Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Kỹ thuật dùng tế bào gốc ghép da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.43 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CNSH & MT
...................o0o...................

BÁO CÁO SEMINAR
CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ 8: NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG
GHÉP DA
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Kim Cúc
SVTH : Nhóm 1
1. Vũ Tú Anh
2. Phạm Thị Ngọc Anh
3. Trần Thị Ngọc Kiều
4. Trần Thị Thúy Nga (nt)
5. Nguyễn Đăng Tình
Nha Trang, ngày 5 tháng 6 năm 2015

MỤC LỤC


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

MỞ ĐẦU
Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết cho sức
khoẻ hàng ngày. Những tế bào này giúp cho cơ thể hoạt động bình
thường, bao gồm nhịp đập của tim, suy nghĩ của não, thận làm sạch
máu, và sự thay đổi tế bào mới cho da…Chức năng đặc biệt cuả tế
bào gốc là tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể. Tế
bào gốc là nhà cung cấp của tế bào mới. Khi tế bào gốc phân ra, nó
có thể làm ra thêm tế bào gốc mới, hoặc làm ra những loại tế bào
khác. Ví dụ, tế bào gốc của da có thể làm ra thêm những tế bào gốc


mới của da, hoặc tạo ra những tế bào với những chức năng đặc biệt,
như là giúp cho sắc tố cuả da.

Page 2 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

NỘI DUNG
I/ TẾ BÀO GỐC:
1.Khái niệm:
Tế bào gốc là tế bào nguyên thủy chưa biệt hóa có khả năng tự duy
trì và tự tái sinh vô hạn (phân chia vô hạn định). Có khả năng sinh
sản và tạo nên các tế bào khác có những chức năng chuyên biệt (TB
cơ tim, da, xương…) một khi nó được cấy vào một môi trường thích
hợp.
Công nghệ tế bào gốc là ngành công nghệ nghiên cứu về tế bào gốc
và những ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người.
Một trong những khả năng kỳ diệu của cơ thể là khả năng tái tạo
hay tái sinh.
Tế bào gốc trong cơ thể làm việc như một hệ thống sửa chữa, tái tạo
bằng cách phân chia thành các tế bào chuyên biệt để bổ sung các
dạng tế bào có những chức năng tương ứng cho các tế bào hư, bệnh,
giảm chức năng hay mất chức năng cần được thay thế.
Công nghệ Tế bào gốc tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tốt nhất, nuôi
cấy, nhân rộng ra và tác động theo một cách khoa học để có thể biệt
hoá thành những dòng tế bào khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc
sức khoẻ, sắc đẹp, và chống lão hoá.
Công nghệ tế bào gốc gồm có 3 nhóm công việc chính là:

- Tạo nguồn tế bào gốc: tìm kiếm các nguồn cung cấp tế bào gốc,
tách chiết và duy trì các tế bào gốc trong các ngân hàng hoặc phòng
thí nghiệm để có nguồn tế bào gốc thường trực sử dụng cho nghiên
cứu và ứng dụng tế bào gốc.
- Biệt hoá tế bào gốc: các tế bào gốc là các tế bào còn non trẻ chưa
có cấu trúc và chức năng chuyên biệt như các tế bào đã biệt hoá.
Biệt hoá tế bào gốc chính là biến đổi các tế bào gốc từ chỗ chưa có
cấu trúc và chức năng chuyên biệt thành tế bào có cấu trúc và chức
năng chuyên biệt như tế bào xương, tế bào da, tế bào cơ, tế bào gan,
tế bào thần kinh...
Page 3 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

- Ứng dụng tế bào gốc: là công việc sử dụng tế bào gốc vào các mục
đích khác nhau như nghiên cứu các cơ chế sinh lý và bệnh lý của cơ
thể, nghiên cứu phát triển thuốc và các biện pháp điều trị mới.
2. Phân loại:


Phân loại theo nguồn gốc:

Tế bào gốc hiện nay có 4 nguồn gốc với 4 dạng như
sau:
-Tế bào gốc phôi lấy trực tiếp từ phôi thai trong giai
đoạn phôi bào tức là hợp tứ sau 6-7 ngày đã thụ tinh.
-Tế bào gốc thai lấy từ tế bào gốc đa năng của mô bào
thai bị hủy do phá thai.
-Tế bào gốc từ dây rốn tức từ màng dây rốn và máu

dây rốn của thai nhi sau khi sinh ra.
-Tế bào gốc từ người trưởng thành lấy từ các mô
trưởng thành của người trưởng thành.
Các tế bào gốc có thể lấy ra từ phôi, thai, dịch ối, dây
rốn, nhau thai, các mô khác nhau của người sau khi
sinh cho đến người trưởng thành.
Dựa vào nguồn mô lấy ra để phân lập so với giai đoạn
phát triển phôi thai và cơ thể người ta chia các tế bào
gốc.
- Tế bào gốc phôi (embryonic stem cells): là các tế
bào gốc được lấy từ khối tế bào bên trong của phôi
nang 4-7 ngày tuổi. Đây là các tế bào chưa biệt hoá,
có tính vạn tiềm năng, có thể phát triển thành gần
như bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể.
- Tế bào gốc thai (foetal stem cells): là các tế bào gốc
được phân lập từ tổ chức thai sau nạo phá thai. Đây là
các tế bào vạn tiềm năng hoặc đa tiềm năng, tức là

Page 4 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

chúng có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào
khác nhau của các mô và cơ quan.
- Tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cells): là các tế bào
đa tiềm năng hoặc vạn tiềm năng phân lập từ cơ thể
trẻ sơ sinh, dây rốn, và từ nhau thai.
- Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cells): là các tế
bào chưa biệt hoá, được tìm thấy số lượng ít trong các

mô của người trưởng thành (tủy xương, máu ngoại vi,
mô não, mô da, mô cơ...), được cho là có tính đa tiềm
năng.
- Tế bào gốc giống tế bào gốc phôi (embryonic like
stem cell) hay tế bào gốc vạn tiềm năng cảm ứng
(induced plutipotent stem cell) là những tế bào được
tạo ra bằng cách cảm ứng các tế bào đã biệt hoá của
cơ thể trở lại trạng thái giống như tế bào gốc phôi.
Trong số các nguồn cung cấp tế bào gốc kể trên, việc
lấy tế bào gốc từ phôi, thai, dịch ối trước sinh có liên
quan đến hủy phôi, nạo phá thai, can thiệp chọc dịch
ối trước sinh là những việc làm có liên quan đến các lo
ngại về đạo đức và ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi.
Việc lấy tế bào gốc từ các mô ở người trưởng thành
như tủy xương, máu ngoại vi, nang lông… có những
khó khăn về kỹ thuật và hạn chế về số lượng tế bào
cũng như chất lượng tế bào gốc vì chúng tương đối
“già” hơn so với các tế bào gốc lấy từ phôi và thai


Phân loại theo chức năng:

Tế bào gốc có 2 loại : tế bào gốc toàn năng và tế bào
gốc đa năng :
-

TBG toàn năng : có khả năng tạo ra tất cả các
loại TB chuyên biệt khác nhau, có khả có khả
năng tạo ra một cơ thể riêng biệt.


