Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giáo trình tóm tắt bài giảng văn học xô viết phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.99 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F7G

GIÁO TRÌNH
TÓM TẮT BÀI GIẢNG

VĂN HỌC XÔ VIẾT

NGUYỄN VĂN KHA


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

-1-

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................ - 3 Bài 1: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 90 (THẾ KỶ XIX ĐẾN 1917) .... - 4 I. Bối cảnh lòch sử xã hội ........................................................................ - 4 II. Tình hình văn học .............................................................................. - 6 1. Khuynh hướng văn học lãng mạn cách mạng ................................ - 6 2. Khuynh hướng văn học hiện thực phê phán ................................... - 8 3. Trào lưu văn học hiện đại trong văn học Nga những năm giao thời ... 11 Bài 2: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 20.............................................. - 14 I. Bối cảnh lòch sử................................................................................. - 14 II. Tình hình văn học ............................................................................ - 14 1. Sự phân hoá đội ngũ nhà văn ....................................................... - 14 2. Thể loại thích hợp với hoàn cảnh cách mạng lúc này là thơ và kòch .. 14 3. Sự đổi mới văn học trong những năm 20 ..................................... - 15 Bài 3: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC CỦA M. GORKI
.................................................................................................................. - 20 I. Thuật ngữ: quan niệm về con người trong văn học........................... - 20 II. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian và văn
học viết trước Cách mạng tháng Mười ................................................. - 21 1. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian - 21 2. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học cổ điển phương
Tây và văn học Nga thế kỉ XIX ....................................................... - 22 III. Quan niệm của M. Gorki về con người trong nền văn học mới – văn
học hiện thực xã hội chủ nghóa............................................................. - 23 1. Cơ sở xã hội của quan niệm mới về con người ........................... - 23 2. Yêu cầu của việc khám phá, thể hiện con người trong nền văn học
mới sau Cách mạng tháng Mười ...................................................... - 24 Bài 4: VLIMIA MAI A KOVSKI (1893 – 1930)............................... - 28 I. Tính chất sử thi trong thơ Maia......................................................... - 28 II. Tính chất trào phúng trong thơ Maia ............................................... - 30 III. Một bộ phận trong thơ ca của V. Maiacovski gây ấn tượng mạnh mẽ
cho độc giả đó là chùm thơ Maiacovski viết về nước ngoài ................ - 30 IV. Nghệ thuật thơ Mai a ..................................................................... - 31 1. Nhòp điệu trong thơ ...................................................................... - 31 2. Sự kết hợp giữa chất trữ tình và tự sự ........................................... - 31 3. Tính chất “khẩu ngữ” trong ngữ điệu và ngôn ngữ thơ............... - 31 -

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết


-2-

4. Kết luận........................................................................................ - 32 Bài 5: BORIS PASTERNAK (1890 – 1960)............................................ - 33 I. Tiểu sử và sự nghiệp của B. Pasternak............................................. - 33 II. Quan niệm nghệ thuật của B. Pasternak ......................................... - 35 1. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống, nghệ thuật gắn bó với sự thụ cảm
cuộc sống ......................................................................................... - 35 2. Nghệ thuật là cơ quan trực giác, nhà thơ là nhân chứng, người song
hành cùng lòch sử ............................................................................. - 38 3. Sự gặp gỡ giữa cái nhất thời và cái vónh cửu, sự thâm nhập của thực
tại lòch sử vào vũ trụ thiên nhiên qua cái nhìn của B. Pasternak ..... - 41 4. Quan niệm đạo đức thẩm mó của B.Pasternak ............................. - 43 Bài 6: MIKHAIN APHANAXIÊVITS BUNGACỐP VÀ TÁC PHẨM NGHỆ
NHÂN VÀ MARGARÍTA ....................................................................... - 45 I. Tiểu sử và sự nghiệp của Mikhain Aphanaxiêvits Bungacốp .......... - 45 II. Tác phẩm Nghệ nhân và Margaríta................................................. - 47 1. Sự kết hợp yếu tố huyền ảo và hiện thực trong tác phẩm ............ - 48 2. Vấn đề sứ mệnh của người nghệ só trong xã hội hiện tại ............. - 48 3. Vấn đề thiện - ác .......................................................................... - 50 4. Nghệ nhân và Margarita- cuốn sách châm biếm cuộc sống ở
Mátxcơva những năm 20-30 ............................................................ - 53 NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CỦA HỌC PHẦN VĂN HỌC NGA THỜI
KỲ XÔ VIẾT ........................................................................................... - 56 -

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

-3-

LỜI NÓI ĐẦU
Dẫu còn những quan điểm khác nhau trong việc đánh giá nền văn học Xô
Viết, nhưng một điều có thể khẳng đònh: Liên Xô là một cường quốc văn chương. Bắt
đầu từ M.Gorki, một phương pháp sáng tác mới được hình thành- chủ nghóa hiện
thực xã hội chủ nghóa. Qua các giai đoạn phát triển, với sự đóng góp của các nhà
văn lớn như V. Maiacovski, M.Solokhov, M.Bungacov, B.Pasternak, v.v… văn học Xô
Viết ngày càng phong phú, đa dạng, thực sự trở thành một trong những đỉnh cao của
văn học nhân loại thế ky ûXX.
Để đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên hệ chính quy và tại chức về học
phần Văn học XôViết, chúng tôi biên soạn Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết .
Với thời lượng cho phép, giáo trình chỉ tập trung giới thiệu các nhà văn tiêu

biểu với nhũng đóng góp chính của họ cho văn học và cho đời sống xã hội sau
Cách mạng tháng Mười.
Như tên gọi của nó, đây chỉ là Tóm tắt bài giảng, là cái khung, cái sườn để
hình thành nên bài giảng khi giáo viên giảng bài. Đối với sinh viên, Tóm tắt bài
giảng là hướng đi để sinh viên tiếp nhận bài giảng trên lớp và tiếp tục học tập,
nghiên cứu theo đề cương. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của học phần này, ngoài tài
liệu Tóm tắt bài giảng, người học cần phải đọc giáo trình, đọc các tác phẩm văn
học, đọc các công trình nghiên cứu về các tác giả và tác phẩm theo hướng dẫn của
giáo viên.
Đà Lạt, ngày 23 tháng 4 năm 2002
Người biên soạn

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

-4-

BÀI 1: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 90 (THẾ KỶ XIX ĐẾN
1917)
I. Bối cảnh lòch sử xã hội
Nét nổi bật về tình hình xã hội ở nước Nga những năm 90 (thế kỷ XIX) đến
1917 là sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và phong trào công nhân; là mâu thuẫn
quyết liệt giữa giai cấp vô sản, quần chúng nhân dân lao động với chế độ nông nô
chuyên chế và giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này đẩy nước Nga lâm vào tình cảnh
chiến tranh với các nước bên ngoài, nội chiến và sự bùng nổ cách mạng…
Giai đoạn phát triển của chủ nghóa tư bản ở nước Nga từ 1861 – 1917. Trong

40 năm đầu, sản lượng công nghiệp ở nước này đã phát triển gấp 7 lần. Có những
ngành như khai khoáng, luyện kim, giao thông vận tải, ngân hàng đã phát triển
ngang với nước Pháp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghóa là sự trưởng thành
của phong trào công nhân cả về tổ chức lẫn ý thức chính trò.
Các tổ chức Mác xít đầu tiên là tổ chức Hội liên hiệp công nhân miền bắc
nước Nga (1876), Hội liên hiệp công nhân miền nam nước Nga (1878). Sau khi tốt
nghiệp trường luật, Lênin đã thành lập Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp
công nhân Nga (1895). Đây là tổ chức Mác xít đầu tiên có kỷ luật, có cương lónh
họat động, có hệ tư tưởng ( triết học Mác). Từ đây, bắt đầu thời kì giai cấp vô sản
tham gia phong trào đấu tranh giải phóng ở Nga. Giai cấp công nhân trở thành lực
lượng chủ chốt lãnh đạo phong trào cách mạng thay cho tầng lớp trí thức phi quý
tộc ( những người Dân chủ cách mạng). Lê nin trở thành lãnh tụ được công nhận
của các nhà Mác xít Nga. Lênin cho rằng, cuộc cách mạng ở Nga đang chín muồi
là cuộc cách mạng về nội dung là dân chủ tư sản. Phương tiện và động lực cách
mạng là phong trào công nhân liên minh với quần chúng nhân dân, khi có điều kiện
sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghóa.
Cuộc cách mạng ở Nga đang đến gần thì Nhật bất ngờ tấn công hải quân Nga
ở cảng Lữ Thuận. Chiến tranh càng bộc lộ sự mục ruỗng của chế độ Nga hoàng.
Nhưng nhân dân vẫn còn tin vào lòng tốt của Ni cô lai II. Ngày 9 –1 – 1905, cảnh
sát Nga hoàng đàn áp đoàn biểu tình của công nhân ở Pêtécbua đã gây nên làn
sóng căm phẫn trong cả nước. Phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng lên
cao; gắn đấu tranh chính trò với khởi nghóa vũ trang. Trong cao trào cách mạng
1905- 1907, lần đầu tiên xuất hiện chính quyền XôViết. Cuộc Cách mạng này trở
thành sự kiện lớn không những trong lòch sử nước Nga mà cả trên thế giới.
Sau cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất (1905 – 1907), Nga hoàng trút sự bực
tức lên phong trào công nhân. Thủ tướng Nga Xtôlưphin tuyên bố ruộng đất vẫn
thuộc quyền sở hữu của đòa chủ; nuôi dưỡng ở nông thôn một giai cấp bảo thủ có
ruộng đất riêng là bọn Cu lắc.
Nhưng tình hình nước Nga không còn giống trước 1905, Nga hoàng không thể

quay trở lại chế độ trước đây.

