Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

THIẾT kế TRANG PHỤC CHO nữ GIỚI CHỦ đề “TIẾNG VỌNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 35 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
KHOA MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

THIẾT KẾ TRANG PHỤC CHO NỮ GIỚI CHỦ ĐỀ
“TIẾNG VỌNG”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THANH HẢI
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: TRỊNH THỊ ANH THƯ

NGÀNH

: THIẾT KẾ THỜI TRANG

KHOÁ

: XV (2010-2015)

HUẾ, 5/2015
LỜI CÁM ƠN


Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Nghệ Thuật, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô. Trước
hết, tôi xin chân thành cám ơn toàn thể quý thầy cô giáo của trường đặc biệt là
những thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt năm 5 năm qua.
Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Thanh Hải - Giảng


viên hướng dẫn khóa luận và Cô Nguyễn Xuân Hoài - Giảng viên hướng dẫn
đồ án chuyên môn, trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp đã tận tình hướng dẫn
và cung cấp những tài liệu quá trình làm đồ án. Những kiến thức mà Thầy
cung cấp đã giúp tôi vững vàng thêm trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành đồ án của mình.
Sau một thời gian nghiên cứu và thể hiện, tôi đã có được những kết quả
hiện tại, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi rất mong được sự cổ
vũ, khích lệ và đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô để tôi tiếp thu, rút kinh
nghiệm và dần hoàn thiện bản thân trong quá trình làm nghề thiết kế nội thất
sau này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Huế, 27 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Trịnh Thị Anh Thư

MỤC LỤC



A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thời trang luôn là sự sáng tạo không ngừng. Có bao nhiêu ý tưởng thời
trang đã ra đời nhưng vẫn chưa bao giờ là đủ. Thời trang, luôn vận động trong
sự sáng tạo không ngừng nghỉ, có bao nhiêu ý tưởng thì cũng có bấy nhiêu
cách để các nhà thiết kế thể hiện cái tôi riêng của mình. Vượt ra khỏi những
mô tuýp thông thường, không chỉ hoa lá, cây cỏ mới đem đến cảm hứng cho
thời trang mà gân đây trào lưu thời trang lấy cảm hứng từ những công trình
kiến trúc cũng là sự hứng thú cho rất nhiều nhà thiết kế trên thế giới.
Trong gần bốn thế kỷ, kinh thành Huế đã trở thành một quần thể di tích

kiến trúc vĩ đại và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Cùng với sự phát triển của đất nước, kinh thành Huế đã trãi qua bao nhiêu
thăng trầm cho đến nay vẫn còn giữ vẹn nguyên nét đẹp cổ kính và uy
nghiêm.
Bên trong kinh thành Huế có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan
trọng nhất là khu vực Hoàng Thành – nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.
Bên trong Hoàng thành gồm có Điện Thái Hoà là khu vực thiết triều; khu vực
các miếu thờ và Tử Cấm Thành là nơi ăn ở, sinh hoạt của vua và hoàng gia.
Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.
Và điểm làm tôi quan tâm nhất và tạo cảm hứng cho bộ sưu tập của tôi
đó chính là hệ thống vòm mái của Điện Thái Hoà, là nơi mà tôi cảm thấy đẹp
nhất của kinh thành. Cảm hứng từ kiến trúc kinh thành Huế là điều mà tôi yêu
thích. Kết hợp những hình ảnh, nét đẹp đặc trưng nhất của vòm mái Điện Thái
Hoà trong quần thể kiến trúc kinh thành Huế vào thiết kế thời trang là ý tưởng
mà tôi ấp ủ đã lâu. Với kỹ thuật cắt may theo kiểu rập 3d( drapping) tinh tế và
cầu kỳ sẽ đem đến sự sáng tạo mạnh mẽ cho phong cách thiết kế của tôi.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
1


