Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư đô THỊ và KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG đà 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.96 KB, 62 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vi
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ 7 TRONG
THỜI GIAN QUA.............................................................................................1
2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty...........................................1
2.2.2. Về quy mô, kết cấu vốn lưu động...........................................................4
2.2.3. Về nguồn VLĐ, tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động........................6
2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền....................................................11
2.2.5. Thực trạng về quản trị vốn tồn kho dự trữ............................................18
2.2.6. Thực trạng về quản trị nợ phải thu........................................................22
2.2.7. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.....................28
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÔNG TY
.........................................................................................................................31
2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................32
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại..........................................................................33
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại........................................................................35
Chương 3:........................................................................................................37
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG
NGHIỆP SÔNG ĐÀ 7.....................................................................................37
3.1.Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới...........37
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội..........................................................................37
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.......39




Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công
ty Cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông Đà 7................................40
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện việc xác định nhu cầu vốn lưu động...................40
3.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh thi công công trình, nghiệm thu, thanh quyết toán
hợp lí, đúng tiến độ nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang............44
3.2.4. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu phát sinh, áp dụng các biện pháp
hợp lí để nhanh chóng thu hồi nợ....................................................................45
3.2.5. Theo dõi các khoản phải trả, đảm bảo thanh toán các khoản nợ...........48
3.2.6. Áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh............48
3.2.7. Các giải pháp khác................................................................................49
3.3.2. Về phía Tổng công ty Sông Đà.............................................................51
3.3.3. Về phía công ty.....................................................................................51
KẾT LUẬN.....................................................................................................53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................55


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

DANH MỤC VIẾT TẮT

1.


BCĐKT

: Bảng cân đối kế toán

2.

BCKQKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3.

DN

: Doanh nghiệp

4.

DTT

: Doanh thu thuần

5.

DTBH

: Doanh thu bán hàng

6.

HTK


: Hàng tồn kho

7.

LNST

: Lợi nhuận sau thế

8.

NV

: Tài sản

9.

SDV

: Sử dụng vốn

10.

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

11.

TSLĐ


: Tài sản lưu động

12.

TSCĐ

: Tài sản cố định

13.

VLĐ

: Vốn lưu động

14.

TCDN

: Tài chính doanh nghiệp

15.

TC

: Tài chính

16.

TSLĐ


: Tài sản lưu động

17.

TSNH

: Tài sản ngắn hạn

18.

TSDH

: Tài sản dài hạn

19.

VKD

: Vốn kinh doanh

20.

VLĐ

: Vốn lưu động

21.

VCĐ


: Vốn cố định

22.

VCSH

: Vốn chủ sở hữu


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15

Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18
Bảng 2.19
Bảng 2.20

Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
Khái quát tình hình kết quả kinh doanh
Khái quát khả năng sinh lời
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
Cơ cấu VLĐ của công ty
Nguồn hình thành VLĐ của công ty
Cơ cấu nợ ngăn hạn của công ty
Kết cấu vốn bằng tiền của công ty
Hệ số khả năng thanh toán
Tình hình tổ chức và quản lí hàng tồn kho
Chi phí SXKD các dự án
Tình hình luân chuyển HTK
Tình hình quản lí các khoản phải thu
Rủi ro tín dụng của công ty
Số dư công nợ phải thu khách hàng
Hiệu quả quản lí chi tiêu công nợ phải thu
Tình hình công nợ của công ty
Hiệu suất, hiệu quả sử dụng VLĐ
So sánh các chỉ tiêu của công ty với trung bình ngành

Trang
36
40

41
45
46
47
49
51
56
58
61
62
63
65
67
68
69
70
71
74


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

DANH MỤC CÁC HÌNH
Đồ thị 1.1
Đồ thị 1.2
Sơ đồ 2.1
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2

Biểu 2.1
Mô hình 2.1

Mô hình EOQ
Mối quan hệ giữa mức dự trữ tồn kho và thời gian đặt hàng
Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Thực trạng về tổ chức, đảm bảo nguồn VLĐ của công ty
Mô hình tài trợ vốn của công ty

`
16
31
41
43
44
53


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ 7 TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty
Ta thấy vốn lưu động của công ty được tài trợ bởi 2 nguồn đó là: nguồn
vốn tạm thời (nợ ngắn hạn) và nguồn vốn thường xuyên (nợ dài hạn + vốn

chủ+lợi ích của cổ đông thiểu số).
Biểu 2.1: Thực trạng về tổ chức, đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty
Tài sản lưu
động
(835,229.51trđ)

Nợ ngắn hạn
(540,249.2 trđ)

Nguồn
Nguồn vốn lưu động thường
xuyên (294,980.31 trđ)
Tài sản cố định
(1,545.02 trđ )

trđ)

Nguồn vốn
thường xuyên
311,522.52
trđ
------------------Nợ trung và dài
hạn
(156,303.62trđ)

Nợ ngắn hạn của công ty cuối năm 2013 là 540,249.2 triệu đồng (chiếm
63.43% tổng nguồn vốn), đầu năm 2013 là 351.454.71 triệu đồng (chiếm
49.37% trong tổng nguồn vốn). Trong khi đó, TSNH (vốn lưu động) của công
ty cuối năm 2013 là 835,229.51 triệu đồng (chiếm 98.06% tổng tài sản), đầu
năm là 694,021.15 triệu đồng (chiếm 97.48% trong tổng tài sản). Như vậy cả

đầu năm và cuối năm 2013 thì nợ ngắn hạn đều thấp hơn TSNH, hay nói cách
khác là nợ ngắn hạn không đủ để tài trợ cho TSNH, mà cần đến một lượng
nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho phần TSNH còn lại. Điều này đã tạo nên
nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên được xác định như sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

hạn
= NV dài hạn – TS dài hạn

BẢNG 2.4.NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
(ĐVT: triệu đồng)
31/12/2013
Chỉ tiêu
A.Tổng tài sản
1. Tài sản ngắn hạn
2. Tài sản dài hạn
B.Tổng nguồn vốn
1. Nợ ngắn hạn
2. Nguồn vốn dài
hạn
NV lưu động
thường xuyên=(1A1B) hoặc (2B-2A)

