông thương với các tỉnh trong nước và Quốc tế, hoà nhập chung
vào xu thế phát triển kinh tế của đất nước.
0

1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa

hình đồng bằng ven biển ở phía Đông đến địa hình miền núi cao ở phía Tây. Miền
núi chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4
Trang 6


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Cấu tạo địa hình gồm các thành tạo đá biến chất, đá
macma xâm nhập, phun trào và các thành tạo trầm tích.
Từ vùng núi đến đồng bằng, địa hình của tỉnh có sự chuyển tiếp không liên
tục, vùng núi ở phía Tây có độ cao từ 1.500 - 1.800m, vùng đồng bằng có độ cao từ
5 - 30m, hình thành các bậc địa hình cao thấp nằm kề cận nhau, có thể chia địa hình
của tỉnh thành 4 loại sau:
- Vùng bờ biển và ven biển: Chiếm khoảng 1,60% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh bao gồm các cồn cát, mũi đất, cửa sông, đầm nước mặn, đụn cát ... tạo thành
một dải hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng từ 2 - 3km. Hình
dạng và quy mô của loại địa hình này biến đổi theo thời gian, có xu hướng lấn dần
vào đồng bằng do tác động của sóng và gió biển.
- Vùng đồng bằng: Chiếm khoảng 24,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Nằm
tiếp giáp với vùng ven biển, ở độ cao từ 30m trở xuống. Đồng bằng của tỉnh Quảng
Ngãi có đặc điểm không liên tục mà bị phân cách bởi các sông, đồi núi xen kẽ, vừa
thể hiện tính chất của đồng bằng phù sa và đồng bằng gò đồi.
- Vùng đồi: Đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng chiếm
khoảng 18% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, độ cao từ 30 - 300m. Độ dốc tương đối
lớn, lớp phủ thực vật kém, khả năng xói mòn lớn.
- Vùng núi cao trung bình: Nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, chiếm
56% diện tích tự nhiên. Độ cao từ 300 - 1.800m. Địa hình này bị phân cách mạnh,
độ dốc lớn, quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.
1.1.3. Khí hậu:
Khí hậu của Quảng Ngãi mang tính nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao và

ít biến động, chế độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió phong phú là những
nhân tố ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của tỉnh.
1.1.3.1. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ bình quân hàng năm:
- Nhiệt độ trung bình lớn nhất:
- Nhiệt độ cao nhất:
- Nhiệt độ thấp nhất:

25,80C.
30,30C.
41,00C.
12,40C.

Các tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, các tháng
có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
1.1.3.2. Độ ẩm: Độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, về mùa khô độ
ẩm rất thấp nhưng tăng nhanh về mùa mưa, những tháng có độ ẩm lớn bắt đầu từ
tháng 9 và duy trì đến tháng 2 năm sau.
- Độ ẩm tương đối bình quân năm:
84,0%.
- Độ ẩm tuyệt đối cao nhất:
100,0%.
- Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất:
37,0%.
Trang 7


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

1.1.3.3. Bốc hơi: Vào mùa khô, lượng bốc hơi khá lớn bình quân 923 mm. Vào

các tháng mùa mưa, khả năng bốc hơi thấp chỉ chiếm 10 - 20% lượng mưa cả tháng.
Các tháng cuối năm lượng bốc hơi chiếm khoảng 20 - 40% lượng mưa trong tháng.
1.1.3.4. Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 2.215 giờ, các
tháng có số giờ nắng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình từ 177 - 230
giờ/tháng. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình có từ 100 125 giờ/tháng.
1.1.3.5. Lượng bức xạ mặt trời: Tổng lượng bức xạ bình quân hàng năm từ
140 - 150 kcal/cm2/năm. Lượng bức xạ đạt cực đại vào tháng 4: 16-18
kcal/cm2/tháng, cực tiểu vào tháng 7: 6-7 kcal/cm2/tháng.
1.1.3.6. Gió, bão:
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông - Bắc và Đông Nam, vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8 m/s, thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ
tháng 5 đến tháng 11 với vận tốc cực đại từ 20 - 40 m/s.
- Bão: Thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hướng đi của các
cơn bão thường là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9, cấp 10 cá biệt có
những cơn bão gió trên cấp 12. Trung bình hàng năm có 1,04 cơn bão đổ bộ hoặc
ảnh hưởng trực tiếp và có 3,24 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp đến Quảng Ngãi.
1.1.3.7. Mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm 2.290 mm.
Vùng mưa lớn nhất trong tỉnh thuộc các huyện miền núi: Ba Tơ, Sơn Hà, Trà
Bồng, Sơn Tây và Tây Trà với tổng lượng mưa trên 3.200 mm/năm.
Vùng có lượng mưa ít nhất trong tỉnh là khu vực đồng bằng thuộc các huyện
Đức Phổ và Mộ Đức với tổng lượng mưa khoảng 1.400 mm. Vùng có lượng mưa
trung bình thuộc các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi, Sơn
Tịnh và Bình Sơn với tổng lượng mưa từ 1.800 - 2.300 mm.
Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 9 - 12 chiếm 65 - 70% lượng
mưa cả năm. Từ tháng 1 đến tháng 8 lượng mưa chiếm 30 - 35%. Mưa lớn và tập
trung trong thời gian ngắn gây lũ lụt và phân bố lượng nước không đều trong năm.
1.1.4. Thủy văn:
* Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi ở Quảng Ngãi phân bố tương đối đều
trong toàn tỉnh và có những đặc điểm chung như sau:
- Các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của tỉnh, sông ngắn có độ dốc

tương đối lớn (> 2 %).
- Phần hạ lưu các sông đều chịu ảnh hưởng của thủy triều và bị nước mặn
xâm nhập.
- Hiện tượng bồi lắng khá mạnh vùng cửa sông và xói lở dọc theo sông.
- Hiện tượng phân dòng khá mãnh liệt đối với tất cả các sông ở phía hạ lưu.
- Về mùa khô lượng nước trên các sông hầu hết cạn kiệt.
Trang 8


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

- Quảng Ngãi có 4 con sông tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và phục
vụ đời sống nhân dân trong tỉnh là sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu:
+ Sông Trà Bồng: Bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Bắc của huyện Tây Trà,
chảy qua huyện Trà Bồng, Bình Sơn đổ ra cửa biển Sa Cần. Sông có 5 nhánh là Trà
Niu, Trà Bôi, Sông Sâu, Bản Điền, Phụ Lưu. Sông dài 45 km, diện tích lưu vực 697
km2, Môduyn dòng chảy trong năm 73,8 l/s/km2.
+ Sông Trà Khúc: Điểm xa nhất bắt nguồn từ núi Đắctơrôn huyện Ba Tơ, sông
có 4 nhánh chính là Sông Hre, Sà Lò, Sông Rinh, Sông Tang chảy qua các huyện: Sơn
Tây, Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và thành phố Quảng Ngãi đổ ra cửa biển Cổ
Lũy. Sông dài 135 km, diện tích lưu vực 3.240 km2, Môduyn dòng chảy trong năm
66,6 l/s/km2.
+ Sông Vệ: Bắt nguồn từ phía Tây Nam của huyện Ba Tơ, chảy qua các
huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa đổ ra cửa Lở huyện Mộ Đức và cửa
Cổ Lũy huyện Tư Nghĩa. Sông dài 91 km, diện tích lưu vực 1.200 km2, Môduyn
dòng chảy trong năm 72,4 l/s/km2.
+ Sông Trà Câu: Bắt nguồn từ vùng Vực Lim, Hàn Thuyền chảy qua huyện
Đức Phổ đổ ra cửa biển Mỹ Á, là con sông hẹp và ngắn có chiều dài 32 km, diện
tích lưu vực 230 km2, lưu lượng dòng chảy 11,3 m3/s.
Nhìn chung nguồn nước các sông trong tỉnh thuộc loại trung bình, lượng

