Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN KHÓA PROS MOON.VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 11 trang )

KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP (tiết 1)
Phần I. Đọc hiểu
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Cách đây hai năm, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí rằng để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS, cần
phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động. Tại phiên họp đặc biệt vào năm 2001 của Đại hội đồng
Liên hợp quốc về HIV/AIDS, các quốc gia đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống
HIV/AIDS, trong đó đưa ra một loạt mục cũ thể kèm theo thời hạn để chiến đấu chống lại dịch bệnh
này.
Ngày hôm nay, chúng ta đã cam kết và các nguồn lực đã được tăng lên. Song những hành
động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế.
Đến thời điểm này, ngân sách dành cho phòng chống HIV đã được tăng lên một cách đáng kể,
nhờ vào sự cam kết đóng góp tại từng quốc gia. Đồng thời, vấn đề thành lập Quỹ toàn cầu về phòng
chống AIDS, lao và sốt rét cũng đã được thông qua. Đại đa số các nước đã xây dựng chiến lược quốc
gia phòng chống HIV/AIDS của mình. Ngày càng có nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống
HIV/AIDS tại nơi làm việc. Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đã luôn đi đầu trong cuộc chiến chống
AIDS, hiện đang hoạt động tích cực trong việc phối hợp chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức khác
để cùng nhau ứng phó với bệnh dịch này.
Nhưng cũng chính trong lúc này, dịch HIV/AIDS vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao trên
thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm. Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có
khoảng 10 người bị nhiễm HIV. Ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ của người dân
bị giảm sút nghiêm trọng. HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ. Giờ đây phụ nữ đã
chiếm tới một nửa trong tổng số người nhiễm trên toàn thế giới. Bệnh dịch này đang lan rộng nhanh
nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn còn an toàn – đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ
châu Á, từ đây núi U-ran đến Thái Bình Dương”
(Trích Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003- Cophi Annan)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Trích đoạn trên thuộc văn bản nào? Văn bản thuộc loại văn bản gì?
2. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh và mục đích sáng tác.
2. Nêu các ý chính của đoạn văn bản trên.


3. Câu văn nào khẳng định tốc độ lây lan khủng khiếp của căn bệnh HIV/AIDS?
4. Từ Thông điệp trong đoạn văn bản trên có ý nghĩa gì?
5. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc phòng chống HIV/AIDS ?
Phần II. Làm văn
Câu 1.
Anh /chị viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
“Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn”.
(Theo sách Sống tự tin, Nxb Lao động Xã hội, 2004, tr. 64)
MOON.V N

Câu 2.
Cảm nhận của anh(chị) về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm
nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo-Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha
bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân. (Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài)
Gợi ý làm bài
a/Về chi tiết’’tiếng chim hót ngoài kia vui ve quá’’ trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
+ Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách
tâm lí và bi kịch của nhân vật
+ Qua chi tiết này Nam Cao khẳng định: chất người không bao giờ mất đi được ngay cả khi họ bị xã
hội thối nát, tàn bạo cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính.
- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI
b/ Về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi”
+ Là một trong những chi tiết góp phần làm thay đổi trạng thái tâm lí của nhân vật .
+ Cảnh thiên nhiên hiện ra với những nét phong tục sinh hoạt rất riêng, độc đáo, góp phần bộc lộ chủ
đề tư tưởng tác phẩm.
c/ So sánh
- Sự tương đồng:

