Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Điểm gặp gỡ giữa Triết học Phật giáo và Vật lí học cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.29 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Thị Hạnh, trong thời gian qua đã
nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn làm bài niên luận với đề tài: Điểm gặp gỡ
trong triết học Phật giáo và Vật lí học. Vì thời gian không nhiều cũng như
hạn chế về mặt kiến thức nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong cô
giáo thông cảm và đưa ý kiến nhận xét để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Tất cả mọi người bao gồm cả khoa học và tôn giáo vốn thuộc lĩnh
vực tâm linh đều đang tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi chung mà
nhân loại đặt ra từ thuở sơ khai. Chúng ta xuất hiện từ đâu? Được tạo thành
từ vật chất nào? Hay nói cách khác đi, loài người xuất hiện từ đâu? Chúng
ta đang làm gì? Ý nghĩa của cuộc sống vũ trụ là gì? Và mỗi lĩnh vực khoa
học, mỗi tôn giáo đều tìm kiếm sự lý giải phù hợp cho giáo lý, cho học
thuyết của mình.
Trong nhiều tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo hay đạo
Hindu thì việc sáng tạo ra thế giới này là công việc của Chúa hay một vị
thần vĩ đại, chẳng hạn như trong Thiên Chúa giáo, Đức Chúa Cha là vị thần
sáng tạo ra thế giới trong 6 ngày, hay trong đạo Hindu thì đó là thần
Brhama là vị thần tối thượng đã tạo ra con người đầu tiên đặt tên là
Manu…, ngay trong mỗi chúng ta cũng đều tự ngầm ý với mình rằng mình
là con cháu của dòng giống thần tiên, máu lạc hồng. hay người Trung Hoa,
theo truyền thuyết của Bái Nguyệt giáo thì nguồn gốc của con người đó là
do thần Nữ Oa dùng đất sét để lặn ra con người…Như vậy hầu như trong
mỗi một tôn giáo thì đều có chứa sự lý giải về nguồn gốc sinh ra loài người
đều xuất phát từ Đấng Tối Cao hay những vị thần để nhằm ca ngợi nguồn


gốc con người nói chung và chính bản thân những người trong giáo phái đó
nói riêng.
Ngay từ thuở xa xưa, tâm linh và tôn giáo đã cùng nhau lấp chỗ trống
mà khoa học chưa khám phá nổi. Việc mặt trời mọc và lặn cũng được gán
cho thần Helios và cỗ chiến xa lửa thần kỳ. Động đất và sóng thần là do sự
nổi giận của thần Poseidon. Khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng
những vị thần này chỉ là hình mẫu giả tưởng. Điều này góp phần làm cho

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


khoa học luôn ở một điểm đối đầu với hầu hết các tôn giáo và những hình
thức tâm linh khác.
Tuy vậy, triết học Phật giáo thì khác, Phật giáo không thừa nhận có
Đấng Sáng Thế, trong nhiều triết thuyết của Phật giáo có nhiều điểm lí giải
về thế giới tương đồng với sự lý giải của khoa học ngày nay mặc dù thời
gian xuất hiện của khoa học và Phật giáo là cách xa nhau một khoảng không
nhỏ, nó đã làm cho Phật giáo gần gũi hơn với khoa học hiện đại . Chính
điểm gặp gỡ này đã thôi thúc tôi tìm hiểu và chọn làm đề tài nghiên cứu.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày nay người ta thấy có sự quan tâm đối với những dạng tâm linh
nhấn mạnh đến khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã
thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho
Phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng
và kích thích các nhà nghiên cứu tìm tòi về những mối quan hệ giữa Phật
giáo và phương Tây. Chúng ta có thể kể ra đây 2 tác phẩm của Prederic
Lenoir “Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây” và “Phật giáo tại Pháp”.
Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa
học và Phật giáo được mở ra theo sáng kiến của Đại Lai Lạt Ma và các nhà
tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Dam Engle và

Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đại Lai Lạt Ma và các nhà khoa
học lỗi lạc bao gồm các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như sinh vật
học, tâm lý học, vật lí học và triết học đã được tổ chức thường xuyên. Từ
các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và Cuộc sống)
này, nhiều cuốn sách đã được ra đời, trong đó nhiều cuốn được dịch ra
tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ,
chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật
giáo của Lan Wallace.

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


Tuy nhiên với đề tài “Điểm gặp gỡ trong triết học Phật giáo với Vật lí
học cơ bản” này chưa có một nhà nghiên cứu, hay học giả nào nghiên cứu
sâu, toàn diện về nó mà chỉ dừng lại ở các bài nghiên cứu nhỏ đăng trên các
tạp chí, trên tài liệu tham khảo đặc biệt và vẫn chưa được hệ thống hoàn
chỉnh. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu. Trong quá
trình nghiên cứu do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên không tránh
được sai sót, mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô.
Nhà vật lí học Albert Einstein đã từng nói: “Tôn giáo của tương lai sẽ
là tôn giáo của vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên thượng đế của cá nhân và
tránh giáo điều cùng với lí thuyết thần học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm
linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho sự mô tả
này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa
học hiện đại đấy sẽ là đạo Phật”.
Phần lớn số tư tưởng gia tôn giáo chủ yếu cũng như khoa học gia đều
cho rằng tôn giáo và khoa học là độc lập và tách biệt nhau chứ không hẳn
là đối lập nhau như nhiều người thường nghĩ. Mỗi bên có phạm trù riêng,
phương pháp riêng mà chỉ lĩnh hội được từ chính những yếu tố nằm trong
mỗi lĩnh vực chứ không thể từ lĩnh vực kia.

Một khoa học gia xuất chúng là nhà cổ sinh vật học Stephen Jay
Gould đại diện cho quan điểm này. Trong quyển Rock of Ages: Science and
Religion in the Fullness of Life, ông lập luận rằng hai thực thể này đương
nhiên tách biệt, mỗi bên có phương pháp suy luận khác nhau và theo đuổi
mục đích riêng.
Nhưng thay vì nói hai bên chẳng liên quan gì đến nhau ông lại nhấn
mạnh rằng cần kết hợp quan điểm của cả hai để tạo dựng quan niệm đầy đủ
và phong phú hơn về cuộc sống.
Tư tưởng chủ đạo của ông là mỗi phạm trù có thẩm quyền riêng, trong
đó địa hạt của khoa học là kinh nghiệm luận hay duy nghiệm, bàn về việc
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


vũ trụ cấu thành và vận động như thế nào; còn địa hạt của tôn giáo mặt
khác lại là mục đích, ý nghĩa và giá trị của đời sống nhân loại.
Giải pháp của ông cho những xung khắc dễ thấy giữa tôn giáo với
khoa học là mỗi bên phải tồn tại độc lập trên tinh thần tôn trọng nhưng
không có quan hệ với nhau. Pháp điển không nên đọc như tài liệu khoa
học, còn khoa học gia không nên bác bỏ nền tảng của đức tin tôn giáo.
Tuy nhiên qua câu nói của Einstein ta có thể thấy đạo Phật và khoa
học có mối tương đồng với nhau. Trong giới hạn của bài nghiên cứu này tôi
sẽ nêu và phân tích những điểm gặp gỡ trong triết học Phật giáo và khoa
học cơ bản. Sau cùng tôi sẽ lí giải vì sao Phật giáo lại có nhiều điểm tương
đồng với khoa học vật lí.