851,771.72

835,229.51
16,542.21
851,771.72
540,249.20

Tỷ
trọng
(%)
100
98.06
1.94
100
63.43

311,522.52

36.57

Số tiền

294,980.31

01/01/2013

Chênh lệch

711,945.18
694,021.15
17,924.03
711,945.18

351,454.71

Tỷ
trọng
(%)
100
97.48
2.52
100
49.37

139,826.54
141,208.36
-1,381.82
139,826.54
188,794.49

19.64
20.35
-7.71
19.64
53.72

Tỷ
trọng
(%)
0
0.58
-0.58
0

9.71

360,490.47

50.63

-48,967.95

-13.58

-14.06

-47,586.13

-13.89

Số tiền

342,566.44

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)
Qua bảng 2.4 ta thấy nguồn vốn lưu động thường xuyên (NVLĐTX) đã
giảm đi cụ thể, NVLĐTX của công ty cuối năm và đầu năm lần lượt là
294,980.31 triệu đồng và 342,566.44triệu đồng, như vậy cuối năm 2013
NVLĐTX đã giảm 47,586.13 triệu đồng so với đầu năm, với tỷ lệ giảm là

13.89%, sự giảm đi này là do TSNH cuối năm 2013 đã tăng (20.35%) với tốc
độ thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (53.72%). Việc NVLĐTX của công
ty vào cuối năm 2012 và 2013 đều lớn hơn 0 nói lên việc đảm bảo nguyên tắc
cân bằng tài chính của công ty và giúp tình hình tài chính của công ty trở nên


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

an toàn và ổn định hơn.
Ngoài ra, theo công thức xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thì:
Nhu cầu vốn
lưu động
thường xuyên

Các khoản
= Hàng tồn kho + phải thu
ngắn hạn

Các khoản
phải trả ngắn
hạn có tính
chất chu kỳ

-

BẢNG 2.5. NHU CẦU VLĐTX
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu


573,768.03
144,284.56
273,000.51

420,407.37
138,738.28
165,330.62

153,360.66
5,546.28
107,669.89

Tỷ lệ
(%)
36.48
4.00
65.12

445,052.08

393,815.03

51,237.05

13.01

31/12/2013

1.Hàng tồn kho

2.Phải thu ngắn hạn
3.Phải trả ngắn hạn
4.Nhu cầu VLĐTX =(1)+(2)(3)

31/12/2012

Chênh lệch

(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty)
Từ bảng 2.5 ta có thể thấy rằng nhu cầu VLĐTX của doanh nghiệp
luôn dương qua các năm, cụ thể cuối năm 2012 nhu cầu VLĐTX là
393,815.03 triệu đồng, cuối năm 2013 là 445,052.08 triệu đồng, tăng
51,237.05 triệu đồng so với cuối năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng 13.01%.
Như vậy có nghĩa là hàng tồn kho + các khoản phải thu ngắn hạn luôn lớn
hơn các khoản phải trả ngắn hạn có tính chất chu kỳ (được tính bằng nợ
ngắn hạn trừ đi vay và nợ ngắn hạn). Việc xác định đúng nhu cầu VLĐTX
cho thấy rằng nếu dưới mức này thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp gặp khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức
cần thiết lại gây ra tình trạng vốn bị ứ đọng , lãng phí, kém hiệu quả. Chính vì
thế trong việc quản trị vốn lưu động doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu
VLĐTX và các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu quản trị VLĐ của doanh


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

nghiệp để tiến hành HĐSXKD của doanh nghiệp mình sao cho đạt được hiệu
quả cao nhất.


2.2.2. Về quy mô, kết cấu vốn lưu động
Đối với doanh nghiệp, việc tổ chức đảm bảo VLĐ sao cho đáp ứng kịp
thời nhu cầu VLĐ đồng thời giảm được chi phí sử dụng vốn là vấn đề rất
được quan tâm. Việc phân bổ vốn cho hợp lý có tính chất quyết định đến hiệu
quả sử dụng VLĐ. Một kết cấu vốn phù hợp với đặc điểm SXKD và phát huy
được hiệu quả tối đa của một đồng vốn bỏ ra là một cơ cấu vốn tối ưu nhất.
Việc xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu đối với DN không phải dễ dàng, nó phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, có thể nói rằng việc quản lý và sử dụng
vốn là rất quan trọng. Trước khi xem xét về hiệu quả của công tác sử dụng
VLĐ thì cần phân tích cơ cấu VLĐ, thông qua việc phân tích này giúp cho
người quản lý nắm bắt được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản
mục từ đó xác định trọng tâm quản trị VLĐ của công ty. Để biết được cơ cấu
VLĐ và tình hình phân bổ VLĐ của công ty cần xem xét và đánh giá qua :
BẢNG 2.6: CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY

(ĐVT: triệu đồng)
ST
T

31/12/2013
Tỷ
Số tiền
trọng
(%)

Chỉ tiêu

Tiền và các khoản tương
đương tiền
Các khoản phải thu ngắn

2
hạn
3 Hàng tồn kho
4 Tài sản ngắn hạn khác
Cộng
1

31/12/2012
Tỷ
Số tiền
trọng
(%)

Chênh lệch
Số tiền

Tỷ lệ
(%)

99,623.66

11.93

117,509.20

16.93

-17,885.54

-15.22


144,284.56

17.27

138,738.28

19.9

5,546.28

4.00

573,768.03
17,553.26
835,229.51

68.7
2.1
100

420,407.37
17,366.30
694,021.15

60.58
2.5
100

153,360.66

186.96
141,208.36

36.48
1.08
20.35

(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty)
Qua bảng 2.6 ta thấy đầu năm 2013 VLĐ là 694,021.05 triệu đồng,
cuối năm là 835,229.51 triệu đồng, tăng 141,208.36 triệu đồng so với đầu