Kiến trúc quần thể các di tích thuộc kinh thành Huế là đề tài chưa được
nhà thiết kế nào khai thác từ trước đến nay. Là một đề tài hấp dẫn, mới lạ cho
cả nhà thiết kế lẫn người mặc. Sự kết hợp đầy sáng tạo giữ hình ảnh kiến trúc
cổ kính của kinh thành với xu hướng thời trang mới hứa hẹn sẽ đem đến cho
thời trang một cái nhìn mới lạ hơn, độc đáo hơn. Tôi muốn duy trì và bảo tồn
nét văn hoá hoài cổ và đặc sắc của Huế cho bạn bè trong nước và cả thế giới
biết đến Việt Nam là một đất nước đẹp đến nhường nào. Với những lý do
trên, tôi chọn đề tài “Thiết kế trang phục cho nữ giới chủ đề Tiếng vọng” làm
đồ án tốt nghiệp. Lấy cảm hứng từ lịch sử văn hoá truyền thống nhưng mang

một âm hưởng mới phù hợp với cuộc sống năng động, hiện đại. Đề tài này sẽ
làm phong phú hơn cho thị trường thời trang trong nước và cũng sẽ là bước
khởi đầu cho con đường thời trang mà tôi đã lựa chọn.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Kiến trúc và thời trang là hai mảng tưởng chừng như khác biệt nhưng
chúng đều có sức hấp dẫn đối với những người yêu cái đẹp và mong muốn sự
đổi mới từ mọi góc nhìn. Kết hợp kiến trúc và thời trang phải vận dụng hài
hoà hai yếu tố: tính ứng dụng và tính thẩm mỹ nghệ thuật. Đó cũng chính là
mục đích chính của đề tài, mang được vẻ đẹp từ đường nét, khối hình của
kiến trúc cổ vào thời trang, song song kết hợp chất liệu, màu sắc, phom dáng
theo phong cách hiện đại. Mặc dù mang âm hưởng bản sắc của dân tộc nhưng
với sự kết hợp hài hoà những xu hướng thời trang đương đại đã tạo cho người
mặc sự thoải mái, cá tính hơn trong đợi sống hiện đại.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về kiến trúc Điện Thái Hoà, nghiên cứu về nghệ thuật tạo
hình thời Nguyễn.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
2


- Nghiên cứu các xu hướng thời trang hiện nay để đưa ra một số ý
tưởng thiết kế mới tạo sự đa dạng cho thời trang trong nước cũng như thời
trang thế giới.
-

Nghiên cứu các nguồn tư liệu gián tiếp như sách, báo, internet,…

nhằm phát triển ý tưởng chủ đạo của đồ án.

- Nghiên cứu về phụ trang, phụ kiện, chất liệu sẽ được sử dụng trong đồ án.
- Nghiên cứu cách xử lý chất liệu và thiết kế hoạ tiết để cắt, may, rập 3d.
- Tìm hiểu thực trạng thời trang trong nước ta hiện nay nhìn chung còn
hạn chế về mặt kiểu dáng và chất liệu. Phân tích những nguyên nhân, những
vấn đề ảnh hưởng đến thời trang hiện nay nhằm đưa ra những giải pháp,
những ý tưởng mới cho thời trang. Đem lại hiêu quả, lợi ích về mặt kinh tế và
tạo điều kiện cho thị trường thời trang trong nước phát triển.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế một bộ sưu tập thời trang dành cho nữ giới thông qua các yếu
tố của nghệ thuật kiến trúc trên vòm mái Điện Thái Hoà tạo nên những thiết
kế độc đáo, cá tính và hiện đại từ cảm hứng truyền thống.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi rộng: Các bộ sưu tập đã thiết kế lấy cảm hứng từ các công
trình kiến trúc.
- Phạm vi cụ thể: Gồm 20 mẫu thiết kế lấy ý tưởng từ kiến trúc vòm
mái Điện Thái Hoà.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành tốt đồ án này, tôi đã sử dụng một số biện pháp nghiên
cứu sau đây:
SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
3


