Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 118 trang )

Chương I. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI
I. Khái niệm về giống vật nuôi
1. Ðịnh nghĩa
Khái niệm về giống vật nuôi trong chăn nuôi khác với khái niệm giống trong
phân loại sinh học. Khái niệm này dùng để biểu thị một nhóm vật nuôi có nguồn gốc
gần nhau và có chung một số tính trạng nhất định.
Theo quan điểm sinh học có thể định nghĩa: “Giống gia súc là một quần thể sai
khác nhau, nhưng trong phần lớn các trường hợp về kiểu gen hoặc kiểu hình lại giống
nhau hơn là so với các giống khác”.
Trên quan điểm thực tiễn thì: động vật thuần giống có nghĩa là động vật mà về
mặt nguồn gốc, ngoại hình, sức sản xuất chúng đáp ứng được những yêu cầu nhất định
của một phương hướng nhân giống.
Kết hợp cả 2 quan điểm đó có thể định nghĩa giống vật nuôi một cách đầy đủ như sau:
“Giống vật nuôi là một nhóm vật nuôi hoàn chỉnh của một loài nào đó,
chúng có chung một nguồn gốc, được hình thành bởi quá trình lao động sáng tạo
của con người trong những điều kiện kinh tế và tự nhiên nhất định, chúng có số
lượng nhất định, có giá trị kinh tế và giá trị làm giống, có những đặc tính về ngoại
hình, sinh lý và đặc điểm kinh tế nhất định, có những yêu cầu nhất định về điều
kiện sống. Những đặc tính và yêu cầu ấy có thể di truyền cho đời sau và cho phép
ta phân biệt được giống này với giống khác”.
Theo Isaac (1970), một giống vật nuôi khi có đầy đủ các điều kiện sau:

2. Những tính trạng của giống:
Có thể chia làm 2 loại:
- Tính trạng chất lượng: gồm các tính trạng mà biểu hiện bên ngoài của chúng
có thể phân biệt được với nhau rõ ràng, dứt khoát, có thể xác định bằng một tính từ
như: màu sắc lông trắng (đen, vàng,...), hình dáng mào gà (mào cờ, mào sít...), tai lợn
(cụp, đứng,...). các tính trạng này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tính di truyền. Môi
1



trường sống cũng ảnh hưởng tới tính trạng chất lượng nhưng không rõ nét bằng tính di
truyền.
- Tính trạng số lượng: gồm các đặc điểm mà biểu hiện ra bên ngoài không phân
biệt với nhau được một cách rõ ràng, dứt khoát, thường phải biểu hiện ra qua nhiều
trạng thái trung gian cho nên không thể dùng một tính từ để xác định mà phải dùng
thống kê qua số liệu được cân, đong, đo, đếm và dùng phương pháp thống kê phân tích
độ chính xác của số liệu. Các tính trạng số lượng bao gồm: khối lượng, chiều cao,
chiều dài, sản lượng thịt, sữa, trứng, tốc độ sinh trưởng...
Giữa tính trạng số lượng và điều kiện sống có mối quan hệ chặt chẽ mặc dầu
biến dị của các tính trạng này có cơ sở di truyền nhưng điều kiện sống giữ một vai trò
hết sức quan trọng. Ranh giới giữa hai loại tính trạng số và chất lượng không thật rõ
ràng, trong nhiều trường hợp chúng còn có mối liên quan với nhau một cách chặt chẽ.
Trong chăn nuôi, phần lớn các tính trạng số lượng đều mang giá trị kinh tế của con
giống.
Ngoài ra tập tính (habit) và trạng thái thần kinh cũng là những đặc điểm của giống.
.2. Phân loại giống
Dựa vào mức độ tác động của con người trong quá trình thuần dưỡng gia súc, người ta
phân chia giống thành 3 nhóm.
2.1.3.2.1. Giống nguyên thủy
Nhóm giống này có các đặc điểm chính sau:
- Tầm vóc nói chung nhỏ
- Sức sản xuất thấp, thường mang tính kiêm dụng
- Thành thục muộn
- Thích hợp với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ở mức độ thấp.
2.1.3.2.2. Giống quá độ
Nhóm giống này có đặc điểm sau:
- Tầm vóc tương đối lớn do đã được chọn lọc, cải tiến
- Sức sản xuất được nâng lên một bước, hướng kiêm dụng
- Thành thục tương đối sớm.
2.1.3.2.3. Giống gây thành

Nhóm này có các đặc điểm chính sau:
- Tầm vóc lớn hoặc to, nhỏ theo định hướng của con người
2


- Sức sản xuất cao, hướng chuyên dụng hoặc kiêm dụng
- Thành thục sớm
- Sức chịu đựng bệnh tật kém, dễ bị tác động bởi sự thay đổi của điều kiện
sống.
- Ðòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc ở mức độ cao.
Căn cứ vào hướng sản xuất có hai loại:

Căn cứ vào nguồn gốc có hai loại:

II. Ngoại hình vật nuôi
1. Khái niệm
Từ thời kỳ tiền sử trong việc chọn lọc giống vật nuôi, con người đã chú ý đến
ngoại hình. Trước công nguyên, người La Mã cho rằng gia súc có lông sẫm thì khỏe,
sức chịu đựng cao hơn gia súc có màu lông nhạt. Khoảng thế kỷ thứ III, Bá Lạc (Trung
Quốc) viết sách Tương Mã Kinh nói về ngoại hình của ngựa. Nhân dân ta từ xưa đã có
3


nhiều ca dao, tục ngữ lưu truyền kinh nghiệm chọn giống thông qua đặc điểm ngoại
hình:
“Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua”
“Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy” (đối với gà)
Ðối với trâu cày: “Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi”
“Miệng gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn”; chọn con chân thon, móng tròn quản thắt, gân
mặt, gối eo, thân mình trường nhiều, tiền treo hậu hạ, sừng cong cánh ná …