nước phân bố không đều giữa các tháng trong năm và giữa năm này với năm khác.
Số lượng và biên độ các cơn lũ được quyết định bởi các tâm mưa thượng nguồn
trên địa bàn các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ, Tây Trà và Trà Bồng. Sông ngòi
của Quảng Ngãi tuy không mang ý nghĩa quan trọng về giao thông đường thủy,
nhưng các hệ thống sông này là nguồn cung cấp lượng nước chủ yếu cho sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.
1.2. Các nguồn tài nguyên:
1.2.1. Tài nguyên đất:
Theo báo cáo kết quả thực hiện Dự án điều tra xây dựng bản đồ đất tỉnh
Quảng Ngãi (hệ thống phân loại FAO-UNESCO), đất của tỉnh được chia làm 9
nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ, cụ thể như sau:
1.2.1.1. Nhóm đất cát biển: Diện tích 6.290,00 ha, chiếm 1,22% diện tích tự
nhiên của tỉnh, phân bố ở các vùng ven biển thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh,
Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, huyện đảo Lý Sơn và dọc hai bên bờ sông Trà Bồng,
Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu. Nhóm đất cát biển được phân thành 4 đơn vị đất và 8
đơn vị đất phụ.
Nhóm đất cát biển có thành phần cơ giới cát mịn và cát thô; chất hữu cơ rất
nghèo; lân tổng số nghèo; kali tổng số rất nghèo; có khả năng trồng hoa màu, lương
thực, cây công nghiệp, trồng rừng.
1.2.1.2. Nhóm đất mặn: Diện tích 1.573,1 ha, chiếm 0,30% diện tích đất tự
nhiên, phân bố xen kẽ với đất phù sa ở các vùng cửa sông thuộc các huyện Bình
Trang 9


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ. Nhóm đất mặn được chia ra 2 đơn
vị đất và 2 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất mặn có thành phần cơ giới đất cát pha thịt; hàm lượng mùn khá;
chất hữu cơ trung bình; lân, kali tổng số rất nghèo; đất mặn (EC > 0,5mS/cm); có

khả năng sử dụng trồng lúa, nuôi trồng thủy sản.
1.2.1.3. Nhóm đất phù sa: Diện tích 96.157,50 ha, chiếm 18,66% tổng diện
tích tự nhiên. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng thuộc các huyện
Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa
Hành và ở ven các sông suối của các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng,
Tây Trà. Nhóm đất phù sa được chia thành 3 đơn vị đất và 8 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất phù sa có thành phần cơ giới đất cát pha, thịt pha cát, thịt pha sét
và cát; chất hữu cơ trung bình; lân, kali tổng số rất nghèo; có khả năng trồng lúa
thâm canh, hoa màu lương thực, cây công nghiệp hàng năm.
1.2.1.4. Nhóm đất Glây: Diện tích 2.052,40 ha, chiếm 0,40% diện tích tự
nhiên, phân bố ở địa hình trũng vùng đồng bằng thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ. Nhóm đất glây được chia thành 2 đơn vị đất và
5 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất glây có thành phần cơ giới đất cát pha, thịt pha cát, thịt pha sét và
cát; chất hữu cơ giàu; lân, kali tổng số rất nghèo; có khả năng sử dụng trồng lúa
thâm canh, nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi vịt.
1.2.1.5. Nhóm đất xám: Diện tích 376.547,20 ha, chiếm 73,07% tổng diện
tích tự nhiên. Đây là nhóm đất chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các nhóm đất ở Quảng
Ngãi. Đất xám được phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau
từ đồng bằng đến vùng núi cao. Tuy nhiên diện tích lớn tập trung ở các huyện miền
núi như Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà. Đất xám của
Quảng Ngãi được chia ra 6 đơn vị đất và 20 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất xám có thành phần cơ giới đất cát, cát pha; chất hữu cơ trung bình;
lân tổng số rất nghèo; kali tổng số nghèo; có khả năng sử dụng trồng cây công
nghiệp hàng năm, cây công ngiệp lâu năm và trong điều kiện chủ động nước tưới
trồng lúa, rau, màu ... và cây ăn quả.
1.2.1.6. Nhóm đất đỏ: Đất đỏ Ferralit có diện tích 8.142,40 ha, chiếm 1,58%
diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh. Căn cứ vào
màu sắc đất phản ánh mức độ phát triển của quá trình tích lũy sắt nhôm tương đối
và rửa trôi các chất kiềm. Nhóm này được phân ra 2 đơn vị đất, 8 đơn vị đất phụ.

Nhóm đất đỏ có thành phần cơ giới đất thịt pha cát, thịt pha sét và cát, sét
pha thịt; chất hữu cơ trung bình khá; lân tổng số giàu; kali tổng số trung bình; có
khả năng sử dụng trồng cây công nghiệp hàng năm, cây công ngiệp lâu năm và
trong điều kiện chủ động nước tưới trồng rau, đậu, cây ăn quả.
Trang 10


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

1.2.1.7. Nhóm đất đen: Đất đen có diện tích 2.328,40 ha, chiếm 0,45% tổng
diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn và
một số nơi khác. Nhóm đất đen chia ra 4 đơn vị đất và 8 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất đen có thành phần cơ giới đất thịt pha sét và cát, sét pha cát, sét
mịn; chất hữu cơ trung bình; lân tổng số giàu; kali tổng số rất nghèo; có khả năng sử
dụng trồng rau, màu, cây công nghiệp và trong điều kiện đủ nước có thể trồng lúa.
1.2.1.8. Nhóm đất nứt nẻ: Đất nứt nẻ có diện tích 634,0 ha, chiếm 0,12%
diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Bình Sơn. Nhóm đất này được phân thành 1
đơn vị đất, 1 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất nứt nẻ có thành phần cơ giới đất sét mịn; chất hữu cơ giàu; lân, kali
tổng số rất nghèo; có khả năng sử dụng trồng rau, màu và cây công nghiệp lâu năm.
1.2.1.9. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có diện
tích 9.696,00 ha, chiếm 1,88% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất này phân bố hầu
hết ở các huyện trong tỉnh, nơi thảm thực vật đã bị phá hủy một cách nghiêm trọng.
Nhóm đất này được chia ra 2 đơn vị đất và 4 đơn vị đất phụ.
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có thành phần cơ giới đất cát pha, thịt pha cát;
chất hữu cơ trung bình; lân tổng số rất nghèo; kali tổng số nghèo; có khả năng sử
dụng tốt nhất là phục hồi rừng và trồng rừng.
* Đánh giá chung về chất lượng các nhóm đất:
Nhìn chung chất lượng đất của tỉnh Quảng Ngãi vào loại trung bình so với cả
nước. Đất có chất lượng tốt là các nhóm đất phù sa, đất glây, đất đỏ và đất đen,

chiếm tỷ lệ khoảng 21,09% diện tích tự nhiên trong tỉnh. Chất lượng trung bình là
nhóm đất xám, chiếm tỷ lệ 73,07%. Chất lượng kém là nhóm đất cát biển, đất mặn,
đất nứt nẻ và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, chiếm tỷ lệ 3,52%.
1.2.2. Tài nguyên nước:
Nước phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh chủ yếu
được lấy từ 2 nguồn nước sau:
1.2.2.1. Nguồn nước mặt: Được lấy chủ yếu từ nước mặt của hệ thống kênh
thủy lợi Thạch Nham và các ao hồ sông suối trên địa bàn tỉnh như: Sông Trà Bồng,
Sông Trà Khúc, Sông Vệ, Sông Trà Câu, suối Bin Dần, Suối La, hồ Nước Trong …
Nhìn chung, nguồn nước mặt tương đối phong phú đáp ứng được khả năng
tưới tiêu cho phần lớn diện tích canh tác và phục vụ sinh hoạt. Đây là yếu tố chính
quyết định đảm bảo sự tăng trưởng của nền nông nghiệp, công nghiệp trong tỉnh
hiện nay và tương lai. Tuy nhiên do địa hình trên địa bàn tỉnh đồi núi cao lại nằm
sát biển nên hầu hết các sông đều dốc ở thượng nguồn, còn ở hạ lưu thì uốn khúc
quanh co, độ dốc đáy sông nhỏ, càng về hạ lưu lòng sông càng mở rộng, cửa biển
bị bồi lấp, gây ảnh hưởng đến việc tiêu, thoát lũ, đó là nguyên nhân gây ngập úng.
Còn về mùa khô thì hầu hết các sông đều cạn, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Trang 11