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT

Khái quát về Phật giáo
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Phật giáo
Sự ra đời và phát triển của Phật giáo gắn liền với vị hoàng tử tên là
Sithdathar Gotama. Ngài được sinh ra trong gia đình hòang tộc theo Ấn Độ
giáo, cha mẹ của ngài là đức vua Suddhodana và hoàng hậu Maya trị vì một
thành phố tọa lạc ở vùng biên giới núi non giữa Ấn Độ và Nepal. Ngài sinh
năm 566 và mất năm 486 TCN, thọ 80 tuổi.
Thời gian này là thời gian thịnh vượng, phát triển thương mại và dồi
dào vật chất, chí ít là ở đẳng cấp cao. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời
gian mà tôn giáo Veda cổ đã trở nên cứng nhắc và khuôn phép. Vì thế,
những người đi tìm đạo, những triết gia độc lập và các nhà cải cách tôn
giáo, tất cả đều nảy ra ý nghĩ là cần có sự cải tổ 1. Có nghĩa là, tôn giáo cổ
Veda giai đoạn này đang mất dần tính nhân văn, nhân đạo, khiên con người
ta bớt tin vào những gì mà tôn giáo cổ này khuyên răn con người vì thế mới
cần 1 sự cải tổ, khiến cho tôn giáo này phù hợp hơn. Và theo 1 số tài liệu,
Đức Phật sinh ra chính là vị cứu tinh thích hợp của thế giới. Ý nghĩ này bắt
nguồn từ giấc mơ của hoàng hậu Maya – mẫu thân của Gautama. Trước khi
thụ thai Ngài, hoàng hậu có nằm mơ thấy có con voi trắng 6 ngà huých nhẹ
vào sườn bà, sau đó bà có mang. Hoàng hậu mang thai Đức Phật 10 tháng
rồi bà lâm bồn tại khu vườn Lumbini xinh đẹp, việc sinh nở không đau từ
sườn phải của bà. Khi Đức Phật được sinh ra, Ngài bước trên bông sen tỏa
thành tám tia và từ đó nhìn vào mười phương của không gian, được tượng
trưng bằng tám tia của bông sen, thêm chiều “lên” và “xuống”. Cử chỉ này
có nghĩa là cuối cùng chúng sinh khắp nơi sẽ được giác ngộ qua việc làm
của Đức Phật.
1

Triết học và tôn giáo phương Đông, Diane Morgan, Biên dịch: Lưu Văn Hy, NXB Tôn Giáo, T.96

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học



Sau khi hạ sinh thái tử được 1 tuần thì hoàng hậu Maya qua đời, Ngài
được dì Mahaprajaput nuôi. Số phận của hoàng tử được các thầy tế cho biết
đây là vị cứu tinh của thế gian. Sau đó, ông lại tiên đoán hoặc đứa trẻ sẽ là
vua của một vương quốc cổ tích còn không sẽ là đại sư cứu độ chúng sinh.
Được nghe tiên đoán như vậy, cha của hoàng tử, nhà vua làm mọi cách để
con ông được sung sướng. Ông xây cho hoàng tử một khu vườn đẹp như
mơ, cung cấp cho con mọi thứ vui thú của trần gian cho con và ra lệnh cấm
người giả, kẻ ốm đau, tật nguyền bén mảng tới gần. Đức Phật sống trong
cuộc sông xa hoa nhung lụa nhưng vẫn luôn cảm thấy ưu phiền. Khi Ngài
29 tuổi, Ngài đã mua chuộc anh chàng Channa, người đánh xe ngựa của
Ngài, để đưa Ngài rong ruổi khắp các tỉnh thành – cuộc du ngoạn đầu tiên
của Ngài. Trong chuyến du ngoạn này, Người đã thấy bốn cảnh đó là một
ông cụ, 1 người bệnh tật, một đám tang rồi cuối cùng là một ông già ăn
mặc rách rưới. Từ đó, Ngài rơi vào sự trầm tư. Sauk hi về cung điện, người
bỗng thấy chán ngắt cuộc sống nơi đây, Ngài quyết định bỏ đi và chỉ tới
nhìn lướt qua vợ con. Ngài hôn lên ngón chân cái của vợ để không làm
nàng tỉnh và ra đi để tìm cuộc sống mới, tìm kiếm chân lí về khổ đau, giải
thoát nỗi khổ đó.
Trong suốt thời gian tìm kiếm chân lí, Người đã thử qua phương pháp
thực hành theo lối tu khổ hạnh truyền thống để tìm ra những phương pháp
giải thoát. Lúc ấy chủ nghĩa khổ hạnh được ưa chuộng ở Ấn Độ. Những
con người thánh Ấn Độ ngồi nhìn chăm chăm vào mặt trời cho đến khi họ
muốn mù hai mắt, giơ cánh tay lên cho đến khi khô héo và cứng đơ, ngủ
trên giường đinh. Nhưng lối tu hành này không hiệu quả với Ngài. Ngài
quyết định ăn uống và xin cô gái vắt sữa một bát sữa đông để thỏa cơn đói
lâu ngày. Sau sáu năm, Tất Đạt Đa không gần sự giác ngộ hơn trước, Ngài
chán nản ngồi xuống bên dưới cây bồ đề và quay mặt về hướng đông.


Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


Ngồi dưới gốc cây bồ đề, Ngài đã chiến thắng được những cám dỗ,
nhục dục, tham lam của bản than mình. Ngài hiểu về sự khổ đau, sự chết
theo cách mới, cách dẫn khỏi cả hai không bằng cách chạy trốn chúng mà
bằng cách vượt qua chúng. Ngài rời khỏi chỗ đại giác của mình và đi về
thành phố Benares, và thuyết giảng cho năm nhà tu khổ hạnh đã tách ra khi
Tất Đạt Đa từ bỏ lối tu hành khổ hạnh. Bài thuyết giảng đầu tiên của người
được gọi là “Kinh Khởi động Bánh xe Đạo lý”. Trong đó, ngài giảng giải
về học thuyết Trung Đạo, con đường dẫn tới hạnh phúc. Trong quãng đời
còn lại của ngài, Đức Phật chu du khắp vùng đông bắc Ấn, đi hết làng này
đến làng khác mang theo thông điệp về sự giải thoát khổ đau của ngài.
Sau đó có rất nhiều người đã quyết định trở thành tín đồ của Phật giáo,
các tu viện, thiền viện mọc lên khắp nơi. Từ đây một tôn giáo mới đã hình
thành ở Ấn Độ, đó chính là Phật giáo và nó có ảnh hưởng sâu rộng trên đất
nước quê hương của mình trong một khoảng thời gian dài.
1.1.2. Nội dung cốt lõi của Phật giáo
Nội dung cốt lõi của Phật giáo đó là Tứ Diệu Đế .
Tứ Diệu Đế là cốt lõi thông điệp của Phật giáo. Mỗi điều tiếp theo
ngay sau điều đi trước, như thế đưa ra hình thức đạo đức làm nên khái niệm
khái niệm về nhân quả của Phật giáo. Và khái niệm ấy cho rằng toàn bộ
cuộc sống liên quan chặt chẽ với nhau. Theo giáo huấn Phật giáo, Đức Phật
tiết lộ Tứ Diệu Đế trong bài thuyết giảng đầu tiên của ngài ở Benares. Từ
“noble” ngài dùng ở đây ám chỉ đặc tính đạo lý, đó là con đường đạo lý
dành cho tất cả mọi người.
Tứ Diệu Đế bao gồm:
Khổ đế (Dukkha Ariyasacca) nói về sự khổ ở đời. Khổ không chỉ có
nghĩa là cảm giác đau đớn, khổ nhọc thân, tâm mà còn chỉ trạng thái cảm
thấy không yên ổn, không thỏa mãn những mong muốn trong lòng. Tư

