Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm và đáp án thi vào ngân hàng BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.02 KB, 96 trang )

MỤC LỤC
Nếu có đọc thì hãy đọc tài liệu hơn. Câu hỏi này chỉ test thôi
Lưu ý về trả lãi hay không cho số tiền phong toả: Sure không trả lãi nếu số tiền phong toả là
nguồn thấu chi nhưng HOW phong toả thấu chi nhỉ? Nghe vô lý không?
Test: Số dư khả dụng 200 = tài khoản 150 + thấu chi 50. Phong toả 50
Rút 150 triệu, số dư khả dụng = 0, số dư sổ cái = 50triệu thì số dư sổ cái thuộc nguồn thấu chi
hay nguồn phong toả?

1|Page


1. Quy định luân chuyển, kiểm soát và tập hợp chứng từ kế toán
Ban hành theo Quyết định số 6519/QĐ-KT1 ngày 26/11/2008; 7611/QĐ-KT1 ngày 31/12/2009 Sửa
đổi, bổ sung Quy định luân chuyển, kiểm soát và tập hợp chứng từ kế toán; 2197/CV-KT1 về việc
Hướng dẫn sử dụng, luân chuyển, lưu trữ chứng từ kế toán trong nghiệp vụ tín dụng
Câu 1. Mục đích chính của qui trình luân chuyển, kiểm soát và lưu trữ chứng từ kế toán là gì?
a. Thống nhất trình tự luân chuyển, kiểm soát và tập hợp chứng từ kế toán trong giao dịch với
khách hàng.
b. Thống nhất trình tự luân chuyển, kiểm soát và tập hợp chứng từ kế toán trong ngân hàng
sau khi nhận chứng từ của khách hàng.
c. Thống nhất trình tự luân chuyển, kiểm soát và tập hợp chứng từ kế toán sau khi đã
được xử lý tại các phân hệ nghiệp vụ.
d. Thống nhất trình tự luân chuyển, kiểm soát và tập hợp chứng từ kế toán trong và sau khi
giao dịch với khách hàng.
Câu 2. Người thực hiện kiểm soát lại tính hợp lệ, hợp pháp các giao dịch của bộ phận nghiệp vụ và
các giao dịch do hệ thống tự động hạch toán trên cơ sở chứng từ và báo cáo nghiệp vụ là ai?
a. Giao dịch viên
b. Kiểm soát viên
c. Cán bộ hậu kiểm
d. Cán bộ điện toán
Câu 3. Kết thúc ngày, giao dịch viên phải in báo cáo nào trong các loại báo cáo sau?


a. 201-Nhật ký giao dịch
b. 304-Báo cáo tổng hợp các giao dịch theo mã nghiệp vụ được cập nhật máy chủ chi nhánh
c. 305-Báo cáo tổng hợp các giao dịch theo mã nghiệp vụ được cập nhật máy chủ toàn ngành
d. 307-Báo cáo kết quả đối chiếu giữa máy chủ chi nhánh và máy chủ toàn hệ thống
e. Cả a, b c và d
Câu 4. Kết thúc ngày, giao dịch viên không phải in báo cáo nào trong các loại báo cáo sau?
a. 311-Nhật ký quỹ.
b. 200-Nhật ký giao dịch giành cho người quản lý
c. 305-Báo cáo tổng hợp các giao dịch theo mã nghiệp vụ được cập nhật máy chủ toàn ngành
d. 304-Báo cáo tổng hợp các giao dịch theo mã nghiệp vụ được cập nhật máy chủ chi nhánh
e. 307-Báo cáo kết quả đối chiếu giữa máy chủ chi nhánh và máy chủ toàn hệ thống
Câu 5. Các chứng từ giao dịch trên BDS, cuối ngày giao dịch viên sắp xếp theo thứ tự của báo cáo
nào?
a. Nhật ký giao dịch (201)
b. Báo cáo tổng hợp các giao dịch theo mã nghiệp vụ được cập nhật máy chủ toàn ngành
(305)
c. Báo cáo tổng hợp các giao dịch theo mã nghiệp vụ được cập nhật máy chủ chi nhánh (304)
d. Không có phương án nào đúng
Câu 6. Trong trường hợp giao dịch bị lỗi không in được chứng từ, phải sử dụng chức năng in lại để
in chứng từ, giao dịch viên thực hiện thế nào?
a. Không trả chứng từ cho khách hàng
b. Lưu thành tập riêng
2|Page


c. Làm bản giải trình được giám đốc Chi nhánh/người được ủy quyền phê duyệt kèm
sau chứng từ.
d. Sử dụng mẫu phiếu giao dịch khách hàng để in chứng từ
Theo quy định cũ là đáp án c. Hiện chỉ trường hợp giao dịch lỗi không in được chứng từ và
không in lại được chứng từ thì thực hiện như c.

Câu 7. Trường hợp bộ phận hậu kiểm phát hiện chứng từ sắp xếp, đánh số không đúng quy định thì
cán bộ tập hợp chứng từ của phòng nghiệp vụ có trách nhiệm gì?
a. Sắp xếp, đánh số lại để giao nộp cho bộ phận hậu kiểm ngay cuối ngày làm việc.
b. Sắp xếp, đánh số lại để giao nộp cho bộ phận hậu kiểm trước 8 giờ sáng ngày làm việc kế
tiếp.
c. Sắp xếp, đánh số lại để giao nộp cho bộ phận hậu kiểm trước 9 giờ sáng ngày làm việc kế
tiếp.
d. Sắp xếp, đánh số lại để giao nộp cho bộ phận hậu kiểm trước 10 giờ sáng ngày làm
việc kế tiếp.
d-> theo quy định 6519. Tuy nhiên sửa đổi tại 7611 có quy định cán bộ tập hợp chứng từ … có
trách nhiệm sắp xếp, đánh số lại để giao nộp cho bộ phận hậu kiểm theo thời gian bộ phận hậu
kiểm yêu cầu
Câu 8. Theo quy định hiện hành của BIDV, cán bộ hậu kiểm phải thực hiện kiểm tra bao nhiêu chữ
ký, mẫu dấu của khách hàng trên chứng từ kế toán?
a. 100% chứng từ của khách hàng trong ngày
b. 50% chứng từ của khách hàng trong ngày
c. Tối thiểu 10% chứng từ của khách hàng trong ngày
d. Tối đa 10% chứng từ của khách hàng trong ngày
Câu 9. Giao dịch viên sau khi sắp xếp chứng từ và báo cáo thành tập phải làm gì?
a. Đánh số theo thứ tự 1, 2, 3....ở góc phía trên, bên phải từng trang chứng từ bằng bút bi đỏ từ
trang số một đến trang cuối cùng.
b. Đánh số theo thứ tự 1, 2, 3....ở góc phía trên, bên phải từng trang chứng từ bằng bút
bi đỏ từ trang số một đến trang cuối cùng. Tại trang đầu tiên, giao dịch viên phải ghi rõ
tổng số tờ chứng từ trong tập.
c. Đánh số theo thứ tự 1, 2, 3....ở góc phía trên, bên phải từng trang chứng từ bằng bút bi màu
tím, xanh, đen từ trang số một đến trang cuối cùng.
d. Đánh số theo thứ tự 1, 2, 3....ở góc phía trên, bên phải từng trang chứng từ bằng bút bi màu
tím, xanh, đen từ trang số một đến trang cuối cùng. Tại trang đầu tiên, giao dịch viên phải ghi
rõ tổng số tờ chứng từ trong tập.
Câu 10. Các chứng từ của phân hệ tài trợ thương mại có trên báo cáo TF2213P nhưng không có trên

báo cáo TF2201P được sắp xếp theo phương án nào?
a. Chứng từ xếp ngay sau báo cáo TF2201P cùng báo cáo TF 2213P.
b. Chứng từ và báo cáo TF2213P xếp cuối tập chứng từ tài trợ thương mại.
c. Gửi toàn bộ chứng từ cho chi nhánh thực hiện lưu, không lưu tại chi nhánh.
d. Được xếp cuối cùng tập chứng từ khác.
Câu 11. Cuối ngày, báo cáo nào sau đây GDV phải in riêng từng loại tiền tệ?
a. Báo cáo 201, báo cáo 304, báo cáo 305, báo cáo 307.
b. Báo cáo 304, báo cáo 305, báo cáo 307.
c. Báo cáo 305, báo cáo 307, báo cáo 311.
d. Báo cáo 305, báo cáo 311.
3|Page


Câu 12. Cuối ngày do lỗi hệ thống, Giao dịch viên không in đủ báo cáo, Giao dịch viên phải làm gì?
a. Lập lại thủ công các báo cáo 304
b. Lập lại thủ công các báo cáo 305
c. Lập lại thủ công các báo cáo 307
d. Lập lại thủ công các báo cáo 311
Câu 13. GDV có trách nhiệm hoàn thiện và giao nộp đầy đủ chứng từ, báo cáo cho cán bộ tập hợp
chứng từ của phòng nghiệp vụ vào thời điểm nào?
a. Cuối ngày của ngày thực hiện giao dịch.
b. Trước 9h sáng ngày làm việc kế tiếp ngày thực hiện giao dịch.
c. Trong ngày làm việc kế tiếp ngày thực hiện giao dịch.
d. Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện giao dịch.
Câu 14. Bộ phận hậu kiểm có trách nhiệm hoàn tất công tác hậu kiểm chứng từ vào thời gian nào?
a. Ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
b. Ngay trong 2 ngày làm việc tiếp theo.
c. Ngay trong 3 ngày làm việc tiếp theo.
d. Ngay trong 4 ngày làm việc tiếp theo.
b. Sửa đổi theo 7611

