Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

LUẬN văn PHÂN TÍCH NGÀNH bất ĐỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.3 KB, 81 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH NGÀNH
1.1. Những vấn đề cơ bản của phân tích chứng khoán
1.1.1. Mục tiêu, nội dung, cơ sở dữ liệu của phân tích chứng khoán
1.1.1.1. Mục tiêu
Phân tích chứng khoán là bước khởi đầu cho hoạt động đầu tư chứng
khoán. Mục tiêu của phân tích chứng khoán là giúp cho nhà đầu tư chứng
khoán lựa chọn được các quyết định đầu tư chứng khoán có hiệu quả nhất,
mang lại lợi nhuận tối đa với rủi do tối thiểu. Vì thế kết quả phân tích chứng
khoán phải làm rõ được các căn cứ khoa học của việc lựa chọn quyết định đầu
tư. Nó phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: khi nào thì nên đầu tư, đầu tư vào
loại chứng khoán nào và với giá cả ra sao, khi nào thì nên rút khỏi thị
trường...
1.1.1.2. Nội dung
Phân tích chứng khoán có nhiều nội dung khác nhau tùy thuộc vào mục
tiêu của việc phân tích
a. Căn cứ vào đối tượng và phạm vi phân tích người ta thường chia thành
phân tích vĩ mô, phân tích ngành và phân tích từng loại chứng khoán cá
biệt( phân tích cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh)
- Phân tích vĩ mô: Phân tích vĩ mô là phân tích các điều kiện hoặc yếu tố
bên ngoài có tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp và
thị trường chứng khoán.
Trong phân tích vĩ mô người ta thường xem xét ở các khía cạnh chủ yếu
là: môi trường chính trị- xã hội, môi trường kinh tế-tài chính, môi trường pháp
luật và môi trường hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động của thị trường chứng khoán luôn diễn ra trong một môi
trường vĩ mô nhất định và chịu những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của


môi trường đó. Hoạt động kinh tế là nền tảng của hoạt động tài chính vì thế

SV: Đào Thị Thúy

1

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

trạng thái và xu hướng phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán cũng rất nhạy
cảm với những biến động về mặt chính trị, xã hội của đất nước. Vì thế phân
tích kinh tế vĩ mô cho phép đánh giá được môi trường và mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố vĩ mô đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, làm căn cứ
cho việc lựa chọn quyết định đầu tư kinh doanh chứng khoán.
- Phân tích ngành: Phân tích ngành là sự phân tích các yếu tố thuộc
ngành kinh doanh có ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động của từng doanh
nghiệp, đến giá cả từng loại chứng khoán trên thị trường.
Mỗi ngành kinh doanh bao giờ cũng có những đặc điểm riêng về kinh tếkĩ thuật sản xuất, về chu kỳ kinh doanh, về năng lực cạnh tranh, về khả năng
sinh lời, mức độ rủi ro và xu hướng phát triển của ngành.
Vì thế phân tích ngành giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng hoạt đông
kinh doanh, những cơ hội và thách thức, xu thế và triển vọng phát triển của
ngành, làm cơ sở cho việc lựa chon các quyết định đầu tư vào các ngành, lĩnh
vực kinh doanh phù hợp và có hiệu quả.
- Phân tích từng loại chứng khoán cá biệt: Phân tích từng loại chứng
khoán cá biệt là sự phân tích đối với từng loại chứng khoán được phát hành

hoặc trao đổi, mua bán trên thị trường như cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng
khoán phái sinh. Mỗi loại chứng khoán có những đặc điểm riêng về tính thanh
khoản, về khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro.
Việc phân tích từng loại chứng khoán giúp cho nhà đầu tư thấy rõ được
những ưu điểm hoặc bất lợi của từng loại chứng khoán được niêm yết hoặc
giao dịch, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán và cách ước định
giá chứng khoán để có thể lựa chọn quyết định mua bán chứng khoán trên thị
trường.
b. Căn cứ vào phương pháp phân tích người ta chia phân tích chứng
khoán thành phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.

SV: Đào Thị Thúy

2

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

- Phân tích cơ bản: phân tích cơ bản là phương pháp phân tích cổ phiếu
dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay
đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ
phiếu trên thị trường. Phân tích cơ bản cổ phiếu niêm yết là phân tích các cổ
phiếu đã được niêm yết trên SGDCK.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty có ảnh
hưởng rất lớn, có tính chất quyết định đến giá cả cổ phiếu hoặc trái phiếu
công ty được niêm yết và giao dịch trên thị trường. Vì thế phân tích cơ bản

không chỉ giúp cho nhà đầu tư lý giải được tại sao giá chứng khoán công ty
lại tăng hoặc giảm, mà còn giúp cho họ đánh giá được khả năng sinh lợi, mức
độ rủi ro, triển vọng tăng hoặc giảm giá chứng khoán công ty trên thị trường.
Trên cơ sở đó giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được danh mục đầu tư chứng
khoán, thời điểm đầu tư hiệu quả hoặc rút khỏi đầu tư nhằm tối đa hóa lợi
nhuận.
- Phân tích kỹ thuật: Phân tích kĩ thuật là việc dựa vào các diễn biến của
khối lượng và giá cả chứng khoán giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế
biến đổi của giá cả chứng khoán trong tương lai.
Trong phân tích kĩ thuật người ta sử dụng rộng rãi các công thức toán
học, các mô hình toán kinh tế và các đồ thị để xác định xu thế thị trường của
giá cả một loại chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định, từ đó giúp
cho nhà đầu tư xác định thời điểm mua bán chứng khoán thích hợp sao cho có
lợi nhất.
1.1.1.3. Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu phân tích chứng khoán là những tài liệu, số liệu liên quan
phục vụ cho hoạt động phân tích chứng khoán. Đây là điều kiện cần thiết,
quan trọng và không thể thiếu được trong hoạt động phân tích chứng khoán.
Cơ sở dữ liệu để phân tích vĩ mô là những tài liệu, số liệu phản ánh tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kì phân tích. Các nhân
tố này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp,
SV: Đào Thị Thúy