+ Đây là những âm thanh hết sức kỳ lạ, nó len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn tưởng như đã chết của
nhân vật để khơi dậy trong họ niềm ham sống và khao khát sống mãnh liệt.
+ Đó cũng là những chi tiết góp phần tô đậm giá trị nhân đạo cho hai tác phẩm.
- Sự khác biệt:
+ Ở tác phẩm Chí Phèo là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh, âm thanh ấy hôm
nào cũng có. Như ng hôm nay Chí mới nghe thấy vì chỉ đến hôm nay Chí mới hoàn toàn tỉnh táo, các
giác quan mới trở lại hoạt động bình thường.
+ Chi tiết trong Vợ chồng A Phủ là tác nhân quan trọng nhất đã giúp cho Mị từ một con người tê dại,
vô cảm về tâm hồn giờ đã muốn đi lên. Nghĩa là muốn phá phách, muốn nổi loạn để quên đi thực tại
phũ phàng, nghiệt ngã, quay về với những tháng năm xưa êm đềm, hạnh phúc của tuổi trẻ và tình yêu.
3. Kết bài
- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP (tiết 2)
PHẦN I- ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“…Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần…”.
Câu 1 (1 điểm): Nêu xuất xứ của đoạn thơ trên.
Câu 2 (2 điểm): Có người cho rằng, đoạn thơ trên viết về tình yêu lứa đôi. Lại có người cho rằng,
đoạn thơ viết về tình yêu đời, tình yêu cuộc sống. Ý kiến của anh/chị?

Câu 3 (3 điểm): Xác định biện pháp tu từ và nêu ngắn gọn tác dụng của nó.
PHẦN II- LÀM VĂN
Câu 1: Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) để trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên “Hãy
đối xử với bạn như những bức tranh, đặt họ dưới ánh sáng”.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng bà cụ Tứ là một người mẹ nông dân mang vẻ đẹp truyền thống. Ý kiến
khác lại cho rằng: bà cụ Tứ là hình ảnh con người của thời đại đau khổ chưa tìm thấy tương lai.
GỢI Ý LÀM BÀI CÂU 2- PHẦN II.
1. Người mẹ nông dân mang vẻ đẹp truyền thống
+ Con người từng trải, hằn in bao đắng cay tủi khổ của cuộc đời.
+ Tình yêu thương con vô hạn
+ Đức hy sinh, niềm đồng cảm và tình yêu thương con người
+ Bổn phận trách nhiệm của người mẹ đối với con cái
+ Luôn hướng về tương lai, tin vào tương lai truyền cho con ngọn lửa tình yêu cuộc sống, khát khao
hạnh phúc.
2. Hình ảnh con người của thời đại đau khổ chưa tìm thấy tương lai: Lời nhận định hướng tới nhân vật
Bà cụ Tứ như một chứng nhân lịch sử của thời đại, con người từng trải sống qua cái đói quay quắt,
khắc nghiệt của nạn đói năm 1945. Ngót cả cuộc đời mình sống trong tăm tối và bóng đêm xã hội,
dường như người nông dân ấy chưa thể và có lẽ là không thể tìm được lối ra cho mình và cho các con
mình.
3. Đánh giá đề: Như vậy hai vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng của tác phẩm – là lời đánh giá truyện
ngắn Vợ nhặt (cụ thể ở đây là nhân vật bà mẹ Tứ) từ các góc nhìn và tư tưởng khác nhau, cho ta cái
nhìn toàn diện, cụ thể hơn về thân phận cuộc đời người mẹ này.
4. Quan điểm của người viết: Bà cụ Tứ có cả hai đặc điểm: người mẹ nông dân mang vẻ đẹp truyền
thống và là hình ảnh con người thời đại đau khổ chưa tìm thấy tương lai. Điều này thể hiện rõ rệt qua
những nét tính cách nhân vật, dòng chảy tâm trạng và bối cảnh xã hội của truyện ngắn.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98



KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP (tiết 3)
Phần I: Đọc hiểu văn bản
Cho trích đoạn sau đây:
“Và bằng phép màu một tiếng
Tôi bắt đầu lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
TỰ DO”
Phần II: Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội
Nhà văn V. HuyGô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng
và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.
Anh/chị bình luận ý kiến trên.
Câu 2: Nghị luận văn học
Nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ và Tnú trong Rừng xà nu đều là nạn nhân của xã hội, nhưng
cũng là hiện thân của con người khao khát tự do. Ý kiến của anh/chị?
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1
1.Giải thích ý nghĩa câu nói
2. Phân tích, lý giải
- Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng?
- Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt?
3. Bàn luận, mở rộng vấn đề
Câu 2
I. Nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ
1. Xuất thân của A Phủ
2. Trải qua những ngày tháng đọa đày cùng cực trong nhà Thống Lý
3. Nổi bật ở A Phủ là một sức phản kháng mãnh liệt