- Phương pháp tham khảo:
Thông qua các tư liệu tìm hiểu về nghệ thuật trang trí nhà Nguyễn 1 và
nét đặc trưng của kiến trúc Kinh thành Huế. Phân tích đặc điểm ưu nhược
điểm của mỗi loại tài nguyên, tài liệu sau đó đánh giá và chọn lọc những tài
liệu có giá trị tham khảo khoa học cho đề tài.
- Phương pháp tiếp cận:

Tiếp cận với thực tế, tìm hiểu, nắm bắt những nét đặc trưng của kiến
trúc vòm mái Điện Thái Hoà. Để tiếp cận một cách có hiệu quả tôi phải quan
sát bằng tai, hay sử dụng cả xúc giác
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Quan sát thực tế, tìm hiểu những yếu tố cần thiết cho đồ án. Chú ý xem
trang phục của những người xung quanh, những người đi trên đường, đi dự
tiệc hay đi làm hay tìm hiểu, quan sát về các loại vải, nguyên phụ liệu sử dụng
trong may mặc để đưa ra phương án phù hợp cho đồ án.
- Phương pháp thu thập, chọn lọc tài liệu:
Thu thập các tài liệu liên quan đến đồ án. Qua quá trình tìm hiểu tài liệu
từ nhiều nguồn khác nhau và với việc thâm nhập thực tế tôi đã thu thập được
những tài liệu cần thiết cho việc thực hiện đề tài và chọn lọc tài liệu để phục
vụ cho đồ án một cách hiệu quả nhất.
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm:
Với phương phap này nhằm phân tích, tổng kết kinh nghiệm của những
người đi trước và của bản thân nhằm rút ra những kết luận cần thiết để phục
vụ cho đồ án.

1

Nhà nguyễn (1802-1945) là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch sử Việt Nam

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
4


5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Lấy cảm hứng từ nét đẹp cổ kính, nguy nga của văn hoá truyền thống
dân tộc vào xu hướng thời trang hiện đại, tôi đã cố gắng thể hiện tinh thần
chung của đề tài: đó là nét cá tính mạnh mẽ nhưng không kém phần sang

trọng, tinh tế và nữ tính được đan xen với sự uyển chuyển từ kiến trúc vòm
mái Điện Thái Hoà đem đến cho thời trang cái nhìn mới lạ hơn. Giữ gìn bản
sắc văn hoá của dân tộc theo một cách mới, độc đáo hơn nhưng vẫn không
làm mất đi giá trị vốn có của nó.
Trong đồ án lần này tôi đã sử dụng những phom dáng váy, áo và quần
khá lạ và cá tính nhằm tạo cho người mặc sự thoải mái, cá tính và tự tin hơn
trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đặc biệt cách nắm bắt xu hướng thời trang trên thế giới sẽ giúp cho
những thiết kế của tôi không trở nên lỗi thời. Thông qua đồ án lần này sẽ giúp
tôi hiểu biết hơn và có them vốn kiến thức thực tiễn giúp ích cho nghề nghiệp
của tôi sau này.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
5


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tổng quan về kiến trúc kinh thành Huế và vòm mái Điện Thái Hoà
1.1.1 Tổng quan kiến trúc kinh thành Huế
Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh
Mạng, toạ lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam.
- Các sử quan triều Nguyễn đã nhận xét: “Kinh sư là nơi miền núi
miền biển đều hợp về, đứng giữa miền Nam miền Bắc, đất đai cao ráo, non
sông phẳng lặng. Đường thủy thì có cửa Thuận An, cửa Tư Hiền sâu hiểm,
đường bộ thì có Hoành Sơn, ải Hải Vân ngăn chặn; sông lớn giữ phía trước,
núi cao giữ phía sau, rồng cuốn hổ ngồi, hình thể vững chãi, ấy là do trời đất
xếp đặt, thật là thượng đô của nhà vua.”2
- Vị trí địa lý và phong thuỷ khá lý tưởng với diện tích hẹp về chiều

ngang. Bốn hướng đều giáp với núi, biển và sông. Phong cảnh và non nước
sơn thuỷ hữu tình và hết sức thơ mộng.
* Kinh thành Huế được xây dựng theo một bố cục mặt bằng gần như hình vuông:
Từ ngoài vào chia thành 3 lớp bao bọc:
-

Kinh Thành.