tưởng Phật giáo cho rằng, con người sinh ra ở đời là khổ: “Đời là bể khổ”.
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


Từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt xuôi tay không có lúc nào hết khổ. Vũ trụ
tự nhiên thì luôn trong quá trình biến đổi Thành - Trụ - Hoại - Không. Về
thân xác con người thì trải qua Sinh - Lão – Bệnh - Tử. Mà cả bốn quá trình
ấy không khi nào xa lìa nỗi khổ:Sinh khổ (sinh ra là khổ), Lão khổ (quá
trình già nua của thân thể là khổ), Bệnh khổ (có bệnh tật đau ốm là
khổ), Tử khổ (chấm dứt sự sống là khổ). Rồi sống trong cuộc sống xã hội
cũng luôn có nỗi khổ: Sở cầu bất đắc khổ (mong muốn mà không đạt được
là khổ), Ái biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phải xa lìa là khổ), Oán tăng
hội khổ (ghét thù nhau mà phải sống gần nhau là khổ), Ngũ thụ uẩn
khổ (năm giác quan tương tác với thế giới bên ngoài, thọ nhận tướng sắc
của vật chất, bị hình tướng của vật chất che mất bản chất và mãi bị mê
muội theo nó là khổ). Đó là tám nỗi khổ của con người mà Phật giáo gọi
là Bát khổ.
Theo quan niệm của Phật giáo thì những thứ khổ con người phải chịu
là cái khổ trong tam giới và đều là nhânđể đời sau phải chịu quả trầm luân
vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sinh tử thật là khổ, không ai không gặp,
không ai chối bỏ được, nó như là cái hiển nhiên đối với con người, nên gọi
là Khổ đế.
Tập đế (Samudayat Ariyasacca) nói về nguyên nhân sự khổ. Tập có
nghĩa là nhóm họp, gộp lại. Nếu quá khứ hay hiện tại con người không biết
được đời là khổ, không biết vạn vật hữu hình hay vô hình chỉ là giả tạm,
luôn biến đổi; không biết những ý nghĩ, lời nói và hành động của mình sẽ
gây ra nghiệp nên lần hồi cứ làm theo mãi, vì suy nghĩ và hành động xấu
mà ngày càng huân tập, nhóm góp điều xấu, bị xô đẩy trôi lăn mãi trong
sinh tử luân hồi, nên gọi là Tập.
Đức Phật dạy rằng, vì vô mình che lấp nên con người không nhận ra

thực tướng của vạn vật, rồi cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo không vĩnh
viễn đó nên tạo ra nghiệp. Đó là nguyên nhân của nỗi khổ. Trong đó, có ba
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


thứ độc (tam độc): Tham (tham lam), Sân (giận, bực, nóng nảy), Si (ngu
mờ, mê muội) là nguyên nhân chính nhất của nỗi khổ. Xét cho kỹ thì mọi
việc làm thiện, ác (sẽ tạo ra các nghiệp) gắn liền với sinh tử trong tam giới
mà con người không ai không vướng mắc, nên gọi là Tập đế.
Diệt đế (Nirodha Ariyasacca) nói về sự khổ bị tiêu diệt, được giải
thoát. Diệt tức là tịch diệt hay Niết bàn. Nghĩa là nghiệp đã hết không còn
khổ lụy sinh tử luân hồi nữa. Khổ là mầm gốc của phiền não. Mà phiền não
được diệt nên những nghiệp quả trong tam giới cũng diệt. Nếu các nghiệp
phiền não trong tam giới đã diệt thì liền chứng đắc được cảnh giới Niết bàn
(Hữu dư Niết bàn). Khi xả báo huyễn thân (nghĩa là chết), thân tứ đại
không còn (nhà Phật dùng từ tịch hoặc tịch diệt hay nhập Niết bàn) cái khổ
của đời sau không còn tương tục nữa, khi ấy gọi là Vô dư Niết bàn. Cảnh
giới Niết bàn thật vắng lặng, tĩnh tịch và an lạc, đoạn diệt hết thảy hoặc
nghiệp luân hồi nên gọi là Diệt đế.
Đạo đế (Magga Ariyasacca) nói về phương pháp diệt trừ nguyên nhân
sự khổ. Đạo là luân lý, là con đường đúng đắn, đạo còn có nghĩa là năng
thông năng đạt, nó chính là những phương pháp, là con đường để cho
chúng sinh theo đó mà tu tập để mong cầu vượt thoát khỏi trầm luân, khổ ải
trong tam giới. Trong đó, Đức Phật chỉ ra tám con đường chính, bao gồm:
thấy biết chân chính (chính kiến); suy nghĩ chân chính (chính tư duy); lời
nói chân chính (chính ngữ); nghề nghiệp chân chính (chính nghiệp); đời
sống chân chính (chính mệnh); siêng năng chân chính (chính tinh tiến);
tưởng nhớ chân chính (chính niệm); định tâm chân chính (chính định). Tám
con đường chân chính ấy, Phật giáo gọi là Bát Chính đạo.
Đạo đế có Ba mươi bẩy Phẩm trợ đạo và Bát Chính đạo nương trợ,

tương hỗ với nhau chắc chắn có thể đưa chúng sinh vượt qua khổ ải, chứng
nhập cảnh giới Niết bàn không hư dối, nên gọi là Đạo đế.