4. Đánh giá
II. Nhân vật Tnú trong Rừng xà nu
1. Nhìn lại chặng đường đời của Tnú, chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện lên hình ảnh một Tnú trước và
sau khi đúng lên cầm vũ khí. Trước khi cầm vũ khí, ngày từ khi còn nhỏ Tnú đã là cậu bé gan góc,
dũng cảm biểu lộ một tính cách táo bạo mạnh mẽ.
2. Đặc biệt là hình ảnh của Tnú sau khi cầm vũ khí chiến đấu thật đẹp và lớn lao biết bao. Hình ảnh
Tnú hiện lên như những anh hùnh thời nào trong các khan, trong các trường ca Tây Nguyên.
III. So sánh nhân vật A Phủ và Tnú:
1. Tương đồng: - Cùng là nạn nhân của hoàn cảnh. Cùng phận mồ côi, mất hết những người thân.
- Cùng mang những phẩm chất gan góc của những chàng trai núi rừng, thật thà, mộc mạc, không chịu
áp bức bất công.
- Cùng mang trong mình sức sống mãnh liệt, khao khát tự do, biết đấu tranh để giành quyền sống,
hạnh phúc; tự giải phóng cuộc đời.
2. Khác biệt: Tnú giác ngộ cách mạng sớm và cao hơn; đời sống tình cảm phong phú, tế nhị, đẹp đẽ
cũng được nhà văn Nguyễn Trung Thành chú ý khắc đậm hơn. Điều mà ở Tnú đã có tất cả: lí tưởng,
văn hóa, hạnh phúc thì đến cuối tác phẩm, A phủ mới có.
3. Nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt:
- Do hoàn cảnh sáng tác- Do dụng y nghệ thuật- Do phong cách sáng tác của nhà văn.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP (tiết 4)

Phần I. Đọc hiểu
Cho đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
Tiếp theo lái xuồng là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài.

Mỗi con sấu, hai chân sau thúc ké trên lưng, hai chân trước tự do, quạt nước cầm chừng như tiếp sức
với Tư Hoạch để đẩy chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. Thực tế hay là chiêm bao? Người thì đứng há
miệng sửng sốt rồi toan chạy vào nhà trốn. Người khác khấn vái lâm râm, e nay mai xóm này bị trừng
phạt của quỷ thần. Vài người dạn hơn, bơi xuồng ra giữa sông, nhìn bầy sấu nọ cho tỏ rõ rồi rước Tư
Hoạch vào bờ hỏi han rối rít.
Câu 1: (Trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam)
Câu 2: Đoạn văn trên đã miêu tả lại cảnh tượng gì? Qua đó, tác giả thể hiện chủ đề gì?
(Đoạn văn trên miêu tả cảnh đàn sấu rừng U Minh Hạ bị người bắt sấu trói lại, giong về và thái độ của
dân trong xóm trước cảnh tượng đó.
Chủ đề: Hình ảnh thiên nhiên U Minh bí ẩn, dữ dội và hình ảnh con người Việt Nam nơi này hiền
lành, chân chất mà dũng cảm, tài trí. )
Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng những biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng của những
biện pháp tu từ ấy?
Câu 4: Các nhân vật trong đoạn văn có những thái độ khác nhau. Nếu anh/ chị là một trong những
nhân vật ấy, anh chị có thái độ như thế nào? Vì sao?
Câu 5: Từ đoạn văn, anh/ chị có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong thời
đại hiện nay?
Phần II. Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội
Nhiều người hay nhắc đến hình ảnh không đẹp của giới trẻ thời @: khiêu chiến, thích tạo scandal để
gây sự chú ý, phát ngôn gây sốc, anh hùng bàn phím, “cuồng” thần tượng… Tất cả đã tạo nên một cái
nhìn thiếu thiện cảm của xã hội về thế hệ được gọi là “tương lai của đất nước”. Nhưng cũng có người
cho rằng, bên cạnh một bộ phận tiêu cực, phần đông giới trẻ Việt Nam vẫn kế thừa truyền thống, phát
huy trí tuệ và tạo dựng được nhiều giá trị đáng trân trọng.
Ý kiến của anh/chị?
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Một số hình ảnh không đẹp của giới trẻ thời @
* Thực trạng và nguyên nhân:
- Thực trạng
- Nguyên nhân

