Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH DÂN SỰ Chủ đề: Phân loại tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.86 KB, 14 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH DÂN SỰ
Chủ đề: Phân loại tài sản

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Nhóm 2:
Hồ Thượng Lịu
Vũ Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Hồng Nhung
Vũ Mạnh Hưng
Phạm Bùi Thiên Trang
Bùi Văn Sự
Nguyễn Thị Thu Huyền
Nguyễn Thái Khanh

1

1



I.
II.
III.



Nội dung: Phân loại tài sản
Phân loại chính: Tài sản được phân loại thành Bất động sản và động sản
Phân loại thức cấp: là cách phân loại tài sản thành hoa lợi, lợi tức, vật
chia được vật không chia được..
Phân loại tài sản theo hai nhóm: Nhóm tài sản là vật và nhóm tài sản là
quyền tài sản.

2

2


I.

Phân loại chính: Tài sản được phân loại thành Bất động sản và động sản
Điều 174/BLDS 2005 quy định:
1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a) Đất đai:
Được xác địnhbằng diện tích đất cùng vị trí của mảnh đất đó được cơ
quan địa chính, cơ quan nhà nước địa phương có thẩm quyền xác nhận
thông qua quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn
liền với nhà, công trình xây dựng đó:
Được coi là một dạng bất động sản có đặc tính tự nhiên nếu nó được xây
dựng trên mặt đất bằng một kết cấu chặt chẽ chứ không phải “ đặt “ trên
mặt đất như lều, lán chợ...
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai vs như cây cối hoa màu chưa
được khai thác, chặt hái...Nếu được tách ra khỏi đất thì được coi là động
sản .

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Đó là các tài sản là bất động sản được đăng ký quyền sở hữu, chứng
minh ai là chủ của tài sản đó
* Các động sản trở thành bất động sản theo mục đích sử dụng chung
Điều 174/BLDS 2005 quy định các tài sản gắn liền với nhà, công trình
đều được coi là bất động sản với điều kiện việc gắn động sản vào nhà,
công trình đó phải được người có quyền ( quyền sở hữu hoặc quyền
năng khác) đối với nhà, công trình đó thực hiện. Việc gắn liền đó phải
kiên cố, không thể tháo ra không gây mất mỹ quan, hư hại với công trình
hoặc nhà đó. Ví dụ như hệ thống điện nước, cầu thang, cửa...

3

3


2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Cách phân chia tài sản thành động sản và bất động sản dựa trên căn cứ
sau đây:
Thứ nhất, dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản. Bất động sản là vật
không di dời được. Tính chất không di dời được của các loại tài sản là
bất động sản được hiểu là tài sản đó không thể chuyển dịch một cách cơ
học trong không gian.
Thứ hai, các tài sản là bất động sản không phải đất đai có một đặc điểm
chung là tài sản đó trực tiếp hay gián tiếp gắn với đất đai.
Theo quy định tại Điều 174/BLDS 2005, bất động sản là các tài sản bao
gồm:
a. Đất đai: không thể di dời từ địa giới hành chính này sang địa giới
hành chính khác..Vìa vậy, đât đai luôn được coi là bất động sản.
b. Tài sản gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng và tài sản

gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. Những tài sản này phải liên
quan chặt chẽ đến đất đai, nhà, công trình xây dựng và không thể tách
rời.
c. Những tài sản gắn liền với đất đai như tài nguyên khoáng sản trong
lòng đất chưa được phát hiện hoặc chưa được khai thác khỏi lòng đất,
cũng được coi là bất động sản.
d. Các tài sản khác do pháp luật quy định. Bộ luật dân sự 2005 chỉ liệt kê
một số tài sản là bất động sản theo thuộc tính tự nhiên và dựa trên sự gắn
liền của các tài sản này với tài sản trung tâm là đất đai, mà không liệt kê
toàn bộ các tài sản được coi là bất động sản. Quy định tại điểm d, khoản
1 Điều 174/BLDS 2005 thực chất là một quy phạm quét, trong đó dự
liệu rằng, trong trường hợp có quy định pháp luật xác định cụ thể một tài
sản là bất động sản mà không dựa vào các điểm nêu trên (điểm a,b,c)
của khoản 1 Điều 174 thì tài sản đó cũng được xem là bất động sản.
II.