- Hoàng Thành.
- Tử Cấm Thành.
• Kinh Thành: lớp thành dày bảo vệ bên ngoài có chu vi trên 10km kèm
theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn.
2

/>
SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
6


• Hoàng Thành: là khu vực bên trong kinh thành, nơi làm việc của bộ
máy đầu não nhà nước; cao 4m, dày 1m, có tổng diện tích 360.000m 2,
gồm bốn cửa theo trục dọc ngang: Ngọ môn (Nam), Hoà Bình (Bắc),
Hiển Nhơn (Đông), Chương Đức (Tây).
• Tử Cấm Thành: thời Gia Long gọi là Cung Thành, thời Minh Mạng đổi
thành Tử Cấm Thành; là công trình xây dựng năm 1804 cho vua đương
nhiệm và gia quyến.

Ngọ Môn – Biểu tượng của kinh thành Huế.

Thành có bố cục hình chữ nhật gồm 7 cửa:

-

Cửa chính: Đại Cung Môn (Nam).
Hai cửa mặt sau: Tường Loan, Nghi Phụng.
Hai cửa mặt trái: Hưng Thành, Đông An.
Hai cửa mặt phải: Gia Tường. Tây An.

Các công trình này hư hại gần hết và hiện đang được trùng tu, sơn sửa.
1.1.2 Tổng quan về Kiến trúc vòm mái Điện Thái Hoà
Điện Thái hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh
thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo
Đại. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
7


Vòm mái Điện Thái Hoà – Đại Nội Huế

Là nơi thể hiện uy quyền của quốc gia,điện được xây trên nền cao
1mét, diện tích 1360 m², nguy nga bề thế trông ra một sân rộng.
Theo các tư liệu tìm kiếm, mái điện Thái Hòa được chia làm ba tầng.
Đó là một thủ pháp của những nhà kiến trúc thời Nguyễn nhằm làm giảm độ
lớn, sự đồ sộ của mái; tạo nên yếu tố nhẹ nhàng và duyên dáng cho công
trình. Tầng trên cùng (ở cả nhà trước và nhà sau) là mái thượng, có hai diện
mái trước - sau; tiếp đến là mái hạ có bốn diện mái bốn phía; cuối cùng là
tầng mái hiên có một diện mái, và chỉ chạy ở 7 gian giữa, không kéo dài đến
hai chái. Trước kia, toàn bộ mái điện Thái Hòa được lợp ngói hoàng lưu ly
(ngói ống men vàng), hiện nay nhiều phần mái được thay bằng ngói loại khác.
Bờ nóc trên đỉnh mái và khoảng ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ - gọi là

dải cổ diêm được chia ra nhiều ô hộc trang trí những hình vẽ và thơ văn. Cứ
một ô hình vẽ lại có một ô đề thơ, đây là lối trang trí “nhất thi nhất họa” rất
độc đáo của điện Thái Hòa. Lối trang trí này cũng có trong nội thất điện,
nhưng khác ở chỗ là thay vì các hình vẽ khác nhau giữa các ô đề thơ, là các
hình trang trí hoa văn lặp lại.

Lối trang trí “nhất thi nhất hoạ” độc đáo của Điện Thái Hoà
SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
8


