Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khai thác đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 77 trang )

Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ATNĐ
BOD
BTC
BXD
CBCNV
COD
CTNH
CTR
ĐTM
GS.TS
KTXH
MTĐT
MTV
PCCC
QCVN
QCXDVN
SPC
THC
TNHH
TN&MT
TSS
UBND

- Áp thấp nhiệt đới
- Nhu cầu oxy sinh học


- Bộ Tài chính
- Bộ Xây dựng
- Cán bộ công nhân viên
- Nhu cầu oxy hóa học
- Chất thải nguy hại
- Chất thải rắn
- Đánh giá tác động môi trường
- Giáo sư – Tiến sĩ
- Kinh tế xã hội
- Môi trường đô thị
- Một thành viên
- Phòng cháy chữa cháy
- Quy chuẩn Việt Nam
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
- Sản phẩm cháy
- Tổng hydrocacbon
- Trách nhiệm hữu hạn
- Tài nguyên và Môi trường
- Tổng chất rắn lơ lửng
- Ủy ban Nhân dân

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

1


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
UBMTTQ
WHO

XDCB

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
- Tổ chức Y tế thế giới
- Xây dựng cơ bản

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

2


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam được thành lập tại Quyết định số 108/2003/QĐTTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy hoạch tổng thể xây dựng Khu kinh tế
mở Chu Lai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 43/2004/QĐ-TTg ngày
23/3/2004, Khu kinh tế mỏ Chu Lai có tổng diện tích tự nhiên 32.400 ha. Trên cơ sở những tiềm
năng, lợi thế của KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam đã chính thức xác định để xây dựng KKTM
Chu Lai thành một khu vực phát triển năng động của tỉnh Quảng Nam, tạo động lực lan tỏa cho
cả vùng và đạt được những mục tiêu ban đầu mà Bộ chính trị và Chính phủ đã kỳ vọng thì phải
chọn ngành công nghiệp cơ khí ô tô là ngành mũi nhọn, ưu tiên phát triển tại KKTM Chu Lai và
dự án Trung tâm khí điện quốc gia được xem là dự án động lực của KKTM Chu Lai.
Để tạo mặt bằng và tạo ra các công trình hạ tầng phục vụ kêu gọi đầu tư và phục vụ công
tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại khu vực xã Tam Quang. Ngày 13/8/2015, UBND tỉnh

Quảng Nam đã có Quyết định số 2846/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo mặt
bằng khu đất phía Tây đường ĐT620 (thuộc khu vực quy hoạch Khu phi thuế quan – Khu kinh tế
mở Chu Lai), đồng thời ngày 23/9/2015, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đã có Quyết định
số 254/QĐ-KTM phê duyệt Tổng mặt bằng và Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công
trình cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT620 (thuộc khu vực quy hoạch Khu phi thuế
quan – Khu kinh tế mở Chu Lai).
Bên cạnh đó, dự án Khu tái định cư Tam Quang, dự án đường trục chính Khu công nghiệp
nối đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành đã được Ban
Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai giao cho Trung Tâm bồi thường giải phóng mặt bằng và Ban
Quản lý dự án hạ tầng làm đại diện chủ đầu tư và một số dự án trên địa bàn huyện Núi Thành
hiện đang cần nguồn đất nguyên liệu san nền để phục vụ thi công dự án. Từ đó, việc thực hiện
điều chuyển và tổ chức khai thác đất nguyên liệu dư thừa tại dự án cải tạo mặt bằng phía Tây
đường ĐT 620 (thuộc khu quy hoạch Khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai) sẽ làm tăng hiệu
quả đầu tư cho các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, đồng thời tổ chức cho các đơn vị khai thác đất sẽ
tạo nguồn thu từ thuế tài nguyên, phí môi trường, đóng góp tiền xây dựng hạ tầng cho ngân sách tỉnh
Quảng Nam.
Thực hiện ý kiến của UBND tỉnh tại Thông báo số 486/TB-UBND ngày 27/10/2015 và theo
quy định của Luật bảo vệ môi trường, cũng như nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường
trong quá trình thực hiện dự án và làm cơ sở trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt
và để dự án sớm đi vào hoạt động, Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng phối hợp với
Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Chu Lai tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
cho dự án.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án sẽ đưa ra đánh giá cụ thể về
các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu hợp lý nhằm hạn chế tối đa các tác động ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng


3


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc
thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án
* Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực môi trường:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam thông qua ngày 26/3/2014;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch
bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và
phế liệu;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi
trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính về việc
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011của Chính phủ

về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số
vệ sinh lao động;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi Trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc ban hành quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Thông tư số 43/2011/TT-BTNMT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
Nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 25/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
* Các văn bản pháp luật liên quan đến dự án:
- Quyết định số 2846/QĐ-UBND ngày 13/8/2015 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây
Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

4


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

đường ĐT 620 (thuộc khu quy hoạch Khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai);

- Quyết định số 254/QĐ-KTM ngày 23/9/2015 phê duyệt Tổng mặt bằng và
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình cải tạo mặt bằng khu đất
phía Tây đường ĐT620 (thuộc khu vực quy hoạch Khu phi thuế quan – Khu kinh
tế mở Chu Lai);
- Thông báo số 486/TB-UBND ngày 27/10/2015 của UBND tỉnh Quảng
Nam về thông báo ý kiến kết luận của đồng chí Huỳnh Khánh Toàn – PCT Thường
trực UBND tỉnh tại buổi họp triển khai Quyết định số 2846/QĐ-UBND ngày
13/8/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam.
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam áp dụng
- QCVN 04:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ;
- QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuất quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và một số chất vô cơ;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày
10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ y tế;
- QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây
đường ĐT620 (thuộc khu vực quy hoạch Khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai).
- Hồ sơ thiết kế dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT620 (thuộc khu vực quy
hoạch Khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai) và các bản vẽ kèm theo.

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
3.1. Các phương pháp ĐTM

- Phương pháp thống kê số liệu: Sử dụng nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện
tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, kinh tế - xã hội tại khu vực dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993,
nhằm dự báo và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án.
- Phương pháp liệt kê số liệu: Liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án
gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ... Đây
là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt
động khác nhau lên cùng một nhân tố.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các thông tin, số liệu thu thập được từ nhiều
nguồn khác nhau nhằm xác định, phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
môi trường.
- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.
- Phương pháp mô hình hóa: Là phương pháp dựa trên mô hình toán học để đánh giá khả
năng lan truyền chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm… nhằm dự báo các tác động môi trường và kiểm

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

5


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
soát các nguồn gây ô nhiễm.
- Phương pháp danh mục: Được sử dụng để mô tả các hoạt động và các tác động đến môi
trường có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

3.2. Các phương pháp khác
- Phương pháp thực nghiệm: Trên cơ sở các tài liệu về dự án, tiến hành điều tra, khảo sát
địa điểm khu vực dự án nhằm xác định vị trí cũng như mối tương quan đến các đối tượng tự

nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh khu vực dự án, đồng thời khảo sát hiện trạng môi trường trong
khu vực dự án.
- Phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:
Nhằm xác định các thông số để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường
nước và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án.
- Phương pháp tham vấn cộng đồng: Tham vấn ý kiến của UBND, UBMTTQ Việt Nam xã
Tam Quang và các hộ dân trong vùng dự án về các vấn đề liên quan đến dự án, trong đó có vấn đề
môi trường.