Phân loại thức cấp: là cách phân loại tài sản thành hoa lợi, lợi tức, vật
chia được vật không chia được...
4

4


Trích Bộ luật dân sự 2005:
“Điều 175. Hoa lợi, lợi tức
1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản manglại, là thành quả của sự tác
động trực tiếp của con người lên tài sản nhằm thúc đẩy việc sản sinh lợi
ích vật chất của tài sản, phù hợp với các quy luật tự nhiên(mùa màng...)
2. Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. , là những
gì mà người khác trả cho người có quyền khai thác công dụng của tài

sản, đề đổi lấy quyền khai thác công dụng của tài sản ( tiền thuê nhà,
tiền lãi cho vay..)
Hoa lợi
Điều 176. Vật chính và vật phụ
1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
Vd: xe cộ, tivi...
2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật
chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Vd:
gương xe máy, ăng-ten tivi
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả
vật phụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 177. Vật chia được và vật không chia được
1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính
năng sử dụng ban đầu.Vd: đất đai, vàng bạc
2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên
được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
Vd:máy móc, thiết bị, quần áo, giày dép, phục trang
Điều 178. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không
giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp
đồng cho mượn.Vd: ly giấy, cốc nhựa
5

5


2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn
giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vd: dao

kéo, xoong nồi chảo
Điều 179. Vật cùng loại và vật đặc định
1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử
dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc
điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật
đó.
Điều 180. Vật đồng bộ
Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với
nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận
hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không
sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao
toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.” Vd: máy móc, thiết bị, hàng điện tử,…
III.
Dựa vào tiêu chí vật lí có thể hiện hữu hay không ta có thể phân loại tài
sản theo hai nhóm: Nhóm tài sản là vật và nhóm tài sản là quyền tài
sản.

1. Vật (Tài sản hữu hình)

6

6


- Nói đến vật là nói đến tất cả những gì tồn tại dưới dạng vật chất, ở mọi

trang thái như: Rắn (vd: chai thủy tinh, sứ, đá,...), lỏng ( nước, rượu,
nước khoáng,...), khí (oxi, nitơ, cacbonic,...) của thế giới vật chất.
- Dưới góc độ pháp lý, một vật có thực của thế giới vật chất chỉ trở
thành tài sản nếu nó được sở hữu hoặc có thể sở hữu được.
- Để có thể được sở hữu, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự
chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của
giao lưu dân sự.
Vì vậy: có nhiều dạng vật chất không thể là đối tượng của giao lưu
dân sự hoặc chỉ có thể là đối tượng của giao lưu dân sự trong những điều
kiện nhất định của các vật chất.

Ví dụ: không khí, nước biển, nước sông suối, ao hồ tự nhiên
không thuộc về ai,...
1. Khái niệm tài sản hữu hình:
- Là tất cả những vật có thể sở hữu được và có thể sờ mó được, nhìn
thấy được hoặc kiểm soát được về phương diện vật lý như: máy móc, tài
sản trong nhà hay kho hàng, nhà xưởng,... cổ phiếu hay trái phiếu của
một công ty. Tiền hay giấy tờ trị giá được bằng tiền cũng được coi là tài
sản hữu hình vì nó đồng nhất với tờ giấy bạc ghi mệnh giá của nó. Các
sóng dao động, năng lượng (gaz, nhiệt, hơi nước hay điện) cũng được
xem là những tài sản hữu hình nhưng tồn tại dưới hình thức đặc biệt, mắt
thường không thể nhận biết được.
2.Phân loại vật: Theo tính chất có thể sở hữu được hay không và theo
các tiêu chí kinh tế.
* Phân loại vật theo tính chất có thể sở hữu được hay không: gồm 2 loại
a. Vật không thể sở hữu được (hay còn gọi là vật chung):
- Trong thế giới vật chất tồn tại những vật chung cho tất cả mọi người
như: không khí, ánh sáng, nước biển,...mà không thể sở hữu được, đó là
những vật chất cần cho sự sống và có nhiều đến mức độ không ai nghĩ
đến việc lấy làm của riêng.