3

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp


Học Viện Tài Chính

khả năng sinh lợi và rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Nhóm các chỉ
tiêu cơ bản thường được dùng trong phân tích kinh tế vĩ mô là: GDP và tốc độ
tăng trưởng GDP; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; lãi suất thị trường và sự biến
động của lãi suất thị trường; mức dự trữ ngoại tệ; kim ngạch xuất khẩu...
Cơ sở dữ liệu để phân tích ngành là các tài liệu, số liệu liên quan đến
hoạt động của ngành kinh doanh. Mỗi ngành kinh doanh luôn có những đặc
điểm khác nhau về kinh tế-kĩ thuật sản xuất, về chu kỳ kinh doanh, về khả
năng thích nghi trước những biến đổi trong môi trường kinh doanh hoặc các
tác động của các cú sốc kinh tế. Các cơ sở dữ liệu cho việc phân tích ngành
kinh doanh có thể là tài liệu, luận chứng kinh tế-kĩ thuật trong thẩm định,
đánh giá hoặc lựa chọn các dự án đầu tư trong ngành; các chỉ số kinh tế đánh
giá hoạt động của ngành kinh doanh như mức doanh lợi bình quân ngành, hệ
số rủi ro kinh doanh, hệ số P/E của toàn ngành.
Cơ sở dữ liệu để phân tích công ty là các tài liệu, số liệu phản ánh tình
hình tài chính công ty trên các báo cáo tài chính(báo cáo cân đối kế toán, báo
cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, báo cáo thuyết minh báo
cáo tài chính); các chỉ tiêu tài chính đặc trưng phản ánh hiệu quả hoạt động tài
chính của công ty như khả năng thanh toán, chỉ số hoạt động, cơ cấy tài chính,
khả năng sinh lời...
1.1.2. Qui trình phân tích
Phân tích chứng khoán có thể thực hiện theo qui trình từ trên xuống hoặc
từ dưới lên.
1.1.2.1 Theo qui trình phân tích từ trên xuống:
Bắt đầu từ phân tích các yếu tố vĩ mô trong nước và quốc tế (phân tích vĩ
mô), xem xét những tác động, ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp hoặc thị trường chứng khoán, sau đó mới đi đến phân
tích tình hình hoạt động của ngành kinh doanh liên quan (phân tích ngành),
cuối cùng là phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của từng


SV: Đào Thị Thúy

4

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

công ty riêng biệt. Đây là qui trình phù hợp với nhà đầu tư hoặc kinh doanh
chứng khoán và được sử dụng khá phổ biến trong phân tích chứng khoán.
1.1.2.2. Quy trình phân tích từ dưới lên
Qui trình phân tích chứng khoán từ dưới lên: Bắt đầu từ việc phân tích,
đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty hoặc giá cả của một loại
chứng khoán cá biệt, từ đó mở rộng phạm vi phân tích, đánh giá kết quả hoạt
động, môi trường kinh doanh hoặc giá cả chứng khoán trong phạm vi ngành
hoặc toàn bộ nền kinh tế. Quy trình này thích hợp và hữu ích đối với các tổ
chức, cá nhân có vai trò tổ chức, quản lý hoặc phân tích, đánh giá giám sát
hoạt động của thị trường chứng khoán hơn là đối với nha đầu tư chứng khoán.
1.1.3. Phương pháp phân tích
Để phân tích chứng khoán người ta có thể sử dụng một hoặc kết hợp
nhiều phương pháp phân tích khác nhau. Cơ sở nền tảng cho mọi phương
pháp phân tích chứng khoán là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể thường được sử dụng trong phân tích
chứng khoán là: phương pháp đánh giá so sánh, phương pháp phân tích các
nhân tố, phương pháp toán tài chính, phương pháp dự đoán ngoại suy.
1.1.3.1. Phương pháp phân tích so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất nhằm nghiên
cứu sự biến động và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Nội dung
chủ yếu của phương pháp này là tiến hành đánh giá, so sánh các chỉ tiêu phân
tích nhằm rút ra những nhận định về sự biến đeộng hoặc xu hướng phát triển
của đối tượng được nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh có thể được xem xét
trên nhiều khía cạnh: về mặt thời gian và không gian, về chất lượng và số
lượng, về số tuyệt đối hoặc tương đối của các chỉ tiêu phân tích.
Để sử dụng phương pháp đánh giá so sánh trong phân tích chứng khoán
một cách đúng đắn, hợp lý cần chú ý các vấn đề sau:
- Đảm bảo đồng nhất về các điều kiện so sánh
- Phải xác định được gốc( hoặc chuẩn) để so sánh
SV: Đào Thị Thúy

5

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

- Sử dụng kĩ thuật so sánh phù hợp
1.1.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố
Trong kinh tế, sự biến động kết quả hoạt động thường chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố và mức độ tác động, ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết
quả hoạt động kinh tế cũng không giống nhau. Vì vậy, việc phân tích các
nhân tố phải nhằm xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng, mức độ tác
động, ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Các phương pháp
thường được sử dụng là:

a. Phương pháp phân chia: Phân chia các nhân tố tổng hợp thành các
nhân tố bộ phận cấu thành, hoặc theo thời gian, không gian có tác động đến
đối tượng chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó đánh giá mức độ hoặc phạm vi tác
động của từng nhân tố thành phần đến đối tượng, chỉ tiêu phân tích.
b. Phương pháp loại trừ: Là phương pháp phân tích nhằm xác định mức
độ, phạm vi ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng chỉ tiêu cần phân tích
bằng cách xác định ảnh hưởng của các nhân tố này thì sẽ loại trừ ảnh hưởng
của các nhân tố khác (coi ảnh hưởng của các nhân tố khác bằng không).
c. Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định ảnh hưởng
của tất cả các nhân tố trên cơ sở thay thế lần lượt từng nhân tố cá biệt ảnh
hưởng đến đối tượng, chỉ tiêu phân tích. Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố
thành phần nào thì chỉ cho nhân tố đó thay đổi còn các nhân tố khác giữ
nguyên, có bao nhiêu nhân tố thành phần thì có bấy nhiêu nhân tố phải lần
lượt thay thế và sau đó tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố.
1.1.3.3. Phương pháp toán tài chính
Sử dụng phương pháp này để xác định giá trị tương lai, giá trị hiện tại,
lãi suất hoàn vốn để ước định giá chứng khoán, định giá doanh nghiệp hoặc
giá trị theo thời gian của khoản đầu tư chứng khoán trên cơ sở sử dụng kĩ
thuật chiết khấu dòng tiền. Nội dung cơ bản của phương pháp toán tài chính
là: xác định đúng đắn các dòng tiền thu hoặc chi từ hoạt động đầu tư hoặc
kinh doanh chứng khoán; xác định lãi suất chiết khấu dòng tiền và tính toán
SV: Đào Thị Thúy

6

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp


Học Viện Tài Chính

giá trị tương lai, giá trị hiện tại của các dòng tiền dự tính; hoặc mức lãi suất
hoàn vốn từ các hoạt động đầu tư chứng khoán.
a. Phương pháp dự đoán ngoại suy
Sử dụng phương pháp này để dự báo tình hình tài chính công ty hoặc sự
biến động của giá cả các loại chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên thị
trường. Phương pháp dự đoán ngoại suy thường được thực hiện dựa trên các
kết quả phân tích định tính hoặc định lượng. Ngày nay với sự trợ giúp của
máy tính, các phương pháp phân tích định lượng dựa trên cơ sở sử dụng rộng
rãi các phương pháp toán kinh tế như: phương pháp hồi qui, phương pháp
kinh tế lượng.
b. Phương pháp hồi qui: là phương pháp sử dụng các số liệu theo dõi
trong quá khứ để thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng, chỉ tiêu phân tích.
c. Phương pháp kinh tế lượng: sử dụng mô hình kinh tế lượng trong dự
đoán tài chính dựa trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, sử
dụng các mô hình kinh tế lượng được xây dụng để dự đoán các khả năng sẽ
xảy ra trong tương lai của các chỉ tiêu, đối tượng cần phân tích.
1.2. Phân tích ngành
1.2.1. Khái niệm và vai trò của phân tích ngành
1.2.1.1. Khái niệm
Phân tích ngành là sự phân tích các yếu tố thuộc ngành kinh doanh có
ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động của từng doanh nghiệp, đến giá cả
từng loại chứng khoán trên thị trường.
1.2.1.2. Vai trò
Mỗi ngành kinh doanh bao giờ cũng có những đặc điêm riêng về kinh tếkĩ thuật sản xuất, về chu kỳ kinh doanh, về năng lực cạnh tranh, về khả năng
sinh lời, mức độ rủi ro và xu hướng phát triển của ngành vì vậy phân tích các
ngành khác nhau để quyết định giá trị thực (Intrinsic value ) của một ngành
kinh doanh có bằng hay cao hơn giá trị thị trường của ngành đó. Dựa trên kết