Lê Quý Ðôn trong “Vân Ðài Luân Ngữ” cũng viết:
“Bạch xỉ, xơ mao, đoản vi, hồng bì” tức là: “ Răng trắng, lông thưa, đuôi ngắn, da
hồng” là ngoại hình đẹp của lợn.
Chúng ta có thể định nghĩa ngoại hình như sau:
“Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khỏe, hoạt động của
các bộ phận trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất và nó là hình dạng đặc trưng của
một giống cho phép ta phân biệt dễ dàng giữa giống này với giống khác”. Con vật
khỏe mạnh thì biểu hiện bên ngoài là: da, lông bóng mượt, mềm, đàn hồi, hồng hào,
mắt tinh nhanh. Sức khỏe liên quan chặt chẽ tới thể chất, tới tính thích ứng với điều
kiện bên ngoài, tới sự hoạt động bình thường của các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
Khả năng sản xuất của con vật có thể được đánh giá thông qua sức khỏe và một số bộ
phận trong cơ thể, đặc biệt là các bộ phận có liên quan trực tiếp đến sản phẩm như:
bầu vú của bò sữa; mông, vai, lườn của lợn thịt... Mặt khác, đặc trưng của ngoại hình
là đặc điểm dễ nhận biết, đặc điểm để phân biệt giúp ta phân biệt các giống vật nuôi.
Chẳng hạn lợn Ỉ sắc lông đen, lợn Móng Cái lưng có loang đen hình yên ngựa; trâu
Murrah sừng cong, da mỏng; gà Leghorn lông trắng.
Tóm lại, ngoại hình dễ nhận biết khi đánh giá, cho phép ta suy đoán khả năng sinh
trưởng phát dục, sức sản xuất của vật nuôi cũng như phân biệt các giống vật nuôi khác
nhau.
2. Ðặc điểm ngoại hình của vật nuôi theo các hướng sản xuất
Ngày nay, khi đánh giá gia súc giống theo ngoại hình không chỉ dừng lại ở
màu sắc lông da, mà còn phải quan tâm đến kết cấu cơ thể gắn với hướng sản
xuất. Đó chính là ngoại hình thể chất theo hướng sản xuất. Gia súc có hướng sản xuất
khác nhau thì ngoại hình cũng khác nhau. Bò thịt có ngoại hình khác bò sữa, lợn

4


hướng nạc khác lợn hướng mỡ, gà đẻ trứng khác gà thịt, ngựa cưỡi khác ngựa kéo, cừu
lấy lông thô khác cừu lấy lông mịn.

Ngoại hình bò sữa

Ngoại hình bò thịt

- Thân hình cái nêm, phần sau - Thân hình chữ nhật, toàn thân
phát triển hơn.

đầy đặn, sâu, rông.

- Đầu dài, cổ dài, vai hẹp, ngực - Đầu ngắn, cổ ngắn vai nở, ngực
sâu nhưng không rộng, lưng đùi sâu rộng; lưng, hông thân rộng,
dài, chân cao.

đầy thịt, đùi ngắn, nở, chân thấp.

- Da mỏng, đàn hồi, lông dày, - Lớp mỡ dưới da dày, lông thưa,
mượt. đầu vú phát triển, tĩnh mịn. Bầu vú không phát triển.
mạch vú nổi rõ.
----------------------------------------

----------------------------------

---

--

Ngoại hình lợn hướng nạc

Ngoại hình lợn hướng mỡ


- Thân dài, hẹp, phần mông đùi - Thân ngắn, sâu rộng, toàn thân
phát triển lớn.

đầy đặn.

- Đầu nhỏ, mặt gọn, mắt tinh, - Đầu to, má sệ, mắt kém tinh
vai, lưng, hông đầy đặn, chắc, nhanh, vai, lưng, hông đầy đặn,
chân cao, bụng gọn.

hơi chảy sệ, chân thấp, bụng sệ.

Ngoại hình gà hướng trứng

Ngoại hình gà hướng thịt

- Thân hình thon mảnh

- Thân hình khối chữ nhật

- Đầu nhỏ, bụng to, chân thấp

đầy đặn.

- Đầu to, ức, lườn, lưng, đùi phát

- Đầu to, cổ ngắn, thô, ngực,

triển, chân cao, vạm vỡ.

lườn, đùi phát triển


- Nhanh nhẹn, ưa vận động

- Trầm tĩnh, chậm chạp.

.
3. Giám định ngoại hình thể chất của vật nuôi

5


Giám định ngoại hình thể chất của vật nuôi là phương pháp đánh giá, chọn lọc hàng
loạt, cần tiến hành thường kỳ hằng năm nhằm loại thải những gia súc xấu nâng cao
phẩm chất của đàn về mặt kiểu hình. Có 3 phương pháp giám định sau đây:
3.1. Giám định bằng mắt
Là phương pháp dùng mắt để quan sát và dùng tay sờ nắn, kiểm tra các bộ
phận của con vật. Phương pháp này được sử dụng từ lâu. Là phương pháp đơn giản,
nhanh chóng nhưng tương đối hoàn chỉnh, có thể đánh giá được chi tiết từng bộ phận
cũng như tổng quát trên cơ thể con vật.
Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi người đánh giá phải có kinh nghiệm,
quen tay, quen mắt, suy luận tổng hợp được giá trị chung của con vật.
3.2. Giám định bằng cách đo các chiều cơ thể
Là phương pháp dùng các loại thước: gậy, dây, compa để đo các chiều trên cơ
thể con vật. Số lượng các chiều đo tùy thuộc vào mục đích công tác giống, thông
thường với bò đo 5 - 8 chiều, với lợn 3 - 4 chiều, trong các thí nghiệm có thể đo 13 18 chiều. Các chiều đo thông dụng bao gồm:
Với bò:
- Cao vây: khoảng từ mặt đất đến u vai (thước gậy, thước dây)
- Sâu ngực: khoảng cách từ xương ức tới sống lưng, đo ở vị trí sau xương bả vai
(thước gậy).
Với lợn:

- Cao vai: cách đo giống bò (thước gậy)
- Dài thân: khoảng cách từ điểm nối giữa 2 tai đến khấu đuôi theo chiều cong của lưng
(thước dây).
- Vòng ngực: đo giống bò.
Phương pháp đo các chiều có ưu điểm là khách quan, có số liệu lưu trữ, so
sánh, nhưng đòi hỏi khi đo đạc, con vật phải đứng đúng tư thế mới có kết quả chính
xác.
Ngoài ra, thông qua các chiều đo, ta có thể nhận xét sự phát triển của bộ xương
tức là một phần thể chất của con vật hoặc có thể dựa vào kết quả đo đạc xác định trọng
lượng con vật, ứng dụng trong trường hợp không có điều kiện cân gia súc.
Ðể có thể nhận xét, so sánh sự phát triển bộ xương thể chất con vật, sau khi đo
xong ta có thể tính thành các chỉ số.
6


Các chỉ số quan trọng bao gồm:

Gia súc non có chỉ số này cao, càng lớn càng giảm. Ngựa cưỡi, bò sữa có chỉ số này
cao hơn bò thịt, ngựa kéo.

Chỉ số này tăng theo tuổi, trâu bò cày kéo cao hơn trâu bò sinh sản.
-

Chỉ số sau cao:

Sau cao =

Cao khum x 100 / Cao vây

Hoặc sau cao = Cao hông x100/Cao vây

Gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành.

Chỉ số này ít biến đổi theo tuổi. Con vật càng gầy chỉ số này càng bé. Ở lợn người ta
thường tính vòng ngực / dài thân.
Lợn hướng nạc < 1, lợn hướng mỡ > 1
- Chỉ số khối lượng hay to mình:

Ngựa kéo, lợn hướng mỡ lớn hơn ngựa cưỡi, lợn hướng nạc
Các công thức tính khối lượng (KL) vật nuôi
-

Ðối với trâu Việt Nam:

KL = -708,087 + 3,753 x VN + 3,140 DTC (đo thước dây)
KL = -654,599 + 3,239 x VN + 3,239 DTC (đo thước dây)
7


Nếu trâu béo cộng thêm 5%, trâu gầy trừ 5% trọng lượng tính được.

Công thức tính khối lượng (KL) do Viện Chăn nuôi xây dựng (năm 1980)
Trâu Việt Nam:

KL (kg) = 88,4 x VNP2P x DTC (m)

Bò Việt Nam:

KL(kg) = 89,8 x VNP2P x DTC (m)

3.3. Giám định bằng phương pháp cho điểm

Là phương pháp đối chiếu ngoại hình con vật cần đánh giá với một con vật mẫu (có
ngoại hình thể chất lý tưởng của giống), tiến hành cho điểm từng bộ phận theo một
thang điểm nhất định. Tuỳ theo tính chất quan trọng đối với hướng sản xuất mà thang
điểm hoặc hệ số nhân điểm các bộ phận đó khác nhau. Cuối cùng căn cứ vào tổng số
điểm phân cấp ngoại hình gia súc đã giám định. Ví dụ tiêu chuẩn giám định ngoại hình
trâu bò cày kéo (bảng 2.1)
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn giám định ngoại hình trâu bò cày kéo
Các
bộ

Cái
Hệ

Tổn

số

g số

5

1

5

5

3

Đặc điểm mô

Điểm

tả

phận
Ðầu và Ðực thô nhưng
cổ

Điểm

Ðực
Hệ Tổng
số

số

5

1

5

15

5

3

15


không nặng.
Cái hơi thanh
đầu,

cổ

cân

Ngực

xứng
Sâu, rộng, nở,

Vai,

dài
Cao,

lưng,

thẳng

5

3

15

5


3

15

hông
Bụng

Ðực thon, cái

5

1

5

5

1

5

rộng,

8


Mông

không sệ
Dài, rộng, hơi


dốc
Ðùi
To, tròn
Vú ,cơ Đực: Phát dục
quan

tốt.

sinh

Cái: Phát dục

dục

tốt, bầu vú to,

Bốn

tĩnh mạch rõ
Thẳng, chắc,

chân

móng chụm, tư

Phát

thế bình thường
Toàn thân cân


dục

đối

5

2

10

5

2

10

5

2

10

5

2

10

5


2

10

5

1

5

5

1

5

5

2

10

5

5

25

5


5

25

chung
Cộng

100

100

Xếp cấp:
Kỷ lục:

> 80

Ðặc cấp:

75 - 79 ;

Cấp I:

70 - 74

Cấp II:

65 - 69;

Cấp III:


60 - 64

Phương pháp này tương đối chính xác khoa học, hiện vẫn đang được áp dụng trong
tuyển chọn gia súc thông qua ngoại hình.
III. Sức sản xuất của vật nuôi
Sức sản xuất là khả năng cho thịt, trứng, sữa, lông, sức cày kéo, cưỡi, khả năng
sinh sản…của vật nuôi (gia súc, gia cầm…).
Sức sản xuất cao hay thấp, chất lượng tốt hay xấu tùy thuộc vào đặc tính di
truyền của con vật và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc nó.
Ðánh giá sức sản xuất của gia súc có một ý nghĩa quan trọng trong công tác
giống vì sức sản xuất là chỉ tiêu quan trọng nhất để chọn lọc những gia súc có giá trị
kinh tế cao nhân giống chúng nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất của giống.
Mặt khác, nếu đánh giá được sức sản xuất của gia súc ta có thể ta biết được
những nhu cầu của chúng về dinh dưỡng, chăm sóc. Trên cơ sở đó đề ra những biện
pháp kỹ thuật tác động để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
9


Các phương pháp, các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất bao gồm:
1. Sức sinh sản
Ðể đánh giá sức sinh sản người ta dùng các chỉ tiêu sau đây:
1.1 Tỷ lệ thụ thai

Trứng có phôi được kiểm tra vào ngày thứ 5-7 sau khi ấp.
1.2 Tỷ lệ sinh sản

Sản lượng trứng là số trứng đẻ ra từ một gia cầm mái/năm (quả)
1.3. Tỷ lệ nuôi sống
Với gia súc:


10


Với gia cầm:

2. Sức sản xuất sữa
Ðể đánh giá sức sản xuất sữa của đại gia súc, ta dùng các chỉ tiêu sau:
- Chu kỳ tiết sữa: là thời gian cho sữa 1 lứa đẻ. Ðối với bò chuyên sữa, chu kỳ
tiết sữa thường 300 ngày.
- Sản lượng sữa: là lượng sữa của 1 bò sữa sản xuất trong một kỳ tiết sữa 300
ngày (tính bằng kg).
- Tỷ lệ mỡ sữa: định kỳ tháng 1 lần phân tích tỷ lệ mỡ trong sữa, lấy trung
bình của 10 lần phân tích.
- Sữa tiêu chuẩn 4%: để so sánh những sản lượng sữa có tỷ lệ mỡ sữa khác
nhau cần quy đổi qua sữa tiêu chuẩn 4% theo công thức:
FCM = 0,4M + 15F
Trong đó: FCM: lượng sữa có tỷ lệ mỡ 4% = Sữa tiêu chuẩn (kg)
M: lượng sữa thực tế (kg)
F: lượng mỡ sữa thực tế (kg)
Cơ sở của cách tính này là: 1kg sữa đã được khử mỡ sản sinh lượng nhiệt năng
tương đương 0,4 kg sữa có 4% mỡ; 1 kg mỡ sữa cho nhiệt năng tương đương 15 kg
sữa có 4% mỡ.
Ðối với lợn, để đánh giá sức sản xuất sữa trong thực tế thường dùng phương
pháp gián tiếp.
Hiện nay, ngoài tỷ lệ mỡ sữa, người ta chú ý đến hàm lượng protein trong mỡ
sữa, đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sản xuất sữa.
3. Sức sản xuất thịt
Ðể đánh giá sức sản xuất thịt của gia súc ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây:
-


Khối lượng móc hàm: là khối lượng sau khi lấy máu, cạo lông và bỏ phủ

tạng, thường dùng đối với lợn.
-

Khối lượng thịt xẻ: là khối lượng móc hàm nhưng đã bỏ đầu, chân, đuôi,

với đại gia súc thì lột da.
11


-

Tỷ lệ móc hàm, thịt xẻ: là tỷ lệ giữa các khối lượng đó với khối lượng giết

thịt.
-

Tỷ lệ nạc, mỡ, xương, da trong thân thịt.

-

Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng.

-

Ngoài phẩm chất thịt xẻ nói trên người ta còn chú ý tới phẩm chất thịt như

độ xốp của thịt, độ ẩm, độ chắc, độ mịn, màu sắc, phẩm chất mỡ như màu sắc,

độ chắc, chỉ số iốt của mỡ...
Trên thị trường người ta phân loại giá trị của các phần trên thân thịt. Chẳng hạn:

4. Sức làm việc
Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sức làm việc của gia súc:
- Sức kéo trung bình: là sức kéo đo được của gia súc trong điều kiện làm việc
bình thường phù hợp với sức khỏe.
Phương pháp đo:
Mắc lực kế xen lẫn đòn giành và vật cản, cho con vật kéo (xe, cày vỡ...) đọc kết quả
trung bình. Sức kéo trung bình thường có trị số bằng 12-16% trọng lượng gia súc.
Bò nặng 260 - 300 kg, sức kéo trung bình thường là 40 kg
//

300 - 350 kg

//

45 - 50 kg

//

350 - 400 kg

//

60 - 70 kg

- Sức kéo lớn nhất: là sức kéo đo được khi con vật kéo được trọng tải lớn nhất.
Phương pháp đo: mắc lực kế tương tự như trên, cho con vật kéo xe tăng dần trọng tải
tới khi không kéo được nữa, đọc kết quả. Sức kéo tối đa thường bằng: 50 - 60% khối

lượng.
- Sức giật lớn nhất: là sức kéo ghi được khi con vật bắt đầu kéo.
Phương pháp đo: mắc lực kế tương tự trên nhưng một đầu buộc vào gốc cây to, đuổi
vật đi, đọc kết quả.
12


Sức giật lớn nhất tỷ lệ thuận với khối lượng.
Bò 300 kg, sức giật

750 - 800 kg

350 - 400 kg

800 - 1000 kg

500 kg

1000 - 1200 kg

- Công thực hiện: A=P.L.

trong đó: P là sức kéo; L là đoạn đường đi của con vật; t

là thời gian.

-

Khả năng hồi phục: xác định mạch đập, nhịp thở trước khi làm


việc, cho gia súc cày kéo 15 - 30 phút, cho gia súc nghỉ việc, xác định mạch
đập, nhịp thở sau đó cứ 10 - 15 phút xác định một lần. Tính thời gian để mạch
đập, nhịp thở hồi phục như trạng thái ban đầu.
5. Sức đẻ trứng
Sản lượng trứng của gia cầm thường phụ thuộc vào tuổi: ở gà, thường năm đầu sản
lượng trứng cao, các năm sau giảm dần, cá biệt năm thứ hai sản lượng cao nhất. Riêng
ngỗng tới năm thứ năm sản lượng trứng vẫn tăng.
Các chỉ tiêu đánh giá:

-

Chu kỳ đẻ trứng: số ngày đẻ trứng liên tục của 1 gia cầm.