Ví dụ: sông suối, ao hồ, không khí, ánh sáng, nước biển, rừng núi tự
nhiên....
7

7


-

- Trong số các vật không sở hữu được có thể kể đến khoảng không gian
(bên trên khoảng không gian do mỗi quốc gia kiểm soát), bởi vì không
thể sở hữu được nên các vật chung này không phải là tài sản.
Ví dụ: Mắt trời, trái đất, mắt trăng,...
- Tuy nhiên, nếu không khí được đóng vào bình, nước khoáng được
đóng vào chai...thì lại được coi là tài sản.
Vì vậy: Để bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, những vật chung
này có thể được các nước bảo vệ băng nhưng quy định riêng.
b. Vật có thể sở hữu được: gồm vật đã có chủ sở hữu và vật vắng chủ
- Vật đã có chủ sở hữu: Là những vật thuộc sở hữu của một chủ thể nhất
định, được sở hữu theo một trong các hình thức xác lập quyền sở hữu
được quy định từ Điều 233 đến Điều 247 BLDS 2005.
Ví dụ: Ngôi nhà, bàn ghế, Tivi, tủ lạnh, bất động sản,...
Vật vắng chủ: bao gồm vật chưa có chủ và vật vô chủ
+ Vật chưa có chủ: Là những vật (động sản) tồn tại trong tự nhiên, có
thể sở hữu được nhưng chưa được ai sở hữu. Quả thực, trong BLDS
2005 không đề cập tới khái niệm vật chưa có chủ (res Nullius).
Ví dụ: Thú rừng, cá dưới sông hồ tự nhiện, hải sản ở biển,...
+ Vật vô chủ: theo định nghĩa tại Điều 239 BLDS 2005, là vật mà chủ sở
hữu đã từ bỏ quyên sở hữu đối với vật đó. Về nguyên tắc, chủ sở hữu
phải bộc lộ công khai việc từ bỏ tài sản, thông qua lời nói hoặc hành vi.

Ví dụ: Việc ném một đồ vật dụng gì đó vào thùng rác và đem vứt bỏ
được xem là chủ sở hữu đã công khai từ bỏ quyền sở hữu đối với những
tài sản này. Ngoài ra, BLDS 2005 còn có các quy định về vật không xác
định được chủ sở hữu (Điều 239 khoản 2), vật bị chôn dấu, bị chìm đắm
(Điều 240), vật bị đánh rơi, bị bỏ quên (Điều 241),...
* Phân loại vật theo các tiều chí kinh tế:
a. Vật cùng loại và vật đặc định
- Vật cùng loại: Là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sự
dụng, vật này mất có thể thay thế bằng một vật cùng loại khác.
Ví dụ: Tiền, gạo, thóc, gà,...
8

8


-

-

Vật đặc định: Là vật không thể thay thế được bằng vật khác bởi vì nó là
duy nhất.
Ví dụ: Một chiếc xe máy của anh A, một bức tranh, chiếc đồng hồ của
anh B,...
+ Việc phân loại vật thành vật cùng loại và vật đặc định có ý nghĩa trong
việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự.
Điều 179 khoản 2 và Điều 289 BLDS 2005 quy định rõ, khi thực hiện
nghĩa vụ giao vật đặc định thì phải chuyển giao đúng vật đó, còn nếu là
vật cùng loại thì có thể thay thế vật này bằng vật khác.
+ Việc chấm dứt nghĩa vụ quân sự do bu bù trừ nghĩa vụ cũng chỉ có thể
sảy ra trong trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại

đối với nhau.
Ví dụ: Chẳng hạn trong trường hợp: A nợ B 40.000.000 đồng, giả sử
sau đó A bán cho B chiếc xe Máy với giá 40.000.000 đồng, B cũng phải
có nghĩa vụ trả A 40.000.000 đồng. Hai nghĩa vụ trả tiền là những nghĩa
vụ về tài sản cùng loại (tiền) và được bù trừ cho nhau, cả hai nghĩa vụ
được xem là chấm dứt (Điều 380 BLDS 2005).
b. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
- Vật tiêu hao: Là vật khi đã qua một lần sự dụng thì mất đi hoặc không
còn giữ được tính năng, hình dạng ban đầu nữa.
Việc mất đi có thể là :
+ Trên phương diện vật chất (ví dụ: như thức ăn được dùng, xăng được
sử dụng để chạy xe, củi đã qua đốt chảy,... )
+ Hoặc trên phương diện pháp lí, (ví dụ: như tiêu tiền ,tiền có thể được
sử dụng lại nhưng bởi 1 người khác, bán lại quân, áo cũ quân áo có thể
được mặc rồi bán lại và người mua có thể sử dụng lại,...).
Ngược lại,vật không tiêu hao: Là vật qua nhiều lần sử dụng mà cơ bản
vẫn giữ được tính năng,hình dạng ban đầu.
chẳng hạn như: chiếc xe máy, ôtô, xe đạp, bếp ga, nôi cơm điện,...
=>Việc phân chia này có ý nghĩa trong việc xác định đúng đối tượng
của hợp đồng thuê hay mượn tài sản.
9