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

năm tương ứng với tỉ lệ tăng 20.35%. Vốn lưu động tăng chủ yếu là do các
khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng lên. Cụ thể: Các khoản phải thu
ngắn hạn đầu năm là 138,738.28 triệu đồng, cuối năm là 144,284.56 triệu
đồng, tăng 5,546.28 triệu đồng so với đầu năm với tỉ lệ tăng 4.0%. Nguyên
nhân là do trong năm công ty không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, thu
hút nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn nhưng chưa nghiệm thu như
công trình của các dự án như: dự án TT4 Phùng Khoang, Hà Nội, dự án TT9
và TT10 Hà Nội, dự án TC2A,TC2B, TC2C……và một số dự án khác.
Khoản phải thu khách hàng tăng lên làm cho chi phí sử dụng vốn tăng cao,
tuy nhiên
do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên các công trình xây dựng thường kéo dài
hơn 1 năm tài chính, khiến cho các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng vốn lưu động, hơn nữa, trong SXKD, việc cho khách hàng nợ và
ứng trước nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng và tạo dựng uy tín cho

doanh nghiệp là một điều tất yếu. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng TSLĐ, đây là một điều mà bất kỳ một nhà quản lý kinh doanh nào
cũng không mong muốn vì TSLĐ nằm trong khâu này đều không những
không sinh lời mà ngược lại có nguy cơ mất vốn lớn. Doanh nghiệp cần tích
cực thu hồi để tăng nguồn thu, quay nhanh vòng vốn và tăng lượng tiền mặt
để đảm bảo khả năng thanh toán.
HTK đầu năm là 420,407.37 triệu đồng, cuối năm là 573,768.03 triệu
đồng, tăng so với đầu năm 36.47%. HTK chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu
VLĐ và toàn bộ là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang . Việc tăng chi phí
sản xuất dở dang cho thấy trong năm công ty chưa hoàn thành được nhiều
công trình, chưa được nghiệm thu và bàn giao.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm cũng làm cho VLĐ giảm
theo. Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm là 117,509.2 triệu đồng,
cuối năm khoản này giảm đi 17,885.54 triệu đồng, tương ứng giảm 15.22% so


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

với đầu năm.Vốn bằng tiền chủ yếu của công ty là tiền gửi ngân hàng. Vốn
bằng tiền là loại vốn linh hoạt, có tính thanh khoản cao nhất trong VLĐ của
doanh nghiệp, làm tăng thêm tính tự chủ của doanh nghiệp, giúp nâng cao khả
năng thanh toán, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi tiêu của DN. Vì vậy, trong
tương lai doanh nghiệp cần có mức dự trữ tiền hợp lí và hiệu quả hơn, đảm
bảo khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên công ty cần xác định nhu cầu thanh toán bằng tiền để trang trải
những khoản cần thiết phù hợp, còn lại đưa vào các hoạt động đầu tư để tăng
khả năng sinh lời của vốn.
Tài sản ngắn hạn khác cuối năm cũng tăng lên 1.08% so với đầu năm,

từ đó làm cho vốn lưu động tăng lên, đảm bảo phục vụ cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại, cơ cấu VLĐ của doanh nghiệp cuối năm so với đầu năm có sự
thay đổi theo hướng tăng lên. Việc quản trị VLĐ là một trong những tất yếu
khách quan của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đưa
ra những biện pháp quản trị VLĐ sao cho hợp lí, đảm bảo đủ nguồn VLĐ
phục vụ cho các HĐSXKD .

2.2.3. Về nguồn VLĐ, tình hình đảm bảo nguồn vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng nguồn vốn lưu động đồng thời
đánh giá tính hợp lý của mô hình tài trợ vốn lưu động trong công ty, ta sẽ
phân chia nguồn vốn lưu động theo thời gian huy động và sử dụng vốn.Với
cách phân chia này thì vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ hai
nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NVLĐTX) và nguồn vốn lưu
động tạm thời (NVLĐTT).
NVLĐTX= Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn- Tài sản dài hạn
NVLĐTT = Nợ ngắn hạn


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

BẢNG 2.7: NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CỦA CÔNG TY
(ĐVT: triệu đồng)
31/12/2013
TT

A.

1
2

Chỉ tiêu
Nguồn vốn lưu
động
NVLĐTX
NVLĐTT

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

31/12/2012
Tỷ
Số tiền
trọng
(%)

Chênh lệch
Số tiền

Tỉ lệ
(%)

835,229.51

100


694,022.15

100

141,207.36

20.35

294,980.31
540,249.20

35.32
64.68

342,566.44
351,455.71

49.36
50.64

-47,586.13
188,794.49

-13.89
53.72

(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty)

Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty cả đầu và cuối năm đều

lớn hơn 0, công ty đã sử dụng nguồn vốn có tình chất dài hạn để tài trợ cho tài
sản lưu động, giúp tình trạng tài chính được bảo đảm vững chắc. Đầu năm,
NVLĐTX của công ty là 342,566.44 triệu đồng, cuối năm NVLĐTX của
công ty là 294,980.31 triệu đồng, giảm so với đầu năm 47,586.13 triệu đồng
với tỉ lệ giảm 13.89% , đồng nghĩa với chi phí sử dụng vốn cũng giảm đi do
cắt giảm nguồn tài trợ có chi phí cao, từ đó giúp nâng cao khả năng sinh lời
cho công ty. Sự thận trọng của công ty trong việc duy trì nguồn vốn lưu động
thường xuyên như thế là hoàn toàn đúng đắn, do đặc điểm hoạt động của công
ty xây dựng khi thiếu vốn sẽ dẫn đến chậm tiến độ thi công, gây ra những tổn
thất to lớn.
Trong năm qua VLĐ của công ty được hình thành chủ yếu từ
NVLĐTT. Cả đầu và cuối năm công ty duy trì tỷ trọng NVLĐTT khá cao, lần
lượt là 50.64% và 64.68%. NVLĐTT cuối năm là 540,249.20 triệu đồng, tăng
188,794.49 triệu đồng so với đầu năm, tương ứng tăng 53.72%. Điều này cho
thấy công ty có sự phụ thuộc lớn vào nguồn vốn bên ngoài, sự phụ thuộc này
tăng lên vào cuối năm 2013 khiến cho HĐSXKD của công ty không có tính
chủ động cao. Bên cạnh đó công ty phải đứng trước sức ép thanh toán cao, sử