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

1.2.2.2. Nguồn nước ngầm: Hiện tại nguồn nước ngầm đang được khai thác sử
dụng cho sinh hoạt và công nghiệp ở địa phương. Các kết quả điều tra khảo sát cho
thấy nguồn nước ngầm ở Quảng Ngãi tương đối nghèo nhưng có chất lượng tốt, chỉ
phù hợp với việc khai thác quy mô nhỏ, không thích hợp cho việc xây dựng các công
trình có công suất lớn.
Theo dự báo có thể khai thác nguồn nước ngầm ở một số khu vực:
- Khu vực thành phố Quảng Ngãi:

20.000m3/ngày.
- Khu vực đồng bằng Bắc Sông Vệ:
1.000m3/ngày.
- Khu vực đồng bằng Mộ Đức - Đức Phổ:
2.000m3/ngày.
1.2.3. Tài nguyên rừng:
Quảng Ngãi có diện tích rừng tự nhiên 103.444,49 ha (trong đó rừng tự nhiên
phòng hộ là 84.167,53 ha và rừng tự nhiên sản xuất là 19.276,96 ha). Rừng Quảng
Ngãi phong phú về lâm, thổ sản với nhiều chủng loại gỗ có giá trị kinh tế cao như
trắc, huỳnh, hương, sến, kiền kiền, gụ, mật, lim, sao cát, muồng đen, dầu, dổi gõ,
chỏ, chênh vênh … Giá trị sản lượng khai thác năm 2010: 185.760 m3. Ngoài các
loại cây lấy gỗ, dưới tán rừng còn có nhiều loại tre, nứa, song mây, đót … làm nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ gia dụng. Giá trị sản lượng năm 2010 của
các sản phẩm này là 197.075 triệu đồng (theo giá hiện hành). Rừng còn có nhiều loại
cây dược liệu có giá trị như: Sa nhân, hà thủ ô, ngũ gia bì, sâm,…
Cây quế là đặc sản nổi tiếng tập trung ở huyện Trà Bồng, hàng năm có thể
khai thác từ 350 - 400 tấn.
Rừng Quảng Ngãi còn là nơi sinh sống của nhiều loại thú quý như gấu,
hươu, nai, khỉ, trăn và các loài chim quý.
Ngoài ra, Quảng Ngãi còn có 163.320,21 ha rừng trồng (trong đó rừng
phòng hộ là 34.720,51 ha và rừng sản xuất là 128.599,70 ha), phân bố rải rác ở
hầu hết các huyện trong tỉnh, trong đó các huyện miền núi chiếm 80,6% diện tích
đất rừng của tỉnh.
1.2.4. Tài nguyên biển:
Quảng Ngãi có tiềm năng lớn về tài nguyên biển, bờ biển dài trên 130 km,
với 6 cửa lạch lớn nhỏ như Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, cửa Lở, Mỹ Á, Sa Huỳnh, tàu
thuyền có thể ra vào thuận lợi. Diện tích mặt nước có thể khai thác đánh bắt thủy,
hải sản khoảng 11.000 km2. Qua điều tra ngư học vùng biển Quảng Ngãi nói riêng
và vùng Duyên hải miền Trung nói chung đã phát hiện trên 160 loại cá (trong đó cá
nổi chiếm 60% và cá đáy 40%).

Trữ lượng cá ước tính khoảng 75.000 tấn (gồm các loại cá: thu, nục, trích,
cơm, ngừ, chuồn …), sản lượng hàng năm cho phép khai thác từ 25.000 - 30.000
tấn/năm. Trữ lượng mực từ 1.000 - 1.500 tấn, hàng năm khai thác từ 400 - 1.000 tấn.
Trữ lượng tôm khoảng 1.000 - 1.300 tấn, khả năng cho phép khai thác từ 300
- 350 tấn.
Trang 12


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

Biển Quảng Ngãi còn có nhiều hải sản quý có giá trị kinh tế cao như cua
Huỳnh Đế, Sò, Điệp, Hải Sâm,…
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng:
Tài nguyên khoáng sản của Quảng Ngãi không đa dạng về chủng loại, chủ
yếu là vật liệu xây dựng thông thường, ngoài ra có một số mỏ nước khoáng, mỏ
khoáng sản kim loại.
1.2.5.1. Vật liệu xây dựng thông thường:
Đá xây dựng bao gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường, tập
trung chủ yếu ở Đức Phổ, Bình Sơn và Ba Tơ, trữ lượng đá trên địa bàn tỉnh
khoảng 7 tỷ m3. Đất sét dùng để sản xuất gạch ngói, phân bố ở hầu hết các vùng
trong tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ,
Sơn Tịnh.
1.2.5.2. Các mỏ khoáng sản khác:
Trên địa bàn tỉnh có những khoáng sản kim loại như vàng, quặng sắt, quặng
nhôm, si - lic tự do, cao lanh, graphit, mi - ca, quặng sa khoáng titan và than bùn
nhưng trữ lượng không lớn, trong đó:
Quặng nhôm (bô-xít) ở Sơn Tịnh và Bình Sơn trữ lượng không lớn. Quặng sắt
(dưới dạng đá ong) có hầu hết ở vùng duyên hải và vùng đồi thấp trong tỉnh, tập trung
nhiều ở Bình Sơn và Mộ Đức. Cao lanh có nhiều ở Sơn Hà, Sơn Tịnh, là nguyên liệu
cho công nghiệp sành sứ, làm chất độn, thuốc trừ sâu, công nghiệp giấy và xà phòng.

Graphít ở Hương Nhượng (Tịnh Đông - Sơn Tịnh) với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn là
nguồn nguyên liệu chịu lửa. Graphít Hương Nhượng là nguồn nguyên liệu cho kỹ
nghệ điện, kỹ nghệ đá, làm bút chì, đang được khai thác, có hàm lượng các-bon cao.
Quặng vàng dưới dạng phù sa lẫn vàng ở Nghĩa Điền, Long Giang, ở vùng thượng lưu
ven sông Trà Khúc. Quặng sa khoáng titan phân bố dọc bờ biển ở các xã Đức Thắng,
Đức Chánh, Đức Minh, Đức Thạnh, thuộc huyện Mộ Đức.
1.2.5.3. Nước khoáng:
Quảng Ngãi có nguồn nước khoáng với trữ lượng lớn và được đánh giá có
chất lượng cao được khai thác làm nước giải khát hoặc chữa bệnh, nhiệt độ từ 400C
đến 600C, nằm rải rác từ đồng bằng đến miền núi như mỏ nước khoáng Thạch Bích
(Trà Bồng), Hà Thanh, Vin Cao, Vi-Mang-Song, Đăc Joan (Sơn Hà), Bình Hòa
(Bình Sơn), An Bình Trai (Sơn Tịnh), Đức Lân (Mộ Đức), Nghĩa Thắng (Tư
Nghĩa), Hòa Thuận (Nghĩa Hành).
1.2.6. Tài nguyên nhân văn:
Quảng Ngãi là địa bàn cư trú lâu đời của một số dân tộc cùng chung sống là:
Dân tộc kinh 88,6%, dân tộc Hre 8%, dân tộc Cor 1%, dân tộc KaDong và một số
dân tộc ít người khác.
Trang 13