SV: Đào Thị Thúy

7

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

quả đó, chúng ta quyết định tỷ trọng đầu tư cho ngành đó trong danh mục đầu
tư. Phân tích ngành rất cần thiết là do:
- Trong bất kỳ giai đoạn nào, kết quả kinh doanh của các ngành cũng rất
khác nhau, điều đó có nghĩa là phân tích ngành là một vấn đề quan trọng
trong nghiên cứu đầu tư.
- Tỷ suất sinh lời của ngành thay đổi theo thời gian, vì vậy chúng ta
không thể cho rằng kết quả kinh doanh trong quá khứ sẽ đạt được trong tương
lai.
- Tỷ suất sinh lời của các công ty trong cùng một ngành cũng khác nhau,
vì vậy tiếp theo phân tích ngành việc phân tích công ty là cần thiết.
- Trong bất cứ giai đoạn nào, mức độ rủi ro của các ngành là rất khác
nhau, vì vậy chúng ta phải nghiên cứu và dự đoán các yếu tố rủi ro của các
ngành thay thế.
- Mức độ rủi ro của các ngành là tương đối ổn định theo thời gian, vì vậy
những phân tích rủi ro trong quá khứ là rất hữu ích cho việc dự đoán rủi ro
trong tương lai.
1.2.2. Nội dung của phân tích ngành
Phân tích ngành là bước thứ hai trong quy trình phân tích ba bước cơ bản
(phân tích vĩ mô, phân tích ngành, phân tích công ty). Trong tất cả các quy

trình thì phân tích vĩ mô luôn cần thiết bởi vì: Thứ nhất, mặc dù thị trường
chứng khoán có xu hướng đi trước nền kinh tế nói chung, thị trường chứng
khoán vẫn bị điều chỉnh bởi những gì xảy ra đối với nền kinh tế - có nghĩa là
thị trường chứng khoán phản ánh sự hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế
nói chung. Thứ hai, hầu hết các biến số quyết định giá trị của cổ phiếu là các
biến số vĩ mô như lãi suất, GDP, và thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, phân
tích về thị trường chứng khoán của chúng ta gồm hai bộ phận - một liên quan
đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế như các chỉ số chỉ báo (leading
indicator) và chính sách tiền tệ, và thứ hai liên quan đến phân tích vi mô các
biến cụ thế có ảnh hưởng đến việc định giá cổ phiếu.
SV: Đào Thị Thúy

8

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Phân tích ngành cũng tương tự như trên trước tiên phân tích vĩ mô một
ngành để xem ngành đó có liên quan như thế nào đến chu kỳ kinh doanh và
các biến kinh tế quyết định sự phát triển của ngành này. Phần phân tích này sẽ
giúp cho phần phân tích thứ hai đơn giản và hiệu quả hơn. Phần thứ hai là
phân tích vi mô một ngành để xác định hệ số rủi ro của ngành kinh doanh,
mức doanh lợi kỳ vọng đạt được và các hệ số tài chính khác. Phân tích vĩ mô
một ngành sẽ giúp đưa ra một cách dễ dàng dự đoán về các biến số đầu vào
cho mô hình tỷ suất chiết khấu, mức độ tăng trưởng của thu nhập và các dòng
tiền.

1.2.2.1. Phân tích vĩ mô
Các vấn đề phân tích vĩ mô gồm có:
* Chu kỳ kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh
* Những thay đổi về cấu trúc kinh tế và các ngành thay thế
* Đánh giá chu kỳ kinh doanh của một ngành
* Phân tích môi trường cạnh tranh trong một ngành
a. Chu kỳ kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh: Xu hướng kinh tế nói
chung có thể và thực sự tác động đến kết quả kinh doanh của một ngành.
Thông qua việc xác định và điều chỉnh các giả thuyết và các biến chính,
chúng ta có thể giám sát nền kinh tế và vận dụng được những thông tin mới
về triển vọng kinh tế và phân tích ngành. Để có thể đạt được mức sinh lời cao
hơn thị trường trên cơ sở đã tính đến rủi ro, chúng ta phải có những dự đoán
khác với nhận định chung trên thị trường và mức độ chính xác của các dự
đoán của chúng ta phải nhiều hơn là các sai lầm.

SV: Đào Thị Thúy

9

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Đồ thị 1: Chu kỳ kinh doanh

ngành công nghiệp
cơ bản(dầu mỏ, ga,

khí đốt)

ngành
NH-TC

ngành
chế tạo
máy

hàng tiêu dùng
lâu bền

Các xu hướng kinh tế có hai dạng cơ bản: thay đổi theo chu kỳ (Cyclical
changes) do sự lên xuống của chu kỳ kinh doanh và thay đổi cấu trúc
(Structural changes) xảy ra khi nền kinh tế có những thay đổi lớn trong cách
vận hành của nó. Các nhà phân tích ngành phải nghiên cứu các thay đổi cấu
trúc của nền kinh tế và ảnh hưởng của nó đối với ngành đang quan tâm. Hầu
hết các nhà quan sát đều nhận định kết quả kinh doanh của một ngành có liên
quan đến từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên điều khiến cho
việc phân tích ngành khó khăn là các chu kỳ kinh doanh của các ngành khác
nhau thì khác nhau và nếu chỉ nhìn vào quá khứ thì sẽ không thấy được xu
hướng phát sinh mà chính nó lại quyết định kết quả kinh doanh của thị trường
trong tương lai.
Chiến lược xoay vòng (Rotation Strategy) là việc chuyển đầu từ từ nhóm
ngành này sang nhóm ngành khác tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh doanh. Để xác
định được ngành nào sẽ có lợi nhuận cao trong giai đoạn tiếp theo của chu kỳ