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

-5-

Bắt đầu một cao trào cách mạng mới. Mùa hè năm 1914, các cuộc bãi công
của công nhân đã có quy mô lớn hơn năm 1905. Cuộc cách mạng mới – cách mạng
Xã hội chủ nghóa đang đến và chỉ chậm vài năm vì nổ ra chiến tranh thế giới thứ I.
Cách mạng Xã hội chủ nghóa diễn ra ở nước Nga là do những điều kiện kinh
tế, chính trò, văn hoá lòch sử của đất nước này.
Về trình độ sản xuất công nghiệp, nước Nga giữ vò trí thứ 5 trên thế giới sau
Mỹ, Đức, Pháp và Anh, vượt lên trước Nhật.
Cuối thế kỉ XIX, nước Nga hình thành một lực lượng xã hội có sức đánh đổ
chế độ nông nô chuyên chế lạc hậu, đó là liên minh của giai cấp vô sản với giai cấp
nông dân, đứng đầu là đảng của giai cấp vô sản do Lênin sáng lập.
Cuối cùng, trong nước Nga đã xuất hiện những tiền đề văn hoá, lòch sử cho sự
xuất hiện chế độ mới, thể hiện ở các lónh vực sau:
Nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nền khoa học Nga đã thu được những
thành tựu xuất sắc. Ví dụ: những công trình nghiên cứu của trường phái toán học
Sêbưsep, thành tựu của ngành hàng không do Ducốpxki dẫn đầu, nghiên cứu của
Menđelêep phát hiện ra đònh luật tuần hoàn, nghiên cứu của Paplốp về hoạt động
thần kinh cao cấp của người và động vật.
Về xã hội, các công trình của Lênin như Sự phát triển của chủ nghóa tư bản
Nga (1899), Chủ nghóa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghóa tư bản (1916), …

trở thành những tác phẩm cơ bản trong sự phát triển khoa học, kinh tế, xã hội Mác
xit thế giới.
Trên lónh vực văn học, nghệ thuật ( âm nhạc, hội hoạ), nước Nga có đại diện
các phương hướng và trường phái khác nhau làm phong phú thêm kho tàng văn học,
nghệ thuật thế giới.
Văn học: chủ nghóa hiện thực đã phát triển rầm rộ thành một trào lưu với tên
tuổi của A. Puskin, N.Gôgôn, I.Tuốc ghê nhép, L.Tôn xtôi, P.M. Đôxtôiepxki, San
tưcov Sedrin, A. Sê khốp,v.v…
Âm nhạc: M. Glin ca, nhạc só có những tác phẩm mang tính nhạc dân tộc sâu
sắc, Nhóm nhạc “hùng vó” với tên tuổi của Bôrôđin, nhạc kòch dân tộc của Mu
xooc xki, Rim xki Coocxacôp (ca kòch thần thoại). Đặc biệt, nhạc só Traicốpxki đã
để lại di sản lớn về âm nhạc cho nước Nga (nghệ thuật sân khấu với ca kòch trữ tình
bi thảm).
Hội hoạ nổi bật với tên tuổi của Cram xcôi, Ivanov, Repin, Trechiacov,
Levintan ….
Nước Nga có đóng góp rất lớn vào kho tàng văn hoá thế giới thời kì cuối thế
kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Đồng thời, trong nước tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa những
thành tựu khoa học, văn hoá rất phát triển, trong khi cuộc sống của quần chúng
nhân dân tối tăm, cùng cực. Đầu thế kỉ XX, đại diện xuất sắc của phong trào đấu
tranh của quần chúng nhân dân, đó là giai cấp vô sản đang thèm khát tri thức văn
hoá, cũng đã thấy rõ tính chất tai hại của sự ngăn cách này. Đây là một nhân tố thôi
thúc họ đấu tranh chống chế độ bóc lột.

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết


-6-

Bò lôi cuốn vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (bắt đầu từ mùa hè năm
1914), nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Do phải chạy đua sản
xuất vũ khí, quân trang phục vụ chiến tranh, nạn khan hiếm lương thực là nguy cơ
thường trực.
Phong trào quần chúng chống chiến tranh và chống chế độ sa hoàng đã lan
rông sang cả quân đội.
Đất nước lại đứng trước cuộc cách mạng mới. Cuộc cách mạng này nổ ra ngày
23 – 2 (tức ngày 8 –3 lòch mới) năm 1917. Mở đầu bằng cuộc bãi công của công
nhân nhà máy Putilov ở Pêterbua. Nhiều nơi công nhân thành lập các XôViết,
nhưng quyền lãnh đạo thuộc về các đảng tiểu tư sản (hình thức tồn tại này gọi là
chế độ hai chính quyền song song). Chính phủ tư sản lâm thời thành lập, Nga hoàng
Ni cô lai II phải tuyên bố thoái vò (ngày 3 -3)
Ngày 27 –3 – 1917, Lênin rời Th Só về nước để lãnh đạo cuộc đấu tranh
cách mạng.
Dưới sự lãnh đạo của Lênin, cuộc khởi nghóa giành chính quyền về tay giai
cấp vô sản đã kết thúc trong hai ngày 24 – 25 / 10 – 1917 (lòch mới 6 –7/ 11 1917). Cuộc nội chiến đã kết thúc bằng việc chiếm cung điện Mùa đông.

II. Tình hình văn học
Trong tình hình đất nước đang biến chuyển dẫn đến sự kiện làm rung chuyển
thế giới, “tất cả đều bò lôi cuốn vào cuộc đấu tranh chính trò” (Lênin)
Trong bối cảnh lòch sử xã hội như vậy, bức tranh văn học Nga những năm đầu
thế kỉ XX, trước Cách mạng tháng Mười là bức tranh rất phức tạp, gồm nhiều màu
sắc đối chọi nhau mạnh mẽ.

1. Khuynh hướng văn học lãng mạn cách mạng
Gorki là ngôi sao vừa xuất hiện đã sáng trên “bầu trời” văn học Nga với tư
cách là người mở đầu dòng văn học lãng mạn cách mạng. Từ năm 1892, Marxim
Gorki (1868 - 1936) đã bước lên văn đàn với tư cách là một nhà văn của quần

chúng lao khổ. Đến 1905, Gorki đã là tác giả của Phoma Gordeep, Ba con người,
Bọn trưởng giả, Dưới đáy, … Những tác phẩm trong đó cảm hứng khẳng đònh sự ra
đời tất yếu của xã hội mới, xã hội chủ nghóa nổi bật lên rõ rệt. Nếu trong Phoma
Gordeev, qua lời của một nhân vật, nhà văn đã khẳng đònh vai trò, sứ mệnh lòch sử
của giai cấp vô sản trong thời đại mới, thì trong vở kòch Bọn trưởng giả, người thợ
máy Nhin đã được đặt ở vò trí trung tâm của tác phẩm. Người thanh niên vô sản đó
lớn tiếng khẳng đònh chân lý mới của thời đại: “Ai lao động người ấy là chủ!”
“Hiện tượng Gorki” đã được Lênin chăm chú theo dõi, chăm lo với tất cả
niềm hân hoan, nhiệt tình. Năm 1902, trong bài Khởi đầu của những cuộc biểu
tình, Lênin phản đối chính quyền Nga hoàng trục xuất Gorki khỏi thành phố quê
hương, trục xuất “một nhà văn nổi tiếng Châu Âu mà tất cả vũ khí là ở tiếng nói tự
do” (Lenin)
Cùng với Gorki có nhà văn xuất sắc Xeraphimovits.

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

-7-

Xeraphimovits là sinh viên khoa Toán – Lý trường Đại học Peterbua. Ông
từng bò lưu đày vì tham gia nhóm thanh niên tiến bộ chống chế độ Nga hoàng.
Năm 1901 – xuất bản tập truyện ngắn đầu tiên.
Năm 1902 – tham gia nhóm nhà văn tiến bộ do Gorki sáng lập. Sau này trở
thành người bạn gần gũi của Gorki.
Trong thời kì sáng tác đầu tiên, nhà văn quan tâm đến những “con người nhỏ
bé” (nông dân, dân chài, thợ mỏ, thợ đường sắt)

Trước Cách mạng tháng Mười, thành tựu nghệ thuật xuất sắc nhất của Xera
phimovits là tiểu thuyết Thành phố trên thảo nguyên (1910)
Trên thảo nguyên rộng lớn, một thành phố ra đời, ngày càng phát triển.
Chính quá trình phát triển đó đã tác động mạnh mẽ đến những quan hệ giữa người
với người trong thành phố.
Qua cuộc đấu tranh kinh tế, những người thợ được miêu tả trong cuốn tiểu
thuyết không còn là “những con người bé nhỏ” như trong truyện ngắn thời kì đầu
của ông.
Tác phẩm cũng đã khắc hoạ thành công chân dung những tên tư sản, những
kẻ đang hãnh tiến với lối sống bóc lột tàn nhẫn, hưởng thụ đến sa đoạ như Coroov
Demian Betnưi (1883 - 1945). Tên thật là Ephin Priđvorov. Ông bước vào
văn đàn khá sớm và đến 1912 lấy bút danh là D. Betnưi (nghèo khổ), là cộng tác
viên của báo “Ngôi sao” (Tờ báo của đảng Bôn sê vích). Năm 1912 vào đảng Bôn
sê vích.
Ngay trong thời kì đầu, thơ của Priđvorov luôn gắn với những vấn đề xã hội,
chính trò. Tiếng thơ của ông là tiếng nói phản đối những bất công trong xã hội Nga
đương thời. Do ảnh hưởng của phái Dân tuý nên thơ của ông viết về nông dân cũng
đượm âm điệu đau buồn thương xót.
Từ khi bắt gặp ánh sáng của đảng Bonsevits, cảm hứng nghệ thuật của ông
tập trung vào việc thúc đẩy quá trình tự ý thức cách mạng của quần chúng lao động
Nga.
Để tránh lưỡi kéo kiểm duyệt báo chí của chính quyền, Bet nưi nắm lấy thể
loại thơ ngụ ngôn và sử dụng nó như một vũ khí chiến đấu kòp thời, linh hoạt.
Những nhân vật quen thuộc như chó, cáo, sư tử, cừu … dưới ngòi bút của ông chúng
có màu sắc chính trò rõ rệt.
Đấu tranh chống lại chủ trương tiếp tục chiến tranh của những đại biểu của
giai cấp tư sản và đòa chủ trong chính phủ lâm thời, Bet nưi kòp thời viết bài thơ
Lệnh thì truyền nhưng sự thật thì dấu với dáng dấp một bài vè dân gian để dễ
phổ biến trong nhân dân:
Lệnh truyền rằng phải đi chiến đấu!