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

Các dân tộc Hre, Cor và KaDong sinh sống chủ yếu ở các vùng Sơn Tây,
Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà, Ba Tơ, Minh Long. Tuy số lượng ít nhưng vốn văn
hóa của các dân tộc ít người ở Quảng Ngãi rất hấp dẫn như:
Về âm nhạc: dân tộc ít người đã tạo được nhiều thể loại âm nhạc và múa với
các làn điệu dân ca phổ biến như Ca chòi, Ca lêu, Xà ru, A giới, Cà lù, Cor nghé…
Nhạc cụ gồm nhiều loại như: bộ chiêng hòa âm với trống, đàn gió, đàn nước,
đàn Brang, được sử dụng khá phổ biến trong ngày cưới, ngày ngã rạ, lễ đâm trâu,
mừng nhà mới, tiếp khách, lễ tạ thần, cầu an,…

Quảng Ngãi còn có bề dày lịch sử với nền văn hóa lâu đời, với nhiều dấu tích
cổ xưa: Di chỉ Gò Đá (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh), Di chỉ Gò Vàng (xã Sơn Kỳ,
huyện Sơn Hà) thuộc thời kỳ đồ đá cũ, Di chỉ Long Thạnh (xã Phổ Thạnh, huyện
Đức Phổ) thuộc sơ kỳ đồng thau, Di chỉ Bình Châu (huyện Bình Sơn) thuộc trung
kỳ đồng thau; Văn hóa Sa Huỳnh thuộc thời kỳ đồ sắt là những di sản văn hóa cần
được giữ gìn và tôn tạo, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có những lễ hội lớn như:
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa: Đây là Lễ hội của người dân huyện đảo Lý
Sơn nhằm tôn vinh những người con nơi đây đã ra đi khám phá và bảo vệ vùng
biển Hoàng Sa,Trường Sa góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Quảng Ngãi vốn trước đây còn là một trong những trung tâm tiếp nhận truyền
bá Phật giáo của miền Trung. Nhiều chùa chiền được xây dựng rất sớm và mang tính
đặc trưng riêng của khu vực, điển hình như chùa Thiên Ấn (huyện Sơn Tịnh, năm
1695), chùa Ông (huyện Tư Nghĩa, năm 1821), chùa Bà (Trà Xuân, huyện Trà
Bồng),…
1.3. Thực trạng môi trường:
1.3.1. Hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái:
1.3.1.1. Hiện trạng cảnh quan môi trường:
Quảng Ngãi từ lâu đã được mọi người biết tới như một địa danh gắn với nền
văn hóa Sa Huỳnh, với núi Ấn, sông Trà. Núi, rừng, sông, biển, không chỉ tạo nên
cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ mà còn là tiềm năng, lợi thế để Quảng Ngãi
phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Đây là một lợi thế để phát triển kinh tế
trong tương lai mà nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá đã ban tặng. Vì vậy cần phải
đầu tư khai thác một cách hợp lý để đem lại nguồn lợi kinh tế và làm cho cảnh quan
môi trường ngày càng tươi đẹp.
1.3.1.2. Các hệ sinh thái:
Do ảnh hưởng phức hợp của nhiều yếu tố như địa hình, địa mạo, đất đai, khí
hậu, nguồn nước, . . . trên địa bàn tỉnh cùng tồn tại nhiều hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng ở tỉnh Quảng Ngãi có đặc điểm loang lổ
da báo, là hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, thường xanh, cấu trúc nhiều tầng. Hệ thực
Trang 14



Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

vật rừng bao gồm nhiều dạng sống như: gỗ thân trụ, bụi, bụi leo, thảo, thảo leo, thảo
bò, thảo leo bò, thảo hoá gỗ, leo, leo thảo, leo gỗ, dây bò, thủy sinh . . .
Sự đa dạng sinh học về loài động vật ở Quảng Ngãi có khoảng 478 loài, nằm
trong 279 giống, 102 họ, với 28 bộ động vật có xương sống ở cạn thường gặp và có
ích. Trong đó, có mặt của 76 loài thú; 308 loài chim; 65 loài bò sát và 29 loài ếch
nhái. Điều này cho thấy khu hệ động vật vốn có khá phong phú và mang tính đặc
trưng chung cho vùng đa dạng sinh học Trung Trung bộ.
Nguồn: Dư Địa chí Quảng Ngãi.
Tuy nhiên nguồn thực vật, động vật đa dạng, phong phú tồn tại trong rừng ở
Quảng Ngãi hiện nay có chiều hướng ngày càng suy giảm do nạn chặt phá, săn bắn
trái phép.
Thời gian gần đây, do nhu cầu thu mua gỗ quý, các loài cây làm cảnh, các loại
dược liệu... với số lượng lớn nên tình hình khai thác, vận chuyển, mua, bán diễn ra ở
nhiều địa phương trong cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng
nhưng vẫn chưa được kiểm soát ngăn chặn kịp thời đã làm tổn hại không nhỏ đến tài
nguyên rừng và môi trường sinh thái rừng.
Ngoài ra, Quảng Ngãi còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các huyện ven
biển. Rừng ngập mặn không chỉ là nơi cư trú mà là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng,
hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển các quần thể sinh vật cửa sông ven biển, là nơi duy
trì đa dạng sinh học cho biển. Bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, rừng ngập
mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, hạn chế bão lũ, triều
cường có vai trò quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, khi mực nước
biển dâng cao.
- Hệ sinh thái biển: Vùng biển Quảng Ngãi có nhiều loại hải sản có giá trị
kinh tế cao như cá thu, cá chuồn, cá trích, cá ngừ, mực, ...
Quảng Ngãi còn là nơi tồn tại nhiều loài cây quý hiếm đặc trưng vùng sinh

thái biển như me biển, phong ba, bàng vuông … Trong số đó, bàng vuông và phong
ba là hai loài đặc trưng hiện hữu ở đảo Lý Sơn, tạo nên nét độc đáo về cảnh quan
và môi trường cho vùng đảo Quảng Ngãi.
Vùng biển đảo Lý Sơn, rạn san hô và cỏ biển là hai kiểu hệ sinh thái đặc trưng
là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao cũng như tồn tại một số loài
sinh vật quý hiếm như san hô xanh, san hô đen, bào ngư, trai tai tượng, …
Hệ sinh thái biển và đa dạng sinh học biển đóng góp rất lớn vào việc phát
triển kinh tế - xã hội thông qua chương trình đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, duy
trì nguồn gen và cung cấp nguyên liệu để sản xuất nhiều loại thuốc.
- Hệ sinh thái nông nghiệp: Quảng Ngãi thuộc vùng sinh thái nông nghiệp
Nam - Ngãi có các đặc trưng của tiểu vùng sinh thái ven biển, đồng bằng, trung du
và miền núi. Do đa dạng về tiểu vùng sinh thái nên có khả năng lựa chọn các mô
Trang 15