Câu 15. Khi sắp xếp chứng từ kế toán phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
a. Chứng từ gốc sắp xếp trên cùng, tiếp theo là chứng từ ghi sổ, rồi đến các chứng từ kèm theo
khác.
b. Chứng từ ghi sổ sắp xếp trên cùng, tiếp theo là chứng từ gốc, rồi đến các chứng từ
kèm theo khác.
c. Chứng từ gốc sắp xếp trên cùng, các chứng từ kèm theo khác, rồi đến chứng từ ghi sổ.
d. Chứng từ ghi sổ sắp xếp trên cùng, các chứng từ kèm theo khác, rồi đến chứng từ gốc.
Câu 16. Chứng từ và báo cáo trên giao dịch trên BDS được sắp xếp thế nào?
a. Theo thứ tự từng loại ngoại tệ a, b, c trên báo cáo, theo mã nghiệp vụ của từng phân
hệ: Báo cáo 201, báo cáo 304, báo cáo 311, báo cáo 307, báo cáo 305, chứng từ giao dịch.
b. Theo thứ tự từng loại ngoại tệ a, b, c trên báo cáo, theo mã nghiệp vụ của từng phân hệ:
Báo cáo 201,báo cáo 311, báo cáo 304, báo cáo 305, báo cáo 307, chứng từ giao dịch.
c. Theo thứ tự báo cáo 201, báo cáo 304, báo cáo 311, báo cáo 307 (các loại tiền tệ), báo cáo
305 và chứng từ sắp xếp thứ tự từng loại ngoại tệ a, b, c trên báo cáo, với từng ngoại tệ chứng
từ sắp xếp theo mã nghiệp vụ tổng hợp trên báo cáo 305.
d. Theo thứ tự báo cáo 201, báo cáo 304 (các loại tiền tệ), tiếp đến là các báo cáo và chứng từ
sắp xếp thứ tự từng loại ngoại tệ a, b, c trên báo cáo: báo cáo 311, báo cáo 307, báo cáo 305,
chứng từ giao dịch, với từng ngoại tệ chứng từ sắp xếp theo mã nghiệp vụ tổng hợp trên báo
cáo 305.
Câu 17. Các chứng từ chỉ thể hiện trên báo cáo 201 của Giao dịch viên mà không thể hiện trên báo
cáo 305 sẽ được sắp xếp thế nào?
a. Ngay sau báo cáo 201.
b. Ngay sau báo cáo 305.
c. Cuối cùng của tập chứng từ của giao dịch viên.
d. Cuối cùng của tập chứng từ khác.
Câu 18. Người thực hiện kiểm soát lại tính hợp lệ, hợp pháp các giao dịch của bộ phận nghiệp vụ và
các giao dịch do hệ thống tự động hạch toán trên cơ sở chứng từ và báo cáo nghiệp vụ là ai?
a. Giao dịch viên
4|Page



b. Kiểm soát viên
c. Cán bộ hậu kiểm
d. Cán bộ điện toán
Câu 19. Trường hợp bộ phận hậu kiểm phát hiện chứng từ của Giao dịch viên sắp xếp, đánh số
không đúng quy định, cán bộ hậu kiểm có trách nhiệm yêu cầu người nào sau đây thực hiện sắp
xếp, đánh số lại theo đúng quy định?
a. Giao dịch viên
b. Cán bộ tập hợp chứng từ của phòng nghiệp vụ đó.
c. Trưởng phòng nghiệp vụ đó.
d. Cả ba người trên.
Câu 20. Các chứng từ chuyển tiền đi IBPS thực hiện tại BDS trong ngày được sắp xếp thế nào?
a. Theo báo cáo đối chiếu chuyển tiền đi IBPS trong ngày.
b. Theo thứ tự phát sinh giao dịch trong ngày.
c. Cùng tập chứng từ giao dịch BDS của giao dịch viên.
d. Cuối cùng của tập chứng từ khác.
Câu 21. Trong các báo cáo sau, giao dịch viên không phải in báo cáo nào khi kết thúc ngày thực
hiện giao dịch?
a. Nhật ký giao dịch (báo cáo 201)
b. Nhật ký quỹ (báo cáo 311)
c. Bảng kê chi tiết quỹ tiền mặt (báo cáo 309)
d. Báo cáo kết quả đối chiếu giữa máy chủ chi nhánh và máy chủ toàn hệ thống (báo cáo 307).
Câu 22. Sau khi chứng từ đã được sắp xếp, đánh số, khi nhận được bản chính của chứng từ fax, bản
chính đó được xử lý thế nào?
a. Thay thế chứng từ Fax và đánh lại số chứng từ.
b. Sắp xếp ngay sau chứng từ Fax và đánh số theo thứ tự của chứng từ fax cộng với ký tự
A,B,C…
c. Sắp xếp ngay sau chứng từ Fax và đánh số theo thứ tự của chứng từ fax cộng với ký
tự C.
d. Sắp xếp cuối cùng của tập chứng từ khác.

Câu 23. Báo cáo CDB007 và báo cáo DDB026P là báo cáo liệt kê các giao dịch liên quan đến việc
ghi Nợ/ghi Có vào TK của khách hàng tại ngân hàng. Giao dịch liên quan đến việc ghi Nợ/ghi Có
vào TK của khách hàng là những giao dịch nào?
a. Toàn bộ các giao dịch do giao dịch viên (GDV) tại đơn vị và các giao dịch do GDV của chi
nhánh khác thực hiện.
b. Toàn bộ các giao dịch do GDV tại đơn vị và các giao dịch do GDV của chi nhánh khác
thực hiện, các giao dịch cài đặt trước (AFT,SWEEP…), các giao dịch tự động và giao
dịch thực hiện bởi các kênh khác (ATM,POS…)
c. Toàn bộ các giao dịch do GDV tại đơn vị thực hiện, các giao dịch cài đặt trước
(AFT,SWEEP…), các giao dịch tự động và giao dịch thực hiện bởi các kênh khác
(ATM,POS…).
d. Toàn bộ các giao dịch do GDV của chi nhánh khác thực hiện, các giao dịch cài đặt trước
(AFT,SWEEP…), các giao dịch tự động và giao dịch thực hiện bởi các kênh khác
(ATM,POS…)
Câu 24. Trong trường hợp giao dịch bị lỗi không in được chứng từ, phải sử dụng chức năng in lại để
in chứng từ, giao dịch viên thực hiện thế nào?
5|Page


a. Không trả chứng từ cho khách hàng
b. Lưu chừng từ in lại thành tập riêng
c. Làm bản giải trình được giám đốc Chi nhánh/người được ủy quyền phê duyệt kèm
sau chứng từ in lại.
d. Sử dụng mẫu phiếu giao dịch khách hàng để in chứng từ
Câu 25. Theo qui định hiện hành của BIDV, các chứng từ và báo cáo kế toán được kiểm soát và lữu
trữ tại đâu?
a. Phòng Tài chính Kế toán
b. Phòng nghiệp vụ nơi phát sinh giao dịch.
c. Phòng Dịch vụ khách hàng.
d. Phòng kiểm tra nội bộ.

Câu 26. Khi giao dịch viên thực hiện huỷ giao dịch (EC), chứng từ giao dịch sai và giao dịch huỷ
được xử lý thế nào?
a. Trả lại cho khách hàng
b. Lưu cùng nhật ký chứng từ (báo cáo 201)
c. Lưu riêng cùng tập báo cáo của phòng nghiệp vụ
d. Hủy bỏ
Câu 27. Bộ phận hậu kiểm tiếp nhận chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, phòng/điểm giao dịch
theo cách nào?
a. Trực tiếp giao nhận với cán bộ tập hợp chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, phòng/điểm
giao dịch
b. Qua bì, túi niêm phong với cán bộ giao nộp không phải là cán bộ tập hợp chứng từ
c. Gửi qua bưu điện
d. a hoặc b
e. Tất cả các cách trên đều được
Câu 28. Khi hạch toán ghi có sai vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, GDV xử lý thế nào?
a. Phong toả ngay số tiền hạch toán sai; Thực hiện điều chỉnh; Lập “Đề nghị điều chỉnh” trình
các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Phong toả ngay số tiền hạch toán sai; Lập “Đề nghị điều chỉnh” trình các cấp có thẩm
quyền phê duyệt; Thực hiện điều chỉnh
c. Phong toả ngay số tiền hạch toán sai; Thực hiện điều chỉnh; Lập “Đề nghị điều chỉnh” trình
các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thông báo cho khách hàng về sai sót và gửi cho khách
hàng chứng từ hạch toán lại (nếu làm ảnh hưởng đến doanh số, số dư hoặc các nội dung hạch
toán trên tài khoản của khách hàng).
d. Phong toả ngay số tiền hạch toán sai; Lập “Đề nghị điều chỉnh” trình các cấp có thẩm
quyền phê duyệt; Thực hiện điều chỉnh; Thông báo cho khách hàng về sai sót và gửi cho
khách hàng chứng từ hạch toán lại (nếu làm ảnh hưởng đến doanh số, số dư hoặc các
nội dung hạch toán trên tài khoản của khách hàng).
Câu 29. Khi giao dịch viên thực hiện giao dịch sai so với ủy nhiệm chi của khách hàng, sau khi huỷ
giao dịch sai, giao dịch viên thực hiện thế nào?
a. Yêu cầu khách hàng viết lại ủy nhiệm chi để thực hiện lại giao dịch

b. Sử dụng Mẫu 029/NHĐT - Phiếu huỷ giao dịch để in giao dịch thực hiện lại
c. Sử dụng Mẫu 026/NHĐT- Phiếu hạch toán giao dịch khách hàng để in giao dịch thực
hiện lại.
d. Sử dụng Mẫu BM 020 - Uy nhiệm chi để in giao dịch thực hiện lại.
6|Page