“Vì đất đai hãy đứng dậy kiên cường”
Đất của ai? Điều này thì dấu
Đất của đòa chủ ai chẳng tỏ tường!
Lệnh truyền rằng phải đi chiến đấu!

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

-8-

“Muôn năm tự do! Tự do muôn năm!”
Tự do của ai? Điều này thì dấu
Chắc chắn rằng chẳng phải của nhân dân …
Bài thơ trên của Bét nưi truyền đi khắp nơi, một tờ báo đương thời phải la lên
là 16 câu thơ của Bet nưi “chứa nước và thuốc độc” đang làm tan rã nhiều đơn vò
binh só.
Ngoài Demian Betnưi còn có các nhà thơ Bordanov, Gơmưrev, Odinxov, Masirov – Xam Bưtkin … Những nhà thơ này trước hết là những chiến só cách mạng.
Họviết để tuyên truyền cách mạng, viết để đóng góp tiếng nói của mình vào báo
chí của Đảng, viết để nói lên lòng căm thù, những hi vọng, niềm tin của giai cấp,
của bản thân.
+ Đặc điểm nổi bật của thơ ca lãng mạn cách mạng
Khác hẳn với thơ ca cách mạng trước đó (thơ của những nhà thơ tháng Chạp,
các nhà thơ Dân tuý), thơ ca theo khuynh hướng lãng mạn cách mạng là niềm tin
yêu, lạc quan thấm sâu quan điểm lòch sử vững chắc. Đây là những câu thơ trong
Bài ca tháng Năm của một tác giả vô danh:
Cả thiên nhiên đang tươi trẻ lại,

Tất cả nở hoa, tất cả biếc xanh!
Chào tháng Năm!
Mặc cho thế giới cũ run sợ cầu kinh
Còn chúng ta tưng bừng cười hát!…
Thơ ca vô sản thực sự đánh dấu sự ra đời của một nhân vật trữ tình hoàn toàn
mới trong thơ ca Nga – con người lao động lành mạnh, khoẻ khoắn, tự tin ở khả
năng lao động sáng tạo của mình, vươn lên để làm chủ vận mệnh, làm chủ lòch sử.
Nhựơc điểm của thơ ca vô sản: không có thành tựu nghệ thuật đáng kể, nội
dung chưa đa dạng, phong phú.

2. Khuynh hướng văn học hiện thực phê phán
Bên cạnh các cây bút nổi tiếng như L. Tolstoi, A.Sêkhov, xuất hiện các cây
bút trẻ như A. Tolstôi, Verexaev, Cuvrin, Bunhin …
Cảm hứng chủ đạo của dòng văn học này vẫn là phê phán, tố cáo chế độ xã
hội đương thời. Sự dã man, tàn bạo của tầng lớp thống trò, sự suy sụp thảm hại tầng
lớp quý tộc, tình cảnh khốn cùng của nông dân Nga, của quần chúng lao động, tình
trạng bế tắc và thoái hoá về tư tưởng của tầng lớp trí thức thượng lưu, ù đã được
phản ánh trung thực trong những tác phẩm xuất sắc của những nhà văn hiện thực
phê phán.
A. Tôn xtôi, Bu nhin đi sâu vào hiện thực nông thôn, dựng lại cảnh suy sụp
của “những tổ ấm quý tộc”. Ngòi bút của A. Tolstoi phê phán, châm biếm, trái lại
tâm trạng của Bu nhin lại luyến tiếc, xót xa.
Trong những tác phẩm của Vêrêxaev, nhân vật chính là những người trí thức
trước những lớp sóng của phong trào đấu tranh xã hội. Cuprin tập trung vào thân

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn



Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

-9-

phận những “con người bé nhỏ” với phẩm hạnh trong sáng bò đày đoạ trong xã hội
tư bản ngột ngạt.
Trong số những nhà văn thuộc dòng hiện thực phê phán, A.Tolstôi là trường
hợp tiêu biểu cho những nhà văn chân thành nhận ra những hạn chế, lầm lạc trong
ý thức, tư tưởng của mình, kiên trì tự phấn đấu để ngòi bút sáng tạo của mình thực
sự phù hợp với những yêu cầu rất cao của thời đại cách mạng .
+Verexaev (1867 - 1945) là một bác só y khoa. Những tác phẩm thời kì đầu
của ông đã nổi bật lên chủ đề (mà Vê ra xa ep quan tâm nhất): người trí thức và tổ
quốc Nga, con đường đi và vận mênh của người trí thức trong xã hội Nga. Truyện
Bế tắc ( in năm 1894), đã gây nhiều chú ý cho dư luận. Nhân vật chính của truyện
là bác só Secanov, một trí thức trung thực, luôn dằn vặt, đau xót trước tình trạng
nhân dân đói khổ, cay cực, nhưng chưa tìm được con đường đúng đắn để thực hiện
hoài bão chân chính của mình.
Đề tài về người trí thức được tác giả tiếp tục khai thác trong Bước ngoặt,
Đến với cuộc sống. Đặc biệt, Bút kí của một bác só (1901) đã gây nên sự tranh
cãi. Qua lời một bác só trẻ tuổi, tác giả vạch rõ những thiếu sót nghiêm trọng trong
việc giáo dục, đào tạo những sinh viên ngành y khoa, tố cáo chính quyền không hề
quan tâm đến sức khoẻ, tính mạng của quần chúng.
Năm 1904, chiến tranh Nga – Nhật nổ ra, ông đi ra mặt trận, tập truyện ngắn
và bút kí xuất sắc Trong chiến tranh ra đời. Sau Cách mạng tháng Mười, Vere
xaev tích cực tham gia vào công việc xây dựng nền văn hoá mới. Năm 1943 chính
phủ Liên Xô trao tặng ông giải thưởng Stalin hạng nhất.
+ Cuvrin (1870 - 1938). Xuất thân từ một gia đình công chức nhỏ, bố mất
sớm, Cuprin trải qua thời thơ ấu trong trại mồ côi. Lớn lên, tốt nghiệp trường quân
sự, được phong ham thiếu uý trong quân đội Nga hoàng. Đã từng làm nhiều nghề:
diễn viên nhà hát, kế toán trong nhà máy, phu khuân vác, đánh cá …

Tác phẩm xuất sắc nhất: Molokhơ (1896)
“Molokhơ” theo truyền thuyết của người Phinixi cổ đại là một tên hung thần
tàn bạo mà hàng năm, người ta phải dâng hắn một mạng người sống. Cuvrin so
sánh tên hung thần đó với chủ nghóa tư bản. Tuy nhiên, “Molokhơ” hiện đại, tư bản
còn hung bạo hơn gấp trăm lần vì mỗi ngày hắn ngấu nghiến không phải một mà
hàng trăm sinh mạng. Một nhân vật trong truyện (kó sư Bobrov), tính rằng người
thợ trong một nhà máy lớn của các ông chủ sắt thép chỉ may ra sống được 40, 45
tuổi vì anh ta phải nộp cho ông chủ tư bản “cứ mỗi năm ba tháng, mỗi tháng một
tuần, hoặc nói ngắn gọn hơn, mỗi ngày 6 giờ”. Đây là một tác phẩm lớn đầu tiên
trong văn học Nga khắc hoạ sâu sắc hình tượng “ông chủ mới” tư bản chủ nghóa
trong xã hội Nga.
Môlôkhơ một mặt, vạch trần tất cả những xấu xa ghê tởm của những tên chủ
tư bản, nhưng mặt khác lại băn khoăn: phải chăng chúng đáng kết tội hay đúng
hơn, phải kết tội toàn bộ nền văn minh hiện đ?
Tư tưởng trên in dấu ấn đậm nét trong tác phẩm lớn thứ hai của Cuvrin. Đó là
Olexia (1898). Tác giả đưa chúng ta về một khoảng rừng sâu vắng. Nơi đó, cô gái