Page 5 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA
-

TBG đa năng : có khả năng tạo ra hầu hết các tế
bào chuyên biệt của cơ thể nhưng không thê tạo
ra một cơ thể. Đây chính là loại tế bào gốc được
ứng dụng trong nhiều

Đặc tính của tế bào gốc là khả năng phân chia không
giới hạn, khả năng tự tái tạo trong khoảng thời gian
dài không bị biệt hóa và có thể phát triển thành các
loại tế bào
- Tế bào gốc có thể biệt hóa thành các dạng tế bào
khác nhau của cơ thể.
- Tế bào gốc hoạt động như một hệ thống sửa chữa,
tái tạo bằng cách phân chia không giới hạn để bổ
sung các dạng tế bào khác nhau.
- Tế bào gốc khi phân chia sẽ tạo ra tế bào tương tự
nó hoặc tế bào chuyên biệt có chức năng của một cơ
quan trong cơ thể.
- Hầu hết sửa chữa mô trong cơ thể người là do kích
hoạt hệ thống tế bào gốc. Nhờ vậy mà từ tế bào gốc
người ta có thể tạo ra nhiều dòng tế bào khác nhau
chứa trong các sản phẩm với ứng dụng đạt hiệu quả
trong chữa bệnh và thẩm mỹ.
II/ CẤU TRÚC DA
Da là một trong các cơ quan lớn nhất và hoạt động nhiều nhất ở

cơ thể người. Đối với người Việt trưởng thành thì diện tích bề mặt
da trung bình chiếm khoảng 15 - 17% trọng lượng toàn cơ thể. Da
có chiều dày khoảng 0,07 - 2,5mm, dày nhất ở vùng tay, bàn chân là
từ 3 - 4 mm và mỏng nhất ở vùng mi mắt 0,3 mm, môi. Da dày
mỏng khác nhau được giải thích bởi các tác động của các yếu tố
khác nhau của môi trường vào từng vùng riêng rẽ trên cơ thể.
Lớp biểu bì
Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, tiếp xúc trực tiếp với môi
trường ngoài. Và là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể, mỏng và chia
Page 6 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

thành năm lớp nhỏ: lớp đáy, lớp sợi, lớp hạt, lớp bóng, lớp sừng.
Trong biểu bì không có các mạch máu và mạch bạch huyết điển
hình. Biểu bì được nuôi dưỡng nhờ cơ chế khuếch tán các chất dinh
dưỡng từ mô liên kết qua màng đáy.
Xen giữa các lớp tế bào biểu mô có các đầu mút tận cùng thần
kinh trần, không có vỏ bao quanh. Chúng chia nhánh nhỏ chia nhỏ
chạy luồn trong các khoảng gian bào và tiếp xúc với các tế bào biểu
bì. Một số đấu mút thần kinh cảm giác này khi tiếp xúc với tế bào
biệt hóa thành tế bào cảm giác phụ đống vai trò như một thụ thể tiếp
xúc cảm giác của da.
a. Lớp đáy
Lớp đáy được tại bởi một tế bào khối vuông hay trụ thấp, nằm
trên đáy màng, có khả năng phân chia liên tục và di chuyền ra bề
mặt để thay thế dần cho các tế bào già bên trong bong ra, đó là các
tế bào sừng. Chủ yếu lớp đáy có chứa khoảng 10% là tế bào sừng,
50% các tế bào khác đang ở thời điểm giao thời của sinh trưởng,

40% còn lại là các tế bào ở hậu kỳ của giảm phân. Những tế bào của
lớp đáy đó được gắn kết trên màng cơ bản nhờ các phân tử dính
fibronectindo nguyên bào sợi của trung kỳ tiết ra. Ngoài ra nằm rải
rác trong lớp đáy còn có một số loại tế bào khác: hắc tố bào, tế bào
Langerhans và Merkel.
b. Lớp sợi
Lớp sợi ở trên lớp đáy, đó là tập hợp của 5 - 20 tầng tế bào đa
diện liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các cầu nối liên bào phân nhánh,
chặt chẽ. Các tế bào này tương đối đặc trưng bởi hình đa diện và
nhân hình cầu.
c. Lớp hạt
Lớp hạt bao gồm từ 3 - 5 lớp tế bào đa diện dẹp, ở trên lớp sợi.
Các tế bào này chứa nhiều hạt sắc tố và nhân, chúng tự chết theo
chu trình để sẵn sàng chuyển thành dạng tế bào sừng hóa.
Lớp hạt gồm các tế bào hình thoi, trong tế bào thường có chứa rất
nhiều các hạt keratohyalin bắt màu bazơ khá đậm.
d. Lớp bóng
Lớp bóng nằm phía trên lớp hạt là một lớp mỏng và đã có sự
biến đổi sâu sắc về bản chất của các tế bào của lớp. Tế bào trở nên
dài hơn, dẹt hơn, nhân và tất cả các bào quan biến mất dần do bị