SV: Đào Thị Thúy

10


Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

kỳ kinh doanh, các nhà đầu tư cần phải xác định và giám sát các biến số chính
liên quan đến chu kỳ kinh tế và các đặc điểm của ngành
Đồ thị 1 cho thấy ngành kinh doanh nào sẽ có lợi nhuận cao hơn trong
từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Vào giai đoạn cuối của suy thoái kinh tế,
các cổ phiếu tài chính sẽ tăng giá vì nhà đầu tư dự đoán lợi nhuận của các
ngân hàng sẽ gia tăng khi nền kinh tế và việc cho vay cùng hồi phục. Cổ
phiếu của các công ty môi giới sẽ là nơi đầu tư hấp dẫn vì doanh số của thu
nhập của loài hình này sẽ tăng khi các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu, các
doanh nghiệp bán nợ và cổ phần, và sự gia tăng sát nhập trong nền kinh tế.
Việc lựa chọn những ngành này giả định rằng khi suy thoái kinh tế kết thúc
nhu cầu vay, việc xây dựng nhà và việc mua bán cổ phiếu sẽ gia tăng. Khi nền
kinh tế bắt đầu hồi phục, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đắt tiền
như ô tô, máy tính, tủ lạnh, máy xén cỏ, máy quạt tuyết sẽ là những nơi thu
hút đầu tư vì niềm tin của người tiêu dùng và thu nhập khi kinh tế đang hồi
phục đều gia tăng. Khi các doanh nghiệp đều nhận thấy là kinh tế đang hồi
phục, họ sẽ nghĩ đến vấn đề hiện đại hoá, sửa sang, nâng cấp và mua sắm các
thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng và giảm chi phí. Vì thế, các
ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng, tư liệu sản xuất (capital goods)
như các nhà sản xuất thiết bị nặng, các nhà sản xuất công cụ máy móc và các
nhà sản xuất máy bay sẽ thu hút đầu tư.
Các ngành kinh doanh có tính chất chu kỳ, với doanh số bán hàng tăng
hay giảm cùng với các hoạt động kinh tế nói chung là những ngành nên đầu

tư trong những giai đoạn đầu của hồi phục kinh tế vì những ngành này sử
dụng nhiều vốn vay, có nghĩa là những ngành này có lợi nhất từ việc tăng
doanh số khi kinh tế phát triển. Những ngành kinh doanh có hệ số đòn bẩy
tài chính cao lại có lợi từ việc tăng doanh số bán hàng.
Thông thường khi chu kỳ kinh doanh đang tiến dần đến đỉnh, tỷ lệ lạm
phát sẽ gia tăng vì cầu bắt đầu vượt cung. Những ngành nguyên liệu cơ bản
như dầu, kim loại, và gỗ vốn là những ngành sử dụng nguyên liệu thô để sản
SV: Đào Thị Thúy

11

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

xuất thành phẩm sẽ là sự lựa chọn của các nhà đầu tư. Bởi vì lạm phát ít có
ảnh hưởng đến chi phí sản xuất các mặt hàng đó và nhà sản xuất có thể tăng
giá bán nên các ngành này có lợi nhuận biên cao hơn.
Trong thời kỳ suy thoái kinh tế một số ngành có kết quả sản xuất kinh
doanh tốt hơn các mặt hàng khác. Các ngành gia dụng như thuốc tân dược,
thức ăn và đồ uống có kết quả kinh doanh tốt hơn các ngành khác trong thời
kỳ suy thoái bởi vì mặc dầu tổng nguồn chi tiêu có thể giảm nhưng người ta
vẫn phải chi tiêu vào các mặt hàng thiết yếu vì thế những ngành (kháng cự)
này nhìn chung duy trì được giá trị. Tương tự như vậy nếu một nền kinh tế
trong nước yếu là nguyên nhân dẫn đến đồng tiền quốc gia yếu thì những
ngành kinh doanh xuất khẩu nhiều sang các nước đang phát triển thì sẽ có kết
quả kinh doanh tốt bởi vì những hàng hoá của họ có lợi thế so sánh về chi phí

ở các thị trường nước ngoài.
Như vậy, chúng ta có thể nhận ra những ngành hấp dẫn đầu tư qua các
giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ không chỉ
dựa vào môi trường kinh tế hiện tại vì trong thị trường hiệu quả giá chứng
khoán đã phản ánh đầy đủ các thông tin trong quá khứ. Đúng hơn là, cần thiết
phải dự đoán sự thay đổi của những yếu tố kinh tế quan trọng tối thiểu từ 3
đến 6 tháng trong tương lai và phù hợp với hoạt động đầu tư. Phần tiếp theo
chúng ta sẽ xem xét một vài yếu tố kinh tế quan trọng có ảnh hưởng như thế
nào đến các ngành khác nhau.
Lạm phát:Lạm phát cao hơn là một yếu tố bất lợi cho thị trường chứng
khoán bởi vì lạm phát cao là nguyên nhân gia tăng lãi suất trên thị trường,
những sự bất ổn về giá cả và chi phí trong tương lai và gây khó khăn cho các
doanh nghiệp không thể tự bù đắp được sự gia tăng chi phí, mặc dù những tác
động tiêu cực này diễn ra đối với hầu hết các ngành kinh doanh, một số ngành
kinh doanh lại có lợi từ lạm phát. Những ngành năng lượng tự nhiên sẽ có lợi
nếu như chi phí sản xuất không tăng cùng với lạm phát bởi vì đầu ra của họ sẽ
bán được với giá cao hơn. Những ngành có đòn bẩy hoạt động kinh doanh cao
SV: Đào Thị Thúy

12

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

sẽ có lợi bởi vì phần nhiều chi phí trong những ngành này là chi phí cố định
giá danh nghĩa trong khi doanh thu lại tăng cùng với lạm phát. Những ngành

có đòn bẩy tài chính cao cũng có thể có lợi bởi vì họ có thể trả nợ bằng đồng
tiền rẻ hơn.
Lãi suất: Sự biến động của lãi suất thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến
hoạt động của doanh nghiệp và các quyết định đầu tư. Những tổ chức tài
chính trong đó có ngân hàng nhìn chung là bị tác động tiêu cực khi lãi suất
tăng cao bởi vì họ rất khó có thể chuyển những khoản phí cao hơn này sang
cho khách hàng gánh chịu. Lãi suất cao rõ ràng là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
các ngành xây dựng công trình, nhà cửa nhưng lại có thể có lợi cho những
ngành kinh doanh cung cấp các mặt hàng cho người sử dụng tự làm lấy. Lãi
suất cao cũng mang lại lợi ích cho những người nghỉ hưu vốn phụ thuộc vào
nguồn thu nhập từ lãi suất.
Kinh tế quốc tế: Các sự kiện trong và ngoài nước đều có thể ảnh hưởng
đến giá trị của đồng USD. Một đồng USD yếu hơn sẽ có lợi cho các ngành
công nghiệp Mỹ bởi vì xuất khẩu của họ sẽ rẻ hơn một cách tương đối ở các
thị trường nước ngoài trong khi hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh nước
ngoài lại đắt ở thị trường Mỹ. Một đồng đôla mạnh hơn lại có tác động ngược
lại. Tăng trưởng kinh tế ở những khu vực hoặc những quốc gia cụ thể sẽ mang
lại lợi ích cho những ngành kinh doanh có hoạt động nhiều ở các vùng đó.
Việc ra đời của các khu vực thương mại tự do như là cộng đồng chung EU
hay là khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ mang lại lợi ích cho những quốc gia
sản xuất hàng hoá và dịch vụ trước kia bị cấm vận quota hay phải chịu thuế
quan vào thị trường các nước trong liên minh.
Sự nhạy cảm của người tiêu dùng: Những người tiêu dùng lạc quan
thường sẵn lòng chi tiêu hoặc vay mượn tiền để mua sắm các loại hàng hoá
đắt tiền như nhà cửa, ôtô, quần áo mới và đồ đạc… Vì vậy hoạt động kinh
doanh của những ngành công nghiệp có tính chất chu kỳ sẽ bị ảnh hưởng bởi