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 10 -

Olexia sống cùng bà, lớn lên giữa cảnh thiên nhiên với những rừng cây lực lưỡng,
với những mùa đông giá rét khắc nghiệt và những mùa xuân thắm tươi rực rỡ. Olexia, cô gái xinh đẹp của tự nhiên, với tâm hồn Nga trong sáng, gần gũi với thiên
nhiên.
Qua hình tượng cô gái trong sáng đáng yêu đó, Cuvrin nhằm đối lập “con

người chân chính , hài hoà” của tự nhiên với con người giả, méo mó của văn minh
thành thò.
Một tác phẩm dấy lên sự công phẫn mạnh mẽ trong dư luận, đối lập với chính
quyền chuyên chế là Trận quyết đấu. Bộ mặt thật của đội ngũ só quan trong quân
đội Nga hoàng bò ông bóc trần. Ngay từ ngày ngồi trên ghế nhà trường quân sự,
những só quan tương lai đã được nhồi nhét vào đầu óc những tư tưởng phản động,
đối đòch với nhân dân. Só quan quân đội là loại người ưu tú đặc biệt, là cánh tay của
đức vua sẵn sàng trừng trò những kẻ “phiến loạn”. Bọn chúng đối xử với nhau như
súc vật. Có tên suốt đời không đọc qua một tác phẩm văn học nào. Nadanxki, một
só quan thông minh, giàu suy nghó cuối cùng rơi vào chán nản, têt vọng, chìm
trong cuộc sống bê tha. Só quan Romasov yêu đời, hăm hở đi tìm cuộc sống có ý
nghóa. Ghê tởm không chòu nổi cái binh nghiệp, tồi tệ. Anh ta xin ra khỏi quân đội.
Nhưng các “chiến hữu” của anh với các âm mưu xảo trá đã giết chết anh trong một
trận quyết đấu.
Sau Cách mạng tháng Mười, ông tham gia vào công tác báo chí, là cộng tác
viên của nhà xuất bản “Văn học thế giới”. Năm 1919 lưu vong ra nước ngoài. Năm
1937 trở về tổ quốc. Mất năm 1938.
+ Bunhin (1870 – 1953, nhà văn được giải thưởng Nobel- 1930)
Xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đứng trước cảnh tàn lụi, suy vong của giai cấp
đòa chủ, Bunhin mang một tâm trạng xót xa u hoài. Bunhin phê phán xã hội tư sản
với nỗi buồn hướng về quá khứ. Tâm trạng này thấm đượm trong những bài thơ viết
với ngôn ngữ giản dò nhưng tinh tế (Gorki từng khen Bunhin viết khác nào vẽ nên
những bức tranh sinh động)
Tập truyện ngắn đầu tiên ra đời năm 1897 đã khẳng đònh tên tuổi của Bu nhin
trên văn đàn.
Trường ca Mùa lá rụng (1900) tiêu biểu cho tấm long gắn bó thiết tha với
đồng đất quê hương. Một tình cảm nồng ấm quyện chặt với những màu sắc của
mùa thu Nga, tạo nên sức truyền cảm của bài thơ dài, đi thẳng vào tâm hồn người
đọc.
Nhiều truyện giai đoạn đầu như Cùng trời cuối đất, Trên đất lạ, Tanhica,

Người thầy giáo, … viết về số phận của những “con người bé nhỏ” : những người
nông dân nghèo khổ lang thang kiếm sống, người thầy giáo nông thôn … Bước vào
thế kỉ XX, do gần gũi với Gorki và ảnh hưởng của phong trào đấu tranh, âm điệu
trong truyện của ông có phần nào mạnh mẽ, phấn chấn hơn. Qua các truyện:
Những giấc mơ (1904), Làng quê (1909 –1910), (nói về những biến đổi của làng
quê Nga dưới ảnh hưởng của Cách mạng ) và hai tác phẩm khác: Anh em một nhà
(1914), Bậc thượng lưu từ Xanphơransitco tới (1915) bộ mặt thô bạo của bọn

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 11 -

thực dân Anh (tác phẩm đầu) của tư bản Mỹ (tác phẩm sau) được khắc hoạ khá sâu
sắc.
Năm 1920, ông lưu vong ra nước ngoài. Sau chiến tranh ái quốc vó đại 1941 –
1945, ông xin gia nhập quốc tòch XôViết.

3. Trào lưu văn học hiện đại trong văn học Nga những năm giao thời
Nước Nga trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã xuất hiện các
khuynh hướng văn học hiện đại như: chủ nghóa tượng trưng, chủ nghóa vò lai, chủ
nghóa đỉnh cao, chủ nghóa cấu tạo. Trong số các khuynh hướng này, nổi bật là chủ
nghóa tượng trưng.
Chủ nghóa tượng trưng: (Symbolisme)
Nguồn gốc:
+ Những nhà văn tượng trưng đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào cuối những năm

70 của thế kỉ XIX.
+ Nhóm sáng tác trẻ gồm có: Meterlinh, Paledan, Fezăngxắc, Rơnêghin, Malarme, Rolina, Đơboa, Moreăc, Noel Lumo và những người khác dưới sự lãnh đạo
của Polverlen.
+ Những người trong nhóm sáng tác trẻ đã xây dựng cho mình một lí luận và
họ khẩn trương sáng tác:
- Malarme tuyên bố: họ không theo một lý thuyết, một thứ chủ nghóa nào. Lí do
là vì, tất cả các học thuyết, mọi thứ chủ nghóa là sản phẩm lí trí của con người.
- Một đại diện xuất sắc của nhóm nhà văn trẻ là Artuya Rembo viết bài Thơ
màu “kì quặc” mà ngày nay rất nổi tiếng. Từ các nguyên âm như A, E, I, O, U,
v.v… tác giả đã tái tạo những màu sắc, âm thanh, những hương vò, những cảm
xúc.v.v… Người ta kết luận rằng, bài thơ này chính là mẫu mực đầu tiên của nền thi
ca mới, một nền thi ca tác động đến trí tuệ và tưởng tượng, kích thích các giác quan
trong sự kết hợp nhất đònh.
- Noel Lumo, nhà lí luận của chủ nghóa tượng trưng đã xác đònh quan niệm sáng
tác của họ như sau: con người hiện đại đã mỏi mệt vì lí trí, vì vậy, chủ nghóa tượng
trưng phải tác động vào trí tưởng tượng, kích thích giác quan, với hướng khám phá
hiện thực đời sống như trên, giúp con người hiện đạikhám phá chính mình mộ cách
phong phú, sâu sắc .
- Tác giả Moriac, trong lời tựa viết cho một thiên trường ca đã tuyên bố rằng:
ngôn ngữ luôn bất lực trước tình cảm con người.
- Sáng tác của họ lúc mới ra đời, ngay những người khó tính cũng phải chấp
nhận. Verlen là người đầu tiên thấy được sự khải thò mó học trong bài Thơ màu của
Rembo. Ông là tác giả phong phú nhất trong tất cả các nhà cách tân nghệ thuật.
Verlen buồn, có khi trầm ngâm, suy tưởng về kiếp người ngắn ngủi, khi giận
giữ, rủa nguyền, khi ăn năn và thi só chán chường tất cả chỉ biết có phép màu của
Nàng tiên xanh (Rượu đắng)
- Trong hàng ngũ những người cách tân nghệ thuật đã diễn ra một sự phân hoá:

Nguyễn Văn Kha


Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 12 -

Meterlinh, Galiphe, Verlen xót xa vì chân lí bò vùi dập, đức hạnh bò mai một và
kêu gọi loài người đến với thượng đế.
Moreac, Rolina, Pelăng đi vào khuynh hướng nhục cảm.
- Nét đặc trưng của chủ nghóa tượng trưng:
Sáng tác của họ ấp ủ những tình cảm lớn, chan chứa những nỗi buồn sâu sắc:
những con người “đi tìm khổ ải”. Trí tưởng tượng quá nhạy bén đã làm tăng sức
mạnh của tài năng của họ và nhuốm cho tác phẩm của họ một dấu ấn riêng: có khi
là màu sắc của một tâm trạng căm uất, có khi là màu sắc của một nỗi u sầu, những
lời ám chỉ mơ hồ, những lời hăm doạ huyền bí không biết nhằm vào ai, … Tất cả
những điều trên được thể hiện trong những hình tượng độc đáo với những sự liên
tưởng riêng với những vần thơ vang lên những điệu nhạc lạ lùng.
Tính hiện đại, cách mạng của chủ nghóa tượng trưng là họ không chấp nhận
thụ động trước sức mạnh tàn phá của khoa học kó thuật. Hoài vọng của họ muốn
vượt ra khỏi giới hạn cuộc sống để bước vào lónh vực mà trí tuệ vẫn chưa với tới
được: đời sống tâm linh.
* Chủ nghóa tượng trưng Nga
* Những nhà lí luận của chủ nghóa tượng trưng Nga như: Ellix, Anđrei Belưi
cho rằng, quá trình phân hóa nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội đã hoàn tất Anđrei
-Belưi phủ nhận tính xã hội của văn học; cho rằng tính công dân có hại đối với
nghệ thuật. Tuy nhiên, đấy chưa phải là “tín điều” của chủ nghóa tượng trưng Nga.
Vì rằng, trong thời kỳ cao trào xã hội, một số nhà tượng trưng đã có một số sản
phẩm nghệ thuật hấp dẫn mang tính chất công dân (sáng tác của A. Blốc trong cuộc
cách mạng 1905). Trong Cách mạng tháng Mười và những năm tiếp theo có những

nhà tượng trưng công bố các tác phẩm chống lại cách mạng và nhân dân
* Một đặc điểm quan trọng trong nội dung của chủ nghóa tượng trưng Nga là
sự sùng bái chủ nghóa cá nhân.
+ Cái tôi cái có giá trò tự tại, cái kỳ diệu, cái vô tận được xem như một cái gì
đứng cao hơn hết thảy.
“Ta yêu ta như yêu chúa trời” – Z. Ghippiux
+ Sự thừa nhận cái tôi như là giá trò chân chính duy nhất của thế giới, sự tập
trung vào cuộc sống nội tâm của mình, sự khước từ một cái thông thường, hàng
ngày – những môtip này được phổ biến rộng rãi trong thơ ca của chủ nghóa tượng
trưng.
+ Cùng với việc ca ngợi những niềm vui của sự tồn tại đóng kín trong bản
thân, trong thơ ca tượng trưng chủ nghóa xuất hiện những môtip về sự cô đơn, đau
khổ của con người; về sự chia sẻ có tính chất đònh mệnh giữa người với người:
Tâm hồn thường xuyên cô độc bao giờ cũng buồn rầu
Mọi tâm hồn đều xa lạ với nhau như những vì sao
(Balmol)
D.Merejkovski viết về sự chia sẻ có tính chất đònh mệnh giữa người với
người:
Trái tim xa lạ - thế giới xa lạ