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


Phật giáo chủ trương vừa lấy trí tuệ diệt trừ vô minh, phá vòng luân
hồi sinh tử, vừa thực hành tu tập diệt trừ tham dục để chuyển nghiệp đạt
đến sự giải thoát. Tu hành để mong cầu giải thoát trong nhà Phật cũng có
nhiều phương cách. Phật nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn, bất kỳ ai thấy
khế hợp và phát nguyện tu tập theo một pháp môn nào thì đều có thể trở
thành bậc giác ngộ giải thoát, vì Phật tính trong mọi chúng sinh là không
khác nhau và mọi pháp môn đều đưa đến giác ngộ. Tuy nhiên, cho dù là
pháp môn nào đi nữa thì cũng lấy Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ) làm
căn bản và cương yếu.
Như vậy có thể tóm lược lại như sau, Đức Phật sống cuộc sống lúc
đầu là một hoàng tử được nuông chiều, sau đó, ngài trốn khỏi cung điện và
thấy tứ cảnh khiến người từ bỏ cuộc sống vui thú để đi tìm chân lí. Đức
Phật lang thang mất sáu năm cho đến khi ngài đạt được sự giác ngộ dưới
cây Bồ đề. Với sự đại giác của ngài, ngài khám phá ra Trung Đạo, Tứ Diệu
Đế, và Bát Chánh Đạo. Suốt cuộc đời của Ngài, Đức Phật giảng thuyết
khắp vùng đông bắc Ấn Độ và đã thiết lập các tu viện đầu tiên, đặt cơ sở
cho sự phát triển của Phật giáo sau này.
1.2 Khái quát về vật lí học cơ bản
Vật lí học là một ngành của triết học tự nhiên và khoa học tự nhiên
nghiên cứu vật chất và chuyển động trong không gian và thời gian, cùng
với những khả năng liên hệ như năng lực và lực. Một cách rộng hơn, nó
phân tích tổng quát về tự nhiên, với mục đích hiểu được vũ trụ hoạt động
như thế nào.
Vật lí là ngành khoa học có sớm nhất, trước cả ngành thiên văn học, tự

nhiên cùng hóa học, những nhánh cụ thể của toán học, sinh học nhưng
trong cuộc cách mạng khoa học từ thế kỷ XVII, khoa học tự nhiên trở
thành một ngành nghiên cứu độc lập. Vật lí học liên quan đến nhiều ngành
nghiên cứu khác như vật lí sinh học và hóa học lượng tử, ranh giới giữa vật
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


lí và các ngành khoa học không rõ ràng. Nhiều ý tưởng mới trong vật lí lại
mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mới trong toán học, hay triết học…
Từ xa xưa, con người đã cố gắng tìm hiểu về các đặc điểm của vật
chất và đặt ra các câu hỏi như: Tại sao một vật lớn lại có thể rơi được
xuống đất? Tại sao vật chất khác nhau lại có đặc tính khác nhau? Và vũ trụ
kia vẫn là điều bí ẩn: Trái đất được hình thành như thế nào? Đặc điểm của
các thiên thể như Mặt Trời hay Mặt Trăng ra sao? Một vài thuyết được đưa
ra nhưng đa phần đều không chính xác. Những thuyết này mang đậm tính
triết lí và chưa từng qua các bước kiểm chứng như các thuyết hiện đại. Một
số ít được công nhận, số còn lại đã lỗi thời, ví dụ như nhà tư tưởng Hy Lạp,
Archimedes, đưa ra nhiều miêu tả định lượng chính xác về cơ học và thủy
tĩnh học.

Thế kỷ thứ XVII, Galileo Galilei là người đi tiên phong trong lĩnh vực
sử dụng thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của lí thuyết, và nó là chìa
khóa để hình thành nên ngành khoa học thực nghiệm. Galileo xây dựng và
kiểm tra thành công nhiều kết quả trong động lực học, cụ thể là Định luật
quán tính. Năm 1687, Issac Newton công bố cuốn sách Principia
Mathematica, miêu tả chi tiết và hoàn thiện 2 thuyết vật lí: Định luật
chuyển động Newton, là nền tảng của cơ học cổ điển và Định luật vạn vật
hấp dẫn, miêu tả lực cơ bản của hấp dẫn. Cả hai thuyết trên đều được công
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học



nhận bằng thực nghiệm. Cuốn sách Principie cũng giới thiệu một vài thuyết
thuộc ngành thủ động lực học. Cơ học cổ điển được mở rộng bởi Joseph
Louis Lagrange, William Rowen Hamilton và một số nhà vật lí khác đã xây
dựng lên các công thức, nguyên lí và kết quả mới. Định luật hấp dẫn mở
đầu cho ngành vật lí thiên văn, ở đó miêu tả các hiện tượng thiên văn dựa
trên các thuyết vật lí học.
Bước sang thế kỷ XVIII, nhiệt động lực học ra đời bở Robert Boyle,
Thomas Young và một số nhà vật lí khác. Năm 1733, Daniel Bernoulli sử
dụng phương pháp thống kê với cơ học cổ điển để đưa ra các kết quả cho
nhiệt động lực học, từ đò ngành cơ học thống kê được ra đời. Năm 1798,
Benjamin Thompson chứng minh được việc chuyển hóa cơ năng sang nhiệt
năng. Năm 1874, James Prescott Joule đặt ra định luật bảo toàn năng lượng
dưới dạng nhiệt cũng như năng lượng cơ học, cơ năng.
Đặc điểm của tính điện và từ tính được nghiên cứu bởi Michael
Faraday, Geory Ohm cùng với một số nhà vật lí khác. Năm 1855, James
Clerk Maxwell thống nhất 2 ngành điện học và từ học vào làm 1, gọi chung
là Điện từ học, được miêu tả bằng phương trình Maxwell. Dự đoán của
thuyết này đó là ánh sáng là một dạng sóng điện từ. Năm 1895, Wilhelm
Conrad Roentgen khám phá ra tia X quang, là một dạng tia phóng xạ điện
từ tần số cao. Độ phóng xạ đc tìm ra từ năm 1896 bởi Henri Becqueral và
sau đó là Marie Curie, Pierre Curie cùng một số nhà vật lí khác. Từ đó khai
sinh ra ngành vật lí hạt nhân.
Năm 1905, Albert Einstein xây dựng thuyết tương đối đặc biệt, kết
hợp không gian và thời gian vào một khái niệm chung, “không – thời gian”.
Thuyết tương đối hẹp dự đoán một sự biến đổi khác nhau giữa các điểm
gốc hơn là cơ học cổ điển, điều này dẫn đến việc phát triển cơ học tương
đối tính để thay thế cơ học cổ điển. Với trường hợp vận tốc nhỏ, hai thuyết
này dẫn đến cùng một kết quả. Năm 1925, Eintein phát triển thuyết tương
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học