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

dụng nguồn vốn lưu động tạm thời nhiều, dẫn đến tăng chi phí sử dụng vốn
cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để có cái nhìn khách quan hơn, cần đi sâu xem
xét tình hình nợ ngắn hạn của công ty .
Số liêu ở bảng 2.8 cho thấy tình hình nợ ngắn hạn của công ty trong
năm có sự biến động khá nhiều, vẫn duy trì tỷ lệ nợ tương đối cao trong cơ
cấu nguồn vốn. Cụ thể nợ ngăn hạn đầu năm là 540,249.20 triệu đồng, cuối
năm là 351,454.71triệu đồng tăng 188,794.49 triệu đồng so với đầu năm,

tương ứng với tỷ lệ tăng 53.72% .
BẢNG 2.8. CƠ CẤU NỢ NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY
(ĐVT: triệu đồng)
TT

31/12/2013
Tỷ trọng
Số tiền
(%)

Chỉ tiêu

Vay và nợ ngắn
hạn
2 Phải trả người bán
1

31/12/2012
Tỷ trọng
Số tiền
(%)

Chênh lệch
Số tiền

Tỉ lệ
(%)

267,248.68


49.47 186,124.09

52.96

81,124.59

43.59

158,180.38

29.28

88,528.94

25.19

69,651.44

78.68

3

Người mua trả tiền
trước

40

0.007

7,844.15


2.23

-7,804.15

-99.49

4

Thuế và các khoản
phải nộp NN

3,388.48

0.63

2,560.66

0.73

827.82

32.33

5

Phải trả người lao
động

1,426.22


0.263

2,719.59

0.77

-1,293.37

-47.56

89,857.54

16.63

53,391.43

15.19

36,466.11

68.3

6 Chi phí phải trả
7

CK phải trả, phải
nộp khác

15,930.03


2.95

7,851.67

2.23

8,078.36

102.89

8

Quỹ khen thưởng,
phúc lợi

4,177.86

0.77

2,434.19

0.69

1,743.67

71.63

540,249.2
0


100

351,454.7
1

100 188,794.49

53.72

Cộng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và kinh doanh bất động sản là
bên chủ đầu tư chỉ thanh toán khi các hạng mục công trình đã hoàn thành bàn
giao, hoặc thanh toán theo từng hạng mục nếu công trình có giá trị lớn. Do


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

vậy, để có vốn thi công công trình, công ty phải sử dụng các nguồn vốn bên
ngoài để hoạt động. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì việc huy
động vốn vay của doanh nghiệp cũng đã bớt khó khăn hơn, do gói kích cầu
30.000 tỷ của nhà nước vào nghành xây dựng để cứu vớt thị trường bất động
sản đang đóng băng, trì trệ. Đi sâu vào xem xét ta thấy:
Nợ phải trả tăng chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán,
chi phí phải trả và các khoản phải trả phải nộp khác tăng. Vay và nợ ngắn hạn
của công ty cuối năm là 267,248.68 triệu đồng, tăng 81,124.59 triệu đồng so

với đầu năm, chiếm tỷ trọng 49.47% trong tổng nợ phải trả vào thời điểm cuối
năm. Nguyên nhân khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả
và gia tăng là do công ty đi vay vốn từ bên ngoài nhiều hơn để phục vụ cho
các HĐSXKD của doanh nghiệp mình. Các khoản vay của công ty chủ yếu là
vay ngắn hạn ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam theo hợp đồng số
01.2012/HĐ.HMTT-SDD7 với thời hạn 12 tháng, lãi suất thả nổi theo phương
thức tín chấp. Tuy nhiên, công ty cần phải xem xét tới chi phí sử dụng vốn,
cân đối nguồn vốn tối ưu sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất và đảm bảo
khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán các khoản nợ
bởi vì công ty đã gặp rủi ro tài chính khi thanh toán các khoản nợ do thiếu
vốn tại thời điểm cuối năm là 412,116.17 triệu đồng, đầu năm là 377,802.44
triệu đồng.
Phải trả người bán cuối năm 2013 là 158,180.38 triệu đồng tương ứng
chiếm 29.28% trong cơ cấu nợ ngắn hạn, đầu năm là 88,528.94 triệu đồng.
Như vậy cuối năm so với đầu năm, phải trả người bán tăng 69,651.44 triệu
đồng với tỉ lệ tăng 78.68%.Việc tăng các khoản vốn đi chiếm dụng này nếu
chưa đến hạn thanh toán là hoàn toàn hợp lý vì đây là những khoản mà doanh
nghiệp đi chiếm dụng mà không phải trả lãi. Nhưng cần chú ý, trong năm
2013 rủi ro thanh khoản của công ty đã phát sinh khi công ty gặp khó khăn