Câu 30. Khi giao dịch viên thực hiện giao dịch sai và không sử dụng được chức năng EC để hủy
giao dịch, phải điều chỉnh bằng bút toán hạch toán tại phân hệ GL, giao dịch viên phải lập mấy bản
đề nghị điều chỉnh?
a. 01 bản đề nghị điều chỉnh
b. 02 bản đề nghị điều chỉnh
c. 03 bản đề nghị điều chỉnh
d. 04 bản đề nghị điều chỉnh
Câu 31. Chứng từ của giao dịch sai phải sử dụng chức năng EC để huỷ giao dịch để thực hiện lại
giao dịch đúng được sắp xếp theo nguyên tắc nào?
a. Các chứng từ phiếu huỷ giao dịch, đề nghị điều chỉnh sắp xếp ngay sau chứng từ của Giao
dịch sai, chứng từ phiếu hạch toán giao dịch đúng được sắp xếp như các chứng từ giao dịch
đúng khác.
b. Các chứng từ phiếu huỷ giao dịch, chứng từ của giao dịch sai sắp xếp ngay sau báo
cáo 201 - Nhật ký giao dịch.Chứng từ Phiếu hạch toán giao dịch đúng và đề nghị điều
chỉnh được sắp xếp như các chứng từ Giao dịch đúng khác.
c. Các chứng từ phiếu huỷ giao dịch,đề nghị điều chỉnh,chứng từ của giao dịch sai sắp xếp
ngay sau báo cáo 201 - Nhật ký giao dịch. Chứng từ Phiếu hạch toán giao dịch đúng được sắp
xếp như các chứng từ Giao dịch đúng khác.
d. Các chứng từ phiếu huỷ giao dịch,đề nghị điều chỉnh sắp xếp ngay sau báo cáo 201 - Nhật
ký giao dịch. Chứng từ giao dịch sai và chứng từ Phiếu hạch toán giao dịch đúng được sắp
xếp như các chứng từ khác.
Câu 32. Các văn bản, chứng từ: điều chỉnh lãi suất, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; giao dịch thu
lãi định kỳ (tự động) được lưu trữ tại đâu?

a. Bộ phận Quan hệ khách hàng.
b. Bộ phận Dịch vụ khách hàng.
c. Bộ phận Quản trị tín dụng.
d. Bộ phận hậu kiểm.
7611.Sửa Phụ lục II/Mục I/Điểm 2/Tiết a: “Toàn bộ chứng từ liên quan đến điều chỉnh tín dụng
được lưu tại bộ phận QTTD”
Lưu ý: Các báo cáo liệt kê phân hệ tín dụng, báo cáo hạch toán tài khoản GL tổng hợp tiền vay vẫn
lưu tại bộ phận hậu kiểm
Câu 33. Việc kiểm tra các Báo cáo DD5755P và CD5755P (báo cáo hạch toán các giao dịch tiền
gửi) được bộ phận hậu kiểm thực hiện bằng cách nào?
a. Đối chiếu giữa chứng từ với báo cáo DD5755P và CD5755P.
b. Đối chiếu từ báo cáo liệt kê giao dịch DDB026P và CDB007P với báo cáo DD5755P và
CD5755P.
c. Đối chiếu từ báo cáo liệt kê giao dịch DDB026P với báo cáo DD5755P và CD5755P.
d. Đối chiếu từ báo cáo liệt kê giao dịch CDB007P với báo cáo DD5755P và CD5755P.
Câu 34. Báo cáo nào được sử dụng để kiểm soát các giao dịch chuyển quyền sở hữu các tài khoản
tiền gửi của khách hàng?
a. CFS011P - Báo cáo duy trì thông tin khách hàng trong ngày
b. DDB083P – Báo cáo duy trì tiền gửi thanh toán
c. CDB039P – Báo cáo duy trì tiền gửi có kỳ hạn
d. b và c
e. Cả a, b và c
7|Page


Câu 35. Báo cáo nào được bộ phận hậu kiểm sử dụng để thực hiện kiểm soát lệnh thanh toán định
kỳ (AFT) tạo mới trong ngày?
a. Báo cáo DDB220P
b. Báo cáo DDB230P
c. Báo cáo DDB200P

d. Cả a, b và c
Câu 36. Báo cáo liệt kê các khoản tín dụng có số dư có (LNW032) có tác dụng gì?
a. Phát hiện các giao dịch điều chỉnh tín dụng.
b. Phát hiện các giao dịch điều chỉnh tăng giảm lãi quá hạn.
c. Phát hiện các tài khoản tiền vay bị thu thừa gốc, lãi.
d. Phát hiện các giao dịch hạch toán sai giao dịch nhập, xuất tài sản thế chấp
cầm cố.
Tài khoản vay -> dư nợ. Khi trả nợ -> ghi có nên trả nợ thừa sẽ dẫn tới dư có (sai tính chất)
Câu 37. Chi nhánh khởi tạo giao dịch hạch toán liên chi nhánh vào tài khoản của khách hàng có
trách nhiệm gì?
a. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và tính đúng đắn của việc hạch toán liên
Chi nhánh vào các tài khoản của khách hàng.kiểm tra, đối chiếu chứng từ với báo cáo
liệt kê Giao dịch liên chi nhánh.
b. Cán bộ hậu kiểm đơn vị khởi tạo lập điện IQS gửi cho từng đơn vị nhận để xác nhận tính
chính xác của các giao dịch liên chi nhánh.
c. Cán bộ hậu kiểm đơn vị khởi tạo lập điện IQS gửi cho từng đơn vị nhận để xác nhận tính
chính xác của các giao dịch ghi Nợ liên chi nhánh.
d. a và b
e. a và c.
Theo 6519 -> e
Theo 7611 sửa đổi -> a
Câu 38. Khi kiểm soát giao dịch nhập xuất tài sản thế chấp của phân hệ tín dụng cần đối chiếu theo
trình tự nào?
a. Chứng từ nhập xuất tài sản thế chấp, cầm cố � báo cáo liệt kê giao dịch nhập xuất tài
sản thế chấp, cầm cố của phân hệ tín dụng � báo cáo hạch toán GL các giao dịch nhập
xuất tài sản thế chấp, cầm cố.
b. Chứng từ nhập xuất tài sản thế chấp, cầm cố � báo cáo hạch toán GL các giao dịch nhập
xuất tài sản thế chấp, cầm cố � báo cáo liệt kê giao dịch nhập xuất tài sản thế chấp, cầm cố
của phân hệ tín dụng.
c. Chứng từ nhập xuất tài sản thế chấp, cầm cố � báo cáo tổng hợp nhập xuất tài sản thế chấp,

cầm cố của phân hệ tín dụng.
d. Chứng từ nhập xuất tài sản thế chấp, cầm cố � báo cáo hạch toán GL các giao dịch nhập
xuất tài sản thế chấp, cầm cố.
Câu 39. Các báo cáo giao dịch viên in ra khi kết thúc ngày giao dịch, giao dịch viên phải thực hiện
thế nào?
a. Sắp xếp theo qui định
b. Đối chiếu với chứng từ
c. Ký xác nhận trên báo cáo sau khi kiểm tra, kiểm soát
d. Cả a, b và c
Câu 40. Số liệu trên báo cáo cân đối tài khoản kế toán phải đảm bảo quy định nào sau đây?
8|Page


a. Số dư đầu kỳ này khớp đúng với số dư cuối kỳ trước.
b. Từng tài khoản phải: Dư đầu + phát sinh tăng – phát sinh giảm = Dư cuối.
c. Tổng phát sinh nợ = Tổng phát sinh có.
d. a và b
e. Cả a, b, c
Câu 41. Các quyển Nhật ký chứng từ phải được đóng thế nào?
a. Góc phía trên, bên trái tập chứng từ
b. Góc phía trên, bên phải tập chứng từ
c. Góc phía dưới, bên trái tập chứng từ
d. Góc phía dưới, bên phải tập chứng từ
Câu 42. Việc sắp xếp chứng từ theo báo cáo 305 mà không theo báo cáo 304 nhằm mục đích gì?
a. Để thuận tiện trong việc kiểm tra đối chiếu.
b. Để sắp xếp chứng từ phát sinh theo từng loại tiền tệ.
c. Để đảm bảo tất cả các giao dịch đã được hệ thống chấp nhận.
d. Cả a, b và c
Câu 43. 01 chứng từ liên quan đến 2 bút toán (mã nghiệp vụ), Giao dịch viên phải làm gì?
a. Sao thêm 01 bản, bản chính lưu ở bút toán đầu tiên.