đối đặc biệt để giải thích lực hấp dẫn, thuyết này do đó được gọi là thuyết
tương đối tổng quát, thay thế cho định luật hấp dẫn của Newton. Trong
trường hợp khối lượng và năng lượng thấp, hai thuyết này cũng cho 1 kết
quả như nhau.
Năm 1911, Ernest Rutherford suy luận từ thí nghiệm tán xạ về sự phát
triển của hạt nhân nguyên tử, với thành phần mang điện tích dương được
đặt tên là Proton, Neutron, thành phần của hạt nhân nguyên tử không mang
điện tích, được phát hiện ra năm 1932 bởi James Chadwick.
Bước sang thế kỷ thứ XX, Max Planck, Einstein, Niels Bohr cùng với
một số nhà vật lí khác xây dựng thuyết lượng tử để giải thích cho các kết
quả thí nghiệm bất thường bằng việc miêu tả các lớp năng lượng rời rạc.
Như vậy, ngành vật lí ngày càng có sự hoàn thiện hơn, mang tính xác
thực hơn. So với Phật giáo thì ngành vật lí ra đời rất muộn, và nhìn bề mặt
thì dường như hai lĩnh vực này tách biệt nhau rất lớn cả về thời gian xuất
hiện cũng như hình thức biểu hiện. Thế nhưng cả Phật giáo và vật lí đều có
những điểm chung đáng để mọi người quan tâm, mà nếu những vấn đề đó
nếu xét trên bề nổi có thể là không có sự liên kết nào nhưng suy cho cùng,
vào trong bản chất thì nó lại rất giống nhau. Phật giáo và vật lí, hai lĩnh vực
trái ngược nhau, hai con đường giải thích khác nhau nhưng lại hướng đến
cùng một kết quả. Việc tôn giáo và khoa học có những điểm giống nhau là
rất ít xảy ra, như Thiên Chúa giáo luôn coi khoa học là kẻ thù, mà cuộc
thánh chiến đã từng xảy ra là một minh chứng điển hình cho việc khoa học
“dám tiết lộ” những bí mật động trời mà Thiên Chúa giải thích rằng đó là
việc của Chúa cũng như là việc chứng minh mặt trời mới là trung tâm của
vũ trụ chứ không phải là trái đất2 . Tuy nhiên, Phật giáo thì không như vậy,
bằng những cách giải thích khác nhau, phương pháp khác nhau mà Phật
2


Nhà khoa học Galio Galilei đã dùng kính thiên văn và phân tích những số liệu để chỉ ra rằng mặt
trời là trung tâm của vũ trụ và trái đất chỉ là 1 hành tinh quanh xung quanh mặt trời theo quỹ đạo
hình elip. Sự kiện này khiến cho nhà Thờ phản đối dữ dội và đã ra 1 hình phạt với nhà khoa đó là
giam lỏng vĩnh viễn nhà khoa học này.

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


giáo đưa ra những chân lí mang tình khoa học. Nhà khoa học Albert
Einstein đã từng nhận định: “Tôn giáo của tương lai sẽ là 1 tôn giáo vũ trụ.
Tôn giáo ấy phải vượt lên thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lí
thuyết thần học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên
cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh
như một sự trùng hợp nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho sự mô tả
này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa
học đấy sẽ là đạo Phật”. 3 Vậy kết quả ấy là gì, hay nói cách khác, sự tương
đồng trong Phật giáo và vật lí là gì?

CHƯƠNG 2. ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ VẬT
LÍ HỌC HIỆN ĐẠI
Trong khi nền triết học cổ điển Tây Phương với chịu ảnh hưởng lớn
về thần linh, thượng đế thì ở Đông Phương đúng hơn là Ấn độ, đã có một
nền văn minh vô cùng rực rỡ mà cho đến nay các nhà khảo cổ học, và các
nhà khoa học chưa khám phá được hết mức độ sâu rộng cũng như những

3

/>
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học



kiến giải về vũ trụ và thế giới chính xác đến độ bất ngờ đặc biệt là trong
các kinh điển Phật Giáo, một loại tôn giáo “vô thần”.
Thật vậy, ra đời vào khỏang thế kỉ thứ 6 trước công nguyên trong bối
cảnh xã hội phân hoá cực kỳ phức tạp của xứ Ấn mà đạo Bà La Môn ngự
trị. Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) cùng với các đồ đệ chỉ trong vòng vài
trăm năm đã khai hoá một hệ thống tư duy hoàn toàn mới và họ đã để lại
một kho kinh sách khổng lồ mà qua đó người ta có thể tìm rút ra được vô
vàn những hiểu biết giải thích về thế giới và vũ trụ vẫn có giá trị lớn cho
đến ngày nay.
Khi nói đến tôn giáo sẽ khó tránh cho chúng ta liên tưởng tới nhiều
hình ảnh có tính cách thần linh hay siêu thực xa vời hay thậm chí mê tín,
thụ động. Tuy nhiên, không ai có thể biết được chính xác những lời dạy
ban đầu của Thích Ca có dính dáng gì đến những hình thức tôn giáo không.
Bởi vì ở thời mà đức Phật giảng dạy thì không được ghi nhận nguyên văn.
Chỉ có Những kinh sách được chép và dịch lại sau này nên chắc khó tránh
khỏi sự điều chỉnh hay sưả chưã của những thế hệ sau đó. Chưa kể rằng,
ngay chính trong thời gian thuyết pháp, Thích Ca đã tuỳ theo hiểu biết,
lòng tin, và kinh nghiêm của từng đối tương để truyền thụ giáo hoá chứ
không cứng ngắt giáo điều.
Tạm thời bỏ qua các tranh cãi về tôn giáo, khi khảo cứu tham vấn các
kinh điển Phật học, người ta có thể rút ra được nhiều quan điểm hay giải
thích của Phật giáo về thế giới và con người cũng như nhiều phương pháp
phân tích khoa học đã được dùng đến. Mặc dù các kinh điển tập trung
nhiều trong việc giảng dạy các phương cách thoát khổ, ta vẫn tìm thấy khá
đầy đủ những luận cứ và quan điểm của Phật giáo về thể tính vật lý của thế
giới và vũ trụ. Ỏ đây ta chỉ dừng lại trên những ý niệm có liên quan nhưng
không đi xa hơn để tránh lạc khỏi đề tài vật lý sử.

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học



2.1 Nguồn gốc hình thành và quy luật phát triển chung của vũ trụ
Với những phương pháp lập luận khác nhau, cách giải thích khác nhau
nhưng cả Phật giáo và vật lí học đều chỉ ra được nguồn gốc hình thành và
quy luật phát triển chung của vũ trụ. Nếu như ở Phật giáo, quy luật nhân
quả là 1 triết thuyết giải thích về quy luật hoạt động của vũ trụ thì trong vật
lí học thì Newton cũng đã chỉ ra quy luật phát triển chung của vũ trụ thông
qua nguyên lí tương tác lực và phản lực.
Một trong những câu hỏi hóc buá và lâu đời nhất của vật lý và triết
học là vũ trụ do đâu mà có? Nó vận động và phát triển ra sao? Hầu hết các
quan điểm có được từ khi có câu hỏi trên cho tới khi Phật giáo ra đời đều
mang nặng tính thần quyền như trong Thiên Chúa giáo thì cho rằng đó là
Chúa Trời, hay trong đạo Islam đó là Thánh Alla… và ngay cả đến thiên
niên kỉ thứ hai này chúng ta vẫn còn thấy nhiều các lý thuyết dưạ vào niềm
tin lên đấng sáng thế, người có toàn quyền tạo ra vũ trụ. Vậy mà Phật giáo
một tôn giáo tối cổ lại chạy ra khỏi các giáo điều cứng ngắt và thiết lập nên
một hệ thống nhân sinh quan hoàn toàn vô thần. Theo các kinh điển của
Phật giáo, vạn vật bất kể sinh giới hay vật chất phải tuân theo những qui
luật tác động một cách không thiên vị lên chúng.
Điều quan trọng nhất cần đề cập là nguyên lý Nhân-Quả. Nguyên lý
này cho rằng mọi hành vi, vận động đều gây ra các hậu quả tất yếu của nó.
Các hậu quả này trước hay sau sẽ đến lúc quay ngược lại tác động vào
chính chủ thể của hành vi vận động ban đầu. Đây là nguyên lý bao trùm các
hoạt động của vũ trụ.
Nhân quả tức là vô thường, là thời gian chuyển biến liên tục trong tự
thân của vật thể và trong hoạt động tâm lí. Vũ trụ nhân sinh chuyển biến
vận hành theo một quy luật chung đó là quy luật nhân quả.
Các hiện tượng tâm lý và vật lí đều vận hành theo một quy luật chung
trong sự tuần hoàn của vũ trụ. Một lần, Heraclite – một triết gia Hy Lạp