* Hậu quả
* Giải pháp
2. Phần đông giới trẻ Việt Nam vẫn kế thừa truyền thống, phát huy trí tuệ và tạo dựng được nhiều giá
trị đáng trân trọng.
5. Bài học nhận thức và hành động
Phần II: Làm Văn
Nói về thơ Tố Hữu, Sách giáo khoa Ngữ văn 12 có viết: “Những bài thơ lục bát như...Việt Bắc của Tố
Hữu dạt dào âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc...ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân gian (SGK
Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr98, 114) ”. Và chương V trường ca “Mặt đường khát
vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, “các chất liệu của văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng
tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích” (tr123 Tài liệu đã dẫn)
Cùng ảnh hưởng văn học dân gian, nhưng mỗi trích đoạn thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu và “Đất
nước” Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang vẻ đẹp riêng, in đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân của mỗi tác giả.
Ý kiến của anh, chị về vấn đề này?
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP (tiết 5)
Phần I. Đọc hiểu
Anh/ chị có suy nghĩ gì về hiện tượng được nêu ra trong đoạn văn sau:
“Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại nói
cũng nhỏ nhẹ: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi rồi quay lại chửi một
câu đến sững sờ: “Tiên sư cái anh già!”. Lại một buổi sáng tôi đến thăm người bạn ở quận Đống Đa,
đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời là nói sõng hoặc hất cằm, có
người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ.” (Trích “Một người Hà Nội”- Nguyễn Khải).
1. Nội dung đoạn văn: văn hóa ứng xử kém của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

2. Hiện tượng xấu cần phê phán ở anh thanh niên và những người được hỏi đường là gì?
3. Hiện tượng trên gợi cho anh chị suy nghĩ gì về việc giữ gìn đạo đức truyền thống của giới trẻ?
Phần II. Làm văn
Câu 1. Trình bày suy nghĩ về câu nói của R.Rolland: “Người bình thường chỉ biết chờ đợi cơ hội,
người thông minh biết nắm lấy cơ hội, còn người tài trí thì biết tạo ra cơ hội”.
Câu 2. Cảm nhận của anh (chị) về hai trích đoạn sau:
“… Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa
đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn
lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại lấy
làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:
- Mày muốn đi chơi à?
Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay
Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc
lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng
xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại…”.
(Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập 2, trang 9)
“...Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía
trong có một chiếc xe rà mìn của công binh Mĩ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một
chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà mìn. Người đàn bà đứng lại,
ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có
lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.
Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng
của lính nguỵ ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng
lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà,
lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền
rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: „Mày chết đi cho ông nhờ!”.
Người đàn bà với một vẻ cam chịu nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không
tìm cách chạy trốn...” (Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, tập 2, trang 92)
Gợi ý cách làm câu 2 phần II.
1) Sự tương đồng

2) Sự khác biệt
3) Nhận xét: Cùng viết về tình trạng bạo lực trong gia đình, nhưng Tô Hoài khai thác trên bình diện
giai cấp, Nguyễn Minh Châu khai thác trên bình diện đời tư, đời thường. Nhà văn không chỉ lên án
bạo lực, sự ngu muội, không chỉ bày tỏ tình thương yêu với những con người nhỏ bé, bất hạnh, lam lũ
mà còn chỉ ra một nguy cơ rất đáng sợ: nếu không giải phóng con người khỏi nghèo nàn, tăm tối thì
không thể tiêu diệt được cái ác.
- Quan niệm con người cá nhân như nhân cách kiểu mới đã giúp cho văn xuôi thời kỳ sau 1975
khắc phục được lối viết sơ lược, một chiều; dần tiến tới những quan niệm sâu sắc và toàn diện hơn về
con người.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP (tiết 6)
Phần I. Đọc hiểu
Hoa Cỏ May (Xuân Quỳnh)
Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa
Tên mình ai gọi sau vòm lá
Lối cũ em về nay đã thu
Mây trắng bay đi cùng với gió
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói

Ai biết lòng anh có đổi thay?
1. Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
2. Biện pháp tu từ chính của bài thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy?
3. Hai khổ thơ đầu có vẻ không liên quan đến chủ đề bài thơ (viết về hoa), nhưng chứa đựng rất rõ nỗi lòng
của nhà thơ, nỗi lòng ấy là gì?
4. Tại sao hoa cỏ may chỉ là một thứ hoa vô sắc, vô hương, thứ cỏ lông may mọc hoang dại, nhạt nhòa, heo
hút nơi triền đê, bờ ruộng...lại được chọn làm ý tưởng gợi ý cho thơ?
5. Câu hỏi tu từ cuối bài thơ gợi anh chị nghĩ đến câu thơ nào trong bài thơ quen thuộc của Hàn Mặc Tử?.
Phần II. Làm văn
Câu 1:
"Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ
trở thành một con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần
chảy. Một dòng sông không chảy thì chỉ là một vũng nước, khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi con tàu: Ngươi
cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt
nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì? Con người này trả lời: Ta cần
được lao động trong sáng tạo"
MOON.V N

(Những câu hỏi không lãng mạn - Nguyễn Quang Thiều - VietNamNet - Thứ 5, ngày 7 tháng 1 năm 2010).

Anh (chị) hãy đọc đoạn văn trên và cho biết suy nghĩ của mình về vai trò của lao động trong sáng tạo?
Câu 2. Đồng hành cùng Sóng (Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh) từ sông ra biển, anh/ chị nhận thấy Sóng cần
có những phẩm chất gì để có thể về đích? Dựa vào hình tượng sóng trong bài thơ, hãy lí giải để làm rõ
những phẩm chất ấy.
Gợi ý đáp án câu 2 phần II:
- Lí giải về điều quan trọng nhất:
1. Điều quan trọng nhất là Sóng chảy đúng hướng, xác định được mục đích của hành trình: được sống cuộc
sống đích thực của mình trong tình yêu (nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ), được đi để hiểu
mình (sông không hiểu nổi mình), được thấy hạnh phúc trong hòa tan và dâng hiến (giữa biển lớn tình yêu).
2. Điều quan trọng là sóng phải có đủ sức mạnh, có động lực thôi thúc. Khi trong lòng mình xáo động (dữ

dội và dịu êm), nhớ nhung, trăn trở, suy tư: nơi nào em cũng nghĩ...
3. Điều quan trọng có đam mê và niềm khao khát: làm sao được tan ra...
4. Điều quan trọng là sóng phải có sự chủ động, dũng cảm dấn thân, dám chấp nhận tất cả (sóng tìm ra tận
bể)
5. Điều quan trọng có phải có nghị lực và niềm tin về tới đích: con nào chẳng tới bờ/ dù muôn vời cách trở.

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP (tiết 7)
Phần I. Đọc hiểu
“Như con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú của con
người táo bạo trong khát vọng vươn tới chân, thiện, mỹ. Càng đọc, hồn tôi càng tràn đầy tinh thần lãng
mạn và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tự tin hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô
số những chuyện bực mình trong cuộc sống.
Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người,
tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, về sự thèm khát cuộc sống ấy…”(MacXimGorki)
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của đoạn văn trên?
2. Xác định những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
3. Trong đoạn văn, nhân vật tôi cảm nhận, suy nghĩ như thế nào về vai trò của sách?
Phần II. Làm văn
Câu 1: Tỉ phú Mĩ Biil Gates từ giã Microsoft ở tuổi 52 sau 33 năm hết mình cho nó, Biil nói: Tôi phải
bước đi để những điều mới mẻ xuất hiện...Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?
Câu 2: Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi người đàn bà bốn bát
bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:

- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa
của những câu nói trên.
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề.
2. Chi tiết “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” trong Chí Phèo của Nam Cao
3. Chi tiết Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về- Vợ nhặt- Kim Lân
4. So sánh - Sự tương đồng:
+ Đó là những câu nói đặc biệt, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc đời các nhân vật và có sức tác
động diệu kì, tạo nên những khoảnh khắc ngọt ngào hạnh phúc cho họ.
+ Đó cũng là những chi tiết đặc sắc góp phần khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ trong hai tác
phẩm: phát hiện và ngợi ca khát vọng yêu thương, khát vọng hạnh phúc ở những con người những tưởng
như đã hoàn toàn lụi tắt cảm xúc tình yêu trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời.
- Sự khác biệt: Ở Chí Phèo, chi tiết thể hiện khát vọng mang bản chất người ẩn sâu trong con quỷ dữ
Chí Phèo, sau khi cảm nhận được tình yêu thương mộc mạc, chân thành ở thị Nở. Câu nói cho thấy anh
nông dân Chí hiền lành, chân chất ngày xưa đã sống lại, thay thế hoàn toàn cho con quỷ dữ Chí Phèo. Ở
Vợ nhặt, chi tiết khẳng định sức mạnh của tình người, của khát vọng mái ấm gia đình, sống trong tình
yêu thương chiến thắng sự đe dọa của nạn đói và cái chết.
Đánh giá chung: Hai chi tiết nhỏ đã thể hiện khả năng thấu hiểu, đồng cảm và sự trân trọng của hai nhà
văn đối với vẻ đẹp và sức sống tâm hồn người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đó là sự
tiếp nối xuất sắc của nam Cao và Kim Lân với mạch nguồn nhân đạo của văn học Việt Nam.
- Mỗi trang sách mở ra trước mắt ta là cả một chân trời bao la được khám phá. Nào những kiến thức thú
vị, nào những tình thương chân thành, rồi những bí ẩn của cuộc đời… tất cả lần lượt hiện ra sau từng
trang sách mở. Các sách về khoa học tự nhiên cho ta biết về kiến thức thực tiễn. Các loại sách về khoa
học xã hội lại đưa con người đến với những tư tưởng triết học nổi tiếng của các nhà tríêt học cổ đại.
Cũng nhờ các pho kinh điển tôn giáo như Vệ Đà, Đại Tạng, Cựu ước-Tân ước, Cô-ran… mà chúng ta
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI

mới hiểu một cách sâu sắc về triết lí, niềm tin của các tôn giáo lớn trên thế giới như Ấn giáo, Phật giáo,
Thiên Chúa, Hồi giáo.
- Ta đọc sách, tầm nhìn ta thay đổi, cuộc sống ta cũng được nâng cao, phát triển. Đọc sách giúp ta sát lại
gần nhau hơn.Ta hiểu thêm được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn ta để ta biết cảm ơn cuộc sống,biết căm
ghét những điều xấu xa.
- Sách nhỏ bé nhưng những gì chúng mang lại cho chúng ta những điều không thể tưởng tượng. Nhờ
sách mà con người ở thế kỉ XXI được hiểu biết cả mấy triệu năm trước kể từ thuở hồng hoang của loài
người, tìm hiểu những phong tục,tập quán của tất cả các nước trên thế giới, từ cực Nam cho đến cực
Bắc, từ Địa Trung Hải cho đến Đại Tây Dương…Sách triệt tiêu khoảng cách giữa con người với con
người, tạo ra một thế giới hoà bình.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI

LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP (tiết 8)
Phần đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Gửi mẹ của con.
Mẹ ơi, con gái năm cuối cấp rồi, sắp phải bước vào kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời...
Nhưng đến giờ con gái vẫn không biết mình nên chọn, phải chọn, sẽ chọn con đường nào để đi.
Mẹ biết không, con gái đã có gần ba năm học chuyên Toán với bao kỷ niệm vui buồn, bao lần vấp ngã
và trải nghiệm, để đến giờ đây con mới hiểu, giá như con từng chăm chỉ học Văn hơn.
Ngày còn nhỏ con gái thích đọc Văn, con gái thích Lịch sử, con gái thích sự thơ mộng của Văn, nét hào
hùng từ trang Sử. Còn ba mẹ thích những gì thuộc về tự nhiên, ba mẹ muốn con thật giỏi Toán, Lý,
Hóa...
Mẹ hay giải thích với con gái khi con giỏi các môn tự nhiên, đầu óc con sẽ ngày càng linh hoạt, sáng tạo,
con sẽ ngày càng thông minh và có cơ hội tiến xa hơn trong cuộc sống.

Ba hay giải thích với con gái xã hội ta chú trọng những điều này, thứ con cần là học gì, làm gì đáp ứng
cho xã hội chứ không phải là làm gì con thích, con muốn.
Rồi con gái chọn chuyên Toán.
Con lạc lõng và bơ vơ giữa môi trường mà tất cả mọi người đều bất công với Văn, với Sử, với Địa.
Không chỉ là bạn bè mà cả thầy cô đều không có sự công bằng. Tất cả nói với con gái thứ chúng ta cần
là giỏi, thật giỏi các môn tự nhiên vì sẽ quyết định tương lai ta.
Thỉnh thoảng con gái cãi nhau với bạn bè, mọi đứa bạn của con gái đều nói: “Thế tụi tao thi Y dược, thi
Kinh tế; học Văn, Sử có mà chết đói à?”.
Con gái không nghĩ vậy. Con gái nghĩ không phải cứ học giỏi là sẽ thành công. Khi bạn phát minh, chế
tạo một sản phẩm mới, bạn không biết cách thuyết trình, giảng giải cho mọi người hiểu, tất cả bạn có chỉ
là mớ giấy vụn mà thôi.
Khi bạn không biết cách ăn nói, không biết cách cư xử, mọi người mặc kệ bạn học giỏi bao nhiêu, sự tôn
trọng họ dành cho bạn là con số không.
Có thể con gái không thông minh, không giỏi tự nhiên như mọi người, nhưng chỉ cần có tâm hồn rộng
mở, con gái sẽ được đón nhận thôi, phải không mẹ?
Môn văn không dạy con gái những công thức mà sau này lên đại học sẽ không ngó tới, ra trường không
biết sử dụng được bao nhiêu. Môn Văn dạy con làm sao để sống tốt với chính mình, với ba mẹ, với cộng
đồng xã hội...
Giữa những tăm tối trong cuộc đời, môn Văn đưa con về với thế giới của tình thương - nơi mà người với
người sống với nhau bằng một niềm tin rất thật. Giữa cuộc chạy đua tất bật của điểm số, môn Văn cho
con được một chút bình yên. Con người ta có thể sống trong một xã hội không hiện đại, không phát triển,
nhưng không thể thiếu tình thương.
Đôi khi con không hiểu môn Văn ngấm vào máu ta ngay từ thời tấm bé, theo những lời ru của bà, của
mẹ. Đó là tiếng mẹ đẻ thân thương, là xương là thịt, mà sao mọi người luôn chối bỏ?
Không ai sống mà thiếu đi ngọn nguồn tâm hồn, ngọn nguồn cảm xúc. Sự thật vậy đó nhưng người ta
vẫn không thừa nhận trong lòng họ có những thứ thuộc về văn chương.
Nhà thơ Nguyễn Duy từng viết “Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” là vậy. “Cái
lẽ ở đời” phải chăng là cách sống biết nhường nhịn, yêu thương, “một câu nhịn, chín câu lành” mà cha
ông ta hằng nhắn gửi? “Cái lẽ ở đời” vô giá ấy chỉ có trong lời ru, trong câu ca của bà của mẹ; trong
mỗi bài thơ, mỗi câu văn chan chứa tình thương...