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

hình sản xuất nông nghiệp phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển nông
nghiệp bền vững như nuôi trồng thủy sản, trồng các loại cây lương thực, cây công
nghiệp, trồng rừng …
1.3.2. Môi trường:
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với sự phát
triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Ngãi đã có những bước phát triển đáng kể, tỷ
trọng công nghiệp dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngày được nâng cao, cuộc sống của
đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội là sức ép lên môi trường: Lượng chất thải ra môi trường ngày càng
nhiều và đa dạng, nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao. Qua kết quả quan trắc 3 đợt
trên địa bàn tỉnh năm 2010 có thể đánh giá chung về chất lượng môi trường tỉnh
Quảng Ngãi như sau:
1.3.2.1. Môi trường nước:

Chất lượng nước tại các điểm quan trắc của nước thải công nghiệp phần lớn
các giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó có một số vị trí quan trắc hàm lượng
BOD, COD vượt tiêu chuẩn rất nhiều. Đây là vấn đề đáng quan tâm bởi vì hàm
lượng chất hữu cơ, cyanua trong nước thải cao khi thải ra môi trường sẽ làm ô
nhiễm nguồn nước mặt của khu vực nhận thải. Đối với chỉ tiêu kim loại nặng:
ngoại trừ hàm lượng cadimi (Cd) của một số vị trí vượt tiêu chuẩn cho phép, tất cả
các chỉ tiêu còn lại như chì (Pb), asen (As), thủy ngân (Hg) đều nằm trong khoảng
cho phép của tiêu chuẩn.
Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh: Qua số liệu quan trắc tỉnh Quảng
Ngãi năm 2010, nhìn chung nguồn nước mặt tại các nơi nhận thải của các nhà máy,
khu công nghiệp, các bến cá, cửa sông đều có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đây là
nguyên nhân làm cho chỉ tiêu Coliform của nước mặt tăng cao.
Chất lượng nước ngầm: Tại các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh vẫn còn tương
đối tốt và hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong khoảng cho phép của quy chuẩn.
Chất lượng nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh là tương
đối tốt, môi trường biển còn sạch. Hầu hết các chỉ tiêu tại các vị trí quan trắc năm
2010 nằm trong quy chuẩn cho phép và thấp hơn các đợt quan trắc năm 2007. Chất
lượng nước biển tại các bãi tắm còn tốt, nước biển tại các khu vực khác có hàm
lượng các chất ô nhiễm cao hơn.
1.3.2.2. Môi trường đất:
Chất lượng môi trường đất tại tỉnh Quảng Ngãi tương đối tốt, chưa có dấu
hiệu của sự ô nhiễm kim loại nặng và thuốc trừ sâu (trừ một số nơi quan trắc có nhu
cầu oxy hóa học vượt tiêu chuẩn cho phép).
1.3.2.3. Môi trường không khí:
Đối với khu vực nông thôn chất lượng không khí còn tốt, chưa có dấu hiệu ô
nhiễm. Trong khi đó không khí tại các tuyến quốc lộ, các khu vực khai thác vật liệu
Trang 16


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi


xây dựng thông thường cũng như trong khu vực thành phố đã có dấu hiệu ô nhiễm
bụi và tiếng ồn ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân là do sự phát triển về kinh tế đã kéo
theo sự gia tăng đột biến về các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy và ô tô
trên địa bàn tỉnh.
1.3.2.4. Chất thải rắn:
Hàng năm trung bình có khoảng 63.000 tấn chất thải rắn phát sinh, dự báo
trong những năm đến lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh tăng nhanh (năm 2010:
320.400 tấn/năm; 2015: 473.436 tấn/năm; 2020: 626.904 tấn/năm). Hoạt động xử
lý chất thải rắn mới đáp ứng thu gom, xử lý khoảng 70-75% lượng rác thải phát
sinh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi; 20 - 35% lượng chất thải rắn phát sinh
trên địa bàn các huyện.
Như vậy: Hiện trạng về môi trường của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm
qua tuy chưa ở mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhưng cũng đã ở tình trạng báo động.
Nước thải, khí thải từ các khu công nghiệp, từ các khu đô thị xử lý chưa đạt chuẩn
hoặc chưa được xử lý thải ra môi trường, rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để.
Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, đặc biệt là các
ngành công nghiệp nặng phát triển tại Khu kinh tế Dung Quất cũng như quá trình
đô thị hóa diễn ra nhanh sẽ đưa công tác bảo vệ môi trường trở thành một trong
những vấn đề trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI:
Mặc dù gặp nhiều khó khăn liên quan đến điều kiện sản xuất, giá cả và thị
trường tiêu thụ, khủng hoảng kinh tế thế giới, những năm qua nền kinh tế xã hội
của tỉnh Quảng Ngãi vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Kinh tế liên tục
phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng
công nghiệp hóa, thu ngân sách và đầu tư phát triển ngày một gia tăng, các ngành,
các lĩnh vực đều phát triển, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, vị trí, vai trò của
Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển vẫn tồn tại những hạn chế và thách thức lớn
liên quan đến yêu cầu của hội nhập kinh tế, mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh

tế gắn với bảo vệ môi trường.
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm
giai đoạn 2006 - 2010 là 18,66%/năm, cao gấp 1,8 lần giai đoạn 2001 - 2005
(10,3%/năm), trong đó:
- Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2001 - 2005 là 6,8%/năm; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là
4,1%/năm, giảm 2,7%/năm so với giai đoạn 2001 - 2005.
Trang 17


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

- Khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn
2001 - 2005 là 17,5%/năm; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là
23,3%/năm, tăng 5,8%/năm so với giai đoạn 2001 - 2005.
- Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là
9,6%/năm; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 11,9%/năm, tăng
2,3%/năm so với giai đoạn 2001 - 2005.
Năm 2010, GDP toàn tỉnh ước đạt 8.743,28 tỷ đồng (theo giá so sánh năm
1994). Trong đó, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp đạt 1.686,89 tỷ đồng, gấp 1,2 lần
so với năm 2005; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 4.712,28 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so
với năm 2005; khu vực dịch vụ đạt 2.344,11 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so với năm 2005.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng trong tổng GDP.
Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tính theo GDP tăng từ 23% năm 2001 lên
29,9% năm 2005 và đạt 53,90% vào năm 2010; dịch vụ giảm 36,8% năm 2001
xuống 35,3% năm 2005 và 26,8% năm 2010.
GDP các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm 40,2% năm 2001 xuống 34,8%

năm 2005 và 19,3% năm 2010; Cơ cấu lao động đã có những cải thiện, song đến
năm 2010 lao động nông nghiệp vẫn còn khá cao chiếm 62,5% tổng lao động.
Bảng 1: CƠ CẤU KINH TẾ (GDP) THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC
Chỉ tiêu
Tổng số (%)
Nông, Lâm, Ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ - Du lịch

2001
2005
2006
2007
2008
2009
2010
100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
40,2
34,8
31,9
29,9
29,3
25,1
19,3
23,0
29,9
32,9
36,0
38,1
43,0

53,9
36,8
35,3
35,2
34,1
32,6
31,9
26,8

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Báo cáo số 16 -BC/TU ngày 15 tháng 12
năm 2010 về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và nhiệm vụ chủ yếu năm 2011)

2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
2.2.1. Khu vực kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp:
Tổng GTSX năm 2005 đạt 2.299 tỷ đồng, tăng trưởng trung bình thời kỳ
2001 - 2005 là 6,8%/năm; trong đó GTSX nông nghiệp tăng bình quân là
4,97%/năm, GTSX lâm nghiệp tăng bình quân 6,39%/năm, GTSX thủy sản tăng
7,81%/năm. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng tổng GTSX 3,64%/năm;
trong đó GTSX nông nghiệp tăng bình quân là 2,74%/năm, GTSX lâm nghiệp tăng
bình quân 2,71%/năm, GTSX thủy sản tăng 5,79 %/năm.
Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp,
Trang 18