b. Sao thêm 01 bản, bản chính lưu ở bút toán thứ hai.
c. Lưu ở bút toán đầu tiên và ghi bổ sung dòng chữ “chứng từ của bút toán số ...”.
d. Lưu ở bút toán thứ hai và ghi bổ sung dòng chữ “chứng từ của bút toán số...”.
Lưu ý: “mã nghiệp vụ” được đề cập hiểu là “cùng mã nghiệp vụ”
Câu 44. Khi in Nhật ký giao dịch (201 - Teller Journal Report), giao dịch viên phải lựa chọn giao
dịch nào?
a. Giao dịch có tính chất Tiền tệ (Monetary), có trạng thái là Chấp nhận (Accept) và in
theo thứ tự của Số nhật ký chứng từ (Journal Sequence Number).
b. Giao dịch có tính chất Tiền tệ (Monetary), có trạng thái là Tất cả (ALL) và in theo thứ tự
của Số nhật ký chứng từ (Journal Sequence Number).
c. Giao dịch có tính chất Tiền tệ (Monetary), có trạng thái là Chấp nhận (Accept) và in theo
thứ tự của Mã giao dịch (Tran Code).
d. Giao dịch có tính chất Tiền tệ (Monetary), có trạng thái là Chấp nhận (Accept) và in theo
thứ tự của Mã màn hình giao dịch (Menu ID).
Câu 45. Trong các báo cáo sau, loại nào được in tất cả các loại tiền tệ trên một báo cáo?
a. 304.
b. 305
c. 307
d. 311
Câu 46. Trong các báo cáo sau, loại nào được in theo từng loại tiền tệ?
a. 201, 305, 307
b. 201, 304, 311
c. 304, 305, 311
d. 305, 307, 311
Câu 47. Các chứng từ thực hiện trên phân hệ BDS phải đối chiếu với các báo cáo nào?
a. 201, 304, 307.
b. 201, 305, 307.
c. 201, 304, 305.
9|Page



d. 304, 305, 307.
Câu 48. Giao dịch huỷ bằng chức năng EC – Error Corection được áp dụng đối với sai sót nào?
a. Các sai sót của giao dịch viên phát hiện trước khi kết thúc ngày
b. Các sai sót của giao dịch viên phát hiện sau khi kết thúc ngày
c. a, b đều được
Câu 49. Trong trường hợp nhập sai tài khoản khách hàng so với lệnh chi của khách hàng, sau khi
thực hiện huỷ giao dịch (EC), khi thực hiện lại giao dịch đúng, giao dịch viên in giao dịch đúng trên
chứng từ nào?
a. In giao dịch đúng trên chứng từ đã yêu cầu khách hàng lập lại.
b. In giao dịch đúng trên Phiếu hạch toán giao dịch khách hàng
c. In giao dịch đúng trên Phiếu hạch toán
d. In giao dịch đúng trên mẫu ấn chỉ tương ứng với màn hình giao dịch

10 | P a g e


2. Quy định về quản lý và sử dụng tài khoản trung gian
Ban hành theo 3058/QĐ-KT1 ngày ngày 05 tháng 06 năm 2007
Câu 1. Theo quy định quản lý và sử dụng tài khoản trung gian, “phân hệ nghiệp vụ khởi tạo và thực
hiện ghi Có vào tài khoản trung gian đối với những giao dịch có liên quan đến việc xử lý của phân
hệ nghiệp vụ khác” được gọi là phân hệ nào?
a. Phân hệ tiếp nhận giao dịch
b. Phân hệ xử lý giao dịch
c. Phân hệ nghiệp vụ 1
d. Phân hệ nghiệp vụ 2
Câu 2. Theo quy định quản lý và sử dụng tài khoản trung gian, phân hệ nghiệp vụ thực hiện ghi Nợ
tài khoản trung gian để thực hiện tiếp giao dịch được gọi là phân hệ nào ?
a. Phân hệ tiếp nhận giao dịch
b. Phân hệ xử lý giao dịch

c. Phân hệ nghiệp vụ 1
d. Phân hệ nghiệp vụ 2
Câu 3. Mục đích của Qui định quản lý và sử dụng tài khoản trung gian là gì ?
a. Quy định thống nhất việc quản lý, sử dụng và hạch toán vào các tài khoản trung gian
b. Quy định rõ trách nhiệm của các thành viên trong việc sử dụng và kiểm soát các tài khoản
trung gian
c. Hướng dẫn việc sử dụng và hạch toán vào các tài khoản trung gian
d. a và b
e. a và c
Câu 4. Khi giao dịch viên lựa chọn các tài khoản kế toán thích hợp trên các màn hình giao dịch để
hạch toán được gọi là giao dịch gì?
a. Thủ công
b. Tự động
c. Bán tự động
Câu 5. Việc hạch toán vào các tài khoản trung gian được thực hiện bằng cách nào?
a. Thủ công
b. Tự động
c. Cả a và b
Câu 6. Khi thực hiện giải ngân khoản vay bằng hình thức chuyển tiền ra ngoài ngân hàng thông qua
Phân hệ chuyển tiền, giao dịch viên lựa chọn tài khoản nào?
a. Trung gian phải trả phân hệ tín dụng
b. Trung gian phải thu phân hệ tín dụng
c. Trung gian phải trả phân hệ chuyển tiền
d. Trung gian phải thu phân hệ chuyển tiền
Câu 7. Khi hạch toán vào tài khoản trung gian, nếu giao dịch treo không được xử lý ngay trong
ngày, cuối ngày giao dịch viên nào phải lập báo cáo?
a. Giao dịch viên khởi tạo phải lập báo cáo.
b. Giao dịch viên khởi tạo phải lập báo cáo về các giao dịch treo đã hạch toán nhưng chưa
chuyển tiếp xử lý.
11 | P a g e



c. Giao dịch viên tiếp nhận lập báo cáo về các giao dịch treo đã tiếp nhận nhưng chưa được xử
lý.
d. b và c
Câu 8. Khi đóng tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để trả nợ vay, phải lựa chọn tài khoản trung gian nào?
a. 280701003 – Trung gian phải trả phân hệ tín dụng
b. 180701003 – Trung gian phải thu phân hệ tín dụng
c. 280701006 – Trung gian phải trả phân hệ tiền gửi
d. 180701006 – Trung gian phải thu phân hệ tiền gửi.
Câu 9. Tài khoản 280701002 – Trung gian phải trả của phân hệ chuyển tiền được sử dụng cho mục
đích gì?
a. Hạch toán tạm thời các giao dịch chuyển tiền đến phải xử lý tiếp tại các Phân hệ
nghiệp vụ khác.
b. Hạch toán tạm thời các giao dịch phải xử lý tiếp tại phân hệ chuyển tiền.
c. Hạch toán tạm thời các giao dịch chuyển tiền đến phải xử lý tiếp tại phân hệ chuyển
tiền
d. Cả a và b.
Các phân hệ gồm: Phân hệ BDS, Phân hệ chuyển tiền, Phân hệ tiền gửi, …
3058: 280701002 dùng như a và hạch toán tạm treo các khoản tiền đến có sai sót phải hoàn trả
Câu 9. Trong các nghiệp vụ sau, nghiệp vụ nào được hạch toán, phản ánh vào bên có tài khoản
280601003 - Phải trả trong thanh toán bù trừ?
a. Các giao dịch bù trừ đi vế Có (thể hiện trên bảng kê 12):
b. Kết quả bù trừ về phải thu (thể hiện trên bảng kê 15).
c. Thanh toán bù trừ đến vế Nợ.
d. Thanh toán bù trừ đến vế Có:
e. Các giao dịch bù trừ đi vế Nợ .
f. a, b và c
g. b, d và e
Bản chất hạch toán:

Nợ tài khoản thích hợp (tài khoản khách hàng, tiền mặt …)
Có phải trả trong thanh toán bù trừ
Câu 10. Báo cáo các giao dịch hạch toán vào tài khoản trung gian chưa được xử lý (BM01A/QTKT-06) do ai lập?
a. Giao dịch viên
b. Cán bộ tập hợp báo cáo của các phòng nghiệp vụ
c. Cán bộ hậu kiểm.
d. Cả a, b và c
Câu 11. Báo cáo tổng hợp các giao dịch chưa được xử lý (BM01B/QT-KT-06) trên các tài khoản
trung gian do ai lập?
a. Giao dịch viên
b. Cán bộ tập hợp báo cáo của các phòng nghiệp vụ
c. Cán bộ hậu kiểm.
d. Cả a, b và c
Câu 12. Báo cáo tổng hợp các giao dịch hạch toán vào tài khoản trung gian chưa xử lý (BM02/QTKT-06) do ai lập?
a. Giao dịch viên
12 | P a g e


b. Cán bộ tập hợp báo cáo của các phòng nghiệp vụ
c. Cán bộ hậu kiểm
d. Cả a, b và c
Câu 13. Trong giao dịch liên chi nhánh tại phân hệ kế toán tổng hợp, các chi nhánh được thực hiện
loại giao dịch nào?
a. Chỉ được thực hiện báo Có cho các chi nhánh trong hệ thống
b. Chỉ được thực hiện báo Nợ cho các chi nhánh trong hệ thống
c. Cả báo Có và báo Nợ
d. Báo Có và được báo Nợ cho các chi nhánh trong hệ thống theo hướng dẫn của Hội sở
chính tại các văn bản cụ thể
Câu 14. Tài khoản trung gian được sử dụng để làm gì?
a. Hạch toán các giao dịch lỗi của SIBS.