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 13 -

Và không có con đường nào dẫn tới nó

+ Chủ đề về sự tiền đònh rủi ro của con người xuất hiện trong nhiều tác phẩm
của các nhà thơ tượng trưng Nga như sự phát triển tiếp tục những môtip về sự cô
đơn:
Chúng ta là những con thú bò giam cầm
Chúng ta gào lên chừng nào còn có thể
Những cánh cửa đã đóng chặt
Chúng ta không dám mở chúng
(F. Xologub)
+ Đôi khi, trong thơ ca các nhà tượng trưng Nga xuất hiện những môtip về sự
cải tạo thế giới, nhưng chính bản thân thế giới và sự cải tạo nó xuất hiện như những
hiện tượng có tính chất chủ quan thuần tuý:
Thế thì có gì cản trở tôi
Dựng lên tất cả những thế giới
Mà luật trò chơi của tôi
Mong muốn …
* Nét nổi bật thứ hai trong nội dung của chủ nghóa tượng trưng Nga là họ xem
văn học nghệ thuật như một lónh vực không những chỉ những người am hiểu mới với
tới được mà chúng là thứ dành riêng cho những người đặc tuyển (những người được
thiên phú, có khả năng về thơ ca, nghệ thuật).
Ellix cho rằng: nghệ thuật xét về thực chất là công việc của một số ít người.
Từ đó mới thấy được giá trò vó đại của thái độ khước từ của nghệ só và sự hoàn toàn
vô dụng của anh ta xét theo phương diện vò lợi. Nghệ thuật bao giờ cũng có tính
chất quý tộc và tính chất cá nhân chủ nghóa.
Một số nhà lí luận tượng trưng khác ở nước Nga như Belưi, Ivanov muốn làm
cho chủ nghóa tượng trưng mang tính chất tôn giáo. Họ nêu lên những tư tưởng về
tính cộng đồng và con đường thuyết pháp nhưng không phủ nhận tính “đặc tuyển”,
“chiều sâu quý tộc” của nghệ thuật.

Nguyễn Văn Kha


Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 14 -

BÀI 2: VĂN HỌC NGA NHỮNG NĂM 20
I. Bối cảnh lòch sử
+ Cách mạng Xã hội chủ nghóa tháng Mười đã lật nhào chế độ nông nô
chuyên chế, xây dựng chính quyền XôViết- nhà nước công-nông đầu tiên trên thế
giới- đã làm đảo lộn trật tự thế giới cũ (có người ví cuộc cách mạng này là trận
động đất làm thay đổi căn bản bộ mặt nước Nga).
+ Sau sự kiện vó đại này nhân dân Nga phải chiến đấu chống thù trong, giặc
ngoài (sự can thiệp của các nứơc đế quốc và sự nổi dậy của Bạch vệ đã chiếm ¾ đất
đai), chống đói nghèo, chống chấy rận.v.v…
+ Trong tình hình khó khăn của đất nước, văn học cũng lâm vào tình trạng thiếu
thốn về cơ sở vật chất (không có máy in, thiếu giấy in, khó lưu hành)

II. Tình hình văn học
1. Sự phân hoá đội ngũ nhà văn
+ Trước sự đổi mới của cuộc sống do biến chuyển cách mạng gây nên, đội ngũ
nhà văn có sự phân hoá (một số chạy ra nước ngoài, bộ phận ở lại cũng không ít
người bò dao động, ngỡ ngàng trước sự biến động của đời sống).
+ Lênin khuyên các nhà văn “sống rồi hãy viết”. Theo lời khuyên của Lenin
nhà văn đi về nông thôn, đi vào nhà máy, đi ra mặt trận. Họ là những “Rab-kor”
(phóng viên công nhân), “Cen-kor” ( phóng viên nông thôn). Các nhà văn như
Phêđin, Sôlôkhôp, Pheep trưởng thành từ môi trường rèn luyện này.

2. Thể loại thích hợp với hoàn cảnh cách mạng lúc này là thơ và kòch

+ Thơ: với lợi thế về thể loại: thể hiện kòp thời cảm xúc của công chúng trước
khí thế thắng lợi của cách mạng; dễ thuộc, dễ nhớ, thuận lợi trong việc tuyên
truyền cổ động chủ trương chính sách của chính quyền cách mạng nên thơ rất có ưu
thế.
Tiêu biểu là thơ của nhóm Proletcul ( văn hóa vô sản). Sáng tác của nhóm
Proletcul đề cao tập thể, không chú ý bộ mặt cá nhân. Ngay cả tên nhà thơ cũng
không được chú ý ( thậm chí nhà thơ có tên gọi là vô danh ).
Gương mặt thơ tiêu biểu cho thời điểm cách mạng ở giai đoạn cao trào là
Maiacovski.
+ Kòch: với lợi thế tác động đến người xem một cách trực tiếp, kòp thời động
viên, tuyên truyền khí thế Cách mạng nên kòch là một thể loại chiếm được ưu thế.
Những vở kòch với sân khấu hoành tráng, lực lượng diễn viên đông đảo đã
được dàn dựng như : Giao hưởng những hồi còn, Chiếm cung điện Mùa đông.
Tóm lại: cũng như thơ, kòch đã kòp thời ghi lại không khí cách mạng, kòp
thời tuyên truyền, động viên quần chúng cách mạng nên đây là hai thể loại chiếm
ưu thế trong thời điểm Cách mạng tháng Mười nổ ra.

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 15 -

Hạn chế của hai thể loại này là: do tính cấp thiết của hoàn cảnh nên sự gia
công về hình thức chưa nhiều. Trong sáng tác, nhà văn chưa có sự tìm tòi về hình
thức biểu hiện, nặng về số lượng, cảm xúc còn bốc đồng, chưa chú ý đến bộ mặt
riêng, chiều sâu đời sống tâm hồn con người.


3. Sự đổi mới văn học trong những năm 20
+ Sự phức tạp ở bình diện tổ chức, quan niệm về văn học trong đội ngũ nhà
văn (hình thành các phe, nhóm với quan niệm khác nhau trong sáng tác văn học;
các nhóm văn học công kích lẫn nhau).
+ Vai trò của Đảng cộng sản Liên Xô (dưới ánh sáng di huấn của Lenin)
trong việc chỉ đạo văn học nghệ thuật qua nghò quyết 25 của Đảng cộng sản Liên
Xô về văn học nghệ thuật; tài năng của Altol Lunasarski trong lónh vực phê bình,
mở đường cho văn học nghệ thuật phát triển.
+ Khắc phục khuynh hướng lãng mạn, phiến diện và trừu tượng, văn học
mới chuyển hướng để phản ánh thực tại với một nội dung hiện thực và cụ thể hơn.
Thành tựu nổi bật trong việc đổi mới văn học thuộc về lónh vực văn xuôi. Sự đổi
mới trong lónh vực văn xuôi diễn ra theo hướng: nhà văn từ chỗ mô tả con người
trong cách mạng chuyển sang mô tả, khám phá yếu tố cách mạng trong con
người.
+ Sapaép của Phuốcmanốp (1923)- miêu tả nhân vật Sapaép như một cá
nhân cụ thể có mặt mũi rõ rệt, bản lónh đặc sắc. Ở Sapaép có sự kết hợp hai mặt: ý
thức về cá nhân và ý thức về tập thể, sự hình thành nhân cách của cá nhân trong
quá trình đấu tranh cách mạng. Qua sự trưởng thành của Sapaép, tác giả cho thấy
rằng sự tham gia vào công cuộc đấu tranh của toàn dân nâng nhân cách con người
lên, làm cho đời sống tinh thần và đạo đức con người càng phong phú thêm.
Về phương diện thể loại, Phuốc ma nốp đã căn cứ người thực, việc thực dựa
vào tài liệu thực để xây dựng tác phẩm. Nói cách khác, nhà văn thấy được ánh sáng
của lí tưởng xã hội chủ nghóa toát ra từ tài liệu thực tế, vừa đem ánh sáng này soi
sáng nó.
+ Suối thép của Xê ra phi mô víts (1924). Qua nhân vật Kô juc khơ, tác giả
đã làm nổi bật vai trò lòch sử vó đại của quần chúng, đồng thời làm sáng tỏ thêm
quan hệ giữa người anh hùng và quần chúng.
Quan hệ giữa cá nhân người anh hùng và quần chúng quyết đònh sự phát triển
nhân cách của nó (nhân vật chính) và đây là tư tưởng chủ đề lớn của tác phẩm .