4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26/3/2014. Trung tâm bồi thường giải phóng mặt
bằng phối hợp với đơn vị tư vấn Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Chu Lai tiến hành lập Báo
cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường
ĐT620 (thuộc khu vực quy hoạch Khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai).
* Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng
- Đại diện: (ông) Nguyễn Công Thanh Hiển
- Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: đường Lê Thánh Tông, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
- Điện thoại: 0510. 3819414;
Fax: 0510. 3819414
* Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Chu Lai.
Đại diện:
Nguyễn Thị Quyền
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ liên hệ:
158, đường Phạm Văn Đồng, thị trấn Núi Thành, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại:
0510.3570117 Email:


Bảng 0.1. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
Stt

Họ và tên

Học vị

Chức vụ

Chuyên ngành

I. Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng
1

Giám đốc

2

Chuyên viên

II. Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường Chu Lai.
1
2

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

6



Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

3
4

Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Dự án Cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy hoạch khu phi
thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai).

1.2. Chủ dự án
- Tên chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Địa chỉ liên hệ: Tầng 4, tòa nhà trụ sở Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, đường Lê
Thánh Tông, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Đại diện: (Ông) Nguyễn Công Thanh Hiển Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0510. 3819414;
Fax: 0510. 3819414

1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Địa điểm thực hiện dự án
- Khu vực thực hiện Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT620 (thuộc khu
vực quy hoạch Khu phi thuế quan - Khu kinh tế mở Chu Lai) nằm về phía Đông của xã Tam
Quang, cách Quốc lộ 1A khoảng 5 Km về phía Đông. Thuộc địa bàn xã Tam Quang, huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích thực hiện dự án là 18,57 ha (bao gồm 02 khu: Khu 1:
9,5 ha, Khu 2: 9,07 ha). Phạm vi ranh giới nghiên cứu:
+ Phía Bắc giáp với Khu đất Trung đoàn 142.
+ Phía Đông giáp với Đường ĐT 620.
+ Phía Nam giáp với khu dân cư hiện trạng.
+ Phía Tây giáp với đường ĐT 618.

- Tọa độ vị trí các Khu (theo tọa độ VN-2000):
+ Khu 1:
Diện tích: 9,5 ha.

STT

X

Tọa độ
Y

STT
X

Tọa độ
Y

A1

600610.77

1709019.38

A7

600287.40

1708882.51

A2

A3

600610.82
600610.84

1708854.26
1708689.13

A8
A9

600268.55
600270.42

1708924.57
1708937.68

A4

600592.05

1708668.73

A10

600356.81

1709019.33

A5


600513.18

1708669.26

A11

600483.80

1709019.33

A6

600374.60

1708777.74

Khu II:
Diện tích: 9,07 ha

STT

X

Tọa độ
Y

STT

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng


X

Tọa độ
Y
7


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
B1
B2
B3
B4
B5
-

601021.60
600955.17
600888.75
600859.97
600684.40

1710805.83
1710640.03
1710474.34
1710283.52
1710279.71

B6

B7
B8
B9
B10

600685.95
600728.93
600771.91
600750.43
600886.01

1710441.88
1710540.56
1710639.25
1710694.24
1710750.04

Sơ đồ vị trí 02 khu vực thực hiện dự án:

Hình 1 – Sơ đồ vị trí khu vực thực hiện dự án
1.3.2. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên
- Về giao thông:
Khu vực triển khai dự án có điều kiện giao thông rất thuận lợi, có tuyến
đường ĐT 620 chạy dọc về phía Đông cách dự án khoảng 30m. Tuyến đường quốc
lộ 1A cách khu vực dự án khoảng 5km về phía Tây; cách 2km về phía Tây Bắc là
tuyến đường ĐT 618.
- Hệ thống ao hồ, sông suối:
+ Ao hồ: Các khu vực triển khai dự án là đồi núi nên không có ao hồ.
+ Sông suối: Nằm về phía Tây Bắc cách dự án khoảng 1,5km là sông An Tân.
+ Biển: Phạm vi dự án cách biển Đông về phía Tây khoảng 600 – 900m.

Trong phạm vi dự án có khe nước nhỏ, mùa nắng khe cạn, chỉ có nước vào mùa mưa.
Nước khe chảy ra mương, kênh nhỏ tại khu vực phía Tây của dự án.

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

8


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

1.3.3. Mối tương quan đối với các đối tượng kinh tế - xã hội
- Dân cư:
Trong Khu vực dự án không có hộ dân nào sinh sống, dân cư sinh sống chủ yếu tập trung về phía
Tây, Tây Bắc (gần nhất khoảng 100m). Một số hộ dân sinh sống rải rác nằm về phía Đông dự án.
- Mồ mả: Trong phạm vi diện tích khu vực dự án có khoảng 10 mồ mả.
- Các đối tượng kinh doanh:
Về phía Đông Nam dự án là khu biển Rạng, tại đây tập trung nhiều hộ dân buôn bán, kinh doanh
nhà hàng ăn uống.
Về phía Bắc dự án (cách khoảng 900m) là cảng Kỳ Hà và cảng Trường Thành, tại đây tập trung
nhiều hộ dân buôn bán nhỏ lẻ về hàng thủy sản…
- Các công trình văn hóa, di tích lịch sử, du lịch:
Gần khu vực dự án trong vòng bán kính 01 km không có các công trình văn hóa - tôn giáo, di
tích lịch sử cần bảo tồn.

1.3.4. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực thực hiện dự án
- Toàn bộ diện tích đất của dự án là đất đồi núi thấp. Khu đất số 1 đã được bồi thường giải phóng
mặt bằng vào năm 2005 và được giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai quản lý, hiện
nay tại diện tích khu đất số 1 một số người dân mượn mặt bằng để trồng cây keo lá tràm (trồng
khoảng được 1 năm). Đối với khu đất số 2, trước đây thuộc quản lý của Trung đoàn 142 và đã

chuyển giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai quản lý, trên toàn bộ diện tích khu đất số
2 hiện nay đang trồng 1 số loại cây như bạch đàn, keo lá tràm… với mật độ thưa thớt. Hiện nay
tại khu vực 1 của dự án có khoảng 10 ngôi mộ.

