Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

Tìm hiểu ngôn ngữ đối đáp qua ca dao Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.4 KB, 164 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
IFIDs

: Phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời

S

: Người nói.

H

: Người nghe.

SP1

: Người trao lời.

SP2

: Người đáp lời.

T

: Thời gian.

A

: Hành động A.

X


: Sự vật, hiện tượng hoặc sự kiện.

NP

: Cụm danh từ

VP

: Cụm động từ.

Vnhck

: Vị từ ngôn hành cầu khiến.

Vp

: Động từ thể hiện nội dung mệnh đề

Vttck

: Vị từ tình thái cầu khiến.

Tck

: Tiểu từ cầu khiến

NDMĐ

: Nội dung mệnh đề.


BTNV

: Biểu thức ngữ vi.

ĐTNV

: Đồng từ ngữ vi

BTNVCK

: Biểu thức ngữ vi cầu khiến

Vnh

: Động từ ngôn hành

SKLN

: Sự kiện lời nói.

NXB

: Nhà xuất bản.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con người với con người trong xã
hội thông qua một phương tiện nhất định, trong đó ngôn ngữ là phương tiện
quan trọng nhất. Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết, tuy nhiên

dạng nói là phổ biến và chủ yếu. Trong giao tiếp dạng nói thì hội thoại là hình
thức giao tiếp phổ biến. Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn
bản phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động
ngôn ngữ khác. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải
thích dựa vào hình thức căn bản này.
Ngôn ngữ lại là công cụ không thể thiếu trong quá trình giao tiếp của
loài người. Con người sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nhận thức về sự vật,
hiện tượng và trao đổi tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, vì thế bản sắc dân
tộc luôn được thể hiện qua ngôn ngữ. Ca dao, thông qua những tín hiệu
ngôn ngữ, đã thể hiện phong phú và linh hoạt những hình tượng thẩm mỹ
văn học, phản ánh mọi mặt của cuộc sống sinh hoạt, những suy tư và diễn
biến tình cảm của con người. Ca dao đối đáp được sản sinh ra từ trong
môi trường diễn xướng. Qua những buổi lao động sinh hoạt văn hóa cộng
đồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng.
Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao người Việt, ca dao đối đáp luôn giữ
một vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình cảm của con người. Ca dao đối
đáp thể hiện một cách chân thực và sinh động mọi mặt của đời sống lao động
cũng như tư tưởng, tình cảm của người dân, đặc biệt là tình yêu đôi lứa. Nó
làm cho các bài trao đổi kiến thức về tự nhiên và xã hội tăng thêm vẻ nhẹ
nhàng, tươi vui, giúp cho chúng ta rèn luyện khả năng về ứng khẩu và nhạy
hơn về cảm hứng.
Ca dao đối đáp cũng là một hình thức để tạo ra sự hài hoà giữa những
tâm hồn cá nhân và tình cảm của tập thể, qua một cách thức thể hiện thật trữ
tình.Ca dao đối đáp sinh ra từ cuộc sống lao động và nghệ thuật tập thể, từ
2


yêu cầu trao đổi tình cảm giữa cá nhân và xã hội. Nó khơi dòng, chắt lọc và
truyền đi nguồn thơ của dân gian. Bởi vậy, ca dao đối đáp trở thành nhịp cầu,
nối liền ca dao dân ca với thơ trữ tình cổ điển và hiện đại. Việc nghiên cứu và

tìm hiểu về ca dao đối đáp trong các làn điệu ca dao, dân ca là một việc làm
thiết thực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc ta.
Đặc điểm ngôn ngữ đối đáp thể hiện qua ca dao rất phong phú và đa
dạng. Chính vì vậy, mục đích chính của khóa luận chúng tôi đi sâu vào nghiên
cứu các khía cạnh của ngôn ngữ đối đáp như: Cấu trúc nghĩa hội thoại, đặc
điểm ngôn ngữ được sử dụng qua ca dao đối đáp, hình thức cách thức tổ chức
diễn xướng. Tìm hiểu về những đặc trưng của ngôn ngữ ca dao đối đáp là một
việc làm thiết thực. Qua đó, phần nào ta có thể hiểu được sự sáng tạo và cách
bày tỏ tình cảm của nhân dân ta ngày trước.
Xét đến tiến trình nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ trong
hoạt động giao tiếp hiện nay đang được các nhà ngôn ngữ học quan tâm
nghiên cứu. Việc nghiên cứu ngôn ngữ đối thoại là một mảng đề tài lớn từ
trước đến nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong nước đề
cập. Tuy nhiên, những công trình đi sâu vào ngôn ngữ đối thoại trong tiếng
Việt và đặc biệt là trong ca dao chưa nhiều, chủ yếu về lí thuyết.
Những lí do trên đã thôi thúc chúng tôi tiến hành đề tài Tìm hiểu ngôn
ngữ đối đáp qua ca dao Nam Bộ nhằm tìm hiểu về những ngôn ngữ đặc trưng
của người Nam Bộ qua ca dao cũng như con người và vùng đất nơi đây.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ bước đầu tìm hiểu về hội thoại và
chủ yếu là ngôn ngữ đối đáp qua ca dao Nam Bộ.
Theo quan niệm dụng học thì ngữ nghĩa của phát ngôn là một thể
hợp nhất giữa hiệu lực ở lời và nội dung mệnh đề. Quan niệm truyền thống
chỉ quan tâm đến nội dung mệnh đề. Nghiên cứu ca dao theo hướng ngữ
dụng, khóa luận sẽ tìm hiểu sâu các hành động ngôn từ dựa trên sự thống
3