+ Chiến bại (1926) của Phêép trở thành cái mốc lớn trong văn xuôi
XôViết những năm 20. Tác phẩm này về phương diện xây dựng nhân vật có hai
điểm đáng chú ý:
1/ Sự sàng lọc chất liệu con người trong đấu tranh cách mạng
Trong tác phẩm có 3 nhân vật đáng chú ý: Môrơđớca, Met síts và Lê vin xơn. Do hoàn cảnh xuất thân khác nhau nên mỗi nhân vật có một tính cách.
- Mô rô dơ ca xuất thân là anh thợ hầm lò. Vì miếng cơm manh áo, ước mong
sự đổi đời mà anh tham gia cách mạng. Những cái khổ nơi chiến trường với anh

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 16 -

“không đến nỗi nào”, bởi vì anh có được sung sướng bao giờ. Trong chiều sâu của
tâm hồn nhân vật, những ước mong cũng dân dã, đời thường.
- Mét síts có học, anh ta đọc nhiều sách vở, đầu óc chứa nhiều dự đònh, nhiều
viễn cảnh huy hoàng. Với những điều ấp ủ như vậy, nên khi bò đẩy vào hoàn cảnh
chiến tranh, đối mặt với thực tại khắc nghiệt thì Metsits suy sụp hoàn toàn. Anh ta
hoàn toàn xa lạ với thực tại: “Những người xung quanh không chút nào giống với
những con người được hình dung…”. Thất vọng vì những dự đònh tan vỡ, đồng thời
phải sống với những người mà anh ta cho là bẩn thỉu, khó chòu, Mét síts đã đầu
hàng cuộc sống, phản bội đồng đội.
Lê vin xơn là gương mặt khác của người trí thức so với mét sits. Levilson là
người chỉ huy có học thức , những điều xảy ra ở chiến trường tác động rất mạnh vào
đời sống tình cảm và nhận thức của anh. Với “đôi mắt như cái hồ” ẩn chứa biết bao
điều trong đó. Cái đêm anh đi kiểm tra và lẳng lặng nhìn nụ cười trên môi đồng đội

anh đang ngủ say. “ Anh đi rất nhẹ nhàng sợ làm tắt mất nụ cười khi ngủ của người
đồng đội”[1], bởi đó là điều đẹp nhất còn lại ở chiến trường dẫu nó đến từ giấc mơ.
Levinxơn là trí thức cầm súng nên anh nhận chân ra bản chất chiến tranh, anh biết
anh chiến đấu vì cái gì, anh rất hiểu và thông cảm với người dân lao động trong
cuộc chiến tàn khóc này.Anh hiểu được vì sao mà học dũng mạnh xông pha.
Lêvinxơn tin tưởng sâu sắc rằng thúc đẩy những con người ấy hành động không chỉ
có ý nghóa sự việc, mà còn có một bản ngã khác không kém phần quan trọng, được
dấu kín, nhìn bề ngoài không thể thấy được, thậm chí rất nhiều người trong số họ
cũng không nhận thức ra, nhưng vì nó mà họ vui lòng chòu đựng tất cả, thậm chí cả
hy sinh … Và thiếu nó, chắc hẳn không một ai trong số họ tự nguyện đi tới chỗ chết
như vậy” [2].
Xây dựng nhân vật Levinxơn- người anh hùng của thời đại mới, Fêep đã
khước từ hẳn cái kiểu “ anh hùng truyền thống”, “ anh hùng huyền thọai”. Fêép
đã đáp ứng kòp thời vấn đề của văn học Nga đang đặt ra “Người anh hùng, chúng
tôi cần người anh hùng của chúng ta, cần tiểu thuyết anh hùng”( A.Tolstoi).
2/ Một đóng góp rất quan trọng của Fêép trong Chiến bại là sự mới mẻ và
táo bạo về phân tích tâm lý nhân vật. Lần đầu tiên trong vă học Xo âViết có một tác
phẩm nói về người trí thức cách mạng ở “hai điểm nhìn” đó là Lêvinxơn và Mét
Síts. “Trong thiên tiểu thuyết Chiến bại, tôi muốn giới thiệu các hình tượng ít hoặc
nhiều được khái quát hóa, xây dựng những nhân vật với mục đích làm sao cho mỗi
hình tượng trong số đó không phải chỉ tái hiện riêng người này hay người khác của
thời đại nội chiến, mà còn giới thiệu toàn bộ bản sắc tâm lý- xã hội được tập trung
lại trong hình tượng” (Fêép).

[1]

A.Fadeep , Chiến bại, Hòang Túy và Hòai Dương dòch, Nxb Văn hóa, Hà Nội,
1961, tr.136-137
[2]
A.Fadeep , Chiến bại, Hòang Túy và Hòai Dương dòch, Nxb Văn hóa, Hà Nội,

1961, tr.174

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 17 -

+ Nửa sau những năm 20, trên cơ sở hướng đi đã được những nhà văn nêu
trên vạch ra, văn học XôViết xuất hiện những tác phẩm lớn, đồ sộ: Năm 1918 của
A.Tônxtôi (1928), Sông Đông êm đềm (tập 1, 2) (1929) của Sôlôkhốp. Sự nghiệp
gia đình Actômônốp (1925). Cuộc đời Klimsamghim (những tập đầu) của
Mácxim Goócki. Đây là những tác phẩm có tính chất sử thi đồ sộ. Đưa chủ nghóa
hiện thực xã hội chủ nghóa lên một trình độ phát triển mới, “chủ nghóa hiện thực
hoành tráng” (A.Tônxtôi).
Ngoài đề tài về nội chiến, các nhà văn còn đề cập đến những đề tài khác
nhằm phản ánh và đáp ứng kòp thời yêu cầu của cuộc sống cách mạng. Đề tài lao
động và công nghiệp hóa được đặc biệt chú ý.
Tùy theo quan niệm văn học, các nhà văn có cách nhìn khác nhau đối với
máy móc, kỹ thuật và sự nghiệp công nghiệp hóa. Nhà thơ “Văn hóa vô sản”
(nhóm Proletcul) gọi nhà máy là “thiên đường cơ khí” là “đấng cứu thế thép” .
Những nhà thơ nông dân lại thấy công xưởng hiện ra như những “con quỷ sắt”.
Chẳng hạn, Maia lớn tiếng ca ngợi tiềm lực công nghiệp hùng cường của Liên Xô:
“Không phải là ca ngợi kỹ thuật mà là chiếm lónh nó nhân danh lợi ích của nhân
loại”, trong khi đó, Êxênhin tỏ ra dao động trước sự xuất hiện của máy móc, về sự
xung đột giữa nông thôn và thành thò.
Trong cuốn Xi măng (1925) của P.Glatcốp (1883 – 1958), lần đầu tiên trong

văn học XôViết đề tài công nghiệp được giới thiệu như là đề tài quan trọng nhất
của cách mạng Xã hội chủ nghóa.
Theo Glátcốp, công tác phục hồi, xây dựng nền kinh tế, góp phần củng cố
hàng ngũ công nhân, đó chính là “xi măng” của giai cấp vô sản.
- Kòch (đọc tài liệu)
+Sự đổi mới về thơ:
Khác với thơ ca thời kỳ nội chiến nặng về nhiệt tình lãng mạn hào hùng, thơ
ca những năm 20 tập trung sự chú ý vào những quá trình bên trong diễn ra cùng với
sự ra đời của nhân cách con người mới. Loại thơ trữ tình vô danh, trừu tượng của
các “Nhà thơ vô sản” quá phiến diện, gò vào phạm trù xã hội học chung chung,
cứng nhắc.
Nhiệm vụ đặt ra cho thơ ca thời kỳ này là truyền đạt xem cái mới của thời đại
cách mạng, của chủ nghóa xã hội đã thâm nhập vào trái tim và lý trí của con người
như thế nào, bằng những con đường vòng vèo và tinh tế như thế nào.
V.Maiakốpxki, Đ.Bétnưi, S.Êxênhin là những nhà thơ nổi bật ở giai đoạn này.
+ Đ.Bétnưi (1883 – 1945).
Trước cách mạng làm thơ ngụ ngôn, thơ trào phúng và văn chính luận kêu gọi
nhân dân đấu tranh chống Sa hoàng.
Trong thời kỳ nội chiến, sáng tác thơ cổ động, ca khúc, thơ trào phúng chính
trò phục vụ kòp thời những nhiệm vụ cách mạng.

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 18 -


Những năm 20, Bétnưi viết về lao động xây dựng hòa bình của người dân
XôViết. Ông là nhà thơ XôViết đầu tiên truyền đạt những nét điển hình của người
lao động bình thường trong giai đoạn lòch sử mới.
Tác phẩm chính: Trường ca Đường phố chính (1922).
Thơ Bétnưi có vai trò lớn trong văn học XôViết vì nó khắc phục ảnh hưởng
của những khuynh hướng văn học tân kỳ, chiếm lónh lónh vực mới trong đời sống,
đấu tranh cho sự dân chủ hóa văn phong và ngôn ngữ, thực hiện xu thế đưa văn học
xích lại gần đời sống công chúng.
+ X.Êxênhin (1895 – 1925) là nhà thơ của thiên nhiên và làng quê Nga.
Sau cách mạng, đề tài trung tâm trong sáng tác của Êxênhin là quá trình gian
khổ với bao điều dằn vặt, muốn dứt bỏ mối liên hệ với nước Nga cũ “nghèo hèn”
để đến với cách mạng và cuộc sống mới. Nhân vật trữ tình trong thơ Êxênhin có khi
bò phân thân. Đó là tâm trạng đồi bại từ môi trường tư sản suy đồi thấm vào thơ
Êxenhin. Đó là tinh thần chống đối với đô thò và công nghiệp hóa bắt nguồn từ tư
tưởng nông dân gia trưởng.
Nhận xét về Êxênhin, Gorki viết: “… Xergây Êxênhin là một con người, đúng
hơn, một chiếc đại phong cầm tạo hoá sinh ra hoàn toàn cho thơ ca, sinh ra để diễn
đạt “nỗi buồn” vô tận của “đồng ruộng”, để thể hiện tình yêu với tất cả những gì có
sự sống ở trên đời và biểu hiện tình thương là điều xứng đáng với con người hơn tất
cả mọi điều”. Trong thơ Êxênhin, nhà thơ và con người hòa lẫn làm một, tâm tình
của nhà thơ hòa vào cuộc sống của nhân dân và thiên nhiên của đất nước.
Thơ của ông đạt tới sự thuần thục và trong sáng của thơ cổ điển.
+ Có thể xem một cách ước lệ: Maiacốp xki, Betnưi, Êxênhin như là đại diện
của ba khuynh hướng phát triển của thơ ca XôViết những năm 20. Thơ của Mai a
tiêu biểu cho loại thơ trữ tình có khuynh hướng chính trò là nhiệt tình công dân rõ
rệt; thơ của Đ. Betnưi nặng về phần mô tả sinh hoạt và kinh nghiệm trong cuộc
sống hàng ngày của tầng lớp người bần cùng trong xã hội đựơc cách mạng thức
tỉnh; còn thơ trữ tình của Êxênhin mở đường cho loại thơ ca đi vào sự phân tích
chiều sâu tâm lý của qúa trình hình thành nhân cách mới.
+ Cuối những năm 20, tình hình đấu tranh giữa các phe nhóm càng thêm phức