Trên mái, rồng được đắp ở đỉnh mái, trên bờ nóc, bờ quyết của các tầng
mái với nghệ thuật khảm sành sứ rất đặc trưng của kiến trúc cung đình Huế.
Hai cửa thoát nước mái phía đầu hồi được đắp hình mặt rồng há miệng. Các
chi tiết trang trí rồng trên mái có tính nghệ thuật rất cao, thể hiện tài năng của
những nhà thiết kế và những nghệ nhân xây dựng công trình. Hình rồng trên
mái đẹp và thanh thoát, tôn giá trị bộ mái và toàn bộ công trình lên với dáng
vẻ kiêu hãnh vươn lên trời xanh.
1.2 Giới thiệu chung về đồ án Thiết kế trang phục cho nữ giới chủ đề
“Tiếng vọng”
1.2.1 Chủ đề
Chủ đề “Tiếng vọng” với hàm ý sâu xa gợi lại cho ta nét đẹp một thời
vàng son của văn hoá truyền thống đất nước ta bên cạnh những xu hướng thời
trang hiện đại và mới lạ.
1.2.2 Ý tưởng thiết kế
Lấy cảm hứng từ những yếu tố kiến trúc và những hình ảnh đường nét
trang trí độc đáo của thời Nguyễn trên vòm mái Điện đã gợi cho tôi nhiều
hứng thú trong việc sáng tác và thiết kế Bộ sưu tập. Hình ảnh của những tấm
ngói xếp tầng đan xen với nhau, hình ảnh của những con rồng uốn lượn được
đắp nổi, hình ảnh của những đường nét ngang dọc trên ngói đã cho tôi nguồn

cảm hứng vô bờ bến.

Vòm mái Điện Thái Hoà – Đại Nội Huế.
SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
9


1.3 Vị trí, vai trò của đồ án đối với đời sống thực tiễn
Trang phục ứng dụng là thể loại trang phục phổ biến nhất trong lĩnh
vực thời trang. Để tạo được dấu ấn mới lạ, tôi đã phải lựa chọn cho mình một
đề tài tuy gần gũi với cuộc sống đó là nét văn hoá đặc sắc của người Việt
Nam nói chung và người Huế nói riêng nhưng có sự mới lạ qua cách thể hiện
phom dáng của trang phục và cách xử lý chất liệu. Đồ án lần này tôi mong
muốn đem đến tính sáng tạo về mặt thời trang và giữ gìn bản sắc riêng về mặt
văn hoá tạo nên một sự giao thoa mới lạ cho dân tộc.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
10


Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC THIẾT KẾ
2.1 Các biện pháp xây dựng thiết kế, không gian sử dụng
2.1.1 Các biện pháp xây dựng thiết kế
Để thực hiện đồ án này, tôi đã sử dụng nhiều biện pháp thiết kế chủ yếu
là phương pháp rập 3D3 và một vài phương pháp xử lý chất liệu khác. Tất cả
các công đoạn được thực hiện rất kỳ công và đòi hỏi kỹ thuật cắt, may cao.
Sau đây tôi xin giới thiệu cụ thể các bước thực hiện đồ án của mình:
- Rập 3D:
Rập 3d là một kỹ thuật cắt may phổ biến trong ngành thiết kế thời trang

mà nhà thiết kế nào đòi hỏi cũng phải thành thạo kỹ thuật này. Là kỹ thuật cắt
may trực tiếp trên mannequin, sử dụng vải dung riêng để làm rập sau đó dùng
phấn hoặc bút vẽ những đường lên rập theo trục của mannequin rồi rã theo
thiết kế của mình.

3

Là kỹ thuật cắt may trên Mannequin

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
11


- Xử lý chất liệu:
Các nếp vải được xếp lại và may theo từng đường cách đều nhau tạo
thành từng dãi dài liên tiếp. Kỹ thuật này đòi hỏi nhà thiết kế phải có tư duy
và khéo léo mới tạo được một bề mặt chất liệu đẹp và hài hoà.

2.1.2 Không gian sử dụng
Bộ sưu tập gồm những mẫu thiết kế có thể ứng dụng được trong nhiều
hoàn cảnh như: công sở, dạo phố, dự tiệc, sự kiện,… . Tuỳ vào hoàn cảnh mà
người mặc lựa chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp.
2.2 Ý tưởng xây dựng thiết kế
Kết hợp giữa kiến trúc vòm mái Điện cổ kính với các phom dáng, xu
hướng hiện đại tạo cho tôi nguồn cảm hứng để thiết kế các trang phục theo
phong cách cá tính mạnh mẽ, độc đáo nhưng không kém phần tinh tế, sang
trọng và nữ tính.
2.3 Hướng xây dựng thiết kế:
2.3.1 Chủ đề của bộ sưu tập
Chủ đề chung của bộ sưu tập là “Tiếng vọng”