SV: Đào Thị Thúy

13


Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

những thay đổi trong tâm lý tiêu dùng và sự sẵn lòng vay mượn cũng như việc
tiêu tiền của người tiêu dùng
b. Những thay đổi cấu trúc kinh tế và các ngành công nghiệp thay thế
Ngoài những tác động từ nền kinh tế còn có các tác động khác và những
tác động này là một phần của môi trường kinh doanh. Dân số học, thay đổi về
công nghệ và môi trường chính trị, luật pháp cũng có ảnh hưởng quan trọng
lên dòng tiền và mức độ rủi ro của các ngành công nghiệp khác nhau.
Dân số học
Lượng dân số trẻ gia tăng dẫn đến dân số ngày càng gia tăng. Sự gia tăng
dân số sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu dùng của mỗi quốc từ các chiến dịch
quảng cáo các công trình xây dựng nhà cho đến các mối lo ngại về an ninh xã
hội, y tế. Nghiên cứu về dân số học không chỉ tập trung vào vấn đề gia tăng
dân số và độ tuổi. Dân số học còn bao gồm sự phân bổ về mặt địa lý, sự thay
đổi về tín ngưỡng trong xã hội và thay đổi trong phân phối thu nhập. Việc
thay đổi số lượng người ở các độ tuổi khác nhau sẽ có những ảnh hưởng tới
các nguồn lực sẵn có như: Sự thiếu hụt lao động mới sẽ dẫn đến việc tăng chi
phí lao động và gây khó khăn cho việc tìm kiếm những người có trình độ để
thay thế những người nghỉ hưu. Khi dân số ngày càng gìa đi sẽ ảnh hưởng đến
thói quen tiết kiệm của quốc gia bởi vì những người trong độ tuổi 40-60
thường tiết kiệm nhiều hơn những người ít tuổi hơn. Điều này lại là một cơ
hội tốt cho ngành dịch vụ tài chính cung cấp dịch vụ cho những người muốn
đầu tư tiền tiết kiệm của họ. Tương tự như vậy số lượng người lao động trẻ ít

đi và nhiều những người cao tuổi tiết kiệm tiền hơn sẽ là yếu tố tiêu cực đối
với một số ngành như là ngành bán lẻ.
Phong cách sống
Phong cách sống liên quan đến cách sống, làm việc, mua sắm đồ đạc tiêu
dùng hưởng thụ và giáo dục. Người tiêu dùng thường chi tiêu theo xu hướng.
Việc tăng hay giảm các loại quần áo thời trang và các kiểu thời trang phản
ánh độ nhạy cảm của thị trường đối với việc thay đổi thị hiếu tiêu dùng. Việc
SV: Đào Thị Thúy

14

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

gia tăng tỷ lệ ly hôn, các gia đình vợ chồng cùng đi làm, việc chuyển ra sống
ngoài thành phố và việc giải trí, giáo dục dựa trên máy tính có ảnh hưởng đến
rất nhiều ngành kinh doanh bao gồm: Nhà ở, khách sạn, điện thoại di động,
mua hàng qua catalog, dịch vụ và giải trí tại nhà. Một số ngành công nghiệp
thu doanh số bán hàng cao từ việc người tiêu dùng nước ngoài lựa chọn sản
phẩm của họ.
Công nghệ
Các xu hướng phát triển công nghệ có thể gây ảnh hưởng nên rất nhiều
ngành công nghiệp bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ và cách thức sản xuất
phân phối. Như nhu cầu về ôtô đã giảm do sự ra đời của công nghệ điện tử
khởi động bằng dầu. Quy trình kỹ thuật đã thay đổi nhờ có sự ra đời của việc
thiết kế và sản xuất thông qua trợ giúp của máy tính. Những cải tiến liên tục

về các thiết kế trong ngành công nghiệp vi xử lý và bán dẫn đã khiến cho việc
định giá ngành này rất khó khăn. Những cải tiến trong công nghệ xử lý đã cho
phép các xưởng sản xuất thép hoạt động với chi phí thấp như là các nhà sản
xuất thép lớn. Sự tiến bộ về công nghệ cho phép các nhà máy tự sản xuất điện
năng mà không cần phải mua điện từ các nhà cung cấp điện địa phương. Việc
ra đời của xe tải đã làm giảm thị phần của ngành xe lửa trong vận tải đường
dài. Công nghệ thông tin tốc độ cao đã trở thành hiện thực và tạo điều kiện
cho sự kết hợp giữa hệ thống truyền hình cáp và viễn thông. Những thay đổi
trong công nghệ đã thúc đẩy việc đầu tư vào các thiết bị công nghệ như là một
cách thức để cho các doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh. Những ảnh
hưởng trong tương lai của internet là rất lớn.
Ngành công nghiệp bán lẻ là ngành sử dụng công nghệ mới. Một số
người đã dự đoán về một hệ thống bán hàng trong đó cơ sở dữ liệu khách
hàng sẽ giúp tạo ra sự kết nối chặt chẽ hơn giữa người bán hàng và khách
hang. Thay vì việc phải nghiên cứu thị trường để tìm ra xu hướng tiêu dùng
chung những nhà bán lẻ chuyên nghiệp có thể bán sản phẩm đến từng nhóm
khách hàng riêng biệt và giao hang đến tận nơi khách hàng yêu cầu. Công
SV: Đào Thị Thúy

15

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

nghệ cho phép các nhà bán lẻ có thể phi tập trung hoá một cách có tổ chức
hơn và mở rộng mạng lưới tiêu thụ.