b. Chuyển tiếp các giao dịch giữa các phân hệ trong SIBS.
c. Chuyển tiếp các giao dịch giữa các chi nhánh/Hội sở chính
d. b và c
e. cả a, b và c
Câu 15. Bộ phận nào dưới đây được thực hiện hạch toán thủ công vào tài khoản trung gian?
a. Tài chính kế toán; Dịch vụ khách hàng; Thanh toán quốc tế
b. Tài chính kế toán; Dịch vụ khách hàng
c. Tài chính kế toán; Dịch vụ khách hàng; Quản trị rủi ro
d. Tài chính kế toán; Dịch vụ khách hàng; Quản trị tín dụng
Câu 16. Trong quy định quản lý và sử dụng tài khoản trung gian, cán bộ hậu kiểm có trách nhiệm
gì?
a. Kiểm tra số dư các tài khoản trung gian cuối ngày.
b. Phối hợp với các thành viên khác trong việc tìm nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục
các sai sót trên tài khoản trung gian.
c. Lập báo cáo chi tiết về tất cả các khoản còn tồn trên tài khoản trung gian.
d. a và b
e. cả a, b và c
Câu 17: Cặp tài khoản 289898001/189898001 “Xử lý lỗi không cân số (Force balance)” có phát
sinh giao dịch là do lỗi nào?
a. Lỗi hạch toán vào tài khoản khách hàng (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn,...) đã bị
phong toả hoặc đã tất toán.
b. Lỗi phát sinh do một tài khoản Kế toán tổng hợp đã được khai báo tham số hạch toán tự
động nhưng không tìm thấy trong Hệ thống tài khoản hoặc do tài khoản khách hàng không tồn
tại.
c. Lỗi phát sinh do mất 1 vế trong bút toán Nợ/Có dẫn đến không cân số giữa doanh số
Nợ và doanh số Có.
d. Cả a, b và c
Câu 18: Cặp tài khoản 289898002/189898002 “Xử lý lỗi không tìm thấy tài khoản Kế toán tổng
hợp (Invalid account)” có phát sinh giao dịch là do lỗi nào?
a. Lỗi hạch toán vào tài khoản khách hàng (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn,...) đã bị

phong toả hoặc đã tất toán.

13 | P a g e


b. Lỗi phát sinh do một tài khoản Kế toán tổng hợp đã được khai báo tham số hạch toán
tự động nhưng không tìm thấy trong Hệ thống tài khoản hoặc do tài khoản khách hàng
không tồn tại.
c. Lỗi phát sinh do mất 1 vế trong bút toán Nợ/Có dẫn đến không cân số giữa doanh số Nợ và
doanh số Có.
d. Cả a, b và c
Câu 19. Cặp tài khoản 289898003/189898003 “Xử lý lỗi do tài khoản khách hàng không được hạch
toán (Unposted)” có phát sinh giao dịch là do lỗi nào?
a. Lỗi hạch toán vào tài khoản khách hàng (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn,...) đã
bị phong toả hoặc đã tất toán.
b. Lỗi phát sinh do một tài khoản Kế toán tổng hợp đã được khai báo tham số hạch toán tự
động nhưng không tìm thấy trong Hệ thống tài khoản hoặc do tài khoản khách hàng không tồn
tại.
c. Lỗi phát sinh do mất 1 vế trong bút toán Nợ/Có dẫn đến không cân số giữa doanh số Nợ và
doanh số Có.
d. Cả a, b và c
Câu 20. Khi maintain điện chuyển tiền OL3 đến, chi nhánh chỉ được phép maintain ghi có vào tài
khoản trung gian nào?
a. Tài khoản 280701002- Trung gian phải trả Phân hệ chuyển tiền.
b. Tài khoản 280701006 – Trung gian phải trả Phân hệ Tiền gửi
c. Tài khoản 280601002 – Chuyển tiền phải trả bằng điện.
d. TK 280701998 – Trung gian phải trả Phân hệ Khác
Câu 21. Khi nhận điện đến từ các phần mềm giao diện thanh toán như T5 editor, Swift…. Sau khi
phê duyệt giao dịch, chương trình tự động hạch toán vào tài khoản nào?
a. Tài khoản 280701002- Trung gian phải trả Phân hệ chuyển tiền.

b. Tài khoản 280701006 – Trung gian phải trả Phân hệ Tiền gửi
c. Tài khoản 280601002 – Chuyển tiền phải trả bằng điện.
d. TK 280701998 – Trung gian phải trả Phân hệ Khác
Câu 22. Đối với sản phẩm huy động vốn mà lãi không quay vòng nhập gốc, khoản lãi tiền gửi phải
trả cho khách hàng hàng tháng sẽ được hạch toán vào tài khoản nào sau đây?
a. Hạch toán tự động vào tài khoản 280698005- Phải trả trong nghiệp vụ tiền gửi.
b. Hạch toán vào tài khoản 280701006 – Trung gian phải trả Phân hệ Tiền gửi
c. Hạch toán vào tài khoản 280698998 – Phải trả khách hàng.
d. Hạch toán vào tài khoản 280898998 – Phải trả khác nội bộ.
Câu 23. Việc khai báo các tài khoản trung gian trên các màn hình giao dịch tại BDS được thực hiện
bởi đơn vị nào?
a. Phòng tài chính kế toán chi nhánh
b. Phòng/bộ phận điện toán của chi nhánh
c. Tập trung tại Hội sở chính
Câu 24. Khi tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để thu nợ vay, giao dịch viên phải lựa chọn tài
khoản trung gian nào?
a. 280701003 – Trung gian phải trả phân hệ tín dụng
b. 180701003 – Trung gian phải thu phân hệ tín dụng
c. 280701006 – Trung gian phải trả phân hệ tiền gửi
d. 180701006 – Trung gian phải thu phân hệ tiền gửi.
14 | P a g e


Câu 25. Bộ phận nghiệp vụ có trách nhiệm gửi cho bộ phận hậu kiểm báo cáo nào sau đây?
a. Báo cáo các giao dịch hạch toán vào tài khoản trung gian chưa được xử lý (BM01A/QTKT-06)
b. Báo cáo tổng hợp các giao dịch hạch toán vào tài khoản trung gian chưa được xử lý
(BM01B/QT-KT-06)
c. Báo cáo tổng hợp các giao dịch hạch toán vào tài khoản trung gian chưa được xử lý
(BM02/QT-KT-06)
d. a và b

e. e.a và c

15 | P a g e


3. Chế độ chứng từ kế toán
QĐ số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005 của Thống đốc NHNN; QĐ số5182/QĐ-KT1 ngày
06/09/2007 của BIDV; QĐ số 5991/QĐ-KT1 ngày 04/11/2008 của BIDV; QĐ số 4121/QĐ-KT1
ngày 17/07/2009 của BIDV;
Công văn số 5853/CV-KT1 ngày 27/10/2008 và các văn bản khác hướng dẫn sử dụng mẫu ấn chỉ
…của BIDV.
Câu 1. Chứng từ kế toán là gì?
a. Là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã
hoàn thành, là căn cứ để ghi sổ kế toán.
b. Là những giấy tờ do khách hàng lập theo mẫu định sẵn để ghi sổ kế toán.
c. Là những giấy tờ do khách hàng và ngân hàng lập theo mẫu định sẵn để ghi sổ kế toán.
d. Là những giấy tờ do ngân hàng lập theo mẫu định sẵn để ghi sổ kế toán.
Câu 2. Mẫu chứng từ kế toán sử dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là mẫu nào sau
đây?
a. Các mẫu chứng từ kế toán do Bộ Tài Chính quy định áp dụng chung cho các doanh nghiệp.
b. Các mẫu chứng từ kế toán do Ngân hàng nhà nước quy định áp dụng chung cho các Tổ
chức tín dụng.
c. Các mẫu chứng từ do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam quy định áp dụng chung
trong toàn hệ thống.
d. b và c.
e. Cả a, b và c
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung kiểm soát của Giao dịch viên khi Giao dịch
viên thực hiện giao dịch chi tiền mặt trên cơ sở séc lĩnh tiền mặt từ tài khoản tiền gửi thanh toán do
khách hàng lập?
a. Kiểm soát số dư tài khoản tiền gửi khách hàng

b. Kiểm soát tính đầy đủ, chính xác của các yếu tố trên chứng từ
c. Kiểm soát chữ ký của khách hàng
d. Kiểm soát chữ ký của nhân viên xử lý nghiệp vụ
c. Không phải kiểm soát chữ ký của khách hàng là người lĩnh nhưng vẫn phải kiểm soát chữ ký của
khách hàng là chủ tài khoản
d. Là công việc của KSV
Câu 4. Đối với chứng từ liên quan đến giao dịch thu và chi tiền mặt phải thực hiện theo phương án
nào?
a. Nếu là chứng từ nộp tiền mặt thì ngân hàng phải thu đủ tiền mới ghi sổ kế toán; nếu là
chứng từ chi tiền mặt thì ngân hàng phải chi đủ tiền sau đó ghi sổ kế toán.
b. Nếu là chứng từ nộp tiền mặt thì ngân hàng phải ghi sổ kế toán sau đó mới thu tiền; nếu là
chứng từ chi tiền mặt thì ngân hàng phải ghi sổ kế toán trước sau đó mới chi trả tiền.
c. Nếu là chứng từ nộp tiền mặt thì ngân hàng phải thu đủ tiền mới ghi sổ kế toán; nếu
là chứng từ chi tiền mặt thì ngân hàng phải ghi sổ kế toán trước sau đó mới chi trả tiền.
d. Nếu là chứng từ nộp tiền mặt thì ngân hàng phải thu đủ tiền mới trả chứng từ cho khách
hàng; nếu là chứng từ chi tiền mặt thì ngân hàng phải trả chứng từ cho khách hàng trước sau
đó mới chi trả tiền.
16 | P a g e