nhất giữa hiệu lực tại lời và nội dung mệnh đề có trong ca dao đối đáp

Nam Bộ
Nghĩa của phát ngôn không chỉ được nói ra nhờ các yếu tố ngôn ngữ
mà còn được thể hiện thông qua ngữ cảnh, ngôn cảnh, các quy tắc điều
khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển hội thoại…do đó, khóa luận đi sâu vào
tìm hiểu vấn đề hàm ngôn và các phương thức, phương tiện biểu hiện hàm
ngôn thuộc bình diện dụng học của ca dao đối đáp.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngôn ngữ trong ca dao Nam Bộ rất phong phú và đa dạng nhưng trong
khóa luận này chúng tôi chỉ khảo sát ngôn ngữ đối đáp trong ca dao Nam Bộ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Hội thoại là hoạt động giao tiếp của con người diễn ra trong xã hội.
Theo đó nghiên cứu hội thoại phải gắn liền với ngữ cảnh hội thoại ( tâm lí,
phong tục, văn hóa, đặc điểm dân tộc...) cũng như vị thế, thể diện nhân vật
tham gia hội thoại, tình huống...Chính vì vậy, phương pháp hữu hiệu khi
nghiên cứu hội thoại là phương pháp xã hội - dân tộc học. Bên cạnh đó chúng
tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp phân loại thống kê
+ Thống kê tất cả các cuộc đối thoại trực tiếp và gián tiếp qua ca dao
đối đáp Nam Bộ mà chúng tôi đã sưu tầm được.
+ Xác định tiêu chí và phân loại ca dao Nam Bộ với ca dao Việt Nam.
- Phương pháp so sánh đối chiếu
So sánh đối chiếu tỉ lệ lời thoại của nhân vật, tỉ lệ đối thoại trực tiếp so
với tỉ lệ đối thoại gián tiếp, từ đó rút ra nhận xét về ca dao đối đáp Nam Bộ.
- Phương pháp hệ thống
Mỗi cuộc thoại là một hệ thống trong đó có những yếu tố mà tự thân nó
cũng có tư cách như một tiểu hệ thống, đồng thời đến lượt mình mỗi cuộc
thoại đóng vai trò là một yếu tố trong hệ thống lớn - hệ thống các cuộc thoại
trong ca dao đối đáp Nam Bộ. Vì thế khi tìm hiểu đề tài này, chúng tôi áp
4



dụng những phương pháp hệ thống để tìm ra mối liên hệ tất yếu giữa các yếu
tố thuộc nhiều cấp độ hệ thống khác nhau.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi có ý định đưa ra cách hiểu và kiến giải
của mình trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của những người đi
trước về vấn đề hội thoại, đặc biệt là nhằm đưa ra một số cơ sở để xác định
và những biểu hiện cơ bản của ngôn ngữ đối đáp trong ca dao Nam Bộ nói
riêng và ca dao Việt Nam nói chung.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Khi bắt đầu thực hiện đề tài này, chúng tôi đã đặt ra những nhiệm vụ
cần phải giải quyết sau:
- Tìm hiểu và phân tích biểu hiện của hội thoại trong ca dao đối đáp
Nam Bộ. Bước đầu làm rõ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đối đáp đặc sắc của ca
dao Nam Bộ.
- Chỉ ra các nhóm hành động ngôn ngữ trong ca dao đối đáp Nam Bộ
và vai trò của chúng trong đối đáp của các nhân vật ca dao trữ tình.
4.3 Đóng góp của đề tài
-

Về lí thuyết: Góp phần hệ thống hóa các lí thuyết hội thoại nói chung

và hội thoại trong ngôn ngữ đối đáp ca dao.
- Về thực tiễn:
+ Khóa luận dựa trên cơ sở khảo sát , phân loại các nhóm hành động
ngôn từ trong ca dao đối đáp Nam Bộ.
+ Khảo sát nghĩa hàm ngôn, phương thức biểu hiện trong ca dao. Từ đó
có thể mở rộng ra vận dụng những tri thức về lí thuyết hội thoại và lí thuyết
hàm ngôn trong hội thoại của cuộc sống giao tiếp thường nhật, trong diễn đạt

cũng như trong ứng xử với những vai giao tiếp khác nhau trong xã hội sao
cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

5


+ Xác định nghĩa hàm ngôn trong ca dao đối đáp Nam Bộ và các
phương thức biểu hiện nghĩa hàm ngôn.
+ Góp thêm cứ liệu cho việc dạy và học ca dao nói chung, ca dao Nam
Bộ nói riêng trong nhà trường.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, khóa luận gồm 3 chương chính sau :
Chương 1 : Cơ sở lí thuyết chung
Trong chương một, khóa luận trình bày khái niệm hội thoại và khái
quát các vấn đề cơ bản của hội thoại như cấu trúc hội thoại, nguyên tắc hội
thoại, chiến lược giao tiếp cũng như tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu hội
thoại cũng như ca dao đối đáp Nam Bộ.
Chương 2: Hành động ngôn ngữ trong ca dao đối đáp Nam Bộ.
Trong chương hai, khóa luận đi vào phân tích những đặc điểm cấu trúc
hội thoại ngữ cảnh của ca dao đối đáp Nam Bộ và phân loại, miêu tả các
nhóm hành động ở lời thường gặp trong ca dao đối đáp như: hành động hỏi
trực tiếp - gián tiếp, số lượng ca dao mang màu sắc địa phương v.v...
Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ đối đáp
Trong chương ba, khóa luận sẽ tìm hiểu vấn đề đặc điểm của ngôn ngữ
đối đáp về hình thức và nội dung đặc biệt là nghĩa hàm ngôn.

6


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG
1. Khái quát về ca dao và ca dao vùng đất Nam Bộ
1.1 Khái quát về ca dao
Ca dao là thể loại trữ tình của văn học dân gian, là phần lời của các làn
điệu dân ca. Đó là cả một kho tàng phong phú mà người bình dân tạo ra để
đáp ứng những nhu cầu trong đời sống tâm hồn.
Sự phong phú của ca dao thể hiện trên nhiều phương diện mà trước hết
là ở nội dung đề tài, chủ đề. Ca dao Việt Nam đề cập đến nhiều đề tài: đề tài
về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, về tình yêu đôi lứa, về tình
bạn, tình làng xóm láng giềng, quan hệ dòng tộc, quan hệ xã hội… Các đề tài
này lại được thể hiện trong các chủ đề như chủ đề yêu thương tình nghĩa, chủ
đề than thân, chủ đề đấu tranh phản kháng, chủ đề châm biếm, hài hước…
trong đó các chủ đề như yêu thương tình nghĩa hay chủ đề than thân chiếm số
lượng lớn.
Trong mỗi chủ đề lại có nhiều nội dung khác nhau mà nội dung lớn
nhất là diễn tả đời sống nội tâm của con người bình dân Việt Nam. Nội dung
chủ yếu trong chủ đề yêu thương tình nghĩa là phản ánh các sắc thái tình cảm,
những cảm xúc đẹp đẽ, trong sáng của tình cảm gia đình, của tình yêu đôi lứa,
tình yêu quê hương đất nước, tình cảm bạn bè, láng giềng… Đó là những nét
đẹp truyền thống trong đời sống tình cảm của người Việt. Nội dung chủ đề ca
dao than thân lại là những vấn đề khác. Ở chủ đề này, ca dao là những bài ca
đau khổ, ai oán được cất lên từ những kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Đó là
những người con gái, người phụ nữ trong gia đình phụ quyền, là những người
con ở, người làm thuê, người nông dân, người vợ lính… Họ mượn ca dao để
giãi bày những tâm sự sâu kín, những uất ức, khổ đau của mình. Vì vậy, bộ
phận ca dao này có một ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Qua những chủ đề trên, nhân dân thể hiện những tư tưởng tình cảm của
mình về các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt, nhân dân ta luôn đề cao những
7