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


thời cổ đại đã phát biểu: “ Chúng ta không thể tắm hai lần trên một dòng
sông”. Ông đã dùng hình ảnh dòng nước chảy để nói lên quy luật hằng diễn
tiến trong thế giới nhân sinh và vũ trụ. Bởi vì mọi sự vật, hiện tượng đều
vận hành theo quy luật nhân quả.
Luật nhân-quả không chỉ đứng yên hay tác động trên một sự kiện cô
lập mà nó có tính phổ dụng trong toàn vũ trụ. Mỗi hậu quả của các vận
động, tác động một lần nưã cùng với sự biến chuyển mới của môi trường sẽ
là tiền đề tạo điều kiện cho các vận động và tương tác mới … và tập hợp
những vận động và tương tác họp thành một vòng luân chuyển không
ngừng nghỉ gọi là “trùng trùng duyên khởi”.
Quan điểm duyên sinh trong Phật giáo cho ra một hệ quả là không có vật
thể nào có thể tồn tại độc lập mà chúng nương tưạ vào nhau tồn tại hài hoà
nhau. “Vật này có, cho nên vật khác có, cái này không thì cái kia cũng không;
vật này sinh, cho nên vật khác sinh, mà cái này diệt thì cái kia cũng diệt”.4
Như vậy, theo cái nhìn của Phật giáo, vũ trụ là sự vận động và tương
tác lẫn nhau của các hiện tượng tiếp nối không có bước đầu và cũng không
có kết thúc. Các hiện tượng này liên tục, sinh diệt và chuyển biến theo luật
nhân quả. (Pháp Duyên Khởi).
Ở đây ta có thể so sánh với việc cho rằng cả vũ trụ này tồn tại bởi sự
tương tác lẫn nhau của vật chất (bằng các lực vật lý chẳng hạn) và không
thể nào có một vật thể riêng biệt hoàn toàn không tương tác với các vật thể
còn lại. So sánh ra, thì nguyên lí này là một sự mở rông của nguyên lí
tương tác lực và phản lực mà Newton đã phát biểu: Nếu vật A tác động vào
vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực, có cường độ lớn
nhưng theo hướng ngược lại. Nếu như ở đây, Newton chỉ ra sự tương tác
giữa hai vật A và B thì theo triết thuyết Phật giáo thì vũ trụ, tất cả mọi sự vật,
4


trích - Đại thưà Phật giáo tư tuởng luận – chương 1 của Kimura Taiken Thích Diễn

Bồi dịch).

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


hiên tượng đều có sự tương tác lẫn nhau, liên tục chuyển biến theo quy luật
tự nhiên. Cái khác ở đây, theo Phật giáo qui luật Nhân -Quả không chỉ đúng
cho thế gíơi vật chất mà nó còn đúng luôn cho cả thế giới tâm lý con người.
Hay một nhà Vật lí lừng danh đương thời, ông Stephen W. Hawking
đã nhiều lần công bố một cách công khai rằng:Các ảnh hưởng tương tác lẫn
nhau của các sự kiện trong đời sống có khi sâu rộng hơn như chúng ta
tưởng. Theo Stephen Hawking, đã trình bày trong chương 4 của quyển “vũ
trụ trong một vỏ hạt” xuất bản năm 2001 rằng: “Một con bướm vỗ cánh ở
Tokyo có thể gây ra mưa ở công viên trung tâm ở New-york” đã phần nào
chứng thực cho cái ý tưởng duyên khởi của nhà Phật. Ông có ý định tìm ý
nghĩa của Thượng đế. Và từ nỗ lực đó, ông đã rút ra một kết luận bất ngờ:
vũ trụ không có điểm khởi đầu và do đó nó cũng không có điểm kết thúc,
tức là vũ trụ tồn tại vình hằng theo thời gian, Đấng Sáng Tạo không tham
dự vào việc này. Vũ trụ tồn tại một cách khách quan với chu kỳ cũng khách
quan và vĩnh hằng, luật chơi của vũ trụ là luật nhân quả. Đây là luật chơi
vĩnh hằng của vũ trụ, nó điều phối toàn vũ trụ, vạn vật trong vũ trụ đều vận
hành theo luật này.
Vật chất không phải là một vật thể tách rời nhau mà bao gồm các hạt
luôn có sự gắn kết, tương tác với nhau và thậm chí nó là phát biểu một
cách tinh tế của cái nhất thể, cái nhất thể đó bao trùm mọi cái ta thấy giống
như một tấm lưới vũ trụ, có nhiều hạt kết nối với nhau. Hình ảnh về sự móc
nối này của mạng lưới vũ trụ trong vật lí hiện đại đã được phương Đông sử

dụng nhiều nhằm trao truyền kinh nghiệm của họ về thế giới tự nhiên.
Như trong Ấn Độ giáo thì Brahman là sợi dây nối kết của tấm lưỡi vũ
trụ, là nguyên nhân cuối cùng của mọi hiện hữu: “Trên trời, dưới đất, trong
khí quyển, tất cả đều dệt và ngọn gió cũng như hơi thở. Chỉ mình người
biết, cái đó chỉ là một linh hồn duy nhất”.5
5

Đạo của Vật lí, Nguyễn Tường Bách dịch, NXB Tôn giáo, năm 2008, T.117

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


Trong Phật giáo, hình ảnh của một tấm lưỡi vũ trụ đóng một vai trò
quan trọng hơn nữa. Nội dung trung tâm của kinh Hoa Nghiêm, một trong
những kinh quan trọng của Phật giáo Đại Thừa, xem thế giới là một tấm
lưới hoàn hảo về mối tương giao, trong đó mọi sự vật và biến cố tác động
lên nhau, trùng trùng duyên khởi vô tận. Phật giáo Đại Thừa đã tìm nhiều
ẩn dụ để diễn bày mối liên hệ nội tại này của vũ trụ.Có thể hiểu một cách
đơn giản về quy luật nhân quả của Phật giáo đó là họa - phúc không tự sinh
ra cũng không tự mất đi, nó được bảo toàn nguyên vẹn trong kiếp sống của
mỗi chúng sinh. Khoa học tự nhiên cũng như vậy, Heisenberg6, nhà Vật lí
học nổi tiếng có viết: “Khoa học tự nhiên không mô tả và lý giải về tự
nhiên đúng như nó là như thế. Đúng hơn khoa học tự nhiên là một phần của
tiến trình tương tác qua lại giữa tự nhiên và chính chúng ta”. Albert
Einsteins là nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ 20, sau khi phát minh ra thuyết
tương đối hẹp và thuyết tương đối tổng quát ở tuổi 26, đã dành phần đời
còn lại để tìm ra một lý thuyết về "Trường thống nhất vật chất" (cả vật chất
và ý thức, cả sóng và hạt,cả điện và từ, cả vật chất và năng lượng...) nhưng
không thành công. Thời gian cuối đời (ông mất năm 1954), ông được đọc
một số sách Phật giáo dịch sang tiếng anh. Ông đã thốt lên: "Phật giáo vượt

trên khoa học, bao gồm cả khoa học", "Ranh giới kết thúc của khoa học là
khởi đầu của Phật giáo", rằng khoa học là tư duy ý thức còn Phật giáo là
siêu ý thức...
Như vậy, dù bằng những cách giải thích khác nhau nhưng cả Phật giáo
và Vật lí học đều cùng khẳng định mọi vật trong vũ trụ tồn tại không độc
lập mà có sự tương tác, tác động qua lại lẫn nhau, vũ trụ tồn tại khách quan
và theo quy luật nhân quả.