Câu 5. “Chứng từ thể hiện đầy đủ căn cứ pháp lý để chứng minh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh”
được gọi là chứng từ gì?
a. Chứng từ giấy
b. Chứng từ gốc
c. Chứng từ ghi sổ
d. Chứng từ bản chính
Câu 6. Khi thanh toán bằng hình thức ủy nhiệm chi (UNC), người trả tiền phải làm gì?
a. Lập UNC gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản) để trích tài khoản tiền
gửi của mình trả cho người thụ hưởng.
b. Lập UNC kèm theo hóa đơn chứng từ giao hàng, cung ứng dịch vụ gửi đến ngân hàng phục

vụ mình (nơi mở tài khoản) để trích tài khoản tiền gửi của mình trả cho người thụ hưởng.
c. Gửi hóa đơn chứng từ nhận hàng, nhận cung ứng dịch vụ đến ngân hàng phục vụ mình (nơi
mở tài khoản) để trích tài khoản tiền gửi của mình trả cho người thụ hưởng.
d. Lập UNC gửi trực tiếp cho người thụ hưởng.
Câu 7. Trong các chứng từ ngân hàng sau, loại nào là chứng từ ghi sổ?
a. Giấy lĩnh tiền mặt
b. Uỷ nhiệm chi
c. Uỷ nhiệm thu
d. Phiếu hạch toán
Câu 8. Trong các chứng từ ngân hàng sau, loại nào do Ngân hàng lập?
a. Phiếu chi
b. Uỷ nhiệm chi
c. Uỷ nhiệm thu
d. Phiếu hạch toán
e. a , b và d
f. a và d
b.UNC NH lập khi trích nợ từ tài khoản của NH đó tại NH khác....
Câu 9. Khi giao nhận chứng từ kế toán trong nội bộ ngân hàng, bên nào phải mở sổ theo dõi và ghi
chép đầy đủ các thông tin giao nhận?
a. Bên giao.
b. Bên nhận.
c. Cả 2 bên.
d. Không phải mở sổ theo dõi.
Câu 10. Trên giấy lĩnh tiền mặt, số tiền 2.032.400 đồng được viết bằng chữ thế nào là đúng nhất?
a. hai triệu không trăm ba hai ngàn bốn trăm đồng chẵn.
b. Hai triệu không trăm ba mươi hai ngàn bốn trăm đồng chẵn.
c. hai triệu không trăm ba mươi hai ngàn bốn trăm đồng.
d. Hai triệu ba hai ngàn bốn trăm đồng.
Câu 11. Chứng từ kế toán ngân hàng sau khi sắp xếp, phải được đánh số như thế nào?
a. Bằng bút mực đỏ, bút bi đỏ góc dưới bên phải của từng tờ chứng từ

b. Bằng bút mực đỏ, bút bi đỏ góc trên bên phải của từng tờ chứng từ
c. Bằng bút mực đỏ, bút bi đỏ góc trên bên trái của từng tờ chứng từ
d. Bằng bút mực đỏ, bút bi đỏ góc dưới bên trái của từng tờ chứng từ
Câu 12. Chứng từ kế toán ngân hàng bao gồm loại nào?
a. Chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ.
17 | P a g e


b. Chứng từ gốc, chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.
c. Chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ, chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.
d. Chứng từ ghi sổ, chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.
Câu 13. Ngày, tháng, năm lập trên chứng từ điện tử của ngân hàng phải ghi bằng số và ghi theo
dạng nào?
a. DD/MM/YYYY (trong đó DD là ngày; MM là tháng; YYYY là năm).
b. DDMMYYYY (trong đó DD là ngày; MM là tháng; YYYY là năm).
c. YYYY/MM/DD (trong đó DD là ngày; MM là tháng; YYYY là năm).
d. YYYYMMDD (trong đó DD là ngày; MM là tháng; YYYY là năm).
Câu 14. Khi lập chứng từ kế toán ngân hàng bằng giấy, khách hàng phải sử dụng loại bút nào sau
đây để viết chứng từ?
a. Bút mực, bút bi (màu xanh, đen, tím)
b. Bút mực, bút bi các màu (Xanh, đen, tím, đỏ)
c. Bút mực, bút bi, bút chì ( màu xanh, đen, tím)
Câu 15. Khi ký chứng từ kế toán ngân hàng, người ký chỉ được phép ký bằng bút nào?
a. Bút mực, bút bi các màu (màu xanh, đen, tím, đỏ)
b. Bút mực, bút bi (màu xanh, đen, tím)
c. Bút mực, bút bi, bút chì (màu xanh, đen, tím)
d. Đóng dấu chữ ký khắc sẵn, in sẵn trên chứng từ.
Câu 16. Các chứng từ kế toán ngân hàng sau khi sử dụng để ghi sổ kế toán phải được đưa vào lưu
trữ trong thời hạn nào?
a. Không quá 3 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm

b. Không quá 6 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
c. Không quá 9 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
d. Không quá 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
e. Không có phương án nào đúng
Câu 17.Chứng từ kế toán bằng giấy không bắt buộc phải có yếu tố nào sau đây?
a. Tên và số hiệu của chứng từ
b. Ngày, tháng, năm lập chứng từ
c. Địa điểm lập chứng từ kế toán
d. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
Câu 18. Khi ký chứng từ kế toán ngân hàng, người ký phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
a. Ký đúng thẩm quyền
b. Ký đúng mẫu chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng
c. Ký tay trên từng liên chứng từ bằng bút mực hoặc bút bi
d. Cả a, b và c
Câu 19. Biểu mẫu BM006 - Giấy lĩnh tiền mặt được sử dụng trong các trường hợp nào?
a. Rút tiền mặt từ TK CA
b. Rút tiền mặt từ TK SA
c. Giải ngân bằng tiền mặt
d. Cả a, b và c
Câu 20. Biểu mẫu BM027 – Yêu cầu chuyển đổi ngoai tệ được sử dụng trong trường hợp nào?
a. Rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi thanh toán mà loại tiền rút ra khác với loại tiền tệ
trên tài khoản
18 | P a g e


b. Rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm mà loại tiền rút ra khác với loại tiền tệ trên tài
khoản
c. Rút tiền mặt từ tài khoản tiền tiền vay mà loại tiền rút ra khác với loại tiền tệ trên tài
khoản
d. Không có phương án nào đúng

Câu 21. Biểu mẫu BM018 – Giấy nộp tiền kiêm lệnh chi được sử dụng để làm gì?
a. Chuyển tiền liên chi nhánh từ SIBS-SIBS
b. Chuyển tiền liên ngân hàng sử dụng IBPS
c. Chuyển tiền liên chi nhánh – nhờ thanh toán bù trừ
d. Cả a, b và c
Câu 22. Ủy nhiệm thu được lập bởi đối tượng nào?
a. Người mua hàng.
b. Người bán hàng.
c. Ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của người mua.
d. Ngân hàng giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của người bán.
Câu 23. “Chứng từ vừa thể hiện đầy đủ căn cứ pháp lý chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa
phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào sổ sách kế toán” được gọi là chứng từ gì?
a. Chứng từ giấy.
b. Chứng từ điện tử.
c. Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.
d. Chứng từ ghi sổ.
Câu 24. Trong các chứng từ sau, chứng từ nào là căn cứ để hạch toán ghi tăng tài khoản tiền mặt
của ngân hàng?
a. Ủy nhiệm chi
b. Giấy lĩnh tiền mặt
c. Giấy nộp tiền mặt
d. Tất cả các phương án trên
Câu 25. Việc phân loại chứng từ kế toán thành chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ là cách phân loại
nào?
a. Tính chất pháp lý của chứng từ.
b. Mục đích sử dụng và nội dung nghiệp vụ kinh tế
c. Nguồn gốc chứng từ.
d. Không có phương án nào đúng
Câu 26. Giao dịch viên phải đánh số chứng từ sau khi sắp xếp và kiểm soát cuối ngày nhằm mục
đích gì?