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu của dự án
- Hạ cos san nền từng bước để đảm bảo theo đúng quy hoạch chung của Khu kinh tế mở Chu
Lai. Tạo mặt bằng sạch, phục vụ cho việc xúc tiến đầu tư vào Khu phi thuế quan;
- Tạo nguồn nguyên liệu đất để cung cấp cho dự án thành phần 02 Khu tái định cư Tam Quang
đường trục chính Khu công nghiệp Tam Quang nối với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi;
giải quyết kịp thời nguồn đất nguyên liệu san nền cho các dự án: đường cao tốc Đà Nẵng –
Quảng Ngãi, các khu dân cư, đường giao thông...trên địa bàn huyện Núi Thành.
- Tạo nguồn vốn từ nguồn khai thác đất dư thừa để đầu tư cho công trình này và tái đầu tư cho
các công trình khác nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai, góp phần hoàn
thiện kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam;

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án
1.4.2.1. San nền và hoàn thiện mặt bằng
Thực hiện việc san nền và hoàn thiện mặt bằng đối với 02 khu đất có tổng diện tích là 18,57 ha,
khối lượng đất thừa: 1.451.652,18 m3, cụ thể:
+ Khu số 1: Diện tích khoảng 9,5ha, cao độ thiết kế cao nhất 26,0m, cao độ thiết kế thấp
nhất 23,0m. Khối lượng đất đào 948.671,16 m3.
+ Khu số 2: Diện tích khoảng 9,07ha, cao độ thiết kế cao nhất 32,0m, cao độ thiết kế thấp
nhất 24,5m. Khối lượng đất đào 502.929,02 m3.
1.4.2.2. Thu hồi và vận chuyển đất đất phục vụ cho 02 dự án Khu dân cư Tam Quang và dự án
đường trục chính Khu công nghiệp Tam Quang nối với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
Thực hiện việc tận thu và vận chuyển 392.000m3 đất tại Khu số 1 của dự án để cung cấp đất san
nền cho 02 dự án Khu dân cư Tam Quang và dự án đường trục chính Khu công nghiệp Tam
Quang nối với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (diện tích 3,905 ha).
1.4.2.2. Thu hồi và vận chuyển đất tại dự án để cung cấp vật liệu san nền cho các dự án trên địa

bàn Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành
Lập thủ tục và trình UBND tỉnh cho phép khai thác, tận thu đối với phần diện tích và khối lượng

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

9


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
đất còn lại của dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy hoạch khu
phi thuế quan - Khu kinh tế mở Chu Lai) để vừa cung cấp nguồn đất san nền cho các dự án trên
địa bàn huyện Núi Thành, Khu kinh tế mở Chu Lai: đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, các
dự án giao thông, khu dân cư trên địa bàn huyện Núi Thành.
1.4.3. Giải pháp thi công
1.4.3.1. Thi công san nền
- Phương châm chung là thi công bằng cơ giới kết hợp thủ công.
- Dùng giải pháp san nền cục bộ để tận thu nguồn nguyên liệu.
- Trên mặt bằng địa hình ta chia thành từng ô lưới có kích thước 10x10 (m).
- Công tác đào và xúc đất thi công mặt bằng được thực hiện cơ giới bằng máy đào gầu nghịch.
- Trong quá trình đào luôn tạo độ dốc dọc, dốc ngang để thoát nước mưa.
- Trong quá trình đào, mái ta luy sẽ được gọt bằng máy đào hoàn thiện theo chiều dài và theo
độ dốc trong hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.
- Sử dụng các mốc bê tông của đơn vị thiết kế bàn giao, thước dây, mốc chuẩn để khống chế
giới hạn phần đào đất trong suốt quá trình thi công.
- Bố trí đảm bảo giao thông trên tuyến cho dân cư trong vùng đi lại trong suốt quá trình thi
công.
- Khi gần tới cao độ thiết kế thì dừng lại để trừ một cao độ phòng lún do tác động qua lại của
xe, máy trong quá trình thi công.
- Sau khi đào tới cao độ thiết kế, đơn vị thi công tiến hành san bằng phẳng mặt nền bằng máy

đào hoặc máy ủi.
- Đất đào được vận chuyển bằng xe tải tự đỗ đến các dự án khác thuộc Khu kinh tế mở Chu
Lai và các dự án có nhu cầu đắp nền bằng đất.
- Tại khu số 01: phần khối lượng khoảng 392.000 m3 được tận thu để san nền dự án Khu tái
định cư Tam Quang cách 4,5 km thuộc thôn Xuân Trung, xã Tam Quang và dự án đường trục chính
Khu công nghiệp Tam Quang nối với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi cách dự án khoảng
01km. Đơn vị thực hiện điều chuyển khối lượng này là đơn vị trúng thầu thi công xây dựng các gói
thầu thuộc 02 dự án trên.
1.4.3.2. Trang thiết bị và hạng mục công trình phục vụ quá trình thu hồi cát trắng
a. Máy móc, thiết bị
Máy móc và thiết bị phục vụ thi công dự án là các thiết bị chuyên dùng. Các thiết bị này hầu hết
được nhập từ nước ngoài và được sản xuất trong những năm gần đây, tình trạng thiết bị còn khá
tốt.
Các loại máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Các loại máy móc thiết bị phục vụ cho dự án
STT

DANH MỤC

SỐ LƯỢNG

CÔNG SUẤT

XUẤT XỨ

01

Máy đào


03

1,8m3

Nhật Bản

02

Máy ủi

01

Đ5

Nhật Bản

03

Xe tải tự đổ

25

10 tấn

Nhiều loại

04

Máy đầm


01

16 tấn

Hàn Quốc

05

Xe tưới nước

01

2,5 tấn

Nhật Bản

b. Các hạng mục công trình xây dựng trong quá trình san nền, khai thác đất nguyên
liệu
Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

10


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

Do thời gian thu hồi ngắn nên nhà ở, nhà làm việc cho CBCNV, kho vật tư
được xây dựng tạm thời bằng cột, kèo gỗ, mái lợp tôn, vách bằng cốt thép.
Tại công trường bố trí xây dựng các hạng mục công trình chính sau:
Bảng 1.2. Các hạng mục bố trí xây dựng tại công trường

STT

HẠNG MỤC

ĐVT

DIỆN TÍCH

01

Khu Nhà ở (gồm nhà ở và nhà làm việc của
CBCNV)

m2

50

02

Kho vật tư

m2

40

03

Công trình phụ

m2


40

04

Nhà vệ sinh

m2

20

05

Bãi tập kết

m2

1000

06

Đường công vụ

m

230

c. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Nhiên liệu phục vụ cho hoạt động của các máy móc cơ giới là dầu Diezel,
mỡ bôi trơn các loại. Ðịnh mức tiêu hao nhiên liệu như sau:

- Tổng nhu cầu sử dụng dầu Diezel của dự án:
+ Máy ủi: 45,20 lít/ca x 250 ca = 11.300 lít.
+ Máy đào: 101,22 lít/ca x 440 ca = 44.536,8 lít.
+ Xe tải 10 tấn và xe tưới nước: 54,70 lít/ca x 4162,4 ca = 227.683,3 lít.
+ Máy đầm 16 tấn: 41,67 lít/ca x 197,8 ca = 8.242,326 lít.
Tổng nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu diezel của máy móc cơ giới khoảng:
291.762.426 lít.
(Ðịnh mức tiêu hao nhiên liệu của thiết bị được tính theo bảng giá trị dự toán
ca máy và thiết bị xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 06/2005TT-BXD ngày
15/4/2005 của Bộ xây dựng)
* Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho máy bơm và dầu phụ trợ các loại:
291.762.426 lít x 1% = 2.917,624 lít.
Tổng nhu cầu nhiên liệu Diezel của toàn bộ dự án là: 294.680 lít.
* Nhu cầu sử dụng nhớt bôi trơn các loại: Dự kiến khoảng 2.000 kg.
* Nguồn cung cấp, phương thức bảo quản:
Nhiên liệu được thu mua tại các cửa hàng xăng dầu trong khu vực, vận chuyển về
công trường bằng các xe ôtô tải của nhà cung cấp và bảo quản trong bồn chứa
nhiên liệu.
d. Nguồn cung cấp điện, nước và thông tin liên lạc
- Nguồn cung cấp điện:
Trong quá trình thực hiện dự án không sử dụng điện. Điện chủ yếu được dùng để
chiếu sáng, nhu cầu sử dụng không đáng kể.
Nguồn cung cấp điện được lấy từ lưới điện hiện có trong khu vực.
- Nguồn cung cấp nước:
Quá trình thực hiện san nền và khai thác đất không sử dụng nước, nước chỉ dùng
để cung cấp cho sinh hoạt của CBCNV làm việc tại công trường.
Theo TCXDVN 33:2006 - “Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế”, tính trung bình lượng nước cấp cho quá trình sinh hoạt của mỗi
Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng


11


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

người trong một ngày là 45 lít/ngày.
Như vậy, với tổng số CBCNV làm việc tại công trường khai thác là 30 người,
lượng nước cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày là:
30 người x 45 lít/người/ngày = 1350 lít/ngày = 1,35 m3/ngày.
Nước cấp cho sinh hoạt hằng ngày tại khu vực dự án được khai thác từ giếng
khoan tại chỗ.
e. Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc tại khu vực đã được đầu tư hoàn chỉnh. Trong vùng
hiện đã phủ sóng điện thoại vô tuyến và hữu tuyến nên vấn đề thông tin liên lạc rất
thuận lợi.
1.4.4. Tiến độ thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện dự án được dự kiến như sau:
- Thời gian chuẩn bị mặt bằng: đầu tháng 12/2015.
- Thời gian xây dựng các hạng mục phục vụ thi công dự án: cuối tháng 12/2015.
- Thời gian thi công san nền, khai thác đất: giữa tháng 12/2015 đến tháng 12/2018.

1.4.5. Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư của dự án là1.967.322.000 đồng
(Một tỷ, chín trăm sáu mươi bảy triệu, ba trăm hai mươi hai nghìn đồng)
Trong đó :

Chi phí xây dựng

: 24.492.933.000 đồng


Chi phí QLDA

:

398.121.000 đồng

Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư

:

79.624.000 đồng

Chi phí giải phóng mặt bằng

:

450.000.000 đồng

Chi phí tư vấn ĐTXD

:

361.615.000 đồng

Chi phí khác

:

506.353.000 đồng


Chi phí dự phòng

:

171.609.000 đồng

1.4.6. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
- Trong giai đoạn thi công: Trung tâm bồi thường GPMB có nhiệm vụ quản lý dự án, bao
gồm cả công tác bảo vệ môi trường, đôn đốc vị tư vấn giám sát quản lý, giám sát tiến độ thi công
dự án, cũng như thực hiện việc tận thu đất, tham mưu Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai lựa
chọn đơn vị lập thủ thục khai thác đất theo quy định, giám sát việc khai thác đất của các đơn vị
bao gồm: tiến độ thực hiện, khối lượng, cao trình… và các biện pháp bảo vệ môi trường tại công
trường thi công của dự án.
- Sau khi hoàn thành, công trình được bàn giao lại cho Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu
Lai để kêu gọi xúc tiến các dự án đầu tư vào đây.

Bang 1.3 Bang tom tăt các hạng mục của Dự án
Cac giai
đoan cua
Dự an

Cac hoat đông

Tiên đô
thực hiên

Cac yêu tố môi
Công nghê / Cach
trường có kha
thức thực hiên

năng phat sinh

Giai đoan Giải phong mặt bằng, Từ tháng - Thi công thủ công - Bụi, tiếng ồn,
Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

12


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
chuân bi

phát quang thu dọn 10/2015
kêt hợp với cơ giới
cây cối, di dời mồ mả
-11/2015

chất thải rắn

- Sử dụng máy moc - Bụi; tiêng ôn;
Giai đoanXây dựng nhà ở công
thiêt bi xây dựng
khí thai; nước
Trong tháng
thi
côngnhân, đường công vụ,
thai; chất thai
11/2015 - Thi công thủ công
xây dựng tao bãi thải …..
răn; chất thai

kêt hợp với cơ giới
nguy hai.
- Tiêng ôn, bụi
Sử
dụng
máy
moc
Vân hành hêTừ
cuối
kim loai, khí
thiêt
bi
xây
dựng
Giai đoanthông thiêt bi, máytháng
thai; nước thai
hoạt động moc để đào đất, vân11/2015 trơ- Thi công thủ côngsinh hoat; chất
chuyển, san nền….
đi
kêt hợp với cơ giới thai răn; chất
thai nguy hai.

Chương 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ
HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
a. Điều kiện về địa lý
Dự án nằm về phía Đông của xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Xã Tam
Quang là xã ven biển phía Đông Nam huyện Núi Thành, phía Tây giáp sông An Tân, phía Đông
giáp biển Đông, phía Nam giáp xã Tam Nghĩa và phía Bắc giáp xã Tam Hải. Đây là khu vực có

nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện địa lý, địa hình để quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu
gọi xúc tiến đầu tư.
Hiện nay, hầu hết các tuyến đường dẫn đến khu dự án đều đã được thảm nhựa, bê tông hóa.
Đường ĐT 620, đường ĐT 618 đều có thể dẫn từ trung tâm huyện đến khu dự án được nhanh
chóng, dễ dàng tạo mối liên hệ thuận lợi trong vùng.
Khu vực nghiên cứu có địa hình tự nhiên tương đối đơn giản, chủ yếu là vùng đồi đất đỏ, nằm
hoàn toàn trên vùng đất không có dân cư, độ dốc không quá lớn, hướng thấp dần về phía Tây,
cao trình tự nhiên thấp nhất là +25 m và cao trình cao nhất là +43 m. Cao trình của dự án sau khi
san nền thấp nhất là +23 m và cao nhất là +32m. Với điều kiện địa hình như vậy là yếu tố thuận
lợi cho công tác thi công và quy hoạch hướng thoát nước.
b. Điều kiện về địa chất
Khu vực dự kiến xây dựng dự án nằm trong tờ bản đồ Hội An (D – 49 – I) tỷ lệ 1/200
000 do Cục địa chất Việt Nam xuất bản năm 1995. Căn cứ bản đồ và kết quả khảo sát thực địa
cho thấy tham gia cấu trúc địa tầng tại đây bao gồm các thành tạo địa chất sau:
+ Phần trên là các sườn, tàn tích thuộc đệ tứ không phân chia (edQ) gồm các thành tạo
cuội, tảng, cát pha, sét pha, Sét bề dày khoảng 3m – 8m;
+ Phần dưới là Đá phiến plagioclas – amphibol, đá phiến actinolit – clorit – epidot, thuộc
Hệ tầng Núi Vẽ (PR3 - €1nv1).
Qua tham khảo kết quả khảo sát ĐCCT hiện trường, thí nghiệm mẫu đất đá trong phòng
của Công ty Cổ phần Tư vấn Giao thông 5 cho thấy địa tầng khu vực từ trên xuống bao gồm các

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

13


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
lớp như sau:
+ Lớp 1: Sét màu xám vàng, nâu đỏ, trạng thái nửa cứng.

