Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.62 KB, 12 trang )

LỜI TỰA
- Trong quá trình công tác và giảng dạy tôi luôn băn khoăn, lựa chọn những
phương pháp cho phù hợp từng bài dạy, từng đối tượng các cháu. Ngoài việc lựa chọn
những phương pháp giảng dạy để cho các cháu dễ hiểu kiến thức và tiếp thu bài tốt, có ý
thức đạo đức trong học tập cũng như trong giao tiếp. Việc rèn khả năng cảm thụ văn học
cho trẻ là một việc làm không thể thiếu được cho mỗi trẻ mà đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Trẻ
thơ như trang vở trắng, giáo viên là người hướng dẫn các cháu vẽ lên tờ giấy trắng như thế
nào thì sau này các cháu trở thành người như thế đó. Biện pháp nâng cao khả năng cảm
thụ văn học cho trẻ mỗi giáo viên đều có phương pháp khác nhau. Trong quá trình công
tác và giảng dạy bản thân tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm “Biện pháp nâng cao khả
năng cảm thụ văn học cho trẻ 5-6 tuổi”.
- Với kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế. Rất mong quí thầy cô “Hội đồng
nghiên cứu khoa học kỉ thuật ” đóng góp để cho sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.Tôi chân
thành cảm ơn !
Tác giả

Tô Thị Đang

a.Đặt vấn đề:


Văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó
đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và
phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học
đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được
tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ
bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp
của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác
phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn
những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những
phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm


văn học.
Từ đầu năm học tôi thường xuyên thăm lớp dự giờ khối 5 tuổi. Tôi thấy đa số trẻ
chưa học qua các lớp –nhóm –mầm –chồi, chỉ có ở điểm trung tâm có 2 lớp lá trẻ được
học qua lớp nhỡ chuyển lên và trẻ đều đã được làm quen với một số tác phẩm văn học ở
khối nhỡ. Song không vì thế mà đa số trẻ đều cảm nhận được cái hay cái đẹp trong mỗi tác
phẩm văn học. Do đó trong quá trình giảng dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức
kỹ năng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi thấy: Khả năng cảm thụ văn học của
trường tôi nói chung và khối 5 tuổi nói riêng, vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả trên tiết học
chỉ đạt 50-60%. Với kết quả trên, bản thân tôi thấy mình cần có những biện pháp cụ thể
nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học theo hướng đổi mới. Đó là lý do tôi
chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5-6 tuổi”.
- Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trên tiết
học trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Qua quá trình giảng dạy khảo sát khả
năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho trẻ nghe một câu truyện, hoặc đọc cho
trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ còn rất
chậm, khả năng kể, đọc diễn cảm còn thấp. Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt các nhân vật chưa rỏ
ràng, chưa phù hợp với từng nhân vật.
- Khả năng tập trung của các cháu còn chưa cao, tư duy chưa phát triển đều. Việc
đầu tư hỗ trợ xây dựng về cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động còn hạn chế, đồ dùng
đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho môn học còn chưa đáp ứng với chương trình đổi mới
hiện nay. Vì vậy đứng trước khó khăn trên bằng vốn hiểu biết của mình, tôi luôn tự học hỏi
kinh nghiệm để tìm những sáng kiến hay, nhằm khắc phục khó khăn đó. Tôi đã dùng biện
pháp kết hợp với ban giám hiệu, vận động phụ huynh học sinh ủng hộ đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho môn học tốt hơn.
b.Nội dung:
* Thuận lợi :


- Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn đã có kế hoạch
nhằm phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học theo hướng chương trình giáo dục mầm non

mới cho trẻ 5-6 tuổi, mở nhiều chuyên đề, thao giảng đối với môn làm quen văn học ( phát
triển ngôn ngữ). Đối với bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao
chuyên môn, đối với cháu năm nào nhà trường củng tổ chức thi bé kể chuyện sáng tạo, thi
đóng kịch. Giáo viên thì thi kể chuyện.
* Khó khăn :
- Là một trường thuộc vùng sâu vùng xa của huyện điều kiện học tập của các cháu gặp
nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều…
- Tổng số học sinh: 22 trẻ, có 4 trẻ bị đớt, (phát âm còn chưa đúng ). Chỉ có 12 trẻ đã
học qua lớp chồi. Còn lại trẻ chưa được đi học. Có 4 trẻ dân tộc khơ me ( Nói chưa tròn
câu, chưa rỏ ràng …).
- Gia đình các cháu đa số nghèo, cha mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà, người thân,
việc học cứ giao cho giáo viên thế là đủ, gửi đến trường hết một ngày là thôi, không cần
trao đổi với giáo viên tình hình sức khỏe, học tập của trẻ. Xem bảng phụ huynh cần biết,
báo giảng hôm nay con học môn gì? còn yếu gì ?...
- Phụ huynh chưa tìm hiểu nội dung câu truyện như thế nào? Con mình có khả năng
cảm thụ văn học tới đâu? Như thế nào?...
* Qua khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ trên tiết học thông qua việc kể
chuyện cho trẻ nghe một câu truyện hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho
từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ: Kết quả đạt như sau :
Môn
Thơ

Truyện

Khảo sát đầu năm
Hứng thú: 65%
Hiểu nội dung: 55%
Thuộc tác phẩm: 55%
Đọc diễn cảm: 50%

Hứng thú: 50%
Hiểu nội dung: 55%
Kể diễn cảm: 40%

- Để phát huy thuận lợi và khắc phục những tồn tại nêu trên, qua những năm giảng
dạy và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm
và đưa ra một vài sáng kiến về “ Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học trẻ 5-6
tuổi” như sau :
1. Khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ trên tiết học và mọi lúc mọi nơi:


- Ngay từ đầu năm học, tôi quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như
khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trên tiết học trong hoạt động làm quen với tác phẩm
văn học. Qua quá trình giảng dạy khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua
việc kể cho trẻ nghe một câu truyện, hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn. Sau đó cho
từng trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ.
- Tôi cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả năng cảm thụ văn học còn chậm
như: trẻ Nguyễn Thanh Sang, Nguyễn Thanh Nhanh, Lý Huỳnh, Lê Tuấn Khang. Thường
xuyên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Việc làm này cũng góp
phần giúp trẻ đến gần với văn học hơn và có thể nâng cao khả năng cảm thụ văn học của
trẻ.
-Làm quen tác phẩm văn học mọi lúc, mọi nơi như : giờ đón trẻ, cho trẻ dạo chơi
ngoài trời, gần cuối buổi trả trẻ buổi sáng ( các giờ chơi ), giờ đón trẻ buổi chiều, vào các
giờ chơi buổi chiều, ở góc đọc sách – thư viện ... cô trò chuyện với trẻ kể chuyện hoặc thơ
diễn cảm cho trẻ nghe....trẻ được nghe cô kể chuyện, đọc thơ nhiều lần, các lần kể, đọc
thơ khác nhau cô kể diễn cảm, đọc thơ diễn cảm ...
-Trước khi kể tôi thường cho trẻ xem tranh, nghe đọc thơ, hát các bài hát có nội
dung gần gũi với truyện sắp kể hoặc kể một đoạn trong truyện...kể chuyện diễn cảm,
giọng kể phù hợp với tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm, phù hợp với tính cách, tâm
trạng của các nhân vật đó. Cho trẻ xem tranh minh họa, xem rối, diễn kịch trong quá trình