a. Dễ tra cứu khi cần thiết
b. Tránh thất lạc chứng từ
c. Thuận tiện trong việc giao nhận chứng từ giữa các bộ phận.
d. Cả a, b và c
Câu 27. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được phép làm gì?
a. Viết tắt.
b. Sửa chữa.
c. Tẩy xóa.
d. Cả a, b và c.
Câu 28. Đơn vị kế toán không có trách nhiệm cung cấp tài liệu kế toán cho đối tượng nào?
19 | P a g e


a. Văn phòng luật sư.
b. Cơ quan thuế.
c. Cơ quan thanh tra.
d. Cơ quan kiểm toán.
Câu 29. Cán bộ ký trên chứng từ kế toán phải ký 02 chữ ký trên “Bản đăng ký mẫu chữ ký”.
02 chữ ký trên “Bản đăng ký mẫu chữ ký” phải thế nào?
a. Có thể khác nhau.
b. Khác nhau và kèm theo xác nhận của trưởng phòng phụ trách.
c. Khác nhau và kèm theo xác nhận của Giám đốc chi nhánh.
Câu 30. Trên chứng từ kế toán do khách hàng lập, mục ngày lập chứng từ thực hiện thế nào?
a. Phải trùng với ngày nộp chứng từ.
b. Không nhất thiết trùng với ngày nộp chứng từ, nhưng giao dịch viên phải ghi ngày thực tế
nhận lên phía trên cùng của chứng từ.
c. Không nhất thiết trùng với ngày nộp chứng từ, nhưng giao dịch viên phải ghi ngày thực tế
nhận lên phía trên cùng của chứng từ và có chữ ký xác nhận của trưởng phòng.
d. Không nhất thiết trùng với ngày nộp chứng từ, nhưng giao dịch viên phải ghi ngày
thực tế nhận lên phía trên cùng của chứng từ và có chữ ký xác nhận của khách hàng.

Câu 31. Trên chứng từ kế toán, số tiền bằng chữ phải viết thế nào?
a. Rõ nghĩa; chữ cái đầu của tất cả các từ của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng
đầu tiên, các chữ còn lại viết chữ thường.
b. Rõ nghĩa; chữ cái đầu của tất cả các từ của số tiền bằng chữ phải viết hoa, các chữ còn lại
viết chữ thường.
c. Rõ nghĩa; chữ cái đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên,
các chữ còn lại viết chữ thường.
d. Rõ nghĩa; chữ cái đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và các chữ còn lại viết chữ
thường.
Câu 32. “Chứng từ kế toán được lập dựa trên chứng từ gốc và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh vào sổ sách kế toán” được gọi là:
a. Chứng từ giấy.
b. Chứng từ điện tử.
c. Chứng từ ghi sổ.
d. Chứng từ gốc kiêm chứng từ ghi sổ.

20 | P a g e


II. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

4. Quy định quản lý và sử dụng hệ thống quản lý mẫu dấu chữ ký (SVS)
Ban hành theo 5064/QĐ-KHPT ngày 31/08/2009
5712/QĐ-KHPT2 ngày 25/10/2005 quy trình quản lý và sử dụng phân hệ thông tin khách hàng
Câu 1. Quy tắc ký trong SVS là gì ?
a. Những quy định thể hiện điều kiện ràng buộc giữa các bộ chữ ký để được phép thực
hiện giao dịch trên tài khoản tiền gửi (theo hạn mức và đồng tiền giao dịch).
b. Những quy định ràng buộc giữa hình ảnh mẫu dấu, chữ ký với các tài khoản tiền vay của
một khách hàng trong giao dịch với Ngân hàng.
c. Những quy định ràng buộc giữa hình ảnh chữ ký với tài khoản của khách hàng trong giao

dịch với Ngân hàng.
d. Những quy định ràng buộc giữa hình ảnh mẫu dấu với tài khoản của khách hàng trong
giao dịch với Ngân hàng.
Câu 2. Thời hạn tối đa cho việc quét và phê duyệt chữ ký và mẫu dấu của khách hàng là tổ chức vào
chương trình SVS tính từ thời điểm chấp nhận hồ sơ của khách hàng là bao lâu?
a. 1 ngày làm việc
b. 2 ngày làm việc
c. 3 ngày làm việc
d. Ngay trong ngày giao dịch
Câu 3. Những thông tin của khách hàng được thể hiện trong hệ thống SVS (phần mềm Signbase) là
gì?
a. Số tài khoản tiền gửi, trạng thái tài khoản tiền gửi
b. Bộ chữ ký, qui tắc ký của khách hàng
c. Thông tin cơ bản về khách hàng: Số CIF, tên khách hàng.
d. a, b và c đều đúng
a. Trạng thái tài khoản???
Câu 4. Trường mã số thuế của khách hàng khi thực hiện khai báo thông tin khách hàng vào hệ thống
được nhập như thế nào?
a. 0800243989003
b. 0800243989.003
c. 0800243989-003
d. 0800243989 003
c. 1209/CV-KHPT2 ngày 17/3/2006
Câu 5. Để xóa một số CIF, giao dịch viên dùng chức năng nào?
a. SIC5=’Y’
b. SIC6=’Y’
c. Phương án a và b đều sai
d. Phương án a và b đều đúng
Hiện chưa có chức năng xóa CIF mà chỉ đánh dấu CIF all data closed bằng chọn SIC5=Y
theo hướng dẫn tại công văn 2091/CV-KHPT2 ngày 25/04/2006. Tuy nhiên chức năng này

thuộc về kiểm soát bộ phận QLTTKH – giao dịch viên không thực hiện được
Câu 6. Ngoài việc duy trì sửa đổi thông tin khách hàng theo yêu cầu phát sinh, chi nhánh có trách
nhiệm tổ chức cập nhật thông tin khách hàng trong phân hệ CIF theo định kỳ bao lâu?
21 | P a g e


a. 1 năm 1 lần vào đầu quí I
b. 2 năm 1 lần vào đầu quí I
c. 1 năm 4 lần vào đầu các quí
d. 1 năm 2 lần vào đầu quí I & III
Câu 7. Theo quyết định số 5712/QĐ-KHPT2, chữ “thiết bị” được viết tắt khi khai báo hồ sơ thông
tin khách hàng trong chương trình BDS như thế nào?
a. TB
b. THB
c. TBI
d. TH
Câu 8. Khi khách hàng cá nhân đến BIDV rút tiền, chữ ký trên chứng từ rút tiền không khớp với
mẫu chữ ký khách hàng đã đăng ký tại BIDV, giao dịch viên cho phép khách hàng ký lại tối đa
(không tính lần ký đầu) là mấy lần?
a. 2 lần
b. 3 lần
c. 4 lần
d. 5 lần
Câu 9. Những thay đổi về chữ ký, mẫu dấu (nếu có) của khách hàng có thể được cập nhật vào hệ
thống bởi chi nhánh nào?
a. Bất kỳ Chi nhánh nào
b. Chi nhánh khởi tạo CIF
c. Chi nhánh lưu giữ hồ sơ gốc
Câu 10. Khi giao dịch viên thực hiện khai báo hồ sơ thông tin khách hàng là tổ chức thì ở phần khai
báo thông tin về tên khách hàng, cụm từ nào sau đây không được phép viết tắt?

a. Khoa học công nghệ
b. Công nghệ thông tin
c. Xuất nhập khẩu
d. Công trình đô thị
Câu 11. Trên thanh Menu của phần mềm Signbase (SVS), thanh trạng thái khách hàng (Customer)
xuất hiện dòng trạng thái ” NOT Verified”, trạng thái này xuất hiện do nguyên nhân nào sau đây?
a. Khách hàng có sự thay đổi về bộ chữ ký, qui tắc ký nhưng chưa được duyệt.
b. Khách hàng mở thêm hoặc tất toán tài khoản tiền gửi trong SIBS
c. Khách hàng bị sửa tên trong phân hệ CIF
d. a, b và c đều đúng
e. a, b và c đều sai
Câu 12. Trường hợp có sự khác biệt về thông tin khách hàng giữa hệ thống CIF và SVS, căn cứ để
giao dịch viên thực hiện tra cứu thông tin là gì?
a. Thông tin trong phân hệ CIF
b. Thông tin trong SVS
c. Giấy tờ tuỳ thân của khách hàng
d. Hồ sơ gốc
Câu 13. Khi khởi tạo số CIF cho khách hàng là tổ chức, giao dịch viên chọn nhầm loại hình khách
hàng sang cá nhân, hệ thống tự mặc định thành phần kinh tế của khách hàng là I – KINH TẾ CÁ
THỂ. Việc chuyển loại hình khách hàng từ cá nhân sang tổ chức được thực hiện như thế nào?
22 | P a g e


a. Bước 1: Tại Menu 10100, Chi tiết CIF (1), Trường Cá nhân (Individual) chọn giá trị No.
Bước 2: Chọn Ok để chấp nhận sự thay đổi.
b. Bước 1: Tại Menu 10100, Chi tiết CIF (1), Trường Cá nhân (Individual) chọn giá trị
No. Bước 2: Tại Menu 10100, Chi tiết CIF (2), chọn lại Thành phần kinh tế cho phù
hợp với thực tế khách hàng./ Bước 3: Chọn Ok để chấp nhận sự thay đổi. (0K)
c. Cả 2 cách trên đều được
d. Chi nhánh không thực hiện được chức năng chuyển loại hình cá nhân sang tổ chức