Các nhà bán lẻ lớn sử dụng việc quét kí mã hiệu cho các sản phẩm, điều
này cho phép đẩy nhanh quá trình thu tiền và cho phép doanh nghiệp kiểm tra
hàng tồn kho cũng như thị hiếu của khách hàng. Việc sử dụng thẻ tín dụng
cho phép doanh nghiệp theo dõi việc mua sắm của khách hàng và gửi các
thông báo bán hàng đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân. Việc trao đổi dữ liệu
điện tử EDI cho phép các nhà bán lẻ liên hệ theo đường điện tử với các nhà
cung cấp để đặt hàng mới và trả các khoản nợ. Việc chuyển tiền điện tử cho
phép các nhà bán lẻ chuyển vốn một cách nhanh chóng dễ dàng giữa các chi
nhánh và trụ sở chính của ngân hàng.
Chính trị và luật pháp
Bởi vì những thay đổi về chính trị phản ánh các giá trị của xã hội, xu
hướng xã hội ngày hôm nay có thể sẽ trở thành pháp luật, quy định hoặc thuế
của ngày mai. Nhà phân tích ngành cần phải dự đoán và đánh giá được những
thay đổi về mặt chính trị có liên quan đến ngành mà họ nghiên cứu.
Luật pháp và một số quy định là dựa trên những căn cứ về mặt kinh tế.
Do những đặc điểm giới hạn về nguồn lực như là độc quyền tự nhiên, tỉ suất
của những ngành này là do các cơ quan lập pháp xem xét và phê duyệt. Một
số quy định lại bắt nguồn từ các vấn đề xã hội. Chẳng hạn như: Bộ Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc kiểm soát
các loại thuốc mới. Vấn đề an toàn cho người lao động và xã hội là nguồn gốc
cho sự ra đời của Uỷ Ban An toàn sản phẩm cho người tiêu dùng, Ban bảo vệ
môi trường. Đáng chú ý là, những quy định chặt chẽ đối với một ngành công
nghiệp một mặt sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp nhưng mặt khác sẽ gia
tăng rào cản gia nhập vào ngành đó.
Những thay đổi về pháp luật có ảnh hưởng đến rất nhiều ngành. Thay
đổi về chính sách và công nghệ làm cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực

SV: Đào Thị Thúy

16


Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư và dịch vụ đầu tư gắn kết
với nhau hơn.
Các chính sách và luật pháp cũng có ảnh hưởng tới thương mại quốc tế.
Luật về thuế quốc tế, thuế quan, hạn ngạch, cấm vận và các rào cản thương
mại khác có ảnh hưởng nhiều mặt tới nhiều ngành công nghiệp và thương mại
toàn cầu.
Ngành bán lẻ là một trong các ngành bị tác động bởi rất nhiều yếu tố
chính sách. Trước tiên là luật về lương tối thiểu có ảnh hưởng rất lớn tới các
nhà bán lẻ. Yếu tố thứ hai là bảo hiểm sức khoẻ cho người lao động sẽ có ảnh
hưởng rất lớn tới chi phí lao động trong các ngành sử dụng nhiều lao động
như ngành bán lẻ. Thứ ba là, do hàng hoá trước hết phải được đưa đến các
nhà kho, các quy định có liên quan đến chi phí vận chuyển hàng bằng hàng
không, tàu thuỷ hay xe tải sẽ ảnh hưởng tới chi phí của các nhà bán lẻ. Cuối
cùng, các xu hướng giảm thuế quan và hạn ngạch sẽ cho phép người bán lẻ hạ
giá bán điều này sẽ giúp mở rộng việc sản xuất ở ngoài nước (outsourcing).
c. Đánh giá chu kỳ kinh doanh của một ngành: Một công đoạn quan
trong trong phân tích ngành chính là xác định vị trí của ngành trong chu kỳ
sống Số lượng các giai đoạn trong phân tích chu kỳ sống của một ngành phụ
thuộc vào yêu cầu thông tin mà nhà phân tích cần có. Mô hình 5 giai đoạn sẽ
bao gồm:
Giai đoạn 1: Thâm nhập thị trường
Giai đoạn 2: Tăng trưởng nhanh

Giai đoạn 3: Đạt mức tiềm năng
Giai đoạn 4: Ổn định và bão hoà
Giai đoạn 5: Suy thoái

SV: Đào Thị Thúy

17

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Đồ thị 2: Chu kỳ sống của một ngành
Doanh thu

Thời gian
Giai
đoạn 1

Giai
đoạn 2

Giai
đoạn 3

Giai
đoạn 4


Giai
đoạn 5

Phân tích chu kỳ sống của một ngành ngoài việc hữu ích cho dự đoán
doanh số mặt khác còn giúp phân tích lợi nhuận cận biên, mức độ tăng trưởng
thu nhập mặc dù những biến số đo lường lợi nhuận này không nhất thiết phải
biến động cùng chiều với tăng trưởng doanh số bán hàng. Lợi nhuận cận biên
thường đạt đến đỉnh điểm rất sớm trong tổng chu kỳ và sau đó duy trì và giảm
do gia tăng cạnh tranh từ thu hút đầu tư.
Dưới đây mô tả ngắn gọn về ảnh hưởng của các giai đoạn trong chu kỳ
lên tăng trưởng doanh số và lợi nhuận.
- Thâm nhập thị trường: Trong giai đoạn đầu này, thị trường cho sản
phẩm còn nhỏ ngành sẽ có mức tăng doanh số khiêm tốn và lợi nhuận cận
biên rất nhỏ hoặc thậm chí âm. Trong giai đoạn này doanh nghiệp trong
ngành có chi phí quản lý lớn và chi phí cố định trong một đơn vị sản phẩm
cao.
- Tăng tốc: Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, thị trường cho hàng hoá
dịch vụ được mở rộng nhanh chóng. Số lượng doanh nghiệp tham gia ít nên ít
cạnh tranh và các doanh nghiệp có thị phần cao. Lợi nhuận biên rất cao.
Ngành này sẽ gia tăng công suất khi doanh số tăng nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao. Doanh số và lợi nhuận cao do doanh nghiệp ngày càng kinh
SV: Đào Thị Thúy

18

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp


Học Viện Tài Chính

doanh có hiệu quả hơn khiến cho lợi nhuận của ngành tăng mạnh. Trong giai
đoạn này, lợi nhuận có thể tăng trên 100%/năm do thu nhập gốc thấp cộng với
sự tăng mạnh của doanh số bán hàng và lợi nhuận ròng.
- Tiềm năng: Sự phát triển ở giai đoạn 2 giúp đáp ứng phần lớn nhu cầu
về hàng hoá và dịch vụ vủa ngành. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng trong tương lai
có thể trên mức trung bình nhưng không bao giờ tăng đột biến. Ví dụ, nếu nền
kinh tế nói chung tăng trưởng ở mức 8%, doanh số bán hàng của ngành có thể
lên tới 15% hay 20%/năm. Bên cạnh đó, mức tăng mạnh về doanh số và lợi
nhuận cao sẽ thu hút đầu tư vào ngành này, dẫn tới tăng cung và giảm giá bán,
đồng nghĩa với việc lợi nhuận biên sẽ giảm dần về mức trung bình.
- Ổn định và bão hoà: Đây có thể là giai đoạn dài nhất, tốc độ tăng
trưởng của ngành giảm xuống mức tăng trưởng chung của nền kinh tế hoặc
của mức tăng trưởng của cả lĩnh vực kinh doanh. Nhà đầu tư có thế dễ dàng
dự đoán tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này vì doanh số bán hàng biến
động theo các biến cố kinh tế. Mặc dù tăng trưởng theo nền kinh tế nhưng
tăng trưởng lợi nhuận của các ngành là khác nhau vì các ngành có cấu trúc
cạnh tranh khác nhau và sự cạnh tranh giữa các công ty trong cùng một ngành
cũng khác nhau. Cạnh tranh làm giảm lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên vốn sẽ
bằng hoặc hơi thấp hơn mức cạnh tranh.
- Suy thoái: Ở giai đoạn suy thoái, tốc độ tăng trưởng của ngành giảm vì
cầu thay đổi hoặc là gia tăng các mặt hàng thay thế. Lợi nhuận cận biên tiếp
tục suy giảm và một vài doanh nghiệp có lợi nhuận thấp thậm chí là lỗ.
Những doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận thì thường có tỉ suất sinh lời trên vốn
thấp. Cuối cùng các nhà đầu tư sẽ chuyển sang các lĩnh vực khác có lợi nhuận
lớn hơn.
Cho dù có nhiều định nghĩa khác về các giai đoạn của một chu kỳ sống,
cách phân chia nào cũng phải giúp bạn xác định được ngành kinh doanh mà

