Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập lớn hình sự 2 - tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.39 KB, 9 trang )

BÀI 03
Chiều ngày 17 tháng 9 năm 2003, Đ cùng C đang ngồi uống nước thì có
một em bé mời mua vé số. C lấy 15.000 đồng mua 3 tờ vé số. Trong khi C trả
tiền thì Đ nhận lấy 3 từ vé số từ người bán và đút cất vào túi quần của mình và
nói: ‘ Để tôi cầm cho may mắn, nếu trúng thưởng thì tối nay lại đi nhậu nhé” .
C chỉ cười và không có phản ứng gì. Sáng hôm sau khi dò vé số biết trúng
thưởng, Đ đã đi nhận thưởng 150 triệu đồng rồi gọi điện cho C và nói : “3 tờ vé
số hôm qua trượt hết rồi” rồi đi mua một chiếc xe máy. Sau đó, Đ mời C đến
nhà ăn khao xe mới. C nghi ngờ, đi hỏi và biết được ba tờ vé số mà mình mua
trúng thưởng trị giá 150 triệu đồng. C yêu cầu D trả lại số tiền trúng thưởng
nhưng Đ kiên quyết từ chối và nói dối là vé không trúng thưởng nên đã xé bỏ. C
đề nghị cơ quan công an điều tra và vụ việc được xác định đúng như đã nêu trên.
Hỏi:
1. Hành vi phạm tội của Đ cấu thành tội gì? Tại sao?
2. Tội phạm mà Đ thực hiện có cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao?
3. Hãy xác định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội mà Đ đã thực
hiện.


NỘI DUNG
1. Hành vi của Đ cấu thành tội gì? Tại sao?
Trả lời: Hành vi của Đ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì:
Xét hành vi của Đ trong tình huống và Điều 139 BLHS 1999 “ Người nào
bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm
trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn
đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành
vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm…”. Trong hành vi do Đ thực hiện đã có đầy đủ dấu hiệu cấu
thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điều 139 BLHS 1999.
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá


trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm
nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.


3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Xét hành vi của Đ:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác
bằng thủ đoạn gian dối.
a. Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu. Trong
trường hợp này thì khách thể của tội phạm do Đ thực hiện là quan hệ sở hữu
của C đối với số tiền 150 triệu đồng mà Đ chiếm đoạt.
Đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng giống với đối
tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu khác đó là tài sản. Cụ thể ở đây là
số tiền 150 triệu đồng của C bị Đ chiếm đoạt.
b. Về mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan:
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành khi thỏa mãn một trong các
dấu hiệu sau:
- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên;
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;
- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích.


Hành vi của Đ đã thỏa mãn dấu hiệu thứ nhất của hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản ( số tiền mà Đ chiếm đoạt có trị giá lớn hơn
500.000 đồng).
Theo quy định trên thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Giữa
hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện
để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là
kết quả của hành vi lừa dối.
Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin
giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong
muốn người khác tin đó là sự thật. Ở đây, Đ hoàn toàn biết những thông tin

mình đưa ra là giả nhưng vẫn mong muốn C tin để chiếm đoạt. Vì thế hành vi
của Đ chính là hành vi lừa dối. Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản có thể thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình giấy tờ sai sự thật hoặc qua
những việc làm cụ thể. Theo đề bài thì cách thức thực hiện hành vi của Đ là
thông qua lời nói.
Hình thức thể hiện của hành vi ở đây là việc nhận tài sản từ người bị lừa
dối. Vì đã tin vào thông tin mà Đ đưa ra nên C bị lừa dối dẫn đến việc Đ chiếm
đoạt 150 triệu đồng của C. Khi nhận được tài sản là lúc người phạm tội lừa đảo
đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng
làm chủ tài sản đó trên thực tế. Tội lừa đảo được coi là hoàn thành ở thời điểm
người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Nghĩa là tội phạm do Đ thực hiện đã
ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.
Ở tình huống này chúng ta có thể sẽ bị nhầm tưởng là hành vi của Đ là
hành vi của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, lúc C trao
cho Đ tờ vé số, tờ vé số chỉ là một vật, không có giá trị 150 triệu đồng. C trao
cho Đ một cách tự nguyện nhưng không tặng cho Đ. Cả C và Đ đều không coi
đó là tài sản có giá trị 150 triệu đồng. Vậy C đã cho Đ mượn một vật đặc định có
giá trị thấp. Nếu giá trị lúc trao vé số là 150 triệu đồng đương nhiên C không
cho Đ cầm, nên không thỏa mãn cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài


sản. Giá trị 150 triệu đồng chỉ được xuất hiện sau khi trúng thưởng, do đó hành
vi chiếm đoạt tài sản là giấy tờ có giá để coi là tội phạm cũng phải xác định sau
thời điểm đó. Tại thời điểm công bố trúng giải, tờ vé số trở thành giấy tờ có giá,
có giải 150 triệu đồng. Đ đang chiếm hữu tài sản này mà chủ sở hữu là C. Để
chiếm đoạt số tài sản do mình chiếm hữu trên, Đ lợi dụng việc C không biết kết
quả xổ số để nói dối C là “ 3 tờ vé số hôm qua trượt hết rồi”. Hành vi này của Đ
đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại thời điểm C phát hiện vé số
trúng giải, Đ đã lừa đảo và chiếm đoạt thành công tài sản của C. Việc C đòi lại
tài sản không ảnh hưởng đến tội danh của Đ.

Hậu quả:
“Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã
hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự” . Việc xác định hậu quả của tội phạm
có ý nghĩa trong việc định tội cũng như quyết định hình phạt cho Đ.
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá
trị tài sản bị chiếm đoạt. Hậu quả do hành vi cuả Đ gây ra là những thiệt hại cho
quan hệ sở hữu thể hiện dưới dạng thiệt hại về vật chất. Trong trường hợp này,
số tiền 150 triệu đồng đáng ra thuộc về C đã bị Đ chiếm đoạt. Đ dùng số tiền đó
mua cho mình một chiếc xe máy mới.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả:
Quan hệ nhân quả là dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng, trong đó
hiện tượng được gọi là nguyên nhân với những điều kiện nhất định đã làm
phát sinh hiện tượng khác được gọi là kết quả. Trong trường hợp này, hành vi
nói dối của Đ về kết quả xổ số với C “3 tờ vé số hôm qua trượt hết rồi” và hành
vi chiếm đoạt 150 triệu của Đ có mối quan hệ nhân quả với nhau.
c. Về mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của Đ khi thực hiện tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
- Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi của
mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Đ nhận thức rõ được tính chất nguy
hiểm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội
và cũng nhận thức được hậu quả do hành vi đó gây ra.


- Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh, có nghĩa là hậu
quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hoàn toàn phù hợp
với mục đích. Ở đây Đ mong muốn mình chiếm đoạt được tiền của C. Hậu quả
này phù hợp với mục đích khi thực hiện hành vi phạm tội của Đ.
Động cơ và mục đích phạm tội của Đ có tính vụ lợi. Đ vì muốn chiếm đoạt số
tiền của C.
d. Về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường. Những người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở
thành chủ thể của tội phạm.
Trong tình huống này, Đ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điểm e khoản
2 Điều 139 BLHS 1999. Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 BLHS 1999 tội phạm của
Đ thực hiện là tội nghiêm trọng. Đ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
phạm tội của mình nếu tại thời điểm phạm tội Đ đủ 16 tuổi và không thuộc vào
trường hợp tại khoản 1 Điều 13 BLHS 1999.
Như vậy, Đ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS 1999.
2. Tội phạm mà Đ thực hiện có cấu thành vật chất hay hình thức? Tại sao?
Trả lời: Tội phạm mà Đ thực hiện có cấu thành vật chất. Vì:
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì "Cấu thành tội phạm vật
chất là CTTP trong đó có dấu hiệu mô tả hậu quả của hành vi phạm tội". Tức là
chỉ riêng dấu hiệu hành vi thì chưa thể hiện được hoặc chưa thẻ hiện được đầy
đủ tính nguy hiểm của tội phạm đó mà đòi hỏi phải có cả dấu hiệu hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. "Cấu thành tội phạm hình thức là CTTP trong đó không có
dấu hiệu mô tả hậu quả của hành vi phạm tội". Tức là chỉ riêng dấu hiệu hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính chất nguy hiểm của tội phạm
đó. Bởi vậy để xác định một tội phạm có cấu thành vật chất hay hình thức thì
phải dựa vào mô tả trong cấu thành cơ bản của tội phạm đó chứ không phải dựa