Page 7 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

phân giải. Nói chung, chúng đã thoái hóa không còn hình dạng tế
bào.
e. Lớp sừng
Ở trên bề mặt biểu bì, tế bào biến thành những lá sừng mỏng,

trong bào tương chứa rất nhiều sừng nhằm ngăn cản sự thoát hơi
nước, cách nhiệt và những nhân tố bất lợi khác từ ngoài môi trường
xâm nhập vào cơ thể. Sự đổi mới hoàn toàn của lớp biểu bì tính từ
khi sản sinh ra một tế bào gốc mới đến khi rụng thành vảy vào
khoảng 45 - 75 ngày. Tuy nhiên quá trình này còn phụ thuộc vào
môi trường nội tại của mô có thuận lợi hay không bao gồm các tín
hiệu tiếp xúc để tế bào sao chép và di chuyển cùng những nhân tố
hóa học của các nhân tố tăng trưởng.
f. Các tế bào thuộc lớp biểu bì
• Tế bào sừng
Là những tế bào có nguồn gốc từ ngoại phôi bì và phân bố khắp
biểu bì (chiếm 95% tổng số tế bào của lớp biểu bì) và cũng có hoạt
động phân bào. Trong quá trình biệt hóa những tế bào này di
chuyển lên phía trên thay cho các tế bào phía trên bị bong ra, nhờ
đó lớp biểu bì luôn được thay mới. Quá trình di chuyển lên trên của
các tế bào thường xảy ra khoảng 25 - 50 ngày.
• Tế bào melanin
Là các tế bào dạng đuôi gai chứa các sắc tố melanin có màu nâu
đen được tìm thấy trong da, mắt, tóc. Phân tử melanin được hình
thành khi acid amin bị oxy hóa. Chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 2% số tế
bào của lớp biểu bì. Tế bào melanin giúp hình thành nên màu sắc
da, hấp thu năng lượng UV và bảo vệ da tránh tác hại của tia UV.
Có nguồn gốc từ tủy xương, theo máu xâm nhập vào da. Chúng
chiếm tỷ lệ 2 - 8% các tế bào biểu bì. Những tế bào này liên quan
đến hệ thống miễn dịch của biểu bì. Chúng phát hiện và xử lý, trình
diện kháng nguyên lạ xâm nhập vào biểu bì, kích thích gây nên đáp
ứng nhu cầu miễn dịch.
• Tế bào Merkel
Là những tế bào thần kinh nội tiết, chiếm một lượng nhỏ khoảng
1% trong lớp đáy biểu bì, liên kết với nhau bằng cầu nối gian bào.

Chúng tiếp xúc với đầu cuối dây thần kinh và có chức năng như một
thể cảm thụ cơ học. Ngoài ra, còn một số tế bào khác trong biểu bì

Page 8 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

như: tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bạch cầu ưa acid, hồng cầu,
… Là những loại sẽ xuất hiện và tăng lên trong trường hợp bệnh lý.
g. Hình thái điển hình của các tế bào biểu bì
Biểu bì có cấu trúc lát tầng được tạo bởi nhiều lớp tế bào, lớp
trên cùng có hình dẹt đa diện, đây có thể coi là loại biểu mô bảo vệ
điển hình. Biểu mô trụ tầng có lớp tế bào trên cùng trên hình trụ,
loại mô này có ít. Loại biểu mô vuông tầng có lớp tế bào nằm trên
cùng có hình vuông, các tế bào này chứa rất nhiều sắc tố.
h. Một số cấu trúc đặc biệt của các tế bào biểu bì
Do đặc điểm tiếp xúc với bề mặt ngoài, luôn có một mặt tự do, tế
bào biểu bì nói chung và tế bào da có một số cấu trúc liên kết đặc
biệt, vì thế khi quan sát dưới kính hiển vi quang học, màng của các
tế bào nằm sát nhau, không chứa các khoảng gian bào.
Những khoảng gian bào đó (có khi rộng tới 20 - 30mm) thường
được lấp đầy bởi glycocalyx có bản chất glycoprotein tạo thành cấu
trúc lớp dải bịt. Lớp này có ai trò rất quan trọng trong việc gắn kết
các tế bào biểu mô với nhau, ngăn chặn sự ngấm của các chất dịch
không cần thiết, nhưng lại rất linh động trong quá trình âm bào và
miễn dịch tự nhiên cũng như việc lưu chuyển các chất mà cơ thể
hay tế bào cần.
Vùng dính nằm sát bên dưới dải bịt do lớp bào tương của tế bào
tiếp giáp với lớp trong trở nên đặc, kết hợp với các sợi nhỏ tạo

thành một vành liên tục quanh tế bào.
Thể liên kết dưới kính hiển vi, quan sát thấy chúng được tạo thành
hai mảnh đặc biệt đối diện của hai mảng bào tương thuộc hai tế bào
nằm cạnh nhau. Tại đó khoảng gian bào rộng ra và chứa một chất
có mật độ điện tử thấp. Từ vị trí thể liên kết, các sợi sừng tỏa đều ra
các vùng bào tương xung quanh.
• Thể liên kết
Khe liên kết còn gặp ở nhiều loại tế bào khác: cơ trơn, cơ tim, mô
thần kinh,... Khoảng gian bào hẹp lại chỉ khoảng 2mm, có những
đơn vị kết nối hình ống nối xuyên ngang hai màng tế bào cạnh
nhau. Lòng ống cho phép các ion, phân tử có kích thước nhỏ (dưới
1000 Da) di chuyển từ tế bào này qua tế bào khác. Đây chính là
synap điện, cơ sở cấu trúc truyền thông tin giữa hai tế bào biểu bì.
• Khe liên kết

Page 9 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

Sự phân cực của tế bào được biểu hiện rất rõ ở các tế bào biểu mô:
phần bào tương phía trên hoàn toàn khác với phần phía dưới nhân.
Sự phân cực này có liên quan mật thiết tới các chức năng của tế bào
biểu bì. Mặt tự do của các tế bào biểu bì thường tạo các khía (giống
như bàn chải) để tăng diện tích tiếp xúc và giữa các khía là những
xơ actin.
2. Lớp trung bì
Trung bì là mô liên kết vững chắc bao gồm các chất nền, các tế
bào liên kết, các sợi đàn hồi, nang lông, mạch máu sợi thần kinh và
các thụ quan. Bề dày của lớp trung bì phát triển tùy từng vùng, nơi