tạp. Ngoài các trường phái: R.A.P, L.E.F, chủ nghóa Cấu tạo, v.v … những môn phái
nhỏ mọc lên rất nhiều. Trong luận chiến, sự đả kích nhiều khi có tính bè phái
nghiêm trọng, dẫn đến sự chụp mũ, quy kết thô bạo .
Một điều đáng lưu ý là các nhóm, các tổ chức văn học – mà các tuyên ngôn
và những cương lónh lý thuyết mâu thuẫn nhau, có khi đối đòch hoàn toàn với nhau
– đều có tác giả đóng góp tác phẩm xuất sắc cho nền văn học Nga – XôViết thời
bấy giờ.Thuộc R. A. P có Phêép, Đ. Bét nưi, Pôgôđin; thuộc L. E. F có Mai a côp
xki, B. Pas ter nak, nhóm Thợ Rèn có Glat cốp, không phe nhóm có M. Gorki,
Lêônốp, A.Tôn xtôi.
Cuối những năm 20, các phe nhóm tự động giải tán. Những thành tựu xuất sắc
của văn học XôViết trong những năm 20, sự giác ngộ của các nhà văn dần dần tìm
ra được con đường chung và ý thức được phương hướng nhiệm vụ và sự phát triển

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 19 -

của nền văn học cách mạng đặt ra – đó là những tiền đề chuẩn bò cho qúa trình lớn
diễn ra trong giai đoạn văn học sau này.

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn



Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 20 -

BÀI 3: QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
CỦA M. GORKI
M. Gorki là một tài năng kiệt xuất của văn học Nga - XôViết. Với những linh
cảm đặc biệt, bằng sáng tác của mình, Gorki đã báo trước sự ra đời của xã hội mới.
Chính vì vậy, giới nghiên cứu gọi ông là “cánh chim báo bão”, là người đặt nền
móng cho sự ra đời của nền văn học Xôviết .
Đặt vấn đề tìm hiểu quan niệm về con người của M. Gorki từ di sản văn học
của nhân loại ( mà nhà văn đã nghiên cứu: bao gồm văn học dân gian, văn học cổ
điển phương Tây và Nga thế kỉ XIX ), dưới ánh sáng lí luận Mác xít, giúp chúng ta
xác đònh rõ hơn yêu cầu của nền văn học mới trong việc phản ánh hiện thực. Thể
hiện cuộc sống mới, con người mới không phải là một yêu cầu áp đặt mà có cơ sở
từ thực tế từ xã hội mới sau Cách mạng tháng Mười. Với hướng đi này, bài giảng sẽ
làm sáng tỏ thêm quan điểm “văn học là nhân học” của M. Gorki.

I. Thuật ngữ: quan niệm về con người trong văn học
Quan niệm về con người trong văn học là quan niệm nghệ thuật, quan niệm
thi ca về con người. Quan niệm nghệ thuật, quan niệm thi ca về con người không
phải là nhận thức trừu tượng, nhận thức lí thuyết về con người mà là một cách nhìn,
một sự cảm nhận được nâng lên tầm khái quát, một nhận thức mang hơi thở nồng
ấm của cuộc sống, gắn bó máu thòt với cuộc đời thực.
Quan niệm về con người không chỉ dừng lại ở chỗ coi con người là đối tượng
trung tâm của văn học, cũng không thu gọn lại trong tư tưởng nhân đạo như là thái
độ đạo đức của nhà văn trong sáng tác mà là một dạng thế giới quan thể hiện nhận
thức, cảm nhận khái quát mang tính chủ quan của nhà văn về con người .
Quan niệm về con người có tầm bao quát hơn khái niệm tính cách nhân vật.
Nó liên quan đến toàn bộ quá trình sáng tạo của nhà văn, đến tòan bộ nội dung và

hình thức của tác phẩm .
Quan niệm về con người trong sáng tạo của nhà văn thể hiện ở chỗ, con người
được nhận thức như thế nào về bản chất gắn với môi trường sống và hoạt động, được
tập trung soi sáng ở bình diện nào trong quan hệ phong phú, sinh động của nó trong
tự nhiên, trong đời sống xã hội, với bản thân, trong cách ứng xử của con người trước
những vấn đề thường trực và bao trùm của cuộc sống như vấn đề cá nhân và cộng
đồng, vấn đề đạo lí và tư cách làm người, vấn đề “sống hay không sống”, v.v …
Mỗi nhà văn có một quan niệm về con người trong sáng tác. Đó là sự nhận
thức, đánh giá về con người theo một quan điểm xã hội, lí tưởng thẩm mó. Hiểu như
vậy, quan niệm về con người là cái lõi tư tưởng nghệ thuật của một tác giả, là thước
đo tiến bộ nghệ thuật của nhà văn, của thời đại.

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 21 -

II. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian
và văn học viết trước Cách mạng tháng Mười
1. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học dân gian
M. Gorki cho rằng, trong văn học dân gian, con người là hình tượng tuyệt
vời. Biểu hiện:
+ Con người với khả năng sáng tạo trong lao động. M. Gorki viết: “Khả
năng sáng tạo trong lao động của con người là vô hạn”. Với ước muốn làm chủ bản
thân, mở rộng mối liên hệ giữa con người với xã hội và tự nhiên, con người luôn
khám phá, sáng tạo để phát huy khả năng của mình:“Con người bắt thú về nuôi làm

gia súc, phát hiện ra những thứ thảo mộc dùng làm thuốc chữa bệnh, phát minh ra
những công cụ lao động … ước mơ di chuyển nhanh hơn trên mặt đất họ thuần phục
giống ngựa, ýù muốn di chuyển nhanh hơn trên dòng nước đã đưa đến chỗ phát minh
ra chèo và buồm, ý muốn giết kẻ thù hay thú săn từ xa là nguyên do phát sinh ra nỏ,
cung tên, ước mơ dệt được số vải lớn con người phát minh ra quay sợi, sáng tạo ra
khung dệt tay” [1] . Từ chỗ ý thức khả năng lao động sáng tạo của con người, M.
Gorki cho rằng, các vò thần trong quan niệm của người cổ đại không phải là khái
niệm trừu tượng, nhân vật hoang đường mà là “khái quát của những thành công
trong lao động”. Thần là một sáng tạo có tính chất thuần tuý nghệ thuật. Nhân vật
anh hùng trong văn học dân gian không có yếu tố thần linh, ma thuật mà con người
xuất thân từ tập thể. Phẩm chất của người anh hùng mang tính chất tự phát.
+ Con người ước mơ, khát vọng hài hoà với thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.
Theo M. Gorki, người cổ đại xây dựng nên những thần thoại, lí tưởng hoá năng
lực của con người và tiên cảm sự phát triển mạnh mẽ của nó: ước mơ có thể bay
lên không trung (Tấm thảm biết bay), ước mơ di chuyển nhanh trên mặt đất (Đôi
hài vạn dặm), ước mơ dệt trong một đêm một số vải vóc lớn, xây trong một đêm
một ngôi nhà, tòa lâu đài, v.v … Tất cả những sự tưởng tượng này thực chất là khát
vọng của người nguyên thuỷ muốn chế ngự thiên nhiên và môi trường chung quanh,
muốn tự giải phóng bản thân. “ phía dưới mỗi sự vươn lên của trí tưởng tượng
tượng cổ đại đều có thể dễ dàng nhận thấy động lực của nó, mà cái động lực đó thì
bao giờ cũng là ước vọng của lo người, muốn làm cho lao động của mình được nhẹ
nhàng hơn” [2]

[1]

M.Gorki, Văn học XôViết, in trong sách: Bàn về văn học, tập 2 , Nxb Văn học,
1970, tr.237
[2]
M.Gorki, Văn học XôViết, in trong sách: Bàn về văn học, tập 2 , Nxb Văn học,
1970, tr.238-239.


Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 22 -

2. Quan niệm của M. Gorki về con người trong văn học cổ điển
phương Tây và văn học Nga thế kỉ XIX
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về văn học cổ điển phương Tây và văn
học Nga thế kỷ XIX, M. Gorki nhận thấy, con người trong các nền văn học này
hiện lên rất sinh động, phong phú và đa dạng.
+ Con người giai cấp
Theo M. Gorki, nhân vật mang đặc trưng giai cấp, nghề nghiệp trong văn học
cổ điển không còn là một tính chất nữa mà trở thành một điển hình như Fan xtap
của Sechxpia, Tác tuyp của Môlie, Pie Bêdukhốp của L.Tônxtôi, Ôblômốp của
Gônsarôp, Grăng đê của Banzăc, v.v… Mỗi nhân vật được thể hiện một cách điển
hình, hoà hợp giữa cái chung và cái riêng – cái chung là cái của giai cấp và thời
đại, cái riêng là cái cá nhân, làm cho nhân vật sắc nét, có tính khái quát cao. Giá
trò của các nhân vật trong văn học cổ điển do vậy vượt qua tất cả mọi bờ cõi và giới
hạn, mang tính chất nhân loại.
+ Con người với bi kòch cá nhân
Theo quan niệm của M. Gorki, đề tài chủ yếu trong văn học Nga và văn học
châu Âu thế kỉ XIX là cá nhân độc lập với xã hội, với nhà nước với thiên nhiên.
Bàn về chủ đề này, M. Gorki viết: “Chủ đề căn bản và chủ yếu của nền văn học thế
kỷ XIX là ý thức đầy tinh thần bi quan của cá nhân về tính bấp bênh của sự tồn tại xã
hội của mình- Sopenhaoe, Háctơman, Lêôpácđi, Sicene và nhiều nhà triết học khác