và ngược lại.
Câu 14. Khi khởi tạo số CIF cho khách hàng cá nhân, giao dịch viên phát hiện số CMND của khách
hàng trùng với số CMND của khách hàng khác đã tồn tại số CIF trong hệ thống, việc khởi tạo số
CIF cho khách hàng trên được thực hiện như thế nào?
a. Nhập số ID là số CMND của khách hàng, Loại ID là IC – CHỨNG MINH NHÂN DÂN
b. Nhập số ID là một dãy các kí tự gồm: số CMND của khách hàng + TRn, trong đó n bắt
đầu từ số 1. Loại ID là IC – CHỨNG MINH NHÂN DÂN.
c. Nhập số ID là số CMND của khách hàng, Loại ID là IC1 – CHỨNG MINH NHÂN
DÂN (TRÙNG).
d. Nhập số ID là số CMND của khách hàng, Loại ID là IA – CHỨNG MINH QUÂN
NHÂN.
Câu 15. Thông tin khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được khai báo menu nào?
a. Menu 10000 – Tạo CIF (Customer Information Creation), Chi tiết CIF (1), Trường Doanh
nghiệp vừa và nhỏ, chọn Yes.
b. Menu 10100 – Thay đổi thông tin CIF (Change CIF Information), Chi tiết CIF (4),
Trường Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small Medium Enterprise), chọn Yes.
c. Cả 2 cách trên đều được
d. Cả 2 cách trên đều sai
Câu 16. Khi tiếp nhận hồ sơ mở tài khoản để nhận lương qua tài khoản của tập thể cán bộ, nhân
viên của một doanh nghiệp, chi nhánh phải thực hiện cập nhật, phê duyệt thông tin chữ ký vào hệ
thống SVS trong vòng mấy ngày?
a. 1 ngày.
b. 2 ngày.
c. 3 ngày.
d. 4 ngày.
Câu 17. Thông tin khách hàng thuộc Tổng công ty, Tập đoàn có thể được khai báo menu nào?
a. Menu 10100 - Thay đổi thông tin CIF (Change CIF information), Chi tiết CIF (3), Trường
Định danh ngôn ngữ (Language Identifier).
b. Menu 10100 - Thay đổi thông tin CIF (Change CIF information), Chi tiết CIF (2),
Trường Loại cơ quan doanh nghiệp (Const/ Business Type).

c. Cả a và b.
Câu 18. Căn cứ nào để đối chiếu số lượng khách hàng mới được khởi tạo trong ngày?
a. Hồ sơ thông tin khách hàng (bản giấy) và Báo cáo khách hàng tạo mới (CFS013P).
b. Hồ sơ thông tin khách hàng (bản giấy) và Báo cáo Thông tin chi tiết khách hàng tạo mới
trên chương trình Kiểm soát thông tin khách hàng.
c. Cả a và b.
Chương trình kiểm soát thông tin khách hàng??? How
Câu 19. Chi nhánh gốc được hiểu như thế nào?
23 | P a g e


a. Là chi nhánh khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng, thường là chi nhánh khởi tạo số
CIF trong phân hệ thông tin khách hàng.
b. Là chi nhánh tại đó khách hàng mở tài khoản và thực hiện các giao dịch
c. Là chi nhánh tiếp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung thông tin khách hàng.
d. Là chi nhánh không có quan hệ mở tài khoản với khách hàng
Câu 20. Chữ ký có hiệu lực theo tài khoản được hiểu như thế nào?
a. Là mẫu chữ ký mà khách hàng đăng ký với BIDV để thực hiện giao dịch
b. Là mẫu chữ ký mà khách hàng đăng ký với BIDV và yêu cầu chữ ký đó chỉ sử dụng
cho một tài khoản cụ thể.
c. Là chữ ký được thu thập từ giấy đề nghị mở tài khoản khách hàng
d. Là chữ ký được thu thập từ giấy đề nghị thay đổi/bổ sung chữ ký của khách hàng
Câu 21. Các cá nhân thực hiện việc quét và đưa chữ ký, mẫu dấu của khách hàng vào SVS, chỉnh
sửa, bổ sung thông tin về mẫu dấu, chữ ký được gọi là?
a. Giao dịch viên SIBS
b. Giao dịch viên SVS
c. Giao dịch viên tra cứu SVS
d. Kiểm soát viên SVS
Câu 22. Những người có thẩm quyền tra cứu và thực hiện tìm kiếm truy vết – truy vết về lịch
sử thay đổi đối với SVS là?

a. Kiểm soát viên SVS
b. Kiểm toán viên SVS
c. Giao dịch viên SVS
d. Điện toán viên
Câu 23. Khách hàng cá nhân sử dụng giấy tờ nào dưới đây làm ID chính thì GDV sẽ không được
thu thập thông tin chữ ký?
a. Chứng minh nhân dân còn hiệu lực
b. Chứng minh sỹ quan nhân dân còn hiệu lực
c. Hộ chiếu còn hiệu lực
d. Sổ tiết kiệm
Câu 24. Phòng nào dưới đây được sử dụng chức năng tra cứu và kiểm toán trong SVS để thực hiện
công tác kiểm tra nội bộ trong việc kiểm soát, giám sát tuân thủ quy định SVS?
a. Phòng Quản lý rủi ro
b. Phòng Quản trị tín dụng
c. Phòng Tài chính Kế toán
d. Phòng giao dịch khách hàng
Câu 25. Bộ chữ ký của khách hàng được xoá trong hệ thống SVS trong trường hợp nào sau đây?
a. Bộ chữ ký bị thừa do giao dịch viên SVS tạo nhầm
b. Các bộ chữ ký của đối tượng được uỷ quyền vẫn còn hiệu lực trên các tài khoản tiền gửi
mở tại chi nhánh.
c. Các bộ chữ ký của những người đại diện doanh nghiệp không còn hiệu lực trên các tài
khoản mở tại BIDV.
d. Theo yêu cầu của Lãnh đạo
Câu 26. GDV xoá bộ chữ ký khách hàng trong hệ thống SVS trong trường hợp nào?
a. Bộ chữ ký bị thừa do GDV SVS tạo nhầm.
b. Chữ ký biến thể của bộ chữ ký không còn hiệu lực.
24 | P a g e


c. Bộ chữ ký của những người được uỷ quyền trên các sổ tiết kiệm của khách hàng cá nhân

khi tất cả các sổ này tất toán, cần xoá bộ chữ ký của người được uỷ quyền.
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 27. Khi chỉnh sửa bộ chữ ký nếu sửa tên của bộ chữ ký khách hàng (First name, last name) sẽ
ảnh hưởng như thế nào?
a. Không làm thay đổi các biến thể gắn theo bộ chữ ký
b. Làm thay đổi các biến thể gắn theo bộ chữ ký
c. Các biến thể gắn theo bộ chữ ký sẽ bị xoá
d. Không có đáp án nào đúng
Khoản 8 – Phục lục 2/5064
Câu 28. Trong chương trình Signbase, khi thực hiện thay đổi thông tin hoặc hình ảnh chữ ký, mẫu
dấu của khách hàng, GDV phải thực hiện như thế nào?
a. Xoá bộ chữ ký, mẫu dấu cũ sau đó thực hiện nhập thông tin mới
b. Không xoá bộ chữ ký, mẫu dấu cũ, nhập thông tin mới
c. Chọn chế độ sửa bộ chữ ký hiện tại, sau đó thay đổi các thông tin, thay thế hình ảnh
chữ ký, mẫu dấu cũ bằng hình ảnh mới
d. Chọn chế độ xoá bộ chữ ký hiện tại, sau đó nhập các thông tin, hình ảnh mới
Câu 29. Trong trường hợp chi nhánh tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về việc chỉnh sửa bổ sung
thông tin mà khách hàng đã được khởi tạo hồ sơ tại chi nhánh khác, chi nhánh tiếp nhận yêu cầu
phải làm gì?
a. Hướng dẫn khách hàng về chi nhánh khởi tạo hồ sơ KH làm thủ tục thay đổi thông tin
trước khi giao dịch
b. Làm thủ tục thay đổi thông tin cho khách hàng, sau đó Fax bản đề nghị thay đổi thông tin
đã có xác nhận của lãnh đạo chi nhánh tới chi nhánh khởi tạo hồ sơ KH để theo dõi và lưu
trữ cùng hồ sơ gốc.
c. Nhận đề nghị thay đổi thông tin, gửi về chi nhánh khởi tạo hồ sơ KH yêu cầu thay đổi
thông tin.
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 30. Vấn tin - Cung cấp thông tin cho khách hàng phải đảm bảo những yêu cầu nào?
a. Mọi cán bộ Ngân hàng sử dụng chức năng vấn tin thông tin khách hàng để phục vụ đúng
yêu cầu công việc được phân công.

b. Việc bảo mật và cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng: Thực hiện theo đúng các
quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, NH Đầu tư và Phát triển VN.
c. Cả a và b đều đúng
d. Được sự chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh.

25 | P a g e


×