dày nhất có thể lên tới 2mm. Trung bì được chia làm hai lớp tuy
nhiên ranh giới không rõ ràng.
3. Màng cơ bản
Là ranh giới chỗ nối giữa trung bì và biểu bì, nếu các tế bào biểu
bì bên trên và trung bì bên dưới. Nó có cấu trúc mô xơ liên kết, có
chức năng ngăn cản sự thoát các phân tử có trọng lượng phân tử lớn
hơn 40 KDa nhưng vẫn cho phép tế bào Langerhans, tế bào Merkel,
các tế bào lympho và các hắc tố bào đi qua chúng.
Màng cơ bản gồm bốn lớp là: lớp nền của tế bào gốc, lớp lá trong
suốt, lớp lá dày và lớp lá dưới.
Thành phần của màng cơ bản gồm các chất: kháng nguyên
Bullouspemphigoid (là một glyprotein 200.000 Da), Laminin
(glyprotein 1x10 Da),Collagen IV và VII.
4. Sự phân bố mạch và thần kinh
Những tiêu động mạch dinh dưỡng cho da đến từ hai đám rối
mạch, một khu trí giữa lớp nhú và lớp lưới, đám rối còn lại nằm
giữa trung bì và hạ bì. Sự phân bố thần kinh ở da rất đa dạng nhằm
tiếp nhận các kích thích của môi trường. Ước tính, mỗi cm da chứa
tới 70 cm mạch máu, 55 cm dây thần kinh, 100tuyến mồ hôi, 15
tuyến nhờn, 230 thụ quan cảm giác và một số tuyến dịch.Ngoài ra
trong lớp da, các đầu mút thần kinh trên đến tiếp xúc với các tế
bàobiểu mô cũng như các tuyến phụ thuộc da, quanh các nang lông.
5. Cấu trúc phụ trên da
• Lông
Lông phủ trên toàn bộ cơ thể, chúng có tác dụng như một giác
quan phụ, bảo vệ điều hòa thân nhiệt, giúp dể thoát mồ hôi. Lông
được phát triển từ các tế bào bị sừng hóa và chiều dài tự nhiên biến
Page 10 of 26



NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

động từ vài mm tới hàng mét (tóc), tiết diện từ 0,005 - 0,6 mm tùy
theo từng vùng. Cấu tạo chung, lông gồm rễ lông nằm dưới da và
được bao bởi bao chân lông. Tại đây, lông phình ra gọi là hành
lông, nơi có cơ trơn vận lông bám vào. Phần trên là thân lông và
ngọn lông. Trên tiết diện cắt ngang, phần ngoài cùng mỏng bao bọc
gọi là màng lông, tiếp ngay đến là vỏ lông, nơi chứa các phân tử sắc
tố melanin, trong cùng là tủy lông bị sừng hóa dần từ hành lông tới
ngọn lông.
• Móng
Đây là cấu trúc đã hóa sừng của phần thượng bì nằm ở mặt mu
của các ngón tay, ngón chân. Chức năng chủ yếu của móng là để
bảo vệ ngón. Móng có phần thân lộ ra ngoài và phần rễ ăn sâu trong
lớp da. Giữa da và rễ móng có một phần rãnh được gọi là lớp
sừng trên móng và một vùng da bị sừng hóa được gọi là lớp sừng
dưới móng. Hai bên gờ của móng là lớp sừng quanh móng tiếp xúc
với ít da hơn.Quan sát phía trước của lớp sừng trên móng có hình
bán nguyệt màu trắng đục, đó là nơi đang trong giai đoạn sừng hóa.
Các chấm trắng lốm đốm là sự sừng hóa chưa hoàn toàn.
• Các tuyến của da
Có ba tuyến:
- Tuyến nhờn: gọi là tuyến bã đổ vào nang tuyến (trừ các khu vực
không có lông thì đổ trực tiếp ra da), sản phẩm của tuyến này giúp
da luôn có độ ẩm, mềm mại và chống thấm nước nhưng lại thoát hơi
nước.
- Tuyến mồ hôi: có cấu trúc ống, phần dưới cuộn lại thành búi
nằm rất sâudưới da, phần trên nối ra bề mặt da. Trên toàn bộ diện
tích da có khoảng 200 triệu tuyến, mật độ cao nhất ở các lòng bàn
tay, bàn chân và hốc nách. Ở phần da môi không có tuyến mồ hôi.

Tuyến mồ hôi còn là nơi cư trú chủ yếu của các vi sinh vật sống
cộng sinh.
Việc tiết mồ hôi liên quan đến điều hòa thân nhiệt. Bình thường
mồ hôi tiết liên tục nhưng ít, trung bình một ngày khoảng nửa lít.
Khi môi trường nóng bức,hoạt động mạnh, bệnh lý... lượng mồ hôi
tiết tăng lên một lượng lớn theo nghiên cứu khoảng 5 - 6 lít một
ngày.
- Tuyến sữa gồm một đôi tuyến trước ngực, chúng có nguồn gốc
biệt hóa từ tuyến mồ hôi. Tuyến này có liên quan mật thiết tới các
Page 11 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

hoạt động sinh dục của con người. Nó có thể được coi như một bộ
phận sinh dục ngoài của cơ thể.

6. Các yếu tố ảnh hưởng
Như đã biết ở trên, biểu bì gồm 5 lớp. Các tế bào gốc và các tế
bào sừng có khả năng tăng sinh rất mạnh chỉ có trong lớp sâu nhất
của biểu bì (là lớp đáy). Các tế bào gốc bám chặt vào màng nền.
Cho đến khi các tế bào ở lớp đáy nhiều lên,một số tế bào bắt đầu di
chuyển khỏi lớp này lên bề mặt da. Và chúng mất một khoảng thời
gian là 25 - 50 ngày. Sự thay đổi đầu tiên là các tế bào ở lớp đáy
ngừng sản xuất chất sừng 5 - 14 ngày sau khi tách khỏi màng
nền.Sự chuyển đổi trong biểu hiện gen xuất hiện khi tế bào sừng từ
lớp hạt đi lên lớp sợi và chúng bắt đầu tổng hợp protein filaggrin và
loicrin. Các tế bào sừng khiở trong lớp sợi cuối cùng suy yếu đi và
hoạt hóa gen transglutaminase ở biểu bì,chúng xúc tác các liên kết
chéo của protein màng cho tới khi các tế bào sừng ở lớp sợi chết đi,

thì các vảy hay bộ xương tế bào chứa đầy chất sừng do chúng để lại
Page 12 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