9


=> Chỉ có vật không tiêu hao mới trở thành đối tượng của hợp đồng thuê
hay mượn tài sản vì tính chất của hợp đồng này là người thuê ,mượn tài
sản phải hoàn trả lại tài sản thuê,mượn khi hết hạn hợp đồng.
c. Vật chia được và vật không chia được
- Vật chia được: Là vật khi bị chia vẫn còn tính chất và tính năng sử

dụng.
Ví dụ: Như thóc, gạo, ngô,...
-Vật không chia được: Là vật nếu bị phân chia thì hết tính năng sử dụng.
Ví dụ: Như chiếc ví ,xe máy, xe đạp, balô...
+ Đối với những vật không chia được,khi phải chia thì phải có giá trị
bằng tiền để chia.
d. Vật chính và vật phụ
- Vật chính: Là vật có thể khai thác công dụng một cách độc lập,còn vật
phụ là vật dùng để khai thác công dụng của vật chính.
Ví dụ: chiếc tivi là vật chính,cái điều khiển từ xa (remote control) là vật
phụ.
+ Về nguyên tắc,khi chuyển giao vật chính phải giao cả vật phụ,trừ phi
có thỏa thuận khác.
+Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ
cũng thuộc tài sản thế chấp.Trong trường hợp thế chấp một phần bất
đống sản có vật phụ thì vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu
các bên có thỏa thuận.
e. Vốn, hoa lợi, lợi tức
- Vốn: Là những tài sản được thể hiện dưới dạng tài sản gốc như ngôi
nhà, đất đai..
- Hoa lợi: được hiểu là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại như cây trái,
gia súc sinh con, còn lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác
tài sản như: lãi xuất tiết kiệm,lợi nhuận từ cổ phiếu,tiền thuê nhà..
- Vốn, hoa lợi, lợi tức đều thuộc về chủ sở hữu.Sự phân biệt này có ý
nghĩa trong trường hợp người khia thác tài sản không phải là chủ sở
hữu ,à là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.Theo Điều 601
BLDS 2005 ,người chiếm hữu,sử dụng hay được lợi về tài sản không có
10

10



căn cứ pháp luật nhưng ngay tình không phải hoàn trả lại hoa lợi ,lợi tức
mà họ thu được trong thời gian chiếm hữu ,sử dụng ,được lợi ngay tình
(Điều 601 BLDS 2005).
Ví dụ:
2.

Quyền tài sản.
Cả trong khái niệm tài sản BLDS năm 1995 và khái niệm BLDS năm
2005 thì quyền tài sản đều được coi là tài sản,trong khi có một số quan
điểm thì cho rằng quyền tài sản không được xem là tài sản. Theo quan
điểm của nhóm thì tuy quyền tài sản không được thể hiện dưới một dạng
hình khối vật chất nhưng nó vẫn là một quyền hạn nhất định của chủ sở
hữu mà thông qua việc thực hiện các quyền đó đã mang lại các quyền
cũng như lợi ích cho họ. Theo như quy định tại điều 181 BLDS năm
2005 thì “ quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao được trong các giao dịch dân sự “. Tức là quyền tài sản phải thỏa
mãn hai yếu tố là: Trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được.
Vậy thì xét cho cùng về bẩn chất nó cũng như những loại tài sản hữu
hình khác. Theo cách chia thông thường trong khoa học pháp lí quyền
tài sản được chia thành ba nhóm: Vật quyền (quyền đối với vật), trái
quyền (quyền đối nhân) và quyền sở hữu trí tuệ.
1. Vật quyền.
Quyền đối vật là một trong những quyền năng cơ bản nhất của
chủ sở hữu đối với vật mình sở hữu. Là quyền cho phép một người được
hưởng các quyền năng trực tiếp và ngay lập tức đối với vật mà không
cần thông qua người khác.
Ví dụ: Anh H có vợ là chị K, H có một ngôi nhà ở Phố là tài sản riêng,
do rất quý cháu Q con chị T (T- chị gái H) nên H đã tặng cho Q toàn bộ

ngôi nhà và quyền sử dụng đất. Như vậy ngôi nhà là tài sản thuộc quyền
sở hữu riêng của H, H hoàn toàn có quyền định đoạt đối với tài sản của