vào hậu quả mà người phạm tội gây ra khi thực hiện tội phạm để kết luận rằng
đó là tội phạm có cấu thành vật chất hay hình thức.
Tại khoản 1 Điều 139 BLHS1999 (cấu thành cơ bản) quy định: "Người
nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt của người khác có giá trị từ năm trăm
nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng...".
Về dấu hiệu hành vi của tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thì chúng ta đã biết đó
là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Nhưng ngoài
dấu hiệu này thì cấu thành cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn mô tả

dấu hiệu "...tài sản của người khác có giá trị từ...". Đây chính là dấu hiệu mô tả
hậu quả của hành vi phạm tội. Vì vậy căn cứ vào khái niệm CTTP ta xác định
được tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" có cấu thành tội phạm vật chất, chứ không
phải là căn cứ vào việc người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa.
Việc người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản chỉ có ý nghĩa xác định họ
phạm tội thuộc trường hợp chưa đạt.
“Gian dối là đặc trưng cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng
không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm, mà ngoài thủ đoạn gian dối,
người phạm tội còn phải có hành vi chiếm đoạt tài sản thì mới đủ yếu tố cấu
thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu chỉ có thủ đoạn gian dối nhưng hông
có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà
tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội sử dụng trái phép tài sản hoặc chỉ là quan hệ dân sự, kinh tế...”
Trong tình huống này, tội phạm mà Đ thực hiện ở giai đoạn hoàn thành.
Khi đó, Đ đã chiếm đoạt được tài sản của C. C đã bị mất quyền sở hữu về mặt
thực tế đối với tài sản của mình là số tiền 150 triệu đồng trúng giải từ 3 tờ vé số.
Hành vi của Đ đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Phần thưởng trúng giải
đáng ra là của C bị Đ chiếm đoạt. Chương trình Xổ số kiến thiết ích nước - lợi
nhà với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, mang tính xây dựng bị Đ lợi dụng làm cách thức
để lừa dối C.
Như vậy, tội phạm mà Đ đã thực hiện là tội phạm có cấu thành vật chất.


3. Hãy xác định khung hình phạt đối với hành vi phạm tội mà Đ đã thực
hiện.
Trả lời:
Điều 26 BLHS 1999 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi ích của
người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do tòa án phán quyết”
Trong trường hợp này, hành vi của Đ thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 139 BLHS 1999 “
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng”. Căn cứ vào Điều 12 BLHS 1999 tại thời điểm phạm tội nếu Đ đủ 16 tuổi
và Đ không thuộc trường hợp của khoản 1 Điều 13 BLHS 1999 thì Đ có thể bị
áp dụng hình phạt như sau:
- Nếu tại thời điểm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đ là người từ
đủ 18 tuổi trở lên, Đ có thể bị xử phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
- Nếu tại thời điểm thực hiện hành vi, Đ là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi,
căn cứ khoản 1 Điều 74 BLHS 1999 “ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân
hoặc tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù;
nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba
phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”, Đ có thể bị xử phạt tù với thời hạn
không quá 5 năm 3 tháng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập I và
tập II), Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
3. Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hình sự (phần các tội
phạm), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2007.
4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000.
5. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận
chuyên sâu), Tập 1-2, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
6. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
ngày 25/12/2001 về các tội xâm phạm sở hữu.
7. Trương Quang Vinh, “Các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999”,
Tạp chí luật học, số 4/2000
8. Lê Đăng Doanh, Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2009.
9. Lê Đăng Doanh, “Sự khác nhau giữa tội lừa đảo tài sản (Điều 139 BLHS)
với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS)”, Tạp chí
toà án nhân dân, số 11/2005.
10. />%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=6163.



×