bạn phân tích đang nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ, vì điều đó sẽ giúp
bạn ước lượng được mức độ tăng trưởng doanh số tiềm năng của nó. So sánh
SV: Đào Thị Thúy

19

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

mức độ tăng trưởng doanh thu bán hàng và thu nhập của ngành với tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế sẽ giúp xác định ngành đó đang thuộc giai đoạn
nào trong chu kỳ.
d. Phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành
Việc phân tích chu kỳ sống của một ngành giúp chúng ta dự đoán doanh
thu, việc phân tích mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ giúp dự đoán thu nhập.
Đặc biệt, yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiềm năng lợi nhuận của một ngành
là mức độ cạnh tranh trong ngành đó, vấn đề này đã được Michael Porter
nghiên cứu.
Cạnh tranh và tỷ suất sinh lời kỳ vọng
Khái niệm về chiến lược cạnh tranh của Porter là việc một doanh nghiệp
tìm kiếm một vị trí có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để có thể tạo ra một
chiến lược cạnh tranh có lợi nhuận, doanh nghiệp trước hết phải xem xét cấu
trúc cạnh tranh cơ bản của ngành vì mức độ lợi nhuận tiềm năng của một
doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của mức độ lợi nhuận của ngành. Sau khi
xác định được cấu trúc cạnh tranh của ngành, bạn cần xác định các yếu tố
quyết định vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp trong cả ngành kinh

doanh.
Cạnh tranh trong một ngành sẽ liên tục vận động làm giảm mức lợi tức
trên vốn đầu tư đến một mức lợi tức sàn hay mức lợi tức có thể kiếm được
trong một ngành “cạnh tranh hoàn hảo của các nhà kinh tế. Mức lợi tức sàn
này hay lợi tức “thị trường tự do” xấp xỉ lãi suất của trái phiếu chính phủ dài
hạn được điều chỉnh thêm rủi ro mất vốn. Các nhà đầu tư sẽ không chấp nhận
mức lợi tức thấp hơn lãi suất này trong dài hạn bởi vì họ có thể đầu tư vào các
ngành khác nhau và những doanh nghiệp thường xuyên thu được lợi nhuận
thấp hơn mức này cuối cùng sẽ phá sản. Việc lợi tức phải cao hơn mức lãi
suất thị trường tự do đã điều chỉnh có vai trò kích thích dòng vốn chảy vào
một ngành qua kênh gia nhập mới hoặc qua đầu tư bổ sung của các đối thủ
cạnh tranh hiện có. Sức mạnh của các yếu tố cạnh tranh trong một ngành
SV: Đào Thị Thúy

20

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

quyết định mức độ của dòng vốn đầu tư này và đẩy lợi tức về phía lãi suất thị
trường tự do và quyết định khả năng của các doanh nghiệp duy trì lợi nhuận
trên mức trung bình này.
Các lực lượng cạnh tranh cơ bản
Theo M.Porter môi trường cạnh tranh của một ngành (mức độ cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong ngành này) quyết định đến khả năng của các
doanh nghiệp trong ngành tạo ra tỉ suất sinh lời trên đồng vốn cao hơn mức

trung bình. Năm yếu tố cạnh tranh- Sự gia nhập, sự đe dọa của sản phẩm thay
thế, sức mạnh mặc cả của khách hàng, sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp và
cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có- phản ánh thực tế là cạnh tranh trong một
ngành không chỉ bao gồm những doanh nghiệp hiện có trong ngành. Khách
hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế và đối thủ gia nhập tiềm năng đều là
những “đối thủ cạnh tranh” của các doanh nghiệp trong ngành và có vai trò
khác nhau phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tất cả năm yếu tố cạnh tranh
này cùng quyết định cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành và
yếu tố mạnh nhất sẽ đóng vai trò thống trị và trở nên quan trọng đối với việc
hoạch định chiến lược.

SV: Đào Thị Thúy

21

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Đồ thị 3. Những yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành

- Nguy cơ từ doanh nghiệp mới gia nhập ngành
Những doanh nghiệp mới gia nhập một ngành sẽ mang theo năng lực sản
xuất mới, khát vọng chiếm thị phần và thường là nhiều nguồn lực đáng kể.
Mối nguy cơ gia nhập mới trong một ngành phụ thuộc vào những hàng rào
gia nhập hiện có, cùng với phản ứng từ những đối thủ hiện có mà doanh
nghiệp gia nhập mới có thể dự đoán. Nếu các hàng rào đủ lớn hoặc doanh

nghiệp mới đến dự đoán được sự trả đũa mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh
hiện có, nguy cơ từ doanh nghiệp mới gia nhập ngành sẽ thấp. Những rào cản
gia nhập, ví dụ như giá thấp tương đối so với chi phí, sẽ khiến các doanh
nghiệp khác khó thâm nhập thị trường của ngành đó. Các rào cản gia nhập
khác bao gồm vốn đầu tư lớn hay phải có sẵn nguồn vốn. Tương tự như vậy,
lợi ích về quy mô cũng là một rào cản hạn chế các doanh nghiệp mới gia
nhập. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp mới cũng sẽ hạn chế tham gia vào
ngành đòi hỏi phải có mạng lưới phân phối rộng khắp vì các hợp đồng phân
phối là độc quyền. Chi phí chuyển đổi sản phẩm cao ví dụ như việc thay đổi
SV: Đào Thị Thúy