-

Thời gian duy trì đẻ trứng: số ngày từ khi bắt đầu đẻ tới khi

thay lông nghỉ đẻ.
-

Chi phí thức ăn cho 10 quả trứng. Cứ 10 ngày cân 1 lần, tính

trung bình.
IV. Chọn giống vật nuôi
1. Khái niệm
Chọn lọc là quá trình mà qua đó một số cá thể được giữ lại và cho phép sinh
sản, một số cá thể thì bị loại thải đi. Chọn lọc gia súc là sự lựa chọn những cá thể đực
13



và cái để giử lại làm giống (làm bố, mẹ) đồng thời loại bỏ những con vật không làm
giống. Chọn lọc là biện pháp đầu tiên để cải tiến di truyền giống vật nuôi. Chọn lọc
không tạo ra các kiểu gen mới, song nó cho phép kiểu gen nào tồn tại nhiều ở thế hệ
con cái. Ðiều đó có nghĩa là tần số các gen hay kiểu gen mong muốn được tăng lên.
Trong công tác giống, chọn lọc là khâu rất quan trọng.
Darwin đã chia làm 2 loại: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Chọn lọc tự
nhiên tác động đến cả quá trình phát triển của các thể, là kết quả của sự tác động qua
lại giữa cơ thể và ngoại cảnh, cơ thể nào thích nghi được thì phát triển, còn không thì
bị hạn chế và tiêu diệt.
Ngay từ khi con người bắt đầu thuần hóa gia súc, sự chọn lọc nhân tạo đã bắt
đầu. Chọn lọc nhân tạo là chọn ra từ trong đàn những cá thể tốt để giữ lại làm giống,
tiến hành đào thải những cơ thể xấu. Chọn lọc nhân tạo có thể tác động tới cơ thể nói
chung, nhưng có khi chỉ đi vào những tính trạng cần thiết cho con người.
Trong công tác giống, chúng ta nói đến chọn lọc là nói đến chọn lọc nhân tạo.
2 Hiệu quả chọn lọc
Là chênh lêch giữa trung bình giá trị kiểu hình của đời con sinh ra từ những bố
mẹ được chọn lọc so với trung bình giá trị kiểu hình của toàn thể quần thể bố mẹ trước
khi chọn lọc.
Ðiều này được thể hiện bằng công thức sau:
Trong đó: Po là giá trị trung bình của đời con được sinh ra từ những bố mẹ được
chọn lọc, là trung bình của gía trị kiểu hình quần thể bố mẹ. P0
3 Ly sai chọn lọc
Là chênh lệch về giá trị kiểu hình giữa trung bình của bố mẹ được chọn lọc so
với trung bình quần thể bố mẹ.
Ðiều này được thể hiện bằng công thức sau:
Trong đó Pp là trung bình của bố mẹ được chọn lọc.
4. Các phương pháp chọn lọc
Một con vật X thường có quan hệ thân thuộc với các thân thuộc khác nhau sau:

14



Như vậy, nếu căn cứ vào quan hệ huyết thống để chọn lọc thì có hai hình thức
chọn lọc chính: Chọn lọc theo các thông tin của bản thân con vật và chọn lọc theo các
thông tin từ các con vật thân thuộc (đời trước, anh chị em và đời sau). Tuy nhiên để
căn cứ vào đời trước thì thường cần có một sổ ghi phả hệ đòi hỏi tốn kếm nhiều công
sức và tiền của nên người ta thường căn cứ vào quần thể hiện tại để có 3 phương pháp
chọn lọc như sau:
a. Chọn lọc theo bản thân hay chọn lọc trong quần thể
Chọn lọc bản thân còn được gọi là chọn lọc cá thể hay kiểm tra năng suất, chọn lọc
kiểu hình.
Chọn lọc bản thân là phương pháp căn cứ vào giá trị kiểu hình của bản thân con vật
(năng suất) để chọn lọc. Phương pháp này được gọi là phương pháp kiểm tra năng suất
hoặc kiểm tra cá thể, những cá thể nào có năng suất cao nhất sẽ được giữ lại làm
giống.
Phương pháp này được sử dụng ở các cơ sở sản xuất giống hoặc các trạm chuyên hóa.
Ðốí tượng áp dụng là các con đực và cái ở các cá thể được kiểm tra lứa tuổi hậu bị, có
bố mẹ là các gia súc giống tốt. Người ta nuôi dưỡng gia súc theo những điều kiện tiêu
chuẩn trong một thời gian nhất định và theo dõi, đánh giá những chỉ tiêu qui định.
Ưu điểm: có độ chính xác cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao và có
cường độ chọn lọc cao, đơn giản và dễ thực hiện, rẻ tiền do có thể kiểm tra trên nhiều
con vật, thực hiện ngay trên bản thân con vật do đó có thể rút ngắn được khoảng cách
thế hệ.
Nhược điểm:
Phương pháp đòi hỏi những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, tổ chức và kỹ thuật.
Cũng như phương pháp chọn lọc hàng loạt, kiểm tra năng suất không chọn lọc được
15


những tính trạng mà ta không đánh giá được trực tiếp trên con vật hoặc những tính