2.3.2 Tạo dáng
Những mẫu thiết kế với kiểu dáng mới lạ tạo cho người mặc sự thoải
mái, cá tính nhưng không kém phần nữ tính và sang trọng.
Sau đây là 4 phom dáng chính được sử dụng trong đồ án:

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
12


2.3.3 Kỹ thuật cắt, may
Trong quá trình cắt may tôi sử dụng gần như hoàn toàn kỹ thuật rập 3d
để tạo được hiệu quả tốt nhất cho đồ án. Kỹ thuật cắt may không chỉ đơn giản
là trên mặt phẳng 2D mà phải biết thực hiện kỹ thuật rập 3D. Kỹ thuật cắt 3D
sẽ tạo được những kiểu dáng mới lạ, độ dựng của khối qua những đường cắt.
Kỹ thuật cắt may 3D là một kỹ thuật khó, phải làm bằng tay và phương
pháp thủ công chỉ sử dụng máy móc rất ít. Kỹ thuật này trải qua nhiều giai
đoạn và đòi người thiết kế phải có tính cần cù và kiên trì cao.
Các giai đoạn của kỹ thuật cắt 3D bao gồm:
- Thực hiện bản rập bằng vải, nilon, giấy,… trên mannequin.
- Dùng đinh ghim, chỉ lượt để cố định vị trí chất liệu rập trên mannequin.
- Dùng phấn và bút chuyên dụng trong may mặc (đây là loại bút vẽ
trên vải và màu mực sẽ mất đi khi gặp nước) để đánh dấu và vẽ những đường
mà mình muốn cắt may hoặc tạo khối.
- Dùng kéo cắt rã theo những đường mà ta đã vẽ ở bước trên.
- Đặt những mảng cắt của bản rập lên vải chính thức, đánh dấu bản rập
lên vải và cắt.
- May ráp những mảng vải đã cắt từ bản rập lại với nhau sao cho thật
khớp và đúng với bản rập.
Ngoài kỹ thuật cắt may 3D tôi còn sử dụng kỹ thuật may 2 lớp. Cũng là
một kỹ thuật may không dễ, dòi hỏi người thực hiện phải có tư duy cao và

kinh nghiệm mới tạo được những đường may chính xác và đẹp.
SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
13


Và sau đây là một số bước thực hiện kỹ thuật cắt may rập 3D trong đồ
án mà tôi sử dụng:

Thực hiện các bước may 2D và vẽ rập theo thiết kế trên mannequin.

Vải rập rã ra từ rập 3D và đặt lên vải chính thức để cắt

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
14


Sản phẩm gần hoàn thiện.

2.3.4 Phụ kiện
Để đem đến cho bộ sưu tập sự độc đáo và cá tính tuyệt đôi tôi đã chọn
phụ kiện là boot cổ thấp, boot cổ cao và một vài phụ kiện nhỏ như vòng cổ và
vòng tay. Để không làm rối thêm bố cục của trang phục, tôi đã chọn màu boot
là màu đen và phom dáng rất đơn giản.
Các đường nét cắt khoét trên boot dựa theo các đường nét trên trang
phục để tạo nên tính đồng bộ và xuyên suốt cho đồ án của mình.
- Boot:

2.3.5 Màu sắc
Khi nghĩ đến kinh thành Huế thì những màu sắc hiện diện trong đầu tôi
là màu xanh. Là màu của mái ngói được lợp bằng ngói thanh lưu ly quý

hiếm. Và những gam màu còn lại là một số màu của các hoạ tiết hoa văn
rồng, hoa, lá… trên vòm mái của Điện.
SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
15


Mái ngói được lợp bằng ngói lưu ly quý hiếm của Điện Thái Hoà – Đại Nội Huế.

