Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ KIỂM TRA văn học DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11 (THỜI GIAN: 90 PHÚT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.4 KB, 5 trang )

ĐỀ KIỂM TRA
DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 11
(THỜI GIAN: 90 PHÚT)

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Thu thập các thông tin đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh lớp 11.
2. Khảo sát - đánh giá năng lực tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh, năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản nghị luận về một
tác phẩm thơ hiện đại.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận và trắc nghiệm.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian 90 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tiêu chí
Tri giác
Tái tạo hình
Cắt nghĩa, bình
Vận dụng
Chủ

ngôn ngữ

tượng nghệ

Đề
Đọc- hiểu:

Sáng

giá tác phẩm

Cộng



tạo

thuật
Nhận biết được nội dung
của văn bản, xác định
được thể thơ.

Nắm được nội Cắt nghĩa và chỉ ra được Vận dụng kiến Từ nội dung ý
dung văn bản, giá trị nội dung của văn thức để phân tíchnghĩa văn bản
chỉ ra được

bản

ý nghĩa của từ viết được đoạn văn

hình ảnh nghệ

ngữ trong văn ngắn.

thuật của văn

bản.

bản.
Số câu

1

1


1

1

1

5,0


Số điểm
Tỉ lệ

1

1

10%

10%

1

1

10%

20%

Làm văn:


5,0
1

50%

- Viết bài văn nghị luận văn học.

Số câu

1

5,0

Số điểm

50%

50%

Tỉ lệ
Tổng chung
Số câu
1

1

1

3


6

Số điểm

1

1

1

7

10

Tỉ lệ

10%

10%

10%

70%

100%

ĐỀ
I.PHẦN ĐỌC HIỂU: (5,0 điểm)
“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát bên đồi;
- Ngày mai trong đám xuận xanh ấy.
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…”
(Trích Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định thể thơ trong đoạn thơ trên?


2. Mùa xuân được tác giả cảm nhận từ những màu sắc, âm thanh như thế nào?
3. Nhận xét của em về thiên nhiên và con người trong bức tranh mùa xuân?
4. Chữ “chín” trong Mùa xuân chín có ý nghĩa như thế nào?
A. Chỉ mùa xuân vừa mới bắt đầu, chưa tới độ đẹp nhất của sự mười mươi, tròn trịa.
B. Chỉ mùa xuân đã ở vào độ cuối mùa, không con tươi mới nữa, sắp lụy tàn.
C. Chỉ mùa xuân không còn xanh nữa mà đã đến độ đậm đà nhất, căng đầy, rực rỡ nhất, mang sức sống mãnh liệt nhất.
5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của anh (chị) về vẻ đẹp mùa xuân ở quê hương mình.
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.

(Đây thôn Vĩ Dạ_ Hàn Mặc Tử)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
hỏi

Nội dung

Điểm

I.

Đọc hiểu đoạn thơ

5,00

Câu 1

Thơ mới bảy chữ

1,00


Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
II.

Màu vàng của nắng, màu biếc của áo, màu xanh của cỏ.
Âm thanh sột soạt của gió.

Thiên nhiên và con người trong bức tranh mùa xuân trẻ trung, hồn nhiên và tràn đầy sức
sống.
“Chín” trong Mùa xuân chín có ý nghĩa chỉ mùa xuân không còn xanh nữa mà đã đến độ
đậm đà nhất, căng đầy, rực rỡ nhất, mang sức sống mãnh liệt nhất.
- Đoạn văn ngắn đảm bảo cấu trúc mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn về mùa xuân ở quê hương
mình (vẻ đẹp của mùa xuân, cảm xúc trước mùa xuân… mang đặc trưng của quê hương)
- Lời văn trong sáng, chân thực; diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Biết làm bài nghị luận phân tích một đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng,
diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
(Bài làm đảm bảo các yêu cầu cơ bản của văn nghị luận văn học về cấu trúc, lập luận và
diễn đạt.)

1,00
1,00
1,00
1,00
5,00
0,50

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,50
Đoạn thơ ca ngợi cảnh đẹp về một vùng văn hóa xứ sở cố đô Huế. Thể hiện một tình yêu
thiên nhiên, cuộc sống và con người mãnh liệt, tha thiết nhưng đầy tâm trạng của nhà thơ.
Phong cách nghệ thuật thơ độc đáo, tài hoa, bút pháp lãng mạn vừa tượng trưng- siêu thực,
ngôn ngữ điêu luyện.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và
vận dụng tốt các thao tác lập luận (nhất là thao tác lập luận phân tích); biết sử dụng
kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận kết hợp một số phương thức lập luận khác;

kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
0,50
*Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ;

giới thiệu được vị trí, nội dung của đoạn thơ: 2 khổ đầu, bức tranh thôn Vĩ và


cảnh sông Hương.
* Thân bài:
- Cảm nhận được:
+ Vẽ đẹp thiên nhiên thôn Vĩ tinh khôi, tràn đầy nhựa sống qua các hình ảnh:
nắng hàng cau, nắng mới, vườn ai mướt quá…; vẽ đẹp con người hiền hòa với
thiên nhiên qua hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền…
+ Vẽ đẹp lung linh, huyền ảo của sông Hương qua hình ảnh sông trăng, thuyền
ai, chở trăng…
- Hiểu được:
+ Tình yêu thiên nhiên và cuộc sống tha thiết và khát vọng mãnh liệt của nhà
thơ.
+ Nỗi buồn sâu kín về sự ngăn cách, chia lìa trong tình cảm của nhà thơ.
-Phân tích được các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ như: Sử dụng
câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, liên tưởng
cao gợi ra sự kì ảo…
* Kết bài :
- Kết luận về giá trị của đoạn thơ.
- Liên hệ, rút ra bài học.

Tổng

d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận

e.Đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10,00 điểm

2,00

0,50
0,50
0,50



×