tình cảm trong sáng, đẹp đẽ của con người, những cách ứng xử mang tính văn
hóa truyền thống của người Việt Nam. Nhiều bài ca dao là những câu triết lí
sâu sắc, ở đó thể hiện những quan niệm cao đẹp của nhân dân về cuộc sống,
về cách sống, cách ứng xử, về cái chết… Và đáng quý là những bài ca thể
hiện về niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống dù hiện thực còn nhiều khó khăn,
đau khổ:
- Đừng lo phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
Về nghệ thuật, ca dao có nhiều đặc điểm nổi bật. Điểm nổi bật đầu tiên
mà ai cũng có thể nhận ra là thể thơ truyền thống lục bát và biến thể lục bát
được ca dao sử dụng phổ biến. Ưu thế của thể thơ này là diễn đạt một cách
mềm mại, uyển chuyển nội dung chủ đề và cách gieo vần đều đặn,nhịp nhàng
làm cho người nghe dễ nhớ, dễ thuộc. Bên cạnh đó các thể thơ khác như song
thất lục bát, vãn bốn, vãn năm cũng được sử dụng để phù hợp với nội dung,
chủ đề của từng bài.
Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ
hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những
phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống
dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng
những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ
cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên
tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh
thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam.
Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và
dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Câu nói, làn điệu, giọng hát là những
đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói
hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Ca dao, dân
ca Việt Nam nói chung là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống,
những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào

8


tìm hiểu ca dao Việt Nam, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng
tạo đầy tinh thần thẩm mỹ.
Ca dao là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa
dân gian đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội
dung giáo dục của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe
theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ
thể. Ca dao, dân ca là sản phẩm của quần chúng và được sáng tác trong bất cứ
hoàn cảnh nào và bất cứ nơi đâu.
1.2 Ca dao vùng đất Nam Bộ
Nếu so với Bắc Bộ và Trung Bộ thì vùng đất Nam Bộ được xem là
"sinh sau đẻ muộn". Tuy nhiên, với tâm hồn và tình cảm phong phú, người
dân Nam bộ đã ghi những dấu ấn văn hóa, văn minh cùng những nét đẹp thời
khai khẩn, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc.
Dấu ấn thuở tiền nhân đi mở đất phương Nam đến nay vẫn còn được
nhắc nhớ qua những câu ca dao thấm đượm ân tình. Chẳng những thế nó còn
được phát triển mạnh và là một sinh hoạt tiềm tàng trong cuộc sống của người
bình dân. Nó nằm ngay trên cửa miệng người bình dân, họ đọc ra như một
phản xạ tự nhiên phù hợp với hoàn cảnh đang xảy ra không chê được.
Ca dao Nam Bộ trước hết là ca dao của người Việt ở Nam Bộ nên nó
mang đầy đủ yếu tố của vùng đất Nam Bộ, trong đó có việc sử dụng từ ngữ
của con người ở đây. Sống giữa thiên nhiên hài hòa và đa dạng với rừng tràm
bạt ngàn và một vùng sông nước bao la, trong lời ăn tiếng nói của con người ở
đây không khỏi ảnh hưởng của các hình tượng thiên nhiên này. Cho nên, có
thể nói, giàu tính hình tượng là một đặc điểm trong cách dùng từ của ca
dao Nam Bộ.
Vùng đất Nam Bộ là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam về nhiều
mặt. Khi lịch sử hình thành và phát triển của một vùng đất chưa đủ độ dài con

số nghìn năm như các vùng miền khác của nước ta thì có lẽ dĩ nhiên vai trò và
vị trí của nền văn hóa dân gian càng nổi bật trong đời sống tinh thần của
9


người dân. Do đó, văn hóa dân gian miền Đông Nam Bộ là đối tượng còn khá
nhiều " tiềm năng" của không riêng gì ngành folklore.
Lịch sử cũng góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành địa danh.
Trong khoảng thời gian trên dưới 400 năm, kể từ khi đặt chân lên đất Đồng
Nai- Bến Nghé - Cửu Long, lưu dân người Việt bên cạnh công cuộc khai
hoang, đấu tranh cải tạo thiên nhiên xây dựng cuộc sống mới, họ phải chiến
đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập cho tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên
lành mà họ đã tốn biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và có khi cả xương máu
mới xây dựng được. Dấu ấn của lịch sử không những còn lưu trên thực địa mà
còn lưu dầu trong văn học dân gian và văn của người dân Nam Bộ.
Có thể nói đặc điểm về văn hóa của Nam Bộ tạo nhiều ấn tượng cho địa
danh của vùng đất này. Do lịch sử quy định, văn hóa Nam Bộ mang sắc thái
của một vùng văn hóa đa dân tộc. Dưới góc độ địa văn hóa, chúng ta thấy dù
một địa phương có khoảng cách khá xa với cái nôi văn hóa dân tộc, một địa
bàn cư trú mới với sự tác động của nhiều nền văn hóa khác nhau, song văn
hóa Nam Bộ vẫn nổi lên nét chung, bao trùm lên trên cái nền văn hóa dân tộc
Việt Nam. Trong cái đa dạng, yếu tố Việt vẫn là yếu tố chủ đạo.
Trên con đường vào phương Nam khai hoang mở cõi, bên cạnh hành
trang vật chất, lưu dân người Việt trong bất cứ trường hợp nào cũng đều mang
trong người ít nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng, phong cách sống, lời ăn,
tiếng nói...Nói chung là mang theo cốt cách của người Việt. Trong buổi đầu
khai hoang mở cõi, lưu dân người Việt thường dùng tên xóm thôn quê cũ để
gọi lẫn nhau, về sau mới mang tên khác. Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy,
ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có
những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng

vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo
thành dòng ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