và protein liên kết. Xác của các tế bào chết tạo thành một mảng bảo
vệ ở lớp sừng, sau đó màng tạo thành các lớp vảy và dễ bị tróc ra.
a. Ảnh hưởng của môi trường đến biệt hóa tế bào
Các chất dinh dưỡng , chất độc, áp suất, nhiệt độ,... ảnh hưởng rõ
rệt đến biệt hóa tế bào động vật. Ví dụ, nuôi cấy các tế bào gốc phôi
(ES) chuột ở các môi trường có chất dinh dưỡng, nồng độ CO2, và
nhiệt độ khác nhau, có thể tạo nêncác loại tế bào khác nhau.Trong
nuôi cấy mô thực vật, điều kiện chất dinh dưỡng và môi trường
quyết định quá trinh tạo calus…Khả năng biệt hóa và tái sinh của
da, phụ thuộc vào nồng độ một loại protein đặc hiệu.
b. Tác động của tín hiệu tế bào đến quá trình biệt hóa
Biệt hóa tế bào có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển của mọi sinh vật, từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.
Trong quá trình biệt hóa hình thành các mô và hệ cơ quan của cơ
thể, mỗi lớp tế bào của phôi sớm có các quátrình biệt hóa khác
nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều loại tác nhân môi trường. Mọi tế
bào có khả năng tiếp nhận và xử lý nhiều loại thông tin từ môi
trường như hàm lượng các chất dinh dưỡng, hàm lượng oxy, nhiệt
độ, áp suất… Trong quá trình biệt hóa của nhiều loại tế bào khác
nhau, tín hiệu tế bào giữ vai trò vô cùng quan trọng. Từ một loại tế
bào gốc đa năng hình thành nên nhiều loại tế bàogốc khác nhau nhờ
tác động của các loại tín hiệu tế bào (signal) khác nhau. Tế bào trả
lời tín hiệu bằng nhiều con đường khác nhau như ức chế hay hoạt
hóa gen, thayđổi bề mặt tế bào, thay đổi hoạt hóa enzyme,... Mỗi

loại tế bào đều có cơ chế tiếp nhận tín hiệu, truyền tín hiệu và trả lời
tín hiệu khác nhau, làm cho từ một loại tế bào gốc có thể biệt hóa
các loại tế bào khác nhau.Quá trình biệt hóa của tế bào gốc tạo da
phụ thuộc vào sự tác động và điều chỉnh của hàng loạt tín hiệu tế
bào. Các tín hiệu tế bào khác nhau tác động vào tế bào gốc tạo da
dẫn đến các quá trình biệt hóa khác nhau, hình thành các loại tế bào
khác nhau.
c. Vai trò của gen trong quá trình biệt hóa
Biệt hóa tế bào là quá trình tất yếu trong quá trình phát sinh và
phát triển của mỗi cơ thể sống. Biệt hóa tế bào giúp một hợp tử sau
thụ tinh phân hóa thành nhiều lớp tế bào phôi, từ đó biệt hóa thành
nhiều loại mô, cơ quan trong mỗi cơ thể. Trong quá trình biệt hóa
của mỗi loại tế bào, vai trò của các gen biệt hóa có ý nghĩa quyết
Page 13 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

định. Cơ chế tác động của từng loại gen đến quá trình biệt hóa của
nhiều loại tế bào khác nhau còn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
d. Cơ chế biệt hóa tế bào còn chịu một số ảnh hưởng của
Hormone, cácyếu tố tăng trưởng và vai trò của ion Ca2+
Khi tế bào sừng được nuôi cấy tên môi trường không có huyết
thanh được bổ sung Hormone như insulin và protein EGF. EGF là
protein được sản xuất từ tá tràng và tuyến nước bọt, DGF có thể
thúc đẩy sự tăng sinh tế bào và kích thích sựtăng trưởng mới ở da
cũng như ở bề mặt ruột và màng sừng. Trên màng của tế bào sừng
người chứa receptor của insulin, trong suốt sự phát triển của tế bào
receptor làm tăng khả năng tăng sinh của tế bào. Hydrocorticone và
các hormon khác cũngảnh hưởng đến kích thước quần thể tế bào,

nếu thiếu kích thước của quần thể bị ảnh hưởng.
Ion canxi (Ca2+) ảnh hưởng tới sự biệt hóa và tăng trưởng của
thế bào sừng, muốn điều chỉnh quá trình tăng sinh và phân tầng của
tế bào sừng ta có thể thayđổi nồng độ ion Ca2+ ngoại bào trong
nuôi cấy mô invitro. Đây có thể coi là sự điều chỉnh sinh lý bình
thường như trong cấu trúc biểu bì, có sự chênh lệch nồng độ
ionCa2+ rõ ràng giữa những tế bào của lớp đáy so với những tế bào
ở lớp trên. Nồngđộ ion Ca2+ thấp thúc đẩy sự tăng sinh, nồng độ
cao làm giảm sự biệt hóa của tế bào sừng. Trong nuôi cấy invitro,
lượng tế bào tăng nhanh khi nồng độ Ca2+ khoảng 0,03 – 0,1mM.
Trong môi trường DMEM, lượng tế bào tăng khi nồng độ
Ca2+khoảng 0,03 – 0,1mM.
III/ VAI TRÒ CỦA TẾ BÀO GỐC:
1. Vai trò của tế bào gốc:
Tế bào gốc là những tế bào có khả năng biệt hóa trong quá trình phát
triển để trở thành bất kì một loại tế bà trung ương nào và là phần khong
thể thiếu của cơ thể. Từ khi động vật còn ở giai đoạn trứng nước, các tế
ào gốc trong phôi thai có khả năng biệt hóa thành bất kì dạng nào trong
220 loại tế bào, đồng thời cũng thực hiện cơ chế sửa chữa một cách tự
nhiên suốt quá trình phát triển và kiến tạo các cơ quan hác nhau.
Về mặt lý thuyết, những tế bào gốc từ phôi có thể giữ được khả năng
phân chia và tái phân chia trong suốt cuộc đời của người và động vật để
sản sinh ra các tế bào hồng cầu, tế bào da, tế bào cơ hay bất cứ loại tế
bào nào cần thiết để duy trì sự sống.

Page 14 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA


Tế bào gốc giữ vai trò vô cùng quan trọng trong một cơ thể sống vì
nhiều lí do. Trong phôi thai 3-5 ngày tuổi, được gọi là túi phôi, các tế
bào gốc nằm trong mô sẽ phát triển thành cá tế bào chuyên dụng của
tim, phổi, da… Ở cơ thể trưởng thành, tế bào gốc trong tủy xương có
thể thay thế cá tế bào bị hủy diệt do thương tật, bệnh tật. Người ta cho
rằng trong tương lai rế bào gốc có thể sẽ trở thành cứu cánh để điều trị
một số căn bệnh như tiểu đường, tim mạch.
Nguyên bào sợi và vai trò của nguyên bào sợi:
- Nguyên bào sợi là tế bào đa năng, có nhiều ứng dụng. Quy trình nuôi
cấy này nhằm mục đích thu nhận chủ động nguồn tế bào, ứng dụng
trong trị bỏng, các tổn thương da, đồng thời sử dụng trong các nghiên
cứu ứng dụng khác đặc biệt là trong công nghệ y sinh học.
Nguyên bào sợi là tế bào phổ biến của mô liên kết, gồm 2 loại có hình
thái khác nhau:
- Tế bào sợi non: tế bào thường biến dạng với nhiều nhánh bào
tương, nhân lớn, hình trứng, ít bắt màu thuốc nhuộm, sợi nhiễm sắc
mảnh, hạt nhân lớn. Bào tương chứa lưới nội bào có hạt và bộ Golgi
phát triển.
- Tế bào sợi: là những tế bào nhỏ hình thoi, nhân hình gậy, sẫm
màu, lưới nội bào, bộ Golgi ít phát triển.
Tế bào sợi có nhiệm vụ tổng hợp collagene và các
glycosaminoglycan, chất căn bản. Ở người lớn, tế bào sợi ít phân chia,
hình ảnh gián phân thường được quan sát ở mô liên kết bị tổn thương.