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

tăng tỷ trọng khối lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên độ chuyển dịch rất chậm. Năm
2001 cơ cấu toàn ngành là: nông nghiệp chiếm 69,1%, lâm nghiệp chiếm 5% và
thủy sản chiếm 25,8%; đến năm 2010 nông nghiệp chiếm 63,6 %, lâm nghiệp

chiếm 4,9%, thủy sản chiếm 31,5%.
Bảng 2: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÁC NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
(GIÁ SO SÁNH 1994)
Chỉ tiêu
STT
GTSX toàn ngành
I.
1.
Ngành nông nghiệp
Trong đó:
1.1 - Trồng trọt
1.2 - Chăn nuôi
1.3 - Dịch vụ nông nghiệp
2.
Ngành lâm nghiệp
3.
Ngành thuỷ sản
3.1 - Đánh bắt
3.2 - Nuôi trồng
3.3 - Dịch vụ thủy sản
II.
Cơ cấu GTSX NLN
1
Ngành nông nghiệp
2
Ngành lâm nghiệp
3
Ngành thuỷ sản

ĐV

Tỷ đồng
Tỷ đồng

2001
1.733,8
1.198,7

2005
2.299,1
1.527,9

2010
2.749,4
1.749,2

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
%
%
%

768,1
335,1

95,5
87,0
448,1
406,5
41,5
0,1
100,0
69,1
5,0
25,8

995,2
423,5
109,2
118,6
652,6
545,4
104,0
3,2
100,0
66,5
5,2
28,4

1.094,8
507,5
146,9
135,6
864,6
668,3

185
11,3
100,0
63,6
4,9
31,4

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Niên giám thống kê năm
2010 tỉnh Quảng Ngãi)

2.2.1.1. Nông nghiệp:
a) Ngành trồng trọt:
- Cây lương thực:
+ Cây lúa: Do việc chuyển đổi một số diện tích lúa từ 3 vụ sang 2 vụ nên năm
2001 diện tích gieo trồng là 79.365 ha đến năm 2010 diện tích gieo trồng lúa cả năm
chỉ còn 72.661 ha. Mặc dù vậy, nhờ áp dụng giống mới có năng suất cao và sử dụng
giống phù hợp với điều kiện của từng địa bàn nên năng suất lúa bình quân không
ngừng tăng qua các năm (từ 38,5 tạ/ha năm 2001 lên 53,8 tạ/ha năm 2010), sản lượng
lúa cả năm từ 305.508 tấn năm 2001 lên 391.167 tấn năm 2010.
+ Cây ngô: Trong những năm gần đây, do nhu cầu thị trường chế biến thức ăn
gia súc, cả diện tích và năng suất cây ngô tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng tăng. Năm
2001 diện tích trồng ngô đạt 8.411 ha, đến năm 2010 đạt 10.289 ha.
Việc mở rộng nhanh diện tích và phát triển các giống ngô mới như Bioseed,
ĐK888, ĐK999, LVN10... kết hợp với trồng thâm canh đã nâng cao năng suất ngô và
sản lượng lương thực có hạt. Năng suất ngô đã tăng từ 35,7 tạ/ha năm 2001 lên 50,2
tạ/ha năm 2010. Sản lượng ngô tăng từ 30.059 tấn năm 2001 lên 51.752 tấn năm 2010.
Trang 19



Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

- Rau các loại: Những năm gần đây rau các loại được chú trọng phát triển nên
tăng nhanh cả về diện tích và năng suất. Trong 5 năm 2001 - 2005 năng suất rau các
loại tăng gần 1,5 lần (năng suất rau từ 101,6 tạ/ha lên 150 tạ/ha), nhờ vậy sản lượng
rau các loại tăng từ 92,44 ngàn tấn lên 155,30 ngàn tấn năm 2005 và đạt 192,80 ngàn
tấn vào năm 2010.
- Cây công nghiệp ngắn ngày:
+ Cây mía: Sau thời kỳ gia tăng về diện tích và sản lượng mía từ 1996 - 1999,
quy mô sản xuất mía của Quảng Ngãi giảm mạnh do biến động giá đường trên thị
trường từ sau năm 2001. Một số địa phương đã chuyển từ trồng mía sang trồng các
loại cây khác nên diện tích mía giảm từ 7.395 ha năm 2001 xuống 7.014 ha năm
2005 và 5.802 ha năm 2010. Sản lượng mía cây năm 2005 là 353.338 tấn xuống
272.179 tấn năm 2010.
+ Cây mì: Diện tích mì tăng liên tục, năm 2001 là 11,2 ngàn ha, năm 2005
đạt 17,9 ngàn ha và đạt 19,3 ngàn ha năm 2010. Đồng thời năng suất cũng tăng khá
và đạt 172,5 tạ/ha năm 2010 đưa sản lượng mì lên 332,7 ngàn tấn.
Bảng 3: CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHỦ YẾU
Chỉ tiêu

ĐV

2001

2005

2006

2007


2008

2009

2010

1. Diện tích lúa
Sản lượng
2. Diện tích ngô
Sản lượng
3. Diện tích rau các loại
Sản lượng
4. Diện tích mía
Sản lượng mía cây

Ha
Tấn
Ha
Tấn
Ha
Tấn
Ha
Tấn

86.603 74.327 75.221 74.078 73.829 72.505 72.661
305.508 367.106 376.903 381.200 354.621 370.032 391.167
8.411
9.526 10.154 10.538 10.630 10.847 10.289
30.059 44.723 50.251 52.887 53.673 50.210 51.752
8.224 10.355 10.499 10.884 10.891 11.978 12.362

92.445 155.302 160.959 168.401 161.850 172.455 192.801
7.395
7.014
6.914
7.334
6.530
6.053
5.802
374.613 353.338 356.093 390.854 347.898 292.455 272.179

5. Diện tích một số cây công
nghiệp lâu năm

Ha

9.725

8.002

8.354

8.199

7.542

7.582

7.001

Sản lượng

6. Diện tích một số cây ăn quả

Tấn
Ha

27.976
1.794

14.350
2.350

14.587
2.342

15.641
2.423

15.985
2.566

16.147
2.451

14.883
2.457

Sản lượng

Tấn


11.246

11.764

17.425

19.317

21.882

24.779

25.089

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi)

- Cây công nghiệp lâu năm: Được khuyến khích phát triển và được hỗ trợ
bằng các nguồn lực từ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và chương
trình 327, chương trình định canh định cư ... Do sự biến động của thị trường, năng
suất thấp nên diện tích trồng trọt của các cây công nghiệp lâu năm ở Quảng Ngãi
cũng có sự biến động. Năm 2001, diện tích cây công nghiệp lâu năm là 9.725 ha,
sản lượng đạt 27.976 tấn. Năm 2005, diện tích cây công nghiệp lâu năm là 8.002ha,
sản lượng đạt 14.350 tấn. Đến năm 2010 diện tích các cây công nghiệp lâu năm chủ
yếu của tỉnh đã đạt 7.001 ha, sản lượng đạt 14.883 tấn.
Trang 20