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

khi thực hiện thanh toán các khoản nợ phải trả tài chính do thiếu vốn, cụ thể
cuối năm 2013 rủi ro thanh khoản đối với khoản phải trả người bán là
185,546.55 triệu đồng, đầu năm là 111,881.91 triệu đồng.
Người mua trả tiền trước tại thời điểm đầu năm là 7,844,15 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng nhỏ 1.43% trong cơ cấu nợ phải trả, tuy nhiên đến cuối năm

giảm đáng kể xuống còn 40 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0.007% trong tổng nợ
phải trả. Đây là nguồn vốn đã và đang tận dụng để chủ động trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Phải trả người lao động cuối năm là 1,426.22 triệu đồng giảm 1,293,37
triệu đồng với tỉ lệ giảm 47.56%, đây là nguồn vốn công ty chiếm dụng của
công nhân viên trong công ty, nguồn vốn này giảm đi cho thấy công ty đã chú
trọng hơn trong việc trả lương cho người lao động, giúp cho người lao động
tiếp tục gắn bó với công ty hơn.
Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước cuối năm là 3,388.48 triệu
đồng, tăng 32.33% so với đầu năm, trong đó chủ yếu là thuế giá trị gia tăng.
Chi phí phải trả cuối năm là 89,857.54 triệu đồng tăng 36,466.11 triệu đồng
với tỉ lệ tăng 68.3% cho thấy nguồn vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng ngày
càng nhiều cần xem xét tới chi phí sử dụng vốn sao cho hợp lí .
• Phân tích mô hình tài trợ vốn
Biểu 2.1. Mô hình tài trợ vốn của công ty
Thời điểm 31/12/2013



Nợ ngắn hạn
(540,249.20 trđ)

TSNH
(835,229.51 trđ)


NWC =294,980.31 trđ
(NWC>0)



TSDH
16,542.21 trđ

Nguồn vốn thường
xuyên
(311,522.52 trđ)


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Đầu năm 2013
Thời điểm 31/12/2012
TSNH
(694,021.15 trđ)

Nợ ngắn hạn
(351,454.71 trđ)
NWC =342,566.44 trđ
(NWC >0)

TSDH
(17,924.03 trđ)

Nguồn vốn thường
xuyên
(360,490.47 trđ)

Qua mô hình tài trợ vốn trên ta có thể thấy:

Tại thời điểm đầu năm 2013: TSNH của công ty là 694,021.15 trđ, NPT
ngắn hạn là 351,454.71 trđ, TSNH luôn lớn hơn NPT ngắn hạn nghĩa là NWC
>0. Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong HĐKD của doanh nghiệp vì có một bộ
phận NVLĐTX (342,566.44 trđ) tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động
kinh doanh của công ty.
Tại thời điểm cuối năm 2013: TSNH của công ty là 835,229.51 trđ,
NPT ngắn hạn là 540,249.20 trđ, TSNH luôn lớn hơn NPT ngắn hạn nghĩa là
NWC >0. Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong HĐKD của doanh nghiệp vì có
một bộ phận NVLĐTX (294,980.31 trđ) tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho
hoạt động kinh doanh của công ty.
Như vậy, cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2013 NWC đều >0 cho
thấy việc đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính của công ty và giúp cho tình
hình tài chính của công ty trở nên an toàn, ổn định hơn.

2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền
Công ty cổ phần đầu tư đô thị và KCN sông Đà 7 có 2 xí nghiệp và các
đội thi công, ở mỗi đội, xí nghiệp đều có kế toán riêng thực hiện việc hoạch
toán thu chi tiền mặt phát sinh hàng tháng ở đơn vị mình. Phòng TC-KT của
công ty thực hiện việc quản lý chung về sản xuất và thu chi tiền của các đội


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

và xí nghiệp trực thuộc.
Khi trúng thầu hoặc được giao thầu, công ty thường thực hiện giao
khoán sản lượng cho các đội trực tiếp thi công. Trong quá trình thi công nếu
có phát sinh về nhu cầu thu chi tiền tổ trưởng các đội sẽ thông qua phòng tài
chính kế toán của công ty.

Đối với các xí nghiệp trực thuộc công ty, do tính độc lập tương đối cao
về tài chính: các xí nghiệp đều có quỹ riêng, có tài khoản tại ngân hàng nên
thường chủ động về tình hình thu chi tiền mặt. Cũng như cơ cấu tổ chức của
công ty dưới các xí nghiệp là các đội sản xuất trực thuộc xí nghiệp do đó các
khâu thu chi tiền mặt cũng được thực hiện tương tự mối quan hệ của phòng kế
toán tài chính của công ty với các đội, nghĩa là phòng kế toán của xí nghiệp
có thể thực hiện các chức năng hoạch toán một cách đầy đủ. Trong trường
hợp thiếu khả năng thanh toán, các xí nghiệp cũng có thể viết phiếu tạm ứng
thông qua phòng kế toán công ty nhờ trả hộ nhà cung cấp và thanh toán lương
cho công nhân. Cuối mỗi kỳ hoặc định kỳ khi nhận được tiền thanh toán của
bên A, công ty tiến hành thu gốc và lãi như đối với các đội sản xuất.
Ngoài ra, các xí nghiệp hàng tháng, quý phải nộp lên công ty các loại
quỹ được trích theo những tỷ lệ nhất định theo các quy định về quản lý tài
chính đồng thời nộp các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT còn
phải nộp.... Mặt khác, do các xí nghiệp không có tư cách pháp nhân đầy đủ
nên trong một số trường hợp công ty sẽ đứng ra nhận thầu, khi bên A thanh
toán tiền khối lượng, công ty sẽ hoàn lại cho các xí nghiệp thông qua tiền
chuyển khoản.
Thông qua cơ chế quản lý tiền mặt trên đây, có thể thấy rằng khối
lượng tiền mặt của công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của các dòng tiền vào và
dòng tiền ra phát sinh tại các đội xây dựng và gián tiếp bởi các dòng tiền phát
sinh ở các xí nghiệp. Tuy nhiên các xí nghiệp thường chủ động về tham gia
đấu thầu dưới sự bảo lãnh của công ty vì thế việc duy trì lượng tiền mặt bao


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

nhiêu phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động sản xuất của công ty.