Mẹ ơi! Con gái mẹ rất thích Văn. Nhưng hình như ba mẹ nói đúng, giỏi Văn không được mọi người tôn
trọng.
Không chỉ ở lớp con, ở trường con và có thể rộng ra xã hội, khi con nói con là học sinh giỏi Toán, Lý,
Hóa, mọi người khen con; khi con nói con giỏi Văn, Sử, Địa, họ nói con không giỏi. Vậy thì con phải
làm sao? Làm sao để được mọi người tôn trọng?
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA KỸ NĂNG LÀM ĐỀ – Cô NGUYỄN THANH MAI
Rồi con sẽ chọn con đường thế nào? Toán, Lý, Hóa để có cơ hội thành công, hay sống với môn Văn
cùng cuộc đời nghèo nàn, bạc bẽo? Tương lai con sẽ trôi về đâu giữa vô vàn định kiến, hà khắc của xã
hội cho Văn, Sử, Địa?”
(Nguồn: Internet)
1. Nội dung của văn bản trên là gì?
2. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản?
3. Hiện tượng xã hội mà văn bản đề cập đến là gì? Vì sao có hiện tượng đó?
Phần Làm văn
Câu 1. Từ ý nghĩa đoạn văn trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về việc học môn Ngữ văn
trong xã hội ngày nay
Câu 2. Có ý kiến cho rằng, trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu), hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên vừa
nhỏ bé, âm thầm, có phần cô đơn tội nghiệp; vừa lớn lao, anh hùng, kiên cường, bất khuất. Ý kiến của
anh/chị?
Gợi ý làm bài:
1. Lí giải
Về sự nhỏ bé
- Trong khó khăn thiếu thốn đủ đường, khi cách mạng còn phải hoạt động trong bí mật, khi đời sống
người dân Việt Bắc chủ yếu nhờ kinh tế tự cung tự cấp, hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên với dáng
vẻ nhỏ bé, âm thầm là điều hợp với logic hiện thực.

Về sự lớn lao
- Nhưng trong đời sống chiến đấu, hình ảnh của họ trở nên lớn lao bởi những phẩm chất kiên cường, bất
khuất, anh hùng. Cái lớn còn thể hiện trong nghị lực vượt lên gian khổ, khó khăn, tinh thần quyết tâm
chiến đấu. Lớn trong lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, kề vai sát cánh cùng cán bộ chiến sĩ “rừng cây
núi đá ta cùng đánh Tây”. Vì đất nghèo nuôi những anh hùng, từ trong máu chảy lại vùng đứng lên, nên
họ có trong tim sức mạnh của lòng yêu nước, lí tưởng sống cao đẹp...điều đó giúp họ có thêm sức mạnh
đạp quân thù...
Dẫn chứng:
- Nhỏ bé và lớn lao một phần do bút pháp nghệ thuật, sự sáng tạo hiện thực cùng thái độ, tình cảm của
nhà thơ.
3. Bình luận
- Việt Bắc là dòng hồi ức lịch sử về những năm tháng không thể nào quên. Hiện thực Việt Bắc kháng
chiến trong suốt mười lăm năm được tái hiện theo dòng thời gian...
+ Thời kì cách mạng hoạt động bí mật, hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên âm thầm nhưng không tội
nghiệp, mà là âm thầm thương mến. Những lời thơ viết về những người mẹ, những em gái, những người
trao nhau sắn lùi ngô nướng thấm đẫm tình cảm ân tình biết ơn của nhà thơ.
+ Thời kì sau, khi phong trào cách mạng và kháng chiến đã ngày càng phát triển và giành nhiều thắng
lợi, hình ảnh con người Việt Bắc hiện lên với tiếng hát lạc quan, sôi nổi, tinh thần đoàn kết, sức mạnh
chiến đấu...
- Như vậy, chính sắt lửa của cuộc kháng chiến đã tôi rèn nên con người. Hình ảnh con người Việt Bắc
nói riêng hay hình ảnh Nhân dân nói chung đã không còn hiện lên với dáng vẻ nhỏ bé cô đơn nữa. Họ
thực sự đã làm chủ vận mệnh, làm chủ cuộc đời, con người Việt Bắc đã đứng lên trong vẻ đẹp hào hùng,
tráng lệ.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98




×