Bảng màu gồm những gam màu chính mà tôi sử dụng trong đồ án của mình:

2.3.6 Họa tiết
Hoạ tiết được cách điệu đơn giản từ những hoa văn trang trí trên vòm mái.
Các đường nét kỹ hà hay các đường nét của ngói đan xen với nhau tạo cho cảm
xúc để thiết kế lên hoa văn trên bộ trang phục.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
16


2.3.7 Chất liệu
Để tạo được sự thoải mái và năng động tôi đã sử dụng các chất liệu
thoáng mát, co giãn như lụa, kaki, tapta,… giúp dễ cử động nhưng cũng
không kém phần tinh tế và sang trọng phù hợp cho mọi trường hợp mà người
mặc sử dụng.

Lụa

Kaki Mỹ

Tap-ta


SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
17


2.3.8 Trang điểm (Make up)
Để đem đến âm hưởng mới lạ tôi chọn cho mình phong cách trang
điểm khá ấn tượng với kiểu tạo khối mạnh. Phần màu mắt tôi sẽ sử dụng màu
sắc chủ đạo của Bộ sưu tập cũng chính la màu sắc của vòm mái Điện Thái
Hoà là tạo nên độ xuyên suốt cho đồ án.

2.4. Những sản phẩm thiết kế thể hiện
2.4.1 Mẫu 1
Tập trung vào phần nhấn mạnh hoạ tiết ở phần chân váy và kiểu dáng
váy xuông đơn giản nhưng sang trọng và nữ tính đem đến cho người mặc sự
thoải mái. Đây là sự kết hợp giữa cách xử lý chất liệu dựa theo phần lợp ngói
lưu ly của Điện kết hợp với một vài đường nét hoa văn đơn giản nhưng tinh tế
tạo nên một bố cục hài hoà cho thiết kế.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
18


2.4.2 Mẫu 2
Thiết kế được lấy ý tưởng từ những hoa văn trang trí trên vòm mái với
tạo khối nhẹ nhàng và phom dáng lạ mắt đem tới sự hiện đại và cá tính mạnh
mẽ. Hoạ tiết được cách điệu đơn giản nhưng cách rã và may khá phức tạp đòi
hỏi kỹ thuật cao và tỉ mỉ, cẩn thận.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư

19


2.4.3 Mẫu 3
Jumpsuit4 là phong cách thời trang hiện đại và cũng khá phổ biến. Để
làm mới lạ hơn cho bộ trang phục này tôi đã sử dụng kỹ thuật rã rập 3D và bố
cục bất cân xứng với một bên cắt và may phần vải con rồng (biểu tượng được
sử dụng để trang trí rất nhiều trên vòm mái Điện Thái Hoà) màu kem uốn
lượn từ trên vai xuống chân bộ trang phục, bên còn lại là tay cánh cắt vải dọc
từ trên xuống theo các đường ben và cup của bộ trang phục để tạo độ ôm và
vừa vặn nhưng không quá phản cảm cho người mặc.

4

Là loại trang phục áo liền quần.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
20


2.4.4 Mẫu 4
Mẫu này là điểm nhấn của cả bộ sưu tập hay theo từ chuyên dụng trong
thời trang là Vedette. Ở mẫu này tôi đưa vào phom dáng dài và phần đuôi váy
to, rộng với thiết kế nhấn mạnh phần trên của váy với các hoạ tiết hoa văn dựa
theo hình ảnh trang trí trên mái Điện.

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
21



Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, SÁNG TÁC
3.1 Những kết quả đạt được về mặt lý luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án tôi đã tiếp thu và đúc rút
được rất nhiều kinh nghiệm. Những kết quả đạt được về mặt lý luận cũng như
thực tế đã tạo cho tôi một nền tảng vững chắc để bước trên con đường sự
nghiệp của mình sau này. Việc tạo phom dáng mới lạ trong thiết kế không
theo một quy tắc nhất định là một thử thách khá lớn đối với tôi. Với mong
muốn đem đến cho mọi người những bộ trang phục mới lạ, cá tính và hiện đại
những vẫn lưu giữ được những bản sắc văn hoá đẹp của dân tộc .
3.2 Kết quả nghiên cứu sáng tạo
3.2.1 Mẫu 1

SVTH: Trịnh Thị Anh Thư
22


×