trạng bị giới hạn bởi giới tính hoặc một số tính trạng chỉ có biết được trên bản thân con
vật sau một thời gian dài (khả năng sản xuất sữa của bò cái..), hiệu quả chọn lọc không
cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp (sinh sản).
b. Chọn lọc theo gia đình
Căn cứ vào trung bình giá trị kiểu hình của tất cả các cá thể trong một gia đình để
quyết định việc chọn lọc. Toàn bộ các cá thể trong những gia đình có trung bình giá trị
kiểu hình tốt nhất đều được giữ lại làm giống. Như vậy giá trị kiểu hình của bản thân
con vật không được tính đến, trừ việc nó tham gia quyết định trung bình giá trị kiểu
hình của gia đình.
Ưu điểm của phương pháp là: chọn lọc theo gia đình có hiệu quả đối với các tính trạng
có hệ số di truyền thấp. Sở dĩ như vậy vì khi tính trung bình giá trị kiểu hình của một
gia đình thì sai lệch môi trường của các cá thể sẽ bị loại bỏ, lúc đó trung bình giá trị
kiểu hình của gia đình sẽ gắn với trung bình của giá trị kiểu gen và ưu điểm này thể
hiện rõ khi phương sai của sai lệch môi trường chiếm một phần lớn phương sai của giá
trị kiểu hình hoặc nói cách khác, hệ số di truyền thấp. Chọn lọc gia đình có hiệu quả
tốt khi môi trường sống của các gia đình là giống nhau. Nếu môi trường sống của các
gia đình là khác nhau thì nó sẽ che khuất sự khác nhau về di truyền giữa các gia đình,
lúc đó chọn lọc theo gia đình sẽ không có hiệu quả. Chọn lọc theo gia đình có hiệu quả
tốt khi các gia đình có số lượng thành viên lớn. Gia đình càng lớn thì trung bình giá trị
kiểu hình và trung bình giá trị kiểu gen tiến gần nhau.
Nhược điểm chính của phương pháp này là hầu như sẽ đưa đến một số lượng gia đình
ít hơn số lượng gia đình bố mẹ được chọn lọc, kết quả là mức độ cận thân ở chọn lọc
giữa các gia đình hầu như cao hơn so với chọn lọc cá thể hoặc chọn lọc trong gia đình.
Khi tiến hành chọn lọc theo gia đình mà không muốn tăng cao hệ số cận thân thì ta
phải giảm cường độ chọn lọc hoặc phải tăng số lượng gia đình chọn lọc.
Hiệu quả chọn lọc sẽ không cao khi môi trường sống giữa các gia đình là khác nhau và
số lượng anh chị em trong gia đình là ít. Một số cá thể có năng suất kém, nhưng vẫn
được giữa lại làm giống vì giữ lại toàn bộ gia đình. Phương pháp chọn lọc này tiến
hành phức tạp hơn chọn lọc cá thể. Trên thực tế có hai dạng khác nhau của sự chọn lọc
theo gia đình là phương pháp kiểm tra qua anh chị em và phương pháp kiểm tra qua

đời sau.
16


c. Chọn lọc trong gia đình
Tiêu chuẩn chọn lọc là so sánh độ lệch giữa các giá trị kiểu hình của từng cá thể so với
trung bình giá trị kiểu hình của gia đình có cá thể đó. Cá thể nào cách xa trung bình
của gia đình nhiều nhất là tốt nhất. Như vậy khác với phương pháp chọn lọc giữa gia
đình, giá trị kiểu hình của bản thân cá thể ngoài việc tham gia quyết định trung bình
giá trị kiểu hình của gia đình và nó còn có vai trò quyết định xem con vật có được giữ
lại làm giống hay không khi so sánh với trung bình của gia đình.
Ưu điểm: chọn lọc trong gia đình cũng có kết quả tốt đối với các tính trạng có hệ số di
truyền thấp. Chọn lọc trong gia đình càng có ý nghĩa hơn khi có một môi trường chung
cho các thành viên trong gia đình. Chọn lọc trong gia đình cũng có hiệu quả tốt khi có
nhiều thành viên trong gia đình. Một ưu điểm nữa là hạn chế được sự tăng đồng huyết
ở các quần thể khép kín, có số lượng hạn chế vì mỗi gia đình đều có đóng góp để sản
xuất ra đời sau.
Nhược điểm chính của phương pháp này là: một số cá thể tốt vẫn có thể bị loại thải do
trong gia đình chỉ giữ lại một số cá thể để làm giống. Phương pháp này tiến hành phức
tạp hơn phương pháp chọn lọc cá thể.
Ví dụ: Cho 4 gia đình có các cá thể với các chỉ số được khảo sát như sau:

Hãy chọn 4 cá thể theo 3 cách chọn khác nhau?
d. Chọn lọc kết hợp
17


Chọn lọc kết hợp là chọn lọc trên cơ sở phối hợp của nhiều nguồn thông tin, bao gồm
nguồn thông tin của tổ tiên con vật đã được dự tính chọn lọc trước khi con vật sinh ra,
kiểm tra năng suất khi con vật ở lứa tuổi hậu bị và kiểm tra đời con khi nó bắt đầu

được phối giống hoặc bắt đầu sinh sản. Phương pháp chọn lọc này là sử dụng cả hai
thành phần: sai lệch giữa trung bình của gia đình so với trung bình của quần thể (P f) và
sai lệch giữa cá thể so với trung bình của gia đình (P w) để đánh giá chọn lọc một cá
thể, nhưng mỗi thành phần sẽ có một tầm quan trọng khác nhau ta sẽ lựa chọn kết hợp
theo gia đình và trong gia đình. Ngoài ra còn có sự chọn lọc kết hợp giữa cá thể và
theo gia đình, giữa cá thể và trong gia đình cũng như kết hợp giữa tất cả các phương
pháp chọn lọc khác nhau. Khi chọn lọc kết hợp người ta thường phải sử dụng chỉ số
chọn lọc.
Ưu điểm của phương pháp là khi kết hợp nhiều phương pháp chọn lọc khác nhau thì sẽ
có tất cả các ưu điểm của các phương pháp riêng rẽ, đồng thời khắc phục được nhược
điểm của các phương pháp đó.

18


Chương 2. GIAO PHỐI CẬN HUYẾT VÀ ƯU THẾ LAI
Ở VẬT NUÔI.
Trong thực tế công tác giống chăn nuôi, người ta thường áp dụng các biện pháp
kỹ thuật như chọn lọc, nhân giống và lai tạo giống vật nuôi. Khi tiến hành nhân giống
để tăng số lượng cá thể, tăng độ thuần chủng (giống nhau) hoặc để ổn định đặc điểm di
truyền của dòng, giống, đôi khi nhận thấy con cái có biểu hiện giảm sút (sức sống,
năng suất...). Khi tiến hành lai tạo giữa các giống, dòng, người ta nhận thấy con cái tốt
hơn so với bố mẹ. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các
hiện tượng trên, phương pháp xác định mức độ biểu hiện để ứng dụng trong công tác
giống gia súc.
I. Giao phối cận huyết (inbeeding).
1. Khái niệm.
Là giao phối giữa các cá thể có quan hệ huyết thống gần gũi với nhau.