6

Werner Karl Heisenberg (1901 – 1976), nhà vật lí Đức nổi danh của thế kỷ 20. Ông là một trong
những người sáng lập ra thuyết cơ học lượng tử và đoạt giải Nobel vật lí năm 1932.

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


2.2. Quan điểm về sự chuyển hóa về thế giới vật lí
Trong triết thuyết của Phật giáo thì không tồn tại một đấng vĩnh hằng,
nếu có thì đó là tính không của vạn vật, hay còn gọi là nguyên lí vô thường.
Ngày nay, ta bắt gặp nguyên lí này của Phật giáo ở trong nhiều lí thuyết
của vật lí hiện đại mà tiêu biểu đó là vụ nổ Bigbang.
Trong triết học Phật giáo, những lí giải về thế giới vật chất chủ yếu là
ở trong nguyên lí vô thường. Phát biểu ngắn gọn của nguyên lý này là không
có vật gì thường tồn vĩnh cửu hay có thể ở mãi trong trạng thái nhất định. Một
hệ quả đơn giản là mọi vật có lúc sinh ra thì sẽ có lúc nó bị tiêu diệt. Do đó,
trong Phật giáo không tồn tại một đấng vĩnh hằng, không có thượng đế, không
có khái niệm hão huyền về một đấng sáng thế toàn năng và vĩnh cửu.Quan
điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong
kinh tạng Phật giáo Pàli cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của
Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng thế được cho là ý

niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không
phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất
trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
Trong giáo lí nhà Phật có rất nhiều điểm tương đồng với khoa học hiện
đại, nó cũng là một điểm kỳ thú khiến nhiều nhà khoa học và các nhà tôn
giáo cùng tìm hiểu. Một trong những điểm tương đồng đó là cả Phật giáo
vầ Vật lí đều phủ nhận sự tồn tại của thượng đế.
Luận điểm thứ nhất đó là ở Phật giáo, quan điểm này thể hiện qua việc
đức Phật không tin vào sự tồn tại của thượng đế, không có ý niệm về vĩnh
cửu mà người nêu lên thuyết vạn vật thay đổi mà trong đó thuyết Duyên
khởi đóng vai trò chủ đạo. Quan niệm về các vị thần linh, mặc dù có trong
Phật giáo nhưng đó không phải là điểm trọng tâm của giáo lý hay được sử
dụng như là nền tảng của giáo lý Phật giáo. Trọng tâm lý thuyết của Phật
giáo Ấn Độ thời xưa nhấn mạnh rằng, các pháp là những thực thể nằm
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


trong dòng chảy biến đổi. Kinh Khởi Thế Nhân Bổn trong Trường Bộ kinh
có nói khá rõ về cách hình thành loài người và thế giới, không phải do một
đấng thượng đế toàn năng nào tạo nên mà đó là sản phẩm của quá trình tiến
hóa. Và kết luận này của đức Phật cũng trùng với kết luận của Darwin khi
chỉ ra rằng con người không phải được tạo ra nhờ chúa trời hay một vị thần
linh nào mà là một quá trình tiến hóa trong quá trình tự nhiên. Darwin đã
chỉ ra đời sống bắt đầu với một cơ thể đơn bào trong đại dương và phát
triển qua nhiều giai đoạn tiệm tiến như thế nào. Ông viện dẫn bằng chứng
khoa học để bảo vệ luận điểm của mình. Luận điểm này chứng minh rằng
tất cả loài động vật có một nguồn gốc chung và phát triển từ hình thái này
đến hình thái khác nhờ vào các biến đổi sinh học. Nhờ đó, người ta đã
khẳng định rằng động vật không phải là loài động vật không thay đổi được,
mà cũng không phải doThượng Đế tạo ra, mà chúng tiến hóa dần dần từ

dạng thức thấp nhất của sự sống, và ngay bây giờ chúng cũng vẫn đang tiến
hóa liên tục dưới nhiều dạng thức khác nhau. Theo học thuyết này thì, thứ
nhất nó xác định lại quan điểm của các nhà địa chất về tuổi của trái đất.
Nhiều nhà thần học Ky-tô-giáo đã ước tính tuổi của trái đất là 6000 năm
bằng cách tính các thế hệ từ thời ông Adam đến Chúa Jesus như được trình
bày trong Phúc Âm. Thứ hai, học thuyết Darwin cho chúng ta biết con
người tiến hóa từ động vật chứ không phải là từ hạt bụi do Thượng Đế thổi
ra. Thứ ba, học thuyết Tiến Hóa loại bỏ quan niệm phụ nữ được hình thành
từ một cái xương sườn của người nam. Và thứ tư, học thuyết tuyên bố cây
cỏ, động vật phát triển cùng một lúc và sự tiến hóa này bắt đầu vào khoảng
thời gian nào đó sau khi hệ mặt trời hình thành. Có những điểm tương đồng
giữa học thuyết tiến hóa và trong những lời dạy của đức Phật trong bản
Kinh Nhân Bổn đó là, những dạng thức của sự sống đầu tiên được trình bày
trong kinh là vô tính. Chúng sống như dạng rong rêu trên lớp váng ở đại
dương. Sau một thời gian dài, chúng phát triển thành hình thù và có màu
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


sắc khác nhau. Khi lớp váng có mùi thơm biến mất, một loại nấm phát sinh
và sinh vật phát triển những giới tính khác biệt. Tất cả chi tiết này tương
hợp với học thuyết Darwin, nghĩa là vạn vật tiến hóa và phát triển trong
một thời gian dài, sinh vật mới liên tục phát sinh và phát triển, sinh vật vô
tính có mặt trước khi các loại sinh vật có giới tính xuất hiện. Lại nữa, sự
phát triển của thực vật trong các lớp váng nối tiếp, đó là nấm, dây leo, và
lúa; đó là quá trình tiến hóa của thực vật.
Văn học Phật giáo thời kỳ đầu đã từng nêu lên một cách rõ ràng rằng,
giả thuyết về một đấng toàn năng tối cao sáng tạo thế giới không phù hợp
với niềm tin đạo đức của con người. Vì thế trong kinh Tăng Chi Bộ có nói
rằng: “Có một số ẩn sĩ hay Bà – la – môn nào đó chấp nhặt tư tưởng này:
“Bất cứ cảm thọ nào dù là vui thích, đau khổ hay cảm thọ trung dung thì