Lớp 1 phân bố rộng trên toàn bộ bề mặt của khu vực và được gặp ở tất cả các lỗ khoan
với bề dày lớp thay đổi từ 2,7m (LK8) đến 13,8m (LK4). Trong lớp đã lấy 22 mẫu thí nghiệm.
Cường độ chịu tải quy ước : R’ = 2,4 kG/cm2.
+ Lớp 2: Sét pha màu xám vàng, nâu đỏ, trạng thái nửa cứng.
Lớp 2 phân bố rộng trên toàn bộ bề mặt của khu vực và được gặp ở tất cả các lỗ khoan
với bề dày lớp thay đổi từ 2,6m (LK1) đến 9,7m (LK3). Trong lớp đã lấy 26 mẫu thí nghiệm.
Cường độ chịu tải quy ước: R’=2,5 kG/cm2.
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất

TT
Chỉ tiêu
1
Ö (mm) > 10
10-5
5-2
2-1
1-0.5
0.5-0.25
0.25-0.1
0.1-0.05
0.05-0.01
0.01-0.005
< 0.005
2
Ðộ ẩm tự nhiên
3
Dung trọng ẩm
4
Tỷ trọng
5

Giới hạn chảy
6
Giới hạn dẻo
7
Hàm lượngg hữu cơ
8
Hệ số rỗng max
9
Hệ số rỗng min
10 Góc nghỉ khô
11 Góc nghỉ ướt
12 Dung trọng khô
13 Chỉ số dẻo
14 Ðộ sệt
15 Ðộ bão hòa
16 Ðộ rỗng
17 Hệ số rỗng tự nhiên

Ký hiệu Ðõn vị
P
%
P
%
P
%
P
%
P
%
P

%
P
%
P
%
P
%
P
%
P
%
W
g/cm3
w

Ä
Wt
Wp
Hc
åmax
åmin
ák
áw
k

Wn
B
G
n
å0


%
%
%

Ðộ
Ðộ
g/cm3
%
%
%

Tên lớp
1
0.58
0.88
0.89
0.81
0.98
4.36
10.23
28.82
14.20
5.32
32.93
32.12
1.78
2.70
47.46
29.39


2
1.16
1.18
1.10
0.48
1.22
6.31
11.65
31.14
14.72
5.92
25.12
28.82
1.89
2.69
42.00
26.27

1.347
18.07
0.15
86.38
50.11
1.004

1.467
15.73
0.16
92.96

45.46
0.834

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

14


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

18
19
20
21
22
23
24
25
26

Góc ma sát tự nhiên
Lực dính kết tự nhiên
Góc ma sát bão hòa
Lực dính kết bão hòa
Hệ số nén
Mô đun đàn hồi
Hệ số thấm
Áp lực tiêu chuẩn
Tên đất


ötn
Ctn
öbh
Cbh
a1-2
Edh
K
Rtc

Ðộ
Kg/cm2
Ðộ
Kg/cm2
cm2/kg
Kg/cm2
cm/s
Kg/cm3

20030’
0.26
15030’
0.185
0.040

25042’
0.25

0.027


2.40
2.50
Sét, trạng thái Sét cát, trạng
nửa cứng
thái nửa cứng

+ Lớp 3: Ðá phiến phong hóa nặng, nứt nẻ, vỡ dãm, vỡ tảng, màu xám xanh, xám vàng,
độ cứng cấp 4-6.
Lớp này gặp ở hầu hết các lỗ khoan, cao độ mặt lớp thay đổi từ 23,35m (LK2) đến
83,98m (LK5), do chiều sâu khoan còn hạn chế nên bề dày lớp chưa xác định được, bề dày
khoan sâu lớn nhất vào lớp là 5,3m (LK5). Trong lớp đã tiến hành lấy 05 mẫu đá thí nghiệm.
Cường độ kháng nén dọc trung bình Rnkh = 233.426 kg/cm2, cường độ kháng nén dọc trục trung
bình Rnbh = 143.594 kg/cm2.
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của các lớp đá
T Lỗ
Tên Ðộ sâu
Tỷ
Dung Ðộ ðặc Ðộ Ðộ hút Cường độ kháng Hệ số Áp lực
T khoan mẫu lấy mẫu trọng Ä trọng
rỗng nýớc
nén kg/cm2
biến tiêuchuẩn
tụ
Khô Bão hòa hóa Rtc(kg/cm2)t
nhiên
heoTCN271 LK1
MÐ1 8.5-8.7 2.711 2.66 97.93 7.82 2.3
205.56 119.98 0.58 61.1984
2 LK1
3 LK3


MÐ2 9.8-10 2.716 2.66 97.83 9.36 2.0
213.96 127.98 0.60 65.27
MÐ1 15.5- 2.712 2.564 94.54 7.82 2.42 398.53 288.25 0.72 147.01
15.7
4 LK5
MÐ1 6.7-6.85 2.71
2.620 96.68 7.82 2.32 199.96 111.98 0.56 57.11
5 LK5
MÐ2 9-9.15 2.714 2.645 97.46 9.36 2.02 203.96 119.98 0.59 61.19
6 LK9
MÐ1 18-18.3 2.712 2.625 96.79 7.82 2.35 204.00 116.00 0.57 59.16
7 LK10 MÐ1 19.5- 2.709 2.622 96.79 7.82 2.38 208.00 121.00 0.58 61.71
19.7
Trung bình
2.712 2.627 96.860 8.260 2.26 233.426 143.594 0.60 73.233
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế kỹ thuật công trình đầu tư xây dựng dự án cải tạo mặt bằng khu đất
phía Tây đường ĐT620 – thuộc Khu quy hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

2.1.2. Điều kiện về khí tượng
Khí hậu vùng duyên hải miền Trung nói chung và khu vực Núi Thành nói riêng mang những tính
chất và đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, do ảnh hưởng của điều kiện địa
lý, địa hình, khí hậu Núi Thành còn mang những tính chất riêng của kiểu khí hậu vùng đồng
bằng ven biển.
Dự án nằm trong phạm vi quan trắc của hai trạm khí tượng: Đà Nẵng và Tam Kỳ. Số liệu phân
tích các đặc trưng khí tượng của hai trạm này với chuỗi quan trắc 12 năm (2001 - 2013) gần nhất
như sau:
a) Nhiệt độ không khí

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng


15


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
Nhiệt độ các tháng nóng nhất thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình của
các tháng này từ 28-300C. Thời kỳ này, nhiệt độ cao nhất vào ban ngày lên đến 34-350C, thậm
chí có ngày lên đến 40-410C, nhất là trong những ngày có gió mùa Tây Nam.
Về mùa Đông, tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình từ 21-220C. Nhiệt độ thấp nhất
trung bình trong tháng 1 từ 18-190C.

Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0C)
Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

Tháng 1

22,6

21,8

21,2

21,7

21,5

21,7

21,2

21,1

20,3


22,9

19,9

21,5

21,5

Tháng 2

22,3

22,5

23,6

21,5

24,1

23,3

23,5

19,3

23,8

24,8


21,7

22,7

23,9

Tháng 3

24,4

24,8

24,7

24,3

22,9

24,3

25,4

23,3

25,5

25,2

21,6


24,7

25,2

Tháng 4

27,8

27,1

27,6

26,7

26,4

27,4

26,4

27,1

26,6

27,5

25,0

27,6


26,8

Tháng 5

28,4

28,9

28,8

28,5

29,4

28,1

27,4

27,4

27,2

30,0

28,2

29,2

28,7


Tháng 6

28,7

29,7

29,3

29,0

30,2

30,1

29,3

28,9

30,0

30,0

29,1

30,1

29,0

Tháng 7


29,5

30,3

28,5

28,4

28,4

29,6

29,1

29,1

29,2

29,0

29,3

29,4

28,4

Tháng 8

28,0


27,8

29,0

28,9

28,4

28,1

28,3

28,4

29,2

27,9

28,6

29,6

28,4

Tháng 9

27,8

26,9


27,2

27,2

27,5

27,0

27,3

27,2

26,7

27,5

27,0

26,8

26,5

Tháng 10

26,2

25,7

25,6


24,7

26,0

26,1

25,7

25,9

26,2

25,8

25,6

25,7

25,3

Tháng 11

23,0

24,7

24,7

24,0


25,1

25,4

22,5

24,1

23,9

23,4

24,5

25,4

24,8

Tháng 12

22,1

23,5

21,3

21,7

21,3


22,9

23,2

21,5

22,8

22,5

21,0

24,0

20,5

Bình quân tháng 25,9

26,1

26,0

25,6

21,5

26,2

25,8


25,3

26,0

26,4

25,1

26,4

25,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2001 ÷ 2013

b) Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình hàng năm từ 83-88%, độ ẩm tương đối lớn trong mùa gió
mùa Đông Bắc và tương đối bé trong mùa gió mùa Tây Nam. Tháng có độ ẩm cao
nhất là tháng 12 (với độ ẩm trung bình từ 89 - 94%), tháng có độ ẩm thấp nhất là
tháng 7 (với độ ẩm trung bình từ 73 - 83%). Trong mùa gió mùa Tây Nam độ ẩm
<80%. Trong mùa gió mùa Đông Bắc độ ẩm đều lớn hơn 80%.
Bảng 2.4. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%)
Năm

2001

2002

2003


2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tháng 1

90

87

84

91


88

89

92

92

90

92

94

96

92

Tháng 2

88

86

86

88

85


89

86

89

89

87

91

92

90

Tháng 3

88

84

86

88

89

87


88

89

86

87

91

86

91

Tháng 4

81

81

80

86

79

82

84


85

87

84

90

83

90

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

16


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

Tháng 5

80

77

82

81


76

76

84

85

86

77

84

78

84

Tháng 6

79

74

79

80

73


74

78

81

77

75

79

77

81

Tháng 7

74

73

80

83

81

74


79

78

78

73

79

81

82

Tháng 8

83

82

79

83

80

83

84


81

78

85

85

77

81

Tháng 9

83

87

86

86

85

84

86

86


89

87

86

91

88

Tháng 10

89

87

87

89

89

89

92

92

88


91

92

91

88

Tháng 11

88

89

88

91

89

87

91

92

91

94


92

94

93

Tháng 12

91

90

91

89

94

89

90

93

92

90

93


92

89

Bình quân tháng 85

83

84

86

84

84

86

87

86

85

88

87

87


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2001 ÷ 2013
c) Chế độ mưa
Khu vực triển khai dự án có chế độ mưa theo mùa: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó tháng 10 là tháng có lượng mưa tập
trung lớn nhất; Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 trong đó tháng 3 thường là tháng
có lượng mưa tháng nhỏ nhất. Tổng lượng mưa năm trung bình từ 2.000 – 3.800
mm.
Bảng 2.5. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (mm)
Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

Tháng 1

111

41

34

240

40

170

217

237

337

149

313


149,2

85,7

Tháng 2

82

35

85

43

18

45

-

55

20

-

10

77


157,2

Tháng 3

89

19

41

18

73

7

207

93

9

25

121

5

152,2


Tháng 4

1

6

16

13

6

2

35

69

333

28

50

18,7

96,7

Tháng 5


222

64

46

52

16

40

150

393

73

40

18

35,8

27,6

Tháng 6

103


110

104

499

75

13

18

94

69

23

80

175,9

28,8

Tháng 7

100

28


26

109

223

194

47

35

30

160

103

65,6

46,4

Tháng 8

157

337

86


79

179

271

225

34

39

277

160

193,6

45,7

Tháng 9

105

400

229

171


297

364

301

340

1.564

196

620

393,5 428,3

Tháng 10

862

421

817

499

1.029

551


891

1.160

396

631

860

368,6 548,6

Tháng 11

469

644

288

365

575

316

1.196

618


268

1.089

751

384,2 770,0

Tháng 12

561

359

300

152

628

385

153

338

308

87


367

203,1

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

43,9

17


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
Tổng số
Bình quân tháng

2.862 2.463 2.071 2.241 3.159 2.358 3.440 3.466 3.446 2.705 3.453 2.070 2.431
239

205

173

187

263

197

287


289

287

225

288

173

203

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2001 ÷ 2013
Lượng mưa mùa mưa chiếm 74 - 76% tổng lượng mưa năm, trong đó tháng 10 và
tháng 11 chiếm đến 67 - 69% tổng lượng mưa của mùa mưa. Mùa khô chỉ chiếm từ
24 - 26% lượng mưa năm, trong đó tháng 2, tháng 3 chỉ chiếm 8 - 14% của lượng
mưa mùa khô.
d) Chế độ nắng
Khu vực Núi Thành và vùng lân cận có số giờ nắng trung bình nhiều năm từ 1.900
– 2.200 giờ. Ngoại trừ tháng 12 có số giờ nắng dưới 100 giờ, các tháng còn lại
trong năm đều lớn hơn 100 giờ, số giờ nắng các tháng 5 đến tháng 8 từ 220 – 286
giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 7, tháng có số giờ nắng thấp nhất là
tháng 12. Trong năm số giờ nắng tăng nhanh nhất vào các tháng 3 và 4, giảm
tương đối nhanh vào các tháng 11 và 12 vì đây là những thời đoạn chuyển mùa.
Bảng 2.6. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013