Tế bào nguyên bào sợi người là loại tế bào dễ dàng nuôi cấy nhất
so với các loại tế bào khác cùng loài. Vả lại, nó có tiềm năng ứng dụng
vô cùng
phong phú, như:
Page 15 of 26



NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

+ Là loại tế bào tiềm năng tăng sinh mạnh có thể biệt hóa thành tế bào
mỡ, nguyên bào xương, ứng dụng trong trong sản xuất vật liệu cấy
ghép.
+Sử dụng để nghiên cứu di truyền, sản xuất vacxin,…
+Sử dụng để thu nhận tế bào mầm.
Cơ chế biệt hóa của tế bào gốc thành biểu bì da

Vị trí của các tế bào sừng trong quá trình biệt hóa ở biểu bì:
Như đã biết ở trên, biểu bì gồm 5 lớp. Các tế bào gốc và các tế bào
sừng có khả năng tăng sinh rất mạnh chỉ có trong lớp sâu nhất của biểu
bì (là lớp đáy). Các tế bào gốc bám chặt vào màng nền. Cho đến khi
các tế bào ở lớp đáy nhiều lên, một số tế bào bắt đầu di chuyển khỏi
lớp này lên bề mặt da. Và chúng mất một khoảng thời gian là 25 50 ngày. Sự thay đổi đầu tiên là các tế bào ở lớp đáy ngừng sản
xuất chất sừng 5 - 14 ngày sau khi tách khỏi màng nền.
Sự chuyển đổi trong biểu hiện gen xuất hiện khi tế bào sừng từ lớp hạt
đi lên lớp sợi và chúng bắt đầu tổng hợp protein filaggrin và loicrin.
Các tế bào sừng khi ở trong lớp sợi cuối cùng suy yếu đi và hoạt hóa
gen transglutaminase ở biểu bì, chúng xúc tác các liên kết chéo của
protein màng cho tới khi các tế bào sừng ở lớp sợi chết đi, thì các vảy
hay bộ xương tế bào chứa đầy chất sừng do chúng để lại và protein liên
kết. Xác của các tế bào chết tạo thành một mảng bảo vệ ở lớp sừng, sau
đó màng tạo thành các lớp vảy và dễ bị tróc ra.
Page 16 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA


IV/ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA:
1.Thu nhận máu cuống rốn
Máu cuống rốn được thu nhận từ các sản phụ đã được xét nghiệm
âm tính với HIV, HBV, HCV…ở bệnh viện. Sau khi thai nhi vừa được
sinh ra, tiến hành kẹp phần cuống rốn gần bụng và cắt trên vị trí kẹp 1
cm. Dùng kim tiêm của túi thu máu (có chứa sẵn chất chống đông máu)
đưa vào cuống rốn ở vị trí gần nhau thai. Máu cuống rốn sẽ theo kim và
ống dẫn chảy vào túi thu máu. Khi máu hết chảy, rút kim ra và mang
túi chứa máu về phòng thí nghiệm (được bảo quản lạnh trong đá gel).
Giai đoạn nuôi cấy sơ cấp tế bào của máu cuống rốn
Chọn lọc MSC. Về nguyên tắc, máu trong cuống rốn luôn chứa ba
loại tế bào chính: tế bào gốc tạo máu (Hemapoietic Stem Cell_HSC), tế
bào máu trưởng thành và tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cell
– MSC). Các MSC và tế bào gốc tạo máu thuộc quần thể các tế bào
đơn nhân. Tiến hành thu nhận quần thể tế bào đơn nhân bằng phương
pháp li tâm trên gradient nồng độ Ficoll-paque (Sigma) ở tốc độ 2.500
vòng/phút, trong 5 phút. Sau đó, thu nhận phân đoạn chứa các tế bào
đơn nhân nằm giữa lớp Ficoll-paque và lớp huyết tương bên trên.
Trong quá trình li tâm, các tế bào đã biệt hóa với kích thước lớn hơn sẽ
đi xuyên qua lớp Ficoll và lắng ở đáy ống li tâm. Các tế bào hồng cầu
không nhân nhẹ, nằm trong lớp huyết tương bên trên. Và các tế bào
đơn nhân với kích thước trung bình luôn nằm ở lớp giữa. MSC sẽ được
tách khỏi tế bào gốc tạo máu trong quần thể tế bào đơn nhân bằng
phương pháp nuôi cấy. Trong nuôi cấy, các MSC sẽ bám dính vào bề
mặt (giá thể) nuôi cấy, trong khi đó tế bào gốc tạo máu không có khả
năng này. Tế bào đơn nhân sau khi thu nhận được huyền phù trong môi
trường nuôi cấy IMDM, 10% FBS, nuôi trong bình nuôi cấy (Nunc, 25
cm2 ) sao cho đạt mật độ 3.105 tế bào/cm2 ở điều kiện 370C, 5% CO2.
Sau 48 giờ, các MSC bắt đầu bám trên bề mặt đáy của bình nuôi, thay
môi trường để loại bỏ hết các tế bào không bám (các tế bào chết và tế

bào gốc tạo máu), tiếp tục nuôi cho đến khi tế bào mọc đạt tỷ lệ 7080% bề mặt đáy bình nuôi, với chế độ thay môi trường là 7 ngày/lần.
1. Giai đoạn nuôi cấy thứ cấp
Page 17 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