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

- Cây ăn quả: Bao gồm: chuối, xoài, dứa, cam, bưởi ... Cây ăn quả được chú

trọng phát triển theo hướng thâm canh cùng với việc thử nghiệm mở rộng diện tích
các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như chôm chôm, sầu riêng, ... trên cơ sở cải tạo
vườn tạp thành vườn kinh tế. Diện tích, sản lượng tăng qua các năm: Năm 2001,
diện tích cây ăn quả là 1.794 ha, sản lượng đạt 11.246 tấn. Năm 2005, diện tích cây
ăn quả là 2.350 ha, sản lượng đạt 121.764 tấn. Đến năm 2010, tổng diện tích cây ăn
quả là 2.457 ha, sản lượng 25.089 tấn.
b) Ngành chăn nuôi:
Những năm vừa qua ngành chăn nuôi của tỉnh được khuyến khích phát triển. Đến
năm 2010, tổng đàn trâu đạt 56.524 con, đàn bò là 278.282 con, đàn lợn đạt khoảng
508.402 con và đàn gia cầm đạt khoảng 3,144 triệu con.
Ngoài các hình thức chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm truyền thống, trong thời
gian gần đây đã phát triển hình thức chăn nuôi gia cầm công nghiệp như gà công
nghiệp, chim cút...
Nhìn chung trong thời gian qua ngành nông nghiệp đạt được bước phát triển
tương đối khá nhưng tốc độ tăng còn thấp. Mặc dù tỉnh đã có nhiều cố gắng thực
hiện các chương trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong cả trồng trọt và chăn nuôi
như áp dụng các loại giống cây trồng mới, cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, tăng
cường bảo vệ thực vật, công tác thú y nhưng năng suất, chất lượng các sản phẩm
nông nghiệp còn ở mức thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm so
với yêu cầu và chưa đều ở các địa phương. Một số cây công nghiệp như cao su
chưa đủ điều kiện khẳng định hiệu quả.
2.2.1.2. Ngành lâm nghiệp:
Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi có
diện tích đất lâm nghiệp là 266.764,70 ha, trong đó rừng phòng hộ 118.888,04 ha,
rừng sản xuất 147.876,66 ha. Sản phẩm khai thác từ rừng gia tăng nhanh chóng qua
các năm. Sản lượng gỗ từ rừng trồng khai thác hàng năm tăng mạnh, năm 2005 đạt
151.350 m3, tăng 2,66 lần so với năm 2001, đến năm 2010 đạt 185.760 m3.
Bảng 4: CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
Chỉ tiêu


Đơn vị

2001

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2006-2010

1. DT rừng trồng tập
ha
3.978
7.907
5.052
5.209
6.103
8.377
7.810
32.551
trung
2.340

2.500
1.300
1.750
2.000
833
8.383
2. Trồng cây phân tán 1000 cây 1.714
ha
6.011 14.024 15.935 13.220 15.798
14.533 19.689
79.175
3. Chăm sóc rừng
3
57.943 151.350 150.200 180.600 180.700 202.500 185.760 899.760
4. Gỗ tròn khai thác
m
3
52.179 150.500 149.400 180.000 180.000 202.000 185.300 896.700
Tr.đó gỗ rừng trồng
m
Ster
455.000 395.000 360.000 350.000 345.000 310.000 280.000 1.645.000
5. Củi
1000 cây
2.520
1.950
1.900
1.700
1.750
1.700

1.600
8.650
6. Tre, nứa

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi)
Trang 21


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

Năm 2005 GTSX ngành lâm nghiệp theo giá so sánh năm 1994 đạt 118,6 tỷ
đồng, tăng bình quân 7,7%/năm của giai đoạn 2001 - 2005. Đến năm 2010 đạt
135,6 tỷ đồng, tăng bình quân 2,71%/năm giai đoạn 2006 - 2010.
Công tác trồng, bảo vệ, chăm sóc, khoanh nuôi phục hồi rừng được chú trọng
phát triển và đạt nhiều kết quả khả quan, độ che phủ rừng (theo tiêu chí cũ) tăng từ
27,6% năm 2000 lên 40,9% năm 2010. Trong 5 năm 2006 - 2010 đã trồng
32.551ha rừng tập trung, trên 8 triệu cây phân tán; chăm sóc 79.175 ha rừng;
khoanh nuôi 16.131 ha rừng tái sinh. Khai thác 480.000 tấn gỗ nguyên liệu giấy, 10
tấn vỏ quế.
Những năm gần đây công tác trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng tái sinh rừng đã
được quan tâm hơn, công tác thanh tra, kiểm tra các vụ vi phạm lâm luật và phòng
cháy rừng được tăng cường nên từng bước hạn chế tình trạng chặt phá, đốt cháy rừng.
2.2.1.3. Ngành thủy sản:
Năm 2005 GTSX ngành thủy sản theo giá so sánh năm 1994 đạt 118,6 tỷ đồng,
tăng bình quân 7,39%/năm giai đoạn 2001 - 2005. Đến năm 2010 đạt 135,6 tỷ đồng,
tăng bình quân 5,79%/năm giai đoạn 2006 - 2010.
- Về khai thác hải sản: Đến năm 2010, toàn tỉnh có 5.574 chiếc tàu đánh cá
với tổng công suất trên 538.432 CV, công suất bình quân gần 97 CV/chiếc. Sản
lượng thủy sản đánh bắt hàng năm liên tục tăng lên trong những năm gần đây: năm
2001 sản lượng đánh bắt đạt 69.045 tấn; năm 2005 đạt 87.408 tấn, năm 2010 đạt

104.191 tấn. Giá trị sản xuất đánh bắt thủy sản đạt 668,3 tỷ đồng. Các huyện có sản
lượng đánh bắt lớn là Lý Sơn, Mộ Đức, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Đức Phổ.
Bảng 5: CHỈ TIÊU VỀ SẢN PHẨM NGƯ NGHIỆP
Chỉ tiêu
Đơn vị
1. Đánh bắt thuỷ
Tấn
sản
Số lượng tàu

Chiếc

2001

2005

2006

2007

2008

2009

69.045

87.408

88.217


88.650

89.930

92.390 104.191

2.969

3.918

3.900

4.170

4.200

5.260

2010

5.574

Tổng công suất

CV

116.779 234.019 234.019 270.000 280.000 470.996 538.432

2. Nuôi trồng
thuỷ sản


Tấn

969

3.815

5.062

5.900

6.820

7.965

6.938

Tr.đó: cá
Tôm

Tấn
Tấn

67
902

810
3.005

902

4.160

950
4.950

1.100
5.690

1.169
6.796

1.200
5.717

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi)
- Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2005
là 1.400 ha; trong đó: diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn là 730 ha (nuôi tôm
726 ha) và diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 670 ha (nuôi cá nước ngọt).
Đến năm 2010 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 1.387,8 ha; trong đó: diện
Trang 22


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

tích nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn là 632 ha (nuôi tôm 620 ha) và diện tích nuôi
trồng thủy sản nước ngọt là 765,8 ha (nuôi cá nước ngọt 765,5 ha). Tổng sản lượng
thủy sản nuôi trồng năm 2005 là 3.815 tấn, năm 2010 đạt 6.398 tấn. Giá trị sản xuất
nuôi trồng thủy sản đạt 185 tỷ đồng. Các huyện có diện tích mặt nước nuôi tôm và
sản lượng tôm nuôi lớn là Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ.
- Chế biến và xuất khẩu thủy sản: Đến nay, toàn tỉnh chỉ còn 6 doanh nghiệp

chế biến thủy sản xuất khẩu, tổng công suất chế biến gần 6.000 tấn sản phẩm/năm. Sản
lượng thủy sản qua chế biến công nghiệp tăng chậm, năm 2005 xuất khẩu đạt 3,49 triệu
USD, năm 2010 do ảnh hưởng của cơn bão số 9 hàng thủy sản giảm mạnh, giá trị xuất
khẩu đạt 1,89 triệu USD.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh
là 931 tỷ đồng, năm 2005 đạt 1.793 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2001 và
đến năm 2010 đạt 17.760 tỷ đồng (giá so sánh 1994), gấp gần 10 lần so với năm
2005. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 14.820 tỷ đồng, bằng 83,44% giá trị sản xuất
công nghiệp của tỉnh, kinh tế ngoài Nhà nước đạt 2.750 tỷ đồng bằng 15,48% giá
trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mới đạt 190 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 1,06% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp không có những thay đổi lớn, cao
nhất vẫn là ngành chế biến, chiếm tỷ trọng tuyệt đối trên 99% trong cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, còn lại là ngành công nghiệp khai thác đá và các
mỏ khác; sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước.v.v.
Bảng 6: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, TỶ ĐỒNG
(giá so sánh 1994)
Chỉ tiêu
1/ GTSX Công nghiệp
a.CN Khai thác đá và các mỏ khác
b.CN Chế biến
c. SX phân phối điện, khí đốt và nước
2/ Theo thành phần KT
a. Nhà nước
b.Tập thể, tư nhân, cá thể
c. KV có FDI