dụ, giao phối giữa bố mẹ với con cái, anh chị em với nhau hoặc giữa các cá thể họ
hàng.
2. Hệ phổ: Là sơ đồ về nguồn gốc huyết thống của con vật. Căn cứ vào hệ phổ ta biết
con vật nào làm bố, con vật nào làm mẹ, ông bà hoặc các thế hệ trước nữa của con vật.
Do vậy hệ phổ là tư liệu quan trọng để xác định quan hệ họ hang của con vật. Có hai
cách ghi hệ phổ khác nhau:
a. Hệ phổ dọc được lập theo nguyên tắc: đời trước ghi dưới, đời sau ghi trên, giới
đực ghi bên phải , giới cái ghi bên trái. Chẳng hạn:
Ðời I
Ðời II


150

Mẹ 13
ngoại Ông

Bố 24
ngoại Bà nội 95
Ông nội 6

68

Ðời III
Ví dụ 2:

b. Hệ phổ ngang được lập theo nguyên tắc: đời trước ghi bên phải, đời sau ghi bên
trái, con đực ghi trên, con cái ghi dưới.
19



3. Phương pháp xác định mức độ cận huyết.
1920, Wright đã đưa ra công thức tính độ cận thân, được gọi là hệ số đồng
huyết.

Trong đó: Fx là hệ số đồng huyết của cá thể nghiên cứu.
n1 là số thế hệ từ tổ tiên chung đến mẹ của cá thể nghiên cứu.
n2 là số thế hệ từ tổ tiên chung đến bố của cá thể nghiên cứu.
FA là hệ số đồng huyết của tổ tiên chung.
Ví dụ: Tính hệ số cận huyết của cá thể X trong 4 phả hệ sau:

20


21


Bài tập: Quan sát các hệ phổ sau:

4. Hậu quả của giao phối cận huyết.
Giao phối cận thân sẽ dẫn đến làm xuất hiện các thể đồng hợp (trong đó có cả
đồng hợp trội và đồng hợp lặn). Từ đó làm cho tỷ lệ cá thể có kiểu gen đồng hợp tăng
lên và tương ứng tỷ lệ cá thể có kiểu gen dị hợp ngày càng giảm. Sự tăng tần số cá thể
có kiểu gen đồng hợp lặn, nếu gen lặn là gen gây chết, thì sẽ dẫn đến hiện tượng suy
giảm về sức sống, tăng kỳ hình dị tật, giảm năng suất ở đời con so với bố mẹ.
Giả sử, quần thể bố mẹ ban đầu có 2 gen A và a và 100% là dị hợp (Aa). Sau 1 thế
hệ giao phối cận thân, số cá thể dị hợp sẽ giảm còn 50% và tương ứng số cá thể đồng
hợp tăng lên 50%. Nếu tiếp tục cho phối cận thân, dị hợp lại giảm tiếp 50% và đồng
hợp lại tăng lên 50%.(xem phần nội phối ở chương Di truyền quần thể).

Khi xét hậu quả của giao phối cận thân, chúng ta nhận thấy, bên cạnh xuất hiện
những đặc điểm có lợi, đôi khi còn xuất hiện những đặc điểm bất lợi. Trong công tác
giống gia súc, người ta thường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát huy những đặc
điểm có lợi, đồng thời hạn chế những tác hại của giao phối cận thân.
a. Lợi ích của giao phối cận hưyết.
22


- Cận huyết loại bỏ những gen lặn không mong muốn ra khỏi đàn giống.
- Do các gen mong muốn thường là trội, nên các con vật tốt thường là ưu việt
về di truyền và cận huyết có tác dụng ổn định di truyền các đặc điểm tốt.
- Nhờ cận huyết, các dòng hoặc các gia đình riêng biệt có thể được phát triển từ
đàn hạt nhân. Chọn lọc trong gia đình đối với các tính trạng kinh tế ở gia súc chỉ có thể
thực hiện sau khi các gia đình đã phát triển.
- Cận huyết kết hợp với chọn lọc đã tạo được nhiều giống gia súc quí giá.
- Nhờ cận huyết có thể xác định giá trị di truyền thực tế của 1 cá thể, của một
loại gen đối với các tính trạng khác nhau của vật nuôi. Ví dụ, nếu hiệu quả cận huyết
lớn đối với một tính trạng nào đó thì chứng tỏ ảnh hưởng không cộng gộp của gen là
lớn và ngược lại.
- Bằng cận huyết và chọn lọc, nhiều dòng động vật thí nghiệm như chuột nhắt,
thỏ, chuột lang.... đã được tạo ra. Các dòng cận huyết là vật liệu quí giá nhất để nghiên
cứu sự di truyền của các đặc tính. Chẳng hạn, các dòng chuột nhắt đã tạo ra có ung thư
phổi hay leukenun, cũng có những dòng không bị một loại ung thư nào.
- Người ta cũng đã gây được các dòng cận huyết cao ở gia súc và gia cầm để lai
tạo ra các con lai có ưu thế lai cao.
b. Bất lợi của giao phối cận huyết.
Phần lớn các nhà chọn giống cũng như các nhà sản xuất gia súc thương phẩm
đều tránh cận huyết cao độ vì các lý do sau:
- Cùng với việc gia tăng tần số và cường độ cận huyết làm xuất hiện các tính
trạng không mong muốn, đặc biệt là các tính trạng được kiểm soát bởi các gen gây

chết và nửa gây chết.
- Tốc độ sinh trưởng của gia súc thường bị giảm sút bởi cận huyết. Sự giảm sút
là khá lớn ngay cả khi dòng cận huyết ở mức độ vừa phải trong các đàn thương phẩm.
- Cận huyết ở cả hai loại động vật thí nghiệm và động vật nông nghiệp đều làm
giảm hiệu suất sinh sản. Do cận huyết, ở một số con đực sự phát triển tinh hoàn có thể
bị chậm lại và ở một số con cái trứng rụng có thể giảm. Ở cả hai giới, cận huyết làm
chậm tuổi thành thục, tỷ lệ chết phôi tăng.
- Các con vật cận huyết đều có khả năng sống thấp hơn con vật không cận
huyết. Nhìn chung các con vật cận huyết đều dễ bị ảnh hưởng bởi stress do những thay
đổi của các điều kiện môi trường hơn những con vật không cận huyết.
23