Cấy chuyền tăng sinh MSC. Khi mật độ MSC trong bình nuôi tăng,
đạt khoảng 70-80% tỷ lệ diện tích đáy bình, tiến hành cấy chuyền nhằm
cung cấp không gian và chất dinh dưỡng cho MSC. Quy trình được tiến
hành như sau: loại bỏ môi trường cũ và rửa tế bào với 4-5 ml PBSA có
bổ sung gentamycin (10 µg/ml) hai lần. Tiếp tục loại bỏ dịch rửa và bổ
sung 4-5 ml trypsin/EDTA 0,05%. Sau 15 giây, tiến hành đổ bỏ dung
dịch enzyme nhưng vẫn giữ lại khoảng 1 ml và tiếp tục ủ trong tủ ấm
370C, từ 2-3 phút. Sau đó, lắc nhẹ bình nuôi cấy để tách tế bào ra khỏi
bề mặt đáy. Khi tế bào co tròn và tách ra khỏi bề mặt bình nuôi, phải
trung hòa trypsin thừa bằng 10-11 ml môi trường IMDM 10% FBS.
Huyền phù tế bào đó được chia đều cho 3 bình nuôi mới.
4. Biệt hoá MSC thành tế bào dạng nguyên bào sợi
Các MSC được thu nhận theo phương pháp trên, sau khi cấy chuyền từ
5-7 lần, tiến hành kiểm tra độ tinh sạch, tạo nồng độ thích hợp để cuối
cùng sử dụng cho biệt hóa in vitro.
Chuyển tế bào nuôi cấy trong môi trường DMEM- low
glucose , bổ xung 10 ng/ml KGF và 20 ng/ml EGF
Sau 1 tuần nuôi, tế bào được chuyển sang môi trường
SFM bổ xung 20 ng/ml HGF và 50 ng/ml IGF-2 trong 2
tuần .
Sự thay đổi mật độ và hình thái tế bào được theo dõi
liên tục . Các tế bào chuyển từ trạng thái trải sang co
tròn tăng sinh nhanh

Ngoài ra , các tế bào này cũng được đánh giá sự biểu
hiện 1 số gen đặc trưng cho tế bào biểu mô CK18 ,CK19
(là marker đặc trưng cho cho tế bào tiền nhân biểu mô
hay TBG da) , P63 (marker tế bào biểu mô da, tế bào
sừng),và β1-integrin (marker trung gian chỉ thị sự biệt
hóa giữa lớp trung mô và biểu mô) bằng RT-PCR.
Tế bào biệt hóa biểu hiện CK18, β1-integrin sau 1 tuần,
3 tuần đối với CK19 và p63.
Kiểm tra biểu hiện CK18, β1-integrin, CK19 và
p63
Page 18 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

Thu nhận RNA tổng số của tế bào biệt hóa bằng Trizol.
Phản ứng RT-PCR thực hiện bằng bộ kít AccessQuickTM
RT-PCR ( Promega, Hoa Kì ) với phản ứng phiên mã
ngược : 45 phút ở 45oC, kết thúc ở 95 OC trong 2 phút .
Chu trình nhiệt PCR: 94 0C trong 45 giây, 55-60 OC trong
45 giây, 72 0C trong 1 phút với 35 chu kì. Ủ 10 phút ở 72
O
C. Sản phẩm PCR được điện di trên gel Agarose 2% và
quan sát bằng hệ thống chup gel tự động GelDoc It
( UVP, Hoa Kỳ).
Trình Tự primer :
CK18(149bp) F :TGGTACTCTCCTCAATCTGCTG
R: CTCTGGATTGACTGTGGAAGT
CK19(460bp) F:AGGTGGATTCCGCTCCGGGC
R: ATCTTCCTGTCCCTCGAGCA

P63 (611bp) F:CAGACTCAATTTAGTGAG
R: AGCTCATGGTTGGGGCAC
β1-Integrin (640bp)
F: AATGTTTCAGTGCAGAGCC
R: TTGGGATGATGTCGGGA

Hình : Kết quả phân tích RT_PCR biểu hiện gen CK18
(149bp), β1-integrin (640bp) , CK19 (460bp) và p63
(611bp)
1: Tế bào đối chứng; 2: tế bào biệt hóa sau 1 tuần; 3: tế

5. Giai đoạn nuôi cấy nguyên sợi bào
Page 19 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

5.1 Chuẩn bị giá đỡ tế bào
Giá đỡ tế bào có thể là collagen, các màng sinh học tổng hợp. Giá đỡ sẽ
được cắt tròn có diện tích đĩa nuôi cấy khử trùng giá đỡ và đặt vào đĩa
nuôi cấy, sau đó cho môi trường nuôi cấy vào sao cho láng ngập đều
giá đỡ.
5.2 Cấy tế bào lên giá đỡ
Đếm tế bào và mật độ tế bào rồi dàn đều hỗn hợp dịch tế bào vừa thu
được lên giá đã chuẩn bị. đặt đĩa nuôi cấy có gí đỡ vào tủ nuôi cấy
370C có 5%co2 trong khoảng thời gian 1h rồi bổ sung môi trường cho
vừa đủ 5ml
5.3 Theo dõi và đánh giá tấm tế bào nuôi cấy
Các nguyên bào sợi nhân lên và phát triển trên giá đỡ môi trường nuôi
cấy. theo dõi mật độ tế bào đủ lớn và không có tình trạng nhiễm khuẩn,

nhiễm nấm thì tiến hành ghép tấm tế bào nuôi cấy đó lên vết thương,
vết bỏng đã được chuẩn bị
Thông thường việc nuôi cấy sẽ diễn ra trong vòng 14 ngày

Page 20 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

V/ KIỂM TRA THẢI LOẠI
Đặc điểm biểu hiện HLA-G, HLA-E và HLA-DR của tế bào
Kết quả phân tích bằng western blot phát hiện sự có mặt của các
kháng nguyên HLA-G và HLA-E trong dịch nghiền tế bào gốc
trung mô màng dây rốn cho thấy tất cả các mẫu tế bào đều biểu lộ
cả kháng nguyên HLA-G và HLA-E.

Page 21 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

Mức độ biểu hiện HLA-DR trên bề mặt TBGTM màng dây rốn
được phân tích qua flowcytometry.