10


1.3 Phân biệt ca dao Nam Bộ
Ca dao, ở đâu cũng vậy, là sản phẩm của quần chúng. Chúng ta không
biết tác giả hay hoàn cảnh sáng tác, nhưng chúng ta biết chắc một điều: Ca
dao được người bình dân biết đến, sử dụng và truyền bá. Không có quần
chúng, ca dao nói riêng, văn chương bình dân nói chung không thể phát triển
và lưu truyền. Qua ca dao, chúng ta có thể mường tượng được nếp sinh hoạt,
hoàn cảnh sống và phần nào tâm tư của người bình dân. Do vậy, tuy ca dao có
những cái chung nhưng vẫn mang những nét riêng độc đáo của từng vùng,
miền. Chúng ta khó có thể tưởng tượng được ca dao miền Nam lại có những
câu nói về núi cao, ao cá:
- Núi cao chi lắm núi ơi,
Che khuất mặt trời, không thấy người yêu.
- Tiếc công anh đào ao nuôi cá,
Năm bảy tháng trời, người lạ tới câu.
dù trên thực tế, không phải người dân miền Nam không biết núi, biết
ao. Nam Bộ là một châu thổ thấp và phẳng, là sản phẩm bồi tụ của sông
Mekong. Do là vùng đất cửa sông giáp biển nên việc bồi tụ này vẫn đang tiếp
diễn hằng năm, kéo dài và nới rộng mũi Cà Mau. Vì thế, đặc điểm nổi bật của
văn hóa Nam Bộ là nền văn hóa sông nước, kênh rạch.
Chúng ta thử lược qua những tính chất đặc sắc của ca dao miền Nam.
1.3.1 Tính trữ tình
Trữ tình vốn là một thuộc tính của tình nam nữ, cho dù ở phần nào của
đất nước, người bình dân diễn tả tình cảm của mình một cách rất nhẹ nhàng,
thoải mái. Quả thật, kho tàng văn chương bình dân cho ta vô vàn những câu

tỏ tình bóng gió có, lộ liễu có, và rất đậm tình quê hương. Miền Nam cũng
không ra khỏi thông lệ đó. Ca dao tỏ tình của miền Nam khác với các vùng
miền khác. Cách dẫn dắt, lời ướm thử cũng như cách ví von khác như dùng
mù u chỉ có ở miền Nam, có thể đơn cử vài câu:

11


- Mù u bông trắng, lá thắm, nhị (nhụy) vàng,
Anh đi khắp xứ, tới đây mới gặp nàng thiệt dễ thương.
- Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh
Thương anh cũng muốn theo anh
Ngặt cha với mẹ không đành thì sao?.
1.3.2 Tính uyển chuyển
Một trong những nét dễ nhận thấy là người miền Nam không chịu bó
trong những khuôn mẫu có sẵn, có lẽ do cuộc sống quá được ưu đãi từ thiên
nhiên hào phóng, con người cũng trở nên phóng khoáng. Từ một câu có tính
nhận xét trong đời sống hàng ngày, mà chúng ta thấy ở đâu cũng đúng:
- Chiều chiều quạ nói với diều
Tìm nơi đống trấu có nhiều gà con
vào đến miền Nam chúng ta nghe thấy nó biến thể thành:
- Chiều chiều quạ nói với diều
Cù Lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm
Người miền Nam có thể chuyển nhóm chữ "Cù Lao Ông Chưởng"
thành một nhóm chữ nào đó thích hợp với địa danh họ đang sống, họ chẳng
hề bị bó buộc phải rập khuôn theo câu ca có sẵn.
1.3.3 Tính trào lộng
Con người miền Nam luôn vui tính, lạc quan, dí dỏm, nên bất cứ trong
trường hợp nào, cũng có thể tìm cách nô đùa, bỡn cợt, chế diễu, để tìm cái

cười hả hê cho thỏa thích cái thiên tính của mình.
Trước hết ta gặp giọng điệu này ở những câu ca dao trào lộng với nội dung
diễn tả những sự việc “lạ” trong cuộc sống hay sự “hớ hênh” của con người.
Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình “hú vía” vì kịp thời nhận ra
“chân tướng” đối tượng:
- May không chút nữa em lầm
Khoai lang khô xắt lát em tưởng sâm cao ly bên Tàu.
12


Đây là hình ảnh của “nạn nhân”:
- Cô kia cười cợt ghẹo trai
Cái miệng méo xẹo như quai chèo đò.
Cười cợt một con người không đứng đắn, “ham vui” bằng một giọng
hóm hỉnh
Nhưng nổi bật hơn tính trào lộng thể hiện ở giọng điệu bông đùa hài
hước gặp mà rất nhiều trong những câu dao với đề tài tình yêu đôi lứa:
- Vú em nhu nhú chúm cau
Cho anh bóp cái có đau anh đền.
Qua cái cười ấy, thấy được tâm hồn phúng khoáng, bông đùa, hay trào
lộng vừa để tạo không khí thoải mái, vui vẻ, nhưng không dừng lại ở đó, nó
còn ẩn chứa nhiều bài học răn đời, nhiều đối tượng bị đả kích giễu cợt, … cốt
làm cho cuộc sống tốt hơn, đẹp hơn.
1.3.4 Tính chớt nhả, cắt cớ
Tính phóng khoáng trong cuộc sống ở miền Nam thể hiện rất rõ nét
trong ca dao miền Nam, tính chất này còn được đẩy xa hơn, trở thành chớt
nhả. Hơn đâu hết, chính miền Nam là nơi người ta tìm thấy dễ dàng sự cắt cớ,
sống sượng đến độ bất ngờ khiến người trong cuộc chưa chắc thoát ra được.
Cô gái đang làm việc dưới ruộng, mình mẩy đầy bùn sình, hỏi chàng trai đang
ở trên bờ:

- Hai tay em cắm xuống bùn
Mình mẩy lấm hết, chớ anh hun chỗ nào?
chàng trai trả lời tỉnh bơ:
- Cầu trời đổ trận mưa rào
Bùn sình trôi hết, chỗ nào anh cũng hun!
Những câu trên có cùng một dạng thức, điều đó chứng tỏ có thể từ một
người làm ra, nhưng trong một đám cưới ở một vùng nông thôn thuộcVĩnh
Long, trong đêm nhóm họ ở nhà cô dâu, chính người viết đã nghe ít nhất có
hai câu đố trên, tất nhiên không thấy có câu trả lời thích đáng từ đối phương.
13