2001 2005 2006 2007 2008 2009 2010
931 1.793 2.096

154 2.781 6.930 17.760
34
52
64
81
82
67
65
870 1.685 1.969
2.30 2.610 6.766 17.588
27
56
63
73
89
97
107
931 1.793 2.095 2.631 2.862 6.930 17.760
540 1.008
233
344
400 4.216 14.820
388
779 1.859 2.115 2.430 2.566 2.750
3
6
3
172
32
148

190

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi)
- Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng GTSX bình
quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 18,3%/ năm; giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân
58,11%/năm.
Trang 23


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

- Số cơ sở sản xuất công nghiệp: Năm 2010, số cơ sở sản xuất công nghiệp
là 14.871 cơ sở, bao gồm: công nghiệp khai thác 385 cơ sở; công nghiệp chế biến
14.446 cơ sở (sản xuất thực phẩm và đồ uống; may mặc; công nghiệp sản xuất
thuộc, sơ chế da; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa; sản xuất giấy và
sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ kim loại .... ). Nhìn chung số cơ sở sản
xuất phân theo ngành công nghiệp phát triển tăng so với những năm trước. Năm
2005 chỉ có 13.830 cơ sở. Đến năm năm 2010 là 14.871 cơ sở, tăng 1.041 cơ sở so
với năm 2005.
- Số lao động sản xuất công nghiệp: Năm 2010, tổng số lao động sản xuất
công nghiệp là 23.113 người. Trong đó số lao động trong công nghiệp khai thác đá và
các mỏ là 83 người; công nghiệp chế biến, chế tạo là 22.879 người; sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước là 101 người.
Nhìn chung hạ tầng kỹ thuật công nghiệp (đặc biệt là hạ tầng KKT Dung
Quất và các KCN của tỉnh) đã được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.
Quy mô và năng lực sản xuất của ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp
nặng tăng lên đáng kể. Nhiều sản phẩm mới của công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí,
đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, nguyên liệu giấy ... đã tạo được vị thế trên
thị trường.

2.2.3. Khu vực kinh tế Thương mại - dịch vụ:
- Thương mại nội địa: Thương mại nội địa phát triển khá, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005 tăng 17,22%/năm,
riêng khu vực miền núi giảm trung bình 3,17%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ bình quân tăng 28,4%/năm, năm 2010 đạt khoảng 16.800 tỷ đồng, gấp 3,48
lần năm 2005.
- Hoạt động xuất, nhập khẩu: Tổng giá trị xuất nhập khẩu toàn tỉnh tăng
nhanh từ 13,1 triệu USD năm 2001 lên 40,3 triệu USD năm 2005, với tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2001 - 2005 đạt 17,5%/năm. Đến năm 2010 lên 605 triệu USD,
gấp 15 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 là
71,91%/năm. Trong đó giá trị xuất khẩu từ 6,3 triệu USD năm 2001 lên 31 triệu
USD năm 2005 và 270 triệu USD năm 2010. Những mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh
trong năm 2010 là: tinh bột mỳ chiếm 6,61%, dăm gỗ nguyên liệu giấy chiếm
6,53%, Propylen 21,61%, dầu lửa 10,42%, dầu nhiên liệu 16,25% và máy móc,
thiết bị chiếm 33%. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Đài Loan,
Singapore, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất,
Brasil, Ấn Độ, … Hàng nhập khẩu chủ yếu là bao bì; sắt thép; máy móc, thiết bị,
phụ tùng và dầu thô. Giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng từ 6,9 triệu USD năm 2001
lên 9,3 triệu USD năm 2005 và 335 triệu USD năm 2010.
- Dịch vụ: Một số ngành dịch vụ phát triển khá nhanh, nhất là dịch vụ vận
tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tín dụng. Khối lượng hàng hóa vận chuyển
(không kể vận tải đường sắt) giai đoạn 2001 - 2005 tăng 6,73%/năm đạt 1.196 ngàn
Trang 24


Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Quảng Ngãi

tấn năm 2005 và đạt 3.280 ngàn tấn vào năm 2010. Khối lượng vận chuyển hành
khách tăng 11,4%/năm; vận chuyển hàng hóa tăng 11,5%/năm. Doanh số dịch vụ
bưu chính viễn thông năm 2010 đạt 700 tỷ đồng, gấp 4,1 lần so với năm 2005. Dịch

vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt số
người thuê bao Internet năm 2008 là 11.878 thuê bao, năm 2010 là 20.664 thuê
bao. Tổ chức ngân hàng, tín dụng tăng 11 đơn vị, doanh số cho vay và dư nợ tín
dụng đều tăng hơn 2 lần so với năm 2005.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
2.3.1. Dân số:
Dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi năm 2010 là 1.218.621 người, mật
độ dân số trung bình là 236 người/km2, xấp xỉ bằng mật độ trung bình của cả nước.
Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Khu vực đồng
bằng 999.167 người, mật độ bình quân 526 người/km2, khu vực miền núi 201.204
người, mật độ bình quân 62 người/km2, khu vực hải đảo 18.250 người, mật độ
1.767 người/km2.
Chi tiết dân số, mật độ dân số năm 2010 theo đơn vị hành chính có biểu phụ
lục kèm theo (phụ biểu 01).
Dân cư trong tỉnh chủ yếu là dân tộc kinh 1.057.313 người, chiếm 86,72%;
dân tộc Ca Dong 17.751 người, chiếm 1,46%; dân tộc Hrê 115.516 người, chiếm
9,47%; dân tộc Cor 28.171 người, chiếm 2,31%; các dân tộc khác 535 người,
chiếm 0,04%. Dân tộc kinh tập trung chủ yếu ở thành thị và đồng bằng, có đời sống
ổn định, tỷ lệ đói nghèo thấp. Cộng đồng dân cư miền núi còn gặp nhiều khó khăn.
Đây là địa bàn cần được quan tâm đầu tư để giảm bớt sự chênh lệch giữa đồng
bằng và miền núi.
2.3.2. Lao động:
Năm 2010 có 705.679 người trong độ tuổi lao động chiếm 57,91% dân số,
trong đó nam 361.855 người, nữ 343.824 người. Số lao động chiếm tỷ trọng cao
nhất vẫn là khối nông, lâm nghiệp và thủy sản 430.210 người (60,96%), tiếp đến là
các ngành công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo 66.120 người (9,37%), buôn bán lẻ
63.209 người (8,96%); xây dựng 38.670 người (5,48%); hoạt động hành chính và
dịch vụ hỗ trợ 1.414 người (0,20%); hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ có 307
người (0,04%).
2.3.3. Việc làm và thu nhập:

Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2001 là 13,5% và năm 2007 đạt 21,5%. Theo
trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động từ sơ cấp trở lên là 10,7%; công nhân
kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 9,9%. Quảng Ngãi đang thiếu cán bộ khoa học có
trình độ cao trong quản lý xuất nhập khẩu, hoạt động dịch vụ và trong kinh doanh
thuộc các lĩnh vực công nghiệp, du lịch và công nhân có tay nghề cao.
Cùng với sự phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp và dịch vụ,
Trang 25


×