- Nếu cận huyết cao độ có thể dẫn đến suy hóa. Đó là hiện tượng sinh ra do giao
phối giữa các cá thể bố mẹ có quan hệ huyết thống gần gũi, đời con sinh ra giảm sức
sống, giảm năng suất, xuất hiện kỳ hình, bệnh tật, thậm chí gây chết được gọi là hiện
tượng suy hóa.
Các yếu tố ảnh hưởng đến suy hóa:
- Mức độ cận thân giữa các cá thể giao phối có quan hệ huyết thống càng gần
thì mức độ suy hóa càng cao, ngược lại các cá thể giao phối có quan hệ huyết thống
càng xa thì mức độ suy hóa càng thấp.
- Tính trạng xem xét có hệ số di truyền thấp thì mức độ suy hóa cao, ngược lại
tính trạng có hệ số di truyền cao thì mức độ suy hóa thấp.
- Điều kiện nuôi dưỡng kém thì mức độ suy hóa cận huyết cao, ngược lại trong
điều kiện nuôi dưỡng tốt thì mức độ suy hóa sẽ thấp.
c. Ứng dụng của giao phối cận huyết trong chăn nuôi
Mặc dầu giao phối cận huyết gây nên hiện tượng suy hoá cận huyết, nhưng
trong chăn nuôi vẫn sử dụng giao phối cận huyết để:
- Thuần chủng đàn giống: Từ trước đến nay người ta đã tạo được củng cố, ổn
định đặc điểm tốt trong quá trình tạo giống mới, nhiều giống vật nuôi. Mỗi giống vật

nuôi đều có đặc điểm riêng, trong đó nó có những ưu điểm đặc biệt.
Do đó người ta cần phải tiếp tục thuần chủng để một mặt khai thác
các tiềm năng di truyền tốt của chúng đồng thời bảo tồn các vốn gen đã có.
Muốn vậy phải sử dụng giao phối cận thân.
- Cố định một tính trạng: trong quá trình chọn lọc thuần chủng hoặc lai tạo sẽ
phát sinh ra các tính trạng mới. Ðể cố định các tính trạng này cần sử dụng phương
pháp giao phối cận huyết.
- Phát huy và bảo tồn huyết thống của các tổ tiên tốt: Trong một quần thể vật
nuôi thường có những con vật có những đặc điểm tốt về một loại tính trạng nào đó do
vậy ta cần phải sử dụng phương pháp giao phối cận huyết để phát huy và bảo tồn
huyết thống của các tổ tiên này.
- Phát hiện và loại thải các gen lặn: Gen lặn thường là gen có hại, người ta khó
có thể phát hiện ra các gen lặn khi chúng ở trạng thái dị hợp tử. Với phương pháp giao
phối cận huyết các gen lặn sẽ ở trạng thái đồng hợp tử và biểu hiện ra kiểu hình từ đó
ta có thể loại thải.
24


- Gây các dòng cận huyết (inbred line) để tạo ra các đời có ưu thế cao: Một
trong những yếu tố để tạo ra các đời có ưu thế lai cao là phải có bố mẹ thuần chủng ở
mức độ cao, khi đem chúng lai tạo với nhau sẽ tạo ra đời lai có ưu thế lai cao.
- Ngoài ra giao phối cận huyết có thể xác định được giá trị di truyền thực tế của
một cá thể, của một loại gen đối với các tính trạng khác nhau của vật nuôi. Ví dụ, nếu
hiệu ứng cận huyết lớn đối với một tính trạng nào đó thì chứng tỏ rằng ảnh hưởng
không cộng gộp của gen là lớn và ngược lại.
d. Hạn chế ảnh hưởng có hại của giao phối cận huyết
- Ðể hạn chế ảnh hưởng của suy hoá cận huyết, điều cần chú trọng trước tiên là
phải tiến hành chọn lọc cá thể, chọn lọc khi tạo đàn hạt nhân, tạo dòng, giao dòng, tạo
giống và nuôi dưỡng tốt các con giống.
- Người ta có thể dùng phương pháp "làm tươi máu", tức là ở một đời nào đó

có thể dùng xen một con giống không phải dồng huyết nhưng cùng giống, cùng hướng
sản xuất, nuôi trong điều kiện khác để hạn chế bớt ảnh hưởng liên tiếp của giao phối
đồng huyết.
- Nên dùng để giao phối cận huyết những con giống nuôi trong điều kiện ăn
uống, chăm sóc khác nhau.
- Không nên kéo dài liên tiếp việc giao phối cận huyết đời nọ qua đời kia.
- Trong điều kiện nuôi dưỡng kém nhất thiết phải tránh giao phối đồng huyết.
II. Ưu thế lai (heterosis).
1. Khái niệm về ưu thế lai.
Ưu thế lai là hiện tượng khi lai giữa hai bố mẹ khác nhau về di truyền (khác
giống, dòng...) con lai F1 tỏ ra ưu việt hơn bố mẹ chúng về mặt sinh trưởng, sức chống
chịu, năng suất.... Thuật ngữ “ưu thế lai” được Shull đưa ra vào đầu năm 1914, mặc dù
hiện tượng “sức mạnh con lai” đã được biết và mô tả trước đó khá lâu.
Trong thực vật học, hiện tượng “sức mạnh con lai” đã được Kelreiter mô tả từ
năm 1766 và nhận định rằng, “sức mạnh con lai” liên quan đến mức độ khác nhau về
mặt di truyền của cha mẹ chúng. Sau đó ít lâu, công trình của Darwin “Tác dụng của
thụ phấn chéo và tự thụ phấn trong giới thực vật” đã đưa ra qui luật của tự nhiên về lợi
ích của lai giống và tác hại của tự thụ phấn kéo dài.
Darwin đã gắn liền khả năng sống và sức sản xuất cao của các con lai với sự
tham gia của các tế bào sinh dục đực và cái đã được biệt hóa về sinh lý và di truyền
25


×