2. Lịch sử nghiên cứu
2.1 Lịch sử nghiên cứu về hội thoại
Hội thoại được nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước ta quan
tâm nghiên cứu, nhất là từ khi ngữ dụng học ra đời và phát triển, có thể kể đến
các công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau : Phân tích diễn ngôn ( Gilian
Brown- George Yule); Dụng học; Ngữ dụng học tập 1 ( Nguyễn Đức Dân);
Đại cương ngôn ngữ học ( tập 2 ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu).
Trước đây, hội thoại là đối tượng nghiên cứu của xã hội học, xã hội
ngôn ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học Mĩ. Đến năm 1970, hội thoại chính thức
trở thành đối tượng nghiên cứu của một phân ngành ngôn ngữ học Mĩ, phân
ngành phân tích hội thoại (conversation analysis). Từ đó đến nay, ngôn ngữ
hội thoại, ngôn ngữ lời nói đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên
cứu: N. Chomsky, J.Austin, J. Fillmore, H.P. Grice, S.C. Dik... trong đó
H.P.Grice là tác giả có những đóng góp lớn đối với việc nghiên cứu lí thuyết
hội thoại hơn cả. Trong tác phẩm Logic and conversation ông đã nghiên cứu
nguyên lí cộng tác hội thoại, tương tác hội thoại, lôgic với hội thoại cũng như
phân chia các phương diện liên kết hội thoại. Chính những lí thuyết này cùng
với những nghiên cứu về hội thoại của các tác giả khác đã đặt cơ sở lí thuyết

cho những nghiên cứu về hội thoại của các nhà Việt ngữ học.
Liên quan đến đề tài còn có một số công trình nghiên cứu về lí thuyết
ngữ dụng học và ứng dụng lí thuyết ngữ dụng học vào phân tích hội thoại
tiếng Việt:
Ở Việt Nam, ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ được quan tâm
nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ XX: Hoàng Phê với công trình Logic
ngôn ngữ học (1989), đã tiến hành nghiên cứu nghĩa ngôn ngữ trên bình diện
ngữ dụng, cụ thể là nghĩa của từ và nghĩa của lời trong quá trình giao tiếp.
Tiếp theo là Cao Xuân Hạo với Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng
(1991), đã nghiên cứu về cấu trúc câu trong văn bản và phân loại câu theo lực
ngôn trung và nghĩa biểu hiện. Với các công trình Đại cương ngôn ngữ học14


Ngữ dụng học (1993) của Đỗ Hữu Châu và Ngữ dụng học (2001) của Nguyễn
Đức Dân, Dụng học Việt ngữ (2000) của Nguyễn Thiện Giáp, lần đầu tiên các
vấn đề cơ bản của ngữ dụng học như: chiếu vật, chỉ xuất, lí thuyết hành động
ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại, nghĩa tường minh, hàm ẩn
được trình bày một cách có hệ thống trên ngữ liệu tiếng Việt. Từ đó đến nay,
có rất nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học đã vận dụng các lí thuyết ngữ dụng
học vào tìm hiểu nhiều khía cạnh của tiếng Việt, đã có những thành công như:
Hoàng Tuệ (1991), với bài viết Hiển ngôn và hàm ngôn, Lê Đông, Phạm
Hùng Việt (1995), với bài viết Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và
đặc trưng ngữ nghĩa ngữ dụng của một số trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt;
Chu Thị Thanh Tâm (1995), với bài Sự cộng tác hội thoại để hình thành đề
tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn, Nguyễn Văn Hiệp
(2007), với công trình Cơ sở phân tích ngữ nghĩa cú pháp …
Bài đối đáp trong ca dao trữ tình Nam Bộ của tác giả Cao Huy Đính
đăng trên Tạp chí văn hóa 9, 1966 chỉ là bài viết khá sơ lược về đối đáp hai
lượt lời trong ca dao Nam Bộ.
Nhìn chung, các công trình trên đã xây dựng nền tảng lí luận cơ bản,

vững chắc về lí thuyết hội thoại: vận động hội thoại, các quy tắc hội thoại,
thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại, ngữ pháp hội thoại, ngữ nghĩa
hội thoại... Trên cơ sở những tri thức nền đó, các nhà ngôn ngữ học về sau
có thể liên hệ, mở rộng, áp dụng nghiên cứu lí thuyết hội thoại trong thực
tiễn đời sống và văn học.
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể đặc điểm ngôn
ngữ đối đáp quá ca dao Nam Bộ.Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu vấn đề
này. Trong khóa luận của chúng tôi, những công trình nghiên cứu nêu trên sẽ
là những cơ sở lí thuyết, lí luận quan trọng.
2.2. Lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ đối đáp qua ca dao
Trước đây, việc tìm hiểu ca dao chỉ tập trung chủ yếu vào việc sưu tầm
ca dao và miêu tả những hình thức sinh hoạt ca hát dân gian. Các nhà văn
15


biên soạn ca dao với mục đích cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu lịch sử
thơ ca dân gian. Những năm gần đây, việc nghiên cứu ca dao đã có bước phát
triển vượt bậc. Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến nhiều lĩnh vực của ca dao
như thi pháp, thể thơ, kết cấu, lời, thời gian không gian nghệ thuật, hình ảnh
biểu tượng, Nhiều công trình có giá trị ra đời như Tục ngữ ca dao dân ca của
Vũ Ngọc Phan; Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính; Bình giảng ca dao
của Hoàng Tiến Tựu; Tục ngữ ca dao Việt Nam của Mã Giang Lân; Những
thế giới nghệ thuật ca dao của Phạm Thu Yến…
Nhìn chung, công trình nghiên cứu ca dao có khá nhiều. Tuy nhiên,
phần lớn chỉ nghiên cứu ca dao ở góc độ văn học còn về góc độ ngôn ngữ học
thì còn rất hạn chế. Tuy các công trình nghiên cứu ca dao nhìn từ góc độ văn
học ít nhiều có đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ ca dao nhưng chỉ mang tính
khái quát, không đi sâu vào nghiên cứu chuyên biệt.
Tìm hiểu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học, khóa luận chỉ tìm thấy có
một số bài viết và công trình nghiên cứu sau:

Bài ngôn ngữ ca dao Việt Nam của Mai Ngọc Chừ, đăng trên Tạp chí
Văn học số 2,1991. Bài viết đã có cái nhìn khái quát về ngôn ngữ ca dao. Tác
giả cho rằng “Ngôn ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời
nhất của tiếng Việt: nó có cả những đặc điểm tinh tuý của ngôn ngữ văn học
đồng thời nó còn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình có hiệu quả của ngôn ngữ
hội thoại với ngôn ngữ văn học tạo nên những đặc điểm riêng biệt độc đáo
của ca dao.”. Cách thức mà ca dao dân ca sử dụng để tạo nên vẻ riêng biệt,
độc đáo là sử dụng các biện pháp tu từ.
Bài ngôn ngữ của người Nam Bộ trong ca dao - dân ca, Tạp chí Ngôn
ngữ và đời sống, số 6,1999 của Nguyễn Thế Truyền và một số đặc điểm ngôn
ngữ của ca dao dân ca Nam Bộ, Tạp chí Ngôn ngữ số 1,1984 của Bùi Mạnh
Nhị đã cho người đọc cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ ca dao- dân ca Nam
Bộ. Đây có thể xem là những thành tựu ban đầu về nghiên cứu văn hóa và
ngôn ngữ địa phương qua ngôn ngữ ca dao.
16


Trong công trình nghiên cứu Thi pháp ca dao (1993), Nguyễn Xuân
Kính dành một phần nghiên cứu sâu về các từ chỉ tên đất, tên người và cách
dùng số từ trong ca dao. Tác giả chỉ ra xu hướng dân gian và xu hướng thuần
Việt trong cách sử dụng lớp từ đó.
Với công trình nghiên cứu So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá học, của tác giả Hoàng Kim Ngọc (2009)
đã tiếp cận ca dao từ góc nhìn của lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ và phân
tích diễn ngôn; xem lối đối đáp giao duyên là một hình thái đặc biệt của giao
tiếp bằng ngôn ngữ, từ đó vận dụng các lí thuyết về so sánh và ẩn dụ của ngôn
ngữ học để nghiên cứu ẩn dụ và so sánh trong ca dao.
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể đặc điểm ngôn
ngữ đối đáp qua ca dao Nam Bộ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ đối
đáp qua ca dao Nam Bộ là một lĩnh vực còn để ngỏ, đòi hỏi những khảo sát
và nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện và dài hơi mà khóa luận của

chúng tôi là một trong những nghiên cứu bước đầu đó.
3. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
3.1 Khái niệm hội thoại
Các nhà ngữ dụng học đặc biệt quan tâm đến vấn đề hội thoại
(conversation) vì hoạt động giao tiếp phổ biến, cơ bản nhất của con người là
hội thoại. Theo tác giả Nguyễn Thị Tố Ninh trong bài viết “Hàm ý và hàm ý
hội thoại” đăng trên tạp chí Ngữ học trẻ ( 2004) thì hội thoại “là giao tiếp hai
chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe và sự luân phiên
lượt lời”. Hội thoại gồm có các dạng cơ bản như: song thoại (dialogue) là một
cuộc thoại chỉ gồm có hai nhân vật đối đáp với nhau; tam thoại (trilogue) là hội
thoại có ba người và khi có nhiều người tham gia là đa thoại.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hội thoại, PGS.TS Đỗ Thị Kim
Liên trong cuốn" Ngữ nghĩa lời hội thoại" thì định nghĩa " Hội thoại là một
trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực
tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về
17


hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”.
Theo tác giả của cuốn Ngữ dụng học tập 2- Đỗ Hữu Châu thì cho rằng
" Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó
cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác".
Theo tác giả Nguyễn Trí trong cuốn " Một số vấn đề dạy hội thoại cho
học sinh tiểu học " thì " Hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời ( ở dạng nói hay
dạng viết) tối thiểu giữa hai nhân vật về một vấn đề nhằm đạt được đích đã
đặt ra.
Như vậy, có thể thấy mặc dù cách định nghĩa có thể khác nhau nhưng về
cơ bản nội hàm của chúng vẫn giống nhau. Chúng tôi cho rằng: " hội thoại là
cuộc trò chuyện tối thiểu giữa hai người trong đó họ luân phiên đổi vai, lúc là
người nói, lúc là người nghe, lúc người này nói người kia nghe và ngược lại."

3.2 Cấu trúc hội thoại
Các đơn vị tham gia cấu trúc hội thoại gồm có: Cuộc thoại, đoạn thoại,
cặp thoại, tham thoại và hành động ngôn trung (còn gọi là hành vi ngôn ngữ).
3.2 1 Cuộc thoại
Cuộc thoại là đơn vị hội thoại lớn nhất của hội thoại, cuộc thoại có thể
theo xác định sau:
+ Sự thống nhất về nhân vật hội thoại - Khi những người tham gia hội
thoại thay đổi thì cuộc thoại cũng thay đổi.
+ Sự thống nhất về môi trường hội thoại, tức là sự thống nhất về thời
gian và địa điểm
+ Sự thống nhất về chủ đề.
Ngoài ra, cuộc thoại còn có thể xác định dựa vào các dấu hiệu hình thức
để ranh giới cuộc thoại như tuyên bố khai mạc, bế mạc trong các cuộc họp.
Ví du: A - Sao bây giờ mới bảo tôi?
B - Thì anh có để tôi nói đâu.
A- Thạc bị giết bằng gì?