Trong mỗi doanh nghiệp vốn bằng tiền luôn là một tài sản thiết yếu. Vốn
bằng tiền trong các doanh nghiệp trước tiên để đáp ứng những nhu cầu giao
dịch hàng ngày như: mua sắm hàng hóa, thanh toán các khoản chi phí cần
thiết, ứng phó với các nhu cầu vốn bất thường chưa dự toán được...Vốn bằng
tiền của công ty cổ phần đầu tư đô thị và KCN sông Đà 7 bao gồm tiền mặt
tại quỹ,và tiền gửi ngân hàng.Thực trạng về vốn bằng tiền của công ty trong
năm qua như sau:

BẢNG 2.9.KẾT CẤU VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG TY
(ĐVT: triệu đồng)
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Tiền mặt
Tiền gửi NH
Tổng vốn bằng tiền
Tổng TS ngắn hạn
Tiền/TSNH (%)

31/12/2013
4,890.79
94,732.87
99,623.66
835,229.51
11.93

31/12/2012
354.29
117,154.91
117,509.20
694,021.15

16.93

Số tiền
4,536.50
-22,422.04
-17,885.54
141,208.36

Tỷ lệ (%)
1280.45
-19.14
-15.22
20.35

(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty)
Qua bảng 2.9 ta thấy vốn bằng tiền của công ty đầu năm 2013 là
117,509.20 triệu đồng, cuối năm là 99,623.66 triệu đồng, giảm 17,855.54
triệu đồng so với đầu năm với tỉ lệ giảm 15.22% do tiền mặt tăng 4,536.50
triệu đồng với tỉ lệ tăng 1280.45%; tiền gửi giảm 22,422.04 triệu đồng với tỉ
lệ giảm 19.14%. Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty có sự thay đổi tuy nhiên
vẫn theo kết cấu chủ yếu là tiền gửi ngân hàng và thực hiện các giao dịch
thanh toán, chuyển khoản,...tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội. Cơ
cấu trên được đánh giá là hợp lí, bởi trước hết, nó phù hợp với thực tế hiện
nay, trong nền kinh tế thị trường xu hướng chung là các doanh nghiệp giao


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính


dịch qua Ngân hàng, phương thức này giúp cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp được thuận lợi và an toàn hơn. Qua đó tạo thêm niềm tin cho
khách hàng vào khả năng thanh toán của công ty, uy tín nhờ đó được nâng
cao, việc kinh doanh được tiến hành thuận lợi hơn. Mặt khác, việc tập trung
vốn bằng tiền vào Ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nó
mang lại cho doanh nghiệp một khoản tiền lãi nhất định giúp giảm bớt chi phí
sử dụng vốn, bên cạnh đó việc làm này cũng giúp doanh nghiệp khắc phục
được hạn chế của việc dự trữ tiền mặt quá lớn, đó là chi phí sử dụng vốn cao
do tình trạng vốn chết, vốn tạm thời nhàn rỗi không sinh lời làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn.
Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tại thời điểm cuối năm
giảm so với đầu năm là do lưu chuyển tiền thuần trong kì của công ty âm
nhưng đã có dấu hiệu của sự gia tăng, lưu chuyển tiền thuần năm 2012 là âm
149,458.32 triệu đồng, năm 2013 là âm 17,885.54 triệu đồng tăng 131,572.79
triệu đồng so với năm 2012. Lưu chuyển tiền thuần trong kì âm chứng tỏ quy
mô vốn bằng tiền của DN đang giảm sút rõ rệt mà chủ yếu là do lưu chuyển
tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm, do vậy công ty cần hết sức quan tâm
vì đây là kênh tạo ra sự tăng trưởng bền vững và an toàn cho công ty. Dòng
tiền chi ra từ HĐKD năm 2013 là 348,542.86 triệu đồng, trong đó chủ yếu là
chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Đối chiếu với bảng cân đối kế
toán ta thấy công ty đã chi ra lượng tiền lớn cho hàng tồn kho mà 100% là chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang. Dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh
năm 2012 là 262,163.52 triệu đồng, năm 2013 là 304,622.47 triệu đồng tăng
42,458.95 triệu đồng chủ yếu là tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tuy
nhiên khoản bị khách hàng chiếm dụng cũng khá lớn, điều này do xuất phát từ
thực tế là công ty xây dựng nên tiền bán hàng thường nhận theo các đợt quyết
toán theo tiến độ từ chủ đầu tư.


Luận văn tốt nghiệp


Học Viện Tài Chính

Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong kỳ dương. Trong kỳ công ty
đã đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác, cụ
thể: công ty đã đầu tư mua sắm phương tiện vận tải, đầu tư vào công ty con:
công ty TNHH đô thị Sông Đà 7 và đầu tư dài hạn khác: đầu tư vào công ty
cổ phần gang thép Cao Bằng . Đầu tư cho sự phát triển của doanh nghiệp cho
thấy năng lực kinh doanh của công ty đang ngày một phát triển hơn.
Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính trong kì dương. Sự giảm sút của
dòng tiền ra do công ty đã chi trả nợ gốc vay giảm đi và đặc biệt là cổ tức và
lợi nhuận trả cho chủ sở hữu tăng lên, nhưng lượng tăng không đáng kể,
chứng tỏ kỉ luật thanh toán được chấp hành, kết quả kinh doanh đã được cải
thiện, tuy không bằng năm trước nhưng trong tình hình thị trường bất động
sản đóng băng thì đây chính là thành tích mà công ty đã đạt được. Tuy nhiên
công ty cũng cần theo dõi lượng tiền mặt phù hợp để sử dụng trong hoạt động
tài chính bởi việc tạo tiền từ hoạt động này chủ yếu lại là vay nợ ngắn hạn và
dài hạn, điều đó cho thấy chính sách đầu tư chưa thực sự phù hợp, dẫn đến
thiếu hụt tiền mặt đòi hỏi phải vay nợ để bù đắp, mặt khác còn làm tăng chi
phí sử dụng vốn và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tài chính trong thời gian tới.
Như vậy từ những phân tích ở trên ta thấy rõ hơn về tình hình quản lý
vốn bằng tiền tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và KCN sông Đà 7. Mỗi doanh
nghiệp khi hoạt động ở một quy mô nhất định đều cần có một lượng vốn bằng
tiền ở một mức độ nào đó để đảm bảo cho các nhu cầu tài chính và đảm bảo
đáp ứng kịp thời các khoản thanh toán phát sinh trong hoạt động thường ngày
của doanh nghiệp. Ta thấy rằng cơ cấu vốn bằng tiền của công ty được đánh
giá là chưa hợp lí .Tuy nhiên, lượng vốn bằng tiền ở đây chỉ là con số ở thời
điểm cuối năm, để thấy rõ hơn chất lượng của công tác quản lý vốn bằng tiền
ta đi sâu vào phân tích khả năng thanh toán của công ty.
BẢNG 2.10. BẢNG HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