11

11


mình mà không cần phải thông qua ai, tuy nhiên việc tặng cho quyền sử
dụng đất vẫn bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật đất đai.
Vật quyền được chia thành hai nhóm là vật quyền chính và vật quyền
phụ.
2. Trái quyền.
Trái quyền là quyền yêu cầu của người có quyền đối với người
có nghĩa vụ phải làm hoặc không làm một việc nào đó trong phạm vi
quyền năng của mình.
Căn cứ phát sinh trái quyền: Trái quyền phát sinh trong quan hệ trong
hợp đồng và trái quyền phát sinh trong quan hệ ngoài hợp đồng.
Trái quyền phát sinh trong quan hệ hợp đồng: Quan hệ hợp đồng phát
sinh các trái quyền giữa các bên với nhau theo sự thỏa thuận giữa các
bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật về hợp đồng.
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán giữa các bên trong quan hệ
hợp đồng làm phát sinh rất nhiều trái quyền của từng chủ thể, do có sự
thỏa thuận nên buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu do bên có
quyền đưa ra. Ví dụ: A làm hợp đồng tặng cho B, đối tượng tặng cho là
chiếc xe máy HonDa với điều kiện là B phải trả nợ cho A 5.000.000 mà
A vay C, B đã đồng ý nhận quà với điều kiện của A. Tuy nhiên sau khi
đã nhận xe của A thì B lại không trả nợ cho A. Trong trường hợp này A
có quyền yêu cầu B phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình theo thỏa
thuân của hợp đồng tặng cho.

Trái quyền trong quan hệ ngoài hợp đồng: Trong đời sống tuy
không phải thực hiện giao kết hợp đồng thì giữa các chủ thể, các cá nhân
cũng xuất hiện trái quyền với nhau hoặc với người thứ ba, thông thường
thì các trái quyền này thường là các quyền nhân thân của người có trái
quyền.Và đặc biệt là là các trái quyền mang tính chất nhân thân này có
thể do người có quyền hoặc thông qua người được ủy quyền, người liên
quan khác yêu cầu thay. Tuy nhiên trái quyền dạng này lại không thể
chuyển giao cho người khác như quyền vật quyền bên trên. Theo quan
điểm của nhóm thì việc pháp luật có quy định các trái quyền nhân thân
12

12


trên không thể chuyển giao là hết sức hợp lí, nó đảm bảo không gây thiệt
thòi cho người có quyền và cũng không quá gây khó khăn cho người có
nghĩa vụ.
Vi dụ: A li hôn với vợ là B, theo tuyên bố của tòa trong án li
hôn thì B nuôi con là C, đồng thời A có nghĩa vụ phụ cấp tiền nuôi
dưỡng C hàng tháng cho đến khi C đủ 18 tuổi hoặc theo quy định của
pháp luật về hôn nhân gia đình. Tuy nhiên năm 17 tuổi C nghỉ học đi
làm và kiếm được tiền đủ để trang trải cho cuộc sống của bản thân khá là
sung túc, lúc này nghĩa vụ của A không còn nữa, C, quyền yêu cầu cung
cấp trợ cấp của A với C bị chấm dứt và C cũng không có quyền chuyển
giao quyền hưởng phụ cấp nuôi dưỡng của mình cho B hay E, F nào
đấy.
So với vật quyền thì trái quyền mang tính chất tương đốii hơn, tức là có
phần hạn chế tuy nhiên lại là hoàn toàn phù hợp.
3. Quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu hoặc của tác giả

đối với các tài sản thuộc sản phẩm của sở hữu trí tuệ do mình sáng tạo ra
hoặc làm chủ sở hữu. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả quyền nhân thân
và quyền tài sản. Đối với một tài sản là quyền sở hữu trí tuệ có thể xuất
hiện nhiều chủ thể là chủ sở hữu có các quyền tài sản ( đồng sở hữu ), và
một nhóm người khác có quyền nhân thân (đồng tác giả), hoặc có thể chỉ
là một cá nhân vừa là chủ sở hữu đồng thời là tác giả.
Quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật được
bảo hộ theo chế độ tự động bảo hộ, tức là tác phẩm được bảo hộ kể từ
khi được định hình mà không cần phải đăng kí bản quyền (điều 737 và
739 BLDS năm 2005). Còn đối với đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp đòi hỏi nộp đơn đăng kí cấp văn bằng bảo hộ. ( học kĩ hơn trong
phần sở hữu trí tuê).
Ví dụ: Năm 2010 Jons sáng tác ra bài hát Blue cloudy , 6/
2011 công ty giải trí NCC mua độc quyền bài hát blue cloudy của Jons.
Như vậy tại thời điểm 2010 Jonh vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu và có
13

13


đủ các quyền tài sản cũng như quyền nhân thân đối với tác phẩm Blue
Cloudy cho đến trước thời điểm tháng 6/2011. Sau khi bán bản quyền
bài hát cho CNN thì Jons chỉ còn có quyền nhân thân, còn quyền tài sản
đối với Blue Cloudy.

14

14




×