Tháng 1

114

153

111

69

159

98

39

96

92

64

25

66

111

Tháng 2


143

183

175

140

161

118

192

13

178

189

141

107

148

Tháng 3

152


199

164

142

151

184

188

154

189

202

110

174

200

Tháng 4

229

234


251

214

211

244

184

239

155

219

175

213

160

Tháng 5

213

239

246


279

249

259

228

215

232

261

238

239

257

Tháng 6

216

256

247

115


230

292

271

242

247

246

226

198

209

Tháng 7

245

279

254

235

220


186

279

281

218

240

225

225

194

Tháng 8

205

172

207

236

159

193


190

225

239

293

227

224

138

Tháng 9

212

144

172

153

178

171

199


167

136

191

115

175

140

Tháng 10

150

155

157

115

104

165

109

103


143

94

111

169

134

Tháng 11

90

88

122

107

135

195

44

57

97


41

112

161

110

Tháng 12

67

93

36

115

12

74

103

52

132

88


13

117

46

Tổng số

2.036 2.095 2.141 1.920 1.969 2.179 2.026 1.843 2.058 2.028 1.718 2.068 1.847

Bình quân năm

170

183

178

160

164

182

169

154

172


169

143

172

154

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2001 ÷ 2013
e) Chế độ gió
- Chế độ gió: Trong năm phân thành 2 mùa gió chính, đó là gió mùa mùa
đông và gió mùa mùa hè. Tần suất lặng gió từ 28 – 43%.
Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

18


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

+ Từ tháng 1 đến tháng 3 hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông, tần
suất xuất hiện hai hướng gió này từ 25 - 30%.
+ Tháng 4 gió Đông chiếm ưu thế nhất đến 20%, sau đó là Tây Nam, đây là
thời kỳ chuyển mùa nhưng gió Tây Nam chưa mạnh.
+ Từ tháng 5 đến tháng 8 gió Tây Nam chiếm ưu thế trở thành thịnh hành
nhất chiếm từ 20 - 27%, tuy nhiên gió Đông vẫn còn hoạt động xen kẽ.
+ Tháng 9 ngoài gió Tây Nam, gió mùa Đông Bắc cũng bắt đầu mạnh dần lên
và nó trở thành thịnh hành chiếm ưu thế.
+ Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đặc biệt tháng 11 và 12 gió Đông Bắc
chiếm khoảng 25%.

- Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm: 1,8 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất trung
bình là 6,1 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất trong các tháng ít biến đổi, dao động từ 5,3
– 6,5 m/s. Trong trường hợp có ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, tố,
gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió cao hơn giá trị tốc độ gió trung bình nhiều lần, có
thể lên đến 28 m/s (đo được tại trạm Tam Kỳ khi có bão số 8 đổ bộ vào Quảng
Nam vào ngày 22/10/1986).
Bảng 2.7. Tốc độ gió trung bình (m/s)
Tháng

10

11

12 Năm

Đà Nẵng

1,6 1,6 1,8 1,8 1,6 1,3 1,3 1,1 1,4 1,6

2

1,5

1,5

Tam Kỳ

1,5 1,5 1,6 1,7 1,8 1,8 1,8 1,8 1,8 1,9 2,2 1,7

1,8


Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Bảng 2.8. Tốc độ gió mạnh nhất trung bình (m/s)
Tháng
1
Trạm
Đà Nẵng

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12 Năm

5,4 6,1 6,2 6,6 6,6 5,9 5,9 6,0 6,4 6,5 6,4 5,6

6,1

Tam Kỳ
5,3 5,7 6,1 6,5 6,5 6,5 6,4 6,3 5,9 6,2 6,4 5,5 6,1
f) Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
Theo số liệu thống kê nhiều năm, tỉnh Quảng Nam trung bình mỗi năm chịu
ảnh hưởng bởi 2,6 cơn bão và 0,8 áp thấp nhiệt đới. Mùa bão chính thức tại Quảng
Nam từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, nhiều nhất là tháng 10 và 11, cá biệt có
năm bão ảnh hưởng sớm hơn (tháng 5, tháng 6 đã có bão và ATNĐ). Từ tháng 1 –

4 và tháng 7 chưa quan sát có bão hoặc ATNĐ ảnh hưởng.
Bảng 2.9. Số cơn bão và ATNĐ ở tỉnh Quảng Nam từ năm 2000 đến 2010

Năm

Số lượng cơn bão

Số áp thấp nhiệt đới

2000

2

1

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

19


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

2001

2

1

2002


0

0

2003

4

0

2004

2

1

2005

6

2

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

20


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)


2006

4

1

2007

4

0

2008

0

2

2009

2

0

2010

0

0


Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

21


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)

Tổng

26

8

Trung bình

2,6

0,8

Khi bão hay ATNĐ đi vào vùng biển hoặc đổ bộ vào đất liền Quảng Nam
thường kèm theo hiện tượng gió mạnh có tính chất xoáy giật, phá hỏng các công
trình xây dựng trên đường đi của bão. Thống kê trong 30 năm trở lại đây, tốc độ
gió trong bão tại Quảng Nam trung bình 17 m/s (cấp 7), mạnh nhất đạt đến 28 m/s
(cấp 10). Ngoài ra, bão và ATNĐ còn kèm theo mưa lớn gây ra hiện tượng nước
dâng trong bão, lũ lụt và sạt lở đất.
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam, 2013, Đặc điểm khí
hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam.
2.1.3. Điều kiện thủy văn

Tại khu vực dự án không có sông suối, chỉ xuất hiện các rãnh nhỏ cạn nước và chỉ có nước
chảy khi trời mưa. Vì vậy nguồn nước mặt tại khu đất chủ yếu là nước mưa.
Khu vực dự án là đồi núi, có độ cao từ 25m – 43m và địa hình cao hơn khu vực xung
quanh, hơn nữa các khu vực thực hiện dự án gần biển, cách biển khoảng 500-900m. Vì vậy bề
mặt thoát nước nhanh và không gây ngập úng, kể cả trong trường hợp mưa với lưu lượng lớn và
kéo dài.

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý
Khu vực triển khai dự án cải tạo mặt bằng thuộc vùng đồi núi thấp của xã Tam Quang.

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

22


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
Hiện trạng là đất đã được giải phóng mặt bằng (chỉ còn lại khoảng 10 mộ) và trồng cây lâm
nghiệp nên nhìn chung hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án tương đối tốt.
Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án được xác định thông qua việc khảo sát,
đo đạc, phân tích các thành phần môi trường tại khu vực dự án. Các thành phần môi trường được
đánh giá trong khuôn khổ của dự án này bao gồm: môi trường không khí, chất lượng nước ngầm,
nước mặt (Sơ đồ lấy mẫu môi trường nền được thể hiện ở phần Phụ lục).
a. Hiện trạng môi trường không khí
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án được trình bày ở
bảng sau:
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
QCVN
05:
2013/BTNM