694,021.15

Chênh
lệch
141,208.36

Tỷ lệ
(%)
20.35

99,623.66

117,509.20

-17,885.54

-15.22

144,284.56
573,768.03
17,553.26
540,249.20

138,738.28

420,407.37
17,366.30
351,454.71

5,546.28
153,360.66
186.96
188,794.49

4.00
36.48
1.08
53.72

lần

0.484

0.7785

-0.2945

-37.83

lần

0.1844

0.3344


-0.15

-44.86

TT Chỉ tiêu

ĐVT

31/12/2013

31/12/2012

I

đồng

835,229.51

đồng
đồng
đồng
đồng
đồng

1
2
3
4
II
III

1
2

Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương
tiền
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sẳn ngắn hạn khác
Nợ ngắn hạn
Các hệ số thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh ( (I-3)/II)
Hệ số khả năng thanh toán tức
thời (1/II)

(Nguồn: báo cáo tài chính của công ty)
Tình hình vốn lưu động nói chung và dự trữ vốn bằng tiền nói riêng
có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,
các nhà quản trị doanh nghiệp thường phải xem xét, đánh giá các hệ số khả
năng thanh toán để đưa ra các quyết định tài chính quan trọng. Các hệ số khả
năng thanh toán của công ty được thể hiện qua bảng 2.10
Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy nhìn chung khả năng thanh toán của công ty
năm 2013 không tốt, không đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, so với năm
2012 thì cơ bản đã giảm sút rõ rệt bởi lẽ tất cả các hệ số khả năng thanh toán
đều giảm. Điều này cho thấy công ty đang ở trong tình trạng kém an toàn, rủi
ro tài chính cao. Để có được cái nhìn đầy đủ hơn, ta đi sâu phân tích các chỉ
tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể:
-Hệ số khả năng thanh toán nhanh: hệ số này phản ánh chặt chẽ hơn
khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của công ty mà không phải bán

hàng tồn kho.
Tại thời điểm cuối năm 2013, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.4840
đồng TSLĐ có khả năng đảm bảo thanh toán ngay, đầu năm hệ số này là
0.7785. Như vậy, tại thời điểm cuối năm hệ số khả năng thanh toán nhanh của


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

DN đã giảm đi 0.2945 lần với tỉ lệ giảm 37.83% so với thời điểm đầu năm,
nguyên nhân là HTK cuối năm tăng mạnh so với đầu năm, loại trừ nhiều hơn
khoản mục này trong VLĐ nên khả năng thanh toán nhanh của công ty chưa
được cải thiện. Hệ số khả năng thanh toán của toàn ngành kinh doanh bất
động sản, xây dựng năm 2013 là 0.79 lần. So sánh hệ số khả năng thanh toán
nhanh của công ty với một số đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành thì hệ số
thanh toán nhanh của công ty còn ở mức thấp. Công ty cần phải theo dõi từng
hạng mục công trình về tiến độ thi công và chất lượng thi công để chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang là hợp lý nhất.

-Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến
hạn bằng tiền và tương đương tiền (tiền gửi kì hạn dưới 3 tháng) . Đầu năm hệ
số khả năng thanh toán tức thời là 0.3344 lần, cuối năm là 0.1844 lần, giảm
0.15 lần so với thời điểm đầu năm với tỉ lệ giảm 44.86%. Hệ số này giảm đi
có thể thấy doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng chưa chủ động thanh toán
đầy đủ các khoản nợ NH, chưa đảm bảo uy tín với các nhà cung cấp. Lưu
chuyển tiền thuần âm với tốc độ tăng nhanh hơn của nợ ngắn hạn so với lưu
chuyển thuần làm cho hệ số khả năng thanh toán tức thời chưa được cải thiện.
Lưu chuyển tiền thuần âm sẽ làm giảm lượng dự trữ tiền cho kì sau, lượng

tiền giảm này không đủ đảm bảo hoàn trả tổng dư nợ ngắn hạn bình quân, tức
là khả năng thanh toán thực của công ty là khá thấp và bất lợi cho chủ nợ. So
sánh với hệ số khả năng thanh toán nhanh ta thấy hệ số khả năng thanh toán
tức thời nhỏ hơn rất nhiều. Điều đó cho thấy khoản phải thu của công ty là rất
lớn. Vì vậy, công ty cần phải có những biện pháp thu hồi các khoản nợ phải
thu cho hợp lí, tránh tình trạng mất vốn, không thu hồi được các khoản nợ
phải thu khó đòi, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

doanh nghiệp. So với hệ số khả năng thanh toán tức thời của toàn ngành năm
2013 là 0.31 thì hệ số thanh toán tức thời của công ty khá thấp, hệ số này
chưa được cải thiện trong năm 2013 nguyên nhân là trong năm công ty đã tạo
ra dòng tiền thuần âm đặc biệt là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm.
Nhìn một cách tổng thể, công tác quản lý vốn bằng tiền của công ty chưa
tốt, công tác quản lý còn chưa tập trung giữa công ty và các xí nghiệp, giữa
các xí nghiệp với nhau do đó hiệu quả quản lý còn chưa cao. Các hệ số khả
năng thanh toán là không an toàn, có xu hướng giảm và thấp hơn so với các
doanh nghiệp trong cùng nghành. Trong năm tới để tăng hiệu quả trong công
tác quản lý và sử dụng vốn bằng tiền thì các nhà quản lý công ty cần có kế
hoạch cụ thể trong công tác dự trữ tiền mặt khoa học, hợp lý hơn để đảm bảo
độ an toàn vững chắc về mặt tài chính và làm tăng các hệ số khả năng thanh
toán tương ứng với các doanh nghiệp cùng nghành. Công ty cũng cần lưu ý
tới sự biến động của các khoản tương đương tiền khi mà khoản mục này giảm
đi khá nhiều so với năm 2012.