18


B - Bằng một con dao một lưỡi, thứ dao gấp bỏ túi như vẫn bán ở
các cửa hàng.
A - Đâm ở ngực?
B - Không, ở vai...
(Thế Lữ - Gói thuốc lá)
3.2.2 Đoạn thoại
Đoạn thoại là một phần của cuộc thoại bao gồm các diễn ngôn có sự
liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa (thống nhất chủ đề) và về ngữ dụng
( thống nhất về đích).
Xét về chức năng của đoạn thoại trong cuộc thoại, có thể phân chia các

đoạn thoại trong cuộc thoại thành đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài.
Có thế nhận ra chức năng của các đoạn thoại trong các cuộc thoại nghi thức
như các cuộc thoại ngoại giao, hội thảo, văn bản, trò chuyện... các đoạn thoại
nhất là đoạn mở thoại và kết thoại trong các cuộc thoại này mang đậm tính
chất văn hóa dân tộc và thường có nghi thức cao. Các hành động ngôn ngữ
như chào khi gặp mặt, hỏi thăm sức khỏe...chào tạm biệt, hứa hẹn gặp nhau
lần sau là dấu hiệu của những đoạn thoại mở thoại và kết thoại.
Ví dụ:
Kim Won: Anh đã nghĩ đến cuộc thương lượng của chúng ta- việc đưa
em sang Mỹ. Nhưng em đừng đi Mỹ, hãy ở lại sau lưng anh. Em không thể
mơ giấc mơ nào khác nữa. Sau này hãy học quản trị kinh doanh. Anh cảm
thấy rất cô đơn.
Kim Tan: Có em bên cạnh, anh sẽ không thấy cô đơn?
Kim Won: Vẫn. Nhưng có còn hơn không
( Lời thoại phim - The Heirs)
3.2.3 Cặp thoại
Cặp thoại có thể định nghĩa là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất tạo lên đoạn
thoại và qua đoạn thoại góp phần làm lên cuộc thoại.

19


Về tổ chức nội tại, cặp thoại tối thiểu tương đương với sự kiện lời nói
tối thiểu, có nghĩa là tối thiểu cặp thoại phải là một cặp kế cận với hành động
dẫn nhập và hành động hồi đáp. Tuy nhiên cũng có những cặp thoại một tham
thoại khi mà:
+ Người nghe thực hiện một hành động vật lí thay cho hành động ngôn
ngữ gật đầu, lắc đầu hay làm hành động gì đó v.v...
+ Người nghe im lặng không có hành động gì cả, lúc này ta có cặp
thoại hẫng. Những cặp thoại hẫng được xem là làm mất thể diện dương tính

của người đưa ra hành động dẫn nhập.
Ví dụ như trong cặp thoại :
A:

- Bao giờ thì anh đi ?

B:

- Tôi sẽ không quên lên chào bà, thưa bà.
(Lời thoại phim)

3.2.4 Tham thoại - Hành động ngôn ngữ
Tham thoại là đơn vị đơn thoại do một cá nhân nói ra cùng với tham
thoại khác lập thành một cặp thoại.
Các hành động ngôn ngữ tạo nên tham thoại có vai trò khác nhau trong
một tham thoại. Có hành động chủ hướng tức hành động quyết định đích của
tham thoại, cũng với hành động chứ hướng của tham thoại kia trong cặp thoại
lập thành một cặp kế cận và hành động phụ thuộc làm rõ lí do hoặc bổ sung
nghĩa cho hành động chủ hướng. Hành động phụ thuộc có thể ở trước hoặc
sau hành động chủ hướng. Hành động chủ hướng của một tham thoại hoặc
một đòi hỏi hành động chủ hướng của tham thoại kia trong cặp thoại hồi đáp
hoặc hồi đáp cho hành động chủ hướng của tham thoại ấy.
Ví dụ:
Chừng nào muối ngọt chanh thanh
Em đây mới dám bỏ anh lấy chồng.
(Ca dao- Hành động cam kết).

20



3.3 Nguyên tắc hội thoại
Đằng sau các cuộc thoại luôn tồn tại những nguyên tắc chi phối hành
động giao tiếp của người tham gia hội thoại. Những nguyên tắc này đảm bảo
cho hội thoại diễn ra một cách tuần tự và có hiệu quả về mặt giao tiếp. Mặt
khác những nguyên tắc này cho phép giải thích những hàm ý ở mỗi lượt lời,
những hình thức ngôn từ và cấu trúc của phát ngôn trong những tình huống
giao tiếp cụ thể.
Có các nguyên tắc hội thoại cơ bản sau:
3.3.1 Nguyên tắc cộng tác hội thoại ( cooperation principle)
Nguyên tắc này được H.P Grice nêu ra đầu tiên trong những bài giảng
của ông ở trường Havard năm 1967 và về sau được ông bổ sung, phát triển
thêm và trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng nhất chi phối hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người.
Nguyên tắc tổng quát: Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc
thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn nào (của cuộc hội thoại) mà nó
xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã
chấp nhận tham gia vào.
Nguyên tắc này được Grice cụ thể hóa bằng 4 phương châm sau:
- Phương châm về lượng
- Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi
của đích cuộc hội thoại.
- Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi.
Ví dụ:
" Không nói thì đồng chí cũng biết, lần này địch đánh lớn."
(Anh Đức - Hòn đất)
- Phương châm về chất: Hãy làm cho phần đóng góp của anh là đúng,
đặc biệt là
- Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng.
- Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng.
21



Ví dụ:
"Tôi vào nghề văn từ truyện ngắn " Nước lên", nếu có thể nói truyện
ngắn đăng được trả tiền là vào nghề"
(Tự truyện - Tô Hoài)
- Phương châm quan hệ (phương châm quan yếu):
- Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, tức là dính líu đến câu
chuyện đang diễn ra.
Ví dụ:
" Tôi đã nói hết với anh những gì muốn nói. Tha lỗi cho tôi, nếu những
lời lẽ trong thư có làm cho anh đau khổ. Và cũng xin anh hiểu rằng tôi không
hề cố ý"
(Tuyển tập văn nghệ quân đội)
- Phương châm cách thức: Hãy nói cho rõ, đặc biệt là
- Hãy tránh lối nói tối nghĩa.
- Hãy tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa.
- Hãy nói ngắn gọn.
- Hãy nói có trật tự
Ví dụ:
"Hành đạo, nếu nói một cách nôm na, là làm quan, làm quan để thực
hành đạo giáo của mình"
(Ngô Tất Tố tác phẩm - tập 1)
Nguyên tắc cộng tác và phương châm hội thoại của Grice có rất nhiều
nhận xét và đánh giá khác nhau, nhưng các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất
cho rằng đây là nguyên tắc được quan tâm hàng đầu và có vai trò trung tâm
của lý thuyết hội thoại. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng nguyên tắc cộng tác hội
thoại của Grice vào hội thoại thì chưa đủ để giao tiếp đạt được hiệu quả như
mong muốn của những người tham gia. Vì vậy, các nhà ngôn ngữ học đã cố
gắng lấp đầy lỗ hổng bằng nguyên tắc khác, nguyên tắc lịch sự.