22

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

hệ thống máy tính hay hệ thống điện thoại cũng giữ cho mức độ cạnh tranh
trong một ngành ở mức thấp. Các chính sách của Chính phủ cũng làm hạn chế
sự tham gia vào một ngành do yêu cầu về cấp phép hoạt động hay hạn chế thu
mua nguyên vật liệu (than, …). Nếu không có các rào cản trên, các đối thủ
cạnh tranh sẽ dễ dàng gia nhập thị trường và cạnh tranh sẽ gia tăng khiến cho
tỷ suất lợi nhuận của ngành giảm.
- Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
Cạnh tranh giữa những đối thủ hiện tại cũng giống như là ganh đua vị trí,
sử dụng những chiến thuật như cạnh tranh về giá, chiến tranh quảng cáo, giới
thiệu sản phẩm và tăng cường dịch vụ khách hàng hoặc bảo hành. Cạnh tranh

xảy ra bởi vì các đối thủ cảm thấy áp lực hoặc là nhìn thấy cơ hội cải thiện vị
trí. Trong hầu hết ngành, hành vi cạnh tranh của một doanh nghiệp có ảnh
hưởng rõ rết đến các đối thủ và do đó có thể kích động sự trả đũa hoặc những
nỗ lực chống lại những hành vi đó, nghĩa là các doanh nghiệp có sự phụ thuộc
lẫn nhau. Mức độ cạnh tranh sẽ gia tăng khi trong ngành có nhiều doanh
nghiệp có quy mô bằng nhau một cách tương đối. Khi dự đoán số lượng và
quy mô của các doanh nghiệp cần phải tính đến cả các doanh nghiệp nước
ngoài. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng chậm sẽ khiến các đối thủ trên thị
trường tìm cách mở rộng thị trường và do đó gia tăng cạnh tranh. Chi phí cố
định cao sẽ đặt ra nhu cầu phải bán hàng ở mức công suất tối đa, điều này sẽ
dẫn tới việc giảm giá và gia tăng cổ phiếu. Cuối cùng cần phải nghiên cứu các
rào cản rút lui khỏi thị trường ví dụ như các biện pháp đặc biệt hoặc hợp đồng
lao động. Những biện pháp này sẽ giữ các doanh nghiệp không chuyển đổi
được ngành mặc dù tỉ suất sinh lời của ngành dưới mức trung bình hoặc âm.

SV: Đào Thị Thúy

23

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

Bảng 1: Các hàng rào và mức lợi nhuận
Hàng rào rút lui
Thấp
Hàng rào ra nhập


Cao

Lợi nhuận thấp,
Thấp Lợi nhuận thấp, ổn
rủi ro
định
Lợi nhuận cao, ổn Lợi nhuận cao, rủi
Cao
định
ro

Trường hợp tốt nhất theo quan điểm lợi nhuận của ngành là trường hợp
có hang rào gia nhập cap nhưng hàng rào rút lui khỏi ngành lại thấp. Trong
ngành này, nguy cơ có kẻ gia nhập ngành được hạn chế và những đối thủ
cạnh tranh không thành công sẽ rời khỏi ngành. Khi cả hàng rào gia nhập và
hàng rào rut lui đều cao, ngành có tiềm năng lợi nhuận cao nhưng thường gắn
với rủi ro cao, mặc dù nguy cơ gia nhập bị kiểm soát các doanh nghiệp không
thành công vẫn ở lại và tranh đấu trong ngành. Trường hợp tồi tệ nhất là khi
hàng rào gia nhập ngành rất thấp nhưng hàng rào rút lui lại cao, khi đó việc
gia nhập ngành rất dễ dàng và các doanh nghiệp sẽ bị thu hút vào ngành khi
kinh tế tăng trưởng bùng nổ hoặc khi có những lợi nhuận ngắn hạn bất ngờ
nhưng công suất trong ngành sẽ không giảm đi khi tình hình kinh doanh xấu
đi. dẫn đến tình trạng dư thừa công suất làm cho lợi nhuận trong ngành
thường xuyên ở mức thấp.
- Áp lực từ những sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế hạn chế tiềm năng lợi nhuận của một ngành bằng
cách áp đặt mức giá trần mà các doanh nghiệp trong ngành có thể bán. Sản
phẩm thay thế càng có giá hấp dẫn, áp lực lên lợi nhuận của ngành càng lớn.
Xác định các sản phẩm thay thế là việc tìm những sản phẩm khác có thể thực

hiện cùng một chức năng như sản phẩm của ngành. Đôi khi, đây là một công
viêc tinh vi và đưa nhà phân tích đến những ngành dường như khác xa ngành
đang nghiên cứu. Chẳng hạn như, các nhà môi giới chứng khoán đang ngày
càng phải đối mặt với những sản phẩm thay thế như bất động sản, bảo hiểm,
SV: Đào Thị Thúy

24

Lớp: CQ45/17.02


Luận văn tốt nghiệp

Học Viện Tài Chính

các quỹ thị trường tiền tệ. Sản phẩm thay thế đáng được chú ý nhất là những
sản phẩm đang có xu hướng cải thiện đánh đổi giá-chất lượng với sản phẩm
của ngành hoặc được các ngành có lợi nhuận cao sản xuất.
- Sức mạnh mặc cả từ khách hàng
Khách hàng cạnh tranh với ngành bằng cách ép giá xuống, mặc cả đòi
chất lượng cao hơn hay nhiều dịch vụ hơn và buộc các đối thủ phải cạnh tranh
với nhau tất cả đều làm giảm lợi nhuận của ngành. Sức mạnh của mỗi nhóm
khách hàng quan trọng trong ngành phụ thuộc vào nhiều đặc trưng của thị
trương và vào tầm quan trọng tương đối của lượng mua từ ngành trong tổng
thể hoạt động kinh doanh. Người mua sẽ có lợi thế hơn khi họ mua với số
lượng lớn tương đối so với sức cung của một người mua .Doanh nghiệp bị chi
phối lớn nhất sẽ là doanh nghiệp chỉ có một khách hàng ví dụ như nhà cung
cấp thiết bị cho các hãng sản xuất bộ phận ô tô hay các nhà phát triển phần
mềm. Người mua sẽ quan tâm nhiều đến giá của các vật liệu chiếm tỷ trọng
cao trong tổng chi phí. Họ sẽ càng thận trọng hơn nếu như họ cảm thấy áp lực

chi phí từ phía khách hàng của mình. Những người mua nắm rõ được chi phí
của người bán sẽ có khả năng thương lượng giá tốt hơn, ví dụ như các công ty
tự sản xuất được một phần nguyên liệu phục vụ sản xuất và chỉ mua bổ sung
thêm từ các nhà cung cấp khác.
- Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp
Các nhà cung cấp có thể thể hiện sức mạnh mặc cả đối với các thành
viên trong một ngành bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ. Các nhà cung cấp hùng mạnh có thể bằng cách đó vắt kiệt
lợi nhuận trong một ngành nếu ngành đó không thể tăng giá bán để bù đắp sự
gia tăng chi phí đầu vào. Ví dụ bằng cách tăng giá, các công ty hóa chất đã
gây ra sự xói mòn lợi nhuận của các công ty sản xuất hộp xịt bởi vì các nhà
sản xuất hộp xịt có rất ít khả năng tăng giá do phải đối phó với cạnh tranh
căng thẳng với sản phẩm do khách hàng của doanh nghiệp tự sản xuất.Chúng
ta thường nghĩ các nhà cung cấp là các doanh nghiệp nhưng người lao động
SV: Đào Thị Thúy

25

Lớp: CQ45/17.02


×