Mức độ biểu hiện HLA-DR chiếm 1,9 ± 1,53%
Page 22 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA


Mức độ biểu hiện dấu ấn CD90 đặc thù của tế bào gốc trung mô đạt
tới 92,65 ± 6,3%.
Như vậy, tế bào gốc trung mô dây rốn có biểu hiện cao về dấu ấn
CD90 đặc thù và các kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA -DR,
HLA-E, HLA-G


Tế bào gốc trung mô dây rốn có tính sinh miễn dịch thấp

Đặc điểm kháng nguyên HLA ở tế bào gốc trung mô dây rốn
Kết quả ở biểu đồ 3.2 cho thấy, trên 98% số tế bào thuộc
quần thể TBGTM màng dây rốn nằm trong vùng M1, là vùng
âm tính với tín hiệu huỳnh quang FITC gắn với kháng thể kháng
HLA-DR. Trong khi đó, trên 92% số tế bào này nằm trong vùng
M2 khi phân tích với kháng thể kháng CD90, thể hiện các tế bào
này dương tính với CD90 là một dấu ấn đặc trưng của TBGTM
được dùng như chứng dương trong cùng lần phân tích. Điều
này cũng tái khẳng định tế bào được phân tích là TBGTM. Kết quả
phân tích 15 mẫu TBGTM màng dây rốn cho mức độ biểu hiện của
HLA chỉ ở mức 1,95 ± 1,53%.
Theo qui ước của Ủy ban Tế bào gốc mô và trung mô của
Hội Liệu pháp tế bào quốc tế (ISCT), một marker được cho
là âm tính khi đánh giá bằng kỹ thuật flowcytometry phải có tỉ
lệ phần trăm dương tính nhỏ hơn 2% trong tổng số tế bào dương
tính. Từ đó cho thấy, TBGTM màng dây rốn được phân tích trong
nghiên cứu này âm tính với HLA-DR. Kết quả nghiên cứu này
cũng tương tự như các ghi nhận của của Miki và CS (2005) với
tếbào biểu mô màng ối và Deuse và CS (2011) với tế bào gốc màng
dây rốn , đều là các tế bào có nguồn gốc nhũ nhi.
HLA-G và HLA-E là các phân tử HLA thuộc lớp HLA lớp I, bộc lộ

chủyếu ở các tế bào của thai nhi, có tác dụng ức chế miễn dịch
giúp cho thai nhi tồn tại được trong cơ thể người mẹ [8]. HLA-DR
là kháng nguyên thuộc HLA lớp II, có tính sinh miễn dịch mạnh khi
được cấy ghép vào cơ thể dị gen.

Page 23 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

Các kết quả thu được từ nghiên cứu này, một lần nữa cho thấy,
việc tồn tại các phân tử HLA-G và HLA-E nhưng không bộc
lộ HLA-DR trên các TBGTM màng dây rốn đã cung cấp một
“đặc ưu miễn dịch” giúp cho các TBG này dễ được dung nạp
khi cấy ghép vào cơ thể khác gen. Điều này giúp giải thích được
hiện tượng kích thích miễn dịch yếu và không bền vững khi ghép
TBGTM màng dây rốn người lên da thỏ trong nghiên cứu
trước của chúng tôi.
TBGTM màng dây rốn trẻ sơ sinh bộc lộ các phân tử HLA-G và
HLA-E nhưng không bộ lộ HLA-DR. Đặc điểm biểu hiện này về
HLA có thể là một phần nguyên nhân tạo nên tính sinh miễn dịch
thấp của loại tế bào gốc này.
Khi cấy ghép tế bào từ cơ thể này sang cơ thể khác luôn có hiện
tượng cơ thể nhận sinh đáp ứng miễn dịch chống lại các tế bào
khác gen đã được ghép vào. Trong nghiên cứu này, tất cả các mẫu
huyết thanh thỏ ở các thời điểm được khảo sát là D15, D30 và D60
đều có hoạt tính kháng thể kháng TBGTMMDRN được cấy ghép,
chứng tỏ các tế bào này có tính sinh miễn dịch. Mặc dù
TBGTMMDRN được cho là có các yếu tố góp phần làm cho tính
sinh miễn dịch thấp, nhưng có thể việc cấy ghép tế bào trong

nghiên cứu này là ghép dị loài tế bào người vào thỏ nên có nhiều
khác biệt vềcác quyết định kháng nguyên giữa hai loài tồn tại trên
các TBGTMMDRN.
Bên cạnh đó, việc cấy ghép lặp lại liên tục 7-8 lần cũng có thể góp
phần tăng cường khả năng sinh miễn dịch. Mặc dù vậy, hoạt tính
kháng thể là không mạnh và giảm đi rõ rệt sau các ngày D30 và
D60, chứng tỏ đáp ứng tạo kháng thể này là không bền vững.
Kháng nguyên HLA đã được biết là tác nhân sinh đáp ứng miễn
dịch thải ghép. HLA là các phân tử có trên bề mặt tế bào nguyên
vẹn, tuy nhiên, khi so sánh hoạt tính kháng thể phản ứng với kháng
nguyên siêu nghiền lại mạnh hơn so với tế bào nguyên vẹn, điều
này chứng tỏ bên cạnh HLA còn có các kháng nguyên khác từ bên
trong tế bào cũng kích thích cơ thể thỏ sinh ra kháng thể. Kết quả
Page 24 of 26


NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC TRONG GHÉP DA

này gợi ý cần cấy ghép các tế bào khỏe mạnh cũng như chuẩn bị
nền vết thương có mạch máu nuôi dưỡng tốt có thể góp phần làm
tăng khả năng sống sót của tế bào sau ghép, đồng thời làm giảm khả
năng sinh đáp ứng miễn dịch thải ghép. Mặc dù vậy, vẫn cần có các
nghiên cứu sâu hơn nữa trước khi có thể khẳng định được giả thuyết
này.
Như vậy, tế bào gốc trung có biểu hiện các kháng nguyên HLA G, HLA-E, đây là những kháng nguyên gây ức chế miễn dịch.
Các kháng thể kháng tế bào gốc ở thỏ không cao và kém bền
vững. Các kết quả từ nghiên cứu này cho phép gợi ý về khả năng
có thể sử dụng TBGTM màng dây rốn để cấy ghép khác gen đồng
loại trong các ứng dụng khác nhau.
VI/ KẾT LUẬN

Thu nhận và nuôi cấy thành công tế bào gốc trung mô từ máu cuống
rốn người.
Tế bào gốc trung mô dây rốn có đặc tính sinh miễn dịch thấp.
Tế bào gốc trung mô dây rốn có thể cảm ứng để biệt hóa
thành nguyên bào sợi trong môi trường định hướng in vitro.
Ghép tế bào gốc trung mô màng dây rốn trên mô hình vết thương
bỏng là an toàn và có tác dụng tích cực trong điều trị vết thương.
KIẾN NGHỊ
Tiếp tục nghiên cứu việc đáp ứng miễn dịch đối với người để nhanh
chóng ứng dụng trên lâm sàng.

Page 25 of 26


×