đã củng cố thêm ý thức này bằng cách thuyết giáo về sự vô lý của cuộc sống đối với
vũ trụ, dó nhiên cơ sở của thuyết giáo này cũng chính là ý thức về tình trạng cô độc,
bơ vơ của cá nhân trong xã hội”[1]. Bi kòch của con người cá nhân trong văn học cổ
điển châu Âu (trong đó có văn học cổ điển Nga) là bi kòch của con người cảm thấy
mình thừa, đi tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội, nhưng tìm không ra, rồi đau
khổ, rồi diệt vong sau khi đã thoả hiệp với xã hội thù đòch với mình, hoặc là lao đầu
vào rượu chè, nghiện ngập, hoặc là đi tự tử. Theo cách đánh giá của M. Gorki, đó
là mẫu “người thừa” đã được xây dựng thành nhân vật ưu tú nhất.
Khi tìm hiểu văn học Nga, văn học của giai cấp tư sản, M. Gorki nhận đònh:
“Có thể coi đặc điểm của văn học tư sản Nga là ở chỗ có rất nhiều “mẫu người thừa”
trong đó có những nhân vật rất đặc thù, là mẫu người “tinh nghòch” mà châu Âu ít
quen biết, trong văn học văn học dân gian thì đó là Vaxili Buxlaep, trong lòch sư û thì
đó là FioTolxtoi, Mikhain Bacunin và đồng bọn, rồi sau đó là mẫu người “quý tộc
sám hối” trong văn học; mẫu người gàn dởvà độc đóan trong sinh họat”[1].
Với quan điểm “văn học là tấm gương soi của cuộc sống”, trong khi nghiên
cứu văn học Nga những năm 50 – 60 (thế kỉ XIX), ông băn khoăn không hiểu tại
sao các nhà văn Nga lại mô tả những trí thức như những người không có bản lónh,
[1] M.Gorki, Nói chuyện với các bạn trẻ, in trong sách: Bàn về văn học, tập 2 , Nxb

Văn học, 1970, tr. 198
[1]
M.Gorki, Văn học XôViết, in trong sách: Bàn về văn học, tập 2 , Nxb Văn học,
1970, tr.255

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết


- 23 -

không chút nghò lực, trong khi hàng trăm người tri thức đang “đi vào nhân dân”, và
nhiều người đã bò tù đày để có được phong trào xã hội những năm 60 – 70. Ông quả
quyết, những người như thế không thể coi là thiếu nghò lực. Ông cho rằng nền văn
học đó đang lăng mạ cuộc sống. Ông viết: “Cái mà tôi đi tìm trước tiên trong văn
học dó nhiên là “người anh hùng”, một “cá nhân có sức mạnh” “ biết tư duy phê
phán”, thế mà tôi chỉ tìm thấy những Ôblomov, Rudin và những con người ít nhiều
tương tự như thế. Tách riêng ra khỏi những con người đó, bùc qua một cách cô độc,
miệng nở nụ cười hả hê đanh ác là nhân vật Sêrêvanin (nhân vật truyện Molotov của
N.G.Pomyalovski- chú thích của M.Gorki ) một kẻ “hư vô chủ nghóa” cùng sinh ra
một năm với Bazarov của Tuorghênhev, nhưng hư vô chủ nghóa nhiều hơn” [2]
Đặc biệt, ông bộc lộ sự băn khoăn không hiểu nổi những tác phẩm của Đox.
“Tôi cứ băn khoăn mãi mà không hiểu được tại sao Raskonnicov lại giết mụ già ấy
…”[3].
Trên đây là sự trình bày quan niệm về con người của M. Gorki được thể hiện
trong việc nhìn nhận, đánh giá văn học Nga và văn học châu Âu trước Cách mạng
tháng Mười. Với phương pháp lòch sử- cụ thểû, coi văn học là “tấm gương soi của
đời sống”, M.Gorki đã có cách nhìn nhận và đánh giá riêng về di sản văn học Nga
và châu Âu. Quan niệm này đến nay có chỗ không phù hợp ( chẳng hạn, đánh giá
của M.Gorki về di sản văn học của Đoxtôíevski) nhưng điều này lại cho thấy sự
nhất quán của M.Gorki trong việc vận dụng phương pháp lòch sử- cụ thể để đánh
giá di sản văn học quá khứ và đề xuất quan niệm về con người trong văn học hiện
đại: thời kỳ sau Cách mạng tháng Mười

III. Quan niệm của M. Gorki về con người trong nền văn học mới
– văn học hiện thực xã hội chủ nghóa
1. Cơ sở xã hội của quan niệm mới về con người
Cách mạng tháng Mười thành công, một nhà nước kiểu mới, nhà nước của

giai cấp công- nông ra đời. Một nền văn học mới ra đời trong bối cảnh đời sống
chính trò, xã hội mới, đó là nền văn học XôViết.
Sau Cách mạng tháng Mười, nhân dân lao động trở thành người chủ xã hội.Ở
đòa vò mới, người lao động có điều kiện chứng tỏ trí tuệ và năng lực mình. Trên cơ
sở hiện thực vó đại của công cuộc xây dựng xã hội mới đang thu hút hàng trăm triệu
người, M. Gorki viết: “Các đồng chí sống trong không khí lao động tập thể của
quần chúng đang thay đổi đòa lý tự nhiên của quả đất, các đồng chí sống trong
không khí của một cuộc đấu tranh với thiên nhiên chưa từng có, dũng cảm lạ lùng và
bắt đầu một cách thắng lợi, trong không khí cải tạo những người tư hữu thâm căn cố
đế, những người nguy hiểm cho xã hội thành những công dân tích cực, hữu ích”[1]

[2]
[3]
[1]

M.Gorki, Nói chuyện nghề nghiệp, Sđd, tập 1 , Nxb Văn học, 1970, tr.439.
M.Gorki, Nói chuyện nghề nghiệp, Sđd, tập 1 , Nxb Văn học, 1970, tr.492.
M.Gorki, Bàn về chỗ đứng, Sđd, tập 2, tr.162.

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


Tóm tắt bài giảng văn học Xô Viết

- 24 -

M. Gorki cũng ý thức sự phức tạp của tình hình đất nước sau Cách mạng
tháng Mười, ông cho rằng: “Chúng ta đang sống trong một thời đại có kòch tính lòch

sử sâu sắc và toàn diện chưa từng thấy, thời đại của các kòch tính khẩn trương của
quá trình phá họai và xây dựng”[2]
Trong bối cảnh xã hội đó, văn học nghệ thuật phải xác đònh được hướng đi,
người nghệ só phải có nhân sinh quan đúng đắn.
M. Gorki khẳng đònh: “Nhân vật trung tâm của tác phẩm chúng ta phải là
người lao động, tức là con người được tổ chức bằng những quá trình lao động mà ở
nước ta ngày nay đã đựơc vũ trang bằng tất cả sức mạnh của kỹ thuật hiện đại, con
người đang tổ chức lao động để làm cho nó nhẹ nhàng hơn, có hiệu suất hơn, đưa nó
lên đến mức nghệ thuật” [3].
Văn học hiện thực xã hội chủ nghóa theo M. Gorki quan niệm phải là nền văn
học tiên tiến mà đối tượng trung tâm để biểu hiện và phục vụ là quần chúng công
nông.

2. Yêu cầu của việc khám phá, thể hiện con người trong nền văn học
mới sau Cách mạng tháng Mười
Nhìn thấy mối liên hệ giữa thời đại và con người, M. Gorki cho rằng, con
người trong thời đại mới mang những nét thú vò, hấp dẫn. “Chưa bao giờ cuộc sống
lại có tác dụng sâu sắc và con người lại có nhiều nét thú vò như ở thời đại tavà chưa
bao giờ con người tiên tiến lại chứa đựng những mâu thuẫn từ bên trong sâu sắn như
ngày nay…” [4] .
* Con người mới là con người bình thường, những con người say mê lao
động, sáng tạo
Nhìn lại văn học XôViết, trong những năm đầu (sau Cách mạng tháng Mười)
M. Gorki phê phán thiếu sót của các nhà văn: “Họ chưa đề cập tới đề tài người nông
dân tái sinh trong xưởng máy, đề tài về sự biến chuyển của những người dân tộc
thiểu số thành người cộng sản quốc tế chủ nghóa cả về phương diện trí tuệ và tình
cảm; không có một bức chân dung của những người làm công tác khoa học, phát
minh nghệ só- chân dung của những con người trong đó một số đã ra đờỉ ở những
làng quê hẻo lánh của chúng ta, trong những đường phố bẩn thỉu, được nuôi dưỡng
cùng với bê nghé trong những túp lều lụp xụp, hoặc sống với những người ăn xin và

những tên trộm cắp ở những nơi hoang vắng của thành phố”[1]
Trong thời đại mới, con người tiên tiến hiện đạïi với nhiều nét thú vò tất nhiên
vẫn không vượt ra ngòai môi trường xã hội của nó, với những đặc trưng giai cấp,
nghề nghiệp chìm sâu vào bên trong thuộc về tâm sinh lí. Nhà văn phải tìm thấy
cái nòng cốt cá nhân tiêu biểu nhất của nó là yếu tố quyết đònh thái độ xã hội của
nó. Theo M. Gorki, nhà văn không nên đơn giản hoá con người bình thường ngày
[2 ]

M.Gorki, Bàn về kòch, Sđd, tập 2, tr.129
M.Gorki, Văn học Xôviết, Sđd, tập 2, tr.270
[4]
M.Gorki, Nói chuyện nghề nghiệp, Sđd, tập 1, tr.457
]1]
M.Gorki, Bàn về kòch, Sđd, tập 2, tr.167
[3]

Nguyễn Văn Kha

Khoa Ngữ Văn


×