2.2.5. Thực trạng về quản trị vốn tồn kho dự trữ

Vốn tồn kho dự trữ là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp nắm giữ với
mục đích kinh doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hay
thực hiện dịch vụ cho khách hàng.Thành phần hàng tồn kho của công ty bao
gồm có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, công cụ dụng cụ, nguyên vật
liệu, thành phẩm và hàng hóa. Vì trong ngành xây dựng việc thực hiện sản
xuất kinh doanh được thực hiện trước trong hợp đồng. Khi hoàn thành xong
gần như sẽ bàn giao cho chủ đầu tư để nghiệm thu ngay, công ty không phân
bổ nhân lực để trông coi công trình đã hoàn thành vì thế mà không có thành
phầm hàng tồn kho đối với các công trình xây dựng.
Hàng tồn kho thường chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị tài sản
của doanh nghiệp, tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục đồng thời
sử dụng tiết kiệm, hợp lý vốn lưu động. Để thấy rõ nét hơn về tình hình tồn
kho của công ty ta xem xét :
BẢNG 2.11: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ HÀNG TỒN KHO
(ĐVT: triệu đồng)
TT

Chỉ tiêu

1

31/12/2013


31/12/2012

Chênh lệch

Số tiền

T.tr(%)

Số tiền

T.tr(%)

Số tiền

Tỉ lệ (%)

Chi phí
SXKDDD

573,768.03

100

420,407.37

100

153,360.66

36.48


Cộng

573,768.03

100

420,407.37

100

153,360.66

36.48

( Nguồn: báo cáo tài chính của công ty)
BẢNG 2.12. CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC DỰ ÁN

(ĐVT: triệu đồng)
Dự án

31/12/2013

31/12/2012

45,688.39

31,836.39

Dự án TT9 và TT10 Từ liêm HN


5,331.56

3,067.68

Dự án nhà ở CBCNV Viện Bỏng

63,660.82

5,401.77

Dự án nhà ở CBCNV viện 103

189,451.36

120,981.41

Dự án CT2A, CT2B Từ liêm Hà Nội

119,482.63

96,236.60

Dự án CT2C Từ liêm Hà Nội

115,323.31

97,092.45

5,297.81


5,297.81

26,931.28

55,992.88

2,539.97

4,500.37

Dự án TT4 Phùng Khoang Hà Nội

DA(Bảo Tiến ) Ngọc Mạch, Xuân Phương, Từ Liêm, HN
Dự án Viện chiến lược và KH Bộ Công an - Tổ 9 Trung hoà
Dự án nhà ở CB Thông tấn xã tại Kim văn, Kim lũ
Dự án Tổng công ty vận tải Hà Nội
Cộng

60.90
573,768.03

420,407.36

(Nguồn: báo cáo tài chính công ty )
Nhìn vào bảng 2.11:tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho ta thấy
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm toàn bộ trong khoản mục HTK do
đặc điểm của ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản là các công trình có
thời gian thi công kéo dài, nhiều công trình thi công cùng một lúc. Mặt khác,



Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

do ảnh hưởng của phương thức thanh toán, quyết toán của công ty: Công ty
thường quyết toán các công trình theo hạng mục vào thời điểm cuối kỳ vì thế
tới cuối năm các chủ đầu tư mới quyết toán theo từng hạng mục công trình đã
hoàn thành. Tính đến cuối năm, công ty còn có tới 54 công trình chưa hoàn
thiện, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên và chiếm tỷ trọng rất lớn.
Một số công trình trọng điểm đã được công ty tập trung nguồn lực để có thể
bàn giao đúng tiến độ dự án như dự án TT4 Phùng Khoang, dự án nhà ở
CBCNV Viện Bỏng, Viện 103, dự án CT2A, CT2B,CT2C, DA(Bảo Tiến )
Ngọc Mạch, Xuân Phương, Từ Liêm, HN; DA nhà ở CB Thông tấn xã tại
Kim văn, Kim Lũ,….. từ đó làm cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
tăng lên do một số công trình vẫn còn dang dở, chưa hoàn thành đúng tiến độ.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng, có giá trị rất lớn do có những công
trình xây dựng từ năm2011, 2012 chuyển sang với giá trị lớn như công trình
xây dựng dự án viện bỏng, dự án nhà ở tổ 9 và một số dự án khác.
Công ty cổ phần đầu tư đô thị và KCN sông Đà 7 là doanh nghiệp có
quan hệ khá tốt với đơn vị cung cấp nguyên vật liệu nên nguyên vật liệu nhập
ngay tại chân công trình và khá đa dạng. Song trong điều kiện năm qua, khi
giá cả vật tư hàng hóa tăng lên thì việc không dự trữ nguyên vật liệu này là
một bất lợi đối với công ty. Mặt khác việc dự trữ nguyên vật liệu còn đảm bảo
quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục khi mà các nhà cung cấp
vì một lý do nào đó mà không thể cung ứng theo đúng yêu cầu của công ty.
Trong năm mức dự trữ nguyên vật liệu của công ty là không có, chủ yếu công
ty dựa vào phương thức thắng thầu và giao lại cho các đội, chủ đầu tư khác
làm.
Để có những đánh giá chính xác hơn về quản lý hàng tồn kho, ta đi phân

tích các chỉ tiêu qua:
BẢNG 2.13: TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO


×