đều được tạo ra bởi thượng đế”. Sau đó, Đức Phật đã chỉ ra rằng: “Nếu do
thượng đế toàn năng sáng tạo thì thượng đế cũng đã tạo ra những kẻ giết
người, kẻ nói dối, kẻ tà dâm, kẻ trộm cướp… những kẻ đó cũng sẽ không
thể trở nên thánh thiện, từ bỏ tâm ác của mình cũng được bởi vì đã được
thượng đế toàn năng tạo ra, không thể biến đổi. Vậy có cần thiết để có
những danh từ như ẩn sĩ hay Bà – la – môn không, khi mà những cảm thọ
hạnh phúc hay đau khổ, những hành động thiện hay ác đều do thượng đế
tạo ra”.
Ở Ấn Độ, Hindu giáo tin rằng Brahman là đấng thượng đế toàn năng,
người tạo ra thế giới và vũ trụ. Tuy nhiên đạo Phật đã dạy rằng, Brahman
không phải là đấng sáng tạo thế giới và rằng đây là tư tưởng sai lầm. Các
loài hữu tình vì nghiệp nên được sinh ra, do nghiệp dẫn dắt và hình thành.
Thuyết Duyên khởi đã chỉ ra rằng, từ một nguyên nhân này sinh ra các
nguyên nhân khác. Thuyết về nghiệp không tương thích với sự giả định
rằng có đấng sáng tạo, bởi vì do nghiệp nên mới có những hạng người khác
nhau, do nghiệp tạo tác nên mới sinh ra kết quả hạnh phúc hay khổ đau.
Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


Tuy nhiên quan niệm “ vô thần” trong Phật giáo không đồng nghĩa với
“ vô thần” của những nhà thuần túy duy vật hay duy duy vật biện chứng.
Học thuyết Phật giáo là sự hòa hợp giữa tâm và vật, không tán thành triết lý
vật chất hủy diệt thuần túy. Sáu cõi luân hồi và các cảnh giới thánh hiền
thanh tịnh đủ để chứng minh rằng quan điểm của Phật giáo không phải là
sự hủy diệt hoàn toàn sau khi chết, mà là sự thay đổi không ngừng.
Theo triết lý của đức Phật thì không có sự phân biệt giữa những người
nghèo hèn và những kẻ sang giàu, tất cả các đẳng cấp đều bình đẳng, đoàn
kết. Đó là sự bình đẳng giai cấp, tôn giáo, tất cả mọi người đều như nhau.
Trong những bài giảng của đức Phật hầu như không có nhắc đến thượng đế
hay 1 thế giới khác, tất cả dựa vào lẽ phải, và logic cùng những kinh

nghiệm để khuyên tất cả mọi người. Tục truyền đức Phật có nói: “Người
đời không nên chấp nhận luật lệ của ta vì tôn kính ta, mà phải thử nó như
lửa thử vàng”.7
Phật giáo theo quan điểm vô thần, không khẳng định cũng chẳng phủ
định vấn đề có chúa hay đấng sáng thế hay không. Ngài nói: “Nếu tuyệt đối
có nghĩa là cái gì đó không liên quan đến tất cả những gì ta biết thì không
thể xác lập sự tồn tại của nó bằng bất cứ cách biện luận nào mà ta được
biết. Ta làm thế nào mà biết được rằng mọi cái không liên quan đến những
cái khác thì hoàn toàn không tồn tại? Toàn bộ vũ trụ như ta biết là một hệ
thống những mối quan hệ: chúng ta chẳng biết bất cứ cái gì thật sự hay có
thể không liên quan đến nhau”.8
Như vậy đạo Phật không giải đáp rõ ràng về sự tồn tại của linh hồn,
không phủ định cũng không khẳng định. Có thể nói, đạo Phật chống lại chủ
nghĩa siêu hình, thuyết nhất nguyên và thuyết nhất thần Điều này gần với
vật lí hiện đại và triết học hiện đại. Ở vật lí, nếu như không biết chính xác 1
thứ gì, không có những thí nghiệm khoa học thì không thể nói chắc chắn
7

Jawaharlal Nehru, Phát hiện Ấn Độ, tập I, NXB Văn Học, 1990, Tr. 213

8

Jawaharlal Nehru, Phát hiện Ấn Độ, tập I, NXB Văn Học, 1990, Tr. 213

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học


điều gì mà chỉ đặt ở mức giả thiết. Tuy nhiên đạo Phật lại tin vào sự vĩnh
hằng của quy luật tự nhiên, thuyết nhân quả, sự phục hồi của đạo đức và
hạnh phúc, tội ác và khổ đau. Mọi vật đều trôi chảy, vận động không

ngừng.
Một luận điểm thứ 2 đó là nguyên lí vô thường. Có thể khái quát luật
vô thường của triết học Phật giáo đó là nó thừa nhận không có gì trên thế
giới là vĩnh cửu, thường còn. Nói cách khác, vạn vật đều phải chịu định
luật biến đổi không ngừng. Cũng giống như khi nhìn một con sông người ta
có thể nghĩ rằng nó vẫn như vậy nhưng thực chất không có một giọt nước
nào đã nhìn thấy lại đứng nguyên ở chỗ mà trước đây nó đã ở. Đức Phật đã
vạch rõ: “ Tất cả những gì duyên hợp , có sinh khí hay không sinh khí, đều
vô thường.”9
Nét đặc thù của định luật vô thường là tất cả mọi thứ đều phải thay
đổi, không có gì mất đi hay bị tiêu diệt vĩnh viễn, chỉ là hình dáng của nó
sẽ bị thay đổi. Bởi vậy chất rắn có thể biến thành chất lỏng, chất lỏng có
thể biến thành chất khí, nhưng không có gì hoàn toàn mất đi cả. Vật chất
chỉ là sự diễn đạt của năng lượng và vì thế, nó không bao giờ nó không bao
giờ bị mất đi hay bị tiêu diệt theo nguyên tắc của khoa học cũng được gọi
là định luật bảo toàn năng lượng.
Nét đặc thù khác của định luật vô thường đó là không có ranh giới
chia cắt rõ rệt giữa hoàn cảnh hay trạng thái và hoàn cảnh hay trạng thái kế
cận. Sự thay đổi là một tiến trình liên tục, một trạng thái không ổn định hay
một dòng chảy – một khái niệm hoàn toàn trùng hợp với tư tưởng khoa học
tiên tiến. Theo Phật giáo, con người chịu tác động của các định luật sinh
học, cuả môi trường và các định luật vật chất, các định luật tâm lí, kể cả các
di sản của nghiệp nhưng không bị chi phối bởi các định luật nào cả.

9

Nayakathera Piyadassi,Học thuyết Phật giáo về đời sống sau khi chết, dịch giả Thích Tâm Quang,
NXB Tôn giáo, 2008, Tr10.

Bùi Thị Mai Hồng – k56 Ấn Độ học



×