nghe kể chuyện. Còn đối với thơ tôi thường lựa chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau :
êm dịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, hóm hỉnh...cho trẻ làm quen mọi lúc mọi nơi tôi đọc diễn cảm,
thể hiện nhịp điệu, âm điệu và sắc thái của bài thơ. Để trẻ cảm thụ tốt các bài thơ tôi
thường trò chuyện với trẻ về nội dung của bài thơ, giải thích nghĩa của một số từ, ý của
các câu thơ, vẻ đẹp mà các câu thơ mô tả, kết hợp với xem tranh minh họa hoặc làm các
động tác minh họa...Tôi luôn tạo không khí vui vẻ, để tâm lý trẻ thoải mái, thích hòa
nhập mình các nhân vật trong câu chuyện, trẻ thích tự kể, hoặc đóng kịch các nhân vật
trong các hoạt động giờ chơi, giờ ôn luyện, còn đối với thơ tôi luôn đọc cho trẻ nghe
nhiều lần với tâm lý trẻ thoải mái, không gò bó, không ép buộc trẻ nghe ở mọi lúc mọi
nơi, cô giáo như người mẹ thứ hai của trẻ, luôn tạo mối quan hệ cô và trẻ gần gũi, thân
thiện ... Để trẻ cảm thụ tốt hơn khả năng cảm thụ văn học thì tôi luôn thường xuyên cho trẻ
tiếp xúc tác phẩm văn học mọi lúc, mọi nơi...
2. Nghiên cứu kỹ tác phẩm:
- Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết phải xác định rõ mục đích - yêu cầu của
tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện,
phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm,
đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với
diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp


nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả
năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao.
- Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học ( dù là một câu chuyện hay một
bài thơ) thì giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần. Vì vậy khi tôi
dạy một tiết mẫu về văn học, tôi luôn tự tin và tin rằng mình cũng đã phần nào góp phần
nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ qua giọng đọc, giọng kể của mình.
3. Hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:
- Để cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả
cao thì việc đầu tiên tôi phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút
sự chú ý của trẻ. Trước đây tôi thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong

hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay,
việc sử dụng tranh minh hoạ vào tiết học ít gây sự chú ý, tò mò của trẻ. Vì vậy tôi đã sử
dụng mô hình rối để tiết dạy thêm phong phú đa dạng hơn.
* Sử dụng mô hình :
- Với câu truyện : Ai đáng khen nhiều hơn. Khi sử dựng dùng các ngón tay cầm cử
động từng động tác từng cử chỉ rồi di chuyển theo lời thoại của câu truyện. Với bài thơ
“Giữa vòng gió thơm,…” bằng động tác tay cũng di chuyển các nhân vật mô hình sẽ di
chuyển theo từng nhịp điệu của bài thơ điều này gây được sự chú ý của trẻ.
* Sử dụng nghệ thuật múa rối:
- Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điều kiện cho
trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
- Với câu truyện “Quả bầu tiên” tôi sử dụng mô hình sân khấu là một khu vườn nhỏ,
có ngôi nhà, cây….. nhân vật trong truyện được cách điệu hoá. Khi tôi dạy tiết truyện mẫu
phải sử dụng rối, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng ba ngón tay:
Ngón cái, trỏ, giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện... ví dụ: khi
cậu bé ôm ấp vỗ về con én nhỏ tôi dùng ngón cái và ngón giữa khít lại với nhau làm động
tác ôm ấp hoặc khi cậu bé tung con én nhỏ lên trời thì tôi tung hai ngón cái và ngón giữa
hết tầm. Với những câu truyện có nhiều nhân vật như. Ba cô gái, thì tôi phải phối hợp với
giáo viên khối lớp đó để dàn dựng thành một tiết mục rối hoàn chỉnh. Nhờ việc sử dụng
nghệ thuật rối trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học đạt cao, đa
số trẻ nhớ được nội dung câu truyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ
biết nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện như ai là người xấu? Ai là người
tốt.
* Trò chơi đóng kịch:
- Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Qua hoạt
động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu truyện, làm sống lại tâm trạng, hành động
ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời trẻ biết thể hiện tình cảm và


đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa

của tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu truyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát
triển tư duy, cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi
cho trẻ đóng kịch tôi phải cho trẻ ôn lại nội dung câu truyện và đàm thoại với trẻ về nội
dung. Giúp trẻ hiểu sâu hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện.
Để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách tâm trạng của
các nhân vật trong truyện. Muốn vậy tôi phải tham khảo thêm một số kịch bản đã được
biên soạn sẵn như “Chú dê đen; mèo đi câu cá; ai đáng khen nhiều hơn ”. Nhằm giúp trẻ
phân biệt được giọng điệu lời nói của các nhân vật. Qua đó trẻ khắc hoạ được tính cách
nhân vật ví dụ như: Dê đen dũng cảm, Dê trắng nhút nhát, Chó sói nhát gan….
Để trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì
trước hết cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm.
Ví dụ trong truyện “Chú dê đen” cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê đen, tổ 3 làm cho sói
để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen và thành thạo. Sau đó phân vai
cho từng trẻ theo vai của các nhân vật trong truyện và cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân
vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Lúc này cô giáo là người dẫn truyện và trẻ tự diễn theo
nội dung câu truyện. Khi trẻ diễn xong lên cho trẻ tự nhận xét về vai diễn của mình, của
bạn, từ đó trẻ xác định được thái độ của trẻ đối với nhân vật trong truyện là yêu hay ghét.
Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách sâu sắc và
để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hoá trang cho trẻ rất quan trọng, với câu
truyện “Chú dê đen” tôi làm sân khấu bằng 2 cột trụ, rồi vẽ cảnh khu rừng phù hợp với câu
truyện.
Bên cạnh việc làm mô hình sân khấu thì việc hoá trang cho trẻ đóng kịch cũng rất cần
thiết. Với những câu truyện có lão nhà giầu tên địa chủ như truyện “Quả bầu tiên, cây tre
trăm đốt”. Thì nên gắn hoặc vẽ râu mép vểnh cho trẻ tạo lên một khuôn mặt gian dối hoặc
với những nhân vật gắn liền việc đội mũ thì cho trẻ đội mũ như: mũ dê đen, dê trắng, chó
sói, …..
Việc hoá trang và bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự tin khi nhập
vai tạo cho trẻ hứng thú hơn với từng vở diễn.
4. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:
- Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm

quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học tổ chức họp phụ
huynh trao đổi vận động xã hội hóa giáo dục, hằng ngày giáo viên luôn trao đổi với phụ
huynh về tình hình học tập, sức khỏe của các cháu, vận động phụ huynh đóng góp, sưu
tầm các sách văn học, các hoạ báo, tập chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây
dựng một “Góc Đọc Sách - thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc Đọc Sách- thư
viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo. Sau đó cô kể truyện cho trẻ nghe về


nội dung những câu truyện như “dê con biết nhận lỗi, giọt nước tí xíu, ai đáng khen nhiều
hơn, hai anh em, chuyện về loài voi…” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần
dần trẻ có thể tự đọc. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu
truyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu truyện mà trẻ tri giác.
- Ở góc Đọc Sách- thư viện thường để các minh hoạ truyện mà trẻ đã được nghe đặt
hoặc treo không thứ tự. Sau đó yêu cầu trẻ tự xếp lại sao cho đúng theo trình tự câu truyện,
và kể lại theo nội dung các bức tranh hoặc tôi có thể chuẩn bị một số tranh ghép rời và cho
trẻ chơi ghép tranh. Sau đó trẻ kể về nội dung bức tranh vừa ghép được hoặc có thể cho trẻ
tô theo nét in mờ dưới mỗi nhân vật trong truyện như: lão nhà giầu trong truyện “Cây tre
trăm đốt” người anh trong câu truyện “Hai anh em” cậu bé trong truyện “Quả bầu tiên”.
Qua đó trẻ phân biệt được đâu là người tốt đâu là người xấu. Hình thức này giúp trẻ nhớ
lại từng nhân vật trong mỗi truyện và nhớ lại tính cách của từng nhân vật.
5 . Động viên, khen thưởng:
- Trong một tiết học, mọi lúc mọi nơi, sau một hội thi, tôi có nhận xét và động viên
tuyên dương khen thưởng những cháu tiến bộ về khả năng cảm thụ văn học…Hoặc những
cháu có tiến bộ (chỉ là một chút ít) tôi cũng động viên khuyến khích các cháu để làm động
lực cho các cháu hăng say thích cảm thụ văn học hơn.
Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ mẫu giáo là một vấn đề hết sức quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Hình thức tổ chức cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học phong phú, đa dạng sẽ giúp trẻ toàn diện về mọi mặt: Nhận
thức, ngôn ngữ - tình cảm- xã hội.
Qua những bài thơ câu chuyện trẻ biết yêu cái đẹp của tự nhiên và con người, biết