T

Kết quả thử nghiệm
Stt Tên chỉ tiêu Ðơn vị
KK1

KK2

KK3

KK4

KK5

KK6

KK7

KK8

0

C

31,8

32,6

32,0


31,5

32,4

31,5

32,9

32,0

-

Độ ẩm

%

78

75

70

79

79

77

76


80

-

3

Vận tốc
gió

m/s

0,6

0,9

1,4

0,4

0,6

0,4

1,2

0,7

-

4


Tiếng ồn

dBA

56,9

55,7

55

57,1

57,3

55,4

56

56,5

*

5

Bụi tổng

mg/m3

0,16


0,12

0,19

0,22

0,26

0,17

0,22

0,18

0,3

6

NOx

mg/m3

0,020

0,031

0,029

0,038


0,026

0,029

0,018

0,022

0,2

7

SO2

mg/m3

0,644

0,651

0,596

0,583

0,625

0,611

0,574


0,599

0,35

8

CO

mg/m3

0,025

0,026

0,014

0,017

0,038

0,025

0,026

0,030

30

1


Nhiệt độ

2

Ghi chú:
- Dấu gạch ngang (-): Không quy định
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- (*): QCVN 26: 2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- Vị trí lấy mẫu như sau:
- KK1: Mẫu không khí tại khu vực dự án – khu 1 (X: 600341.4900; Y: 1708953.3100)
- KK2: Mẫu không khí tại khu vực dự án – khu 1 (X: 600587.6600; Y: 1708699.8500 )
- KK3: Mẫu không khí tại nút giao tuyến đường ĐT 620 dẫn vào khu 1
(X:601067.0700;Y:1708873.8600).
- KK4: Mẫu không khí tại khu vực dự án – khu 2 (X: 600754.3379; Y: 1710344.0326).
- KK5: Mẫu không khí tại tại khu vực dự án – khu 2 (X: 601007.2400; Y: 1710721.1800 ).
- KK6: Mẫu không khí tại tại khu dân cư về phía Nam dự án – khu 1 (X: 600443.6000; Y:
1708509.5200).
- KK7: Mẫu không khí tại tại khu dân cư về phía Tây dự án – khu 1
(X:600164.7000;Y:1708686.9000).
- KK8: Mẫu không khí tại tại khu dân cư về phía Bắc dự án – khu 2 (X: 600650.5900; Y:

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

23


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
1710849.7700).

Nhận xét:
Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án so sánh với các Quy
chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, cho thấy
nồng độ các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép.
Như vậy hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực nơi thực hiện dự án tương đối
sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
b. Hiện trạng chất lượng nước mặt
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt (nước biển) gần nơi thực hiện dự án được trình bày tại
bảng sau:

Bảng 2.11. Kết quả phân tích chất lượng nước biển
TT
No
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
21
22
22
23

Tên chỉ tiêu
(Test properties)
pH(1)(2)(3)
DO(1)(2)
TSS(1)(2)
BOD5(1)(2)
COD(1)
NH4+-N(1)(2)
NO3--N(1)(2)
NO2--N(1)(2)
Clorua(Cl-)(1)(2)
Fe(1)(2)
As(1)(2)
Cr(1)(2)
Pb(1)(2)
Cu(1)(2)
Cd(1)(2)
Zn(1)(2)
Mn(1)(2)
Ni(1)(2)
Se
Sn

Mg(1)(2)
Dầu mỡ (1)(2)
Coliform(1)

Đơn vị tính
(Unit)
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100mL

Đơn vị tính

(Unit)
NB1
7,45
6,9
34,8
1,6
4
0,144
0,061
0,005
15064
0,362
0,0028
0,0078
0,0082
0,0215
0,0018
0,0392
0,0367
0,0186
<0,0032
<0,0250
805,5
<0,10
64

NB2
7,82
7,2
33,9

1,5
4
0,135
0,057
0,002
15215
0,378
0,0031
0,0081
0,0086
0,0238
0,0021
0,0415
0,0296
0,0192
<0,0032
<0,0250
796,4
<0,10
75

QCVN
10: 2008/BTNMT )
6,5-8,5
0,5
0,3
0,05
0,2
0,1
1

0,005
2,0
0,1
0,2
1000

Ghi chú:
- KPH: Không phát hiện.
- KPHT: Không phát hiện thấy.

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

24


Báo cáo ĐTM Dự án cải tạo mặt bằng khu đất phía Tây đường ĐT 620 (thuộc khu quy
hoạch khu phi thuế quan – Khu kinh tế mở Chu Lai)
- QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
- Vị trí lấy mẫu:
+ NM1: Mẫu nước biển gần với Khu 1 (X:601480.5600;Y: 1708893.5300)
+ NM2: Mẫu nước biển gần với khu 2 (X:601574.5800;Y: 1710705.0100)
Nhận xét:
Qua kết quả phân tích mẫu nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bở đều đó chứng tỏ nước biển tại khu vực
chưa chịu tác động nhiều bởi cuộc sống của dân cư gần đó.
c. Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm:
Để đánh giá chất lượng nước ngầm tại khu vực triển khai dự án chủ đầu tư phối hợp với
đơn vị tư vấn thu 04 mẫu nước ngầm. Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.12. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm

Stt


Tên chỉ tiêu

Ðõn vị

QCVN
09:2008/BTNM
NN4
T

Kết quả thử nghiệm
NN1

NN2

NN3

-

6,02

5,69

5,46

5,25

5,5 - 8,5

Độ cứng (CaCO3)


mg/l

36,25

45,50

40,50

37,50

500

3

Chất rắn tổng số

mg/l

28,5

29,7

30,6

32,5

1.500

4


COD (KMnO4)

mg/l

0,80

0,96

0,64

0,72

4

5

Nitrat (theo N)

mg/l

1,661

1,888

2,168

1,852

15


6

SO42-(1)

mg/l

0,460

1,462

0,546

0,625

250

7

Clorua(Cl-)

mg/l

0,220

7,092

8,510

9,929


5

8

Sắt (Fe)

mg/l

0,566

0,412

0,825

0,577

1

9

E.coli(1)

mg/l

KPH

KPH

KPH


KPH

0,005

MPN/100ml

3

KPH

4

6

3

1

pH

2

10 Coliforms

Ghi chú:
- QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- KPH: Không phát hiện.
- NG1: Mẫu nước ngầm gần khu vực 1 của dự án (X: 1713122; Y: 588059)
- NG2: Mẫu nước ngầm gần khu vực 1 của dự án (X: 1712944; Y: 588160)

- NG3: Mẫu nước ngầm gần khu vực 2 của dự án (X: 600369.2100;
Y: 1710476.0800)
- NG4: Mẫu nước ngầm gần khu vực 2 của dự án (X: 600598.0200;
Y: 1710919.9600)
Nhận xét:
So sánh kết quả phân tích chất lượng nước ngầm với với Quy chuẩn 09: 2008/BTNMT
cho thấy hàm lượng các chất ô nhiễm trong các mẫu nước ngầm đều nằm trong giới hạn cho
phép, chỉ có mẫu nước ngầm 3 và 4 có hàm lượng Coliforms vượt nhẹ so với quy chuẩn (có thể
các mẫu nước trên bị nhiễm nguồn phát sinh nước thải từ điều kiện sinh hoạt của người dân).
Khuyến cáo, khi người dân sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt cần đun sôi trước khi ăn uống.
(Các kết quả phân tích mẫu và sơ đồ vị trí lấy mẫu môi trường nền được đính kèm ở phụ

Chủ dự án: Trung tâm Bồi thường giải phóng mặt bằng

25


×