22


3.3.2 Nguyên tắc lịch sự ( principle of politiness)
Trong bất kì một xã hội nào con người cũng cần phải có ứng xử lịch sự
với nhau, đó là một trong những yêu cầu thiết yếu, một thứ luật bất thành văn.
Tùy từng nền văn hóa khác nhau, tùy từng lĩnh vực nghiên cứu khác nhau,
quan niệm thế nào là lịch sự cũng khác nhau. Nhìn từ góc độ ngữ dụng học,
lịch sự là lịch sự trong giao tiếp bằng ngôn ngữ và nó được coi là một trong
những nguyên tắc hội thoại.
Có rất nhiều các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về nguyên tắc lịch sự
như K.LaKoff, G.N. Leech, P.Brown, S.Levinson. Những cách tiếp cận khác
nhau của các nhà nghiên cứu trên về nguyên tắc lịch sự đã được C.K
Orecchioni giới thiệu trong tập 2 của bộ sách " Tương tác lời nói" ( 1992) và
được tác giả Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Đức Dân tổng kết phân tích trong các
công trình về ngữ dụng học của mình. Dưới đây chúng tôi trình bày những
hiểu biết sơ lược khái quát về nguyên tắc lịch sự :
" Lịch sự là một ( hay một chiến lược) được người nói sử dụng để hoàn
thành một số mục đích như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hòa, hay
nói cách khác lịch sự là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong
diễn ngôn. Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc
tương tác được diễn ra thuận lợi.
Ví dụ:
" Trăng đêm nay đẹp lắm, nhất là vào khoảng 10 giờ. Nếu cô không
bận, thì cô ra vườn hoa chơi, chỗ ngày xưa"
( Đỗ Đức Thu - Đứa con)
3.3.3 Nguyên tắc luân phiên lượt lời
Khi có hai người đối thoại, người kia phải nói khi người này nhường
lời cho theo cách lời người này kế tiếp lời người kia, không có sự dẫm đạp lên

lời của nhau. Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phải
giảm thiểu đến mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời nhau.

23


Các lượt lời có thể được một người điều khiển phân phối hoặc do các
nhân vật hội thoại tự thương lượng một cách không tường minh với nhau.
Nguyên tắc luân phiên lượt lời đòi hỏi các nhân vật giao tiếp phải :
+ Nhường lời cho người hội thoại với mình, tức không được cướp lời
người khác khi lời người đó chưa kết thúc.
+ Phải nối tiếp lời nói của người tham gia hội thoại kịp thời, tức không
được để khoảng im lặng giữa các lượt lời quá dài
Khi nào thì người này nhường lời cho người kia? Rõ ràng là những dấu
hiệu dự định, báo một cách tự động cho người kia biết rằng anh ta có thể nói.
Đó là những dấu hiệu như sự trọn vẹn về lí, sự trọn vẹn về cú pháp, ngữ
điệu,các câu hỏi, các từ ngữ v.v...Mỗi ngôn ngữ có những dấu hiệu riêng về
từ ngữ, ngữ điệu để thể hiện sự kết thúc diễn ngôn. Người tham gia hội thoại
phải nắm được những dấu hiệu đó để không chen vào lời người khác và bắt
lời người kia.
Ví dụ:
" Thầy nó bảo :
– Hôm nay mày phải xuống chợ một tí, con ạ.
– Mua bán gì mà đi chợ?
– Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có
bát nước, miếng trầu tươm tất chứ?
– Chào!... Vẽ chuyện!
(Nam Cao)
Hai nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự cho phối quan hệ liên cá
nhân của các nhân vật giao tiếp, đòi hỏi các nhân vật này phải tuân thủ để

giao tiếp có hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, không phải lúc nào
những người tham gia hội thoại đều thực hiện đúng yêu cầu về cộng tác và
lịch sự, có nhiều khi nguyên tắc này bị vi phạm và có trường hợp cố ý vi
phạm, khi nhân vật hội thoại cố ý vi phạm nguyên tắc hội thoại thì đó là chiến
lược giao tiếp đạt đến mục đích khác.
24


Việc lý giải được mục đích và cơ chế thực hiện chiến lược hội thoại này
sẽ góp phần rất lớn vào việc tìm hiểu hội thoại đối đáp qua ca dao Nam Bộ.
3.4 Chiến lược giao tiếp
Chiến lược giao tiếp: Là phương châm và các biện pháp sử dụng
các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể
diện của người tham gia giao tiếp sao cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
3.4.1 Chiến lược giao tiếp lịch sự ( dương tính và âm tính)
Lý thuyết của Lakoff và Leech: Lịch sự là những quy tắc đối với quan
hệ liên cá nhân (như nguyên tắc Grire là quy tắc đối với sự trao đổi thông tin).
Lịch sự âm tính:
- Phép lịch sự hướng vào thể diện âm tính của người tiếp nhận, gồm:
+ Lảng tránh: Không dùng hành động đe dọa thể diện, có thể gián tiếp
hóa hành động đe dọa thể diện bằng những hành động khác
+ Bù đắp: Bù đắp lại những tổn thất về thể diện, có thể dùng biện pháp
nhằm làm dịu hóa như các biểu thức nói giảm, xin lỗi, thanh minh, vuốt ve v.v…
Ví dụ:
Ví dụ: Quan sát cặp thoại sau:
Chàng trai: Gánh nặng mà đi đường dài,
Để anh gánh đỡ một vai nên chồng.
Cô gái: Gánh nặng thì chị trả công,
Mặt em chẳng đáng làm chồng chị đâu.
Trong câu nói của mình, chàng trai đã đưa ra hai yêu cầu “gánh giúp”

và “làm chồng”. Nghĩa là, chàng trai muốn can thiệp vào sự tự do hành động
của cô gái, cho rằng cô gái không có khả năng thực hiện hành động và thể
hiện sự yêu thương đối với cô gái. Như vậy, chàng trai đã đồng thời vừa
thực hiện hành động đe doạ thể diện cô gái vừa giữ gìn thể diện của mình
(chàng trai đề cao mình).
Tương tự câu nói của chàng trai, câu trả lời của cô gái là sự từ chối
việc “làm chồng” và đề nghị trả công việc “gánh giúp”, nghĩa là thực hiện
hành động đe doạ thể diện chàng trai và khẳng định thể diện của mình.
25


×