phân biệt cái thiện và cái ác, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung
quanh. Đồng thời trẻ biết nhập vai với những nhân vật trong câu chuyện, bài thơ.
Ngoài ra văn học còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật, và là
một trong những hoạt động cần thiết trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
- Qua quá trình áp dụng một số biện pháp cho trẻ cảm thụ văn học trong năm học
đã cho thấy:
+ Trẻ thông minh sáng tạo hơn khi học các tiết văn học.
+ Trẻ thích được đóng kịch.
+ Trẻ thích đọc thơ kể truyện.
+ Trẻ ghi nhớ thuộc thơ truyện lâu hơn.
+ Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện tính cách nhập vai một cách linh hoạt.
+ Biết kể truyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú và đa dạng.
- Khảo sát khả năng cảm thụ văn học cuối tháng 3 vừa qua lớp tôi đã đạt được
những kết quả như sau :


Môn
Thơ

Khảo sát đầu năm
Hứng thú: 65%
Hiểu nội dung: 55%
Thuộc tác phẩm: 55%
Đọc diễn cảm: 50%
Hứng thú: 50%

Truyện Hiểu nội dung: 55%
Kể diễn cảm: 40%

Khảo sát cuối tháng 3

Hứng thú: 85%
Hiểu nội dung: 90%
Thuộc tác phẩm: 90%
Đọc diễn cảm: 85%
Hứng thú: 90%

So sánh
Tăng 20%
Tăng 40%
Tăng 35%
Tăng 35%
Tăng 40%

Hiểu nội dung: 90%

Tăng 35%

Kể diễn cảm: 90%

Tăng 50%

Tổng số 22 học sinh. Đầu năm có 4 trẻ bị đớt (phát âm chưa rõ tiếng) đến tháng 3
còn 2 trẻ bị đớt.
c.Kết luận :
Với những biện pháp và kết quả nêu trên bản thân tôi tự rút ra những bài học kinh
nghiệm sau:
- Ngay từ đầu năm học giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Luyện tập giọng đọc, giọng kể sao cho diễn cảm, thể hiện được nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ của các nhân vật trong truyện.
- Sử dụng tốt mô hình rối, rối tay…..

- Tham khảo thêm một số kịch bản đã được biên soạn sẵn và tập cho trẻ đóng kịch.
- Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh hoạ cần phong phú, đa
dạng hấp dẫn. Giáo viên phải sử dụng khoa học gọn gàng đúng lúc.
- Tham mưu tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm một số tranh truyện sách báo, tạp chí.
- Thường xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu liện quan đến việc
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Để từ đó tổ chức tốt hoạt động cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học.
- Giáo viên phải nhiệt tình, có lòng yêu nghề, kiên trì, nhẫn nại khi rèn luyện nâng cao
khả năng cảm thụ văn học cho trẽ cũng như trong giảng dạỵ
- Đề xuất với phòng giáo dục hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị, sách tranh
truyện cho các trường mầm non để việc chăm sóc giáo dục trẻ được thuận lợi, tạo điều
kiện cho trẻ phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ. Giúp trẻ có tiền đề vững chắc vào trường
tiểu học.
Vĩnh Lộc, ngày 29 tháng 3 năm 2016
Người viết


MỤC LỤC
Nội dung
-Lời tựa
-Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
-Mục lục

Trang
Trang 1
Trang 2,3,4,5,6,7,8,9.
Trang 10.


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Đơn vị:Trường Mầm Non Hoa Hồng

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Kết quả chấm điểm: ……………………………/100 điểm
a) Về nội dung:
-Tính mới:…………………………………………./30 điểm
-Tính hiệu quả:……………………………………./35 điểm
-Tính ứng dụng thực tiễn:………………………../20 điểm
-Tính khoa học:……………………………………/10 điểm
b)Về hình thức:……………………………………./05 điểm
2. Xếp loại:……………………………………………………
Vĩnh lộc, ngày 29 tháng 3 năm 2016
CHỦ TỊCH HĐKH





×